TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi
trường cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước. Áp
dụng thí điểm tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội”
BÁO CÁO THU HOẠCH
KIẾN TẬP CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẾ TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
Địa điểm: Khu liên hiệp xử lí rác thải Nam Sơn
Lớp:
ĐH1CMC
Họ tên:
Khổng Việt Dũng
HÀ NỘI, NĂM 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Dự án: “Xây dựng mô hình nâng cao kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường
cho sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trong cả nước. Áp dụng thí
điểm tại trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà nội”
BÁO CÁO THU HOẠCH
KIẾN TẬP CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẾ TẠI CÁC CƠ QUAN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
Thời gian: Ngày 18/4/2013
Địa điểm: Khu liên hiệp xử lí rác thải Nam Sơn
Lớp:
ĐH1CMC
HÀ NỘI, NĂM 2013
MỞ ĐẦU
Có lẽ chưa bao giờ vấn đề môi trường và xử lí rác thải lại đươc các quốc gia đặc
biệt quan tâm như hiện nay và Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cũng không
nằm ngoại lệ. Vệ sinh môi trường đô thị với hai trọng tâm lớn là nước thải và rác thải
được xem là thách thức cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngày nay trên báo chí và các thông tin đại chúng ta thường thấy xuất hiện các
cum từ khá quen thuộc như “ biến đổi khí hậu” ,“ hiệu ứng nhà kính” , “ rác thải và đô
thị” … Điều đó chứng tỏ con người đã và đang nhận ra những tác hại khôn lường của
việc ô nhiễm môi trường đối với cuộc sống. Dường như thiên nhiên đang “ nổi giận”
và “đáp trả” quyết liệt đối với những hành động mà con người gây ra chỉ vì những lợi
ích trước mắt. Chúng ta có thể bắt gặp rác thải ở khắp nơi: trên đường phố, ở các con
sông, ở các khu chợ, ở các khu vui chơi công cộng, thậm chí ở các khu dân cư,… Theo
số liệu thống kê hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính
khoảng 12,8triệu tấn /1năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9triệu tấn/1năm (chiếm 54% )
lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ , thị xã thị trấn. Dự báo tổng
lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22triệu tấn/ 1năm.
Nguyên nhân chủ yếu là chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển đồng bộ, thiếu
sự phối hợp chung trong đầu tư xây dựng và quản lí vận hành, chưa huy động tốt các
nguồn lực trong xã hội trong việc xử lí nước thải và chất thải. Bên cạnh đó là sức ép
của quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số, di dân tập trung cao tại các đô thị lớn đã gây
tình trạng quá tải về hạ tầng kĩ thuật. Một trở ngại nữa là trong khi nhiều nước đã có
những luật lệ, quy tắc khá đầy đủ về quản lí môi trường đô thị, quản lí chất thải rắn,
cải cách, thúc đẩy ngành thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị phát triển bền vững
thì việc triển khai đưa vào cuộc sống lại gặp nhiều khó khăn và không suôn sẻ như
mong đợi vì nhiều lí do. Những vi phạm vẫn diễn ra , công khai hoặc lén lút. Rác vẫn
được đổ và xả bừa bãi ra đường phố, song suối, đồng ruộng hoặc lén lút chon vào đất.
Vấn đề đặt ra là cần có những công nghệ xử lí, những khu xử lí riêng biệt,
không những xử lí hiệu quả các loại rác thải, mà còn tận dụng được các nguồn rác thải
để giúp ích cho cuộc sống
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ
1. Tổng quan
- Tên cơ sở: Khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn
- Địa chỉ: Xã Nam Sơn, Huyện Sóc Sơn, Tp Hà Nội
- Đơn vị quản lý: Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội URENCO
Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Đắc
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Phạm Ngọc Hải
- Xã Nam Sơn là khu vực xây dựng khu liên hiệp có diện tích 100ha, cách trung tâm
Hà Nội khoảng 45km về phía bắc. Phía bắc là cụm dân cư với ngành nghề chủ yếu là
nông nghiệp. Sông Công cách 2km chảy qua phía đông có các con rạch nhỏ tự nhiên
chảy qua.
- Khu liên hiệp nằm trong vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ và rạch
nhỏ chảy qua để tiêu nước và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết
các hồ ao và lạch đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi
là 7m. Mực nước mặ mùa mưa là +8 đến +11,5m
- Các lớp đất từ trên xuống như sau:
+ Lớp 1: lớp thổ nhưỡng đất lấp, bề dày 0,2-1 m.
