Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Báo cáo thực tập tại phòng dự báo khí tượng hạn ngắn thuộc trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.34 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu
Phần I: Giới thiệu về phòng dự báo khí tượng hạn ngắn
Phần II: Quy trình phân tích bản đồ thời tiết
Phần III: Quy trình dự báo khí tượng hạn ngắn
Phần IV: Tình hình thời tiết nổi bật tháng 3 và tháng 4 năm 2013
Phần V: Tìm hiểu về quy trình dự báo nắng nóng trên diện rộng

1


MỞ ĐẦU
Ngành khí tượng thủy văn (KTTV) là một trong những ngành quan trọng, phục vụ
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường bền vững.
Trong ngành KTTV thì khí tượng là một chuyên ngành khoa học quan trọng. Để tìm hiểu
và làm quen với công tác dự báo thời tiết, Khoa KTTV và Tài nguyên nước, Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cho chúng em thực tập tại Phòng Dự báo khí
tượng hạn ngắn, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương thuộc Trung tâm KTTV Quốc
gia.
Có thể nói thực tập cuối khóa là một phần quan trọng trong suốt quá trình đào tạo,
giúp sinh viên chúng em nhận thức được vấn đề giữa lý thuyết đã được học ở trường và
thực tế công việc. Trong thời gian thực tập, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các
cán bộ Phòng dự báo hạn ngắn, em đã được tìm hiểu và tiếp cận với các kỹ năng dự báo
thời tiết dựa vào việc phân tích bản đồ hình thế khí áp ở nhiều mực khác nhau và dựa trên
một số công cụ khác như ảnh mây vệ tinh, các mô hình dự báo số trị.
Nhân đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Khoa KTTV và Tài
nguyên nước đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản. Tôi xin chân thành cảm ơn các
cô chú, các anh chị phòng dự báo hạn ngắn đã nhiệt tình hướng tôi trong thời gian thực
tập tại phòng. Đặc biệt tôi xin cảm ơn chú Trần Thế Kiêm đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo
cáo thực tập này.
Tuy nhiên do bản thân chưa có được nhiều kinh nghiệm nên báo cáo còn rất nhiều


thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô để báo cáo
ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn

2


PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG HẠN NGẮN
Phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn thuộc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc
gia. Địa chỉ: số 4 Đặng Thái Thân- Hoàn Kiếm- Hà Nội

1. Cơ cấu tổ chức
- Trưởng phòng: Vũ Anh Tuấn, Thạc sĩ khí tượng.
- Phó trưởng phòng: Kỹ sư Trần Thế Kiêm, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Thạc sĩ Trần
Quang Năng.
- Phòng gồm hai Tổ chuyên môn: Tổ Dự báo nghiệp vụ và Tổ Nghiên cứu SYNOP.
Tổng số CBCC toàn phòng có 15 CBCNV, bao gồm 3 thạc sĩ và 12 cử nhân
Phòng Dự báo khí tượng hạn ngắn có chức năng tổ chức thực hiện và thực hiện
công tác dự báo thời tiết với thời hạn dưới 72 tiếng trên cả nước và các khu vực có liên
quan.

2. Các nhiệm vụ chính
2.1. Cảnh báo, thông báo và dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
- Dự báo bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt nam theo
Qui chế báo bão, lũ của Chính phủ ban hành tháng 10/2006.
- Dự báo các đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt nam, thông báo và dự báo tình
hình rét đậm, rét hại đối với các tỉnh miền Bắc.
- Dự báo mưa vừa, mưa lớn diện rộng
- Dự báo các đợt nắng nóng.

- Cảnh báo, thông báo khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác như: tố,
lốc, dông kèm theo gió giật mạnh, mưa đá, băng giá, sương muối…nhằm tăng cường
công tác phòng chống và giảm thiệt hại do thiên tai.
2.2 Dự báo thời tiết các khu vực trên đất liền, trên biển, các địa điểm
- Dự báo thời tiết trong 24 giờ của 6 khu vực trên đất liền, 10 vùng biển.
- Dự báo thời tiết các thành phố và thị xã (từ 1 đến 3 ngày).
- Dự báo thời tiết trong vòng 2 đến 3 ngày sau.
2.3. Công tác Tổng kết, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật:

3


- Tổng kết và xuất bản các ấn phẩm về đặc điểm KTTV, Mùa bão hàng năm.
- Thực hiện các Đề tài nghiên cứu khoa học, áp dụng các tiến bộ KHCN vào dự báo
thời tiết.
- Biên soạn các Qui định, Qui trình, Qui phạm và các Hướng dẫn nghiệp vụ dự báo khí
tượng.
- Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức khí tượng nhằm nâng cao ý thức phòng tránh
các thảm hoạ có liên quan đến khí tượng do thiên nhiên gây ra.

3. Các sản phẩm chính
- Các tin bản dự báo thời tiết nguy hiểm: các loại tin bão, áp thấp nhiệt đới, tin gió mùa
đông bắc, tin về rét đậm, rét hại, tin dự báo mưa vừa, mưa lớn diện rộng, tin dự báo
nắng nóng…
- Các bản tin dự báo:
- Dự báo cực ngắn (0 - 12 giờ) các hiện tượng thời tiết cho các khu vực và bất cứ địa
điểm nào trên toàn quốc. Dự báo này phục vụ các hoạt động sản xuất và đời sống: các
cuộc mít tinh lớn, các hoạt động ngoài trời, các quá trình thi công các công trình phụ
thuộc vào thời tiết, điều tiết và điều hành các hồ chứa nuớc nhân tạo, hệ thống thoát
nước ở các đô thị lớn.

