Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại thị trấn Bích Động - Việt Yên - Bắc Giang.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 60 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ HOA

Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1 - 21 NGÀY TUỔI
TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG –VIỆT YÊN-BẮC GIANG




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2013 – 2015


Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐINH THỊ HOA

Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
PHÂN TRẮNG LỢN CON GIAI ĐOẠN 1 - 21 NGÀY TUỔI
TẠI THỊ TRẤN BÍCH ĐỘNG –VIỆT YÊN-BẮC GIANG




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Liên thông chính quy
Chuyên ngành : SP TKNN
Lớp : K9 – LT SPKTNN
Khoa : Chăn nuôi thú y
Khóa học : 2013 – 2015
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ



Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN


Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau hơn 2 tháng thực tập
tốt nghiệp tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, với sự cố
gắng của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi
- Thú y đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại thị trấn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Thị Thúy Mỵ đã quan tâm giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập
cũng như hoàn thành chuyên đề thực tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
người thân đã động viên tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong
suốt thời gian em học tập và trong thời gian thực tập vừa qua.
Bắc Giang, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Sinh viên


Đinh Thị Hoa





DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT



CS : Cộng sự
LMLM : Lở mồm long móng
TT : Thể trọng



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động 8
Bảng 3.1. Tổng số lượng đàn gia súc, gia cầm của toàn thị trấn Bích Động 36
Bảng 3.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 40
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số khu, thôn điều tra 41
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi 42
Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng 44
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng sau khi áp dụng một số biện pháp
phòng bệnh 45
Bảng 3.7. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc
Norfloxacin 5% và Colistin 46



MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. Sự cần thiết để tiến hành chuyên đề 2
1.3. Điều kiện để tiến hành chuyên đề 3
1.3.1. Điều kiện bản thân 3
1.3.2. Điều kiện của cơ sở thực tập 3
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.3.3.3. Tình hình sản xuất 7
1.3.3. Đánh giá chung 14
1.3.3.1. Thuận lợi 14
1.3.3.2. Khó khăn 15
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 15
1.5. Tổng quan tài liệu 16
1.5.1 Cơ sở khoa học của chuyên đề 16
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn 1-21 ngày tuổi 16
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 19
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 30
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 30
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 32
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 34



LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình học tập lý thuyết tại trường và sau hơn 2 tháng thực tập
tốt nghiệp tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, với sự cố
gắng của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi
- Thú y đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
hiệu trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong

suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ thị
trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại thị trấn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn
Thị Thúy Mỵ đã quan tâm giúp đỡ em nhiệt tình trong suốt quá trình thực tập
cũng như hoàn thành chuyên đề thực tốt nghiệp.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè,
người thân đã động viên tạo mọi điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần trong
suốt thời gian em học tập và trong thời gian thực tập vừa qua.
Bắc Giang, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Sinh viên


Đinh Thị Hoa




1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trên đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phấn đấu cơ
bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, và song song với sự phát triển
của nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân thì ngành chăn nuôi cũng
từng bước phát triển vượt bậc cả về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm
chăn nuôi. Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng và thiết

thực đối với đời sống nhân dân bởi sự đa dạng từ các sản phẩm mà chăn nuôi
lợn cung cấp. Hằng năm, ngành chăn nuôi lợn đã cung cấp một khối lượng
lớn thịt, mỡ làm thực phẩm cho con người, da cho ngành công nghiệp
thuộc da, phân bón cho ngành trồng trọt và nguyên liệu cho ngành công
nghiệp chế biến.
Thịt lợn chiếm vị trí hàng đầu trong việc sản xuất và tiêu thu thịt ở
trong nước và trên thế giới. Do đóng vai trò quan trọng nên Đảng và Nhà
Nước đã chú trọng quan tâm hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn trên nhiều
phương diện như cơ chế chính sách, vốn, các nhà khoa học từng bước lai tạo,
cải tiến giống lợn phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta cũng như thị hiếu
người tiêu dùng và kinh tế thị trường cạnh tranh. Tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới trong chăn nuôi cũng dần dần được người chăn nuôi áp dụng giúp tăng
hiệu quả kinh tế cao.
Trong chăn nuôi "Giống là tiền đề, thức ăn là cơ sở" song công tác thú
y cũng đóng vai trò quan trọng đặc biệt và là nhân tố thứ ba góp phần quyết
định đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Trong chăn nuôi lợn, giai đoạn lợn con từ sơ sinh đến cai sữa có ý
nghĩa hết sức quan trọng nhằm tiền đề tạo con giống khoẻ mạnh không bệnh


