Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Văn hóa gia đình Việt Nam đại cương văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.48 KB, 35 trang )

Mục lục
Mục
Trang
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH...........3
1. Định nghĩa..........................................................................................................3
2.Một số tên gọi khác của gia đình.......................................................................3
3.Thuật ngữ liên quan đến gia đình.....................................................................4
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM.................................5
1. Quá trình hình thành........................................................................................5
1.1 Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển văn hoá, tư tưởng. 5
1.2. Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển xã hội loài người. .6
2.Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình.............................................6
3.Các yếu tố cơ bản cần thiết đối thiết lập gia đình............................................9
III.MỘT SỐ HÌNH THÁI GIA ĐÌNH VIỆT NAM............................................10
1.Gia đình Việt Nam thời phong kiến..................................................................10
2.Gia đình Việt Nam sau 1945..............................................................................11
3.Gia đình Việt Nam theo qui mô.........................................................................11
4. Gia đình Việt Nam dưới khía cạnh xã hội học................................................12
5.Gia đình Việt Nam xét theo hôn nhân gia đình...............................................12
IV.HỆ THỐNG THÂN TỘC VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG GIA
ĐÌNH VIỆT NAM.................................................................................................13
1.Thân tộc..............................................................................................................13
2. Gia trưởng và tộc trưởng..................................................................................13
3. Địa vị đàn bà......................................................................................................14
4.Địa vị con cái.......................................................................................................15
5.Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình............................................................15
V.VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM.............16
1.Sơ lược vài nét văn hoá gia đình Việt Nam......................................................16
2. Thờ phụng tổ tiên..............................................................................................17
2.1 Bàn thờ gia tiên................................................................................................17
2.2 Nhà thờ họ- nhà thờ Tổ (từ đường)................................................................18


3. Thừa tự, hương hoả...........................................................................................18
4.Một số phong tục văn hoá Việt Nam.................................................................20
4.1 Làng phường....................................................................................................20
4.2 Giao thiệp.........................................................................................................20
4.3 Giỗ Tết, tế lê.....................................................................................................21
4.4 Tết Nguyên Đán...............................................................................................21
4.5 Tục lê đầu xuân...............................................................................................22
4.6 Lê hội đầu xuân...............................................................................................23
VI.NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM.............................24
1.Giai đoạn trước 1945..........................................................................................24
2.Giai đoạn sau 1945.............................................................................................25
VII.VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH.....................................................26
1.Vị trí của gia đình trong xã hội.........................................................................26
1


2.Mối liên hệ giữa gia đình và xã hội...................................................................26
2.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình
thức tổ chức và tính chất của gia đình................................................................26
2.2. Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội là cầu nối giữa cá
nhân và xã hội.......................................................................................................27
2.3. Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên mỗi công dân của xã hội................................27
3.Các chức năng cơ bản của gia đình...................................................................28
3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người............................................................28
3.2. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con trẻ......................................................29
3.3. Chức năng kinh tế..........................................................................................30
3.4. Chức năng tổ chức đời sống vật chất và văn hoá gia đình.........................31
VIII.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM..........................32


2


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH
1. Định nghĩa
Đã có rất nhiều định nghĩa về gia đình của các nhà triết học, tư tưởng gia, các nhà
xã hội học. Nhiều bộ từ điển lớn ở nước ngoài cũng đã cố tìm cách giải thích khái niệm
gia đình sao cho thoả đáng nhất. Ở Việt Nam,những năm gần đây rất nhiều sách báo,nhất
là những cuốn tâm lí học gia đình, từ điển tâm lí đều có đề cập đến khái niệm này bằng
cách giới thiệu những quan niệm trên thê giới, hoặc nêu cách quan niệm của mình. Đề tài
cấp nhà nước Văn hoá gia đình Việt Nam cũng cung cấp nhiều tư liệu về nguồn gốc khái
niệm gia đình....
Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người gắn bó với nhau
bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Khi nghiên
cứu về các phương thức tồn tại của con người, C.Mác đã viết: “... hằng ngày tái tạo ra
đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy
nở đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Ở đây,chúng ta sẽ tìm hiểu về quan niêm và nội dung của khái niệm gia đình theo cách
hiểu Việt Nam.
Cần hiểu khái niệm gia đình theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, gia
đình bao gồm cả dân tộc, những người thân cùng huyết thống (có khi không cùng
huyết thống mà cũng được xem là trong gia đình). Cả dân tộc ta là một gia đình, vì từ
nguồn gốc đều cùng một mẹ mà ra. Các truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ (Kinh),
Báo Luông-Sao Cải (Tày) hay Bình Hoàng khoán điệp (?) đều nói lên ý nghĩa của gia
đình. Gia đình, gia tộc đều có chung một tinh thần, một ý nghĩa. Còn theo nghĩa hẹp
( tức là xét vấn đề gia đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam) thì hình như có khá
nhiều chi tiết mà gia đình truyền thống khác với gia đình hạt nhân mới ngày nay .Gia
đình hạt nhân ngày nay, chủ yếu đặt tình yêu lên trước nhất.Cách xây dựng một gia
đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam xưa , có những điều khác hơn . Trước hết
là vai trò của bố mẹ. Cho con ra ở riêng, bố mẹ đã phải lo liệu từ lâu, sao cho con có

cái nhà, có vài thước đất, nghĩa là phải có bản ( bản nghĩa là vốn, gốc).
2.Một số tên gọi khác của gia đình
Chữ gia đình , mới chỉ có nghĩa phổ thông.Muốn hiểu đầy đủ và chính xác,
thiêng liêng hơn còn có chữ gia thất, gia đường: thất cũng là cái nhà, nhưng là nhà
trong (tẩm thất, nội thất ). Có cái nhà chưa đủ, mà phải có cái buồng, cái phòng riêng
của vợ chồng. Ta hay nói buồng the, ở đây, người vợ giữ gìn tay hòm chìa khoá, cất
giấu của cải.
Gia thất là một chữ đẹp, một chữ rất văn hoá, chung cho tất cả những ai thành
vợ thành chồng.Nguyễn Du đã viết rất hay:
Nàng rằng:gia thất duyên hài,
Chút lòng ân ái, ai ai cũng lòng.
Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,
Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương
Thật buồn cho gia đình nào đó không biết dựng buồng hay không có nổi cái buồng,
dù ở trong một căn hộ vô cùng sang trọng.
Gia đường : đường cũng là cái nhà mà thôi, nhưng đọc lên, nghe có điều gì
thiêng liêng, trân trọng, phải quen với người nông dân lao động Việt Nam mới “thấm”
3


được chữ đường này. Khi đến thăm nhà ai , nói câu chuyện gì hệ trọng liên quan đến
danh dự của mình , đến truyền thống gia đình của chủ nhân, người ta thường dùng câu
nói rất trịnh trọng: “Ngồi giữa gia đường bác (không phải gia đình) tôi xin đảm bảo
rằng...” (nghĩa là, câu nói của tôi xin được trời đất, tổ tiên nhà bác chứng giám cho...).
Ngày nay, hình như ít người biết dùng chữ ấy.
Hiện nay, người ta còn dùng tổ ấm hay mái ấm để thể hiện sự thân mật của gia
đình Việt Nam.
3.Thuật ngữ liên quan đến gia đình
Gia cảnh (gia tư, gia sản, gia sự): những tài sản của gia đình.
Gia đạo: đạo lí, sự tình trong gia đình.

Gia giáo: sự giáo dục trong gia đình.
Gia phong (gia pháp , gia lễ , gia phạm): những gì của nề nếp, lề thói của gia đình.
Gia phả :Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ trước sau và họ tên chức
tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà, gọi là gia phả. Gia phả thường
dùng giấy sắc, viết tinh tả, nghĩa là lấy lòng kính trọng mà thờ tổ tiên vậy.Nhà đại gia
thì gia phả ghi chép cả công nghiệp sự trạng của tổ tông, mả táng tại đâu cũng có ghi
vào quyển gia phả, tức như một quyển sử kí trong nhà.
Gia phả để tại nhà thờ, cũng có nhà in ra phát cho mỗi chi một bản để cho con cháu
được biết sự tích của tổ tông.
Gia tộc: hệ thống mối quan hệ thân thuộc trong gia đình từ thuỷ tổ đến viễn tôn.
Gia tiên: chim có tổ, người có tông. Không ai lấy vợ chỉ biết mặt vợ. Gia đình nào mà
không có gia tiên. Các gia đình muốn con cháu nhớ đến gia tiên, phải ghi chép gia
phả.
Gia truyền: truyền thống học hành, có cách thức làm ăn hay có bí mật nghề nghiệp để
lại cho con cháu. Thuốc chữa bệnh, hay nghề thủ công gia truyền bao giờ cũng hiệu
nghiệm nhất, đặc sắc nhất, không có loại thứ hai, không truyền thụ cho ai ngoài người
trong nhà. Ích kỉ hay bản vị thì sẽ nói sau, nhưng phải công nhận là gia đình ấy đã tạo
ra được một tài sản văn hoá cho đất nước và cho riêng mình .Thuốc gia truyền phải
giữ bí mật nhưng vẫn phải đem ra chữa, chứ có giữ riêng mặc cho người khác chết
đâu.Yêu cầu phải giữ bí mật quốc gia mà lại chê việc giữ gìn bí mật gia truyền thì quả
là mâu thuẩn.
Điểm qua một số thuật ngữ như vậy có thể gợi ra cảm tưởng là ta dùng chữ nghĩa của
Trung Quốc nhiều quá, vậy “gia đình Việt Nam” này vốn là sản phẩm ngoại lai chăng?
Không hoàn toàn như thế. Ở đây, chữ dùng là chữ Hán, nhưng đã được lọc qua cái
nhìn, cách hiểu Việt Nam. Đa số người dân không biết chữ Hán đều thấy được gia
đình Việt Nam với nội hàm, mà nhất là với tinh thần của những chữ đó. Con người ở
đất nước này, sinh trưởng trong gia đình, là đã được đào luyện, nhào nặn qua bộ lọc
trong suốt cả quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực . Rồi đến lượt
những thành viên của gia đình hạt nhân ấy. Cũng sẽ trở thành những người điều hành
của các thế hệ tiếp sau.


