Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phường phú thượng – quận tây hồ hà nội đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.79 KB, 66 trang )

MỤC LỤC
4.1. Phương pháp điều tra khảo sát...............................................................7
4.2. Phương pháp thống kê.............................................................................7
4.3. Phương pháp kế thừa...............................................................................7
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp...........................................................8
4.5. Phương pháp minh họa bản đồ...............................................................8

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Phú Thượng
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất không thể thiếu trong cuộc sống của con người, là thành phần quan trọng
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công
trình kinh tế, an ninh, quốc phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên không thể tái
tạo được, nó cố định về vị trí và có giới hạn về không gian. Khi kinh tế xã hội
ngày càng phát triến cùng với tốc độ gia tăng nhanh về dân số kéo theo nhu
cầu sử dụng đất ngày càng lớn khiến cho áp lực lên đất đai càng nhiều,việc sử
dụng đất chưa khoa học, hợp lý trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp đã
làm cho đất ngày càng suy thoái. Những vấn đề đó đã đem lại rất nhiều thách
thức cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy
định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
Luật đất đai năm 2003 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là
một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai" và "UBND các cấp
lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng
nhân dân thông qua, trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt".
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan trọng trong công


tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà, cân đối của địa
phương và của đất nước theo nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nó còn là cơ sở để Nhà nước quản lý thông nhất toàn bộ đất đai theo
hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có
hiệu quả.

2


Cùng với sự phát triển, nhu cầu về đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế xã hội, các công trình phúc lợi phục vụ an ninh xã hội và nhu cầu
về đất ở tăng cao trong khi quỹ đất có hạn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và tạo
áp lực ngày càng lớn lên đất đai. Nhiệm vụ đặt ra là phải sắp xếp, sử dụng
quỹ đất hợp lý và có hiệu quả , không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Nâng cao trình độ dân trí, thu
nhập,đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Nhận thấy rõ những vấn đề trên, việc xây dựng phương án quy hoạch
sử dụng đất phường Phú Thượng – quận Tây Hồ - Hà Nội đến năm 2020 là
mang tính cấp thiết và thiết thực.
Được sự đồng ý của khoa quản lý đất đai – Trường Đại Học TN &
MT Hà Nội và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn - Thạc sỹ Nguyễn Thị
Huệ tôi thực hiện đề tài:
“Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phường Phú Thượng
– quận Tây Hồ - Hà Nội đến năm 2020”
2. Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2.1 Mục đích
Nghiên cứu và đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của
phường, tạo ra tầm nhìn tổng quát về phân bổ quỹ đất cho các nghành, các
mục tiêu sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh

tế trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất
hằng năm, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của vùng, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hơp lý và có
hiệu quả.

3


Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các vùng
sản xuất nông nghiệp, các trung tâm văn hoá và dịch vụ, góp phần thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quận tới năm 2020.
Bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên
nhiên trong quá trình khai thác sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất nhằm tính toán chuyển dịch cơ cấu các loại đất
qua các năm trong giai đoạn quy hoạch một cách hợp lý từ đó đáp ứng nhu
cầu ăn, ở, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trên địa bàn phường nhằm đạt
được mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.
Quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở để hướng dẫn các tổ chức, hộ gia
đình cá nhân sử dụng đất một cách có hiệu quả, cũng như việc thực hiện các
quyền lợi và nghĩa vụ về đất đai theo đúng hiến pháp và pháp luật. Quy hoạch
sử dụng đất giúp Nhà nước quản lý quỹ đất đai một cách chặt chẽ và có
hướng phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, đồng thời đi đôi với việc bảo vệ
môi trường sinh thái và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên trong quá trình khai
thác, sử dụng đất.
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của phường Phú
Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất kỳ trước tại phường Phú
Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất tại phường Phú Thượng,
quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Nghiên cứu các phương pháp lập quy hoạch sử dụng đất.