- Dự báo trong vòng 24 giờ các hiện tượng thời tiết ở các khu vực trên đất liền, trên
biển và các thành phố, thị xã…
- Dự báo 2 – 3 ngày cho các khu vực. Dự báo các khả năng có thay đổi thời tiết như sẽ
có mưa diện rộng, giảm hoặc tăng nhiệt độ, chuyển thời tiết từ tốt đến xấu hoặc ngược
lại.
- Các dự báo dịch vụ:
- Dự báo thời tiết khí tượng và hải văn phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí trên biển
và thềm lục địa.
- Dự báo thời tiết cho các công trình xây dựng lớn như nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện,
các hệ thống thuỷ lợi, các nhà cao tầng, các công trình ngầm.
- Dự báo nhiệt độ cho các thành phố, thị xã nhằm điều hành hệ thống sản xuất và phân
phối điện.
- Dự báo thời tiết cho các hải cảng và các tuyến hàng hải trong nước và quốc tế.
- Dự báo thời tiết cho các khu vui chơi và địa điềm du lịch vào dịp nghỉ cuối tuần hoặc
lễ, Tết.
4


- Tư vấn về dự báo thời tiết:
- Trả lời tư vấn các vấn đề về thời tiết và dự báo thời tiết.
- Tư vấn về khảo sát, thiết kế và thi công các công trình phụ thuộc vào thời tiết.

5


PHẦN II
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH BẢN ĐỒ THỜI TIẾT
1. Bản đồ thời tiết mặt đất
Bản đồ thời tiết được lập bằng cách điền số liệu khí tượng truyển tới bằng điện báo
dưới dạng mã điện lên bản đồ nền theo trình tự và hệ thống ký hiệu quốc tế thống nhất

trên toàn thế giới. Hình (1.1)
a/

Hình 1.1 Sơ đồ điền số liệu bằng ký hiệu
quanh điểm trạm (a) ; ví dụ số liệu điền
tại một trạm (b)
b/

Trong đó:
YY: Ngày trong tháng (từ 1 đến 31)
GM: Giờ quấc tế tính tròn theo kỳ quan trắc (từ 1 đến 24)
II: Biểu số miền lớn
iii: Biểu số trạm khí tượng trong miền lớn
N: Lượng mây tổng quan (từ 1 đến 9)
dd: Hướng gío từng 10o theo la bàn 36 hướng
lặng gío dd = 0, gió đổi hướng dd = 99, gió giật dd = 50, gió không xác định dd =
xx.
ff: tốc độ gió trung bình bằng m/s
Nhóm VVwwW
6


vv: Tầm nhìn ngang tính bằng km
ww: Thời tiết hiện tại
W: Thời tiết đã qua lúc 6 giờ trước đối với kỳ quan trắc chính hay 3 giừo trước đối
với kỳ quan trắc phụ hay trong khoảng kỳ quan trắc trước đến kỳ quan trắc hiện tai
đối với kỳ quan trắc trung gian.
Nhóm PPPTT khí áp và nhiệt độ
PPP: Khí áp ghi số chục, dơn vị và 1/10 mb
TT: Nhiệt độ không khí khi quan trắc. Nhiệt độ âm thêm 50

Nhóm NhClhCMCH (lượng mây và độ cao chân mây)
Nh: Phần bầu trời bị mây có độ cao h bao phủ
Cl: Mây thấp Sc, St, Cu, Cb
h: Độ cao chân mây so với mặt dất (h = 0 - 2500m)
CM: Mây tầng trung Ac, As, Ns
CH: Mây tầng cao Ci, Cc, Cs
Nhóm TdTd app
TdTd: Điểm sương
a: Đặc điểm biến áp 3 giờ trước kỳ quan trắc
pp: Tn số biến áp ghi bằng phần mười mb
Nhóm (99PPP)
99: Biểu số nhóm
a: Đặc điểm biến áp 3 gíờ trước kỳ quan trắc
pp: Trị số biến áp ghi bằng phần mười mb
Nhóm (99PPP)
99 : Biểu số nhóm
7


PPP: Trị số biến áp ghi bằng phần mười
Nhóm 7RRTeTe
7 : Biểu thị số nhóm, không đổi
RR: Lượng giáng thủy trong 12 giờ (chỉ phát vào 0, 12 giờ, còn lượng giáng thủy
trong 6 giờ phát vào 6, 12, 18 giờ (giờ quốc tế).
TeTe: Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu (cực trị)
Sơ đồ điền số liệu quan trắc trên bản đồ thời tiết trờn cao
Sơ đồ điền số liệu như dưới đây:
a/

Hình 1.2. Sơ đồ điền số liệu cao không trên bản đồ thời tiết trờn cao (a)

và bản đồ hình thế khí áp tương đối (b)
Trong đó TT và TdTd là nhiệt độ không khí và điểm sương trên mực tương ứng với
bản đồ mặt đẳng áp. Hiện nay người ta không điền TdTd mà điền hiệu ∆ = T - Td.
hhh: độ cao của mặt đẳng áp so với mực biển tính bằng đề ca mét địa thế vị.
rrr: chiều dày của lớp không khí nằm giữa mặt đẳng áp có độ cao địa thế vị hhh và
mặt đẳng áp cơ bản nằm ở phía dưới nó. Có trường hợp người ta không điền rrr.
dd, fff: hướng và tốc độ gió ở mực gần mặt đẳng áp.
∆h: sự biến đổi độ cao của mặt đẳng áp (chỉ điền đối với bản đồ AT 700) trong
khoảng thời gian 12 hay 24 giờ trước kỳ quan trắc.
500
H 1000

: độ cao của mặt đẳng áp 500mb so với mặt đẳng áp 1000mb hay nói cách
khác chiều dày của lớp không khí giữa mặt đẳng áp 500mb và 1000mb.
∆τ: sự biến đổi của chiều dày của lớp không khí giữa hai mặt đẳng áp trong
khoảng 12 hay 24 giờ trước kỳ quan trắc.
8


dTdT, fTfT : hướng và tốc độ gió nhiệt trong lớp 1-5km đối với bản đồ

500
O1000

2. Phân tích bản đồ thời tiết mặt đất và bản đồ thời tiết trên cao
Việc phân tích các bản đồ synop được thực hiện theo thứ tự như sau:
-

Phân tích các front
Phân tích các đường đẳng áp

Phân tích các đường đẳng biến áp
Xác định và đánh dấu các trung tâm xoáy thuận, xoáy nghịch, khu vực giảm
và tăng áp.
Xác định và khoanh vùng giáng thuỷ và hiện tượng thời tiết bằng bút chì
màu.