4


II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành
1.1 Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển văn hoá, tư tưởng
Theo một số tài liệu cho thấy, người Việt Nam ta chỉ biết có mẹ mà không biết có cha.
Trong phần sau kín của tấm lòng người dân, cùng với cảm giác về các mẹ Trời, mẹ
Nước, mẹ Núi,... còn có cả mẹ Đất, mẹ Đất của thiên nhiên rồi mẹ Đất của dân tộc
(như bà Âu Cơ, bà Giả Cải) để cuối cùng còn có mẹ Đất của cõi nhân sinh (như bà
Liễu Hạnh). Có thể ở giai đoạn này, vai trò của người cha rất mờ nhạt. Mãi đến nhiều
thế kỉ sau, ngay cả các nhà vua lập nghiệp của Việt Nam (như trường hợp Lê Hoàn, Lý
Công Uẩn) vẫn không sao tìm ra tung tích vị phụ thân mình. Nhưng tình hình này
không kéo dài. Sách Lĩnh Nam chích quái kể rằng, khi dân chúng bị loài thuỷ quái phá
phách, đã biết kêu Lạc Long Quân: “Bố ơi, về cứu chúng con!”. Phùng Hưng, vị anh
hùng chống ngoại xâm khá sớm, được dân tôn lên làm Bua cái (ông vua lớn nhất: bua
tiếng Mường nghĩa là vua), sau thành chữ Bố Cái Đại Vương (bố là cha, cái là mẹ).
Dưới thời Hùng Vương đã có chuyện kén rể, chuyện tự do kết hôn (Sơn Tinh Thuỷ
Tinh,Ngọc Hoa và Chử Đồng Tử). Thời An Dương Vương đã có chế độ ở rễ để dung
nạp Trọng Thuỷ. Truyện Núi Vọng Phu có thể khiến ta liên hệ đến chế độ hôn nhân
cùng dòng máu,... Truyền thuyết không phải là sử liệu, và tất nhiên đã được nhào nặn
bởi những người chép truyện qua nhiều thế hệ sau này, nhưng dẫu sao cũng chứa đựng
ít nhiều điều “vang bóng”.
Vào những thế kỉ tiếp theo, sử sách và truyện ký đều chép nhiều truyện liên
quan ít nhiều đến gia đình, chứng tỏ quan niệm về gia đình đã trở nên khá sâu sắc.
Tình nghĩa vợ chồng nổi lên với gương anh hùng của Trưng Trắc, đền nợ nước trả thù
chồng (thế kỉ I)... cho đến gương của Thụ La công chúa uống thuốc độc chết theo
chồng (thế kỉ XII). Ngoài ra truyền thuyết cũng cho thấy trong xã hội đã xuất hiện
nhiều hiện tượng có liên quan đến gia đình.

Đời nhà Thục, hai vị tướng của An Dương Vương là Võ Trung và Lỗ Quốc có
công chống xâm lược Triệu Đà, đã kết nghĩa với nhau. Lỗ Quốc đổi họ của mình
thành họ Võ. Vấn đề dòng họ đã được chú ý ở thời điểm này chăng? Giữa thời nhà Lý,
đã có câu chuyện về truyền thống gia đình. Đó là gia đình của Mục Ôn làm nghề dệt
lưới. Mục Ôn sinh ra Mục Thận, là người đã quăng lưới ở Hồ Tây bắt được thái sư Lê
Văn Thịnh, nên được Lý Nhân Tông thăng làm Phụ quốc tướng quân. Đến lượt con
của Mục Thận, lại được đặt tên là Cống Lễ và Cá Lễ (mà không phải ghi theo họ Mục,
không rõ vì sao) và cũng được làm quan. Khi mất, người anh được thờ ở làng Võng
Thị, em được thờ ở làng Hồ Khẩu (Hà Nội). Năm 1283, Lê Văn Hưu (tác giả Đại Việt
sử ký) đã vâng lệnh vua Trần, đề thơ ở đền Mục Thận, đề cao văn hoá gia đình của đất
nước thể hiện ở nhà họ Mục này:
Tổ tông công đức thiên niên hoả
Tử hiếu tôn hiền vạn thế hương
Nghĩa là:
Công đức tổ tiên ngàn năm lửa sáng,
Cháu con hiếu thuận vạn thuở hương thơm.
(Theo Thần tích phường Trích Sài, Hoàn Long, Hà Nội)
5


Từ thế kỉ XV trở đi, cùng với việc xác lập xã hội phong kiến sùng thượng Nho giáo,
gia đình Việt Nam đã được ổn định, nề nếp, có truyền thống. Trên đại thể, những
nguyên lý tu thân, tề gia, đưa gia đình vào khuôn phép, được coi như chân lý ngàn
đời.Gia đình kiểu mẫu Việt Nam cũng từ đó mà nên.
(Theo Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam, PGS Vũ Ngọc Khánh, NXB Giáo
Dục)
1.2. Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển xã hội loài người
Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải dựa vào
nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam và nữ giới, những hình thức cộng
đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện.

Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội các kiểu dạng tổ chức cộng đồng mang
tính tự nhiên, ngay từ đầu đã chịu sự quy định của sự biến đổi trong sản xuất trong đời
sống kinh tế - xã hội.
Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần
tụ thành các nhóm cộng đồng. Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng
đồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên sinh học sống quần tụ với nhau theo bày đàn, sinh
sống bằng săn bắn hái lượm...
Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt những đòi hỏi của đời sống
kinh tế các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy
xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều
kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần dần trở thành một
thiết chế xã hội, một hình ảnh "xã hội thu nhỏ". Nhưng không phải là sự thu nhỏ một
cách giản đơn các quan hệ xã hội. Những gia đình được coi như một thiết chế xã
hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất.
Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình thì gia đình
không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan
trọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội. Tính chất, bản sắc của gia đình lại
được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của
mỗi thành viên trong gia đình trong sự tương tác gắn bó với văn hoá cộng đồng dân
tộc, cộng đồng giai cấp, tầng lớp trong mỗi giai đoạn lịch sử của quốc gia, dân tộc.
2.Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình
* Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và
phát triển gia đình
6


-Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm
thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và bảo đảm tái sản xuất ra con người nhằm
duy trì, phát triển nòi giống.

Cùng với sự phát triển của lịch sử Hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thức
tính chất và sắc thái của nó: Nếu như trong chế độ công xã nguyên thuỷ hình thái hôn
nhân chủ yếu là quần hôn. Trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành xây
dựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu (gia đình
gia trưởng - bảo đảm quyền lực của người chồng, người cha, người chủ sở hữu tài sản
và kế thừa tài sản...).
-Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở
con người. Cho nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người nhân văn và nhân
đạo. Sự phù hợp về tâm lí, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu nó
đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân.
-Tuy nhiên, cũng như mọi quan hệ xã hội khác Hôn nhân luôn chịu sự
chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất của chế độ xã hội mà trên đó nó được
hình thành và phát triển.
Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã hội thừa
nhận ở những mức độ, trình độ khác nhau. Trong chế độ tư hữu và các xã hội có sự
phân chia giai cấp sự thừa nhận đó của các chuẩn

mực văn hoá và lối sống truyền

thống của cộng đồng (tổ chức cưới, hỏi...).
-Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữ
trước khi đi đến hôn nhân là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân: Tình yêu. Cũng như hôn
nhân, tình yêu của mỗi thời đại, mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý văn
hoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng, cụ thể và
sinh động.
* Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình
Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống, con người đã
sáng tạo ra gia đình với tính cách là một thiết chế xã hội. Trong gia đình cùng với
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất. Tuy
nhiên, ngay cả quan hệ cơ bản này cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử,

7


những sự thay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện: Kinh tế, văn
hoá, chính trị của xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập đan xen vào
các quan hệ kinh tế và chính trị xã hội của mỗi thời đại.
Thí dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi là chuẩn
mực để tính quan hệ thân tộc gần xa khi ấy gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết
thống mẫu hệ.
Khi chế độ tư hữu ra đời vai trò của người đàn ông ngày càng được khẳng định
trong quan hệ gia đình gia trưởng. Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia đình
phụ hệ ra đời). Khi quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ ngày càng gay gắt thì gia
đình phu hệ phát triển: Gia đình chủ nô, gia đình phong kiến gia trưởng và gia đình tư
sản.
Chỉ có thể khắc phục được những mâu thuẫn này khi xoá bỏ được chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập.
*Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con
người với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không gian sinh
tồn từ lúc trong một hang đá hốc cây sau đó là trong một mái nhà. Dù không gian sinh
tồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội nhưng
nhu cầu quần tụ vẫn luôn luôn được đặt ra, cho dù ngày nay khái niệm không gian
sinh tồn không còn giữ nguyên nghĩa như một giới hạn địa lý thuần tuý nữa. Cho dù
sự can thiệp, mức độ quan tâm giữa các thành viên gia đình đã được thay thế, đảm
nhận ở mức độ đáng kể sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên, các thế hệ trong
mỗi gia đình không vì thế mà mất đi mà trái lại nó được củng cố, được thực hiện nhờ
thiết bị, phương tiện và tiện nghi ngày càng hiện đại đầy đủ hơn

(an cư lập nghiệp).


*Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình
Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợi
thiêng liêng của gia đình, của các thành viên gia đình đối với nhau. Nuôi dưỡng không
đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu mà còn là hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, giữa các thành viên khoẻ
mạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với những thành viên gặp khó khăn, rủi
8


ro về sức khoẻ về làm ăn sinh sống. Mặc dù xã hội phát triển sự quan tâm của xã hội
đối với gia đình và các thành viên gia đình qua các chính sách bảo hiểm, chăm sóc y
tế, dưỡng lão... nhưng nuôi dưỡng của gia đình có những đặc thù mà xã hội dù có
hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được và càng không nên đặt vấn đề thay thế
hoàn toàn.
3. Các yếu tố cơ bản cần thiết đối thiết lập gia đình
Một gia đình cần phải là:
-Một tổ chức cơ sở gồm những người liên kết với nhau bằng huyết thống và nghĩa
tình.Huyết thống thì đã rõ, nhưng nghĩa tình cũng rất quan trọng.Hai vợ chồng không
chung huyết thống chỉ vì tình, vì nghĩa mà gắn bó với nhau.Không có con đẻ , có thể
nuôi con nuôi.Những nghĩa tử này vẫn là thành viên của gia đình.Không tránh khỏi có
lúc “tò vò nuôi con nhện”, nhưng đó chỉ là những trường hợp cả “nhện” và “tò vò”
không có văn hoá.
-Tổ chức ấy có mục đích thiêng liêng là xây dựng cho cơ sở đất nước một tổ ấm cả về
tinh thần và vật chất. Không có tổ ấm sẽ không có gia đình. Điều này B.Ghali Tổng
thư kí Liên hợp quốc đã nhân ra : “gia đình là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng
và tình thương” .Tổ ấm ấy về mặt tinh thần sẽ làm các chức năng của nó (sẽ đề cập ở
sau), còn về vật chất, tổ ấm ấy phải tỏ ra có khả năng tự lực, phải có của cải và làm ra
của cải.
-Tổ chức ấy có nhiều chức năng, nhưng chức năng lớn nhất, thiêng liêng nhất là chức
năng giáo dục. Gia đình phải có con, dù là con nuôi hay con đẻ, và phải giáo dục con

cho thành người. Từ chối việc dạy dỗ con cái thì không còn là gia đình nữa. Giáo dục
gia đình phải là chính. Nhà trường hay xã hội chỉ là hỗ trợ. Chuyện giáo dục tay ba
gần đây ta hay nhắc đến là chuyện kết hợp. Đèn nhà ai nhà nấy rạng. Không thể chấp
nhận một nhà nào đó không có đèn.
-Cuối cùng tổ chức ấy còn có nhiệm vụ sản sinh, giữ gìn văn hoá dân tộc. Điều này có
thể là sự khác nhau ít nhiều giữa gia đình Việt Nam và gia đình các nước. Gia đình
Việt Nam gắn liền với đất nước, dân tộc. Nhà tiếp thu di sản văn hoá di sản của nước,
bảo vệ nước và đóng góp thêm cho nước,rất nhiều gia đình nước ta xưa đã có ảnh
hưởng lớn lao đối với vận mệnh đất nước. Qua điều này nhiều người chủ gia đình chỉ
biết bo bo chiếm lợi cho gia đình mà làm hại quốc gia , xã hội.
Nói gọn lại, gia đình Việt Nam là một tổ chức cơ sở gắn bó nhau bằng huyết thống,
nghĩa tình, xây dựng thành một tổ ấm tinh thần và vật chất để giáo dục con cái, đóng
góp và giữ gìn văn hoá dân tộc .Các gia đình gương mẫu trước đây đã như thế và mãi
mãi về sau cũng phải là như thế.
Nhìn chung, quan hệ tình cảm là cơ sở để xây dựng gia đình vì tình cảm là cơ sở và
cầu nối để kết nối các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó góp phần xây dựng
tính bền vũng trong hôn nhân và tình cảm gia đình.
9


III.MỘT SỐ HÌNH THÁI GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.Gia đình Việt Nam thời phong kiến
Giai đoạn này nước ta còn đề nặng quan niệm Nho giáo, có ba loại gia đình: gia đình
bình dân, gia đình kẻ sĩ và gia đình quí tộc.
Gia đình bình dân
Loại gia đình này chiếm đa số, là của những người dân làm nông nghiệp, thủ
công và các ngành nghề, các tầng lớp khác. Trên lý thuyết, những gia đình này được
xem là tuân theo các phép tắc của đạo Nho, nhưng thực sự thì họ đã vận dụng Nho
giáo theo tâm thức riêng, trên cơ sở văn hoá bản địa từ ngàn năm lịch sử. Gia đình
bình dân là gia đình hoà thuận (“Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”), là gia

đình lao động, có phân công nhịp nhàng (“Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”), là gia
đình không tán thành chế độ đa thê (“Đói no một cặp vợ chồng / Một niêu cơm tấm
dầu lòng ăn chơi”). Gia đình bình dân cũng là gia đình biết nhường nhịn nhau
(“Chồng giận thì vợ bớt lời”), gia đình không phân trai gái nặng nhẹ (“Trai mà chi,
gái mà chi/ Sinh ra có nghĩa có nghì là hơn”). Những quan niệm như thế có phần gần
gũi với Nho giáo, nhưng cũng có phần chối bỏ sự khắc nghiệt của Nho giáo.
Gia đình kẻ sĩ
Có ý kiến gọi đây là gia đình nhà nho cũng đúng, song ngay trong tầng lớp bình
dân cũng có nhà nho (ở mức độ thấp hơn) và trong một số nhà nho cũng có chân nho
và nguỵ nho. Kẻ sĩ cũng từ nhà nho mà ra, song rõ ràng là có truyền thống hơn, và gắn
chặt với văn hoá nước nhà. Không nên hiểu kẻ sĩ là những kẻ làm quan, vì thiếu gì ông
quan mà không xứng đáng kẻ sĩ. Tầng lớp này, tuân theo giáo dục của Nho giáo một
cách nghiêm túc, song còn có tinh thần dân tộc rất cao. Đặc biệt, kẻ sĩ chân chính có
ảnh hưởng rất sâu sắc đến vợ con, và cả anh em họ hàng nữa. Kẻ sĩ biết lựa chọn trong
văn hoá của Nho, của Phật, những gì thích hợp với gia đình và rất có ý thức về cái nòi,
cái nếp, nghĩa là để ý đến gia phong, gia lễ. Họ quan tâm đến lịch sử gia đình, lịch sử
gia tộc và có khi là những gia tộc lớn (có những cuốn gia phả đại tông soạn rất công
phu). Đặc điểm của các gia đình kẻ sĩ này thể hiện ở hai điểm: công phu đọc sách và ý
thức đối với vận mệnh dân tộc. Chú ý đọc sách, họ không quan tâm đến sản xuất, hoàn
toàn trông cậy vào sự tần tảo của người vợ (“Một quan là sáu trăm đồng-Chắt chiu
tháng tháng cho chồng đi thi”). Người phụ nữ cũng chấp nhận vai trò này, không
những không phàn nàn mà còn coi là vinh dự. Chăm đọc sách, họ muốn hướng đến
một tương lai rực bằng con đường khoa bảng, nhưng nếu có thất bại, thì cả vợ chồng
con cái đều biết “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Quan tâm đến vận mệnh của đất nước, họ
rất có ý thức về những biến thiên lịch sử, về sự tồn vong của giống nòi. Bao nhiêu anh
hùng, chí sĩ đều xuất thân từ những gia đình kẻ sĩ. Khi đất nước chịu thảm hoạ, thì
cũng chính từ những gia đình kẻ sĩ này đều ngấm ngầm một sự bất bình, không thể
hiện được bằng hành động phục thù, thì cũng bằng phản ứng (như loại văn thơ trào
phúng, đả kích). Không phải gia đình kẻ sĩ sẽ khó có được ưu điểm ấy (kể cả gia đình
nhà nho).

Gia đình quí phái
10


Đây là gia đình các hoàng tộc (vua chúa), các nhà quan to, có tước lộc lớn.
Những gia đình này tất nhiên có nề nếp, có phong cách của tầng lớp quí tộc. Nếu
người mở đầu triều đại, khởi nghiệp lập nên gia đình có tư cách, có trình độ thì sẽ tạo
nên thế lực cho gia đình phát triển, nhiều trường hợp có thể sánh được với gia đình kẻ
sĩ. Lê Lợi vua khai sáng nhà Lê đã làm bài Hậu tự huấn (do Nguyễn Trãi chấp bút) để
dạy con giữ gìn cơ nghiệp. Vua Tự Đức sau này được nổi danh là ông vua hiếu, đã ghi
chép lời mẹ dạy vào một cuốn sách lấy tên là Từ huấn lục...Nhưng các gia đình quí tộc
thường không được bền vững (quan nhất thời chi quan). Và trong khi xã hội có nhiều
gia đình suy thoái, tha hoá, thì những gia đình quí tộc này thường để lại những tấm
gương nổi bật trong lịch sử. Các ông vua, ông hoàng, bà hoàng nhà Lê, nhà Nguyễn
sau này thường không giữ tư cách.Sách Đại Việt sử kí toàn thư còn chính thức chép
việc Trạng nguyên Nguyễn Nguyên Tư tư thông với mẹ vợ, nên dân gian còn gọi là
“Trạng nguyên Trư”. Những gia đình lẽ ra phải theo Nho giáo cho nghiêm túc thì
không hiếm trường hợp lại là những gia đình loạn luân nhất.
2.Gia đình Việt Nam sau 1945
Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, đất nước tiến hành hai cuộc kháng chiến
nên chúng ta không có điều kiện bàn đến vấn đề gia đình. Nhưng với tình hình xã hội,
tình hình kinh tế chuyển biến, diện mạo gia đình tự nó cũng có những biến đổi quan
trọng. Các kiểu gia đình kẻ sĩ, gia đình nông dân, gia đình quí phái, được thay thế
bằng các kiểu gia đình khác. Có một hiện tượng quan trọng là vấn đề phụ nữ nổi bật
hẳn lên. Vấn đề “nam nữ bình quyền” được hiếp pháp chấp nhận, các đoàn thể phụ nữ
hoạt động mạnh. Vai trò của người đàn ông, người đàn bà trong một gia đình đến nay,
không còn như xưa nữa.Lúc này xã hội xuất hiện hai loại gia đình: gia đình xã viên và
gia đình cán bộ.
Gia đình xã viên
Thời kì này nông thôn hợp tác hoá, mọi người làm chung và chia sản phẩm theo