2

ngay từ ban đầu. Bởi giai đoạn này cơ thể lợn con còn yếu, chưa phát triển
hoàn chỉnh, khẳ năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con nếu không được
chữa trị kịp thời, đúng phương pháp lợn con sẽ chết. Đây là bệnh phổ biến
trong chăn nuôi lợn con giai đoạn sơ sinh gây thiệt hại không nhỏ cho
người chăn nuôi.
Qua điều tra sơ bộ ban đầu, công tác chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn
Bích Động còn nhỏ lẻ, không tập trung, phân tán trong nông hộ, phương thức

chăn nuôi còn lạc hậu, thủ công, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn gặp
nhiều khó khăn, công tác phòng, chống dịch bệnh của người chăn nuôi còn
chủ quan, lơ là Do đó tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con là rất cao.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, được sự nhất trí
của Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng
dẫn và cơ sở thực tập, tôi tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình phòng
và trị bệnh phân trắng lợn con giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi tại thị trấn Bích
Động-Việt Yên-Bắc Giang".
1.2. Sự cần thiết để tiến hành chuyên đề
- Thực hiện phương châm "Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với
thực tiễn sản xuất"
- Tạo phong cách làm việc sáng tạo, khoa học
- Nắm bắt được tình hình phát triển chăn nuôi, phương thức chăn nuôi,
công tác phòng, chống dịch bệnh của địa phương
- Nghiên cứu tình hình, đặc điểm nhiễm bệnh phân trắng lợn con tại
một số khu vực thuộc thị trấn Bích Động
- Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trị bệnh phân trắng lợn con
- Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh phân trắng lợn con


3

1.3. Điều kiện để tiến hành chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
- Dựa vào kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập từ các môn học
- Thường xuyên liên hệ trao đổi và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn
- Tham khảo các tài liệu chuyên môn trên sách, báo, mạng và các
phương tiện thông tin đại chúng khác
- Tích cực học hỏi từ các cán bộ chuyên môn đi trước
1.3.2. Điều kiện của cơ sở thực tập

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thị trấn Bích Động nằm ở trung tâm văn hóa chính trị của huyện Việt
Yên, có đường quốc lộ 37 và tỉnh lộ 298 chạy qua với chiều dài hơn 7 km, có
một chợ trung tâm là chợ huyện là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản
cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận, có ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp xã Minh Đức;
Phía Nam và phía Tây giáp xã Bích Sơn;
Phía Đông giáp xã Hồng Thái.
Với vị trí địa lý có đường quốc lộ và tỉnh lộ chạy qua nối với các đường
liên thôn, liên xã, liên huyện đã tạo cho thị trấn Bích Động giao lưu đi lại dễ
dàng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
* Điều kiện địa hình, đất đai
Thị trấn Bích Động có địa hình cao thấp xen kẽ, phân làm 6 đơn vị
thôn, phố. Trong đó 03 thôn ( thôn Trung, thôn Đông, thôn Dục Quang) chủ
yếu các hộ sống bằng nghề nông nghiệp, 03 khu phố (khu 1, khu 2, khu 3) các
hộ chủ yếu là cán bộ, hộ kinh doanh dịch vụ. Có thể chia làm 3 loại:
- Địa hình cao chiếm 40% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trong thị
trấn, thích hợp cho việc bố trí dân cư.


