Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
Báo cáo thực
I. Lý luận chung:
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất là cơ quan tham mưu
cho UBND huyện Thạch Thất công tác quản lý nhà nước về quản lý sử dụng đất
đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Phòng có 37 cán
bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong đó bộ phận môi trường có 05
đồng chí (01 đồng chí lãnh đạo phòng phụ trách chung, 01 đồng chí chuyên viên và
03 cán bộ hợp đồng). Trong những năm qua, với tốc độ phát triển mạnh của hoạt
động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các sản phẩm làng nghề đã nảy
sinh nhiều vấn đề về công tác bảo vệ môi trường. Phòng Tài nguyên & Môi trường
đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt các chương trình tuyên truyền nâng
cao nhận thức cuả nhân dân trên địa bàn, thực hiện tốt công tác kiểm tra, phát hiện,
xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường.
Tuy nhiên, do địa bàn quản lý rộng, các loại hình hoạt động sản xuất kinh
doanh nhiều, đa lĩnh vực, đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý về bảo vệ môi
trường hạn chế về số lượng và trình độ chuyên môn do đó có nhiều khó khăn trong
công tác quản lý tại địa phương.
Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương,
Tôi đã tham khảo các tài liệu lưu trứ tại phòng Tài nguyên Môi trường, các số liệu
liên quan đến quản lý tài nguyên nước, các chỉ tiêu kinh tế xã hội của phòng Kinh
tế và các báo cáo kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng nội dung báo cáo
trong thời gian thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
1. Một số khái niệm cơ bản.
Có rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về môi trường và bảo vệ
môi trường. Theo nghĩa , chúng ta có thể xem xét trên một số quan điểm sau:
- Môi trường bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo
định nghĩa này thì không thể nào xác định được môi trường một cách cụ
thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trường và một quần thể, một
quần xã lại có một môi trường rộng lớn hơn.
- Môi trường là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo
định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiết cho loài
này nhưng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa
cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và
ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trường tự nhiên.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
1
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
- Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các
thực thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Từ định
nghĩa này ta có thể phân biệt được đâu là môi trường của loài này mà không phải là
môi trường của loài khác. Chẳng hạn như mặt biển là môi trường của sinh vật
màng nước (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trường của những
loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngược lại.
Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng hơn. Theo
định nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ
các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô
thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó
con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối
với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể
sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự
nghỉ ngơi của con người”.
Từ các quan điểm trên để thấy được có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến
môi trường và các từ ngữ liên quan. Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin đưa ra
khái niệm của một số từ ngữ chung nhất được đề cập trong tiểu luận và hiểu theo
định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCNVN thông
qua ngày 29/11/2005 như sau:
1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật.
2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác.
3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự
cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh
học.
4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
2
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ
môi trường.
6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.
8. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
9. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
10. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
11. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể
tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
12. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường,
các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.
2. Cơ sở pháp lý.
•
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và chính
thức có hiểu lực thi hành ngày 1/7/2006.
•
Căn cứ vào nghị định 80/2006NĐ_CP ngày 9/8/2006 của chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo vệ môi trường.
•
Quyết định số 22/2006 QĐ_BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
Nguyên Môi Trường về việc áp dụng các TCVN về môi trường
•
Căn cứ vào QCVN 01:2009 BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ăn uống
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
3
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
•
Căn cứ vào QCVN 06:2009 BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.
•
Căn cứ vào QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ngầm.
•
Căn cứ vào QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sinh hoạt.
•
Căn cứ vào QCVN 15:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
dư lượng hóa chất bảo vệ , hóa chất thực vật trong đất.
•
Căn cứ vào QCVN 07_2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại.
•
Căn cứ vào Nghị định 29-2009 quy chế KCN, KCX, KKT.
•
Căn cứ vào QCVN 25-2009 Về nước thải của bãi chôn lấp chất thải
rắn.
•
Căn cứ vào 02-2005-TT - BTNMT-Cấp phép việc tham dò, khai thác,
xả nước .thải.
•
Căn cứ vào nghị định 04-2007-NĐ-CP - Sửa đổi, bổ sung NĐ 97-2003
về phí bảo vệ môi trường.
•
Căn cứ vào Thông tư 05-2008-TT-BTNMT- Đánh giá môi trường
chiến lược, tác động và cam kết BVMT.
II_ Hiện trạng về môi trường và công tác quản lý môi trường địa
phương.
II.1_ Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
môi trường địa phương.
II.1.1: Về điều kiện tự nhiên.
II.1.1.1; Vị trí địa lý lãnh thổ và sự phân chia hành chính.
Huyện Thạch Thất nằm ở phía Tây thành phố HÀ NỘI, là vùng bán sơn địa,
có tọa độ địa lý từ 20058’23” đến 21027’54” Vĩ độ Bắc và 10027’54” và 105038’22” Kinh
độ Đông.
_ Phía bắc giáp huyện Phúc Thọ.
_ Phía đông giáp huyện Phúc Thọ , Quốc Oai.
_ Phía nam giáp với huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn (tỉnh HÒA BÌNH).
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
4
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
_ Phía tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Báo cáo thực
Diện tích tự nhiên của toàn huyện trước đây là 131,84 km2 , đơn vị hành
chính gồm thị trấn Liên Quan và 20 xã trong đó có 4 xã nằm ở phía bắc, 9 xã nằm
ở phía đông, 4 xã nằm phía nam, 3 xã nằm ở phía tây. Theo quyết định điều chỉnh
địa giới hành chính thành phố HÀ NỘI , từ ngày 1/8/2008 , có thêm 3 xã thuộc
huyenj Lương Sơn _ Hòa Bình được sáp nhập vào huyện Thạch Thất là : xã Tiến
Xuân, Yên Trung và Yên Bình.Diện tích đất tự nhiên được diền chỉnh từ 131,84
km2 lên thành 202,5 km2.
II.1.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện thạch thất.
A : Địa hình , địa mạo
Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng , độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Được chia làm 2 loại đia hình là vùng đồi gò , bán sơn địa nắm ở phía
Tây và vùng đồng bằng nằm ở phía đông. Cụ thể như sau:
_ Vùng đồi gò, bán sơn địa: Nằm ở phía hữu sông Tích và các xã mới sáp
nhập nằm phía Tây Nam huyện với diện tích khoảng 142,6 km2 , chiếm 70,4% diện
tích ,địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi núi thấp xẽn kẽ các dốc
trũng . Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong , tầng đất
canh tác thấp.
_ Vùng đồng bằng: Nằm ở phía tả ngạn song tích, địa hình tương đối bằng
phẳng, địa chất tương đối đồng nhất, chủ yếu nằm trên vùng đất phù xa, riêng song
Tích là nền địa chất phù xa cổ.
B : Đặc điểm khí hậu.
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù
của khí hậu nhiệt đới gió mùa , mùa đông lạnh , mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
_Nhiệt độ : nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,4 0C, trong đó cao nhất
lên tới trên 37,50C và thấp nhất 50C
_Số giờ nắng : trong năm trung bình 1680 giờ, năm cao nhất là 1700 giờ,
năm thấp nhất 1460 giờ.
