Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN các QUY ĐỊNH về bảo vệ môi TRƯỜNG VÙNG KHU vực MIỀN bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.87 KB, 23 trang )

Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ XÂY DỰNG
Ngày 19/8/1995 Hội đồng Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt

Nam (VACNE) đã quyết định xúc tiến việc thành lập một cơ sở khoa học và công nghệ
trực thuộc Hội với nhiệm vụ tạo điều kiện cho Hội đồng Trung ương của Hội (nay là Ban
Chấp hành Trung ương của Hội) và các hội viên tiến hành các hoạt động giáo dục, đào
tạo, phổ biến kiến thức, nghiên cứu, triển khai, tư vấn về khoa học và công nghệ môi
trường, phản biện về khía cạnh môi trường các chương trình và dự án phát triển. Ngày
16/10/1995 Chủ tịch Hội đã ra quyết định số 37/HMTg-QĐ thành lập Trung tâm Môi
trường và Phát triển Bền vững và cử các cán bộ lãnh đạo Trung tâm. Trung tâm đã đăng
ký hoạt động với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN-MT) theo (Giấy chứng
nhận Hoạt động KHCN số 431 ngày 11/11/1995). Trung tâm đã thực hiện các hoạt động
KHCN theo nhiệm vụ, chức năng, cơ cấu tổ chức đã được xác định, đạt nhiều thành tựu
bước đầu, có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu-triển khai các đề tài dự án trong nước và hợp
tác quốc tế. Sau khi hoạt động gần 5 năm, ngày 12/6/2001, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên
nhiên và Môi trường Việt Nam đã ra Quyết định số 09/QĐ-HMTg đổi tên Trung tâm
thành Viện Môi trường và Phát triển Bền vững (VESDI). Viện đã đăng ký lại hoạt động
KHCN và đã được Bộ KHCN-MT cấp Giấy chứng nhận hoạt động KHCN số 431, ngày
31/7/2001.
Từ thời điểm này Viện tiếp tục phát triển các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ
được giao và trở thành một tổ chức lớn mạnh hơn. Cho đến nay, ngoài Văn phòng chính
của Viện, sáu đơn vị thành viên của Viện đã được thành lập và triển khai các hoạt động:
• Chi nhánh phía Nam là Chi nhánh đầu tiên được thành lập theo Quyết định số


04/MTPTBV ngày 20/4/2000. Sau khi đổi tên thành Viện Môi trường và Phát triển
Bền vững, Chi nhánh phía Nam được Chủ tịch Hội VACNE ra Quyết định thành
lập số 12/QĐ-HMTg ngày 12/6/2001, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.
• Chi nhánh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên là chi nhánh kế tiếp được
thành lập theo Quyết định số 13/ QĐ-HMTg ngày 12/6/2001 của Chủ tịch Hội Bảo
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-1-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Trụ sở của Chi nhánh đặt TP. Nha Trang,
tỉnh Khánh Hòa.
• Chi nhánh Bắc Trung bộ là Chi nhánh tiếp theo được thành lập theo Quyết định số
45/MTPTBV ngày 25/11/2005 của Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển Bền
vững. Trụ sở của Chi nhánh đặt tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
• Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai (REC) được thành lập theo Quyết định ngày
29/11/2011 của Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển Bền vững, có trụ sở tại
Lô 23, Khu Đô thị Mới Văn Phú, Q. Hà Đông, TP Hà Nội.
• Trung tâm Tư vấn Chính sách và Giám sát Môi trường được thành lập theo Quyết
định ngày 22/12/2011 của Viện trưởng Viện Môi trường và Phát triển Bền vững.
Trụ sở của Trung tâm đặt tại Nhà C21, Ngõ 42, đường Nguyễn Thị Định, quận
Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
2.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VESDI
Theo điều lệ, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững có 3 nhiệm vụ:

1/ Tiến hành các hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu triển khai;

2/ Tư vấn khoa học và công nghệ về môi trường và phát triển bền vững;
3/ Phản biện xã hội các chương trình, dự án phát triển của nhà nước và các doanh
nghiệp.
Viện thực hiện các nhiệm vụ nói trên thông qua 5 loại hình hoạt động:
1/ Nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học và công nghệ phục vụ nhiệm vụ BVMT,
phát triển KTXH một cách bền vững.
2/ Tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo, phổ biến kiến thức và thông tin, nâng cao
nhận thức về môi trường và phát triển bền vững (PTBV) phục vụ các cơ quan quản lý
của Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, các trường, các tổ chức xã
hội và các cộng đồng nhân dân.

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-2-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
3/ Tư vấn về chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch triển khai các biện pháp kỹ
thuật và công nghệ về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, hồi phục, cải
thiện chất lượng môi trường.
4/ Đánh giá môi trường chiến lược ((ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các
chương trình/ quy hoạch/ kế hoạch và các dự án phát triển KTXH. Đánh giá hiện trạng
môi trường và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường tại các
địa phương, khu công nghiệp, nhà máy, vùng nông nghiệp, công trình xây dựng.
5/ Hợp tác với các cơ quan ở trong nước, nước ngoài và tổ chức quốc tế theo các chương
trình, đề tài, dự án nghiên cứu, triển khai, theo các thỏa thuận và hợp đồng song
phương hoặc đa phương về BVMT và PTBV
3. LỀ LỐI LÀM VIỆC, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ
Về lề lối làm việc, Viện là cơ sở khoa học đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội Bảo

vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và nằm trong hệ thống các cơ sở khoa
học của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Viện có quyền hạn
và trách nhiệm như sau:
1/ Viện tự quản về hành chính, nghiệp vụ, nội dung công tác chuyên môn dựa trên Điều
lệ của Viện đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và các cơ quan
quản lý Nhà nước liên quan xét duyệt và chấp nhận. Viện có tư cách pháp nhân độc
lập.
2/ Viện tiến hành các hoạt động của mình với vốn tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật tự
có từ các nguồn: đóng góp của các thành viên và từ các hợp đồng hợp tác, tư vấn hoặc
dịch vụ.
Về tổ chức, Viện có các cơ quan lãnh đạo, tư vấn và các bộ phận công tác sau đây:
1/ Ban lãnh đạo Viện, gồm Viện trưởng và các Viện phó, có trách nhiệm trực tiếp chỉ
đạo và điều hành mọi hoạt động của Viện.
Ban Lãnh đạo của Viện gồm có Viện trưởng: PGS.TS. Lê Trình; các Phó Viện
trưởng: GS.TS. Trần An Phong, PGS.TS. Phạm Hoàng Hải và CN. Nguyễn Đức Tùng.

