Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lâm thao tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.44 KB, 62 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc cải cách kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã
đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội cho đất nước. Từ một nước chủ
yếu nhập khẩu lương thực, kinh tế nghèo nàn lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên và trở
thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về một số mặt hàng nông sản như gạo, cà
phê, chè, tiêu, thủy sản,… Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói
nghèo đã giảm đáng kể. Đóng góp vào những thành quả to lớn trên không thể không
kể đến các chính sách về ruộng đất của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới
vừa qua.
Trong quá trình đổi mới từ 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới
và hoàn thiện chính sách ruộng đất như: Khuyến khích tích tụ ruộng đất; giao đất ổn
định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân sản xuất và cấp giấy chứng nhận “Ruộng đất
thuộc quyền sở hữu toàn dân, giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài”. Thể chế
hóa chính sách đất đai của Đảng, Luật đất đai năm 1993 đã khẳng định đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước giao đất cho hộ gia đình
cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới các hình thức: giao đất không thu tiền, giao
đất có thu tiền và cho thuê đất, người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng cho thuê, thừa kế, thế chấp bằng quyền sử dụng đất .
Trong những năm qua, nhận thức tầm quan trọng của vấn đề phát triển nông
nghiệp nông thôn, tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã sớm chỉ đạo công tác dồn điền
đổi thửa (năm 1998), do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả đạt được không
đáng kể. Sau khi tham quan, rút kinh nghiệm một số mô hình dồn đổi ở các tỉnh,
UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị, Nghị quyết và kế hoạch chỉ đạo công tác dồn, đổi
đất sản xuất nông nghiệp đến từng cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân
trên toàn địa bàn và đã đạt được những kết quả nhất định, tạo bước chuyển biến
trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.
Huyện Lâm Thao là một huyện điển hình cho công tác dồn đổi đất sản xuất
nông nghiệp như vậy. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy vấn đề dồn đổi là hết sức
phức tạp, phụ thuộc vào đặc điểm địa hình, vị trí, tập quán canh tác, hình thức triển


1


khai thực hiện, các vấn đề quan hệ xã hội…
Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những
công cụ để Nhà nước quản lý các đối tượng sử dụng đất được chặt chẽ nhất. Đăng
ký đất đai là một hệ thống các biện pháp tạo lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ nhất để
nhà nước quản lý các đối tượng sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai trong phạm vi lãnh thổ, đảm
bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả .
Tuy nhiên, công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi
thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Lâm Thao cũng hết sức khó
khăn nên tiến độ thực hiện còn chậm, đặc biệt trong giai đoạn tiếp theo 2012 - 2016.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn, đổi
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp và cấp
Giấy chứng nhận;
- Đánh giá thực trạng dồn, đổi và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
trước và sau khi dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Thao –
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2004 - 2010;
- Tìm hiểu những tồn tại, khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận sau
dồn, đổi đất nông nghiệp tại huyện Lâm Thao giai đoạn 2004 - 2010;
- Đề xuất một số biện pháp phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận sau
dồn, đổi đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2012 - 2016.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm được các nội dung của luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành
luật ở Trung ương và địa phương; đồng thời; nắm vững nội dung chuyên môn về

công tác dồn, đổi ruộng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và lập hồ sơ địa chính.

2


- Các số liệu điều tra, thu nhập phải phản ảnh trung thực khách quan thực
trạng dồn, đổi, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện.
- Các giải pháp có tính thực tiễn và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa
phương.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Lâm Thao - tỉnh
Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: công tác cấp Giấy chứng nhận sau dồn, đổi đất sản xuất
nông nghiệp giai đoạn 2004 – 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra nội nghiệp
Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan:
* Phòng Ttài nguyên và Môi trường
Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất, tình hình chỉ đạo và
kết quả thực hiện dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp; tình hình cấp giấy chứng nhận
sau khi thực hiện dồn đổi, và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện
Các phòng có liên quan như phòng kinh tế, phòng thống kê, phòng nông
nghiệp…thu thập các số liệu về thống kê, báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã
hội của huyện .
* UBND cấp xã
Thu thập sổ sách, biên bản, báo cáo về công tác dồn, đổi ruộng đất, thu thập
các hồ sơ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện UBND xã đang
giải quyết và kết quả cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện dồn, đổi.
* Sở Tài nguyên và Môi trường

Thu thập các số liệu, báo cáo về công tác dồn đổi ruộng đất công tác cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (tại chi cục quản lý đất đai), công tác lưu trữ và
quản lý hệ thống hồ sơ địa chính(tại trung tâm công nghệ thông tin và văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất).