+ Lớp 2: lớp sét xen kẹp sét pha, bề dày 2,4-10,2 m
+ Lớp 3: sét pha lẫn dặm sạn, bề dày 3,5-10,4 m
+ Lớp 4: đá phiến phong hóa, bề dày của lớp chưa xác định, chiều sâu mặt lớp
thay đổi từ 8,6-13,4 m
- Trữ lượng nước ngầm tại đây rất nhỏ vì tầng chứa nước mỏng và ở sâu.
2. Các hạng mục và vận hành
- Thành phố Hà Nội hiện nay chỉ có hai bãi chôn lấp rác chính là bãi rác Nam Sơn,
thuộc huyện Sóc Sơn và bãi rác Kiêu Kị thuộc huyện Gia Lâm. Từ tháng 9/2006, bãi
rác Nam Sơn tiếp nhận rác của 9 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành là Thanh Trì,
Từ Liêm, Sóc Sơn và Đông Anh.
- Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
3.500 – 3.700 tấn/ngày, trong đó rác sinh hoạt hiện nay là 2.200 tấn ngày.
- Khoảng 90% rác sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại
khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn – Sóc Sơn (gọi tắt là bãi rác Nam Sơn), còn
khoảng 5% được xử lý thành phân bón hữu cơ vi sinh (compost) tại nhà máy chế biến
phân vi sinh Cầu Diễn (huyện Từ Liêm). Còn lại khoảng 5% rác thải được các người
đồng nát và các cơ sở tái chế túi thu hồi.
- Chất thải y tế nguy hại được đốt tại lò đốt rác y tế Cầu Diễn và chất thải công nghiệp
được xử lý tại khu xử lý chất thải công nghiệp nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải
Nam Sơn bằng phương pháp đốt và lưu giữ trong các hầm chứa.
Đây là khu liên xử lý chất thải có quy mô lớn, hiện đại; được đầu tư khá hoàn chỉnh;
đạt tiêu chuẩn khu chôn lấp hợp vệ sinh, thân thiện với môi trường. Tổng diện tích
của khu liên hiệp là 83,5 ha bao gồm các hạng mục chính như sau:
- Khu xử lý chất thải công nghiệp: diện tích 5,15ha.
-
Khu chế biến rác thành phân vi sinh hữu cơ(phân compost): diện tích 9,19ha. Xử lý
chất thải sinh hoạt thành phân hữu cơ, công nghệ ủ hiếu khí cưỡng bức, công suất
xử lý 500-700 tấn/ngày.
-
Khu đốt rác: diện tích 5,9 ha, công suất 300 tấn/ngày.
-
Khu xử lý nước rác: diện tích 4,11 ha.
-
Khu vực chôn lấp chất thải hợp vệ sinh: được bố trí ở phía Đông Nam của khu liên
hiệp xử lý chất thải, nằm trong thung lũng của khu vực. Diện tích gần 40 ha, chia
thành 9 ô chôn lấp chất thải. Độ cao tối đa của mỗi ô chôn lấp là cốt 39. Thời gian
hoạt động của khu vực chôn lấp theo thiết kế là từ năm 1999 đến năm 2016.
-
Khu trạm cân điện tử, rửa xe, nhà kho, nhà sản xuất hóa chất.
-
Khu vực văn phòng hành chính và các công trình phụ trợ.
-
Khu vực nhà ở cho cán bộ, công nhân viên trong khu liên hiệp.
-
Hệ thống đường giao thông nội bộ.
-
Hệ thống hàng rào chắn và cây xanh cách ly khu liên hiệp với môi trường bên
ngoài.
II. NỘI DUNG KIẾN TẬP
- Xuất phát từ Hà Nội vào lúc 1h. Đến địa điểm vảo lúc 2h
- Nghe cán bộ cơ sở giới thiệu về khu vực chon lấp, công nghệ xử lí rác thải, khu xử lí
nước rỉ rác; nghe giới thiệu sơ bộ về công tác quản lí
- Nghe phổ biến về một số quy hoạch chung của khu, những kế hoạch trong tương lai.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
1.Giới thiệu chung về khu vực chôn lấp
- Trong quy hoạch tổng thể khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơ giai đoạn 1, khu
chôn lấp chất thải đô thị gồm 3 ô chôn lấp số 1,2,3 và giai đoạn 2 gồm 8 ô chôn lấp.
