Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường xã liên mạc – huyện từ liêm năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.16 KB, 28 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ
NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Khảo sát đánh giá hiện trạng
môi trường xã Liên Mạc – Huyện Từ Liêm năm 2012

Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Thuỷ
Đơn vị công tác: Giảng viên ĐH TN&MT
HN
Người thực hiện: Phạm An Nhàn
Lớp:

LCĐ11QM

Hà Nội, tháng 11/2013
1
SVTH: PHẠM AN NHÀN


Tên Chuyên đề:

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG XÃ LIÊN MẠC – HUYỆN TỪ LIÊM
NĂM 2012
Địa điểm thực tập: Phòng địa chính môi trường – UBND xã Liên Mạc.

2
SVTH: PHẠM AN NHÀN




NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Của sinh viên:
Phạm An Nhàn
Lớp:
LCĐ11QM
Cơ quan thực tập: Phòng địa chính môi trường – UBND xã Liên Mạc.
1. Việc chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan hoặc địa phương
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Ý thức, tinh thần, trách nhiệm trong quá trình thực tập
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Quan hệ với cán bộ trong cơ quan, đơn vị hoặc chính quyền và nhân dân địa phương
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
4. Điểm đánh giá của đơn vị thực tập
……………………………………………………………….………………………………..
Ngày…….tháng…….năm 2013

CƠ QUAN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
(Ký tên, đóng dấu)
3
SVTH: PHẠM AN NHÀN


LỜI CẢM ƠN
*. Giáo viên hướng dẫn:
- Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị Thuỷ, giáo viên chủ nhiệm
lớp LCĐ11QM và cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa môi trường, đã giúp
đỡ em trong quá trình học tập trên giảng đường. Giúp em tìm hiểu, tham khảo các tài
liệu, các học phần liên quan đến kiến thức, chuyên ngành đào tạo quản lý môi trường,
để cho em có một kiến thức vững vàng khi bước vào một công việc mới được tốt hơn.
- Trong học tập và rèn luyện, em đã học hỏi và tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích
về môi trường hiện nay. các vấn đề, nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường. Đứng
trước một thực trạng trên, là một người sinh viên của Trường Đại Học Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội, để đáp ứng được nhu cầu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
là giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Em xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ em trong quá trình xây dựng và hoàn thiện
một chuyên đề báo cáo tốt nghiệp.

*. Cơ quan đơn vị thực tập: Phòng địa chính môi trường – UBND xã Liên
Mạc

- Lời đầu tiên, em xin cảm ơn toàn thể các anh (chị), các cô (chú)

trong UBND xã Liên

Mạc. đặc biệt, các anh (chị) trong Phòng địa chính môi trường đã tiếp nhận em trong
quá trình thực tập tại đơn vị mình.

- Trong quá trình thực tập tại đơn vị, các anh (chị) đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá
trình đi khảo sát, tìm hiểu tài liệu. Và giúp đỡ em xây dựng được một chuyên đề báo cáo
tốt nghiệp hoàn chỉnh.
- Và cuối cùng, em xin kính chúc sức khoẻ đến các anh (chị), cô (chú) trong uỷ ban
mạnh khoẻ, công tác tốt.
4
SVTH: PHẠM AN NHÀN


MỤC LỤC
TT

A

B

C

Tên Đề Mục
Tên chuyên đề
Bản nhận xét của cơ quan thực tập
Lời cảm ơn
Mục Lục
Danh mục chữ viết tắt
Giới thiệu chung về cơ quan thực tập
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn chuyên đề
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Phạm vi nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
PHẦN NỘI DUNG
I.Lý luận chung
1.Quan điểm của Đảng, Nhà nước về môi trường và quản lý môi trường
a.Của trung ương
b. Của UBND xã Liên Mạc
2. ý nghĩa quan điểm của đảng và nhà nước đối với vấn đề môi trường và công
tác quản lý môi trường
II. Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường xã Liên Mạc
II.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến môi
trường xã Liên Mạc
1.Về điều kiện tự nhiên
2. Về kinh tế xã hội
3. Đánh giá chung
II.2 Hiện trạng môi trường
1.Hiện trạng môi trường nước
1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt
1.2 Môi trường nước ngầm
1.3 Đánh giá chung về môi trường nước
2. Hiện trạng môi trường không khí
2.1 Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí
2.2 Đánh giá chung về môi trường không khí
3. Hiện trạng môi trường đất
II.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại xã Liên Mạc
1.Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại xã
Liên Mạc
2. Phương hướng, giải pháp thực hiện
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết Luận