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-3-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
2/ Hội đồng Khoa học của Viện có trách nhiệm tư vấn cho lãnh đạo Viện về đường lối
và phương hướng hoạt động, khoa học và công nghệ, đánh giá hiệu quả của công tác này
và đề xuất biện pháp cải tiến.
Hội đồng có các nhà khoa học uy tín trong nước: GS.TS. Lê Thạc Cán (Chủ tịch
HĐKH), PGS.TS. Lê Trình, PGS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, GS.TSKH. Đặng Trung
Thuận, PGS.TS. Trần Yêm, PGS.TS. Lê Đình Thành, ThS. Võ Trí Chung, CN. Nguyễn
Đức Tùng.

Về nhân sự, với Văn phòng chính tại Hà Nội và 6 Chi nhánh, Trung tâm tại 3 miền
Viện hiện có trên 40 cán bộ, trong đó: 2 GS, 4 PGS, nhiều TS, ThS và còn lại là kỹ sư, cử
nhân.
Viện còn có đội ngũ cộng tác viên đông đảo hơn 20 cán bộ là các GS, PGS, TS ở các
trường, viện nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với Viện.
Viện có trang bị điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho hoạt động KHCN.
Viện đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, có uy tín, hoạt động có hiệu quả với
nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế.
4.

CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHCN VỀ MÔI TRƯỜNG

4.1. Các đề tài dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ (chủ trì)


Các nghiên cứu về diễn biến môi trường liên quan đến công trình Thủy điện Sơn
La: đề tài độc lập cấp Nhà nước (1995-1996), đề tài KHCN0707 thuộc Chương
trình Nghiên cứu cấp Nhà nước về Tài nguyên Thiên nhiên và Bảo vệ Môi
trường KHCN07 (1996-2001), báo cáo ĐGTĐMT dự án Thủy điện Sơn La (hợp
tác với Viện Địa lý, TTKHTN&CNQG, 1999-2000); tham gia công tác thẩm
định dự án Thủy điện Sơn La về mặt môi trường (1997, 2000-2001, 2005).



Nghiên cứu tác động môi trường của công trình thủy điện Trị An và đề xuất các
phương án phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Đề tài cấp Nhà nước thuộc
Chương trình KHCN cấp Nhà nước về Bảo vệ Môi trường KT.02, 1992-1995
(chủ trì).

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2


-4-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
• Định hướng quy hoạch một số điểm tái định cư công trình Thủy điện Sơn La:
Phiêng Tìn (Mường La), Phiêng Pằn (Mai Sơn), Phiêng Lanh (Thuận Châu) và
Bản Bo (Phong Thổ) (1998) (chủ trì).


Nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội, môi trường của di dân nông thôn tới
nông thôn ở Việt Nam. Thực hiện theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT
và UNDP (1998) (chủ trì).



Nghiên cứu về tham gia của công chúng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch
di dân dự án Thủy điện Ya Li (1999-2000), với sự hợp tác và hỗ trợ của Chương
trình KHCN07; Ban Quản lý dự án Thủy điện Ya Li và của Oxfam Hong Kong
và Oxfam Canada (chủ trì).



Xây dựng Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam. Đề tài cấp Nhà nước thuộc
Chương trình KHCN cấp Nhà nước về Bảo vệ Môi trường KT.02, 1992-1995
(tham gia).




Nghiên cứu diễn biến môi trường 2 vùng Kinh tế Trọng điểm (Chủ trì: Nghiên
cứu diễn biến môi trường Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam), 2003-2004.



Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng trầm
tích và nước biển xa bờ, 2008-2009 (chủ trì).



Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) quy hoạch phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, 2008 (chủ trì).



Nghiên cứu lập Hướng dẫn ĐMC cấp tỉnh và cấp vùng cho Bộ KH-ĐT, 2010
(chủ trì).

11. Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia của Việt Nam,
2002-2003.
4.2. Các đề tài cấp tỉnh, thành phố (chủ trì)
• Nghiên cứu thống kê các nguồn ô nhiễm và đánh giá khả năng tiếp nhận chất thải
của sông, rạch thành phố Cần Thơ, 2004-2005.
• Nghiên cứu xây dựng kế hoạch hành động BVMT Thủ đô Hà Nội đến 2010, 20012002.
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-5-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường

• Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn Hà Nội về chất lượng nước mặt, 2004.
• Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn Hà Nội về nước thải, 2006.
• Điều tra, khảo sát, nghiên cứu quy hoạch môi trường tỉnh Thái Nguyên, 20082009.
• Nghiên cứu Quy hoạch hệ thống các Khu xử lý CTR cho TP. Hải Phòng, 2010.
• Nghiên cứu lập Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học tỉnh Thái Nguyên, 2011.
• Đánh giá hiện trạng và các tác động của hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn
TP. Hải Phòng, đề xuất các giải pháp quản lý (2009).
4.3. Quan trắc môi trường
Từ năm 1995 đến nay cán bộ khoa học của Viện Môi trường và Môi trường Phát
triển Bền vững đã phối hợp với nhiều đơn vị KH-CN thực hiện công tác quan trắc
(monitoring) về môi trường như sau:
• Quan trắc môi trường Dự án WB “Nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và
Cảng Cần Thơ: từ TP Hồ Chí Minh đi Cà Mau và Hà Tiên” (quan trắc thủy hóa,
bùn đáy, thủy sinh…), 2000-2005.
• Quan trắc môi trường Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, bao gồm cả sông Thị Vải (thủy
hóa, thủy sinh), 2003 -2006.
• Quan trắc môi trường Dự án Trung tâm Nhiệt điện Phú Mỹ (quan trắc ô nhiễm
không khí, nước), 2004 đến nay.
• Quan trắc môi trường Dự án Nhà ga Quốc tế sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Dự
án JBIC), (ô nhiễm không khí, ồn, rung), 2004 -2007.
• Quan trắc chất lượng nước Dự án WB “Bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập
nước ở Việt Nam”, 2005-2006.
• Quan trắc môi trường Dự án Nhà ga T2 Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài
(JICA), 2010-2013.
• Quan trắc môi trường Dự án Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương II (TAISEI), 20112013.
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-6-



Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
4.4. Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Khoa Môi trường

Từ 1995 đến nay Viện đã thực hiện nghiên cứu cho trên 150 dự án đầu tư trong và
ngoài nước, trong đó có trên 60 dự án lớn. Các báo cáo ĐTM đều đã được Hội đồng thẩm
định Nhà nước hoặc tỉnh/thành hoặc tổ chức quốc tế phê duyệt.
Một số nghiên cứu ĐTM tiêu biểu do các chuyên gia của Viện MTPTBV chủ trì
được nêu dưới đây (trong dấu ngoặc đơn là tên cơ quan/công ty đầu tư hoặc giao thực
hiện ĐTM).
4.5. Các đề tài, dự án liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, biến
đổi khí hậu và phát triển bền vững


Điều tra về tài nguyên nước mặt và nước ngầm tỉnh Ninh Thuận. Thực hiện theo
yêu cầu của UBND tỉnh Ninh Thuận (1998).



Điều tra về tình hình cung cấp nước sạch cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Cùng
thực hiện với Đại học Thủy lợi Hà Nội (2000).



Đề tài quản lý môi trường vùng Mê Kông, thực hiện trong phạm vi đề tài lớn
của WRI (2001).




Quy hoạch MT tỉnh Quảng Trị, thực hiện theo yêu cầu của Sở KHCNMT tỉnh
Quảng Trị (2001).



Xây dựng Bộ chỉ thị môi trường quốc gia, thực hiện theo yêu cầu của Cục Môi
trường (2002).



Xây dựng Bộ chỉ thị môi trường cho tỉnh Quảng Trị, thực hiện theo yêu cầu của
Sở KHCNMT tỉnh Quảng Trị (1999-2000).



Đánh giá những biến động môi trường trong các vùng trồng cây công nghiệp lâu
năm và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường ở tỉnh Đắc Lắc, thực hiện theo yêu
cầu của Liên hiệp các Hội KHKTVN (2002).



Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể môi trường tỉnh Bình Phước đến năm
2010.



Xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam. Thực hiện theo yêu cầu
của Liên hiệp các Hội KHKT VN (2003).

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2


-7-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
• Dự án Johannesburg về Phát triển Bền vững ở Việt Nam. Báo cáo của các tổ
chức ngoài chính phủ Việt Nam (2002).


Dự án bảo tồn, phát triển nguồn gien quý hiếm và bảo vệ đa dạng sinh học ở xã
Thài Pìn Tủng, huyện Đồng Văn, Lạng Sơn (GEF/SGP) (2003).



Tham gia Đề tài KC0706 thuộc Chương trình Khoa học cấp Nhà nước KC08 về
môi trường nông thôn Việt Nam.



Tham gia Đề tài KC0708 thuộc Chương trình Khoa học cấp Nhà nước KC08 về
kinh tế, xã hội, môi trường Quảng Bình và Quảng Trị.



Một số đề tài, dự án liên quan đến hoạt động du lịch: Dự án Quy hoạch phát
triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An; Định hướng phát triển
du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên; Quy hoạch phát triển du lịch dưới tán rừng tỉnh
Lâm Đồng.




Báo cáo độc lập của các tổ chức phi chính phủ về Hiện trạng môi trường Việt
Nam. Kinh phí từ Cộng đồng Châu Âu (EU).



Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường ở
Việt Nam. Dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường giao. Kinh phí từ Cộng đồng
Châu Âu (EU).



Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ quản lý môi trường và đánh giá tác động môi
trường cho các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (1997); các tỉnh
đồng bằng sông Hồng (1998); Bắc Trung bộ (1999).



Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ cấp huyện và xã (1999).



Nghiên cứu về GDMT trong các trường Trung học chuyên nghiệp (1998-2002).
Biên soạn Giáo trình giảng dạy về giáo dục môi trường trong các trường trung
học chuyên nghiệp (2002-2003).



Triển khai hoạt động Mạng lưới giáo dục, đào tạo và truyền thông môi trường

Việt Nam (2003).



Nâng cao nhận thức và sự tham gia cộng đồng trong quá trình xây dựng Luật Du
Lịch ở Việt Nam (2004-2005).

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-8-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
• Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững
huyện Đăk Hà tỉnh Kon Tum (2004).


Nghiên cứu đánh giá kinh tế trang trại nhằm cụ thể hóa phương hướng chăn nuôi
đại gia súc và tài nguyên rừng ở huyện M’ Đrăk của tỉnh Đăk Lăk.



Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 5 huyện Ngọc Hồ, Đăk Tô, Tu Mơ
Rông, Đăk Lây và Kon Plông của tỉnh Kon Tum.



Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS phục vụ đánh giá đất, quy hoạch sử dụng
đất và phát triển nông nghiệp bền vững huyện Ea Kar (Đak Lăk) và huyện Chư

Sê (Gia Lai).