công điểm lao động.Lao động phải theo kế hoạch ấn định, người xã viên đồng thời
tham gia chung với các phong trào, do cấp trên hay do hợp tác xã chỉ đạo, được xem là
đóng góp với sự nghiệp chung.Loại hình gia đình này có nhiều nhược điểm: làm ăn rất
tất bật, đời sống không khá hơn đời sống của trung nông ngày xưa. Sản xuất phải theo
kế hoạch sản xuất tập thể, không được phép tự do. Việc thờ phụng, giỗ, Tết trong gia
đình không còn chăm chú như xưa, việc giáo dục con cái hầu như phó mặc cho nhà
trường và các đoàn thể. Gia đình xã viên trở nên lỏng lẽo, vẫn luôn gắn với làng
xã.Vai trò của họ hàng cũng không còn khăn khít như xưa.
Gia đình cán bộ
Loại gia đình này ở nông thôn cũng có, nhưng ở các thành phố, thị xã, thị trấn
nhiều hơn. Cán bộ Đảng, chính quyền hay đoàn thể cũng đều sống bằng lương tháng.
Nhà cửa của họ (trừ những người có chức có quyền) thì thường ở trong khu tập thể
chật chội, tạm bợ.Gia đình cán bộ hầu như rất thiếu thốn, họ phải làm thêm như nuôi
lợn gà, nhận đồ gia công hay buôn bán ở đầu chợ, cuối chợ thị xã.
3.Gia đình Việt Nam theo qui mô
Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:
11


Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và
con.

Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha
mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.[2]

Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ. Gia đình bốn thế
hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.
4. Gia đình Việt Nam dưới khía cạnh xã hội học
Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể phân
chia gia đình thành hai loại:


Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia
đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ. Đó là một nhóm
người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường
từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt
từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ
chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các
thành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia
đình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình. Ngày nay, gia đình
lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình
này, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất.

Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể
hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của một
người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏ
đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa
trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ
không đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là
trong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người
cha hoặc người mẹ với các con. Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng
trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến
trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển
5.Gia đình Việt Nam xét theo hôn nhân gia đình
Gia đình đơn hôn.
Gia đình đơn hôn hay còn được gọi là gia đình một vợ một chồng.
Là hình thái có nhiều ưu thế về mặt cân bằng tương đối trong quan hệ giới giữa vợ và
chồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ ly hôn tăng cao và nhiều người ly
hôn lại tái hôn, sau đó lại ly hôn nữa. Với trường hợp này , hình thái một vợ một
chồng đã bị biến thành một biến thể của chế độ đa hôn hay chế độ lấy lần lượt nhiều
vợ nhiều chồng, vì một người có thể có vai ba chồng (vợ) trong đời mình. Xã hội học

phương Tây gọi hình thái này là “chế độ nhiều lần lấy một vợ một chồng”.
Gia đình đa hôn.
Hình thái gia đình này bao gồm từ ba người trở lên tham gia vào một liên minh hôn
nhân. Gồm hai biến thể:


12


- Đa thê tức là một người đàn ông cùng một lúc có nhiều vợ. Hình thái này là một
biểu hiện cụ thể của tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa một người
chồng và nhiều người vợ. Hơn thế nữa, nó còn cho thấy ngay trong nội bộ giới nữ
cũng có tình trạng áp bức nhau, và tiếp tay cho sự áp bức giới mà mà nam giới
thực hiện với phụ nữ.
- Đa phu tức là một người vợ có nhiều chồng
Gia đình tái hôn
Gia đình tái hôn là hình thái gia đình trong đó ít nhất một trong hai vợ chồng đã
từng kết hôn, nhưng ly hôn rồi tái hôn. Đây chính là loại gia đình đa hôn biến dạng,
hay chế độ một vợ một chồng nhiều lần.
IV.HỆ THỐNG THÂN TỘC VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG GIA
ĐÌNH VIỆT NAM
1.Thân tộc
Gia tộc phụ hệ Việt Nam xưa tục thường gọi là họ nội, gồm một chi trưởng và
nhiều chi thứ. Lấy một người làm bản vị thì ở trên mình có cha mẹ, trên cha mẹ có ông
bà nội gọi là tổ phụ mẫu, trên ông bà có cụ, gọi là tằng tổ phụ mẫu, trên cụ có kỵ gọi là
cao tổ phụ mẫu, rồi đến cao cao tổ, cho đến thuỷ tổ. Ở dưới thì có con, dưới con có
cháu hoặc tôn, dưới cháu có chắt hoặc tằng tôn, dưới chắt có chút hoặc huyền tôn, còn
ở dưới nữa gọi chung là viễn tôn.
Tự cao tổ đến viễn tôn gọi chung là cửu tộc.
Đồng hàng với mình là anh chị em ruột. Anh em trai của cha mình gọi là bác

chú, hoặc bá phụ và thúc phụ.Chị em gái của cha gọi là cô, hoặc cô mẫu. Con bác và
chú đối với mình là anh em chị em thúc bá, hoặc tòng huynh đệ và tòng tỷ muội; con
cô đối với mình là anh chị em con cô con cậu, hay biểu huynh đệ hay biểu tỷ muội.
Họ ngoại thì gồm những thân thích theo phụ hệ của mẹ mình; cha mẹ của mẹ là ông
ngoại bà ngoại, anh em trai của mẹ là cậu (cửu), chị em gái của mẹ là dì (dì), anh em
chị em con cô con cậu cùng anh em chị em con dì đều gọi là biểu huynh đệ và biểu tỷ
muội.
Theo luân thường trong gia tộc nước ta thì người cùng họ nội không được lấy
nhau, phạm vào điều cấm ấy là tội loạn luân, phong tục chê cười mà pháp luật cũng
trừng trị. Duy đời nhà Trần thì con gái tôn thất không được lấy chồng ngoại tộc, đó chỉ
là lệ đặt riêng để tránh việc con rể cướp ngôi như việc Trần Cảnh cướp ngôi nhà Lý,
chứ không phải là tục phổ thông.
Còn về họ ngoại thì con cô con cậu hay là đôi con dì cũng không có phép lấy
nhau. Song đến bực cháu trở đi thì không có lệ cấm nữa, cho nên có câu tục ngữ rằng:
“Cháu cậu mà lấy cháu cô/ Thóc lúa đầy bồ, lúa má nhà ta”.
2. Gia trưởng và tộc trưởng
Theo nguyên lí thì trong chế độ phụ quyền, người gia trưởng có quyền uy tuyệt đối
trong nhà, ví dụ như:
Gia trưởng có quyền sở hữu và quản lí tài sản của gia đình, vợ con phải làm lụng cho
gia trưởng chứ không được dinh lợi về phần riêng;
Gia trưởng có quyền sở hữu đối với vợ con và có thể bắt đi làm thuê hay đem bán đi
được.
Gia trưởng có quyền độc đoán về hôn nhân của con cái, và quyền sinh sát nữa.
13


Tóm lại, ở trong gia đình, gia trưởng là một vị chủ nhân chuyên chế, cũng như một
quân chủ chuyên chế trong một quốc gia vậy.
Nếu vị gia trưởng chết đi thì các con trai từ con trưởng đến con thứ, nếu có vợ có con
rồi thì khi ấy mỗi người thành gia trưởng của một gia đình riêng, đối với gia đình ấy