3


4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Khảo sát thực tế nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ
điều tra nội nghiệp, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý, điều tra phỏng vấn các
hộ gia đình cá nhân thực hiện dồn dổi ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Trên cơ sở 02 mẫu phiếu được thiết kế cho hai nhóm đối tượng chính, đề tài
tiến hành điều tra 03 cán bộ địa chính của 3 xã, 06 cán bộ cấp huyện và cấp tỉnh;
điều tra 30 hộ có tham gia thực hiện dồn đổi ruộng đất trên 3 xã. Việc lựa chọn mẫu
điều tra hộ được tiến hành theo phương pháp chọn xác xuất sổ đăng ký biến động
đất đai.
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sau khi thu thập và điều tra các thông tin cần thiết trên cơ sở đã kiểm tra ở
khía cạnh đầy đủ, chính xác, tiến hành tổng hợp bằng phần mềm Exel, phân tích,
đánh giá và rút ra các kết luận cần thiết .
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý về dồn, đổi đất sản xuất nông
nghiệp và cấp giấy chứng nhận
Chương 2: Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện dồn,
đổi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Thao
Chương 3: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện dồn, đổi
đất sản xuất nông nghiệp


4


Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỒN, ĐỒI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
1.1. Khái niệm dồn đổi thửa
Dồn đổi thửa được hiểu là nhiểu thửa đất có cùng mục đích sử dụng ở tình
trạng manh mún, nhỏ lẻ, để thuận tiện đầu tư thiết bị công nghệ vào sản xuất, tăng
diện tích sử dụng đất, hình thành các mô hình kinh tế trang trại đòi hỏi phải có các
thửa đất có diện tích lớn, liền khu, liền khoảnh thì cần phải dồn, đổi các thửa đất
nhỏ lẻ đó lại với nhau .
Khái niệm dồn đổi đất sản xuất nông nghiệp là một trong nội dung dồn, đổi thửa
xong chỉ nghiên cứu trong phạm vi đất sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu đất trồng lúa.1.2.
Căn cứ pháp lý

* Căn cứ pháp lý về dồn, đổi đất sản xuất nông nghiệp
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị quyết TW7 khóa X về Nông nghiệp nông dân và nông thôn
- Nghị quyết số 17/NQ-HU ngày 3/5/11 của ban chấp hành đảng
bộ huyện về xây dựng NTM nghị quyết số 20/NQ-HU ngày 14/7/11 của ban chấp
hành đảng bộ huyện về dồn điền đổi thửa đất trong nông nghiệp, hướng dẫn số
216/hd-UBND ngày 31/9/11 của UBND huyện về dồn điền đổi thửa đât nông
nghiệp trên địa bàn huyện .
- Nghị quyết 18-NQ/TU ngày 17/6/2004 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú
Thọ về tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp đến năm 2006;
- Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 20/11/2009 của Tỉnh ủy về phát triển Nông
thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Quyết định số 3883/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh ban hành
bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ.

- Kế hoạch số 759/KH-UBND ngày 17/03/2010 của UBND tỉnh triển khai
thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Kế hoạch số 399/KH-UBND ngày 28/05/2010 của UBND huyện Lâm

5


Thao về triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Lâm Thao
đến năm 2020.
- Nghị quyết số 77-NQ/HU ngày 25/10/2012 của BTV Huyện ủy Lâm Thao
về việc tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2012-215.
- Hướng dẫn số 889/HD-TNMT ngày 22/9/2004 của Sở Tài nguyên và Môi
trường về quy trình dồn đổi ruộng đất nông nghiệp
- Hướng dẫn số 952/HD-TNMT ngày 03/04/2007 của Sở Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn bổ sung về quy trình dồn đổi ruộng đất nông nghiệp.
* Căn cứ pháp lý về cấp giấy chứng nhận
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà được thành lập và ban hành các văn bản pháp luật về thống nhất quản lý
đất đai, các văn bản về ruộng đất trước đây đều bị bãi bỏ. Tháng 11/1953, Hội nghị
ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V đã nhất trí thông qua Cương lĩnh cải
cách ruộng đất. Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất nhằm
xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người
cày có ruộng”.
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1959 quy định ba hình
thức sở hữu về đất đai: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
Tháng 4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Năm 1976, nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đã thực hiện kiểm
kê, thống kê đất đai trong cả nước. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 169/QĐCP ngày 20/06/1977 để thực hiện nội dung đó.
Năm 1980, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời

khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch chung
nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm …”. Công tác ĐKĐĐ, cấp
GCN được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản
pháp luật sau:
- Ngày 01/07/1980 Chính phủ ra Quyết định số 201/QĐ-CP về việc thống
nhất quản lý ruộng đất theo quy hoạch và kế hoạch chung trong cả nước.

6


- Ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 299-TTg với
nội dung đo đạc và phân hạng đất, đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
- Ngày 05/11/1981 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định số
56/QĐ-ĐKTK quy định về trình tự, thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ.
- Ngày 08/01/1988, trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Luật đất đai đầu tiên ra
đời. Tại Điều 9 của Luật này nêu rõ: “ĐKĐĐ, lập và quản lý HSĐC, quản lý các
hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp GCNQSDĐ”.
- Ngày 14/07/1989 Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành quyết định số
201/QĐ - ĐKTK về việc ban hành quy định cấp GCNQSDĐ và Thông tư 302ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Kể từ khi Luật đất đai 1988 có hiệu lực nhìn chung công tác quản lý đất đai
dần đi vào nề nếp, ổn định. Trong giai đoạn này công tác cấp GCNQSDĐ đã được
quan tâm thực hiện ở nhiều địa phương.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đã khẳng định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng trời,…đều thuộc
sở hữu toàn dân”. Đây là cơ sở vững chắc cho sự ra đời của Luật đất đai năm 1993
được thông qua ngày 14/07/1993. Tiếp theo đó là Luật sửa đổi bổ sung một số Điều
của Luật đất đai được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 02/12/1998 và Quốc hội
khóa X thông qua ngày 29/06/2001
- Công văn 434/CVĐC do Tổng Cục Địa Chính đã xây dựng và ban hành hệ
thống sổ sách địa chính mới vào tháng 7/1993 để áp dụng tạm thời thay thế cho mẫu