4

- Địa hình vàn chiếm 30% diện tích tự nhiên phân bố rải rác trong toàn
thị trấn nhưng chủ yếu là đất canh tác của thị trấn, ở địa hình này rất thích hợp
cho phát triển 3 vụ cây trồng.
- Địa hình thấp (trũng) chiếm 30% diện tích đất tự nhiên, phân bố rải
rác, chủ yếu ở 3 thôn nông nghiệp, thích hợp cho việc phát triển cây nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
* Điều kiện khí hậu, thủy văn

Theo số liệu của đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, thị trấn Bích
Động nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những đặc điểm sau:
+ Nhiệt độ
Tổng nhiệt độ trong năm 8500
0
c - 8600
0
c, nhiệt độ trung bình từ 23
0
c -
24
0
c và hình thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 27
0
c - 30
0
c, cao
nhất 37
0
c - 39
0
c.
Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 17
0
c
đến 20
0
c, thấp nhất 8
0

c đến 10
0
c.
+ Lượng mưa
Lượng mưa trong năm từ 1500-1700mm, mưa tập trung vào từ tháng 7
đến tháng 10. Trong những năm gần đây, thỉnh thoảng có mưa lớn thất
thường gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và
đời sống nhân dân.
+ Gió
Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm
sau, mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp, giá rét ảnh hưởng đến sản
xuất và sức khỏe của người dân.
Gió Đông Nam xuất hiện từ cuối tháng 4 đến tháng 9 mang theo nhiều
hơi nước và thường xuyên có mưa lớn. Thời kỳ này thường xuất hiện bão


5

kèm theo mưa lớn, gây ngập úng, làm cho năng suất cây trồng giảm sút, chăn
nuôi cũng bị ảnh hưởng, nhiều loại vật nuôi bị dịch bệnh hơn.
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình từ 80% đến 85%, tháng 2 và tháng 3 có độ
ẩm không khí cao gần 90%, tạo điều kiện cho nhiều loại dịch bệnh phát triển
ở người, gia súc và các loại cây trồng.
Tháng 5 và tháng 6 độ ẩm không khí thấp, ảnh hưởng đến khả năng
phơi màu, thụ phấn của cây trồng như lúa, ngô do đó ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng sản phẩm.
* Điều kiện giao thông, thủy lợi
Thị trấn có hệ thống ngòi Cầu Sim chảy qua là nguồn cung cấp nước
tưới tiêu thường xuyên cho 3 thôn nông nghiệp của thị trấn. Bên cạnh đó còn

có hàng trăm ao hồ lớn nhỏ cùng hệ thống kênh mương liên thôn đến nội
đồng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống đường giao thông kiên cố, thuận lợi cho việc đi lại của nhân
dân và giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế thị trấn Bích Động hội với các
vùng, các địa phương khác.
Hệ thống thủy lợi tương đối hoàn thiện, hiện nay thị trấn đã xây dựng
kênh liên thôn đảm bảo cho việc chủ động tưới tiêu cho toàn bộ diện tích cây
trồng của 3 thôn nông nghiệp
.
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Tình hình dân cư trên địa bàn thị trấn
Có thể nói nguồn lực con người luôn là yếu tố có vai trò quyết định
trong sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy việc nắm giữ nguồn lao động
và biết cách khai thác hợp lý nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết
định sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng.


6

Thị trấn Bích Động là một đơn vị thuần nông vì vậy số hộ làm nông
nghiệp vẫn chiếm đa số. Tính đến năm 2012, toàn thị trấn có 1892 hộ, trong
đó số hộ nông nghiệp là 1018 hộ, chiếm tỷ lệ lớn, với 53,8%. Tổng số nhân
khẩu của thị trấn năm 2010 là 6944 khẩu, đến năm 2012 là 7517 khẩu.
Số hộ làm nông nghiệp giảm và các hộ chuyển sang sản xuất tiểu thủ
công nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ tăng lên. Toàn thị trấn tính
đến năm 2012 số hộ sản xuất tiểu thủ nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ là
497 hộ chiếm 27,4 %.
Xu hướng chung là số khẩu nông nghiệp và số lao động nông nghiệp
ngày một giảm. Điều đó là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Số lao động nông nghiệp chuyển dần sang các ngành khác như dịch

vụ, tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả hơn.
Với những đặc điểm về dân số và lao động của thị trấn thì có rất nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Lao
động đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, đa dạng hóa sản
xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao thúc đẩy phát triển kinh tế của thị trấn.
* Văn hóa xã hội, y tế, giáo dục và một số ngành nghề khác
- Công tác giáo dục-đào tạo:
Toàn thị trấn có 3 trường mầm non, trong đó một trường đạt trường tiên
tiến xuất sắc của tỉnh, trường tiểu học và trường trung học cơ sở đã đạt trường
chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường trong thị trấn Bích Động đầy đủ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đào tạo học sinh.
- Công tác văn hoá-thể thao-thông tin và truyền thanh:
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham dự
hội diễn văn nghệ tại thành phố và phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức
những buổi giao lưu văn nghệ tại thị trấn.