_Lượng mưa : bình quân năm là 1628 mm, năm cao nhất là 2163mm và thấp
nhất là 1519mm. Lượng mưa phân bố không đồng đều , mưa tập trung từ tháng 5
đến tháng 10 , chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm , lượng mưa ngày lớn nhất có
thể lên tới 336mm. mùa khô từ cuối tháng 10 dầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau ,
tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và lượng mưa chỉ là 16-23mm.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
5
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
_Lượng bốc hơi : bình quân năm khoảng 860 mm, bằng 57% so với lượng
mưa trung bình cả năm.
_ Độ ẩm : không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong
năm biến thiên từ 80-89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là tháng 11 và
tháng 12 tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn.
_ Gió :hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam. Thỉnh
thoảng xuất hiện gió Tây Nam váo các tháng 6, 7.
C : Điều kiện thủy văn.
_Nước mặt : Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi
song Tích , kênh dẫn nuốc Đồng Mô- Ngài Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu trữ
trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ,
_ Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực. Vùng gò đồi phía phải song Tích
có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở
độ sâu 70-80m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng
bằng phía trái song Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng
khơi sâu trên 8m đều có nước , nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.
D : Đặc điểm thổ nhưỡng.
Nằm trong khu vực đòng bằng song Hồng, huyện Thạch Thất (trước khi
nhập them 3 xã) bao gồm những loại đất chính sau:
•
Nhóm đâí phù xa: Diện tích 6205,97 ha chiếm 47,07%
diện tích tự nhiên . Các loại đất trong nhóm đất phù xa được hình thành trên trầm
tích của các con sông. Gồm các loại đất như sau
Đất phù sa được bồi hàng năm(Pb):
Diện tích 150,82 ha chiếm 1,14%diện tích đất tự nhiên. Đất được hình thành do sự
bôi đắp một lượng phù sa mới hàng năm vào mùa mưa, tùy theo điều kiện địa hình
và động năng dòng chảy mà lượng phù sa mới được bồi đắp dày hay mỏng. Đất
phù sa được bồi hàng năm có độ phì khá, thích hợp với trồng các loại cây hoa màu
và cây công nghiệp ngắn ngày.
1.
2.
Đất phù sa không được bồi (P) :Diện tích 4867,07
ha chiếm 36,92% diện tích tự nhiên . Loại đất này có ở địa hình tương đối cao, đất
thoáng khí , thoát nước tốt, nơi có địa hình thấp thường có gờ lây yếu. Loại đất này
có độ phì khá cao thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa và cây hoa màu.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
6
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
3.
Đất phù s agley (Pg) : Diện tích 506,94 ha chiếm
3,85% diện tích tự nhiên . Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa trong điều
kiện yếm khí hình thành nên tầng Gley từ mức độ trung bình đến mạnh . Đây là
loại đất chuyên lúa phần lớn được thâm canh cao nên có vị trí quan trọng trong sản
xuất lương thực.
4.
Đất phù sa có tầng loang đổ đỏ vàng (Pf) : Diện
tích 681,14 ha chiếm 5,17% diện tích tự nhiên . Đất được hình thành trên sản phẩm
phù sa trong điền kiện địa hình cao. Vùng ở những chân đất cao , thoát nước tốt ,
điều kiện tưới có khó khăn nên trồng các loại cây hoa màu và cây ăn quả . Ở những
nơi chân đất có địa hình trung bình có điều kiện tưới tiêu nên trồng 2 vụ lúa hoặc
luân canh lúa màu.
•
Nhóm đất đỏ vàng , dện tích 3454,39 ha, chiếm 26,43 diện
tích tự nhiên , bao gôm 3 loại
1.
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) : Diện tích
281,20 ha chiếm 2,13% diện tích tự nhiên . Đất được hình thành trên đá phiến sét .
Hình thành phẫu diện thường có màu đỏ vàng, vàng đỏ là chủ đạo , đôi khi có màu
vàng nhạt . Đây là loại đất có độ phì khá, lại ở dạng đồi cao, tầng đất không dày
nên sử dụng cho lâm nghiệp.
2.
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) :Diện tích
3117,57 ha chiếm 23,65% diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên mẫu chất
phù sa cổ, thường ở địa hình đồi lượn sông có độ dốc dưới 15. Đây là loại đất có độ
phì thấp, phân bố ở địa hình ít dốc nên sử dụng trồng cây hoa màu và cây công
nghiêp ngắn ngày.
3.
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) : Diện
tích 85,62 ha chiếm 0,65% diện tích tự nhiên . Đây là loại đát hình thành trên nền
đất feralit và trên các laoij đá mẹ khác nhau hoặc mấu đất phù sa cổ, được con
người khai phá thành ruộng để trồng lúa nước , đã làm thay đổi các tính chất hoặc
hình phẫu diện so với đất hình thành tại chỗ. Hướng sử dụng : ở những vùng đất
giải quyết được nước tưới nên trồng 2 vụ lúa/năm. Ở những vùng không có điều
kiện tưới nên sử dụng công thức luân canh lúa- màu.
•
Nhóm đất thung lũng (D) : Diện tích 550,73 ha chiếm
4,18% diện tích tự nhiên . Đất thường phân bố ở các thung lũng vùng đồi. Đất được
hình thành do sản phẩm bội tụ từ bên trên đồi đưa xuống , tầng đất thường lẫn sỏi
đá, nơi thấp thường có gley. Hiện tại loại đất này đang được dử dụng trồng lúa.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
7
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
Hướng sử dụng : trồng 2 vụ lúa/năm ở những nơi chủ động nước tưới luân canh
lúa- màu ở những nơi thiếu điều kiện tưới gặp khó khăn.
II.1.1.3 Tài nguyên.
Huyện Thạch Thất là khu vực khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Các
khoáng sản chính chỉ có : đất sét để sản xuất gạch ngói , đá ong. Sét có nhiều ở xã
Đại Đồng, đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi những tập trung
nhiều ở xã Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 84, chủ
yếu tập trung ở xã Binh Yên. Diện tích rừng lớn với 2403,64 ha đất rừng, chiếm
11% tổng diện tích đất tự nhiên nhưng tính đa dạng sinh học không cao. Phần lớn
là rừng trồng tập trung tại các xã mới sáp nhập về Thạch Thất( chiếm 72%), một
phần là rừng phòng hộ và rừng đặc rụng thuộc Vườn quốc gia Ba Vì . Tài nguyên
nước trước đây dồi dào nhưng những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa và công
nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm và suy giảm , đặc
biệt là các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.
Hiện nay việc khai thác các nguồn tài nguyên trên địa bàn Huyện chủ yếu là
tài nguyên đất, tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.Một số
khu vực đang diễn ra quá trình san lấp mặt bằng làm đất ở, đất công nghiệp hoặc
đường giao thong nên tài nguyên đât khai thác mạnh tại các xã mới sáp nhập. Đất
đá ong cũng được khai thjacs mạnh ở các xã vùng gò như Bình Yên, Đồng Trúc,
Hạ Bằng. Đất sét cũng được khai thác tại Kim Quan, Đồng Trúc với khối lượng
không nhiều. Ngoài ra, tài nguyên rừng chủ yếu là rừng trồng được khai thác theo
chu kì lâm nghiệp tại các xã mới sáp nhập , ấc xã đồi gò phía Tây huyện có phần
lớn diện tích rừng chuyển giao cho khu công nghiệp Bắc Phú Cát(cũ), Đại học
Quốc gia nên chỉ còn khoảng 301,7 ha được thống vào đất lâm nghiệp.