2.1 Phân tích front
Khi vẽ đường front ta cần dùng số liệu của bản đồ mặt đất cũng như bản đồ trên cao.
Ngoài ra ta còn sử dụng bản đồ ảnh mây vệ tinh và các sản phẩm số trị nhận được từ
việc tính toán các mô hình.
2.2 Phân tích trường áp
Nguyên tắc cơ bản của cách vẽ các đường đẳng trị là làm sáng rõ sự phân bố của
các yếu tố khí tượng chẳng hạn như: khí áp, nhiệt độ, độ ẩm...Từ đó dễ dàng phát hiện
các quy luật phân bố và cơ chế của các hiện tượng. Các đường đẳng trị đối với từng
yếu tố thường vẽ qua những giá trị thích hợp sao cho tập hợp các đường đẳng trị trên
bản đồ thể hiện được những quy luật phân bố cơ bản nhất.
2.3 Phân tích các đường đẳng biến áp
Đường đẳng biến áp (đường cùng giá trị khuynh hướng khí áp) được vẽ qua 2mb
bằng bút chì nâu dưới dạng các đường mảnh để làm cho bản đồ không quá rối do
nhiều đường đẳng trị.

2.4 Xác định và đánh dấu các tâm xoáy thuận và xoáy nghịch các khu giảm và khu
tăng áp
Trước hết là xác định tâm xoáy. Thường người ta coi trung tâm xoáy là tâm của
đường đẳng áp khép kín đầu tiên vẽ qua 5 mb. Để xác định tâm xoáy chính xác ta có
thể vẽ thêm các đường đẳng áp qua 2,5 và 1 mb dưới dạng mờ hay các đường gạch
9


ngắt dài. Trường hợp thiếu số liệu thì nên xác định trung tâm xoáy hơi lệch về phía gió

mạnh so với trung tâm hình học.
Xoáy thuận cũng như xoáy nghịch có thể có nhiều tâm được bao quanh bằng một
đường đẳng áp khép kín. Khi đó ta phải phân tích và phát hiện tất cả các trung tâm
này. Sau khi xác định các trung tâm xoáy ta ghi rõ ở trung tâm đó chữ T (thấp) đối với
xoáy thuận và C (cao) đối với xoáy nghịch.
Những khu vực áp thấp, áp cao và các dạng thứ sinh của chúng như rãnh áp thấp,
xoáy thuận thứ sinh, nhân áp cao, sống áp cao và yên khí áp được gọi bằng một tên
chung là các hệ thống khí áp. Các hệ thống khí áp này hình thành do sự phân bố không
đồng đều của khí áp. Tập hợp các hệ thống khí áp đó được thể hiện rõ trên bản đồ
synôp.
2.5 Xác định và khoanh vùng giáng thuỷ và hiện tượng thời tiết

3. Phân tích giản đồ thiên khí
Giản đồ thiên khí là toán đồ đoạn nhiệt dùng để quy toán số liệu thám sát khí quyển
và xác định điều kiện tầng kết nhiệt của khí quyển. Giản đồ thiên khí có nhiều loại
khác nhau theo đơn vị đo trên các trục 0x và 0z và các đường đặc trưng trạng thái khí
quyển.
Tổ chức khí tượng thế giới quy định dùng giản đồ thiên khí với toạ độ x=T, y=p 0,286
trong toạ độ nghiêng.

10


Trên hình 1.3 là toán đồ trên toạ độ x= T , y= lgp

Kh
í
áp
(m
b)


(1)

(2)

(2)
(3)

Nhiệt độ ( oC)

Hình 1.3 Giản đồ thiên khí với các hệ đường đoạn nhiệt khô (1) có góc nghiêng lớn,
đường đoạn nhiệt ẩm ít nghiêng hơn (2) và đường độ ẩm riêng cho trạng thái bão hoà (3).
Trên đường đoạn nhiệt khô cũng là đường đẳng nhiệt độ thế vị có ghi giá trị nhiệt độ thế
vị.
Dùng số liệu nhận được từ thám sát cao không tiến hành các bước quy toán như
sau:
a, Vẽ đường tầng kết biểu diễn sự biến đổi của nhiệt độ theo chiều cao (bằng
đường đỏ).
11


b, Để đối chiếu người ta thường vẽ đường tầng kết từ kỳ quan trắc trước cùng
điểm thám sát (đường đỏ đứt).
c, Vẽ đường trạng thái (đúng hơn là đường biến đổi trạng thái), đặc trưng cho sự
biến đổi nhiệt độ của hạt khí bốc lên tới mực ngưng kết theo quy luật đoạn nhiệt khô,
trên mực ngưng kết theo đường đoạn nhiệt ẩm. Nếu trong lớp không khí sát đất có
nghịch nhiệt hay đẳng nhiệt thì phải đưa phần tử khí từ giới hạn trên của lớp mây nơi
nhiệt độ thế vị ảo và độ ẩm riêng thường có giá trị cực đại chứ không phải từ mực ban
đầu như đối với trường hợp không có lớp nghịch nhiệt Đường tầng kết được biểu diễn
bằng đường mảnh.

d, Vẽ đường ẩm- đường điểm sương đồng thời cũng đặc trưng cho sự biến đổi
theo chiều cao của tỷ hỗn hợp s (g/kg) và độ ẩm riêng q g/kg đường đen đứt).
e, Tô mầu đỏ khu vực giữa đường tầng kết và đường trạng thái tại lớp có năng
lượng bất ổn định dương (cũng là lớp có CAPE- thế năng có khả năng đối lưu) (đường
tầng kết nằm bên trái đường trạng thái, biểu thị γ>γw) và tô màu xanh tại lớp có năng
lượng bất ổn định âm (CIN- năng lượng cản trở đối lưu) (đường tầng kết ở phía phải
đường trạng thái) ( hình 5.4).