cũng có đủ các quyền lực như cha thuở trước.
Người con trai trưởng, ngoài sự làm chủ gia đình riêng lại còn phải thờ phụng
cha mẹ, nghĩa là ngoài tư cách làm chủ nhà, lại còn có tư cách làm trưởng chi họ gồm
gia đình của mình và các gia đình của những em trai. Mỗi người gia trưởng của gia
đình nhỏ, nếu sinh con trai, thì những con trai ấy lại lập gia đình riêng, rồi cứ thế mãi,
chi họ mỗi ngày đâm chồi nảy nhánh mà to lần mãi ra. Xem như thế thì mỗi người đàn
ông đều có thể làm chủ một nhà và làm trưởng một chi họ. Tất cả các chi họ ấy họp lại
thành họ lớn, tức là đại gia tộc, người đứng đầu chi trưởng gọi là tộc trưởng. Về
phương diện tế tự thì tộc trưởng phải phụng sự tổ tiên cả họ ở nhà thờ họ. Tại nhà thờ
ấy tổ tiên của chi trưởng và tổ tiên ngũ đại trở lên của các chi nhánh; còn tổ tiên tứ đại
trở xuống thì thờ ở nhà riêng của các chi trưởng. Về phương diện pháp luật thì tộc
trưởng có quyền dự tất cả các hội nghị gia tộc của các chi họ, phân xử những việc
tranh chấp trong họ, định đoạt hoặc khuyên bảo khi họ hàng có việc hôn tang hoặc
việc quan hệ lợi hại khác. Nếu tộc trưởng còn nhỏ tuổi thì thường ông chú ruột giúp
đỡ hoặc thay thế. Ở Nam Việt thì tộc trưởng thường là người lớn tuổi hoặc có đức
vọng hơn hết trong họ, chứ không theo nguyên tắc đích trưởng như ở Bắc Việt và
Trung Việt.
3. Địa vị đàn bà
Trong gia đình, chủ quyền nằm trong tay gia trưởng thì đàn bà tất là không có
quyền gì cả. Khổng giáo chủ trương nam tôn nữ ty, trọng nam khinh nữ, lại vun đắp
thêm quyền uy của gia trưởng mà đè nén địa vị của đàn bà. Theo luân lý tam cương
ngũ thường thì đàn bà khi nào cũng phải tuỳ thuộc vào đàn ông. Kinh lễ có thuyết tam
tòng, bắt người đàn bà, khi còn nhỏ phải theo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, khi
chồng chết phải theo con, suốt đời là kẻ vị thành nhân phải dựa vào một người đàn
ông làm chủ chốt, chứ không bao giờ độc lập. Cũng trong Kinh Lễ điều thất xuất cho
rằng đàn ông có bảy cớ để bỏ vợ là: không con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm
miệng, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật. Như thế thì người đàn ông muốn bỏ vợ khi nào
cũng có thể tìm ra một cớ trong bảy cớ ấy được.
Tuy nhiên phong tục và pháp luật đối với đàn bà đã hoà hoãn bớt cái tính cách
tàn nhẫn của đạo đức. Theo pháp luật (luật Gia Long ) thì đàn ông vẫn có quyền thất

xuất, nhưng lại có ba trường hợp người chồng không thể bỏ vợ được gọi là tam bất
khả xuất:nếu vợ đã để tang cha mẹ chồng, nếu vợ đã làm nên giàu có, nếu ngoài nhà
chồng ra vợ không còn chỗ nào để nương tựa nữa. Nếu người chồng vô cớ mà bỏ vợ
hay nếu ở trong ba trường hợp ấy mà bỏ vợ thì bị pháp luật trừng phạt.
Gia dĩ pháp luật tuy cho phép chồng có quyền dùng của cải của vợ mà vợ
không được kiện chồng mà chỉ được quản lí của ấy, nếu muốn cát nhượng thì phải có
vợ thuận tình. Nếu chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, cho
nên những tài sản mà vợ không kí tên hay điểm chỉ vào văn khế thì không ai dám
mua .Theo luân lí xưa thì chồng có quyền đem bán vợ mà pháp luật cấm chồng không
14


được bán vợ, bắt vợ làm thuê, hay là hạ vợ chính xuống hàng vợ hầu và đem vợ hầu
lên hàng vợ chính.
Pháp luật thừa nhận người vợ có địa vị tương đương với chồng ở trong một gia đình,
mà theo tục thường thì việc quản lí gia sản không những là vợ giúp chồng mà chính vợ
lại tự đảm đương, cho nên người ta không những gọi người chủ phụ là nội trợ mà còn
là nội tướng.
Theo nguyên lí thì người quả phụ khi chồng chết thì phải phụ thuộc theo con
(tòng tử) nhưng thực sự thì bà mẹ goá có quyền quản lí gia chính và có quyền giám
đốc con cái giống như khi cha còn sống. Nếu con trưởng của bà là tộc trưởng mà còn
nhỏ thì bà có quyền thay con mà tế tự tổ tiên, song khi hành lễ thì thường có một
người đàn ông trong họ giúp đỡ.
Nếu gia đình không có con trai thì người con gái trưởng được giữ hương hoả và
thờ phụng cha mẹ như người con trai trưởng. Theo luật Hồng Đức đời Lê và một đạo
sắc chỉ đời Quang Thuận (Lê Chiêu Tôn, 1517), thì con gái trưởng ấy có đủ quan hệ
nghĩa vụ về pháp luật và tôn giáo như một người con trưởng vậy.Ngày nay khi người
cha chết không có người thừa tự con trai thì pháp luật và phong tục cũng cho con gái
được hưởng hương hoả để phụng sự tổ tiên...Theo thực tế, nếu chỉ có con gái thì các
con gái vẫn được hưởng di sản và của hương hoả, duy khi nào không có con hầu thì

mới nuôi con nuôi để lập tự.Câu tục ngữ “vô nam dụng nữ” chính là nói đến phong tục
ấy.
4.Địa vị con cái
Ở trong gia đình con cái là vật sở hữu của cha, bởi vậy cho nên ngày xưa cha không
những có quyền bán con mà đánh chết con cũng không có tội.
Theo luân lý tam cương ngũ thường thì con cái mà có cha thì khi nào cũng ở
địa vị phụ thuộc. Cha đã là cương của con, cũng như vua là cương của tôi, thì quyền
uy của cha là tuyệt đối, mà con thì không có chút quyền gì cả. Cha đối với con cái phải
nghiêm, mà con đối với cha phải hết sức hiếu. Theo nho giáo thì hiếu là đứng đầu trăm
nết. Cốt từ hiếu là “vô vi” và “vô cải”, nghĩa là “cha sống lấy để mà thờ, chết thì lấy
để mà táng, lấy để mà tế” và “ cha còn thì phải xem là cái chi của cha, cha mất rồi thì
phải xem việc làm của cha, trong ba năm không được đổi đạo của cha.
Luân lí đối với con cái tuy có khắc nghiệt như vậy, song pháp luật và phong tục
hơi khoan. Theo luật Gia Long, cha mà đánh chết con bị phạt 100 trượng (điều 288).
Theo tục lệ thì cha có quyền bắt con đi ở thuê, nhưng khi nó đã trưởng thành hay đã
kết hôn thì cha không có quyền quản lý tài sản của các con thứ nữa, duy con trưởng thì
phải ở một nhà với cha, cha có bằng lòng mới được ở riêng.
Cha mẹ già yếu thì con cái phải phụng dưỡng, nếu không thì pháp luật phạt 80 trượng .
Đối với con cái thất kính, lăng mạ cha mẹ, pháp luật phạt đến tội giảo, nhưng nếu cha
mẹ không truy tố thì pháp luật không can thiệp...
Cha mẹ còn sống thì con cái không được chia gia sản, trừ khi cha mẹ chia. Cha mẹ
chết mà gia sản chưa chia thì phải chờ ba năm mãn tang mới được đem chia. Trái
những điều ấy mà có người truy tố thì pháp luật phạt đến 100 trượng.
5.Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình
Vợ chồng
15


Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hoà thuận. Tục có câu rằng:
“thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” nghĩa là có hoà thuận với nhau thì việc

khó đến đâu, cũng làm nên được. Người chồng lại trọng nhứt là phải giữ nghĩa với vợ,
mà vợ thì phải biết giữ tiết với chồng.
Cha mẹ với con
Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nơi
thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược (Hưng Hoá) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong
thì gọi là Bụ. Nam Kỳ gọi cha là Tía gọi mẹ là Má. Ở đây bây giờ lại nhiều người cho
con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Mẹ. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người, người
thì cho con gọi là chú thím, người thì cho con gọi Anh Chị, Cậu Mợ. Ngày xưa lại có
tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bầy giờ không đâu dùng.
Khi sinh con thường cha mẹ ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con
cái.Con nhà nào ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, là
hợp vào ca dễ nuôi mai sau làm nên người.
Con đối với cha mẹ
Sự hiếu thảo với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người.
Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập tư hiếu làm phương châm dạy con.Hiếu là biết
kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ. Tục
thường chi khi cha mẹ còn không nên đi xa, sợ không được thừa hoa dưới gối cha
mẹ.Con cái có của ngon vật lạ phải phụng dưỡng cha mẹ trước. Đấy là đạo làm con
đúng nghĩa.
Anh em, chị em
Anh chị em cùng cha cùng mẹ đẻ ra, gọi là anh em đồng bào, anh em cùng cha khác
mẹ gọi là anh em dị bào, nhưng tổng chi gọi là anh em ruột cả, còn anh em cùng mẹ
khác cha thì gọi là anh em đồng mẫu dị phụ, anh em ấy không thân thiết gì mấy, cũng
như người ngoài thôi.Anh em cùng một mẹ đẻ ra, thì cứ theo thứ tự đẻ trước là anh, đẻ
sau là em, nhiều mẹ đẻ ra thì con vợ cả là anh, con vợ lẻ là em, không cứ gì nhiều tuổi
ít tuổi.Cũng có mấy nhà lấy vợ hầu trước, dù có đẻ ra con cũng không được là con cả,
khi nào kèn được người chính thất, đẻ con mới là con cả, cũng có nhà thì bất cứ vợ
nào , hễ đẻ trước gọi là anh đẻ sau gọi là em.
Anh em cốt lấy tình thân ái làm đầu, lá lành đùm lá rách, bênh vực giúp đỡ lẫn nhau.
Ta vẫn thường cho anh em ăn chung ở lộn với nhau, hoà mục với nhau là cách vui vẻ,

là nhà có phúc.
Chị em, chị em dâu, anh em rể
Chị em ở với nhau, cũng có tình thân ái như anh em, có câu rằng “chị ngã em nâng”,
ấy là thường tình. Còn về phần anh em rể, chị em dâu, thì không được thương nhau
mấy. Trừ ra nhà có giáo dục, biết lấy lễ nhượng ăn ở với nhau. Còn phần nhiều là hay
khủng hoảng với nhau lắm. Có câu rằng “yêu nhau chị em gái, khái nhau chị em dâu,
đánh nhau vỡ đầu là anh em rể”, tục ấy cũng là tục xấu. Anh em, chị em ở trong nhà
lủng cũng, gọi là gia đình bất mục.
V.VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.Sơ lược vài nét văn hoá gia đình Việt Nam