quy định tại Quyết định 56/TCĐC năm 1981.
- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất
nông nghiệp.
- Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị.
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/07/1995 của Tổng cục Địa chính quy định
mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất đai.
- Thông tư số 346/TT - TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa chính
hướng dẫn thủ tục ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ, lập HSĐC.

7


- Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/02/1998 về
đẩy mạnh và hoàn thiện cấp GCNQSDĐ nông nghiệp.
- Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06/03/1998 về quản lý tài sản Nhà nước.
- Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 14/1998/NĐ-CP.
- Chỉ thị số 18/CT – TTg ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một
số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp GCNQSDĐ nông nghiệp, lâm nghiệp,
đất ở nông thôn.
- Công văn số 776/CV – NN ngày 28/07/1999 của Chính phủ về việc cấp
GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở đô thị.
- Thông tư liên tịch số 1442/TTLT – TCĐC – BTC ngày 21/09/1999 của Bộ
Tài chính và Tổng cục Địa chính hướng dẫn cấp GCNQSDĐ theo Chỉ thị
18/1999/CT – TTg.
- Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ quy định
về lệ phí trước bạ.
- Nghị định số 04/2000/NĐ – CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ về quy

định điều kiện được cấp xét và không được cấp GCNQSDĐ.
- Nghị định số 19/2000/NĐ-CP ngày 08/06/2000 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật đất đai năm 1993 đã xuất hiện nhiều vấn
đề bất cập, vì vậy Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội khoá XI thông qua ngày
26/11/2003 thay thế cho Luật đất đai năm 1993, theo đó quy định “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” và nêu lên 13 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai trong đó nội dung đăng ký, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC là một
nội dung quan trọng được tái khẳng định.
Đến nay, cùng với việc ban hành Luật đất đai năm 2003 thì đã có nhiều văn
bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương ban
hành để làm cơ sở cho việc thực hiện ĐK, cấp GCNQSDĐ và lập HSĐC. Cụ thể là:
- Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 có hiệu lực thi hành vào ngày
01/07/2004, trong đó quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về GCN
- Nghị quyết 775/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà
8


đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã
hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với
trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại
Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11.
- Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày
01/07/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định
đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp.
- Nghị định số 47/2003/NĐ-CP ngày 12/05/2003 sử đổi bổ sung một số Điều
của Nghị định 176/1999/NĐ-CP.
- Chỉ thị số 05/2004/CT – TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

việc các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCN trong năm 2005.
- Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 06/08/2004 của Chính phủ về việc sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 164/2003/NĐ-CP.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về hướng
dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền
sử dụng đất, trong đó có quy định cụ thể hóa Luật đất đai về việc thu tiền sử dụng
đất khi cấp GCN.
- Nghị định số 127/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội
và Nghị quyết số 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất
trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội
chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính Phủ về sữa đổi,
bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị
định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
Trong đó sửa đổi bổ sung một số quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi cấp
GCN, việc xác nhận hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế
chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao.
9


- Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về
việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật đất đai;
trong đó chỉ đạo các địa phương đảy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp GCN
trong năm 2006.
- Nghị quyết số 23/2006/NQ-CP ngày 07/09/2006 về một số giải pháp nhằm
đẩy nhanh tiến độ bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê theo quy

định tại Nghị định số 61/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ, trong đó quy định
việc thu tiền sử dụng đất khi bán nhà ở cho người đang thuê.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCN, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về
đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành quy định về GCN.
- Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31/12/2004 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Bộ nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức của Văn phòng ĐK QSDĐ và tổ chức phát triển quỹ đất.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 về thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của
người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 thay
thế Thông tư số 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 04/07/2003.
- Thông tư số 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/07/2005 của Bộ tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai sau khi sắp
10


xếp, đổ mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh. Trong đó có hướng dẫn

việc rà soát, cấp GCN cho các nông, lâm trường quốc doanh sau khi sắp xếp lại.
- Thông tư 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ.
- Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 02/08/2006 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2006/TT-BTNMT ngày 25/09/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp GCN khi chuyển công
ty nhà nước thành công ty cổ phần hóa; trong đó có hướng dẫn việc rà soát, cấp
GCN cho công ty đã cổ phần hóa.
- Quyết định số 08/2006/QĐ – BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về GCN thay thế cho Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT
ngày 01/11/2001..
- Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thông tư 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính
liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Ngoài những văn bản pháp luật nêu trên, để thực hiện tốt công tác đăng ký
cấp giấy chứng nhận tại địa phương huyện Lâm Thao cũng thực hiện dựa trên các
quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ như sau:
- Quyết định 3245/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày
12/11/2008 ban hành quy định cụ thể một số điểm về quản lý, sử dụng đất ở và đất
dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 3669/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày
03/11/2009 về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa”