12


PHẦN III
QUY TRÌNH DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG HẠN NGẮN
Dự báo khí tượng hạn ngắn là dự báo thời tiết với thời hạn dự báo 24 đến 48 giờ,
kể từ thời gian bản tin dự báo có hiệu lực và có thể kéo dài hạn dự báo đến 72 giờ. Dự
báo thời tiết, nhất là các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, đòi hỏi ngày càng phải chính xác
và kịp thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội, đặc biệt để phục vụ
công tác phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại. Các dự báo viên khi làm công tác
nghiệp vụ theo dõi và dự báo thời tiết hạn ngắn tại Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn
phải tuân thủ theo 4 bước sau: Chuẩn bị và phân tích tư liệu dự báo; thảo luận dự báo;
biên tập, soát và duyệt các bản tin dự báo; phát hành, đính chính, lưu trữ và đánh giá bản
tin dự báo.

1. Chuẩn bị và phân tích tư liệu dự báo
1.1 Chuẩn bị tư liệu dự báo:
Số liệu khí tượng của các quan trắc khí tượng bề mặt hiện có ở Trung tâm Dự báo
Khí tượng Thủy văn Trung ương; số liệu quan trắc thám không của các trạm qua trắc cao
không hiện có ở Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (Điện Biên, Láng,
Vinh, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất); các bản đồ synốp hiện có ở Trung tâm Dự báo Khí
tượng Thủy văn Trung ương (Bản đồ thời tiết mặt đất Á –Âu, bản đồ thời tiết biển Đông,

bản đồ trên cao (AT 850 mb, AT 700mb, AT 500 mb, AT 300 mb và AT 200 mb); ảnh
mây hiện có ở Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (ảnh mây thu được từ
vệ tinh thời tiết địa tĩnh của Nhật Bản, vệ tinh thời tiết cực của Mỹ và vệ tinh thời tiết
Phong Vân của Trung Quốc); số liệu quan trắc ra đa thời tiết của các trạm hiện có ở
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (Việt trì, Phủ Liễn, Vinh, Đông Hà,
Tam Kỳ và Nhà Bè); sản phẩm các mô hình số trị đang được sử dụng ở Trung tâm dự báo
Khí tượng Thủy văn Trung ương: HRM, GSM, GFS, GEM, GME, NOGAPS, TXLAPS
và MM5; các bản tin cảnh báo, dự báo thời tiết của các trung tâm nước ngoài đang được
sử dụng ở Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương: Nhật Bản, Mỹ, Hồng
Kông, Trung Quốc.
13


1.2 Phân tích tư liệu dự báo:
Phân tích các các số liệu quan trắc khí tượng bề mặt (AERO), các giảm đồ thiên
khí được phân tích bằng phần mềm RAOB, phân tích giản đồ mặt cắt thời gian, các số
liệu của ra đa thời tiết và các loại ảnh mây vệ tinh để nắm bắt được diễn biến tình hình
thời tiết đã qua và hiện tại; phân tích các bản đồ synốp theo quy trình quy phạm phân tích
bản đồ có kết hợp so sánh với bản đồ phân tích khách qua của các mô hình số trị nhằm
làm rõ tình hình diễn biến hệ thống thời tiết đã và đang chi phối lãnh thổ nước ta; phân
tích, khai thác các sản phẩm của các mô hình số, các sản phẩm chiết xuất từ ảnh mây vệ
tinh và ra đa thời tiết nhằm làm rõ thêm hệ thống thời tiết đã qua và hiện tại; trong quá
trình phân tích tư liệu dự báo thời tiết, các dự báo viên phát hiện có các hiện tượng thời
tết nguy hiểm hoặc có dấu hiệu xuất hiện các hiện tương thời tiết nguy hiểm như bão, áp
thấp nhiệt đới, mưa lớn, không khí lạnh thì phân tích tư liệu dự báo thời tiết theo các Quy
trình theo dõi và dự báo thời tiết nguy hiểm tương ứng hiện có.

2. Thảo luận dự báo thời tiết
2.1 Thảo luận về hệ thống thời tiết đã qua và hiện tại:
Qua phân tích các tư liệu dự báo xác định tình hình diễn biến của hệ thống hoàn

lưu khí quyển chi phối lãnh thổ nước ta và các hiện tượng thời tiết đã qua; khi có thời tiết
nguy hiểm hoặc có dấu hiệu xuất hiện thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới,
không khí lạnh, mưa lớn thì thảo luận theo Quy trình theo dõi và dự báo thời tiết nguy
hiểm đã có.
2.2 Thảo luận về xu thế hệ thống thời tiết và dự báo thời tiết:
Thảo luận dự báo xu thế hệ thống hoàn lưu khí quyển theo các phương pháp dự
báo truyền thống (synốp, thống kê, kinh nghiệm ….) kết hợp với dự báo của các mô hình
số trị đưa ra dự báo xu thế hệ thống thời tiết. Khi dự báo có thể có thời tiết nguy hiểm
như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn và không khí lạnh thì thảo luận theo Quy trình theo
dõi và dự báo thời tiết nguy hiểm hiện có; thảo luận dự báo thời tiết cụ thể theo xu thế hệ
thống thời tiết và dự báo của các mô hình số trị cho các vùng miền và địa điểm theo quy
định. Khi có thời tiết nguy hiểm thì thảo luận nội dung tin dự báo thời tiết nguy hiểm.

3. Biên tập, soát và duyệt các bản tin dự báo
3.1 Biên tập các bản tin dự báo thời tiết:
Theo nội dung thảo luận đã thống nhất các dự báo viên được phân công biên tập các
bản tin dự báo thời tiết cụ thể theo khuôn dạng quy định.
14


3.2 Soát và duyệt bản tin dự báo thời tiết:
Sau khi biên tập xong bản tin, dự báo viên (người biên tập tin) phải rà soát lại bản
tin, kiểm ta lại nội dung, trị số …và in bản tin; bản tin được in ra, người soát tin có trách
nhiệm đối chiếu kiểm tra lại nội dung bản tin; cán bộ phụ trách là người chịu trách nhiệm
về nội dung bản tin dự báo, có trách nhiệm kiểm tra, sửa đổi nội dung bản tin dự báo khi
thấy cần thiết.