4


- Xây dựng các kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2013-2015) và kỳ
cuối (2016-2020)
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phường Phú Thượng,
quận Tây Hồ, Hà Nội từ năm 2013 đến năm 2020.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch phường Phú Thượng đến năm 2020.
2.2 Yêu cầu
Quy hoạch sử đất phải đảm bảo tính khả thi, tính khoa học, phù hợp với
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất của quận
đã được phê duyệt, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả,
phù hợp với điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội của phường, tạo điều kiện
thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực trong xã hội.
Đáp ứng được sự phát triển lâu dài và toàn diện của nền kinh tế - xã hội,
đảm bảo tính chủ động cho sử dụng đất theo pháp luật trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo nơi ăn chốn ở cho nhân dân,
khai thác triệt để tiềm năng sẵn có trên địa bàn, không ngừng bảo vệ và nâng
cao độ phì nhiêu cho đất, đảm bảo môi trường sinh thái mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất
Số liệu điều tra, thu thập phản ánh trung thực, khách quan và phản ánh
đúng thực trạng của công tác quy hoạch sử dụng.
Đưa ra những kiến nghị và đề xuất những giải pháp phù hợp có tính
khả thi đối với điều kiện địa phương.


5


3. Cơ sở của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phường Phú
Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
3.1. Căn cứ pháp lý của công tác quy hoạch sử dụng đất phường Phú
Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội
+ Luật đất đai 2003
+Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật đất đai năm 2004
+Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính
phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Thông tư 19/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về định mức Kinh tế - Kỹ thuật lập và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Công văn 5763/2006/BTNMT-ĐHTHĐĐ ngày 25 tháng 12 năm
2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về định mức sử dụng đất áp dụng trong
công tác lập, điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
3.2. Cơ sở thông tin số liệu, dữ liệu bản đồ
+ Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 và phân tích đánh giá biến
động đất đai giai đoạn từ năm 2013 tới năm 2005
+ Số liệu thống kê đất đai các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013
+ Số liệu dân số, kinh tế, xã hội năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

6



+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Phú Thượng năm 2013
4. Phương pháp xây dựng phương án quy hoạch
Trong quá trình thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
phường Phú Thượng đã sử dụng các phương pháp:
4.1. Phương pháp điều tra khảo sát
* Phương pháp điều tra nội nghiệp
Thu thập các tài liệu, số liệu, sự kiện, thông tin cần thiết cho mục đích
nghiên cứu như: các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; các
tư liệu về kinh tế xã hội; các tài liệu, số liệu về mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội trong những năm tới; các loại bản đồ và đồ án quy hoạch trước đây của thị
trấn.
* Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng và phân bổ đất đai phục vụ nhu
cầu của con người. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu của công tác điều tra nội
nghiệp, đồng thời xử lý những sai lệch nhằm nâng cao độ chính xác của các
số liệu thu được.
4.2. Phương pháp thống kê
Sử dụng phương pháp này để đánh giá tình hình phát triển dân số, số hộ
của toàn thị trấn thụng qua hệ thống bảng biểu tổng hợp, tình hình sử dụng đất
các loại, chỉ tiêu bình quân đất các loại trong những năm của giai đoạn quy
hoạch.
4.3. Phương pháp kế thừa
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các
báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương

7


có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo

yêu cầu của đề tài.
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống hóa các kết quả thu
được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính
chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Các số liệu được thống kê được xử lý
bằng phần mềm EXCEL bản đồ được quét và số hóa trên phần mềm
Microstation. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và
biểu đồ.
4.5. Phương pháp minh họa bản đồ
Các thông tin cần thiết được biểu diễn trên bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 5000.
5. Nội dung báo cáo thuyết minh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ( 2013- 2015) gồm 4 phần chính:
-

Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

-

Chương II: Tình hình quản lý sử dụng đất đai

-

Chương III: Đánh giá tiềm năng đất đai

-

Chương IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất


-

Kết luận và kiến nghị

6. Sản phẩm của đề tài nghiên cứu bao gồm
+ Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2013- 2015)
+Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2012

8


+Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
+Các bảng biểu và phụ lục

Chương I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý.
Phường Phú Thượng là một đơn vị hành chính cấp phường thuộc quận
Tây Hồ, Hà Nội (trước thuộc địa giới hành chính của huyện Từ Liêm).
Trước khi thành lập quận Tây Hồ (1995) phường Phú Thượng được
chia thành ba làng là Thượng Thụy, Phú Gia và Phú Xá (có tên nôm lần lượt
là làng Bạc, làng Gạ và làng Sù).
Phường Phú Thượng là một phường thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm
ở phía tây bắc của Hồ Tây, có tổng diện tích tự nhiên của phường là 609,5435
ha, có địa giới hành chính của phường như sau:
- Phía Bắc giáp sông Hồng
- Phía Nam là khu đô thị mới Nam Thăng Long (Ciputra).