7

Người dân trong thị trấn thực hiện và xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hoá.Trên địa bàn thị trấn có đầy đủ hệ thống đường dây thông tin và
truyền thanh, từ đó việc tuyên truyền cho nhân dân các thông tin cần thiết rất
thuận tiện.
- Chính sách xã hội:
Tổ chức phát động tết vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho các
mẹ Việt Nam anh hùng, các nhà có hoàn cảnh khó khăn. Quan tâm đến các
gia đình thương binh, liệt sỹ, những người có công với cách mạng, làm hồ sơ
hưởng trợ cấp thường xuyên cho các cụ 85 tuổi trở lên.
- Công tác y tế, dân số, gia đình và trẻ em:
Trang thiết bị y tế đầy đủ để phục vụ công tác khám chữa bệnh. Hàng

năm trạm y tế có tiêm phòng vaccine cho các bà mẹ mang thai và cho trẻ
trong độ tuổi.
Tăng cường công tác giáo dục truyền thống dân số và các dịch vụ kế
hoạch hoá gia đình, thực hiện mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1-2 con để nuôi
dạy con cho tốt, hạn chế thấp nhất tỷ lệ sinh con lần 3.
1.3.3.3. Tình hình sản xuất
* Tình hình phát triển trồng trọt
Trồng trọt cung cấp lương thực cho dân cư trên địa bàn thị trấn Bích
Động, cho ngành chăn nuôi và là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông
phẩm. Để tăng năng suất trồng trọt, thị trấn đã chú trọng cải tiến kĩ thuật đưa
giống mới năng xuất cao vào sản xuất thông qua các dự án, hội thảo, hoạt
động tham quan, mô hình trình diễn.Tuy nhiên trong những năm gần đây
cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo nguồn
nông sản tập trung, có chất lượng cao thì cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành
trồng trọt.



DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT


CS : Cộng sự
LMLM : Lở mồm long móng
TT : Thể trọng


9

Nhưng hiện nay, với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông

nghiệp nông thôn đã đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chăn
nuôi, cho nên đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Mức sống
của người dân đã khá hơn rất nhiều so với mấy năm trước đó, người dân đòi
hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thì ngành chăn nuôi cũng
đang từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm.
Hiện nay, ngành chăn nuôi của thị trấn đang phát triển, đặc biệt là chăn
nuôi trâu bò và chăn nuôi lợn ngày càng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người chăn nuôi. Trong thị trấn đã có nhiều gia đình làm giàu từ chăn nuôi
như gia đình bác Lê Văn Thịnh

(thôn Trung), gia đình bác Nguyễn Văn Công

(thôn Dục Quang), gia đình bác Đỗ Mạnh Hải (thôn Đông)…
Với tình hình như hiện nay thì ngành chăn nuôi đã góp phần vào sự
phát triển chung của thị trấn
- Chăn nuôi trâu bò:
Chăn nuôi trâu bò ở thị trấn Bích Động được nhân dân chú trọng vì nó
mang lại hiệu qủa kinh tế khá cao.
Hiện nay, giống trâu bò nuôi ở thị trấn chủ yếu là giống bò vàng Thanh
Hoá, giống bò lai Sind, giống trâu đen. Đối với việc chăn nuôi bò: Do nhà
nước có chính sách Sind hoá đàn bò ở Việt Nam. Nhận thức được điều đó
người dân đã có xu hướng thay đổi giống bò, dùng bò địa phương lai với bò
Sind để tạo ra đời con có 1/2 máu nội và 1/2 máu ngoại. Do vậy, đời con sẽ có
năng suất và phẩm chất thịt cao hơn bò vàng Thanh Hoá.
Ngày nay, với biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, công tác thụ
tinh nhân tạo ngày càng phát triển thì vấn đề nhân giống bò lai Sind bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo ngày càng phổ biến. Đặc biệt cán bộ thú y cơ