II.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
II.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế.
II.1.2.1.1 Nông nghiệp.
Mặc dù nông nghiệp không là nguồn thu chủ yếu trong nền kinh tế của
huyện nhưng gía trị sản xuất nông nghiệp hàng năm tăng bình quân 5,5%. Tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 227 tỷ đồng. trong đó nghành trồng trọt đóng
góp lớn nhất vào giá trị sản xuất nghành nông nghiệp đạt hơn 130.332 triệu đồng
chiếm 51,4%.
•
Trồng trọt: Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã có những
chuyển biến tích cực, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả tại
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
8
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
một số xã có mô hình điểm như: Đại Đồng, Cẩm Yên…đảm bảo giá trị tăng trưởng
ngành nông nghiệp, cải thiện kinh tế cho nhân dân.
•
Chăn nuôi: Chăn nuôi của huyện cũng đã có những
bước chuyển biến đáng kể, nhịp độ tăng trưởng khá đạt 51% giá trị sản xuất nông
nghiệp. Quy mô đàn gia súc và gia cầm ngày càng tăng về số lượng, chủng loại và
chất lượng. Các xã mới sát nhập về huyện có tiềm năng phát triển nghành chăn
nuôi rất lớn, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Đến nay, số lượng đàn gia súc, gia
cầm tăng nhanh đặc biệt số lượng đàn lợn trên 80000 con.
II.1.2.1.2. Lâm Nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp hiện tại của huyện Thạch Thất là 487 ha, giảm gần
500ha so với năm 2000. Sau khi nhập thêm 3 xã của Hòa Bình, diện tích lâm
nghiệp tăng thêm 2270,8 ha, chủ yếu là rừng trồng có giá trị kinh tế thấp: Keo,
Bạch Đàn và các cây công nghiệp ngắn ngày. Đất rừng phòng hộ bảo vệ hồ đập các
nguồn nước là 346,3 ha tập trung tại các xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân.
II.1.2.1.3 Thủy Sản.
Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 209,34 ha tập trung tại các
xã phía tây huyện. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp,
diện tích mặt nước ngày càng bị thu hẹp hoặc bị ô nhiễm làm suy giảm số lượng
loài có thể sinh sống.
II.1.2.2 Thương Mại- Dịch Vụ.
II.1.2.2.1 Thương mại.
Trong những năm gần đây, nghành thương mại và dịch vụ của huyện có
những bước chuyển đáng kể, tổng giá trị sản xuất hàng năm đạt 140752 triệu đồng
tăng theo từng giai đoạn. Toàn huyện có 2875 doanh nghiệp hộ cá thể hoạt động
thương mại với số lao động khoảng trên 6000 người, có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy giao lưu hàng hóa.
Ngoài hoạt động Các trung tâm cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ như Đại
Đồng, Hòa Lạc, Hữu Bằng, Hạ Bằng, Bình Phú , Chàng Sơn, Yên Bình phát triển
đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và hình thành nhiều trung tâm buôn bán của địa
phương, đóng góp nhiều cho sự phát triển của các xã trong huyện.
II.1.2.2.2 Du lịch.
Thạch Thất có tiềm năng phát triển du lịch tâm linh và du lịch làng nghề
truyền thống song chưa hình thành rõ nét các tour tuyến và điểm du lịch. Có địa
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
9
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
giới hành chính tiếp giáp với Quốc Oai, Sơn Tây là các nơi có tiềm năng du lịch
sinh thái, du lịch tâm linh tạo điều kiện để Thạch Thất có chiến lược phát triển du
lịch trong thời gian tới.
II.1.2.3 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Trong những năm qua, nghành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của
huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tập trung vào một số nghành chủ
yếu như vật liệu xây dựng , láp ráp xe máy, công nghiệp cơ khí, sản xuất đồ mộc.
Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ
thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nên chất lượng sản phẩm cạnh tranh được với
các loại sản phẩm nhập khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần tăng nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước và tăng trưởng kinh tế địa phương.
Bên cạnh hoạt động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, huyện
Thạch Thất còn có 9 làng nghề hiện nay đang được khôi phục các nghề truyền
thống nổi tiếng như: Mộc Chàng Sơn, Kim khí Phùng Xá…và các nghề mới như ở
Hữu Bằng.
I.1.2.2 Đặc điểm văn hóa xã hội:
I.1.2.2.1 Dân số
Dân số toàn huyện năm 2005 là 152619 người, hiện nay là 174.862 người
với hai dân tộc chính là Kinh và Mường. Dân tộc Mường khoảng gần 14500 người
chiếm 5,08% tổng dân số tập trung tại ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân.
Dân số thành thị là 5621 người. Dân số nông thôn là 169.241 người. Tỷ lệ giữa dân
thành thị và nông thôn khá chênh lệch, gấp hơn 30 lần song tỷ lệ nam và nữ lại khá
đều, đảm bảo cân bằng giới trong toàn huyện.
Các chỉ tiêu về dân số được thể hiện trong bảng dưới đây :
Bảng 1. Dân số huyện Thạch Thất giai đoạn 2002 - 2008
Năm
Chỉ
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
149.614
151.845
152.619
156.871
158.698
174.862
77.979
74.070
74447
76521
77.439
85480
tiêu
Dân
số
147.267
trung bình
71.307
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
10
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
Báo cáo thực
Nam
Nữ
75.960
76.635
77.775
78171
80349
81.259
89382
Trong giai đoạn 5 năm 2000-2004, tốc độ tăng tự nhiên dân số bình quân
của huyện là 1.81%/năm. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Giai đoạn 20052006, tỷ suất sinh thô vẫn cao (1,85%), tỷ lệ sinh con thứ ba là 16,5%. Mật độ dân
số trung bình xấp xỉ 872,5 người/km 2. Tuy nhiên dân số phân bố không đồng đều,
tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng với mật độ 1109 người/km 2, các xã vùng bán
sơn địa có mật độ dân số thấp khoảng 191 người/km2. Điều này trực tiếp ảnh hưởng
đến lượng chất thải phát sinh tại các khu vực, gây ra sự khác biệt khối lượng rác
thải sinh hoạt giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi của Huyện.