5
SVTH: PHẠM AN NHÀN

Trang
2
3
4
5
7
8
10
10
10
10
10
10
11
12
12
12
12
13
13
14
14
14
15
16
16
16

17
18
18
19
19
19
19
20
20
21
22
22


D

II. Kiến Nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Nhật ký thực tập

22
24
25

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4

5
6
9
10
11
12
13

Từ viết tắt
As
BOD5
Cd
COD
Cr
CNFe
Mn
Ni
NO2TSS

Giải thích
Asen
Nhu Cầu ô xy sinh hoá
Cacdimi
Nhu cầu ô xy hoá học
Crôm
Xianua
Sắt
Mangan
Niken
Nitrit

Tổng chất rắn lơ lửng
6
SVTH: PHẠM AN NHÀN


14
15
16

QCVN

UBND

Quy Chuẩn Việt Nam
Quyết Định
Uỷ Ban Nhân Dân

Giới thiệu chung về cơ quan thực tập:

- Tên cơ quan: Phòng địa chính môi trường – UBND xã

Liên Mạc

- Đ/c: Thôn yên nội – xã Liên Mạc – huyện Từ Liêm – TP Hà Nội.
- ĐT:
- Chức năng chính: + Giúp Chủ Tịch huyện tổ chức, thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà
nước về môi trường, kinh tế xã hội của địa phương
+ Xây dựng và quản lý dữ liệu môi trường, quản lí đất đai ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lí môi trường, quản lí đất đai.
+ Xây dựng các báo cáo về chất lượng môi trường trong khuôn khổ

chức năng, nhiệm vụ của Huyện.
+ Là cơ quan đầu mạng trong mạng lưới quản lí nhà nước.
- Các đơn vị trực thuộc uỷ ban:
+ Khối văn phòng đảng uỷ.
7
SVTH: PHẠM AN NHÀN


+ Khối văn phòng hội đồng nhân dân.
+ Khối văn phòng uỷ ban nhân dân
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp
+ Phòng địa chính môi trường.
+ Phòng văn hoá xã.
+ Phòng chính sách xã hội của xã.
+ Phòng Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
+ Phòng công an xã.

1. Phòng địa chính – Môi trường:
- Là đơn vị thuộc uỷ ban nhân dân xã Liên Mạc, có chức năng giúp Chủ Tịch tổng hợp,
điều phối các hoạt động của uỷ ban về kế hoạch, tổ chức, hành chính trong quản lí đất đai,
quản lí môi trường của xã.
- Phòng địa chính – môi trường tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án và hoạt động
dịch vụ trong lĩnh vực địa chính - môi trường và các nhiệm vụ khác theo phân công của
Chủ Tịch.
- Các bộ phận chuyên môn của phòng Địa chính - Môi trường:
+ Nhóm quản lí đất đai, địa chính xã: 02 cán bộ.
+ Nhóm quản lí và bảo vệ môi trường xã: 01 cán bộ.
- Có chức năng nhiệm vụ liên quan tới xây dựng và quản lý dữ liệu môi trường; thống kê
môi trường; xây dựng các báo cáo về chất lượng môi trường; xây dựng, phát triển các
phần mềm, hệ thống thông tin và các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong

lĩnh vực địa chính nói riêng và môi trường nói chung.
8
SVTH: PHẠM AN NHÀN


- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc chấp hành
các quy định nhà nước về bảo vệ môi trường
- Thực hiện kiểm tra, khảo sát các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cam kết
bảo vệ môi trường cho các hộ cá nhân, hộ kinh doanh trong xã.
- Thiết lập, duy trì và phát triển phòng Địa chính - Môi trường của uỷ ban theo tiêu chuẩn
ISO/IEC 17025:2005.
- Thực hiện các dịch vụ kiểm tra và khảo sát, các thủ tục cấp giấy chứng nhận, phục vụ
quản lí đất đai và môi trường của các tổ chức, cá nhân.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới, hiện đại, tự động hóa
trong quản lí đất đai và môi trường.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lí đất đai và môi trường
theo phân công của Chủ tịch.

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề:
- Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý môi
trường, giúp các nhà quản lý xác định rõ các mục tiêu, chiến lược bảo vệ môi trường
nhằm đáp ứng các yêu cầu cho phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững.
- Chuyên đề khảo sát hiện trạng môi trường xã Liên Mạc nhằm để đánh giá tổng thể diễn
biến chất lượng môi trường trên toàn xã Liên Mạc năm 2012, giúp cơ quan quản lý xây
dựng, theo dõi kết quả hiện trạng môi trường và lập báo cáo hiện trạng môi trường của
toàn huyện Từ Liêm.
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
1.Đối tượng nghiên cứu:
- Chuyên đề nghiên cứu về hiện trạng môi trường ( nước, không khí, đất,), trên địa bàn xã

Liên Mạc.
- Chuyên đề nghiên cứu dựa trên báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát môi trường huyện Từ
Liêm, do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Từ Liêm thực hiện.
2. Phạm vi nghiên cứu:
9
SVTH: PHẠM AN NHÀN