10

sở đã có tay nghề cao trong việc thụ tinh nhân tạo cho đàn bò cho nên việc
Sind hoá đàn bò ngày càng đem lại hiệu quả.
Còn đối với chăn nuôi trâu thì số lượng ngày càng giảm bởi lẽ trâu tiêu
tốn thức ăn cao hơn bò, sinh sản kém, chất lượng thịt kém hơn chất lượng thịt
bò vì thế chăn nuôi trâu không phát triển. Phương thức chăn nuôi trâu bò ở thị
trấn Bích Động chủ yếu là chăn thả ngoài đồng, ngoài bờ bãi, đồi núi…Do đó
thức ăn chủ yếu của trâu bò là các loại cỏ mọc tự nhiên ở ngoài đồng. Do thời
tiết khí hậu thay đổi theo mùa trong năm nên lượng thức ăn cũng thay đổi
theo. Mùa xuân và mùa hè thời tiết ấm áp mưa nhiều nên nguồn thức ăn cung
cấp cho trâu bò được đảm bảo. Nhưng mùa đông thời tiết giá rét, khô hanh
làm cho nguồn thức ăn khan hiếm và cạn kiệt. Vì vậy người dân phải dự trữ
thức ăn như: cỏ khô, rơm khô…để đảm bảo thưc ăn cho trâu bò qua mùa
đông.Ngoài ra một số hộ gia đình còn trồng các loại cỏ như cỏ voi để đảm bảo
nguồn thức ăn cho trâu bò.
- Chăn nuôi lợn:
Ngành chăn nuôi lợn của thị trấn Bích Động ngày càng phát triển, hầu
hết hộ gia đình nào cũng nuôi, vì chăn nuôi lợn vừa cung cấp thịt cho người
dân lại vừa cung cấp phân bón cho nông nghiệp, cung cấp thức ăn cho
chăn nuôi cá. Chính vì vậy mà chăn nuôi lợn không thể thiếu được trong
mỗi gia đình.
Do những ưu điểm của việc chăn nuôi lợn đem lại cho nên số lượng lợn
ở thị trấn Bích Động ngày càng tăng.
Trên địa bàn thị trấn hiện nay chăn nuôi lợn chủ yếu là theo hình thức
chăn nuôi hộ gia đình và trang trại với quy mô vừa và nhỏ. Lợn được nuôi
chủ yếu là lợn nái sinh sản và lợn thịt. Lợn nái thì chủ yếu có 2 giống đó là:
lợn Móng Cái và lợn Lang Hồng, 2 giống này có ưu điểm là phàm ăn, dễ
nuôi, chịu đựng kham khổ tốt, nuôi con khéo, mắn đẻ, khả năng chống chịu



11

bệnh tật tốt…Còn đối với lợn thịt thì chủ yếu là con lai 2, 3 máu: Móng Cái x
Đại Bạch, Lang Hồng x Đại Bạch và F
1
x Đại Bạch.
+ Về thức ăn:
Thức ăn cho lợn mà nhân dân trong thị trấn sử dụng chủ yếu là thức ăn
tận dụng từ ngành trồng trọt: Gạo, ngô, khoai, sắn, thức ăn thừa…Đối với lợn
nái sinh sản thì bà con chủ yếu cho ăn rau lang sống, rau lấp sống và cho uống
cám, đến thời kỳ sinh sản và nuôi con thì bà con mới nấu cám chín cho lợn
ăn. Còn đối với lợn thịt thì tuỳ theo hộ gia đình, gia đình nào nuôi ít thì nấu
cám cho ăn, còn gia đình nào nuôi nhiều theo hướng công nghiệp thì nấu cám trộn
lẫn với thức ăn công nghiệp hay cho ăn thẳng.
+ Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng:
Hiện nay, ý thức của người dân đã được nâng cao, do đó họ đã có chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng rất tốt. Hàng năm họ đếu tiến hành tiêm phòng cho
lợn nái sinh sản, lợn thịt lợn đực giống và lợn con.
Đối với lợn con thì tiêm phòng thiếu sắt, phòng bệnh sưng phù đầu,
phòng phó thương hàn…
Đối với lợn nái sinh sản, lợn đực giống, lợn thịt thì hưởng ứng đợt tiêm
phòng của trạm thú y thành phố kết hợp với ban thú y thị trấn Bích Động tổ
chức tiêm phòng một số bệnh như: tụ huyết trùng, dịch tả…
Khi lợn có biểu hiện triệu chứng bỏ ăn hay ăn kém thì người dân đã gọi
cán bộ thú y đến ngay để điều trị kịp thời nhằm mục đích giảm thiệt hại trong
chăn nuôi và nâng cao năng suất trong lao động.
+ Tình hình vệ sinh chuồng trại:
Chuồng trại được xây dựng và bố trí hầu như hợp lý. Chuồng được xây
ở nơi cao dáo, chắc chắn, được xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam.