I.1.2.2.2 Lao động và việc làm
Cơ cấu lao động của huyện Thạch Thất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề (năm 2005)
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số
79.600
100
Nông nghiệp
48.100
60.4
Công nghiệp
23.600
29.6
Dịch vụ
7.900
10
Trong cơ cấu lao động của Thạch Thất, lao động trong ngành nông nghiệp
còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 60% tổng số lao động. Đây là vấn đề đặt ra cần
giải quyết trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi một phần đất nông
nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Lực lượng này cần đào tạo
nghề để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Theo số liệu năm 2005, số lao động có trình độ văn hoá hết THCS là 63.8%,
hết PTTH là 22.3%, cao đẳng, đại học là 0.7%, hết tiểu học là 12.7%, lao động
được học nghề là 0.5%. Do đó có thể nói, hạn chế của lao động Thạch Thất là thiếu
công nhân kỹ thuật lành nghề, chưa qua đào tạo mà chủ yếu làm việc bằng kinh
nghiệm, tự học hỏi.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
11
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
Đại bộ phận nhân dân có cuộc sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Thu
nhập từ nông nghiệp chiếm từ 70-80% tổng thu nhập hộ gia đình. Bình quân lương
thực qui thóc trong những năm gần đây đều đạt khoảng 350kg/người trở lên. An
ninh lương thực hầu như được đảm bảo. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm
2000 đạt 1.93 triệu đồng, năm 2004 tăng lên 3.3 triệu đồng. Hiện nay, ba xã thuần
nông mới sáp nhập về Hà Nội cũng có mức thu nhập trung bình từ 6 – 7 triệu
đồng/năm.
I.1.2.2.3 Y tế
Thạch Thất coi trọng công tác y tế nhằm chăm lo sức khỏe cộng đồng, phát
huy nguồn nhân lực của huyện. Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1
tuổi đạt 100%, tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98%. Cơ sở vật chất cho tuyến
xã được tăng cường nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám
chữa bệnh cho nhân dân, làm tốt công tác phòng dịch. Huyện cũng tăng cường
công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, thực hiện tốt chính sách xã hội.
Đến nay toàn huyện có 1 bệnh viện Huyện với 140 giường và 23/23 xã có
trạm y tế. Cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng. 100% trạm y tế có bác
sỹ, 117/169 thôn tại huyện Thạch thất cũ có cán bộ y tế thôn. Công tác dân số kế
hoạch hóa gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ em ngày càng được quan tâm. Các chỉ
tiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vượt kế hoạch. Tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm.
I.1.2.2.5 Giáo dục và đào tạo
Tỷ lệ đến lớp của các cấp học cao (năm 2004, tiểu học đạt 99.8%, THCS đạt
99.4%). Hiện tại nếu không tính các xã mới sáp nhập, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi
đến lớp đạt 100%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 99.8%, THPT đạt 99.6%. Số học sinh
giỏi cấp tỉnh, số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm, giáo viên có trình độ
trên chuẩn ở ngành Mầm non là 45%, tiểu học là 65.5%, THCS là 62%. .
Huyện đã tập trung vào xây dựng thêm trường học, lớp học, sửa chữa bàn
ghế, cung cấp đủ sách giáo khoa và thiết bị trường học cho các năm học.
I.1.2.2.6 Văn hóa, thông tin, thể thao
Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật được quan tâm và thực hiện thường
xuyên. Các loại hình nghệ thuật truyền thống như hát chèo, rối nước… được
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
12
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
khuyến khích khôi phục. Huyện có một nhà văn hóa trung tâm, một số xã còn có
nhà văn hóa và câu lạc bộ hoạt động thường xuyên.
Phong trào tập luyện thể dục, thể thao phát triển sâu rộng trong nhân dân,
lực lượng vũ trang, cơ quan trường học. Thạch Thất là quê hương của nhiều vận
động viên đang thi đấu tại các giải trong tỉnh, trong nước, khu vực và quốc tế.
Nhiều vận động viên trong số đó đã đạt được thành tích đáng kể. Hoạt động thể
dục, thể thao đạt nhiều thành tích nhất là môn vật. Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ
các hoạt động thể thao như sân chơi, bãi tập, nhà tập luyện, nhà thi đấu…cũng
được quan tâm đầy đủ nhưng mới chỉ ở qui mô nhỏ.
II.2. Hiện trạng môi trường
II.2.1 Hiện trạng môi trường nước:
Hiện nay, nguồn nước cấp chủ yếu cho hoạt động sản xuất tại các khu, cụm
công nghiệp và các làng nghề và nước cấp phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn huyện là nguồn nước mặt tại hệ thống sông trên địa bàn huyện và nước
ngầm. Tại các khu công nghiệp hiện tại đều có các nhà máy cung cấp nước cho sản
xuất nhưng tại các cụm công nghiệp hoặc làng nghề nguồn nước rất hạn chế nên
nhiều cơ sở sản xuất phải đi mua nước để sản xuất với giá thành khá cao. Cụ thể tại
cụm công nghiệp Bình Phú, các cơ sở sản xuất ở đây phải mua nước của Nhà máy
nước Hữu Bằng với giá khoảng 20.000 đồng/m 3. Tại các làng nghề truyền thống,
hoạt động sản xuất diễn ra chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình nên nguồn nước sử
dụng cho sản xuất là nước giếng khoan. Một số làng nghề rất khan hiếm nước như
Chàng Sơn, Dị Nậu.
Về chất lượng nước, theo các số liệu đo đạc, khảo sát ở các đề tài điều tra cơ
bản, đánh giá tác động môi trường, cho thấy chất lượng nguồn nước cấp thường
không ổn định, nhiễm phèn và độ cứng cao. Phần lớn nước dùng để cấp cho các
nhà máy nước được dẫn từ các sông nhỏ, ít bị mặn nhưng lại chịu ảnh hưởng của
phân bón hoá học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả phân tích
các chỉ tiêu môi trường có 12 trong tổng số 30 mẫu nước ngầm có nhiễm sắt, nước
có màu vàng và người dân thường xử lý bằng lọc cát trước khi sử dụng.
Trên địa bàn Thạch Thất, chỉ có hai khu công nghiệp Hoà Lạc và Bắc Phú
Cát có hệ thống thoát nước thải tập trung. Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề chưa có hệ thống thoát nước thải riêng mà thoát chung hệ
thống nước sinh hoạt cũ. Một số cụm công nghiệp như Cụm công nghiệp Phùng Xá
có xây dựng hệ thống thoát nước song chúng đang dần xuống cấp, không đáp ứng
được yêu cầu. Các doanh nghiệp không xử lý trước khi thải đổ nước thải hoặc một
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
13
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
số trạm xử lý nước thải đã được xây dựng (Công ty Lisohaka, Công ty Duy
Thịnh..) nhưng chưa đi vào hoạt động. Một số cụm công nghiệp hoạt động sản xuất
có nước thải chứa kim loại nặng, axít ... điển hình là điểm công nghiệp Phùng Xá
đã quy hoạch các doanh nghiệp mạ kim loại thành một khu vực riêng và xây dựng
trạm xử lý nước thải mạ. Tuy nhiên, trạm xử lý nước do công ty Kim Long đầu tư
chỉ hoạt động được thời gian đầu còn hiện tại gần như không hoạt động. Lý do là
các hộ sản xuất kinh doanh không nộp tiền phí nước thải, thậm chí với mức phí
hiện tại là 4.000 đồng/m 3 không đủ chi trả cho quá trình vận hành, mua hóa chất xử
lý.