- Phía Đông giáp phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.
- Phía Tây xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
1.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Phường Phú Thượng là phường thuộc đồng bằng sông Hồng, có địa
hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ Bắc đến Nam. Độ cao
trung bình so với mặt nước biển là từ 18 - 20 m.

9


Nhìn chung địa hình của phường Phú Thượng thuận lợi cho việc phát
triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng
lưới khu dân cư, phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và cây cảnh.
1.1.1.3. Khí hậu
Phường Phú Thượng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết trong năm được chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
- Nhiệt độ: Phường Phú Thượng có nền nhiệt độ trung bình cao khoảng
23,80C tháng thấp nhất khoảng 190 C, tháng cao nhất khoảng 290C.
- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm 1666 giờ, tháng thấp nhất là
42 giờ, tháng cao nhất khoảng 405 giờ.
- Lượng mưa: Tổng lượng mưa khá lớn khoảng 2026mm/năm và tập
trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm tớí 81- 86% lượng
mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân bố không đều giữa các tháng
trong năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.
- Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84-85%, tháng thấp
nhất là 82%, độ ẩm cao thường vào những tháng cuối Xuân đầu Hè và thấp
vào mùa Đông.
- Gió bão: hàng năm vẫn có những cơn bão đổ bộ vào gây thiệt hại lớn
đến sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.4. Thuỷ văn

Phường Phú Thượng có một con sông lớn chảy qua là sông Hồng với
chiều dài chảy qua phường là 0,5 km. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho
hoạt động sản xuất và có khả năng điều tiết nguồn nước vào mùa mưa và
cung cấp nước vào mùa khô. Trên địa bàn phường còn có các trạm bơm và hệ
thống kênh mương tương đối đầy đủ, được thường xuyên tu bổ, đảm bảo chủ

10


động tưới tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của phường. Ngoài ra
nguồn nước ngầm của xã cũng tương đối dồi dào.

11


1.1.2. Các nguồn tài nguyên
1.1.2.1. Tài nguyên đất
Phường Phú Thượng với tổng diện tích tự nhiên là 609,5435 ha trong
đó diện tích đất nông nghiệp là 43,1809 ha chiếm 7,09 % tổng diện tích tự
nhiên, đất phi nông nghiệp là 473,7623 ha chiếm 77,72 % tổng diện tích tự
nhiên, đất chưa sử dụng là 92,6003 ha chiếm 15,19 %.
Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nên đất đai trên địa bàn xã chủ yếu
là đất phù sa sông Hồng không được bồi đắp thường xuyên.Thành phần cơ
giới chủ yếu là đất thịt nhẹ đến đất thịt nặng.
Nhìn chung, đất đai toàn xã có độ phì tương đối cao, tầng dầy có thể bố
trí được nhiều loại cây trồng: cây lương thực ngắn ngày, cây công nghiệp
ngắn ngày, cây ăn quả……
1.1.2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước chính phục vụ cho hoạt động sản xuất tại phường đựơc
khai thác chủ yếu từ sông Hồng và hệ thống ao, hồ xen kẽ trong khu dân cư.