liên thông giữa UBND cấp huyện với UBND cấp xã trong việc chuyển nhượng

11


QSDĐ ở hoặc chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất đối với hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất;
- Quyết định 3997/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Thọ ngày
20/11/2009 ban hành quy chế cụ thể một số điểm về quản lý, sử dụng đất trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ;
1.3. Chính sách quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn 1945 – 1954
* Thực hiện chính sách giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp,
Việt gian phản động chia cho nông dân nghèo, chia lại công điền công thổ
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930 đã đề ra
nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc xâm lược giành
độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân”. Cách
mạng tháng Tám 1945 thành công; nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh
đấu một kỷ nguyên mới độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân đân; đã đặt
nền móng cho chính sách ruộng đất của Nhà nước dân chủ nhân dân. Sau khi Cách
mạng tháng Tám thành công, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban
hành sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, thuế môn bài, giảm tô, tịch thu ruộng đất của thực
dân Pháp, Việt gian phản động chia cho nông dân nghèo, chia lại công điền công
thổ: ngày 20/10/1945 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25%; ngày 26/10/1945 Chính
phủ ra Nghị định giảm thuế 20%.
Tháng 1/1948 Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng đã đề ra
các chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến; tháng 2/1949 Chính phủ ra sắc
lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và chia ruộng đất của của thực dân Pháp cho
dân cày nghèo; ngày 14/7/1949 Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% so với mức tô
trước Cách mạng tháng Tám; Tháng 3/1952 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời

về sử dụng đất công điền, công thổ. Đến thời điểm này số ruộng đất công ở 3035 xã
miền Bắc đã chia cho nông dân là 184871 ha, chiếm 77% dện tích đất công điền,
công thổ ở các địa phương này.

12


* Tiến hành cải cách ruộng đất
Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II (tháng
11/1953) đã thông qua cương lĩnh ruộng đất. Luật Cải cách ruộng đất đã được Quốc
hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua ngày 4/10/1953. Theo quy định
của Luật Cải cách ruộng đất, ruộng đất được chia cho nông dân theo nguyên
tắc:“thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia; chia trên cơ sở
nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần bù xa; chia theo nhân khẩu
chứ không chia theo lao động; lấy số diện tích bình quân và sản lượng bình quân ở
địa phương làm tiêu chuẩn để chia; chia theo đơn vị xã, xong nếu xã ít người, nhiều
ruộng thì thì có thể san sẻ một phần cho xã khác ít ruộng, nhiều người, sau khi chia
đủ cho nông dân trong xã”.
1.3.2. Giai đoạn 1955 – 1975
* Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế nông nghiệp
Tháng 9/1954 Bộ Chính trị ra quyết định thực hiện hoàn thành cải cách
ruộng đất và Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957); Tháng 5/1955 Quốc
Hội ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp nhằm khôi phục
kinh tế sau chiến tranh (khi chiến tranh kết thúc, 140000 ha ruộng đất bị bỏ hoang
hóa; 200000 ha không có nước tưới); Tháng 8/1955 Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa II đã thông qua chủ trương xây dựng thí điểm hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp (HTXSXNN).
* Thí điểm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp (1955 - 1957)
Năm 1955 có 6 HTXSXNN được thành lập ở các tỉnh Phú Thọ, Thái
Nguyên, Thanh Hóa; Năm 1956 có 26 HTXSXNN được thành lập; đến 10/1957 có

42 HTXSXNN được thành lập.
* Cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thí điểm
xây dựng HTX nông nghiệp bậc thấp (1958-1960)
Tháng 11/1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa II
đã đề ra kế hoạch 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc (19581960): “Đẩy mạnh cuộc cách mạng XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của
nông dân, thợ thủ công và cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế tư bản tư

13


doanh, đồng thời phải ra sức phát triển kinh tế quốc doanh”; “Hợp tác hóa nông
nghiệp là cái khâu chính trong toàn bộ dây chuyền cải tạo XHCN ở miền Bắc nước
ta. Mục tiêu là đến năm 1960 phải căn bản hoàn thành HTX bậc thấp, tức là phải
thu hút được tuyệt đại bộ phận nông dân cá thể vào HTX”;
* Xây dựng HTX nông nghiệp bậc thấp (1960 - 1975)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9/1960) đã đề ra đường lối xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: “đối với nông nghiệp, phương hướng là tiếp tục
thu hút nông dân cá thể vào HTX bậc thấp, từng bước chuyển lên bậc cao; mở rộng
quy mô HTX, kết hợp hoàn thiện quan hệ sản xuất với phát triển lực lượng sản xuất.
Quá trình hợp tác hóa nông nghiệp đã diễn ra nhanh chóng, với sự tập trung cao độ
ruộng đất, lao động và các tư liệu sản xuất; từ hợp tác xã bậc thấp chuyển lên hợp
tác xã bậc cao, ruộng đất đã được tập thể hóa triệt để, chế độ sở hữu tập thể về
ruộng đất đã được thiết lập”.
* Xây dựng HTX nông nghiệp bậc cao (1960 - 1975)
Năm 1965, Hội nghị lần thứ 11, 12 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
III đã đề ra nghị quyết chuyển hướng về tư tưởng, tổ chức kinh tế, quốc phòng, tiếp
tục xây dựng CNXH trong điều kiện cả nước có chiến tranh; chủ trương tiếp tục
củng cố HTX nông nghiệp. Quy mô HTX ngày càng mở rộng với mô hình HTX
liên thôn, HTX quy mô toàn xã; trong đó HTX là đơn vị quản lý, đội sản xuất là
đơn vị nhận khoán với phương thức 3 khoán: khoán sản lượng, khoán lao động,