Xây dựng mô hình hợp tác sản xuất quy mô nhỏ nhằm nâng cao năng lực xóa
đói giảm nghèo cho phụ nữ huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh (2004-2005).



Xây dựng mô hình canh tác bền vững trên đất dốc để đảm bảo an ninh lương
thực cho một số dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi tỉnh Nghệ An (20042005).



Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản đầu tư thấp giúp xóa đói giảm nghèo, bảo
vệ rừng ngập mặn và các nguồn lợi tự nhiên ở Thạch Hà, Hà Tĩnh (2004-2005).



Hỗ trợ phát triển các loại cây đặc sản của vườn rừng, vườn nhà giúp xóa đói
giảm nghèo ở Hương Long, Hương Khê, Hà Tĩnh (2004-2005).



Đa dạng hóa sinh kế giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi Cẩm
Xuyên, Hà Tĩnh (2004-2005).



Tác động môi trường của việc thực hiện các phương hướng phát triển kinh tế xã hội trên các đảo ven bờ ở nước ta.




Xây dựng khung chương trình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
cho Vườn Quốc gia Chàm Chim và Khu Bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen. Kinh
phí tài trợ bởi Chương trình Bảo tồn và Sử dụng Bền vững Đa dạng sinh học các
vùng Đất ngập nước Lưu vực sông Mê Kông (MWBP).

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

-9-


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
• Dự án RURBIFARM hợp tác với Đại học Nông nghiệp Upsala, Thụy Điển
(SLU); Viện Khoa học Đất Trung Quốc; Đại học Chiang Mai, Thái Lan; Đại
học Bangor, Anh. Kinh phí từ Cộng đồng Châu Âu (EU) (2003-2006).


Nâng cao năng lực xây dựng dự án khả thi về trồng rừng ở Việt Nam. Phối hợp
với Tổ chức JICA, Nhật Bản (2008).



Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng
bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ 14 phù hợp kinh tế hội nhập theo hướng phát triển bền
vững đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 (2008-2009).




Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng trong việc hoàn thiện các văn
bản pháp quy liên quan tới phát triển du lịch và công tác BVMT tại một số điểm
du lịch của tỉnh Quảng Trị. Kinh phí tài trợ từ Quỹ Môi trường Sida, Đại sứ
quán Thụy Điển (2007-2008).



Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phát triển bền vững và định hướng chiến lược
phát triển bền vững tỉnh Kon Tum đến năm 2020 (2008).



Xác định vấn đề sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Sê San,
Srêpok, Sê Kông và hợp tác giữa Campuchia, Lào và Việt Nam trong đề xuất lộ
trình phát triển. Kinh phí từ Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.



Nghiên cứu lập quy hoạch phát triển cao su tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2015.



Dự án Nghiên cứu Hỗ trợ nâng cao năng lực thể chế theo dõi chỉ số đói nghèo
và môi trường, 2008.



Nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển bền vững Khu Dự trữ Sinh quyển
quần đảo Cát Bà, TP. Hải Phòng, (2008-2009).




Dự án nghiên cứu cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm nước sông Tô Lịch. Quỹ
Châu Á (TAF), 2009-2010.



Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào quá trình xây
dựng chính sách ở Việt Nam. Quỹ Châu Á (TAF), 2009-2010.



Xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái nông lâm kết hợp với dưỡng sinh
chữa bệnh tại huyện Kim Bôi và Mai Châu tỉnh Hòa Bình, 2010.

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 10 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
• Nghiên cứu đề xuất chính sách cải tiến việc huy động sự tham gia của cộng
đồng trong quá trình đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức Oxfam Anh, 2010-2011.


Xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010-2015, định hướng đến năm 2025, 2010-2011.




Xây dựng cơ chế chính sách đối với cộng đồng địa phương ĐBSCL trong chia
sẻ ứng phó với biến đổi khí hậu: thích ứng với lũ, nước biển dâng, giảm thiểu
tác hại xâm nhập mặn, WWF và GIZ, 2011.



Tăng cường năng lực hợp tác giữa các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và cộng
đồng địa phương trong xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở
ĐBSCL. WWF và GIZ, 2011.



Nghiên cứu xây dựng đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông
thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (2011-2012).



Dự án Quan hệ đối tác Hành động cộng đồng về biến đổi khí hậu. Cơ quan Phát
triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA), 2011-2013.



Dự án Cải tiến các quy định về tham vấn cộng đồng trong quá trình đánh giá tác
động môi trường các dự án phát triển KTXH trong soạn thảo Luật Môi trường
2013 và trong các văn bản liên quan dưới luật sẽ ban hành. Tổ chức Oxfam,
2012-2013.

5. ĐÀO TẠO CÁN BỘ VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Nhằm phát triển ngành khoa học môi trường ở các địa phương, các cán bộ và CTV
của Viện đã tham gia giảng dạy trên 30 khóa đào tạo ngắn hạn ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải
Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế, Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Lâm Đồng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, và TP. Hồ Chí Minh.
Một số cán bộ chủ chốt của Viện được các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, , Đại
học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Y tế cộng đồng, Đại học Tài
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 11 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
nguyên và Môi trường mời giảng dạy về các môn chuyên đề về ô nhiễm nước, xử lý nước
thải, đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, phát triển bền vững. Cán bộ của
Viện MTPTBV đã hướng dẫn trên 50 luận văn thạc sỹ, tiến sỹ và nhiều luận văn cử nhân,
kỹ sư môi trường.
Một số cán bộ chủ chốt của Viện cũng đã được các dự án quốc tế mời tham gia giảng
dạy chuyên đề, báo cáo khoa học về môi trường ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Hoa Kỳ, Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, CHLB Đức.
6.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
Trong 15 năm qua tập thể nghiên cứu của Viện đã công bố:
• Trên 200 tập báo cáo khoa học bao gồm báo cáo các đề tài nghiên cứu cấp Nhà
nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp thành, các báo cáo đánh giá tác động môi trường
(ĐTM), trong đó có trên 50 tập báo cáo ĐTM được dịch ra tiếng Anh. Tất cả các
báo cáo đề tài nghiên cứu và báo cáo ĐTM đều được các Hội đồng Khoa học của