4. Phát hành, đính chính, lưu trữ và đánh giá bản tin dự báo thời tiết
4.1 Phát hành bản tin dự báo:
Sau khi bản tin dự báo đã được soát duyệt, dự báo viên được phân công phải nhanh

chóng gửi, truyền các bản tin dự báo đến các địa chỉ theo quy định; các bản tin dự báo
phải được đưa lên mạng nội bộ và cập nhật lên trang thông tin điện tử của Trung tâm Khí
tượng Thủy văn Trung ương.
4.2 Đính chính bản tin dự báo:
Sau khi phát hành bản tin, các dự báo viên phải tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết
để có thể kịp thời thảo luận điều chỉnh và đính chính bản tin dự báo cho phù hợp với diễn
biến mới của thời tiết.
4.3 Lưu trữ và đánh giá bản tin dự báo:
Các bản tin dự báo phải được lưu giữ theo đúng quy định; các dự báo viên có
nhiệm vụ đánh giá bản tin dự báo nhằm giúp kinh nghiệm kịp thời để nâng cao chất
lượng bản tin dự báo thời tiết.

15


PHẦN IV
TÌNH HÌNH THỜI TIẾT NỔI BẬT TRONG THÁNG 3 VÀ THÁNG 4
NĂM 2013
1.Không Khí Lạnh (KKL):
Trong 2 tháng cuối mùa lạnh đã có đợt 8 KKL xâm nhập xuống các tỉnh miền Bắc
nước ta, bao gồm 5 đợt gió mùa đông bắc (cường độ: 2 đợt mạnh, 1 đợt trung bình và 2
đợt yếu) và 3 đợt KKL tăng cường (cường độ: 2 đợt trung bình và 1 đợt yếu).
- Đợt 1: Ngày 2 và 3/3 một đợt gió mùa đông bắc cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến
Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ gây ra mưa trên diện rộng. Ở vịnh Bắc Bộ có gió
đông bắc mạnh cấp 7, giật trên cấp 7; ngoài khơi Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6,
giật cấp 7 - 8. Nền nhiệt độ trung bình ngày ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau 24 giờ giảm
phổ biến 5 – 70C; nhiệt độ thấp nhất ở một số nơi xuống dưới 10 0C như ở Pha Đin (Lai
Châu) là 7,60C, Mộc Châu (Sơn La) là 9,6 0C, ở Sa Pa (Lào Cai) là 7,10C, Tam Đảo (Vĩnh
Phúc) là 9,10C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 3,80C.
- Đợt 2: Đêm 26 và ngày 27/3 một đợt GMĐB cường độ trung bình đã ảnh hưởng đến

hầu khắp Bắc Bộ (trừ Lai Châu và Điện Biên) và Bắc Trung Bộ gây ra mưa rào và rải rác
có dông; nền nhiệt độ trung bình ngày (NĐTBN) sau 24 giờ giảm phổ biến 4 –7 0C, nhiệt
độ thấp nhất ở Sa Pa (Lào Cai) là 12,5 0C và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 11,0 0C ; vịnh Bắc Bộ
có gió đông bắc mạnh cấp 6.
-Đợt 3: Đêm 30 và ngày 31/3 một đợt KKL tăng cường yếu ảnh hưởng đến Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ gây ra mưa rào và dông trên diện rộng, gió đông bắc ở vịnh Bắc Bộ
mạnh cấp 5.
-Đợt 4: Đêm 5 ngày 6/4 một đợt gió mùa đông bắc cường độ mạnh đã ảnh hưởng
đến Bắc Bộ và và các tỉnh ven biển Trung Bộ gây ra mưa rào và dông vài nơi, riêng các
tỉnh ven biển Trung Trung Bộ có mưa rải rác; nền nhiệt độ trung bình ngày sau 24 giờ ở
Bắc Bộ giảm 3 – 40C, ở Bắc và Trung Trung Bộ giảm 5 - 60C; nhiệt độ thấp nhất ở Sa Pa
(Lào Cai) là 9,10C và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 9,4 0C; vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh
cấp 7, giật cấp 9; ngoài khơi Trung Bộ có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8.
-Đợt 5: Đêm 9 ngày 10/4 một đợt KKL tăng cường trung bình ảnh hưởng đến Bắc
Bộ và khu vực Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế gây ra mưa, mưa rào trên diện rộng và có
nơi có dông; nền nhiệt độ trung bình ngày sau 24 giờ ở Bắc Bộ giảm khoảng 2 0C, nhiệt
độ thấp nhất ở Sa Pa (Lào Cai) là 11,0 0C và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 9,2 0C; gió đông bắc
ở vịnh Bắc Bộ mạnh cấp 6, giật cấp 8.

16


-Đợt 6: Đêm 11 ngày 12/4 một đợt KKL tăng cường trung bình ảnh hưởng đến Bắc
Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ gây ra mưa rào và dông trên diện rộng; nền nhiệt độ
trung bình ngày sau 24 giờ ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm khoảng 2 0C; nhiệt độ thấp
nhất ở Sa Pa (Lào Cai) là 9,70C và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 8,6 0C; vịnh Bắc Bộ có gió
đông bắc mạnh cấp 6.
-Đợt 7: Đêm 21 ngày 22/4 một đợt gió mùa đông bắc cường độ yếu ảnh hưởng đến
phía đông Bắc Bộ và Thanh Hóa gây ra mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông, nền nhiệt
độ trung bình ngày giảm khoảng 20C.

- Đợt 8: Đêm 25 ngày 26/4 một đợt gió mùa đông bắc cường độ yếu ảnh hưởng đến
hầu khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây ra mưa rào và dông trên diện rộng, nền nhiệt độ
trung bình ngày giảm khoảng 3 - 40C.