Tình hình về cung cấp nước sạch cho người dân trong huyện chủ yếu là
nguồn nước ngầm người dân khai thác , huyện thạch thất đã cung cấp nguồn nước
máy tới 2 xã: Hữu Bằng, Đại Đồng chiếm 7% số dân trong huyện được cung cấp
nước máy, ủy ban nhân huyện Thạch Thất đang đẩy mạnh các dự án để cung cấp
nguồn nước máy tới tất cả người dân trong huyện.
II.2.1.1. Nước mặt
Chất lượng môi trường nước mặt khu vực công nghiệp và làng nghề được
phản ánh trong các kết quả phân tích mẫu tại một số vị trí như NM1: Ao gần Công
ty cổ phần hoá chất nông nghiệp Hòa Bình; NM2: Ao gần Xí nghiệp gạch xã Cẩm
Yên; NM3: Nước ao trước doanh nghiệp Quang Tú xã Thạch Xá; NM4: Nước hồ
công ty TNHH sản xuất và thương mại Vạn Cát II; NM5: Nước ao trước cổng cơ
sở sản xuất Dương Thủy, Cống Núi, Phùng Xá và NM6: Nước ao Công ty TNHH
Duy Thịnh cụm CN xã Bình Phú. Chi tiết các kết quả phân tích mẫu được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 3: Các mấu phân tích nước mặt.
Điểm
đo
SS
NM1
22,3
NM2
15,4
DO
BOD5
NO2-
NO3-
Coliform
(MNP/100ml)
<4
3
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
25
0,25
2,01
7000
26
0,3
3,96
6978
14
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
Báo cáo thực
NM3
26,3
5
20
0,15
1,98
5074
NM4
26,9
3
24
0,27
0,19
5217
NM5
19,7
5
18
0,19
1,24
6000
NM6
27
2,5
28
0,24
2,14
7000
TCVN
5945
-2005
20
>6
<4
0,01
1
5000
0
Kết quả trong bảng trên cho thấy, giá trị BOD5 cao hơn gấp 5 – 7 lần so với
tiêu chuẩn cho phép; còn NO 2- cao hơn giá trị tiêu chuẩn từ 2 đến 3 lần. Các chỉ
tiêu khác như SS, DO và nồng độ Coliform cũng đều vượt quá tiêu chuẩn nước mặt
TCVN 5945 – 2005. Điều này cho thấy nước mặt ở khu vực công nghiệp và làng
nghề hiện đang ở mức ô nhiễm ở mức báo động.
II.2.1.2 Nước dưới đất.
Theo các số liệu phân tích chất lượng nước ngầm tại các khu công nghiệp và
làng nghề, hầu hết các nguồn nước ngầm tại đây bị ô nhiễm SO 42-, nồng độ SO42cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép, còn các chỉ tiêu khác đều nằm trong
giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944 – 1995. Điều này được
thể hiện trên biểu đồ sau
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
15
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
Báo cáo thực
Trong đó:
NN1: Công ty cổ phần hóa chất Hòa Bình
NN2: GK nhà Ô. Nguyễn Văn Thắng, gần CTCP hóa chất Hòa Bình
NN3: GĐ bà Xuyên, gần CTCP hoá chất Hòa Bình.
NN4: Giếng khoan khu xí nghiệp gạch xã Cẩm Yên
NN5: GK nhà chị Kiều Thị Huyền, gần Xí nghiệp gạch xã Cẩm Yên
NN6: Giếng khoan nhà anh Đỗ Văn Sơn, khu xí nghiệp gạch xã Cẩm Yên
NN7: GĐ nhà anh Khuất Quang Thinh, khu xí nghiệp gạch xã Cẩm Yên
NN8: Giếng khoan nhà máy đá ốp lát cao cấp Vinaconex
NN9: Giếng đào cơ sở sản xuất Dương Thủy xã Phùng Xá
II.2.1.3 Nước thải
Kết quả phân tích mẫu nước thải tại khu vực công nghiệp và làng nghề cho
thấy nước thải của các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề bị ô nhiễm khá nghiêm
trọng với một số chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945 – 2005. Đặc
biệt là tại cụm công nghiệp Phùng Xá có các cơ sở mạ kẽm, nước thải tuy không
nhiều nhưng có hàm lượng dầu mỡ và kim loại nặng rất lớn. Việc xử lý nước thải
sau khâu sản xuất tại các cụm điểm công nghiệp và làng nghề chưa được chú trọng
dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và môi trường sinh thái. Riêng
khu công nghệ cao Hoà Lạc hiện chưa có vấn đề nóng về nước thải do số lượng các
doanh nghiệp đang hoạt động là rất ít, mặt khác các doanh nghiệp chủ yếu là lắp
ráp linh kiện điện tử nên lượng nước thải không nhiều. Kết quả phân tích các mẫu
nước thải như sau:
Bảng 4: Các mẫu phân tích nước thải.
Điểm đo
SS
Cl-
COD
Pb
Tổng
dầu
Coliform
(MNP/100ml)
NT1
54
29,7
5
0,203
4,09
6200
NT2
54
54,4
4
0,101
3,12
719
NT3
59
56,4
5
0,31
2,04
7014
NT4
64
47
3
0,102
4,09
5074
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
16
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
NT5
56
78
NT6
70
90,7
NT7
56
98,3
NT8
69
68
NT9
147
69
NT10
69
125
TCVN
100
80
4
Báo cáo thực
0,114
6,12
5000
2,9
0,201
4,04
4950
0,1
0,219
5,02
6970
1
0,115
2,17
5004
9
0,419
9,27
9070
3,21
0,24
2
4
0,1
5
2970
5000
5945– 2005
Trong đó:
NT1: Công ty cổ phần hóa chất nông nghiệp Hòa Bình
NT2: Xí nghiệp gạch xã Cẩm Yên
NT3: Khu công nghệ cao Hòa Lạc
NT4: Nhà máy đá ốp lát Vinaconex
NT5: Doanh nghiệp Quang Tú xã Thạch Xá
NT7: Cơ sở sản xuất Dương Thủy Cống Núi xã Phùng Xá
NT8: Công ty TNHH Duy Thịnh cụm CN xã Bình Phú
NT9: Công ty Lisohaka
II.2.1.4. Đánh giá chung về môi trường nước
Mặt tốt:
Tại một số xã nguồn nước không bị ô nhiễm nặng đã sử dụng các bể lọc cát ,
các máy lọc nước để xử lý nước trước khi đi vào hoạt động trong sinh hoạt
Huyện thạch thất đang xây dựng các đường ống cung cấp nước máy tới tất
cả người dân trong huyện, để hạn chế tất cả các tác hại của nước tới đời sống người
dân trong huyện.
•
Mặt xấu:
Như các mẫu phân tích ở trên cho thấy nguồn nước ở các làng nghề và khu
công nghiệp đang bị ô nhiễm nặng nề, các chỉ tiêu vượt quá mức giới hạn cho phép
của các tiêu chuẩn, quy chuẩn .
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
17
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
Các nhà máy xử lý nước thải không đi vào hoạt động làm ảnh hưởng tới các
môi trường xung quanh các công ty, nhà máy ,người dân xung quanh.