TW và tỉnh, thành nghiệm thu.
• 7 quyển sách về môi trường, quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm và đánh giá
tác động môi trường (NXB Sự thật, NXB Khoa học - Kỹ thuật, NXB Quân đội
Nhân dân, NXB Xây dựng).
• 2 tập giáo trình phục vụ đào tạo ở Trường Đại học Bách khoa TP. HCM.
• 1 tập giáo trình phục vụ đào tạo ở Trường Đại học Quốc gia TP. HCM
• 2 tập giáo trình phục vụ đào tạo ở Trường Đại học Mở Hà Nội.
• 50 báo cáo khoa học trong các hội nghị môi trường trong nước và quốc tế.
• Trên 30 bài báo đăng trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước.

Đặc biệt quyển sách “Việt Nam – Môi trường và Cuộc sống” đã được Hội đồng giải
thưởng Sách Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam trao tặng Giải Bạc – Sách hay năm 2005
(QĐ Khen thưởng số 09-2006/QĐ-HXBVN, ngày 28/5/2006).

PHẦN II NỘI DUNG

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 12 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG VÙNG KHU VỰC MIỀN BẮC
DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN 3
Trong quá trình thực tập tại viên môi trường và phát triển bền vững, được đi thực
tế cùng đơn vị đặc biệt tại Miền Bắc trong Dự án Tài chính nông thôn 3, tôi đã tích lũy

được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Trong quá trình đi thực tế được phân
công đi tham vấn cộng đồng và tổng hợp thu thập thông tin cho dự án, tôi cũng thu được
cho mình một số kinh nghiệm. Dưới đây là một số những kết quả trong đợt đi thực tế Dự
án Tài chính nông thôn 3.
Khu vực miền Bắc có 8 PFIS và 12 Tiểu Dự án (TDA) thuộc các ngành nghề sau:
thủy sản, chăn nuôi, nông nghiệp, sản xuất giấy, kinh doanh thương mại...
Khu vực miền Bắc bao gồm 26 tỉnh và thành phố. Tuy nhiên, các PFIS và Tiểu Dự
án (TDA) trong danh sách được khảo sát chỉ nằm ở 7 tỉnh sau: Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Nam Định.
Khu vực miền Bắc có thể chia thành 02 vùng kinh tế - sinh thái: vùng Đồng bằng
sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc. Trong đợt khảo sát tháng 7 năm 2010, có 5
PFIS và 6 TDA thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng (4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc
Ninh và Nam Định) và có 3 PFIS và 7 TDA thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc (3
tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên và Lạng Sơn).
1. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG KINH TẾ CỦA CÁC TDA
1.1 VỊ TRÍ CÁC TIỂU DỰ ÁN ĐƯỢC KHẢO SÁT
Trong đợt khảo sát tháng 2/2013, đoàn tư vấn hỗ trợ miền Bắc đã đến hỗ trợ cho 13
TDA. Tuy nhiên, TDA Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh tại phường Hội Hợp, thành
phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc do kế hoạch sản xuất cũng như Chủ TDA bận công việc nên
đoàn tư vấn không thể đến và tiếp xúc trực tiếp. Do vậy, trong phần này không đánh giá
TDA tại Vĩnh Phúc.
Khu vực miền Bắc bao gồm 12 TDA nằm tại 06 tỉnh: Bắc Ninh, Hòa Bình, Thái
Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Nam Định, trong đó:
-

Bắc Ninh có 1 TDA, chiếm 8,2% .

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 13 -



Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
- Hòa Bình có 2 TDA, chiếm 16,7%.
-

Thái Nguyên có 2 TDA, chiếm 16,7%.

-

Lạng Sơn có 3 TDA, chiếm 25%.

-

Quảng Ninh có 2 TDA, chiếm 16,7%.

-

Nam Định có 2 TDA, chiếm 16,7%.

Khoa Môi trường

1.2 PHÂN LOẠI CÁC TDA THEO NGÀNH NGHỀ
Bảng 1.1 và Hình 1.1 mô tả các TDA khu vực miền Bắc theo ngành nghề khác
nhau.
Bảng 1.1: Phân loại các TDA theo ngành nghề
TT Tên ngành nghề

Số TDA


%

1

Sản xuất giấy

1

8,3

2

Nuôi trồng thủy sản

2

16,7

3

Chăn nuôi

2

16,7

4

Nông nghiệp


4

33,3

5

Nông nghiệp + Chăn nuôi

2

16,7

1

8,3

6
Vận tải
Nguồn: VESDI, 2013

Hình 1.1: Phân loại các TDA theo ngành nghề
1.3 Hiện trạng kinh tế
Thực trạng thu nhập của các hộ gia đình trong đợt khảo sát tháng 2/2013 như sau:
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 14 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường

- Số TDA có thu nhập khá (≥10 triệu/tháng): 5 TDA (chiếm 41,7%)
-

Số TDA có thu nhập trung bình (5,0 – 10,0 triệu): 2 TDA (chiếm 16,7%)

-

Số TDA có thu nhập trung bình (2,0 – 5,0 triệu): 2 TDA (chiếm 16,7%)

-

Số TDA có thu nhập thấp (1,0-2,0 triệu/tháng): 2 TDA (chiếm 16,7%)

-

Số TDA có thu nhập rất thấp (<1,0 triệu/tháng): 1 TDA (chiếm 8,3%)
Thực trạng thu nhập của các chủ TDA phân theo ngành nghề được nêu trong Bảng

1.2
Bảng 1.2 : Thu nhập của các TDA phân theo ngành nghề
T
T
1

Tên
ngành
nghề
Sản xuất

Số


Số TDA

TDA (>10tr/tháng)