2.Tình hình mưa lớn diện rộng
- Đợt 1: Ngày 3 đến 5/3/2013 do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoạt động
của nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên ở khu vực các tỉnh ven biển tỉnh ven biển
Trung Trung Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to, lượng mưa phổ biến 20 – 40 mm, có nơi 60
– 80 mm.
- Đợt 2: Ngày 26 và 27/3/2013 do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp ảnh
hưởng của hội tụ gió trên cao ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa; tổng lượng
mưa phổ biến 20 – 40 mm, có nơi có nơi mưa to 50 – 60 mm.
- Đợt 3: Do ảnh hưởng của KKL kết hợp với hoạt động của hội tụ gió trên cao nên ở
khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 27/3 đến 3/4 có mưa trên diện rộng,
có nơi mưa vừa đến mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 30 – 60 mm, có nơi 80 – 100 mm
và cao hơn như ở Quảng Hà là 115 mm, Cửa Ông là 152 mm và Bãi Cháy (Quảng Ninh)
là 147 mm.
- Đợt 4: Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hội tụ gió trên cao
nên ngày 16 và 17/4 ở vùng núi Tây Bắc và Việt Bắc có mưa vừa, có nơi mưa to, tổng
lượng mưa phổ biến 20 – 40 mm, có nơi mưa to như ở Sìn Hồ 182 mm và Tam Đường
(Lai Châu) là 380 mm.
- Đợt 5: Do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh ngày 17 và 18/4 ở khu
vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; tổng lượng mưa ở khu vực
Nam Bộ phổ biến khoảng 10 – 30 mm, có nơi 40 – 50 mm; khu vực Tây Nguyên phổ
biến khoảng 20 – 50 mm, có nơi 60 – 80 mm.
- Đợt 6: Do ảnh hưởng của hội tụ gió trên cao nên đêm 21 và ngày 24/4 ở khu vực
nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to; tổng lượng mưa
phổ biến 20 – 50 mm, có nơi cao hơn như ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) là 94 mm.
17



- Đợt 7: Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp hội tụ gió trên cao nên từ chiều
tối 25/4 đến ngày 26/4 ở Bắc Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to; tổng lượng mưa phổ biến 20
– 40 mm, có nơi 60 – 80 mm.

3. Tình hình nắng nóng trên diện rộng
- Đợt 1: Từ ngày 24/2 đến 8/3/2013 nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực các
tỉnh miền Đông Nam Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 370C, có nơi cao hơn
như ở Đồng Phù (Bình Phước) là 38,50C và Biên Hòa (Đồng Nai) là 37,60C.
- Đợt 2: Nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ
ngày 14 đến 17/3 với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 36 0C, nhiệt độ cao nhất ở
Đồng Phú (Bình Phước) là 37,50C.
- Đợt 3 (22/3 – 6/4/1013): Nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực các tỉnh miền
Đông Nam Bộ từ ngày 22 đến 27/3; từ ngày 28/3 nắng nóng mở rộng ảnh hưởng ra các
tỉnh tỉnh miền Tây Nam và một số nơi ở khu vực Tây Nguyên; từ 4/4 đến 6/4 nắng nóng
lan ra các tỉnh ven biển Trung Bộ. Nền nhiệt độ tối cao ở Nam Bộ và Tây Nguyên phổ
biến 35 – 370C, có nơi 380C và cao hơn như ở Đồng Phú (Bình Phước) là 38,5 0C, Biên
Hòa (Đồng Nai) là 38,40C và Tây Ninh là 39,20C, An Khê là 38,90C và Ayunpa (Gia Lai)
là 39,60C; nắng nóng ở các tỉnh ven biển Trung Bộ có cường đặc biệt gay gắt với nền
nhiệt độ tối cao phổ biến 36 - 39 0C, có nơi 400C như ở Quỳ Hợp (Nghệ An), Đà Nẵng và
Hoài Nhơn (Bình Định), ở Quỳ Châu (Nghệ An) là 40,2 0C, ở Nam Đông (Thừa Thiên
Huế) là 41,10C.
-Đợt 4: Từ ngày 13 đến 16/4 nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực miền Đông
Nam Bộ với nền nhiệt độ tối cao phổ biến 35 – 37 0C, có nơi cao hơn như ở Đồng Phú
(Bình Phước) là 38,00C và Long Khánh (Đồng Nai) là 38,60C.
-Đợt 5: Ngày 19 và 20/4 nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực các tỉnh ven
biển Bắc và Trung Trung Bộ với nền nhiệt độ tối cao phổ biến 35 – 38 0C, có nơi cao hơn
như ở Quỳ Châu là 38,50C, Quỳ Hợp là 38,80C và Tương Dương (Nghệ An) là 40,00C.
-Đợt 6: Từ ngày 24 đến 27/4 nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở khu vực miền Đông
Nam Bộ với nền nhiệt độ tối cao phổ biến 35 – 37 0C, có nơi cao hơn như ở Đồng Phú

(Bình Phước) là 37,20C và Long Khánh (Đồng Nai) là 37,10C.

18


PHẦN V
TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH THEO DÕI VÀ DỰ BÁO
NẮNG NÓNG DIỆN RỘNG
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Quy trình này quy định các bước thực hiện để ra bản tin “nắng nóng” trên các
khu vực đất liền Việt Nam.
- Quy trình này áp dụng cho các đơn vị và cá nhân liên quan đến việc ra bản tin
“nắng nóng” thuộc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.
1.2. Khái niệm và định nghĩa
Nắng nóng là một dạng thời tiết nguy hiểm đặc biệt thường xảy ra trong những
tháng mùa hè. Biểu hiện của nắng nóng là khi nền nhiệt độ không khí trung bình ngày
khá cao và được đặc trưng bởi nhiệt độ cao nhất trong ngày. Nắng nóng có thể xảy ra
theo 2 trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất: ít mây, độ ẩm tương đối của không khí khá thấp (dưới
50%), đây gọi là hiện tượng “khô nóng”.
+ Trường hợp thứ hai: xảy ra trong điều kiện nhiều mây, độ ẩm tương đối của
không khí tương đối cao gây oi bức, khó chịu, đây gọi là hiện tượng nắng nóng oi bức.
Trong những ngày nắng nóng đôi khi có xảy ra mưa rào và dông vào lúc chiều tối.
1.3. Quy định về nắng nóng diện rộng
Một ngày, tại một địa phương nào đó được coi là có nắng nóng khi nhiệt độ cao
nhất trong ngày (ký hiệu là Tx) đạt mức 350C ≤ Tx < 370C, được coi là có nắng nóng gay
gắt khi 370C ≤ Tx < 390C và được coi là ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt khi Tx ≥ 390C.
Trong một khu vực dự báo quan sát thấy có ít nhất từ 1/2 số trạm quan trắc trong
khu vực trở lên có nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 350C thì được gọi là ngày nắng nóng

diện rộng. Còn khi chỉ quan sát thấy dưới 1/2 số trạm trong khu vực có nhiệt độ cao nhất
trong ngày Tx ≥ 350C thì được gọi là nắng nóng cục bộ.
Một ngày được coi là có nắng nóng gay gắt trên diện rộng khi có ít nhất 2/3 số
trạm quan trắc trong khu vực dự báo có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 350C, trong số đó có ít
nhất 1/2 số trạm quan trắc trong khu vực dự báo có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 370C.
19