Chuồng có chỗ gom phân và nước tiểu để làm phân bón cho trồng trọt .


12

Đối với lợn nái thì có chỗ nhốt riêng lợn con và có cả sân chơi để cho
lợn con vận động và tắm nắng.
Đối với lợn thịt, hộ gia đình nào chăn nuôi nhiều thì xây dựng thành
những dãy chuồng, mỗi dãy chuồng có các ô chuồng và mỗi ô chuồng có máng
ăn, vòi nước uống tự động, có hố ủ phân và gom phân xử lý hàng ngày…
Đối với lợn đực giống thì mỗi con được nhốt riêng vào một ô chuồng
có cửa cài chắc chắn.
Về vệ sinh chuồng trại thì đa số người dân đã có ý thức vệ sinh chuồng
trại sạch sẽ, khô dáo, thoáng mát để tránh bệnh tật cho lợn.Tuy nhiên vẫn còn
một số hộ gia đình vẫn chưa nhận thức được vệ sinh chuồng trại là một yếu tố
rất cần thiết trong chăn nuôi lợn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh
trưởng và phát triển của lợn. Nó có thể gây lên các bệnh: ghẻ, viêm loét da,
bệnh tiêu chảy…
- Chăn nuôi gia cầm:
Trên địa bàn thị trấn Bích Động hiện nay có rất nhiều giống gia cầm
khác nhau như: Gà ri, gà Lương Phượng, vịt tàu, vịt cỏ, ngan ta, ngan pháp.
Nhưng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H
5
N
1
trong vòng 4 năm trở lại
đây số lượng gia cầm có xu hướng giảm. Tuy phong trào chăn nuôi là rất phát
triển, song vẫn có những gia đình gặp không ít khó khăn trong chăn nuôi,
nguyên nhân chính là do giá cả thị trường bấp bênh, mà giá thức ăn lại cao, đặc
biệt là dịch cúm H

5
N
1
đang có nguy cơ quay trở lại. Bên cạnh đó người chăn
nuôi vẫn chưa tuân thủ các quy trình chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại còn kém,
phòng bệnh không tốt do đó mà gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi gia cầm.
+ Về thức ăn:
Phương thức chăn nuôi theo kiểu chăn thả tự do, thức ăn chủ yếu là sản
phẩm phụ trong vườn, trong gia đình như: cơm, gạo, cám, ngô, rau…Với



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của thị trấn Bích Động 8
Bảng 3.1. Tổng số lượng đàn gia súc, gia cầm của toàn thị trấn Bích Động 36
Bảng 3.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 40
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con tại một số khu, thôn điều tra 41
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở lợn con theo các lứa tuổi 42
Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng 44
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng sau khi áp dụng một số biện pháp
phòng bệnh 45
Bảng 3.7. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc
Norfloxacin 5% và Colistin 46