Số TDA

Số TDA

Số TDA

(5-10

(2-5

(1-2

Số TDA

tr/tháng) tr/tháng) tr/tháng)

(<1tr/tháng)

1

1

0

0


0

0

2

1

0

0

0

1

2

1

0

1

0

0

4


0

1

1

2

0

2

1

1

0

0

0

6
Vận tải
1
Nguồn: VESDI, 2013

1


0

0

0

0

giấy
Nuôi

2

trồng
thủy sản

3
4

Chăn
nuôi
Nông
nghiệp
Nông

5

nghiệp +
Chăn
nuôi


Nhìn chung, thu nhập thực tế của chủ TDA qua đợt khảo sát so với thu nhập trung
bình tại Việt Nam khá cao, cao nhất là các TDA ngành sản xuất giấy, vận tải, nuôi trồng
thủy sản và nông nghiệp kết hợp chăn nuôi.
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 15 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC
TIỂU DỰ ÁN KHU VỰC MIỀN BẮC
2.1. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các TDA
Trong tháng 2/2013, Đơn vị Tư vấn đã điều tra, hỗ trợ cho 12 TDA khu vực miền
Bắc trong 6 ngành nghề khác (Bảng 1.1).
Qua tổng hợp phiếu điều tra, 9/12 TDA (chiếm 75%) có thể đánh giá nhận thức
khá tốt về BVMT. Hiện tại còn 3/12 chủ TDA còn chưa quan tâm đến công tác BVMT
chủ yếu do quy mô của TDA nhỏ, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác bảo vệ môi trường về ngành nghề đến
người vay vốn. Tổng hợp số lượng các TDA có quan tâm công tác BVMT theo ngành
nghề được trình bày cụ thể trong Bảng 2.1
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp đánh giá mức độ nhận thức BVMT của các TDA khu vực
miền Bắc theo ngành nghề
Mức độ nhận thức công tác BVMT
Tổng
TT
Tên ngành nghề
Tốt
Chưa tốt

cộng
Số lượng
%
Số lượng
%
1

Sản xuất giấy

1

100

0

0

1

2

Nuôi trồng thủy sản

2

100

0

0


2

3

Chăn Nuôi

1

50

1

50

2

4

Nông nghiệp

3

75

1

25

4


5

Nông nghiệp + Chăn
Nuôi

2

100

0

0

2

6

Vận tải

0

0

1

100

1


Tổng cộng
9
75
3
25
Nguồn: Tổng hợp Bản nhận xét của điều tra viên của VESDI, tháng 2/2013

12

Qua Bảng 2.1 cho thấy, 3/6 ngành có 100% TDA được điều tra nhận thức tốt công
tác BVMT.
Số ngành có trên 50% TDA có nhận thức tốt về BVMT là 2, gồm: Nuôi trồng thuỷ
sản và chăn Nuôi. Các TDA này mặc dù đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường
nhưng do không có hướng dẫn cụ thể từ phía PFI và cơ quan môi trường địa phương nên
thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Qua phỏng vấn các Chủ TDA nhận thức rõ bảo vệ môi
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 16 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
trường không những là bảo vệ sức khoẻ người dân xung quanh mà còn là bảo vệ sức khoẻ
chính mình, cho người lao động tại cơ sở.
Ngành vận tải chỉ điều tra 1 TDA nên nhận định về công tác bảo vệ môi trường sẽ
không khách quan, nên không đánh giá.
Như vậy, 5/6 ngành có trên 50% TDA nhận thức tốt về môi trường, chủ yếu do các
Chủ TDA tự tham khảo tài liệu, học hỏi kinh nghiệm xung quanh… và tự nhận thức trách
nhiệm phải bảo vệ môi trường. Đối với các PFI, các TDA chỉ thực hiện bản cam kết bằng
văn bản, trao đổi trực tiếp, không được cung cấp tài liệu, không được hướng dẫn hoặc tập

huấn.
2.2 Hoạt động bảo vệ môi trường của các tiểu dự án
Trong đợt khảo sát từ tháng 2/2013, khu vực miền Bắc có 12 TDA được điều tra.
Tất cả TDA đều nằm cách xa các khu bảo tồn thiên nhiên hay các khu vực cần phải bảo
vệ các giá trị tài nguyên sinh học.
Hầu hết các TDA đã cố gắng tuân thủ BVMT nên phần lớn các TDA không bị dân
người dân hay chính quyền khiếu kiện hay phàn nàn (chỉ trì một số TDA gai công cơ khí
và sản xuất gạch, nhưng ý kiến than phiền cũng không nghiêm trọng).
• Hoạt động BVMT của các TDA thuộc lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Trong khu vực miền Bắc, có 2 TDA thuộc lĩnh vực Nuôi trồng thuỷ sản (01 thủy
sản nước mặn và 01 thủy sản nước ngọt)
Xử lý chất thải rắn của các TDA
Tất cả các TDA thuộc nhóm này cần có biện pháp xử lý chất thải rắn phát sinh
trong quá trình hoạt động.
Đối với TDA nuôi thủy sản nước ngọt: chất thải rắn phát sinh trong hoạt động của
các TDA này chủ yếu từ bùn nạo vét ao. Qua điều tra thực tế, các TDA sử dụng bùn thải
để đắp bờ ao hoặc đắp vào gốc cây.
Đối với TDA nuôi thủy sản nước mặn (nuôi hầu, tu hài...): chất thải rắn chủ yếu là
vỏ và giá thể (cát) của vật nuôi. Các loại chất thải này được đội vệ sinh của Công ty Môi
trường Đô thị thành phố Hạ Long đến tận khu vực nuôi thu gom.
• Hoạt động BVMT của các TDA thuộc lĩnh vực chăn nuôi – nông nghiệp
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 17 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
Trong khu vực miền Bắc, có 2 TDA thuộc lĩnh vực chăn nuôi và 02 TDA chăn
nuôi kết hợp nông nghiệp.