16


Hình thức gia đình đông con và nhiều thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đất của
tổ tiên: hình thức gia đình hạt nhân mở.
Vấn đề hôn nhân trong gia đình Việt Nam truyền thống
Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công dân
mới cho xã hội
Những qui định đối với hôn nhân trong xã hội cũ là rất ngặt nghèo, hiếm khi dựa trên
cơ sở tình yêu mà mục đích chủ yếu là duy trì nòi giống và phát triển kinh tế.
Quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở "Lấy vợ
xem tông, lấy chồng xem giống", và phải môn đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau,
thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng.
Sự phản kháng trong vấn đề định đoạt hôn nhân của cha mẹ cũng chỉ thường có ở nam
giới còn phụ nữ thì rất hiếm trường hợp có đủ can đảm để làm việc đó
Tình trạng tảo hôn trước đây ở nước ta diễn ra khá phổ biến và với hầu hết người phụ
nữ trong các gia đình đều được gả sớm, thậm chí có sự chênh lệch khá rõ về tuổi tác so
với người chồng "Có con mà gả chồng gần,/ Có bát canh cần nó cũng mang cho".
Thực tế này đã phản ánh tinh thần tự trị làng xã là khá đậm nét trong truyền thống và

nếp nghĩ của người Việt trước đây.
PGS Nguyễn Từ Chi khi xem xét cơ cấu văn hoá xã hội gia đình Việt Nam từ góc độ
thờ cúng tổ tiên đã cho rằng quan niệm Nho giáo, chế độ phụ quyền của nó không đủ
để giải thích cơ cấu gia đình Việt Nam trên thực tế. Gia đình này đã cấu tạo theo kiểu
lồng vào nhau theo quan hệ thân tộc. Đó là kiểu gia đình nhỏ, từ đó tách ra thành
những gia đình “hạt nhân hoá” và tiếp diễn mãi mãi.
Còn theo Trần Quốc Vượng cho rằng Nho giáo chỉ là lớp phủ bên ngoài, nếu không đi
sâu nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống thì khó mà giải thích được những đặc
điểm cơ cấu nội tại của gia đình người Việt.
2. Thờ phụng tổ tiên
Người Việt Nam rất coi trọng việc thờ phụng tổ tiên.Những bậc sinh thành đã
quá cố đều được xem là tổ tiên (từ thuỷ tổ đến liệt vị tổ tiên)
Các vị bác, chú, cô, dì, anh, em khi mất đều được đưa vào thờ ở nhà thờ nhưng không
có bài vị riêng.Vì vị nào làm cha mẹ thì đã được con cái của họ thờ rồi, từng nhà chỉ
thờ vọng họ mà thôi.
Trong họ hay trong gia đình nếu có những người mất tích hay yểu vong, thì hồn được
gọi là bà cô, ông mãnh, gia đình phải nhớ đến. Ngày giỗ, Tết đều phải nhắc đến họ. Có
trường hợp, nhất là đối với những bà cô ông mãnh phải làm bàn thờ riêng cho họ.
2.1. Bàn thờ gia tiên
Ở nông thôn, dù nhà nghèo khó đến đâu cũng phải đặt một bàn thờ gia tiên. Có thể chỉ
là một tấm ván đậu bên bờ vách, nếu gia đình hoàn cảnh khó khăn. Còn ở gia đình bậc
trung trở lên, bao giờ bàn thờ gia tiên cũng được sắp đặt cẩn thận.
Thường thì bàn thờ gia tiên chiếm hẳn một gian nhà. Có thể là gian giữa, cũng có thể
là gian cuối cùng của ngôi nhà theo thứ tự bên trái khi đứng từ sân nhìn vào.
Thông thường, người ta chia gian thờ làm ba lớp:
-Lớp ngoài cùng là chiếc phản để mọi người lên đấy làm lễ. Không phải đặt
phản thì để trống nền nhà, để khi cần thiết thì có thể bày bàn ghế hay trải chiếu.
17



-Lớp thứ hai là một cái hương án trên đặt đồ tam sự hay ngũ sự (lư hương và
cọc sáp bằng đồng, hoặc 5 cái hoặc 3 cái), lọ độc bình, đèn,...Những nhà khá giả còn
có đôi hạc nhỏ cũng bằng đồng.
Hương án này là nơi khi cúng lễ, người ta mời các vị thần được thờ trong gia đình về
ngự.Thông thường có các vị thần: Long Quân chúa mạch, Nhị vị thần Môn, Đông Trù
tư mệnh, Táo phủ thần quân.Kể những tên như vậy, nhưng hương án vẫn có thể cung
thỉnh nhiều vị thần tại gia khác.
-Lớp trong cùng mới thực sự là bàn thờ tổ tiên. Thường đây là một cái bàn dài,
trên đặt ba bộ đồ thờ:Phía bên trái (đứng ngoài nhìn vào) là một cái khám sơn son, kín
cả ba mặt (tả hữu và mặt sau). Mặt trước có làm cửa nhỏ, có thể khép mở. Trong cùng
đặt bài vị của vị Tổ khai sáng ra dòng họ của chủ gia đình (vị này được thờ ở nhà thờ
họ nhưng các gia đình đều thờ). Bài vị khắc những chữ tôn huý, thế thứ chung chứ
không ghi tên, huý ai cả.
Những gia đình không thờ Tổ riêng, thì dành phẩn này để thờ vị nào đã khuất mà gia
chủ nhận là bảo hộ cho mình và gọi là tịnh.
Ở giữa là một cái ngai (hoặc một cái ỷ) tượng trưng cho ông vải. Chiếc ngai son
thếp vàng, hai tay ngai có hình đầu rồng, đầu ngai nhô lên một hình tròn như mặt
nguyệt.
Phía bên phải là một số bài vị, không có khám che, chỉ bày trên bàn cũng không theo
một thứ tự nào. Nơi đây là để thỉnh những tổ tiên của gia đình thuộc nhiều chi khác:
các bà vợ của các vị tổ tiên, các chú, bác, cô,...
Trong lời khấn, người ta gọi những linh hồn này là: nội thương, trung thương,
ngoại thương chỉ tất cả những người trong dòng họ đã mất.
Ngoài bàn thờ ba lớp này, người ta còn có treo một chiếc màn gọi là ỷ môn. Khi cũng
lễ xong, màn ấy phải bỏ xuống, kéo che khuất cả bàn thờ, để một lúc sau mới hạ cổ
bàn. Ý nghĩa của hành động này là : “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, mời
được tổ tiên về, cầu khẩn, kính cáo xong rồi thì mời các vị ăn uống. Khi các ngài ăn
uống phải che màn để bên ngoài không nhìn vào được.
Một số gia đình khá giả còn trang hoàng hoành phi và câu đối.
2.2. Nhà thờ họ- nhà thờ Tổ (từ đường)

Có những dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm một ngôi nhà thờ để thờ vị
thuỷ tổ của họ mình. Ngôi nhà ấy gọi là nhà thờ họ hay nhà thờ Tổ, tên chữ gọi là từ
đường.
Việc trang trí từ đường cũng giống như trang trí bàn thờ gia tiên. Có điều khác là việc
thờ ở đây là do ông trưởng họ trông nôm. Các nhà đại gia bao giờ cũng có một cuốn
tộc phả ghi chép lạ sự trạng tổ tông để ở nhà thờ này.
Mỗi năm vào ngày huý nhật ông thuỷ tổ này, cả họ họp mặt tại nhà thờ để cúng tế. Các
chi họ đều mang cỗ bàn, hương hoa đến lễ. Ngày đó, cả họ ăn uống vui vẻ. Ông
trưởng họ đọc lại sự tích của vị thuỷ tổ. Trong họ có chi nào làm ăn nên cũng nhân dịp
này đến báo cáo thành tích và cung đốn thên cho nhà thờ để tỏ lòng thành kính với vị
thuỷ tổ. Tất nhiên, khi cúng ông thuỷ tổ, người ta có nhắc đến các vị khác của các chi.
Sau buổi lễ thường kéo nhau đi thăm mộ tổ, đắp thêm cỏ hoặc tô lại mộ (nếu là mộ
gạch). Có những họ tổ chức tế tổ ngay ở mộ.
3. Thừa tự, hương hoả
18


Sự kế thừa trong gia đình có hai thứ: một là kế thừa tôn thồng, tức là trên tế tự
tổ tiên, dưới lưu truyền huyết thống; hai là kế thừa di sản, tức là thừa hưởng tài sản
của cha mẹ ông bà chết để lại. Trong gia đình phụ hệ thì thuộc về con trai ở dòng đích
mà người đích trưởng lại đứng trước hết. Con gái không có quyền kế thừa, cho nên dù
có nhiều con gái bao nhiêu mà không có con trai thì cũng như không con. Tục ngữ có
câu “nhất nam viết hữu, thâp nữ viết vô” chính là ý ấy. Một người chết mà không có
con trai thì di sản tuy do con gái hưởng, nhưng huyết thống sẽ không ai truyền, và tế
tự sẽ không ai giữ, cho nên dù có nhiều con gái cũng không khỏi là người vô hậu hay
tuyệt tự. Bởi thế người ta lấy việc hậu tự làm tối trọng. Nếu vợ chính vợ lẽ đều không
có con trai mà người chồng đã già thì phải nuôi một người con trai trong họ hàng làm
người thừa tự, xem như con đích của mình. Nếu người lập tự ở chi thứ thì phải lấy
người thừa tự ở chi trên; nếu người lập tự là tộc trưởng thì phải lấy người thừa tự ở chi
gần hơn hết, như thế là cốt cho hệ thống thân thuộc trong sự tế tự khỏi lộn xộn.