khoán chi phí, phân phối bình quân. Mô hình HTX đã thích ứng với điều kiện thời
chiến, tuy nhiên phương thức điều hành theo lối hành chính đã phát sinh yếu tố độc
đoán, chuyên quyền, mệnh lệnh, vi phạm nguyên tắc dân chủ đã kìm hãm sản xuất,
nông dân vẫn không quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất; sản xuất trì trệ, đời sống
tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Tháng 9 năm 1966 tại Vĩnh Phúc đã xuất hiện hình
thức “khoán hộ”, thực chất là giao quyền sử dụng đất cho hộ nông dân., tuy nhiên
do trái với quy định chung đã bị phê phán và đình chỉ.
Cuối năm 1974, Ban Bí thư ra chỉ thị 208/CT-TƯ về tổ chức lại sản xuất, cải
tiến quản lý nông nghiệp.Việc cải tiến quản lý HTX nông nghiệp được xác định
là “Xây dựng HTX thành đơn vị kinh tế thống nhất quản lý, thống nhất điều hành,

14


thống nhất kinh doanh, thống nhất phân phối. Tổ chức lại sản xuất, tiến hành phân
công lại lao động mới, hình thành các đội sản xuất cơ bản, các đội chuyên (đội giống,
đội thủy lợi, đội cầy, đội bảo vệ thực vật, đội làm phân...). Ban quản trị HTX điều hành
các hoạt động của đội sản xuất theo theo một kế hoạch đã được xây dựng sẵn”.
Nghị quyết 24 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III tháng 9/1975 đã
xác định chủ trương: “Triệt để xóa bỏ tàn dư chế độ thực dân phong kiến về ruộng
đất” với phương hướng: “Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo XHCN đối với nông nghiệp
với xây dựng nền nông nghiệp lớn XHCN, một mặt xây dựng các nông trường quốc
doanh… mặt khác phải thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp, làm từng bước tích cực,
vững chắc”. Thực hiện Nghị quyết 24 - Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
III), đến năm 1978 ở các tỉnh miền Trung đã xây dựng được 114 HTX nông nghiệp
với 90% ruộng đất, 80% trâu bò và các tư liệu sản xuất khác đã được tập thể hóa; Ở
Tây Nguyên xuất hiện chủ yếu hình thức các tổ hợp tác lao động và tập đoàn sản
xuất; ở Nam Bộ thí điểm xây dựng HTX ở Tân Hội (Tiền Giang), Ô môn (Hậu
Giang), Long Thàng (Đồng Nai);Mô hình tập thể hóa nông nghiệp đã đạt đến đỉnh
cao, hoàn chỉnh, phân công lao động trong HTX nông nghiệp theo hướng chuyên

môn hóa.
1.3.3. Giai đoạn năm 1976 đến 1985
*Hoàn thiện HTX quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn
(1976-1980)
Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IV tháng 12 năm 1976 quyết định
đường lối xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Chủ trương xây dựng cấp huyện,
hoàn thiện xây dựng HTX quy mô toàn xã, tổ chức nông nghiệp sản xuất lớn được
tiếp tục khẳng định: “Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, xóa
bỏ kiểu tổ chức sản xuất và ăn chia theo đội. Thực hiện việc quản lý, sử dụng ruộng
đất tập trung, thống nhất trên quy mô HTX. Các HTX phân phối lại ruộng đất cho
các đội trên nguyên tắc tiện canh tiện cư với quy mô lớn, tránh phân tán, chia sẻ
ruộng đất manh mún”; “Chuyển sản xuất tập thể từ kiểu làm ăn phân tán, tự cấp tự
túc sang sản xuất theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất của huyện”; “Về cải tiến
quản lý, tổ chức lao động theo hướng tập trung, dưới sự điều hành thống nhất của
ban quản trị HTX. Trên cơ sở định mức lao động, xếp bậc công việc, tiêu chuẩn
15


tính công, HTX xây dựng kế hoạch 3 khoán”.
Thực hiện Chỉ thị 57/CT-TƯ ngày 14/3/1978 Bộ Chính Trị “về việc nắm vững
và đẩy mạnh công tác cải tạo nông nghiệp miền Nam” và Chỉ thị 43 CT-TƯ ngày
15/11/1978 Bộ Chính Trị “ về việc xóa bỏ các hình thức bóc lột của phú nông, tư sản
nông thôn và tàn dư bóc lột phong kiến, thực sự phát huy quyền làm chủ của nông dân
lao động, đẩy mạnh cải tạo XHCN đối với nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam”
* Cải tiến quản lý hợp tác xã nông nghiệp (1981 - 1985)
Ngày 13/1/1980, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 100 về
“Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động
trong HTX nông nghiệp”. Chỉ thị nêu rõ: “HTX nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ
và sử có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các
công cụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của tập thể”; “Tổ chức tốt việc giao diện tích