- Lượng rác trung bình khoảng 350 kg/m3. Hầu hết rác thải của thành phố Hà Nội đều
được vận chuyển về khu xử lý chất thải Nam Sơn, mỗi ngày khu xử lý tiếp nhận khoảng
từ 200-300 xe chuyên chở có khối lượng khác nhau, lượng rác tiếp nhận tương đương
khoảng 3200 tấn/ngày.
2. Công nghệ xử lý rác.
* Ô chôn lấp hợp vệ sinh
- Bãi chôn lấp được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp vệ sinh TCXDVN
261:2001 và TCVN 6696:2000 với lớp đệm HDPE dày 1,5mm ở đáy và một hệ thống
thu gom nước rò rỉ. Nước rò rỉ được xử lý đúng quy cách và nước thải tuân thủ các
tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 7733:2007.
- Xét về mặt kĩ thuật thì bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh khi nó đáp ứng được
các yêu cầu:
+ Tách nước rác không để ngấm vào môi trường đất.
+ Khả năng phân hủy chất thải được tăng nhanh.
+ Khử tối đa mùi phát sinh từ khu chôn lấp( các bãi đóng thì không còn mùi).
+ Hạn chế vi sinh vật gây bệnh
Trình tự sử dụng các ô trôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1 (đến năm 2017)
Giai đoạn 1: Đổ rác vào lô 1 và lô 2,3 được sử dụng làm chức năng hồ sinh học
để tăng độ sạch nước trước khi xả ra ngoài sau khi đã qua hệ thống xử lý rác bằng
phương pháp sinh hóa.
Giai đoạn 2:Rác được đổ tại lô 1 tới đỉnh đập ngăn lô ở cao độ +15m thì được
tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 và rác được chuyển sang đổ tại lô số 2, lô số 3
vẫn đảm nhiệm vai trò hồ sinh học.
Giai đoạn 3: Rác đổ trong lô 2 tới cao độ +15m thì sử dụng diện tích mặt bằng
cả hai lô 1 và 2 để tiếp tục đổ rác. Đắp bờ bao ngăn rác theo từng đợt, mỗi đợt cao
2,5m. Cao độ cuối cùng của bờ bao ngăn rác là 20. Trình tự đổ rác ở giai đoạn này là
sau khi nâng cao độ tại lô thứ nhất thêm 2m thì bao phủ đất trên bề mặt rác để chuyển
sang đổ rác vào lô bên cạnh và tiếp tục luân chuyển. Khi mặt bằng 2 lô đạt tới cao độ
+21m thì tổ chức đóng bì các lô 1 và 2 theo quy trình đóng bì. Giai đoạn này lô 3 vẫn
sử dụng như một hồ sinh học.
Giai đoạn 4: Đổ rác vào lô 3 từ độ cao +6m lên đến cao độ +21m. Hồ sinh học
sử dụng ở giai đoạn này là hồ Phú Thịnh hoặc một diện tích ô trũng trong tổng mặt
bằng khu liên hợp xử lý (giai đoạn này được quản lý toàn bộ diện tích đất của dự án là
130ha)
- Quy trình xử lý rác:
A: Ô chôn lấp:
Các ô chôn lấp được đào từ cốt 15 xuống cốt 6, đào sâu 9m để tạo thành ô chôn
lấp. Đáy ô chôn lấp được thiết kế như sau:
- Một lớp đất sét nén dày 60cm.
- Lớp sỏi hoặc đá dày 30cm.
- Phủ vải địa kĩ thuật để chống thấm nước.
- Phủ lớp đất dày 40-50cm, có tác dụng giữ và bảo vệ lớp vải địa kĩ thuật.
Bề mặt đáy phải có độ dốc ít nhất là 2-3% để cho phép nước rác tự chảy tập trung về
phía các rãnh thu gom nước rác(ở đáy các ô chôn lấp đều thiết kế các ống thu nước
rác). Ở giữa mỗi ô chôn lấp A và B đều có hệ thống thu nước hình xương cá.
Làm các rãnh để thu nước rác xung quanh bãi ngăn không cho nước rác chảy vào
nguồn nước mặt hay mạch nước ngầm nằm gần bề mặt.
Đóng một số ống to từ dưới đáy lên để tạo các điểm giảm áp.