Người nào lập tự rồi mà lại sinh được con trai thì người thừa tự kia vẫn được
xem là con mà có quyền thừa hưởng di sản, nhưng cũng có thể tuỳ ý trở về với cha mẹ
mình. Nếu cha mẹ người thừa tự mà chết hết các con trai khác, thì người thừa tự có
quyền bỏ cha mẹ nuôi mà về với cha mẹ sinh. Nếu người lập tự không bằng lòng
người thừa tự thì cũng có quyền cho người ấy về với cha mẹ sinh mà lập người khác.
Trong gia đình nước ta còn có lệ lập đích khác với lệ lập tự.Khi vợ chính không
có con trai thì con trai đầu của vợ lẽ được lập làm đích tử, có đủ cả quyền lợi và nghĩa
vụ như con trưởng của vợ chính. Khi cha chết rồi thì người đích tử lên làm gia trưởng.
Sau hết ta còn có tục nuôi con nuôi, vô luận con trai hay con gái. Ở trong gia
đình, con nuôi có khi cha mẹ nuôi thương mà được xem như con đẻ, phải để tang cha
mẹ nuôi và được hưởng một phần nhỏ di sản. Nhưng nhiều khi con nuôi chỉ là một thứ
đày tớ không công. Một nhà muốn nuôi bao nhiêu con nuôi cũng được, pháp luật
không hạn chế. Con nuôi có thể là con trẻ vô thừa nhận người ta đem về nhà nuôi làm
phúc, có thể là con anh em hay bè bạn vì tình thân mà xin nuôi để thêm thân, cũng có
khi là con kẻ mắc nợ, người ta nuôi để bắt làm việc trừ nợ, hay là con người nghèo
khổ người ta xuất tiền mua về nuôi để bắt làm việc nhà.
Vì sự nuôi con không có quan hệ gì đến tôn thống cho nên pháp luật không hạn chế
như việc lập tự.
Việc kế thừa di sản cũng lấy con trai làm chủ. Vì quan niệm trọng nam khinh
nữ, vì con gái không có trách nhiệm tế tự tổ tiên, cho nên pháp luật không cho họ có
quyền kế thừa di sản. Thêm nữa, phần trách nhiệm tế tự tổ tiên và lưu truyền huyết
thống thuộc về con trưởng cho nên lẽ tất nhiên là chỉ có người con trưởng được hưởng
di sản mà thôi.Nhưng pháp luật và phong tục nước ta không giữ đúng như nguyên lý
ấy, mà cho các con trai khác cũng như con gái đều có quyền chia gia sản với con
trưởng.
Người gia trưởng hay người quả phụ có quyền phân xử gia sản, hoặc chia phần
cho con cái ở riêng, hoặc lập di chúc, con cái không có quyền phản đối. Trừ ra phần tự
sản thì cha mẹ có quyền chia cho người ngoài nhưng điều ấy ít có thấy. Nếu cha mẹ
chết mà chưa chia gia sản mà cũng không có di chúc, thì trong kỳ gian tang chế, con
cái không được chia. Khi chia của thì cái nhà của cha mà ở người ta thường để phần

19


người con trưởng làm nhà thờ, mà chỉ chia những của cải, ruộng nương và nhà cửa
khác thôi.
Nếu di sản ấy không có ai đủ tư cách thừa hưởng thì sung công về nhà nước.
Nhưng nhà nước chỉ lấy bảy phần, còn ba phần thì giao cho một người hoặc một đoàn
thể hay cơ quan nào giữ để làm phí tế tự chủ nhân. Theo lệ thường thì phần ấy về làng
hưởng, một nửa bỏ vào của công, một nửa để mua hậu đình hay hậu chùa cho người
tuyệt tự ấy.
Trong di sản có một phần không ai được chia mà chỉ người tộc trưởng được giữ
để tế tự tổ tiên, tức là phần hương hoả. Phần ấy là của chung cả họ, hay là của tổ tiên,
người tộc trưởng chỉ được giữ mà hưởng hoa lợi, chứ không có quyền sở hữu. Phần ấy
không thể nhường hay bán cho ai được. Nhưng nếu hội đồng gia tộc thuận tình thì của
hương hoả có thể đổi làm của thường mà bán đi để lấy tiền làm công việc chung cho
họ, ví dụ như để sửa từ đường.Nếu trong họ không có đàn ông kế tự nữa thì của hương
hoả cũng thành thường.
Pháp luật không buộc nhà nào cũng phải đặt phần hương hoả, nhưng theo
phong tục thì những nhà giàu có, khi chia của cải cho con thường để ra một phần làm
của hương hoả, để con cái dù không giữ được gia sản hay có thành nghèo khổ thì tổ
tiên cũng không đến nỗi mất giỗ mất Tết.Xem thế ta thấy rằng lệ hương hoả là một
điều rất trọng yếu trong sự sùng bái tổ tiên.
4.Một số phong tục văn hoá Việt Nam
4.1 Làng phường
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn
minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm
làng, quê hương.
Trong xã hội Việt Nam, dân cư tụ hội thành làng xã ở nơi đồng ruộng và phường,
hội ở nơi thành thị. Làng và phường đã ra đời ngay từ những buổi đầu trứng nước của
dân tộc. Dần dần, các tổ chức này ngày càng ổn định và chặt chẽ hơn.

Trên cơ sở đồng lòng nhất trí, ở làng có luật của làng, gọi là hương ước, thợ thủ công
ở các xóm nghề, phố nghề thì có phường ước.
Tinh thần then chốt của những hương ước, phường ước xuất phát từ thuần phong mỹ
tục của làng, phường, là những cụ thể hoá phong phú sinh động nằm trong khuôn khổ
của luật pháp quốc gia. Bảo tàng Hán - Nôm ở Hà Nội và ở các địa phương hiện còn
lưu giữ hàng vạn bản hương ước, phường ước như vậy.
4.2 Giao thiệp
Theo phong tục Việt Nam, "miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu tuy rẻ
tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào
cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không "ăn trầu cách mặt" nghĩa
là đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là "Ðầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự
tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng...
* Tục ăn trầu
Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng
"chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị
cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân
tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu
cơm".
20


Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng trầu nhân lên niềm
vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội
miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri
kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi
vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm thông bởi họ hàng bạn bè
làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ
trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau.
* Hút thuốc lào
Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Ða số giới nữ ăn trầu

và miếng trầu là đầu câu chuyện còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn
thậm trí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện
dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng
ruộng nên gọi là điếu cày).

4.3 Giỗ Tết, tế lễ
Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo
hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống
riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều
mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện
tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.
Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ
cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần hay nhân thần nào đó. Người
ta "sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó không thuộc tục bái vật. Cũng như người
ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai
của thần, nhưng thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà chúa
trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền
chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ
cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ
tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình
chùa, không vứt ở chỗ ô uế. Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây
dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong
đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.
4.4 Tết Nguyên Đán
Giao thừa và lệ trừ tịch
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt
đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới
đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới

này, có lễ trừ tịch Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới.
Vào lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ Trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là
đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm
mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để " khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ
tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
21


* Cúng ai trong lễ giao thừa
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần
nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ
giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương
hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không
trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân
còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả,
toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản
mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào
trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo,
thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
* Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư
gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên
có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc
con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có
thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang
lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương
hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao
thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với
sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay

trước cửa nhà.
·
Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản
trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
·
Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê
đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa,
miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia
đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng
hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền
một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban
cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa,
miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó
về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được
lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật ,Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ
trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về.
Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang
sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải
22


nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới
chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

4.5 Tục lễ đầu xuân
*Lễ Động Thổ:Lễ Ðộng Thổ bắt đầu ở Trung Quốc sau truyền sang Việt Nam. Ðộng
thổ nghĩa là động đất, và trong khi động đất phải có lễ cúng Thổ Thần để trình xin bắt
đầu
được
động
đến
đất
cho
một
năm
mới.
Hàng năm, sau ngày mồng ba Tết, các làng thường làm lễ Ðộng Thổ để cho dân làng
có thể đào cuốc xới được. Các bậc kỳ lão và quan viên được cử làm chủ tế và bồi tế.
Lễ vật gồm hương đăng, trầu rượu, y phục và kim ngân đồ mã. Trong buổi lễ, ông chủ
tế cuốc mấy nhát xuống đất để lấy một cục đất đặt lên bàn thờ, "tường trình" với Thổ
Thần xin cho dân được động thổ. Sau lễ động thổ dân làng mới được động tới đất. Ai
cuốc xới trước lễ động thổ bị dân làng bắt vạ.
*Lễ khai hạ: Theo tục lệ Việt Nam, ngày mồng bảy tháng Giêng là ngày hạ cây nêu.
Cây nêu trồng trong năm, khi sửa soạn đón tết cùng với cung tên bằng vôi trắng vẽ
trước cửa nhà để “ trừ ma quỉ”, nay được hạ xuống. Lễ hạ nêu còn được gọi là lễ Khai
Hạ. Nhân dịp này, ngoài lễ giữa trời cúng Trời Ðất, người ta còn sửa lễ cúng Gia Tiên,
cúng Thổ Côngvà thần Tài. Thường sau ngày lễ này, mọi công việc thường xuyên hay
việc làm ăn của mọi người dân trong làng mới được bắt đầu trở lại.
*Lễ Thần nông: Thần nông tức là vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên đã dạy dân nghề
làm ruộng. Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong sự được mùa .
Trên các quyển lịch hàng năm của người Trung Hoa thường có vẽ một mục đồng dắt
một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề
Nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tuỳ theo sự ước đoán của
cơ sở dự báo khí tượng về mùa màng năm đó tốt hay xấu. Năm nào được mùa, Thần