ruộng đất cho đội sản xuất, cho nhóm và người lao động sử dụng để thực hiện sản
lượng khoán, tránh để đồng ruộng bị chia cắt manh mún, khi diện tích giao khoán
cho người lao động được phân bố hợp lý, thì có thể ổn định vài ba năm để xã viên
yên tâm thâm canh trên diện tích đó”. Chỉ thị 100 của Ban Bí thư đã tạo cho xã viên
được quyền sử dụng đất trong khuôn khổ rộng rãi hơn, thiết thực và gắn bó hơn với
lợi ích của người lao động, một mốc son có ý nghĩa về chính sách ruộng đất nông
nghiệp thời kỳ này.
Ngày 3/5/1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 19 “về
hoàn thành điều chỉnh ruộng đất, đẩy mạnh cải tạo XHCN với nông nghiệp ở các
tỉnh Nam Bộ”
Ngày 29/11/1983, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 29-CTTW về việc đẩy mạnh giao đất giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh
theo phương thức nông lâm kết hợp, chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ nông
dân nhằm khuyến khích nông dân trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc; nông dân
được quyền thừa kế tài sản trên đất trồng rừng và cây công nghiệp dài ngày.
Ngày 18/1/1984, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 35/CTTW “về khuyến khích và hướng dẫn phát triển kinh tế gia đình”:“Về đất cho phép
các hộ gia đình nông dân tận dụng mọi nguồn đất đai mà HTX, nông lâm trường

16


chưa sử dụng hết để đưa vào sản xuất”; “Về thuế, nhà nước không đánh thuế sản
xuất, kinh doanh đối với kinh tế gia đình, chỉ đánh thuế sát sinh và đất thuộc; đất
phục hóa được miễn thuế nông nghiệp”; “Về lưu thông, hộ gia đình nông dân được
quyền tiêu thụ các sản phẩm làm ra”.
Ngày 29/1/1985, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 56 về
việc củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn miền núi, cho phép áp dụng linh hoạt các
hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao; ở vùng núi cao, không nhất thiết tổ chức
HTX mà phát triển kinh tế hộ gia đình và thiết lập quan hệ nhà nước - nông dân
theo đơn vị bản, buôn; trong HTX áp dụng hình thức khoán gọn cho hộ xã viên.
1.3.4. Giai đoạn từ 1986 đến nay

* Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Đường lối Đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác định tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI (1986), và được Đại hội
Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá VII (1991), Khoá VIII (1996),
Khoá IX ( 2001), Khoá X (2006) tiếp tục phát triển.
* Đổi mới chính sách đất đai đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế kinh tế
Thể chế hóa chủ trương, chính sách đất đai của Đảng, Hiến Pháp Cộng hòa
XHCN Việt Nam năm 1992, đã quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17);
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật (Điều 18). Luật
Đất đai 1987, Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đất đai
1998, 2001, Luật Đất đai 2003, đã cụ thể hóa các quy định về đất đai của Hiến
pháp. Luật Đất đai đã quy định các nguyên tắc quản lý và sử dụng đất đai: đất đai
thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch, pháp
luật, sử dụng đất đai hợp lý hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ cải tạo bồi dưỡng đất, bảo
vệ môi trường để phát triển bền vững; Các quyền của người sử dụng đất: được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu
tư trên đất được giao, được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp

17


quyền sử dụng đất, được góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh;
Nghĩa vụ của người sử dụng đất: sử dụng đúng mục đích, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, nộp thuế, lệ phí, tiền sử dụng đất, bồi thường khi được nhà nước giao đất, trả
lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi. Bộ Luật dân sự cũng quy định cụ thể các
quan hệ dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất...
1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.4.1. Khái niệm và mục đích cấp Giấy chứng nhận

- Khái niệm:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của
người sử dụng đất.
- Mục đích cấp Giấy chứng nhận:
+ Đối với Nhà nước: Vừa xác lập cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các biện
pháp quản lý, vừa nắm chắc tài nguyên đất đai.
+ Đối với người sử dụng đất: Yên tâm chủ động khai thác tốt nhất mọi tiềm
năng của khu đất được giao, hiểu và chấp hành tốt pháp luật về đất đai.
+ GCNQSD đất là chứng nhận pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa
Nhà nước – người quản lý chủ sở hữu đất đai với người được nhà nước giao đất để
sử dụng. Qúa Trình tổ chức việc cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy
đủ để giải quyết mọi quan hệ về đất đai theo đúng pháp luật. Vì vậy người được cấp
GCN phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy địn của pháp luật.
+ Việc cấp GCNQSD đất là công việc hết sức quan trọng, nó phải được tiến
hành lần lượt từng bước vững chắc không nóng vội ồ ạt theo phong trào, đủ điều
kiện đến đâu cấp GCN đến đó. Chưa đủ điều kiện thì để lại đưa vào trường hợp xét
cấp và có kế hoạch xử lý những trường hợp đó bằng tài chính để cấp GCN cho họ,
chứ không thể bỏ lại được. Phải chủ động tạo điều kiện để mọi người cử dụng đất
thuộc mọi địa phương đều lần lượt được cấp GCN. Đồng thời phải được sự lãnh
đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.
1.4.2. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. Trường hợp