Hệ thống cấp nước sạch đang được xây dựng, chưa đủ cung cấp nước
sạch cho từng hộ dân.Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong
phường được khai thác chủ yếu từ nguồn nước ngầm thông qua hệ thống
giếng khơi và giếng khoan.
1.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Nhân dân phường có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần
cù chịu khó trong sản xuất, đóng góp nhiều công sức trong các cuộc khởi
nghĩa của ông cha xưa và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cứu
nước của dân tộc. Nhìn chung, nền văn hoá của phường khá đa dạng và phong

12


phú, có nhiều nét độc đáo, mang đậm nét phong tục tập quán của dân cư vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Hiện tại phường có nhiều đình chùa miếu mạo phục vụ nhu cầu tín
ngưỡng của người dân. Trong đó, một số đình chùa được nhà nước công nhận
là di tích lịch sử văn hoá đã xếp hạng.
1.1.3. Thực trạng môi trường
Phường có mật độ dân số tương đối cao, mật độ xây dựng lớn và các
khu chợ dịch vụ, thương mại… có lượng chất thải nhiều. Hệ thống thu gom
rác thải và xử lý nước thải trung bình. Bên cạnh đó phường có mật độ xây
dựng lớn vì vậy đã phần nào làm ô nhiễm bẩn không khí và nguồn nước mạch
nông, phát sinh các dịch bệnh. Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô, các
sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân, các dự án giải phóng mặt
bằng nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên của xã.
Tữ những vấn đề trên, cần đưa ra các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa,
hạn chế khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài
nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái trong địa bàn phường.
1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Từ ngày thành lập đến nay, quận Tây Hồ xây dựng và phát triển cơ cấu
kinh tế theo hướng Dịch vụ- Công nghiệp-Nông nghiệp. Đó là cơ sở để
phường Phú Thượng xây dựng cơ cấu kinh tế theo định hướng của UBND
quận, cụ thể giai đoạn 2001-2012 tốc độ tăng giá trị sản xuất trung bình hàng
năm đạt 14 - 15%/năm, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 là 12% - 13%/năm và
giai đoạn 2006 - 2012 là 13% - 14%/năm. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng
ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

13


C cõu gia tr san xuõt cac nganh kinh tờ trờn a ban nm 2005 cụng
nghiờp m rụng chiờm 32%; dch vu 45%; nụng nghiờp 23%. Nm 2012 cụng
nghiờp m rụng 28%; dch vu 55%; nụng nghiờp 17%.
Bng 1.1. Tng hp mt s ch tiờu phỏt trin kinh t, xó hi
Phng Phỳ Thng Qun Tõy H - H Ni
TT
1
1.1

Chỉ tiêu

2

2008

2009

2010


2011

2

Tr.đ /năm 148400 156316 167000 178000 199550 26

Nông lâm nghiệp, thuỷ
sản

Tr.đ /năm

34132

38454

38744

34710

37316

%

23,0

24,6

23,2


19,5

18,7

Tr.đ /năm

47488

50959

50434

54290

59266

%

32,0

32,6

30,2

30,5

29,7

Tr.đ /năm


66780

73469

81663

90958

Tỷ trọng

%

45,0

47,0

48,9

51,1

53,7

5

Tốc độ tăng trng kinh
tế

%

5,3


6,8

6,6

12,1

34,8

3

Công nghiệp - TTCN XD
Tỷ trọng

1.3

2007

Tổng giá trị sản xuất

Tỷ trọng
1.2

ĐVT

Thơng mại, dịch vụ

1

7


2

107158 14

1.2.2. Thc trng phỏt trin cỏc ngnh kinh t
1.2.2.1. Khu vc kinh tờ cụng nghiờp
Trờn a ban phng Phỳ Thng, cụng nghiờp, tiờu thu cụng nghiờp
c phat triờn theo hng u t chiu sõu, ụt pha vao nhng nganh hang,
san phm s dung cụng nghờ hiờn i; duy trỡ ngh truyn thụng, khuyờn
khớch phat triờn cụng nghiờp ngoai quục doanh phu hp vi tim nng, mụi
trng va iu kiờn sn cú cua a phng.
Gia tr san xuõt cụng nghiờp trung bỡnh hang nm trong thi 2007 2012 tng 13 - 14%/nm. ờn nm 2007, cụng nghiờp chiờm 32% trong c