- Về không gian: Chuyên đề được thực hiện tại Phòng địa chính môi trường – UBND xã
Liên Mạc dựa trên sự tìm hiểu các tài liệu liên quan, đi thực tế nhằm để xây dựng một
chuyên đề hoàn chỉnh.
- Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 7/10/2013 đến ngày 13/11/2013.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Xây dựng chuyên đề dựa trên các phương pháp đó là:
+ Tìm hiểu các số liệu, thông tin dựa trên báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát môi trường
huyện Từ Liêm năm 2012.
+ Tìm hiểu các thông tin về luật BVMT, quy chuẩn môi trường, các chính sách pháp luật
về môi trường của trung ương và UBND TP Hà Nội.
+ Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê.
+ Đi thực tế, điều tra thực địa, khảo sát môi trường.

III. Mục Tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề:
1.Mục tiêu, nhiệm vụ:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và sự biến đổi chất lượng môi trường theo
thời gian và không gian trên địa bàn xã với số liệu được cập nhật thường xuyên và chính
xác.
- Mức độ ô nhiễm của các nguồn thải, diễn biến chất lượng nguồn thải theo thời gian.
- Mức độ ô nhiễm trong các khu vực “nhạy cảm” do ảnh hưởng của nguồn thải, phạm vi
tác động, diễn biến theo thời gian.
- Phản ánh các vấn đề ô nhiễm đặc thù ở từng vùng, từng khu vực trong tỉnh.

- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi
trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường; cung cấp các số liệu, thông tin cho
việc xây dựng báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường xã Liên Mạc.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

10
SVTH: PHẠM AN NHÀN


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Lý Luận chung:
1. Quan điểm của đảng, nhà nước về môi trường và quản lý môi trường.
a. Của Trung Ương:
- Luật bảo vệ môi trường: Luật BVMT 2005 quy định rõ về quan trắc và thông tin
môi trường ( chương X, Điều 94 – Điều 105).
- Một số văn bản dưới luật:
+ Quyết định số 1216/QĐ – TTg: Quyết định phê duyệt chiến lược BVMT đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
+ Thông tư 09/2012/TT – BTNMT: Thông tư quy định việc cung cấp, trao đổi thông tin
và dữ liệu về sinh vật biến đổi gen
+ Thông tư 07/2012/TT – BTNMT: Thông tư quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công
nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
+ Thông tư 04/2012/TT – BTNMT: Thông tư quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô
nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Quy chuẩn quốc gia về môi trường:
+ QCVN 05/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
+ QCVN 06/2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
11

SVTH: PHẠM AN NHÀN


+ QCVN10/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven
bờ.
+ QCVN 08/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
+ QCVN 09/2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
+ QCVN 04/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất BVTV
trong đất.
+ QCVN 03/2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim
loại nặng trong đất.
+ QCVN 43:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích.
- Hệ thống tổ chức quản lý về môi trường:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
+ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Từ Liêm.
+ Phòng Địa chính Môi trường – UBND xã Liên Mạc.
- Chính sách về công tác BVMT:
+ Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng kí công nhận túi ni lông thân thiện với môi
trường.
+ Phí môi trường: Phí phát thải, phí sản phẩm, phí sử dụng.
+ Thuế môi trường: Thuế ô nhiễm, Thuế tài nguyên.
b. Của địa phương: UBND xã Liên Mạc.
- Quyết định số 13/QĐ – UBND: phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đối với đất
nông nghiệp trong khu dân cư trên địa bàn xã Liên Mạc.
- Quyết định số 20/QĐ – UBND: về việc ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên
địa bàn xã Liên Mạc.
- Quyết định số 16/QĐ – UBND: về việc quy hoạch phân bổ và bảo vệ nguồn nước dưới
đất.
2. Ý nghĩa quan điểm của đảng và nhà nước đối với vấn đề môi trường và công tác