Một ngày có nắng nóng trên diện rộng nhưng chỉ quan trắc được dưới 1/2 số trạm
trong khu vực có Tx ≥ 370C thì được coi là nắng nóng gay gắt cục bộ.
Nắng nóng xảy ra ở 2 hoặc 3 khu vực dự báo liền kề nhau, thì tổng số trạm quan
trắc được nắng nóng phải vượt quá 1/2 hoặc 1/3 tổng số trạm quan trắc trong 2 hoặc 3
khu vực liền kề.
Chú ý: Khi nắng nóng xảy ở nhiều khu vực dự báo liền kề nhau thì các trạm quan
trắc được nắng nóng cũng phải liền kề nhau trong khu vực đó. Việc mô tả khu vực xảy ra
nắng nóng diện rộng phải căn cứ trên việc phân chia các khu vực nhỏ trong các khu vực
dự báo đang được sử dụng hiện nay.
1.4. Quy định về đợt nắng nóng diện rộng
Một đợt nắng nóng trên diện rộng là một đợt nắng nóng xảy ra tương đối liên tục
trong một khoảng thời gian nhất định từ 2 ngày trở lên trong một khu vực làm dự báo.
Một đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng là một đợt nắng nóng trên diện rộng và
trong đó có ít nhất 1/2 số ngày đạt tiêu chuẩn nắng nóng gay gắt trên diện rộng.
Khi quá trình nắng nóng diện rộng xảy ra thành nhiều đợt trong một thời gian dài
thì các đợt nắng nóng diện rộng khác nhau phải cách nhau một khoảng thời gian liên tục
ít nhất là 24 giờ với trên 1/2 tổng số trạm quan trắc hoàn toàn không có nắng nóng.

2. Quy trình theo dõi và phát hiện nắng nóng diện rộng
Cơ sở để theo dõi, phát hiện nắng nóng diện rộng gồm: Các thông tin số liệu thu
thập được tại các trạm khí tượng bề mặt, các bản đồ phân tích synop, ảnh mây vệ tinh.
Các mô hình sy nốp đặc trưng đã được đúc kết trong nhiều năm. Thông tin từ các sản

phẩm mô hình số trị hiện đang được sử dụng trong nghiệp vụ dự báo ở Trung tâm KTTV
quốc gia và được sử dụng theo thứ tự ưu tiên lần lượt là: mô hình tổ hợp, GSM, GFS,
GEM, GME, NOGAPS, TXLAPS và các sản phẩm từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môi trường. Các kết quả dự báo định lượng Tx cho các địa điểm và khu vực. Từ
các kết quả trên, theo dõi xác định khả năng xảy ra nắng nóng diện rộng trong thời hạn
dự báo để kịp thời xử lý.
2.1. Theo dõi, phát hiện trên số liệu thu thập được tại các trạm quan trắc
Dự báo viên trực ca dự báo phải thường xuyên xem xét thông tin số liệu thu thập
được tại các trạm quan trắc khí tượng bề mặt, đặc biệt là nhiệt độ cao nhất ngày hôm
trước và diễn biến nhiệt độ lúc 13 giờ của ngày làm dự báo để phát hiện ra khu vực có
nhiệt độ cao.
2.2. Theo dõi, phát hiện trên bản đồ sy nốp
20


Dựa trên kết quả phân tích các bản đồ tầng thấp (Âu Á, biển Đông), các bản đồ
trên cao (AT850, AT700 AT500), để xác định khu vực có khả năng xảy ra nắng nóng
trên diện rộng, khi xuất hiện một trong các hình thế gây nắng nóng dưới đây hoặc có sự
kết hợp giữa chúng
a. Áp thấp nóng phía tây bị đẩy xuống phía nam bởi tác động của KKL.
b. Áp thấp nóng phía Tây phát triển trên khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.
c. Áp cao cận nhiệt đới.
d. Gió Tây Nam tầng thấp kết hợp áp cao cận nhiệt đới trên cao.

2.3. Theo dõi, phát hiện trên các sản phẩm số trị
Trên cơ sở các bản đồ phân tích khách quan và bản đồ dự báo thu được từ các sản
phẩm mô hình dự báo thời tiết số đang sử dụng trong ngiệp vụ dự báo để theo dõi khả
năng xuất hiện các hình thế thời tiết gây nắng nóng ở thời điểm hiện tại hoặc có thể hình
thành sau 12, 24, 36, 48 hoặc 72 giờ. Các kết quả dự báo định lượng Tx cho các địa điểm
và khu vực cho các hạn dự báo.

2.4. Theo dõi, phát hiện trên các sản phẩm ảnh mây vệ tinh.
Dự báo viên trực ca dự báo phải thường xuyên xem xét các sản phẩm được chiết
xuất từ các kênh phổ ảnh mây vệ tinh thu được từ số liệu của 2 hệ thống ảnh là MTSAT
và FY. Thông qua các phần mềm phân tích ảnh mây vệ tinh, kết hợp với việc theo dõi
thông qua các hệ thống bản đồ sy nốp từ đó xác định khu vực ít đến quang mây có thể
gây nên hiệu ứng phơn mạnh hoặc khu vực xuất hiện nhiều mây tầng trung và cao gây
nắng nóng theo kiểu oi bức.