B. Quá trình trôn lấp
- Xe chở rác từ các địa điểm thu gom đến tập kết tại bãi. Xe được đi qua cân điện tử
lúc vào bãi và lúc ra khỏi bãi để xác định lượng rác đem chôn lấp. Cân điện tử này
được nối với mạng máy tính của khu liên hiệp và Cơ quan có liên quan của thành phố,
dựa vào số liệu rác được xử lý để thanh toán chi phí xử lý.
Rác được đưa tới các ô chôn lấp. Rác được đổ vào theo từng lớp, mỗi lớp dày
từ 1,5- 2m rồi dùng xe ủi san gạt, xe đầm nén rác. Sau đó phủ một lớp đất dày từ 15-20
cm(hạn chế rác lộ thiên), bổ xung chế phẩm enchoice, dải hóa chất bokashi(rỉ
đường+cám+chế phẩm EM→tăng khản năng phân hủy rác), phun thuốc diệt côn trùng
và rắc vôi bột. Lượng vôi và các hóa chất sử dụng được tính toán cụ thể.
Đóng các ông thu khí ở phía trên để thông khí( do hiện nay chưa áp dụng biện
pháp thu hồi khí, nên khí từ bãi rác phân tán vào tự nhiên → gây ra mùi, ảnh hưởng tới
chất lượng môi trường không khí). Các ống thu khí nhỏ có chiều cao 0,5m và sâu 1m,
đường kính ống là 30cm. Mỗi ô chôn lấp đều có ống thu khí trung tâm, cao trên mặt
đất 2m, cứ chôn lấp đến đâu thì nối cao đến đó. Sau vài tháng phải thông cọc khí một
lần. Việc lắp đặt hệ thống ống thu khí có tác dụng tăng khả năng phân hủy rác và hạn
chế khả năng cháy nổ.
Khí thoát ra từ bãi chôn lấp có thành phần như sau:
CH4 : 25% ; O2 : 16% ; CO2 : 20% ; các thành phần khác: 39%.
Các ô chôn lấp được đổ rác thải cao dần theo quy tắc trên để tránh sạt lở.
Nước rỉ rác sinh ra được thu gom qua các ống thu nước rỉ rác và các rãnh xung quanh
các ô chôn lấp, sau đó được đưa về hồ sinh học, tại hồ này xảy ra 3 quá trình xử lý: kị
khí – tùy tiện – hiếu khí.
Trên mỗi ô chôn lấp đều có hệ thống cột thu lôi có chiều cao 50m.
Xe rác trước khi ra khỏi khu liên hiệp được rửa bằng hệ thống phun nước tự động
trong thời gian ngắn. Việc rửa xe có tác dụng làm sạch bụi bẩn và đất bám trên xe.
Đường dẫn lên các ô chôn lấp luôn thay đổi do chiều cao của bãi tăng dần. Hàng ngày
sẽ có các xe dọn vệ sinh trên đường và rửa đường.
Sau khi đóng cửa ô chôn lấp, người ta phủ lớp đất dày trên bề mặt của mỗi ô, xây
dựng hệ thống đê bao xung quanh, sau đó trồng cây xanh lên. Loại cây chủ yếu được
trồng ở đây là: keo, trứng cá. Đây là những loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu,
địa hình và thổ nhưỡng của khu vực ô chôn lấp nên sinh trưởng và phát triển tốt. Việc
trồng cây xanh trên các ô chôn lấp vừa giữ cho lớp đất phủ ít bị xói mòn, vừa tạo cảnh
quan môi trường tốt hơn.
Bản chất quá trình chôn lấp:
Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sau một thời gian sẽ bị thối rữa nhờ quá trình phân
hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như
axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí CO 2, CH4… Các quá trình sinh hóa
diễn ra ở bãi chôn lấp chủ yếu là do hoạt động của các vi sinh vật sử dụng các hợp chất
hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng cho các hoạt động sống của chúng. Các loại vi sinh vật
bao gồm: vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phân giải các hợp chất.
Các vi sinh vật chia thành 3 nhóm chủ yếu là:
- Vi sinh vật ưa ẩm: hoạt động mạnh ở nhiệt độ 0 – 20oC
- Vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh ở nhiệt độ 20 – 40oC
- Vi sinh vật ưa nóng: phát triển mạnh ở nhiệt độ 40 – 70oC
Thời kỳ đầu, quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra: chất hữu cơ bị ôxi hóa thành
các chất đơn giản như protein, tinh bột, chất béo và 1 lượng nhất định xenlulo.