Nông giầy dép chỉnh tề, còn năm nào đói kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp
nên chỉ đi giày có một chân. Con trâu đổi màu tuỳ theo hành của mỗi năm, vàng, đen,
trắng, xanh, đỏ đúng với Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Hàng năm, vào ngày Lập Xuân
tại triều đình xưa cũng như tại các tỉnh có tục tế và rước Thần Nông. Người ta nặn trâu
và tượngThần Nông có dáng vẻ và màu sắc đúng với sự ước lượng về mùa màng năm
đó. Sau đó lập đài để rước trâu và tượng Thần Nông tới làm lễ tế. Sau mỗi cuộc tế,
trâu và tượng Thần Nông được khiêng cất vào kho hoặc đem chôn.
*Lễ Tịch điền: Lễ Tịch điền còn gọi là lễ Hạ điền do chính vua Thần Nông đặt ra.
Cũng như các nghi lễ khác, lễ Tịch Ðiền của người Tàu đã du nhập sang ta. Hàng năm
vào đầu xuân, nhà vua lại tự thân cày mấy luống đất để làm gương cho dân chúng và
cử hành lễ Tịch Ðiền. Tiếp sau vua, các hoàng thân, các quan văn võ, các chức sắc, bộ
lão sở tại cũng ra cày. Tại các tỉnh, các xã cũng có lễ Tịch Điền... Ở tỉnh, quan tỉnh bắt
đầu lễ Tịch Điền bằng việc cày và ở xã là vị chức sắc cao nhất trong xã. Tùy từng
triều đại việc cử hành lễ Tịch Ðiền có lúc long trọng, lúc đơn giản và ở mỗi địa
phương cũng có những tục lệ riêng.
*Lễ Thượng Nguyên: Lễ Thượng Nguyên vào ngày rằm tháng Giêng. Từ triều đình
đến dân chúng đều có lễ Phật trong ngày này. Ta có câu: "Lễ Phật quanh năm không
bằng rằm tháng Giêng". Tục ta tin rằng ngày rằm tháng Giêng, đức Phật giáng lâm tại
các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ phật giáo. Trong dịp này chùa nào
cũng đông người tới lễ
bái.
23


*Lễ khai ấn: Các ấn được lau chùi trong năm, ngoài xuân bộ lễ theo tục cũ cũng được
chọn ngày lành, giờ tốt để làm lễ khai ấn nghĩa là dùng ấn đóng lên một công
văn.Thường văn bản đầu tiên được đóng ấn là bản văn tốt lành. Tục khai ấn này, Tại
các tỉnh, các phủ, huyện, châu, xã xưa kia mỗi viên chức có ấn đều được chọn ngày
khai ấn và sửa lễ cúng vị thần giữ về ấn tín trong dịp lễ khai ấn.
4.6 Lễ hội đầu xuân

Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ
cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội
nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở Viet Nam thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu
văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất
nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị
riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn
như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề,
chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Với tư tưởng uống nước
nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động bằng những sự tích,
công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được
công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt,
lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể
thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân.
Bởi phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người
có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò vui chơi ở lễ hội
thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như: thi bắn nỏ, đấu vật
(hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném
còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v...ở các lễ hội của bà con dân tộc Tây
Nguyên, lễ hội đâm trâu được coi như tiêu biểu nhất. Trong lễ hội này, ngoài nghi lễ
đâm trâu hiến tế hấp dẫn, ly kỳ còn có trò múa khiên, ném lao, đấu gậy.
Các trò vui chơi giải trí ở lễ hội còn bao gồm những hoạt động văn hoá, xã hội khác
như thi hát Quan họ, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu... Đặc biệt nhất là
thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã
trong những ngày Tết ở khắp các làng xã.
VI.NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.Giai đoạn trước 1945
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách kiếm
sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành
viên trong gia đình. Xã hội bắt đầu chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc mẫu hệ sang

chế độ công xã thị tộc cả ngàn năm trước công nguyên. Song song với sự phát triển tổ
chức loài người thì gia đình cũng hình thành. Trong thời kỳ dài chế độ mẫu hệ chỉ tồn
tại trên cơ sở một trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp kém. Sự phát triển cao
hơn của nền sản xuất xã hội ở thời đại đồ kim loại đã đem lại những biến đổi mới
trong xã hội và thay đổi địa vị của người phụ nữ. Việc này xảy ra trước tiên ở các bộ
lạc chăn nuôi. Việc chăn nuôi phát triển đã làm tăng thêm của cải cho gia đình và cho
thị tộc, đời sống do đó được cải thiện nhiều hơn trước. Từ săn bắn sang chăn nuôi,
công việc vẫn do đàn ông đảm nhiệm. So với kinh tế người đàn ông thì lúc này kinh tế
của người đàn bà trở nên kém quan trọng. Người đàn ông bắt đầu có nhận thức về sự
mâu thuẫn giữa địa vị thấp kém của mình với công lao ngày càng lớn của mình trong
24


gia đình và thị tộc. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó, chỉ cần xóa bỏ huyết tộc theo họ
mẹ và thừa kế mẹ, rồi xác lập huyết tộc theo họ cha và quyền thừa kế cha. Chế độ mẫu
quyền dần dần chuyển thành chế độ phụ quyền.
Chế độ hôn nhân đối mẫu đã chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng.
Quá trình hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá trình phát sinh
chế độ tư hữu, với quá trình phân hoá xã hội thành giai cấp phụ hệ.
Từ cuối thế kỉ thứ XIX đến Cách mạng tháng Tám, gia đình Việt Nam có nhiều
biến đổi. Trước hết phải kể đến sự thăng trầm của ba loại gia đình trên đây. Gia đình
bình dân về căn bản không đổi thay mấy .Gia đình quí tộc sa sút nhiều. Nước đã mất,
thì quyền lực của các gia đình này đều giảm sút. Những gia đình giữ được tư cách, để
ôm mối ngậm ngùi, họ chỉ biết chia sẽ nỗi buồn với cái cảnh: “Khô héo lá gan cây
đỉnh Ngự / Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương”. Người mẹ, người cha trong các gia
đình này luôn luôn cảm thấy đau thương : “bảy nổi ba chìm”, vì không còn biết trông
mong gì nữa. Đa số các gia đình kẻ sĩ trở thành những nhà “cừu gia tử đệ”, luôn luôn
bị chức dịch kiểm soát, họ chì chờ cơ hội để tham gia vào sự nghiệp cứu nước. Những
gia đình này luôn cố gắng giữ tư cách, rồi với sự tiếp thu tư tưởng mới, khuynh hướng
mới, sẽ trở thành các gia đình cách mạng sau này.

Bên cạnh đó xã hội Việt Nam lúc này xuất hiện những kiểu gia đình mới: gia
đình công chức có chồng con ra làm việc cho chính quyền thực dân, những gia đình
tiểu tư sản, gia đình tư sản ở các thành thị. Những gia đình này, tuy ít nhiều còn chịu
ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo, của nề nếp phong kiến hoặc của văn hoá truyền
thống bản địa, nhưng đã thay đổi nhiều, tiếp nhận những xu hướng làm nghề tự do:
nhà giáo, nhà văn, nhà buôn...Con cái những gia đình khá giả hoặc có điều kiện thì
được vào các trường lớn hoặc đi du học. Tư tưởng làm lợi cho gia đình bằng con
đường khoa bảng phong kiến được chuyển thành việc chạy theo tân học (“Phi Cao
đẳng bất thành phu phụ”), hoặc bằng cách trở thành các ông thông, ông phán hoặc
nghề thư kí. Yêu cầu gia lễ, gia phong giảm đi nhiều. Kỷ luật gia đình đã đến lúc lỏng
then, tụt khoá.
Vào những thập niên đầu thế kỉ XX, do phong trào Âu hoá mạnh mẽ đã gây ra
nhiều tác hại đến phong hoá gia đình cổ truyền.Phạm Quỳnh từng viết: “Giai đoạn này
gia đình ở ta thật không có kỷ cương gì cả, đến các nhà danh gia thế phiệt, cách cư xử
cũng thấy phóng túng hơn xưa”.Khuynh hướng chung là do những đòi hỏi về vấn đề
giải phóng phụ nữ.Tất cả đều cho thấy những đòi hỏi về nữ huấn, nữ tắc của nhà nho
là chỉ giam hãm người đàn bà, không cho họ một chút tự do nào. Do đó mà phải đề
cao vẩn đề nam nữ bình quyền, vấn đề chức nghiệp của phụ nữ.
Vấn đề giải phóng phụ nữ được bàn cãi rầm rộ như thế, song tất nhiên là khó có kết
quả thiết thực: đất nước còn bị thực dân cai trị chẳng thay đổi gì, tuy sự sôi nổi này
cũng vọng vào các loại gia đình và tất nhiên, cũng khiến cho những người vợ, người
con trong các gia đình để tâm chút ít.
2.Giai đoạn sau 1945
Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, đất nước tiến hành hai cuộc kháng chiến
nên chúng ta không có điều kiện bàn đến vấn đề gia đình. Nhưng với tình hình xã hội,
tình hình kinh tế chuyển biến, diện mạo gia đình tự nó cũng có những biến đổi quan
trọng. Các kiểu gia đình kẻ sĩ, gia đình nông dân, gia đình quí phái, được thay thế
25



×