Xử lý chất thải rắn của các TDA
Tất cả các TDA thuộc nhóm này cần có biện pháp xử lý chất thải rắn phát sinh
trong quá trình hoạt động.
Trong 4 TDA có loại hình chăn Nuôi nhưng chỉ có 1 TDA có hệ thống xử lý chất
thải đảm bảo yêu cầu. TDA này đã xây hầm Biogas cho khu vực chăn Nuôi với thể tích
hầm từ 5 m3 cho từng khu vực chuồng. Bã thải từ hầm Biogas định kỳ lấy ra cho cá ăn
hoặc bán cho người dân trong khu vực làm phân bón.
3 TDA còn lại đã thực hiện biện pháp thu gom chất thải chăn nuôi tuy nhiên chưa
có biện pháp xử lý triệt để. Chất thải này được rắc vôi bột, men vi sinh, ủ từ 5 - 7 ngày
sau đó bán cho người dân trong vùng làm phân bón. Biện pháp này mặc dù chưa xử lý
triệt để chất thải chăn Nuôi nhưng cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm ra môi trường.
Xử lý nước thải của các TDA
Có 1/3 TDA xây hầm Biogas vừa xử lý chất thải rắn vừa xử lý nước thải chăn
Nuôi. Các TDA còn lại đã xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải nhưng không có
biện pháp xử lý mà thải thẳng ra hệ thống mương khu vực. Do số lượng lớn và gia cầm
chăn nuôi ít nên hiện tại chưa gây ảnh hưởng đến ao cá. Nhưng có thể nhận thấy tại các
TDA này khu vực chuồng nuôi có mùi hôi, mất mỹ quan, không hợp vệ sinh.
Một số ví dụ điển hình xử lý chất thải chăn nuôi tốt tại khu vực miền Bắc.
Ông Phạm Trọng Luật
Xóm 8 - Hoành Sơn - Giao Thủy - Nam Định
- Ngành nghề: Chăn Nuôi vịt - lợn.
- Quy mô chuồng trại lớn, trong chuồng thường xuyên Nuôi 10 - 15
con lợn và 300 con vịt.
- TDA đã đầu tư xây dựng 01 hầm Biogas đảm bảo xử lý toàn bộ nước
thải và chất thải rắn từ khu vực chuồng trại.
- Nước từ hầm Biogas được xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải trước
khi đưa ra hồ.
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 18 -



Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Phương

Khoa Môi trường

Xóm 4 - Hải Bắc - Hải Hậu - Nam Định
- Ngành nghề: Chăn Nuôi lợn - cây cảnh.
- Quy mô chuồng trại với lợn Nuôi thường xuyên 3 lợn mẹ và 15 lợn
con.
- Diện tích trồng cây trên 1.000 m2
- Chất thải từ chuồng trại rắc vôi, rơm. Ủ từ 5 - 7 ngày đưa đi bón cây
cảnh và ruộng.
• Hoạt động bảo vệ môi trường của các TDA thuộc lĩnh vực chế biến giấy
Trong đợt khảo sát tháng 2/2013, Đoàn Tư vấn Môi trường đã khảo sát 1 cơ sở chế
biến giấy của Ông Nguyễn Văn Tiến tại KCN Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh. Khu vực xung
quanh TDA dân cư thưa. Cơ sở đang trong giai đoạn xây dựng, chưa đi vào vận hành.
Qua điều tra, TDA đã và đang xây dựng, lắp hệ thống xử lý khí thải, nước thải theo
cam kết trong Báo cáo Đánh giá tác động môi trường
Xử lý ô nhiễm khí của TDA
Lò hơi mặc dù đã có hệ thống xử lý bụi (bằng cyclon), ống khói cao 20 m, tuy
nhiên trong khí thải có thể nhận thấy bụi phát thải ra môi trường.
Hiện trạng xử lý nước thải của các TDA
TDA sẽ áp dụng biện pháp tuần hoàn nước sản xuất. Hệ thống xử lý nước thải đã
lắp đặt đảm bảo tiêu chuẩn xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Phong
Khê, Bắc Ninh


Hoạt động bảo vệ môi trường của TDA thuộc lĩnh vực vận tải

Mục đích sử dụng vốn của TDA này là mua máy xúc. Máy xúc chỉ vận hành trong

khu vực cảng để bốc xếp hàng
Xử lý ô nhiễm khí và ồn
Nguồn gây ô nhiễm không khí và ồn do vận hành máy xúc. Chủ TDA theo định kỳ
thực hiện đăng kiểm tại cơ quan chức năng đối với phương tiện nên đảm bảo về mặt môi
trường.
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 19 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội

Khoa Môi trường

Chất thải rắn
Chất thải rắn của TDA bao gồm: dầu thải sửa chữa, giẻ dính dầu mỡ.
- Dầu thải được bán cho người dân đến thu mua.
- Giẻ dính dầu mỡ không nhiều nên được thu gom và đốt.
3. BÀI HỌC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC TDA
3.1. Nguyên nhân dẫn tới bảo vệ môi trường tốt
• Do WB, BIDV hướng dẫn
Theo quy định khi vay vốn RDF, tất cả các hồ sơ vay vốn của TDA phải có cam
kết thực hiện BVMT theo Bản Thoả thuận về bảo vệ môi trường đối với TDA vay vốn
Quỹ RDF - Dự án Tài chính Nông thôn III do WB tài trợ
-

Tuy nhiên, BIDV và các PFI chưa hướng dẫn cụ thể đối với các TDA về công tác
BVMT. Các TDA không được phát các tài liệu hướng dẫn, tờ rơi… về công tác

kiểm soát ô nhiễm (KSÔN), BVMT. Do vậy mức dộ nhận thức và biện pháp
BVMT của các TDA còn hạn chế.