Thời kỳ sau, khi oxy bị vi sinh vật hiếu khí tiêu thụ dần thì vi sinh vật yếm khí
bắt đầu xuất hiện, các quá trình lên men khác nhau được diễn ra trong các ô chôn lấp,
CH4 được tạo thành. Thu khí vào thời điểm này đạt hiệu quả nhất.
Thời kỳ cuối: quá trình kị khí, lúc này nhiệt độ trong ô chôn lấp giảm.
C: Công suất xử lý của bãi chôn lấp.
TT
Ô chôn lấp
Diện tích ô
Chiều cao chôn
chôn lấp
lấp dự kiến
(m2)
(m)
1.
Ô số 1
25.200
31
Thể tích
chôn lấp
(m3)
781.200
Khối lượng
Rác chôn lấp
820.260
2.
Ô số 2
27.900
31
864.900
908.145
3.
Ô số 3
24.500
18
441.000
463.050
4.
Ô số 4
61.194
34
2.080.596
2.184.626
5.
Ô số 5
60.845
34
2.068.730
2.172.167
6.
Ô số 6
49.153
34
1.671.202
1.754.762
7.
Ô số 7
59.850
34
2.034.900
2.136.645
8.
Ô số 8
41.965
34
1.426.810
1.498.151
9.
Ô số 9
41.162
34
1.399.508
1.469.483
Tổng
391.769
12.768.846
Bảng tính toán công suất của bãi chôn lấp chất thải(nguồn: URENCO)
13.407.288
3. Khu vực xử lý nước rỉ rác.
Hiện nay, khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn có 2 dây chuyền xử lý chất thải lỏng:
Dây chuyền số 1 được xây dựng vào tháng 10 năm 2005, chính thức vận
hành bắt đầu từ tháng 1 năm 2006, với công suất thiết kế ban đầu là 500
m3/ngày đêm. Đây là trạm xử lý nước rác đầu tiên tại Việt Nam. Hiện
nay công nghệ đã được cải tiến nâng công suất của dây chuyền lên 600700 m3/ ngày đêm.
Dây chuyền số 2 được xây dựng vào 16/12/2008, hoàn thành
01/07/2009. Công suất xử lý là 1000 m3/ngày đêm theo công nghệ sinh
lý hóa linh hoạt.
Trạm xử lý nước rác quản lý toàn bộ nước rác tạo ra từ các bãi chôn lấp rác hợp vệ
sinh, hai dây chuyền hoạt động tương đối ổn định. Trạm xử lý nước rác luôn đặt mục
tiêu xử lý nước đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5945 – 1995 cột B, cho
phép xả thẳng vào nguồn nước, đảm bảo xử lý nước rác an toàn, vệ sinh môi trường.
3.1. Quy trình thu gom nước về hồ sinh học và quá trình vận hành hồ.
Nước rỉ rác từ các ô chôn lấp chảy qua hệ thống mương dẫn nước được xây dựng
xung quanh mỗi ô chôn lấp( hệ thống mương dẫn nước này có cấu tạo bê tông cốt
thép, thiết kế dốc để nước có thể tự chảy) về ô 7a. Sau đó, nước rác được bơm cưỡng
bức bằng bơm dầu diezen từ ô 7a sang hồ sinh học.
Hồ sinh học theo thiết kế bao gồm 3 hồ: kỵ khí, tùy tiện, hiếu khí. Hồ có tác dụng
ổn định nước đầu vào, xử lý sơ bộ đảm bảo cho trạm xử lý nước rác có hiệu quả. Tuy
nhiên, trên thực tế, hiện nay hồ sinh học không phân chia như vậy, 3 hồ trên đều là
hiếu khí.
Quá trình vận hành hồ sinh học:
- Đo kiểm tra mực nước trong hồ(7 ngày/ lần).
- Đo và phân tích các chỉ tiêu trong hồ để điều chỉnh quy trình vận hành cho
phù hợp như: pH, DO, nhiệt độ, COD, BOD5, SS, hàm lượng N.(10 ngày/lần).
Thông số nước rác
Trước khi qua hồ sinh học
COD
12.000
BOD
7.000
N tổng
3.000
NH4+
800
Các chỉ tiêu nước rác trước khi xử lý ở hồ sinh học
- Bơm hút bùn ở đáy hồ để đảm bảo độ sâu của hồ.