18


người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu

cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác
gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từng
chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
- Giấy chứng nhận được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn
thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp không
phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; trường hợp
Nhà nước cho thuê đất thì Giấy chứng nhận được cấp sau khi người sử dụng đất đã
ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký.
1.4.3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
này.
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại
khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất.
1.4.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận chứng nhận về quyền sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

19


Bảng 1.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Phú Thọ
(tính đến tháng 6 năm 2011)


T
T
I
1
2
3
II
1
2
3

Mục đích sử dụng
đất
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông
nghiệp và NTTS
Đất lâm nghiệp

Số GCN
đã cấp
288729,00

Diện tích
đã cấp
GCN (ha)
185631,90

254170,00

75614,02


Tỷ lệ %
(so với
DT cần
cấp
79,76
GCN)
82,04

34558

110017,38

Đất nông nghiệp
khác
Đất phi nông
nghiệp
Đất ở tại nông thôn
Đất tại đô thị

1

5

Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín
ngưỡng
Đất nghĩa trang,
nghĩa địa


6

Đất phi nông
nghiệp khác

4

Trong Đó
Hộ gia đình, cá nhân
Tỷ lệ
Số
Số
Diện tích
% (so
GCN
GCN
đã cấp
với DT
đã
đã cấp
GCN
cần cấp
cấp
GCN)
288704 148441,91
77,63
25

Tổ chức


37189,99

Tỷ lệ %
(so với
DT cần
cấp
GCN)
89,61

Diện tích
đã cấp
GCN

254165

71404,69

82,37

05

4209,33

76,74

78,29

34,538

77036,71


73,70

20

32980,66

91,63

0,5

5,11

1

0,5

5,11

302236

11968,90

65,61

300156

8163,64

89,85


2080

3805,56

41,56

253719
46,428

7255,40
903,59

253,719
46,428

7255,40
903,59

91,87
84,25

2082

3805,34

91,87
84,25
41,76


9

4,35

4,14

2073

3800,99

42,20

04

1,78

1,54

04

1,78

1,54

01

1,97

0,15


01

1,97

0,15

02

0,82

3,21

02

0,82

3,21

Nguồn: Số liệu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Thao 2010
20


Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2010, toàn tỉnh đã cấp được 590,965
GCNQSD đất cho các loại đất được 197699,80 ha, đạt 78,74% diện tích cần cấp.
Kết quả cụ thể như sau:
* Đất nông nghiệp
Đã cấp 288729 giấy với diện tích 185631,90 ha, đạt 79,76% so với diện tích
cần cấp theo hiện trạng. Trong đó:
+ Cấp cho tổ chức 25 giấy với diện tích 37189,99 ha, đạt 89,61% so với diện
tích cần cấp giấy theo hiện trạng.

+ Cấp cho hộ gia đình, cá nhân 288704 giấy với diện tích 148441,91 ha, đạt
77,63 % so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng, cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản
Đã cấp 254170 giấy với diện tích 75614,02 ha, đạt 82,04% so với diện tích
cần cấp giấy theo hiện trạng. Trong đó:
+ Cấp cho tổ chức 5 giấy cho với diện tích 4209,33ha, đạt 76,74% so với
diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng.
+ Cấp cho hộ gia đình, cá nhân 254165 giấy với diện tích 71404,69 ha đạt
82,37% so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng.
- Đất lâm nghiệp
Đã cấp 34558 giấy với diện tích 110017,38 ha, đạt 78,29% so với diện tích
cần cấp giấy theo hiện trạng. Trong đó:
+ Cấp cho tổ chức 20 giấy với diện tích 32980,66 ha, đạt 91,63% so với diện
tích cần cấp.
+ Cấp cho hộ gia đình, cá nhân 34538 giấy với diện tích 77036,72ha, đạt
73,70% so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng.
- Đất nông nghiệp khác
Cấp cho hộ gia đình, cá nhân 01 giấy với diện tích 0,59ha, đạt 5,11% so với
diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng

21


* Đất phi nông nghiệp
Đã cấp 302236 giấy với diện tích 11968,90 ha đạt 65,61% so với diện tích
cần cấp giấy theo hiện trạng. Trong đó:
Cấp cho tổ chức 2080 giấy với diện tích 3805,56 ha, đạt 41,56% so với diện
tích cần cấp giấy theo hiện trạng. Cụ thể:
- Đất ở tại nông thôn
Đã cấp 253719 giấy cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 7255,40ha, đạt