14

4


cấu giá trị sản xuất trên địa bàn và năm 2012 là 28%. Năm 2012, giá trị sản
xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của phường Phú Thượng đạt đạt 212,3 tỷ.
1.2.2.2. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Phường đã phát triển và nâng cao chất lượng cách ngành dịch vụ : du
lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ,
đào tạo nhân lực ... Năm 2012, ngành dịch vụ du lịch của phường Phú
Thượng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn là 55%,
doanh thu thương mại, dịch vụ, du lịch đạt 12432 tỷ đồng.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2007 - 2012 là
14 - 15%/năm.
1.2.2.3. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trên địa bàn phường, giá trị sản xuất nông nghiệp/1 ha đất canh tác
bình quân đạt 80 triệu đồng thời kỳ 2003 - 2007 và 90 triệu đồng thời kỳ 2008
- 2012. Sản xuất nông nghiệp tại phường chủ yếu là trồng hoa, cây cảnh.
1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
1.2.3.1. Dân số
Theo số liệu thông kê hết năm 2012, tổng số dân phường Phú Thượng
là 11644 nhân khẩu với 3595 hộ, toàn bộ dân cư là người Kinh.
Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa
bàn xã đựơc thực hiện khá tốt. Xã đã tích cực tuyên truyền các chủ trương,
thực hiện tốt các chương trình Dân số - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho phụ nữ nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 là 0,92%, từng bước nâng
cao chất lượng dân số.
Biến động dân số:
Bảng 1.2: Tình hình biến động dân số của phường Phú Thượng

15


Chỉ tiêu

ĐVT

2007

2008

2009

2010


2012

1. Tổng nhân khẩu

Người

18235

18336

18439

18539

18644

- Số sinh trong năm

Người

96

103

99

105

112


- Số chết trong năm

Người

31

29

34

30

32

- Số chuyển đến

Người

34

39

56

44

60

- Số chuyển đi


Người

60

75

90

85

90

%

0,36

0,4

0,35

0,4

0,43

%

-0,14

-0,19


-0,18

-0,22

-0,16

2. Tỷ lệ phát triển dân số

%

0,9

0,91

0,87

0,91

0,92

3. Tổng số hộ

Hộ

4542

4553

4565


4582

4595

4. Tổng số cặp kết hôn

Cặp

56

57

54

62

65

5. Tổng số lao động



10078

10105

10132

10157


10190

- LĐ nông nghiệp



234

246

249

255

268

- LĐ phi nông nghiệp



9844

9859

9883

9902

9922


2. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên
2. Tỷ lệ tăng dân số cơ
học

Số liệu biểu 3 cho thấy biến động dân số từ năm 2007 đến 2012 của
phường Phú Thượng theo hướng tích cực. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đang
có xu hướng giảm, đây là kết quả của việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá
gia đình.
1.2.3.2. Lao động, việc làm
Năm 2012, phường Phú Thượng có 10190 lao động. Lực lượng lao
động của phường Phú Thượng rất đa dạng. Tuy nhiên, chủ trương của phường

16


luôn khuyến khích phát triển ngành nghề thương mại, dịch vụ, du lịch để tạo
công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, góp phần tăng thu nhập nâng
cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bà con trong xã.
1.2.3.3. Thu nhập, mức sống
Thu nhập bình quân đầu người của phường năm 2012 là 14,35 triệu
đồng/ người/ năm. Công tác xoá đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát, tiếp tục đã
được các ngành quan tâm thực hiện trên địa bàn: ban xoá đói giảm nghèo kết
hợp cùng với các ban ngành, đoàn thể và các tổ, cụm dân cư tuyên truyền vận
động người nghèo có ý thức vươn lên, tham gia tích cực vào mô hình làm ăn
hiệu quả để thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,7% năm 2012.
1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị
Tổng diện tích khu dân cư của phường là 151,5946 ha, chiếm 24,87 %
diện tích đất tự nhiên và sinh sống tập trung ở 8 cụm dân cư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng và thiết bị kỹ thuật đô thị của phường chưa đầy

đủ. Các nhu cầu về điện, nước trong sinh hoạt của người dân không được đáp
ứng đầy đủ, hệ thống thoát nước trong đô thị không đảm bảo yêu cầu dẫn đến
một số khu vực điều kiện vệ sinh rất kém.
1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1.2.5.1. Giao thông
Hiện tại hệ thống giao thông của phường đã được bê tông hoá và trải
nhựa hoàn toàn. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông trên địa bàn phường dày
đặc, chật hẹp, chia khu đất thành những lô đất nhỏ bé. Trên các tuyến đường
không có lối đi riêng dành cho người đi bộ và xe cộ, khiến cho việc đi lại
không thuận tiện và không an toàn.