14

Trâu bò: Thường mắc bệnh truyền nhiễm chính là lở mồm long móng,
tụ huyết trựng… bệnh thường xảy ra lẻ tẻ quanh năm chủ yếu vào vụ đông và

xuân khi trời lạnh và ẩm ướt, khí hậu thay đổi nếu trâu bò nhốt trong tình
trạng vệ sinh kém, người dân chưa tiêm phòng đầy đủ.
Lợn: Thời gian vừa qua dịch bệnh làm rất nhiều trại lợn nhỏ và các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ bị thiệt hại rất lớn, lợn bệnh chết rất nhiều khiến cho đàn lợn
trong huyện giảm mạnh,
Gia cầm: Chăn nuôi gia cầm ở thị trấn khá phát triển, xong những năm
gần đây dịch bệnh xảy ra nhiều. Gia cầm chăn nuôi ở các thị trấn Bích Động
không những mắc các bệnh như Newcaste, bạch lỵ, tả, gumboro… mà còn
mắc cả cúm gia cầm, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế.
+ Công tác thú y
Hàng năm, Trạm Thú y của thị trấn Bích Động đều tổ chức công tác
tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi.
Trâu bò: Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng vào 2
lần/ năm trong các tháng 2, 3 và 7, 8.
Gia cầm: Tiêm vacxin Cúm (H5N1) cho gà, vịt, ngan
Lợn: Tiêm phòng vacxin tụ dấu – dịch tả, lở mồm long móng vào 2 lần/
năm trong các tháng 2, 3 và 7, 8.
Chó: Tiêm phòng vacxin dại (Rabisin) vào 2 lần trong năm là tháng 2,
3 và tháng 7, 8
1.3.3. Đánh giá chung
1.3.3.1. Thuận lợi
Là trung tâm của huyện, giao thông thuận lợi giúp cho việc giao lưu
buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được thuân lợi.
Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công tác bảo vệ vật nuôi có
nhiều thuận lợi hơn so với các khu vực khác trong huyện.



15


Hệ thống thuỷ lợi có kênh đào chạy dọc thị trấn, đảm bảo nhu cầu nước
tưới cho ngành trồng trọt. Chương trình kiên cố kênh mương nội đồng cũng
đã diễn ra mạnh mẽ trong toàn thị trấn, tạo đà cho ngành trồng trọt và chăn
nuôi phát triển, nâng cao đời sống nhân dân
1.3.3.2. Khó khăn
Do có những thuận lợi trên nên nó cũng gây ra những hạn chế như công
tác phòng chống dịch bệnh khó khăn. Ví dụ như: có đường liên tỉnh, liên
huyện nên xe cộ đi lại nhiều dẫn đến khó ngăn chặn dịch bệnh.
Trình độ dân trí còn chưa đồng đều, nhận thức về công tác phòng,
chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cũng như tiếp thu về tiến bộ kỹ thuật
còn hạn chế, do vậy việc tổ chức thực hiện các Nghị Quyết, các dự án phát
triển kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ thú y cơ sở tuy đã hình thành, nhưng cơ sở vật chất còn
thiếu thốn, năng lực trình độ còn chưa phù hợp với yêu cầu của công tác thú y.

Một số cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi tuy đã ban
hành nhưng thực tế triển khai công việc còn chậm, chưa phát huy hết tiềm
năng sẵn có của thị trấn. Chính quyền, đoàn thể ở thi trấn quan tâm chưa đầy
đủ tới công tác thú y.

Thời tiết thay đổi bất thường theo mùa nên thị trấn Bích Động cũng
chịu ảnh hưởng trực tiếp do vậy số lượng đàn gia súc, gia cầm cũng bị
ảnh hưởng.
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề
- Đánh giá được tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con giai đoạn 1 – 21
ngày tuổi
- Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh phân trắng
- Đánh giá được hiệu lực điều trị của hai loại thuốc Norfloxacin 5% và
Colistin