quản lý môi trường địa phương.
12
SVTH: PHẠM AN NHÀN


- Vấn đề môi trường và công tác quản lý môi trường luôn được đảng và nhà nước quan
tâm, và đặt lên hàng đầu đối với mọi sự phát triển kinh tế - xã hội. sự phát triển kinh tế xã
hội phải luôn đi song song với việc bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững,
một nền kinh tế xanh.
- Đảng và nhà nước ta đã đưa ra các luật bảo vệ môi trường, các văn bản dưới luật về
bảo vệ môi trường như các thông tư, nghị định, quyết định nhằm quản lý chặt chẽ các vấn
đề về môi trường, ô nhiễm môi trường ở địa phương. Và là công cụ để xử lý nghiêm các
hành vi gây hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Công tác quản lý môi trường được chặt chẽ theo một hệ thống quản lý môi trường từ
trung ương đến địa phương.
* Là công cụ quản lý:
- Đó là sử dụng kế hoạch, tiêu chuẩn giấy phép nghĩa vụ, nghiêm cấm, tập trung vào giải
quyết vấn đề bằng “ xử lý cuối đường ống” một cách thụ động. sau này, được bổ sung
một số công cụ mang tính chủ động phòng ngừa ô nhiễm như: ĐTM, SXSH, đó là:
+ Luật bảo vệ môi trường.
+ Các quy định dưới luật về môi trường.
* Là công cụ kinh tế:
- Là tiếp cận định hướng thị trường như:
+ Phí phát thải, phí chất thải, phí cải thiện môi trường.
+ Lệ phí hưởng thụ môi trường.
+ Xử phạt vi phạm hành chính về BVMT.
* Là công cụ truyền thông:
- Là điều vô cùng quan trọng đối với tất cả các nhóm đối tượng quản lý môi trường là
tiếp cận với thông tin đúng và cập nhật hiện trạng vấn đề môi trường. Nhận thức này dẫn
đến sự tham gia tích cực của tất cả các bên vào quản lý môi trường. Vì Vậy, giáo dục và

đào tạo có tầm quan trọng trung tâm trong nâng cao nhận thức về môi trường.
II. Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường xã Liên Mạc.
II.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến môi trường xã
Liên Mạc:
13
SVTH: PHẠM AN NHÀN


1. Về điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lý: Liên Mạc là một xã thuộc huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Xã nằm dọc

theo bờ sông Hồng được giới hạn bởi quốc lộ 70 và sông Nhuệ. Đây là một xã có
tiềm năng kinh tế lớn vì tương lai có nhiều dự án được thực hiện tại đây như dự án
Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, Công viên hoa Hà Nội, đô thị phía Tây Hà
Nội. Xã Liên Mạc gồm có 4 thôn, và 1 cụm dân cư: Đại cát, Yên nội, Hoàng Liên, Hoàng
xá và khu tập thể xí nghiệp gỗ Chèm. Với vị trí địa lý như vậy, Liên Mạc là một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng, và là cửa ngõ
giao lưu kinh tế - xã hội thủ đô.
* Địa Hình: Liên Mạc có nhóm cảnh quan hình thái địa hình với các đặc trưng
khác nhau:
- Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có
diện tích không lớn, phân bố ở phía bắc của huyện.
- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm chọn vùng
đông bắc của huyện.
* Thời tiết – Vi khí hậu: + Khí hậu xã Liên Mạc chia làm hai mùa rõ rệt, mùa đông
gió có hướng bắc, và đông bắc , mùa hè gió có hướng nam và đông nam. Lượng mưa trên
toàn khu vực được phân bố theo 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Theo số liệu của trung tâm khí tượng thủy văn Trung
Ương, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 14,3 – 16,2mm. nhiệt độ trung bình chênh

lệch giữa tháng nóng nhất (36,4 ᴼ C – tháng 6) với tháng lạnh nhất (15,1 ᴼC) – tháng 1) là
10,2 ᴼC. tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.2 – 1.4 giờ và phân phối đều cho các
tháng trong năm.
* Tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 35.6,5 ha, trong đó:
+ Đất đồi chiếm 20,57% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết,
phiến sét, và một phần phù sa cổ kiến tạo.
+ Đất ruộng chiếm 12,25% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng hiện còn khoảng 3,3 ha (chiếm 9,92% diện tích tự nhiên).
14
SVTH: PHẠM AN NHÀN


=> Nói chung, Xã có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với
cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân gian và du lịch gắn với văn hoá lịch sử.
2. Về kinh tế xã hội:
- Dân số: + Dân số trung bình năm 2011 là 1.13 người; mật độ dân số 32 người/km2.
Dân số của xã phân bố không đồng đểu theo đơn vị hành chính. Xã Liên Mạc là đơn vị
hành chính có số dân thấp nhất với 29.89 người, chiếm 2,7% dân số của huyện.
+ Dân số thuộc khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số của
huyện. Dân số khu vực nông thôn có xu hướng giảm dần qua các năm và đã có sự chuyển
dịch trong cơ cấu dân số giữa khu vực thành thị và nông thôn mặc dù còn chưa rõ nét.
- Phát triển công nghiệp – xây dựng: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế năm
2011 đạt 30.7,6 triệu đồng; trong đó kinh tế nhà nước chiếm 5,3%, kinh tế ngoài nhà nước
chiếm 3,24% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,39%.
- Phát triển nông nghiệp: Ngành sản xuất nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng ngày càng
giảm dần trong nền kinh tế của xã nhưng vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của huyện.
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp xã năm 2009 đạt 2.3,4 triệu đồng, mức tăng
trưởng bình quân thời kỳ 2008 – 2011 đạt trên 2%.
- Phát triển Giao Thông – Vận Tải: Liên Mạc có hệ thống đường giao thông đa dạng,

gồm cả đường bộ, đường thuỷ, lẫn đường sắt, phân bố tương đối hợp lý, đáp ứng về cơ
bản yêu cầu giao thông vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
3. Đánh giá chung:
* Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến môi trường:
- Với vị trí địa lý như trên, Liên Mạc là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã
hội của vùng đồng bằng sông Hồng và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội của thủ đô.
- Với những đặc trưng về cảnh quan hình thái địa hình, đã tạo điều kiện thuận lợi lớn cho
xã trong việc phát triển nông nghiệp.
- Nhìn chung, xã Liên Mạc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội gắn
với việc bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân gian,văn hoá lịch sử.
* Những khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đến môi trường:

15
SVTH: PHẠM AN NHÀN


- Hoạt động phát triển kinh tế xã hội của các ngành trên địa bàn xã Liên Mạc với tốc độ
ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi
trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.
II.2 Hiện trạng môi trường.
1. Hiện trạng môi trường nước.

1.1 Môi trường nước mặt.
bảng 1. Mạng lưới khảo sát, quan trắc môi trường nước mặt trên địa bàn xã:
TT

Điểm quan trắc

Mục đích


1

Thôn Yên nội, Thôn Hoàng Liên (7điểm)

Kiểm tra chất lượng nước mặt của 2
thôn Yên nội, Hoàng liên chịu ảnh
hưởng của nguồn ô nhiễm địa
phương.(các điểm quan trắc hiện
trạng).

2

Thôn Hoàng xá, thôn Đại cát (5 điểm)

Kiểm tra chất lượng nước mặt của 2
thôn Hoàng xá, Đại cát chịu ảnh
hưởng của nguồn ô nhiễm địa
phương (các điểm quan trắc hiện
trạng).

3

Khu tập thể xí nghiệp gỗ Chèm (8 điểm)

Kiểm tra chất lượng nước mặt trong
khu tập thể xí nghiệp gỗ Chèm bị ảnh
hưởng của nguồn ô nhiễm địa
phương (các điểm tác động).

* Phân tích, Đánh giá:

- Kết quả quan trắc năm 2012 cho thấy, chất lượng nước mặt trên địa bàn các thôn trong
xã Liên Mạc bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ, chất rắn tổng số.
- Thông số BOD5: Theo kết quả năm 2012, chất lượng nước mặt trên các sông, ao hồ
chảy qua địa bàn xã Liên Mạc tương đối tốt. tại điểm quan trắc ở thôn Yên Nội có 2/5
đợt bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ (đợt 2 và đợt 4), giá trị BOD5 dao động khoảng 6,2
– 7mg/l và vượt 1,03 – 1,16 lần QCVN 08:2008/BTNMT mức A2. Như vậy, 4/6 đợt

16
SVTH: PHẠM AN NHÀN


nước khu vực này không bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng BOD 5 ở mức thấp (dao động
trong khoảng 4,6 – 5,8mg/l) và đạt mức A2.
- Thông số COD: Theo kết quả năm 2012, chất lượng nước mặt trên các sông, ao hồ
chảy qua địa bàn xã Liên Mạc tương đối tốt. tại điểm quan trắc ở thôn Hoàng xá có 2/6
đợt bị ô nhiễm nhẹ hợp chất hữu cơ (đợt 2 và đợt 4), giá trị COD dao động khoảng 11,8 –
23,75mg/l và vượt 5,75 lần QCVN 08:2008/BTNMT mức A2. Như vậy, 4/6 đợt nước khu
vực này không bị ô nhiễm hữu cơ, hàm lượng BOD 5 ở mức thấp (dao động trong khoảng
11,8 – 13mg/l) và đạt mức A2.
- Thông số TSS: theo kết quả quan trắc, TSS trung bình năm 2012 khu vực phía thượng
nguồn cống Chèm thấp và đạt quy chuẩn ở mức A2, dao động từ 21,6 – 27,3mg/l. tuy
nhiên, hàm lượng TSS tại một số đợt vẫn vượt mức A2. Hàm lượng TSS tại điểm cống
Chèm đợt 4 và đợt 6 lên tới 71.5mg/l và 46mg/l và vượt quy chuẩn là 2,4 và 1,5 lần mức
A2. Tại cống Chèm, hàm lượng TSS thời điểm đợt 3 và 4 lên tới 34,1 và 39,8 vượt 1,1
và 1,3 lần. các đợt khác có hàm lượng TSS thấp và đạt QCVN 08:2008/BTMT mức A2.
1.1 Môi trường nước ngầm.