17


Do thời gian, lưu thông vận tải quá mức đã làm xuống cấp, giảm khả
năng phục vụ của hệ thống giao thông.
1.2.5.2. Thuỷ lợi
Do cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp
nên việc đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi không được quan tâm. Hệ thống
thủy lợi hiện nay đã xuống cấp do thời gian nhưng vẫn tương đối đầy đủ, vẫn
đáp ứng được nhu cầu sản xuất của một bộ phận nhỏ nhân dân sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn phường.
Hệ thống cấp nước chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch của
người dân.
1.2.5.3 Giáo dục- đào tạo
Công tác giáo dục ở các cấp học luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các
cấp chính quyền phường nên đã đạt được nhiều thành tích cao. Đảng ủy đã
quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành chăm lo sự nghiệp giáo dục đối với 03
bậc học; tập trung kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho 03 nhà trường. Nhà
trường đã thực hiện tốt công tác chuyên môn, làm tốt cuộc vận động Hai

không đối với 4 nội dung và cuộc vận động Nhà trường thân thiện, học sinh
tích cực. Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học, trường THCS đạt chuẩn hóa
100%. Năm 2002 trường THCS được UBND quận công nhận là đơn vị văn
hóa, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp chuyển cấp đạt 99%, không có học sinh bỏ học.
Trong năm 2012 trường Mầm non đã có 944 cháu, trường tiểu học có 844 em,
trường THCS đã có 899 em. Trong năm 2012 toàn phường có 30 em thi đỗ
vào các trường đại học.
1.2.5.4. Y tế
Phường có 0,5020ha đất y tế, đạt bình quân 0,27 m2/người.

18


Phường đã đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế, khuyến khích phát triển
các dịch vụ y tế tư nhân đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước đối với các
cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
Đội ngũ cán bộ y tế của phường được đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng
và đủ về số lượng.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, vệ sinh phòng dịch tại phườn cho
nhân dân luôn luôn được chú trọng. Phường thường xuyên tổ chức tốt công
tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho các cháu, giảm tỷ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng xuống 11,6% năm 2007 và 5% vào năm 2012; thực hiện chương
trình y tế học đường ở 100% các trường học, phổ biến kiến thức về bảo vệ sức
khoẻ cho người dân, làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. .
Phường có 1 trạm y tế với cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư
tương đối đồng bộ đối với cấp cơ sở, chất lượng khám điều trị bệnh ngày càng
được nâng cao.
Trong năm 2012, thực hiện tốt chương trình y tế Quốc gia, trạm đã
khám đựơc 8250 lượt người. Tổ chức tiêm phòng 7 bệnh cho 100 % các cháu
trong độ tuổi.

1.2.5.5. Văn hoá- thông tin
Công tác truyền thanh từ phường đến các khu dân cư không ngừng
được củng cố, nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền phục vụ cho đại hội
các Đoàn thể chính trị- Xã hội.
UBND phường đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống
văn hoá ở cơ sở, các khu dân cư tổ chức liên hoan văn nghệ, vui chơi thể thao,
thi đấu bóng chuyền…. Phường có 1619 hộ gia đình văn hoá, có 6/9 khu dân
cư vẫn giữ vững danh hiệu làng văn hoá.