3.2. Quy trình xử lý nước rác.
Trạm xử lý nước rác được thiết kế vận hành chạy liên tục 24/24h, công suất của
cả hai dây chuyền là 1500 m3/ngày đêm.
3.2.1. Dây chuyền số 1.
Nước rỉ rác được xử lý theo 4 bước sau:
Bước 1: nước rác từ hồ sinh học có pH= 2-3 được bơm hút qua song chắn
rác(loại bỏ rác có kích thước > 1- 1,5mm) đưa vào bể sục vôi. Trong bể vôi có
bố trí hệ thống sục khí ở dưới đáy và một vòi lớn để đảo trộn. Lượng vôi trung
bình từ 6-6,5kg/ m3 nước rác. Khi hòa trộn ở bể vôi, pH của nước tăng lên, một
phần amoni được giải phóng, lượng amoni được thải trực tiếp vào không khí.
Nguyên lý:
CaO + H2O → Ca(OH)2
n OH + kim loại nặng → kết tủa M(OH)n
Phần bùn cặn kết tủa này được chuyển về bể chứa bùn.
Sau khi qua bể sục vôi, nước được dẫn qua bể đệm 1, tại đây nước rác được
điều chỉnh để đạt pH = 11,5 – 12 rồi bơm về bể lắng 1. Bể lắng chia làm 2 ngăn,
nước đưa vào ngăn 1 rồi bơm sang ngăn 2, ngăn 2 chia làm 3 ô(2 ô cuối là bể
chứa) và được thiết kế chảy tràn. Việc thiết kế như vậy làm tăng hiệu quả của
-
quá trình lắng. Nước được thu về bể chứa số 1 và số 2. Bùn lắng được đưa về
bể chứa bùn thông qua hệ thống bơm.
Nước từ bể chứa số 1 được bổ sung NaOH để nâng cao pH đến tối ưu cho quá
trình xử lý tại tháp Stripping 1→bể chứa 2→ Stripping 2, nhiệt độ được ổn định
ở khoảng 25 – 27 0C.
Quy trình xử lý nước rác
Ở tháp Stripping, nước thải được phun từ trên xuống, không khí được thổi từ
dưới lên để làm bay NH3. Sau khi xử lý ở hai tháp Stripping, hàm lượng N-NH3
giảm từ 360mg/l xuống 10 mg/l (hiệu quả đạt 95%).
Quá trình xử lý N- NH3 tạo ra mùi→ô nhiễm không khí.
Bước 2(xử lý sinh học): nước từ Stripping 2 → Bể đệm(Selector), tại đây nước
được điều chỉnh các điều kiện thích hợp để vi sinh vật phát triển tốt: pH trung
tính(cho H2SO4 loãng 30% ), dinh dưỡng( nguồn cacbon; chất dinh dưỡng được
sử dụng chủ yếu là rỉ đường, bã bia, chế phẩm enchoice)→ Bể SBR1 và SBR2,
hai bể này hoạt động 24/24, có thể hoạt động nối tiếp hoặc song song(tùy thuộc
vào hàm lượng BOD, COD), hai bể SBR thuộc loại bể khử nitơ đơn; bể được
lắp đặt hệ thống sục khí ở đáy để tăng hiệu quả xử lý, quá trình sục khí gián
đoạn sẽ đảm bảo duy trì các trạng thái hiếu khí và thiếu khí để cho các quá trình
oxy hóa và khử nitơ tương ứng được xảy ra→ bể lắng. Bùn lắng trong SBR
được định kỳ hồi lưu về bể đệm, sau nửa giờ hoạt động sẽ được tuần hoàn lại
trong thời gian 1-2 phút, phần bùn dư được định kỳ bơm sang bể chứa bùn. Sau
đó nước được chuyển sang bể UASB ( bể UASB được thiết kế để xử lý kị
khí, nhưng hiện tại nó chỉ có tác dụng tăng thời gian lưu để tăng hiệu quả lắng).
Bước 3(xử lý hóa lý): nước sau khi xử lý sinh học được đưa về bể phản ứng.
Tại bể phản ứng, dùng chất Fenton (FeSO4.H2O2 , hợp chất Fenton tạo thành
gốc OH* có tác dụng oxi hóa mạnh hơn, oxi hóa được N và P) , được khuấy
trộn đều.
Bể được bổ sung chất xúc tác FeSO4.7H2O (1,2-1,3 kg/m3 nước);
H2O2 (0,9-1,2 kg/m3 nước); thêm H2SO4 để điều chỉnh về pH=2-3,5.