- khảo sát nước ngầm thực hiện 5vị trí với tần suất 2 lần/năm, tại xã Liên Mạc và các
thôn trên địa bàn xã gồm:
+ thôn Yên nội

+ thôn Hoàng liên
+ thôn Hoàng xá
+ thôn Đại cát
+khu tập thể xí nghiệp gỗ Chèm
- Theo kết quả quan trắc nước ngầm năm 2012, cho thấy: chất lượng nước ngầm trên địa
bàn xã Liên Mạc còn khá tốt, hầu hết các chỉ tiêu phân tích trong nước ngầm đều đạt quy
chuẩn cho phép quy định tại QCVN 09:2008/BTNMT, chỉ riêng mẫu nước ngầm tại thôn
Yên nội có độ cứng cao, độ cứng trung bình lên tới 78 mg/l và vượt 1,5 lần QCVN
09:2008/BTNMT.
1.3 Đánh giá hiện trạng môi trường nước.
- Như vậy, theo kết quả quan trắc môi trường năm 2012, về môi trường nước mặt cho
thấy:
+ Mặt tốt: môi trường nước mặt ở các thôn Yên nội, Hoàng liên, Hoàng xá còn tương
đối tốt, vào mùa khô, chất lượng nước đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt nhưng phải
áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
17
SVTH: PHẠM AN NHÀN


+ Mặt xấu: tuy nhiên, vào mùa mưa chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục
đích sinh hoạt, nhưng vẫn đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu thuỷ lợi, chất lượng
nước giảm do hàm lượng chất rắn tổng số, hợp chất hữu cơ tăng lên và vượt mức A2.
- Theo kết quả quan trắc môi trường nước ngầm 2012 cho thấy:
+ Mặt tốt: hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm trên địa bàn xã Liên Mạc còn
khá tốt, các chỉ tiêu phân tích trong nước ngầm đều đạt QCVN 09:2008/BTNMT.
+ Mặt xấu: chỉ riêng mẫu nước ngầm tại thôn Yên nội thì có độ cứng cao, và vượt 1,5
lần QCVN 09:2008/BTNMT.
2. Hiện trạng môi trường không khí
2.1 Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí


- Môi trường không khí có tổng số vị trí quan trắc là 13 vị trí, gồm: 10 vị trí quan trắc
tại các thôn trên địa bàn, 3 vị trí quan trắc tại các vị trí chịu tác động từ hoạt động giao
thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.
2.2 Đánh giá chung về môi trường không khí.
2.2.1
Khu vực hiện trạng (môi trường nền).
- Kết quả quan trắc cho thấy, hàm lượng bụi trung bình tại điểm quan trắc thôn Yên nội
vượt QCVN 05:2009/BTNMT. Các vị trí quan trắc hiện trạng tại các thôn khác không bị
ô nhiễm bụi.
- Kết quả quan trắc toàn bộ các khu vực không bị ô nhiễm khí và các bụi kim loại
( SO2, NO2, hơi H2SO4, H2S, bụi Pb, bụi Cd, bụi As, bụi Mn.
2.2.2 Khu vực tác động.
- Theo kết quả quan trắc, tại 13 khu vực chịu tác động có 05 khu vực có hàm lượng bụi
trung bình vượt QCVN 05:2009/BTNMT bao gồm:
+ Thôn Yên Nội
+ Cống chèm
+ Thôn Đại cát
+ Thôn Hoàng xá
+ Khu tập thể xí nghiệp gỗ Chèm
3. Hiện Trạng môi trường đất.
- Theo kết quả quan trắc đất năm 2012 cho thấy, mẫu đất lấy tại ven suối Đại cát thuộc
xã Liên Mạc và đất lấy tại ven suối Hoàng Liên bị ô nhiễm cao kim loại As, Pb, Cd, Zn
và có 7/9 vị trí ô nhiễm As.

18
SVTH: PHẠM AN NHÀN


+ Đất lấy tại ven suối Hoàng Liên, ô nhiễm các kim loại như Zn, Pb, Cd và As. Hàm
lượng Zn lên tới 3118mg/kg gấp 7,9 lần, Pb lên tới 934mg/kg và vượt 3,1 lần, Cd lên tới

106mg/kg và vượt 10,3 lần, As lên tới 32mg/kg và vượt 2,7 lần QCVN03:2008/BTNMT.
+ Đất lấy tại thôn Đại cát ô nhiễm các kim loại như Zn, Pb, Cd và As. Hàm lượng Zn
lên tới 2373mg/kg gấp 7,9 lần, Pb lên tới 519mg/kg và vượt 1,7 lần, Cd lên tới
156,9mg/kg và vượt 15,7 lần, As lên tới 66,2 mg/kg và vượt 5,5 lần QCVN
03:2008/BTNMT.
II.3 Hiện trạng quản lý môi trường tại xã Liên Mạc.
1. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại xã Liên
Mạc.
* Thành lập đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực quản lý môi trường:
- Ông Nguyễn Trọng Đông – Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường.
- ÔngTrần Xuân Đoàn - Chi cục Trưởng Chi cục BVMT
- Bà Nguyễn Thị Sơn – Trưởng Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Từ Liêm.
* Công tác quản lý nguồn thải và thu gom, xử lý chất thải gây ô nhiễm.
- Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm
tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc quản lý và bảo vệ môi trường.
- Hệ thống thiết bị quan trắc môi trường, và các thiết bị phân tích, thí nghiệm môi
trường đạt chuẩn.
- Hệ thống xử lý, thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại.
- Hệ thống, trang thiết bị máy tính phục vụ cho phần mềm cơ sở dữ liệu, GIS.
- Thiết bị lắp đặt các trạm quan trắc tự động.
* Sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
- Cộng đồng tham gia hưởng ứng các ngày về môi trường thế giới, ngày nước sạch, giờ
trái đất, tết trồng cây…
- Cộng đồng tham gia thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương.
- Thu hút cộng đồng tham gia trong các chiến dịch về truyền thông môi trường.
* Chính sách và chương trình hành động của xã Liên Mạc trong việc bảo vệ môi
trường.
- UBND đã ban hành các quyết định về môi trường:

+ Quyết định số 13/QĐ – UBND: phê duyệt giá đất ở trung bình để tính hỗ trợ đối với
đất nông nghiệp trong khu dân cư trên địa bàn xã Liên Mạc.
+ Quyết định số 20/ QĐ – UBND: về việc ban hành quy định quản lý tài nguyên nước
trên địa bàn xã Liên Mạc.
19
SVTH: PHẠM AN NHÀN


+ Quyết định số 16/QĐ – UBND: về việc quy hoạch phân bổ và bảo vệ nguồn nước
dưới đất.
2.Phương hướng, giải pháp thực hiện.
- Tăng cường các biện pháp về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Xử lý nghiêm các hành vi gây hại đến môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên,
suy giảm đa dạng sinh học.
- Giáo dục, truyền thông cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thái nguyên đi đôi với việc bảo vệ môi trường
(phát triển bền vững).
- Đưa ra các biện pháp về xử lý nguồn gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí…).

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết Luận.
1. Môi trường nước.
20
SVTH: PHẠM AN NHÀN


- Nước mặt trên địa bàn xã đã bị ô nhiễm tổng chất rắn lơ lửng ở thượng lưu và hạ lưu; ô
nhiễm chất hữu cơ.
=> Các chỉ thị khác như vi sinh, CN-, dầu mỡ, phenol…có giá trị thấp nằm trong giới
hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT mức A2.

=> Tóm Lại, so với kết quả quan trắc 2010 và 2011, hàm lượng các chất ô nhiễm trong
nước mặt trên địa bàn xã đến năm 2012 đã giảm đi, chất lượng nước đã được cải thiện.
2. Môi trường không khí.
- Khu vực môi trường nền: tại điểm quan trắc thôn Yên nội bị ô nhiễm bụi tổng số, các
khu vực khác không bị ô nhiễm, nồng độ các chất khí độc hại như SO2, NO2, CO… đều
dưới quy chuẩn cho phép.
- Khu vực môi trường tác động thường xuyên bị ô nhiễm bụi tổng số tại 08/15 vị trí quan
trắc, ô nhiễm bụi PM10 tại 08/10 vị trí, hàm lượng các chất khí độc hại như SO2, NO2,
CO, bụi kim loại… đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 05, 06:2009/BTNMT).
3. Môi trường đất.
- Theo kết quả quan trắc đất năm 2012 cho thấy, mẫu đất lấy tại thôn Yên nội thuộc xã
Liên Mạc và đất lấy Hoàng Liên bị ô nhiễm cao kim loại As, Pb, Cd, Zn. 3/6 vị trí quan
trắc bị ô nhiễm nhẹ As.
II. Kiến Nghị.
- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác
bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về xả thải đảm bảo nước thải, khí
thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt quy chuẩn môi trường
tương ứng trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xử lý triệt để ô nhiễm môi trường
của các cơ sở nằm trong quyết định phê duyệt cơ sở gây ô nhiễm môi trường của UBND
tỉnh, quyết định số 64/2003/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ để đảm bảo các cơ sở này
thực hiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.

21
SVTH: PHẠM AN NHÀN


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Báo Cáo Tổng Hợp Kết Quả khảo sát Môi Trường huyện Từ Liêm.

(tháng 12, năm 2012).
2. Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2005.
3. Hệ Thống Các Quy Chuẩn Môi trường (nước, đất, không khí…).
4. Cổng thông tin điện tử của sở Tài nguyên và Môi trường Hà nội.
5. Báo cáo kết quả khảo sát môi trường xã Liên Mạc.
6. Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Liên Mạc.