19


Đội văn nghệ ở các khu dân cư luôn được duy trì, tổ chức biểu diễn
phục vụ các ngày hội phường, ngày hội đại đoàn kết dân tộc, tham gia hội thi
tiếng hát phường văn hoá của quận đều đoạt giải cao.
1.2.5.6. Thể dục thể thao
Trên địa bàn phường hiện có 01 sân vân động nhỏ chưa đáp ứng được
nhu cầu rèn luyện thể thao của nhân dân. Khuyến khích và tạo điều kiện cho
các tổ chức tập thể và cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở thể dục thể thao.
Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh trên địa bàn
phường chủ yếu là rèn luyện thân thể. Phát triển một số môn thể thao mũi
nhọn như cầu lông, bóng bàn.
Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất theo qui định của
Bộ Giáo dục và đào tạo trong 100% trường học trên địa bàn.
1.2.5.6 Năng lượng- Bưu chính viễn thông
Trên địa bàn phường có 01 trạm biến áp 110KV cung cấp điện sinh
hoạt và sản xuất phục vụ nhu cầu của nhân dân. Hệ thống mạng lưới điện vì
vậy thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải trong mùa nóng.
Mạng lưới truyền thông, internet của phường ngày càng phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin – văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân

dân.
1.2.5.7. Quốc phòng, an ninh
Về quốc phòng: UBND phường thường xuyên củng cố biên chế đủ lực
lượng và tổ chức huấn luyện, giáo dục nâng cao nhận thức về nền quốc phòng
toàn dân, thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tham gia huấn luyện
quân sự hàng năm luôn kết quả cao, quản lý tốt quân dự bị động viên. Hàng
năm Phường chỉ đạo tập trung khám tuyển và giao quân đạt 100% kế hoạch,

20


huấn luyện dân quân tự vệ và hội thao bắn đạn thật, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng cho các đối tượng. Công tác quân sự của địa phương liên tục đạt danh
hiệu quyết thắng.
Về an ninh: Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn phường cơ bản ổn
định và giữ vững. Công an phường hàng năm cử lực lượng công an viên đi
tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường quản lý địa bàn. Thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Nghị định 09/CP và chương trình tham gia phòng
chống tội phạm, ma túy; phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ
quốc nên đã ngăn ngừa và kiềm chế được các loại tội phạm và các tệ nạn xã
hội không để xảy ra đột xuất bất ngờ, nên tình hình an ninh chính trị trật tự an
toàn xã hội trên toàn xã đã ổn định, các vụ việc xảy ra đều được giải quyết kịp
thời và đúng quy định.
Lực lượng an ninh địa phương đã tập trung tham mưu, đề xuất nhiều
giải pháp cho Đảng và chính quyền về những thắc mắc trong nhân dân, phối
hợp với các tổ chức quần chúng thuyết phục vận động hoà giải, giải quyết
nhiều vụ việc mâu thuẫn trong nhân dân.

1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
1.3.1. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi

trường
1.3.1.1. Những thuận lợi, lợi thế
Phường Phú Thượng là một phường nằm ở phía Tây Bắc quận Tây Hồ,
thuộc nội thành thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế- chính trị- xã hội phát triển
của cả nước và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá.

21


Phường có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài
chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển
kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.
Phường Phú Thượng là vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội, có
điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi. Đó là sông Hông chảy qua địa phận
phường có chiều dài 0,5 km.
Phường Phú Thượng có diện tích đất tự nhiên lớn khoảng 609,5435 ha.
Hệ thống giao thông của phường thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,
trao đổi hàng hóa, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát
triển kinh tế đa dạng và phong phú, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ
và du lịch cung cấp việc làm cho nhân dân.
Phường có lực lượng lao động dồi dào, năng động và có đời sống kinh
tế trung bình khá.
Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh, đảm bảo tốt an ninh trật
tự xã hội.
Kết cấu hạ tầng tương đối đầy đủ, các hạng mục công trình: giao thông,
thuỷ lợi, điện, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, trung tâm hành chính… đều
đã có.