91,87% so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng.
- Đất ở tại đô thị
Đã cấp 46,428 giấy cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 903,59 ha, đạt
84,25 % so với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng.
- Đất chuyên dùng
Đã cấp 2082 giấy với diện tích 3805,34 ha, đạt 41,76% so với diện tích cần
cấp giấy theo hiện trạng. Trong đó:
+ Cấp cho tổ chức 2073 giấy với diện tích 3800,99 ha, đạt 42,20% so với
diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng.
+ Cấp cho hộ gia đình, cá nhân 09 giấy với diện tích 4,35 ha, đạt 4,14% so
với diện tích cần cấp giấy theo hiện trạng .
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đã cấp 04 giấy cho tổ chức với diện tích 1,78ha, đạt 1,54% so với diện tích
cần cấp giấy theo hiện trạng.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đã cấp 01 giấy cho tổ chức với diện tích 1,97ha, đạt 0,15% so với diện tích
cần cấp giấy theo hiện trạng.
- Đất phi nông nghiệp khác
Đã cấp 02 giấy cho tổ chức với diện tích 0,82 ha, đạt 3,21% so với diện tích
cần cấp giấy theo hiện trạng.
22


Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN
SAU KHI THỰC HIỆN DỒN, ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Lâm Thao là huyện Đồng Bằng - Trung du của tỉnh Phú Thọ với tổng diện

tích tự nhiên là: 9769,11ha (diện tích năm 2011). Trung tâm là thị trấn Lâm Thao,
cách thành phố Việt Trì khoảng 10km về phía Tây.
- Phía Bắc giáp huyện Phù Ninh
- Phía Đông giáp thành phố Việt Trì
- Phía Nam giáp huyện Tam Nông
- Phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông

Hình 2.1. Sơ đồ huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

23


Huyện Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và hai thị trấn, trong
đó có 3 xã miền núi, 11 xã, thị trấn là Đồng Bằng. Là cửa ngõ giữa miền núi và
đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị, giao thông tương đối thuận tiện, có nhiều
điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là địa bàn thuận lợi cho việc sản
xuất hàng hóa cung cấp cho các vùng khác. Đặc biệt với địa thế trên, huyện Lâm
Thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp, là địa bàn
hấp dẫn đối với các dự án đầu tư.
b. Địa hình
Lâm Thao có địa hình tương đối đa dạng tiêu biểu của một vùng bán sơn địa, đất
đai có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với địa hình phong phú đa
dạng thuận lợi cho việc sử dụng đất và sản xuất nông lâm nghiệp, thuận lợi cho việc bố trí
kế hoạch xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, tiểu thủ công nghiệp.
c. Khí hậu

Huyện Lâm Thao nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh
và mưa ít, mùa hạ mưa nhiều và ẩm ướt.
- Nhiệt độ:
Bình quân trong năm là


: 27,4 0C

Bình quân cao nhất trong năm là : 36 0C
Bình quân thấp nhất trong năm là : 200C
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình trong năm là 2531mm. Mùa mưa bắt đầu vào tháng tư
và kết thúc vào tháng mười, lượng mưa trung bình trong 7 tháng mùa mưa là:
2214,6mm, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm. Mùa mưa thường mưa nhiều và tập
trung gây ra lũ lớn, làm hỏng đường, ngăn cách giữa các xã, thôn, gây nên thiệt hại
về sản xuất. Kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, lượng mưa ít có nhiều sương mù, xuất hiện có sương muối vào
một số ngày trong tháng 1và tháng 2.

24


- Độ ẩm không khí:
Phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm các tháng mùa mưa có độ
ẩm tương đối là 85%. Các tháng mùa khô có độ ẩm từ 70 - 80%. Tháng 2 thường
khô hạn nhất, độ ẩm không khí dưới 60%.
- Số giờ nắng:
Bình quân số giờ nắng trong năm là 1950giờ, tháng 4 là tháng có giờ nắng
cao nhất: 200giờ/ tháng. Tháng 11 là tháng có giờ nắng thấp nhất 120giờ/ tháng.
d. Tài nguyên đất
Theo kết quả đánh giá, phân hạng đất huyện Lâm Thao có 6 loại đất chủ yếu
là: đất phù sa, đất glay, đất cát, đất xám, đất có tầng sét loang lổ và đất tầng mỏng.
e. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: huyện Lâm Thao có sông Hồng chảy theo hướng Bắc
Nam. Nhìn chung, nguồn nước phong phú tốt cho sản xuất nông nghiệp, công

nghiệp và dịch vụ.
- Nguồn nước ngầm: Địa hình chủ yếu là đồng bằng nên huyện có nguồn
nước dồi dào và phong phú đã và đang được quan tâm khai thác sử dụng có hiệu
quả.
f. Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả khảo sát thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50000 được triển khai
năm 1990 - 1993, Lâm Thao không có các mỏ khoáng sản có quy mô lớn, mà chủ
có một số mỏ khoáng sản quy mô nhỏ như cát sỏi ven sông, mỏ cao lin ở xã Xuân
Lũng, mỏ nước khoáng xã Tiên Kiên và mỏ đất sét ở xã Xuân Huy.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình kinh tế
a. Lĩnh vực nông nghiệp
Ngành nông nghiệp của huyện Lâm Thao luôn giữ vị trí quan trọng trong nền
kinh tế và luôn là nguồn sống cơ bản của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần

25


×