-

Trong quá trình xét duyệt TDA, cán bộ tín dụng đã trao đổi bằng miệng với chủ
TDA về công tác.

• Do các cơ quan quản lý môi trường địa phương hướng dẫn
-

Trong quá trình lập hồ sơ vay vốn, cán bộ phụ trách địa chính và môi trường
xã đã xác nhận và yêu cầu các chủ TDA phải nghiêm chỉnh chấp hành công tác
BVMT tại cơ sở và xung quanh.

-

Tuy nhiên, các cơ quan môi trường địa phương (Phòng TNMT các huyện)
không có hướng dẫn cụ thể về các biện pháp BVMT cho các TDA vì có thể các
TDA này quá nhỏ, không thuộc ưu tiên KSÔN đối với các Phòng TNMT.

• Do nhận thức của TDA
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 20 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
Hầu hết các TDA thực hiện các biệp pháp BVMT là do nhận thức của họ

đối với môi trường.
-

Các chủ TDA đều biết rằng: việc đảm bảo BVMT trước hết là giữ cho chính
họ, sau đó là tránh ảnh hưởng đến người dân xung quanh.

-

Đối với TDA thuộc ngành chăn nuôi:
-

Do đặc thù ngành nghề nên việc giữ vệ sinh chuồng trại là vô cùng cần thiết.

-

Thực hiện các biện pháp như rắc vôi bột trong chuồng nuôi và trên đường trong
khu chuồng trại để tránh lây lan dịch bệnh (bệnh lở mồm long móng - đối với
lợn, bò ; cúm gia cầm - đối với chăn nuôi gà, vịt).

-

Xây hầm Biogas xử lý chất thải rắn, nước thải chuồng trại. Bã thải từ hầm
Biogas sử dụng làm phân bón.

Chủ TDA thực hiện các biện pháp trên theo sách hướng dẫn chăn nuôi, học hỏi
kinh nghiệm những người làm trước.
-

Có TDA treo mai đồi mồi trước cửa chuồng lợn nái để tránh gió độc, đây là
kinh nghiệm dân gian.


Chủ TDA đã có ý thực thực hiện các biện pháp trên với mục đích bảo vệ người lao
động và tránh ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
• Do năng lực tài chính, công nghệ của TDA
Cũng có nhiều TDA có nhận thức bảo vệ môi trường xung quanh nhưng rất ít hộ
có đủ năng lực tài chính để thực hiện các biện pháp KSÔN, BVMT.
3.2. Nguyên nhân dẫn tới tác động xấu đến môi trường
• Do WB, BIDV không hướng dẫn, kiểm tra
-

WB, BIDV chỉ buộc các TDA cam kết thực hiện, nhưng không có hướng
dẫn chi tiết giúp các TDA thực hiện công tác BVMT, cụ thể như:
-

Chưa tổ chức các lớp tập huấn công tác KSÔN và BVMT.

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 21 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
Khoa Môi trường
- Chưa phổ biến các tài liệu về biện pháp BVMT đối từng ngành nghề khác
nhau.
-

WB và BIDV chưa tổ chức các khóa tập huấn ngắn hạn về công tác BVMT đối
với cán bộ tín dụng của các PFI. Cán bộ tín dụng nếu được hướng dẫn về công
tác BVMT sẽ là người vừa tư vấn, vừa kiểm tra tính tuân thủ BVMT của các

TDA.

4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BVMT MỘT
CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT
4.1. Các biện pháp thực hiện các quy định về BVMT đối với Ban QLDA
• Nâng cao nhận thức về BVMT của các cán bộ của Ban QLDA.
• Có cán bộ chuyên trách về môi trường.
• Cử cán bộ tham dự các khóa tập huấn về BVMT.
• Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý môi trường địa phương
(Sở TNMT, Phòng TNMT cấp huyện).
4.2. Các biện pháp thực hiện các quy định về BVMT đối với các PFI/chi nhánh của
các PFI
• Nâng cao nhận thức về BVMT của cán bộ của các PFI/chi nhánh PFI.
• Tổ chức sớm và nhiều khóa tập huấn về BVTM cho các các bộ tín dụng của các
PFI.
• Soạn các sổ tay hướng dẫn, tờ rơi với nội dung đơn giản dễ hiểu, dễ áp dụng.
• Phối hợp với với các cơ quan, đơn vị quản lý môi trường địa phương (Sở TNMT,
Phòng TNMT cấp huyện).
4.3. Các biện pháp thực hiện các quy định về BVMT đối với TDA
• Tập huấn cho chủ dự án và công nhân các nội dung về BVMT và KSON.
• Tham quan các mô hình tốt.
SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 22 -


Trường Đại Học Tài nguyên Và Môi trường Hà Nội
• Cung cấp sổ tay hướng dẫn, tờ tơi.

Khoa Môi trường


• Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

PHẦN III KẾT LUẬN
Thời gian thực tập tại Viện Môi trường và Phát triển bền vững là hết sức bổ ích và
có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cho tôi thấy một phong cách làm việc nghiêm túc, nề nếp,
sự sắp xếp và bố trí công việc một cách khoa học. Vì vậy trong thời gian thực tập tại Viện
Môi trường và Phát triển bền vững với sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi của bản thân cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình của Các Anh (Chị) trong Viện đã giúp tôi có cơ hội để vận dụng những
kiến thức mà mình được học tại nhà trường với thực tế. Qua đợt thực tập này tôi đã tích
lũy cho mình chút kiến thức về tham vấn cộng đồng, thu thập và tổng hợp thông tin cho
tôi những kỹ năng và kinh nghiệm ban đầu. Nhưng từng đó thôi chưa đủ, muốn thành
công trong công việc sau này tôi cần trang bị thêm cho mình nhiều hơn nữa những kiến
thức thực tế.

SV: ĐẶNG VĂN MẠNH – LĐH1KM2

- 23 -



×