22
SVTH: PHẠM AN NHÀN


Nhật Kí Thực Tập
Thời gian thực tập từ ngày 1/10/2013 đến ngày 25/11/2013
* Đơn vị thực tập:
Tên cơ quan thực tập: Phòng Địa chính môi trường – UBND xã Liên Mạc.
Đ/c: thôn Yên nội, xã Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội.
CB Hướng dẫn: Phạm Thị Hương.
* Kế hoạch thực tập:
Tuần 1: Từ ngày 1/10 đến ngày 8/10/2013:
- Nội dung công việc: + Lấy giấy giới thiệu của trường cử đi thực tập, liên hệ cơ quan
thực tập.
+ cô giáo hướng dẫn, phổ biến, chuyên đề viết báo cáo tốt
nghiệp trước khi đi thực tập.
Tuần 2: Từ ngày 9/10 đến ngày 16/10/2013:
- Nội dung công việc: + Liên hệ cơ quan thực tập: Phòng địa chính môi trường –
UBND xã Liên Mạc
Tuần 3: Từ ngày 17/10 đến ngày 23/10/2013:
23
SVTH: PHẠM AN NHÀN



Thời Gian
Thứ 2: 17/10/2013
Thứ 3: 18/10/2013
Thứ 4: 19/10/2013
Thứ 5: 20/10/2013
Thứ 6: 21/10/2013

Nội Dung Công Việc
Giao lưu với các anh chị trong phòng địa chính môi
trường – UBND xã Liên Mạc.
Đọc tài liệu, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của UBND xã
Liên Mạc.
Đọc tài liệu tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của UBND
huyện Từ Liêm.
Đọc tài liệu dự thảo hướng dẫn kỹ thuật, khảo sát quan
trắc môi trường không khí
Đọc tài liệu dự thảo hướng dẫn kỹ thuật khảo sát, quan
trắc môi trường nước (nước mặt, nước ngầm)

Tuần 4: Từ ngày 24/10 đến ngày 30/10/2013:
Thời Gian
Thứ 2: 24/10/2013
Thứ 3: 25/10/2013
Thứ 4: 26/10/2013
Thứ 5: 27/10/2013
Thứ 6: 28/10/2013

Nội Dung Công Việc
Đọc, nghiên cứu tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh

tế xã hội xã Liên Mạc – huyện Từ Liêm.
Đọc các báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát môi trường
nước khu vực xã Liên Mạc.
Đọc báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát môi trường
không khí trên địa bàn xã Liên Mạc.
Đọc báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát môi trường đất
trên địa bàn xã Liên Mạc.
Đọc, nghiên cứu diễn biến hàm lượng các chỉ tiêu trong
nước, không khí.

Tuần 5: Từ ngày 31/10 đến ngày 6/11/2013:
Thời Gian
Thứ 2: 31/10/2013
Thứ 3: 1/11/2013
Thứ 4: 2/11/2013
Thứ 5: 3/11/2013
Thứ 6: 4/11/2013

Nội Dung Công Việc
Đọc, nghiên cứu diễn biến hàm lượng các chỉ tiêu trong
đất.
Đọc, tìm hiểu các tài liệu QCVN về chất lượng môi
trường nước mặt. (QCVN 08/2008/BTNMT)
Đọc, tìm hiểu các tài liệu QCVN về kỹ thuật chất lượng
nước ngầm. (QCVN 09/2008/BTNMT)
Đọc, tìm hiểu các tài liệu QCVN về chất lượng môi
trường không khí.
Đọc tìm hiểu tài liệu các QCVN về chất lượng môi
trường đất.
24

SVTH: PHẠM AN NHÀN


Tuần 6: Từ ngày 7/11 đến ngày 13/11/2013:
Thời Gian
Thứ 2: 7/11/2013
Thứ 3: 8/11/2013

Nội Dung Công Việc
Giao lưu TDTT huyện Từ Liêm.
Giao lưu TDTT huyện Từ Liêm.

Thứ 4: 9/11/2013
Thứ 5: 10/11/2013
Thứ 6: 11/11/2013

TDTT huyện Từ Liêm
TDTT huyện Từ Liêm
Đọc, tìm hiểu luật BVMT 2005

Tuần 7: từ ngày 14/11 đến ngày 20/11/2013:
Thời Gian
Thứ 2: 14/11/2013
Thứ 3: 15/11/2013
Thứ 4: 16/11/2013
Thứ 5: 17/11/2013
Thứ 6: 18/11/2013

Nội Dung Công Việc
Đọc kế hoạch triển khai kết quả nghiên cứu môi trường

nước mặt trên địa bàn xã Liên Mạc.
Đi khảo sát, điều tra thực địa môi trường đất nông
nghiệp trên địa bàn xã.
Đi khảo sát, điều tra thực địa môi trường đất nông
nghiệp trên địa bàn xã.
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức trong công tác QLMT ở địa
phương huyện Từ Liêm.
Đọc tài liệu tìm hiểu các chính sách, chương trình hành
động của UBND xã Liên Mạc về bảo vệ môi trường

25
SVTH: PHẠM AN NHÀN


×