Chương II
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

2.1. Tình hình quản lý đất đai
2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế thị trường, đời sống của nhân dân tại phường không ngừng được nâng
22


lên, bộ mặt đô thị phường đang từng bước được thay đổi da thịt. Vì vậy nhu
cầu sử dụng đất đai theo lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng
nhà ở, khu dân cư tăng lên rất nhanh, đất đai trở thành hàng hóa chiến lược, là
vấn đề sôi động trên địa bàn phường. Do vậy việc quản lý sử dụng đất đai
theo quy hoạch và theo pháp luật đã trở thành cấp bách trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội.
Sau khi luật đất đai 1993 ra đời, công tác quản lý Nhà nước về đất đai
đã chặt chẽ hơn. Từ đó đến nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai của
phường luôn theo sát với sự thay đổi, sửa đổi Luật đất đai của Quốc hội. Điều
đó đã làm cho việc quản lý đất đai tại phường ngày càng phù hợp, giảm dần
các vụ tranh chấp đất đai, tạo điều kiện cho người dân yên tâm định cư và sản
xuất trên mảnh đất của mình.
Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, Đảng ủy, HĐND, UBND phường Phú
Thượng tổ chức thực hiện tốt các văn bản của Nhà nước, Thành phố, Quận về
công tác quản lý và công tác sử dụng đất đai như Luật đất đai, các văn bản thi
hành Luật đất đai, các quy định của Nhà nước đã ban hành như: chủ trương
đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ổn định lâu
dài, chính sách chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở
tạo điều kiện cho nhân dân định cư, góp phần quản lý tốt công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản
đồ hành chính

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định
lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT - TTg. Ranh giới giữa phường Phú Thượng
và các xã, phường giáp ranh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định

23


hoặc mốc giới, đã được các xã, phường nhất trí thông qua bằng văn bản và
được chuyển vẽ lên bản đồ. Phường có tổng diện tích tự nhiên là 609,5435 ha.
2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Phường đã thực hiện nhiều hoạt động diều tra khảo sát, đánh giá đất đai
làm cơ sở để xây dựng bản đồ địa chính. Phường đã có bản đồ quy hoạch tỷ lệ
1/2000 được xây dựng năm 2001, là nguồn tài liệu được sử dụng làm căn cứ
để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân.
2.1.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, hàng năm phường đã
thực hiện đầy đủ công tác lập kế hoạch sử dụng đất và thực hiện nghiêm túc
kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên quản lý đất đai theo quy hoạch còn gặp nhiều
khó khăn là do công tác lập quy hoạch sử dụng đất chưa được triển khai hợp
lý nên ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất lâu dài.

2.1.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Phường đã thực hiện quản lý việc giao đất, cho thuê, thu hồi đất và
chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Quỹ đất tính
đến năm 2012 được giao cho các đối tượng sử dụng và quản lý như sau:
- Đất nông nghiệp được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng

39,5160 ha, UBND xã quản lý 3,6649 ha.

24


- Đất phi nông nghiệp giao cho các đối tượng sử dụng: hộ gia đình, cá
nhân sử dụng 64,4274ha, UBND xã sử dụng 14,6064ha, tổ chức kinh tế
93,6538ha, tổ chức khác sử dụng 7,4440ha, cộng đồng dân cư sử dụng
0,2330ha, UBND xã quản lý 113,7029ha, tổ chức khác quản lý 179,6948ha.
2.1.6. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất đã được triển khai đến tất cả các
đối tượng đang sử dụng đất.Căn cứ vào đơn đăng ký, UBND phường đã lập
Hội đồng xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng và UBND quận cấp
giấy chứng cá nhân sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính đã được hoàn thiện gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê,
sổ địa chính, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm
phường thường xuyên cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính.
2.1.7. Công tác thống kê kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai được tiến hành hàng năm đúng quy định của
pháp luật. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 và năm 2012 đến nay đã chính
thức đưa số liệu, tài liệu và bản đồ vào sử dụng, nhìn chung công tác kiểm kê,
thống kê về đất đai đã được nâng cao dần. Tình trạng bản đồ, số liệu về đất
đai không khớp giữa các năm từng bước được hạn chế.
2.1.8. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất
UBND phường rất quan tâm đến việc quản lý, giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để đảm bảo việc sử dụng đất đúng
pháp luật, hợp lý và có hiệu quả. Các sai phạm được xử lý, chấn chỉnh kịp
thời nên không xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng.


25


×