Các công ty chưa ý thức được tác hại của nước thải của nhà máy thải ra môi
trường nên không đóng tiền phí xử lý nước thải cho nhà máy xử lý dẫn đến nhà
máy xử lý nước thải không hoạt động.
•
Tác động của môi trường nước bị ô nhiễm gây ra:
Đối với sức khỏe cộng đồng : nước thải gây ảnh hưởng tới nguồn nước sinh
hoạt của người dân, gây nên nhiều bệnh cho con người: ung thu, hô hấp, tiêu hóa..
Đối với nuôi trồng thủy sản: làm ảnh hưởng tới môi trường sống của các
sinh vật, làm cho các sinh vật chết , gây nên nhiều bệnh cho các sinh vật…làm ảnh
hưởng tới sản lượng thủy sản, chất lượng, gây tổn thất nặng nề tới kinh tế người
dân.
•
Đối với sản xuất nông nghiệp
Làm ảnh hưởng tói chất lượng đất canh tác nông nghiệp, môi trường đất bị
suy thoái dẫn đến cây trồng không thích nghi được
Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây trồng, nguồn nước tưới tiêu bị ảnh
hưởng dẫn đến hạn chế phát triển của cây trồng làm giảm năng suất nông nghiệp,
chất lượng sản phẩm.
•
Các vấn đề khác: làm ảnh tới môi trường xung quanh của các quần xã
sinh vật xung quanh các công ty, hạn chế sự phát triển và đa dạnh sinh học.
II.2.2. Hiện trạng môi trường không khí.
II.2.2.1. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí.
Theo khảo sát thực tế, Huyện Thạch Thất có rất nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sử dụng công nghệ cũ, dùng than làm năng lượng,
thiếu các hệ thống xử lý có hiệu quả và khí thải trực tiếp phát thải lên bầu không
khí. Nguồn gây ô nhiễm không khí chính là các khu vực sản xuất sản xuất đồ gỗ,
phun sơn, nấu kim loại, cán thép, đốt lò gạch
Theo số liệu đo đạc thì hiện trạng môi trường không khí tại huyện Thạch
Thất có dấu hiệu ô nhiễm, ô nhiễm nặng nhất là ngã 3 cao tốc Láng Hòa Lạc với tất
cả các thông số như bụi lơ lửng hay độ ồn đều cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn
cho phép. Tại các làng nghề hiện tượng ô nhiễm bụi cũng rất nghiêm trọng đặc biệt
là tại các làng nghề sản xuất đồ mộc và xẻ gỗ.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
18
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
Tại làng nghề sản xuất đồ mộc (Chàng Sơn, Canh Nậu), quy trình sản xuất
từ khâu xẻ gỗ đến bào nạo, phun sơn hoàn thiện đều phát thải ô nhiễm môi trường
khí đặc biệt là khâu đánh bụi gỗ. Hoạt động sản xuất không được quy hoạch thành
một nơi tập trung nên ô nhiễm bụi tác động trực tiếp đến sức khoẻ các thành viên
gia đình và cộng đồng. Cá biệt một số hộ sử dụng lối đi chung hoặc nơi công cộng
để sản xuất nên phát tán bụi rất khó kiểm soát. Kết quả phỏng vấn người dân cho
thấy tỷ lệ người dân mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt người già và trẻ em ở
các xã nghề mộc rất cao.
Tại điểm công nghiệp Phùng Xá hoạt động gia công, tái chế kim loại phát
sinh khí thải độc hại như CO, SO2, hơi a xít, kiềm, mùi khó chịu từ quá trình đốt
cháy của than, quá trình hàn chập, quá trình mạ và hoạt động của các xưởng rút sắt
dây. Toàn bộ lượng khí thải chưa được xử lý bay vào không khí. Đến điểm công
nghiệp Phùng Xá vào những ngày nắng nóng, không khí tưởng như vón đặc bởi
mùi khó chịu của gỉ sắt, mùi hắc của hóa chất. Lượng khí thải tuy không lớn nhưng
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động và người dân xung
quanh.
Hoạt động sản xuất gạch tuynen tại Đồng Trúc, Cẩm Yên và gạch thủ công
tại Phùng Xá, Đại Đồng, Lại Thượng, Phú Kim cũng gây bức xúc cho người dân.
Khi các lò gạch đốt, khói theo gió bay vào các thôn gây các bệnh về đường hô hấp,
ốm, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Người dân đã có những phản ứng gay gắt
và nhà máy gạch tuynen đã phải nâng cao ống khói.
Một nguyên nhân khác gây ô nhiễm không khí tại các khu cụm công nghiệp
và làng nghề là do phương tiện giao thông qua lại. Hàng ngày có rất nhiều các xe ô
tô chuyên chở nguyên vật liệu, và các sản phẩm đi phân phối tạo nên nguồn ô
nhiễm di động.
Bên cạnh ô nhiễm môi trường khí do các hoạt động sản xuất tại địa phương,
một số xã trong huyện cũng chịu ảnh hưởng do ô nhiễm không khí từ các hoạt động
sản xuất tại các huyện giáp ranh. Chẳng hạn, hoạt động của trạm trộn bêtông Affan
xã Ngọc Liệp – Quốc Oai gây khói bụi ảnh hưởng đến người dân ba thôn Đồng
Kho, Đồng Táng, Trúc Động xã Đồng Trúc. Đã xảy ra nhiều tranh cãi thậm chí ẩu
đả giữa người dân và bảo vệ nhà máy.
Ô nhiễm môi trường khí tác động trực tiếp đến người lao động trong khu vực
sản xuất gây các bệnh ho, hen mãn tính. Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh, làm giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến con người và sinh vật.
II.2.2.2. Đánh giá chung về môi trường không khí.
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
19
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
Mặt tốt: tại nhiều cơ sở sản xuất đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế
các tác động đến môi trường không khí xung quanh.
Người dân đã sử dụng các thiết bị , phương tiện thân thiện với môi trường
để hạn chế các nguồn khí thải ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Mặt xấu : nhiều cơ sở sản xuất đồ gỗ, làng nghề vẫn còn sản xuất trong khu
dân cư gây ảnh hưởng tới môi trường không khí , tiếng ồn cho người dân xung
quanh trong khu dân cư.
+ Tác động của môi trường không khí bị ô nhiễm gây ra :
Đối với sức khỏe cộng đồng: gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của
người dân , gây các bệnh về đường hô hấp tới người dân, gây anh hưởng tới môi
trường vệ sinh công cộng với các bụi , rác thải gây ra của các cơ sở sản xuất
Gây ảnh hưởng tới môi trường quang hợp của các cây , khi các bụi nhiều
trong không khí
Phát triển công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong huyện thạch thất ảnh hưởng
tới môi trường không khí do nhiều công ty, xí nghiệp được thành lập , các phương
tiện tham gia giao thông cũng tăng lên gây ảnh hưởng tới môi trường không khí.
II.2.3. Hiện trạng môi trường đất.