Sau đó, nước được đưa lên bể Semultech, tại đây hóa chất được bổ sung vào để
kết tủa các chất ô nhiễm không tan(NaOH, PAA 101)→ xảy ra quá trình kết
tủa, tạo bông. Trong bể Semultech có thiết kế hệ thống lắng Lamen để lắng cặn
và giảm một phần BOD, COD. Hiệu suất loại bỏ SS, COD, BOD có thể đạt tới
80%, sau 4h bùn cặn được xả khỏi hệ thống.
Bước 4(xử lý cấp 3): nước được đưa tới bể lọc cát để loại bỏ SS. Cát trong bể là
loại cát thạch anh, độ dày của cát lọc khoảng 2m. Nước được phun từ trên
xuống theo các lỗ nhỏ, khi đó các ion kim loại trong nước sẽ bị oxy hóa, không
khí oxy hóa tạo nên các kết tủa lắng xuống dưới mặt cát. Trong bể có hệ thống
rửa ngược là các ống to để đẩy cát từ dưới lên bằng bơm rửa ngược cát có công
suất 18kW. Nước rửa cát sau đó được đưa về hồ để xử lý lại. Sau khoảng vài
tháng thì tiến hành thay lớp cát 1 lần. Cát có thể rửa lại, phơi để tái sử dụng
hoặc đem ra bãi chôn.
Nước sau khi lọc cát được bơm lên bể lọc than hoạt tính( có thể không dùng
bước này nếu như chất lượng nước tốt)→ khử trùng→ hồ ổn định(sục khí
thường xuyên để tránh được sự phát triển của tảo).
Trong các bể đều có hệ thống khuấy trộn hoặc sục khí để làm tăng hiệu quả xử
lý, nước được vận chuyển lên các bể nhờ hệ thống bơm.
Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được thu gom vào bể chứa bùn, sau đó
đem đi chôn lấp.
Một số thông số nước rỉ rác trước và sau khi xử lý:
TT
Thông số
Đơn vị
Nước rác
đầu vào
Nước rác sau TCVN 5945:
xử lý
2005 và 7733:
2007(*)
2
TSS
mg/L
748,5
10,3
100
3
BOD5
mg/L
225
48
50*
4
COD
mg/L
1965
197
300*
5
Độ mầu
Co-Pt
970
15
50
6
Tổng N
mg/L
342,5
46,5
60*
7
Tổng P
mg/L
15,44
0,62
6
(nguồn URENCO)
3.2.2. Dây chuyền số 2.
Hoạt động của dây chuyền số 2 tương tự như dây chuyền số 1. Dây chuyền này
khác dây chuyền số 1 ở chỗ, bể UASB được thay thế bằng bể oxi hóa.
Bể oxi hóa có tác dụng xử lý các chất hữu cơ khó phân hủy. Người ta bổ sung vào
bể một lượng H2SO4 đặc để điều chỉnh pH= 1,5 – 3,5. Thời gian lưu trong bể oxi hóa
là 15 phút.
Hệ thống lọc cát có 3 bể, trong đó có 1 bể đang hoạt động, 2 bể dự phòng.
Dây chuyền 2 không xây dựng bể lọc than hoạt tính.
4.Công tác quản lý.
Hiện nay, tại thành phố Hà Nội, các vấn đề về quản lý chất thải đang được tiến hành
xã hội hóa; bao gồm hiều thành phần: nhà nước, tư nhân, …Các thành phần này đều có
quyền kinh doanh, thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
Trên địa bàn thành phố có 19 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải. Hầu hết rác thải
đều được tập kết về khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn.
Quá trình vận hành của khu chôn lấp rác thải thuộc khu liên hiệp xử lý chất thải Nam
Sơn chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của thành phố. Quy trình
chôn lấp rác phải được sự cho phép của sở Xây dựng, hàng năm phải có các báo cáo
đánh giá tác động môi trường( khí, nước…).
KẾT LUẬN
Khu liên hiệp xử rác thải Nam Sơn là một trong những mô hình xử lí rác
thải đạt tiêu chuẩn, giải quyết được một phần lớn nhu cầu xử lí rác thải của
thành phố Hà Nội.
Đây là mô hình có thể áp dụng rộng rãi để giải quyết nhu cầu xử lí rác thải
của nhiều nơi trên đất nước, góp phần vào công cuộc làm sạch môi trường, nâng
cao đời sống của người dân.