16

- Thông qua đó khuyến cáo được cho người chăn nuôi về biện pháp
phòng và trị bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi
1.5. Tổng quan tài liệu
1.5.1 Cơ sở khoa học của chuyên đề
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn 1-21 ngày tuổi
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con
Lợn con từ khi sơ sinh có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh.
Qua nghiên cứu, thí nghiệm và thực tế cho thấy khối lượng con cai sữa 2
tháng tuổi gấp 12 – 14 lần so với khối lượng lợn con sơ sinh, nếu đem so sánh
với các loại gia súc khác thì tốc độ tăng trưởng của lợn con nhanh hơn như bê
nghé chỉ tăng 3 – 4 lần. So với lúc sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày
tuổi tăng 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng 4 lần.
Lợn con sau khi sinh, sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không
đồng đều qua các giai đoạn, sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu sau đó
giảm, sự giảm tăng trưởng là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do
lượng sữa mẹ giảm và hàm lượng Hemoglobin trong máu của lợn con giảm.
Để hạn chế sự giảm tăng trưởng chúng ta cần tập ăn sớm cho lợn con và tiêm
bổ sung Dextran-Fe cho lợn con vào 3 ngày tuổi và 10 ngày tuổi.
Do khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh nên khả năng đồng hóa và
trao đổi chất của lợn diễn ra rất mạnh. Ở lợn con 21 ngày tuổi mỗi ngày có thể
tích lũy được 9 – 14 g protein/ 1kg khối lượng, nhưng lợn trưởng thành chỉ
tích lũy được 0,3 – 0,4 g protein/ 1kg khối lượng. Qua đó ta thấy cường độ
trao đổi chất ở lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch nhau khá lớn. Mặt
khác ta biết lợn con trong giai đoạn này chỉ tích lũy nạc là chính, vì vậy tiêu
tốn ít thức ăn hơn so với lợn trưởng thành.





17

* Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh,
các tuyến tiêu hóa phát triển chưa đồng bộ, dung tích của bộ máy tiêu hóa còn
nhỏ, thời kỳ bú sữa cơ quan phát triển hoàn thiện dần.
Theo Trần Văn Phùng và cộng sự (2004) [5], dung tích bộ máy tiêu hóa
tăng nhanh trong 60 ngày đầu: dung tích dạ dày lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần,
lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần so với lúc sơ
sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít). Dung tích ruột non lúc 10
ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, lúc 60 ngày tuổi
gấp 50 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,12 lít). Còn dung tích ruột già lúc
60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần so với lúc sơ sinh. Sự tăng về kích thước cơ qua
tiêu hóa giúp lợn con tích lũy được nhiều thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa
các chất. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2005) [9], cho rằng: lợn con trước 1
tháng tuổi, dịch vị không có HCl tự do, lúc này lượng axit tiết ra ít và nhanh
chóng kết hợp với dịch nhày, cũng do dich vị chưa có HCl tự do nên men
pepsin trong dạ dày lợn chưa có khả năng tiêu hóa portein của thức ăn. Vì
HCl tự do có tác dụng kích hoạt men pepsinnogen không hoạt động thành
men pepsin hoạt động và men này mới có khả năng tiêu hóa protein.
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [5], vì thiếu HCl tự do nên vi sinh
vật có điều kiện dễ dàng phát triển gây bệnh đường tiêu hóa, điển hình là bệnh
phân trắng lợn con, do đó để hạn chế bệnh đường tiêu hóa có thể kích thích
vách tế bào dạ dày tiết ra HCl tự do sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm
cho lợn con. Nếu tập ăn sớm cho lợn con vào lúc 5 - 7 ngày tuổi thì HCl tự do
có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi.
Enzim trong dịch vị dạ dày lợn con đã có từ lúc mới đẻ, tuy nhiên lợn

trước 20 ngày tuổi không thấy khả năng tiêu hóa thực tế của dịch vị có enzim,
sự tiêu hao của dịch vị tăng theo tuổi một cách rõ rệt khi cho ăn các loại thức



MỤC LỤC

Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2. Sự cần thiết để tiến hành chuyên đề 2
1.3. Điều kiện để tiến hành chuyên đề 3
1.3.1. Điều kiện bản thân 3
1.3.2. Điều kiện của cơ sở thực tập 3
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 5
1.3.3.3. Tình hình sản xuất 7
1.3.3. Đánh giá chung 14
1.3.3.1. Thuận lợi 14
1.3.3.2. Khó khăn 15
1.4. Mục tiêu sau khi kết thúc chuyên đề 15
1.5. Tổng quan tài liệu 16
1.5.1 Cơ sở khoa học của chuyên đề 16
1.5.1.1. Đặc điểm của lợn con giai đoạn 1-21 ngày tuổi 16
1.5.1.2. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con 19
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 30
1.5.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 30
1.5.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 32
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.2. Nội dung nghiên cứu 34
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 34

×