II.2.3.1. Hiện trạng môi trường đất công nghiệp- làng nghề
Quá trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện
trong những năm qua đã tác động không nhỏ đến môi trường nói chung và môi
trường đất nói riêng. Nguyên nhân là do nước thải công nghiệp không được xử lý
hoặc xử lý chưa triệt để đã xả trực tiếp ra kênh rạch, rác thải không được thu gom
và xử lý.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất được phản ánh qua kết quả đo đạc tại các
vị trí đại diện cho các khu vực công nghiệp xung quanh huyện. Kết quả, quan trắc
của Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất được thể hiện trong bảng dưới đây:
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
20
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
Báo cáo thực
Bảng5: Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất và một số chỉ tiêu phân tích vi
lượng (mg/kg) môi trường đất tại huyện Thạch Thất.
ĐIỂM ĐO
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Độ ẩm (%)
01
7
03
6
04
6
09
6
10
6
14
6
pH/KCl
0
7
8
7
7
7
9
4
0
7
5
7
Tổng P
.64
1
.60
2
.58
0
.83
2
.63
2
.60
0
K+ + Na+
.07
2
.21
1
.75
2
.11
0
.11
4
.99
3
SO42-
.37
0
.05
0
.32
0
.87
0
.25
0
.39
0
Ca2+
.87
0
.51
0
.44
0
.15
0
.59
0
.70
0
Mg2+
.59
4
.46
7
.57
6
.69
7
.58
4
.55
3
Fe2+
.60
6
.15
3
.30
1
.80
2
.90
5
.15
2
Cl-
.30
2
.87
0
.10
2
.84
1
.70
1
.43
2
Cu2+
.35
1
.80
1
.25
0
.05
1
.17
2
.75
1
Zn
.50
5
.15
4
.98
6
.56
1
.70
0
.83
2
Pb
.12
0
.25
0
.04
0
.06
0
.75
0
.30
0
Cd
.010
0
.008 0
.080
.015
.020 0
.010
.007 0
.090
.014 0
.012
.012 0
.040
Ghi chú:
Đ01: Công ty cổ phẩn hóa chất nông nghiệp Hòa Bình
Đ03: Nhà bà Cấn Thị Xiêm, gần CTCP hóa chất nông nghiệp Hòa Bình
Đ04: Nhà Ô. Nguyễn Văn Thắng, gần CTCP hóa chất nông nghiệp Hòa
Bình
Đ09: Cơ sở sản xuất của Bà Hoa, điểm Công nghiệp xã Phùng Xá
Đ10: Cơ sở Bảy Thành, điểm công nghiệp xã Phùng Xá
Đ14: Cơ sở Trung Hà, điểm công nghiệp xã Phùng Xá
Bảng số liệu cho thấy tại các điểm đo đều có hiện tượng ô nhiễm đất, nhất là
tại điểm đo Công ty cổ phần hóa chất nông nghiệp Hòa Bình. Tại các điểm đo của
các hộ gia đình gần công ty này cũng có hiện tượng ô nhiễm đất. Đây là doanh
nghiệp sản xuất, đóng gói thuốc trừ sâu, nằm rất gần khu dân cư nên ngoài gây ô
nhiễm đất còn ảnh hưởng tới nguồn nước và gây mùi khó chịu. Tại điểm đo của các
cơ sở sản xuất kinh doanh ở điểm công nghiệp xã Phùng Xá, hiện tượng ô nhiễm
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
21
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
đất mức độ nhẹ hơn so với điểm đo tại Công ty hoá chất Hoà Bình. Song cũng tại
điểm công nghiệp này, có gần 30 hộ có điểm mạ kẽm có nước thải xả trực tiếp vào
đất, làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
Quá trình chuyển đổi mạnh mẽ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn huyện trong những năm qua đã gây ảnh hưởng đến
môi trường đất. Phần lớn hoạt động công nghiệp tập trung tại các làng nghề truyền
thống với diện tích chật chội, hoạt động theo quy mô hộ gia đình nên không có hệ
thống xử lý chất thải, nước thải. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp
được trộn lẫn xả trực tiếp ra kênh rạch. Bên cạnh đó, việc phát triển mở rộng, phát
triển công nghiệp đã đón nhận thêm lao động từ địa phương khác về làm việc làm
gia tăng lượng rác thải. Những yếu tố trên đã tác động môi trường đất với các biểu
hiện tích tụ các hóa chất độc, kim loại nặng, làm chua hóa, chai cứng đất.
II.2.3.2. Hiện trạng môi trường đất nông nghiệp và nông thôn.
Hoạt động kinh tế diễn ra mạnh mẽ và quá trình chuyển đổi mục đích sử
dụng đất trên địa bàn huyện trong những năm qua đã tác động không nhỏ đến môi
trường đất. Nước thải từ hoạt động sản xuất lẫn với nước thải sinh hoạt chảy ra
mương máng, ngấm xuống đất làm ô nhiễm đất. Rác thải của người dân không
được đổ tại nơi tập trung mà người dân chủ yếu đổ tại các bờ ao, sông suối hay ven
đường, góc phố. Thêm vào đó trong sản xuất nông nghiệp người dân còn lạm dụng
hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học không hợp lý. Do đó xuất hiện
hiện tượng tích tụ các hoá chất độc, kim loại nặng, làm chua hoá, chai cứng đất.
Ngoài ra do đặc điểm địa hình nên vào mùa mưa thường xảy ra tình trạng ngập úng
cục bộ, tạo điều kiện để nguồn nước bẩn xâm nhập, làm ô nhiễm môi trường đất.
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về đất khu vực nông nghiệp nông thôn thể
hiện ở bảng dưới đây:
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
22
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
tập
Báo cáo thực
Bảng 6: Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất và một số chỉ tiêu phân tích vi
lượng (mg/kg)
Kí hiệu
pHKCL
P SO42- Ca2+ Mg2+ Fe2+ Cl-
Cu2
Pb
Cd
Đ02
7.66
0.89 0.72
0.65 9.25
2.15 3.20 2.75
0.040
0.020
Đ04
7.58
0.75 0.44
0.57 6.30
1.10 2.25 0.98
0.020
0.010
Đ05
7.40
0.83 0.70
0.32 3.57
2.05 0.70 1.89
0.040
0.014
Đ06
4.70
1.00 0.63
0.60 5.85
4.57 1.57 1.13
0.050
0.019
Đ08
5.60
0.95 0.23
0.41 9.51
2.13 3.70 1.84
<0.007 0.070
2.11 0.15
0.69 7.80
2.84 1.-5
1.56
0.007
0.090
Đ09
4.83
Đ10
7.63
2.21 0.59
0.58 4.90
5.70 1.17 2.70
0.014
0.012
Đ11
7.12
0.92 0.78
0.61 6.28
2.05 0.88 4.01
0.004
0.014
Đ12
6.01
1.28 0.58
0.66 7.96
3.49 2.25 7.04
0.000
<0.1
Đ13
5.01
1. 0.62
30
0.45 5.35
6.40 1.86 3.30
0.009
KPHT
Đ14
7.60
0.99 0.70
0.55 3.15
2.43 2.75 1.83
0.012
0.040
Đ15
7.32
1.11 0.57
0.53 1.25
4.98 2.04 4.60
0.007
KPHT
Kết quả phân tích cho thấy chất lượng môi trường đất khu vực dự án là khá
nghèo chất dinh dưỡng (hàm lượng P khá thấp). Một số mẫu đất có nhiễm kim loại
nặng và thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt tại khu vực gần Công ty thuốc bảo vệ thực
vật Hoà Bình.