3. Quy trình phân tích, dự báo nắng nóng diện rộng
3.1. Phân tích, dự báo nắng nóng diện rộng trên cơ sở hoàn lưu khí quyển.
Trên cơ sở các số liệu quan trắc thực tế thu thập được từ các trạm khí tượng bề
mặt, các bản đồ sy nốp mô tả hoàn lưu khí quyển tầng thấp và tầng cao đã phân tích trong
quá khứ, hiện tại xác định hình thế thời tiết đang diễn ra và trả lời cho được câu hỏi hình
thế thời tiết này có thuộc một trong các hình thế thời tiết gây nắng nóng diện rộng hay
không.
Phân tích, đánh giá cường độ, sự phát triển, di chuyển, mức độ tác động của các
hình thế gây nắng nóng diện rộng đến mỗi khu vực dự báo. Thời gian tác động của một
21


hay nhiều hình thế từ đó đưa ra diễn biến của các hình thế thời tiết này trong tương lai
qua các hạn dự báo.
Căn cứ vào mức độ biến đổi và tương quan giữa các mực của trường các yếu tố
khí tượng (trường khí áp, trường nhiệt độ, trường ẩm, trường gió) ở các thời điểm đã qua
và hiện tại để khẳng định khả năng tồn tại, phát triển, suy yếu của các hình thế thời tiết
gây nắng nóng diện rộng.
Trên cơ sở diễn biến của các hình thế gây nắng nóng diện rộng qua các hạn dự
báo, dự báo viên trực ca phải đưa ra được các thông số sau:



Khu vực có khả năng xuất hiện nắng nóng diện rộng.



Thời gian bắt đầu và kết thúc.



Ước lượng cường độ của đợt nắng nóng (nắng nóng, nắng nóng gay gắt hay đặc biệt
gay gắt).

3.2. Phân tích, dự báo nắng nóng diện rộng trên cơ sở các mô hình số trị.
Căn cứ vào mức độ biến đổi và tương quan giữa các mực của trường các yếu tố
khí tượng (trường khí áp, trường nhiệt độ, trường ẩm, trường gió) trên các sản phẩm dự
báo số trị hiện có, ở các thời hạn dự báo khác nhau để khẳng định khả năng tồn tại, phát
triển, suy yếu cũng như mức độ ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết gây nắng nóng diện
rộng.
Trên cơ sở các sản phẩm dự báo chiết xuất từ các mô hình dự báo hiện có, các kết
quả dự báo định lượng Tx cho các địa điểm và khu vực qua các hạn dự báo, dự báo viên
trực ca phải chỉ ra được kết quả mà các mô hình đưa ra: Có xuất hiện nắng nóng diện
rộng hay không, khu vực nào có nắng nóng diện rộng, thời gian xuất hiện và kết thúc,
ước lượng cường độ của đợt nắng nóng cho mỗi khu vực theo các hạn dự báo.
3.3. Phân tích, dự báo nắng nóng diện rộng trên cơ sở ảnh mây vệ tinh.
Thông qua các phần mềm phân tích ảnh mây vệ tinh hiện có, kết hợp với việc theo
dõi thông qua các hệ thống bản đồ sy nốp từ đó xác định:


Khu vực ít đến quang mây, độ ẩm tương đối trong không khí thấp có khả năng gây
hiệu ứng phơn mạnh tầng thấp.




Khu vực xuất hiện nhiều mây tầng trung và cao, độ ẩm tương đối trong không khí
cao.
22




Có khả năng xuất hiện nắng nóng diện rộng trong các hạn dự báo.



Khả năng gây nắng nóng thuộc dạng nào.

3.4. Tổng hợp kết luận
Trên cơ sở các kết quả rút ra được qua phân tích, dự báo từ hoàn lưu khí quyển,
các sản phẩm mô hình số trị, các sản phẩm từ vệ tinh, các kết quả dự báo định lượng Tx
các địa điểm và khu vực cho các hạn dự báo, dự báo viên tổng hợp, đánh giá và đưa ra
kết luận cuối cùng:


Có khả năng xuất hiện nắng nóng diện rộng hay không.



Khu vực nào có nắng nóng diện rộng và thời điểm bắt đầu.




Ước lượng cường độ nắng nóng trên các khu vực qua các hạn dự báo.



Khả năng kéo dài và thời điểm kết thúc.



Ra quyết định có phát bản tin nắng nóng trên diện rộng hay không.



Nếu có dự thảo nội dung bản tin dự báo nắng nóng diện rộng.

4. Theo dõi, đính chính, lưu trữ và đánh giá
4.1. Theo dõi – đính chính
Sau khi các bản tin dự báo nắng nóng diện rộng đã được phát hành, dự báo viên
trực ca vẫn phải liên tục theo dõi diễn biến cụ thể của thời tiết. Trường hợp thời tiết có sự
thay đổi đột ngột và có khả năng diễn biến tăng lên hoặc giảm đi mức độ dự báo, dự báo
viên trực ca phải phân tích đánh giá và sửa chữa hoặc thay đổi lại một số nội dung trong
bản tin đã phát.
Các bản tin sau khi được sửa đổi, bổ sung phải nhanh chóng cập nhật lên Website
của Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, sau đó chuyển lại đến các địa chỉ theo quy
định.
4.2. Lưu trữ bản tin

23


Lưu trữ các bản tin dự báo nắng nóng diện rộng nhằm mục đích để các dự báo

viên nắm được các nhận định và các kết quả phân tích dự báo của các ca trước, theo dõi
và điều chỉnh các nội dung của các bản tin tiếp theo. Lưu trữ các bản tin còn có ý nghĩa
quan trọng trong việc tổng kết nắng nóng sau mỗi giai đoạn công tác.

4.3. Đánh giá bản tin
Phòng Quản lý dự báo có trách nhiệm đánh giá chất lượng các bản tin dự báo nắng
nóng trên diện rộng đã được phát hành.
Mặc dù đã có một phòng chuyên trách (phòng Quản lý dự báo) để đánh giá nội dung các
bản tin dự báo nắng nóng diện rộng, tuy nhiên sau mỗi một ca dự báo, các dự báo viên
cũng phải tự đánh giá nội dung bản tin mà mình đã thực hiện nhằm mục đích rút kinh
nghiệm, tìm ra những sai sót để bổ sung, sửa chữa và hoàn thiện cho các lần dự báo tiếp
theo.

24



×