Đánh giá chung về môi trường đất.
•
Mặt tốt: một số xã trên vùng cao diện tích đất không bị ô nhiễm nặng
như một số xã : Bình Yên, Yên Bình.
•
Mặt xấu: diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm mạnh gây anh
hưởng tới sản xuất nông nghiệp trong huyện
Sự đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa , hiện đại hóa gây anh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường đất , do sự ảnh hưởng của các nhà máy , xí nghiệp thải
ra các chất thải chưa qua xử lý ra môi trường đất .
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
23
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng tới môi trường đất nghiêm
trọng do người dân sử dụng quá nhiều chất bảo về thực vật , chất hóa học , làm cho
các chất độc hại ở trong đất ngày càng vượt quá hàm lượng cho phép, gây ảnh
hưởng tới nghành nông nghiệp.
Tác động của môi trường đất bị ô nhiễm gây ra:
•
Đối với sức khỏe cộng đồng : gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người, mác một số bệnh về hô hấp , tiêu chảy..
•
Đối với hoạt động sản xuất: gây ảnh hưởng tới phát triển nông
nghiệp, làm cho đất nông nghiệp ngày một bị thoái hóa, giảm sản lượng nông
nghiệp , cây kém phát triển...
Đối với môi trường khác: gây ảnh hưởng tới môi trường sống của các sinh
vật xung quanh, làm mất sự đa dạng phong phú , gây ảnh hưởng sự phát triển của
các sinh vật, gây ảnh hưởng tới nghành nuôi thủy sản.
II.2.4. Hiện trạng môi trường khác.
II.2.4.1. Hiện trạng môi trường nghành thương mại – dịch vụ- du lịch
II.2.4.1.1. Các tụ điểm thương mại dịch vụ - du lịch
Với những lợi thế và tiềm năng cho phát triển ngành công nghiệp tiểu thủ
công nghiệp, kinh tế huyện đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh
tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ từng bước giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cùng với
sự phát triển của ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, hệ thống thương mại
dịch vụ đã nhanh chóng phát triển trên khắp các địa bàn của huyện.
Đến nay toàn huyện có 2875 doanh nghiệp và hộ cá thể hoạt động thương
mại với số lao động khoảng 6000 người, đã hình thành các trung tâm cụm dân cư,
thị trấn, thị tứ như Đại Đồng, Hoà Lạc, Hữu Bằng, Hạ Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn,
Yên Bình... Hoạt động thương mại dịch vụ phát triển đa dạng hoá với nhiều loại
hình dịch vụ, hình thành trung tâm buôn bán của địa phương nhưng cũng tiềm ẩn
nguy cơ ô nhiễm môi trường cục bộ tại các trung tâm buôn bán này.
Một nguồn phát thải khác là tại các khu chợ trên địa bàn các xã và thị trấn
của huyện. Các chợ lớn của huyện đó là chợ Săn thuộc thị trấn Liên Quan, chợ Nủa
thuộc Bình Phú, chợ Cò xã Yên Bình; các chợ phiên và các chợ tạm thường họp
vào buổi sáng.
Thành phần rác thải của ngành thương mại rất phức tạp, bao gồm cả rác thải
vô cơ như túi nilong, vỏ kẹo bánh và rác thải hữu cơ như vỏ ốc, vỏ hến tại các khu
chợ, ảnh hưởng lớn đến cảnh quan môi trường huyện. Trên các con đường chính,
đường thôn xóm, tại các khu vực có hoạt động thương mại dịch vụ, rác thải được
vứt bừa bãi trên đường đi gây mất mỹ quan. Chợ Săn thị trấn Liên Quan là một ví
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
24
Lớp: CD9QM4
Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Báo cáo thực
tập
dụ điển hình cho vấn đề này, tại đây có thể thấy đủ các thành phần rác thải từ vô cơ
đến hữu cơ được chất đống. Mặc dù năm 2000 huyện Thạch Thất đã đầu tư hơn 1
tỷ đồng để xây dựng lại khu chợ cho khang trang hơn, văn minh hơn, xong tình
hình rác thải ở đây không mấy cải thiện. Chất thải phát sinh của các hoạt động
buôn bán nhỏ được đổ cùng với chất thải sinh hoạt. Hoạt động thương mại dịch vụ
nhỏ lẻ diễn ra ngay các khu dân cư, các điểm công nghiệp là một đặc trưng và đây
là một lý do khiến công tác quản lý rác thải khu vực thương mại dịch vụ khó khăn.
II.2.4.1.2. Hoạt động thu gom và xử lý rác thải
Để khắc phục những tác động môi trường của ngành thương mại dịch vụ,
trong những năm gần đây, cùng với sự chỉ đạo của huyện Thạch Thất, UBND các
xã đã thành lập hệ thống thu gom rác thải tại hầu hết các tụ điểm thương mại dịch
vụ, đặc biệt là tại các khu chợ. Thông thường các đội tự quản môi trường đảm
nhiệm thu gom rác thải chợ. Tại các điểm kinh doanh thương mại dịch vụ gia đình,
rác thải được thu gom cùng với hệ thống thu gom rác thải hộ gia đình với các mức
phí cao hơn. Một số xã như Tân Xã, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Tiến Xuân, Yên Trung
và Bình Yên, vẫn chưa có hệ thống thu gom rác thải tại các chợ.
Tại các chợ đã có hệ thống thu gom vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi và
rác thải không được xử lý ngay sau khi chợ tan dẫn đến tình trạng rác thải còn tồn
đọng.
Đây là khối lượng rác thải của huyện Thạch Thất năm 2012 : 17,330.73
(tấn)
II.2.4.2. Hiện trạng môi trường ngành y tế.
II.2.4.2.1 Hiện trạng nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện, là một trong những vấn đề môi trường bức xúc không
chỉ riêng ở huyện Thạch Thất mà ở ngay cả các bệnh viện lớn trong cả nước. Do
tính độc hại của nó nên nước thải bệnh viện được xếp vào danh mục chất thải nguy
hại. Ngoài các loại vi trùng từ máu, còn có dung dịch chứa các chất phóng xạ phát
sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị như nước tiểu của bệnh nhân, nước rửa
dụng cụ chứa phóng xạ. Các chuyên gia trong ngành Y tế chỉ ra rằng các vi khuẩn
gây bệnh có trong nước thải bệnh viện đều ở mức khá cao, đặc biệt là vi khuẩn
Salmonalla, Shigella, Vibrio, Cholerae, Coliorm, tụ cầu, liên cầu v.v… với các
nguy cơ nhiễm virus, chủ yếu là virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh
trùng, amip và các loại nấm..
Với quy mô hơn 140 giường bệnh, trung bình mỗi ngày bệnh viện Huyện xả
SVTH: Nguyễn Đỗ Bằng
25
Lớp: CD9QM4