Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Dạy học gắn với thực tiễn những vấn đề chung về di sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 19 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP


DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM
KHÁI NIỆM , LOẠI HÌNH VÀ
GIÁO DỤC DI SẢN


Nội dung trao đổi
1. Khái niệm và đặc điểm di sản
2. Cách phân loại di sản
3. Cách nhận dạng
4. Các danh hiệu di sản
5. Mục đích giáo dục


KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
Khái niệm
Di sản văn
hóa là sản phẩm
tinh thần, vật chất
có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa
học, được lưu
truyền từ thế hệ
này qua thế hệ
khác.

Đặc điểm
Di sản VH Việt Nam là những


giá trị kết tinh từ sáng tạo văn hoá của
cộng đồng 54 dân tộc, trải qua quá trình
lịch sử lâu dài, được trao truyền, kế thừa
và tái tạo qua nhiều thế hệ.
Di sản VH Việt Nam là những
giá trị sáng tạo từ việc học hỏi và giao
lưu với các nền VH và văn minh nhân
loại.
Di sản VH Việt Nam nhất là VH
phi vật thể có sức sống rất mạnh mẽ,


PHÂN LOẠI
Di sản văn hóa
vật thể: là sản phẩm
vật chất có giá trị lịch
sử, văn hóa, khoa học,
bao gồm di tích lịch sử
- văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.

Di sản văn hóa phi vật
thể: là sản phẩm tinh thần gắn
với cộng đồng hoặc cá nhân,
vật thể và không gian văn hóa
liên quan, có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, thể hiện bản sắc
của cộng đồng, không ngừng
được tái tạo và được lưu truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác
bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình
thức khác.


DI SẢN VĂN HOÁ VẬT THỂ
- Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình
kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học.
- Di tích lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá
trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa,
khoa học.
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học.
- Cổ vật: là những vật được lưu truyền lại, có giá tiêu biểu
về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.


DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
- Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc
- Ngữ văn dân gian: sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò
vè, câu đố, truyện,…
- Nghệ thuật trình diễn dân gian: âm nhạc, múa hát,
sân khấu và các hình thức dân gian khác.
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng: luật tục, hương ước,
chuẩn mực đạo đức, nghi lễ,..

- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian;


MỘT CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC
• Các truyền thống và biểu đạt truyền
khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện
của di sản văn hóa phi vật thể;
• Các loại hình nghệ thuật trình diễn;
• Các tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội
• Các tri thức và tập quán liên quan đến tự
nhiên và xã hội;
• Nghề thủ công truyền thống.


LƯU Ý
Sự phân loại chỉ mang tính tương đối, nhất là đối
với di sản văn hoá phi vật thể. Di sản vật thể và di sản phi
vật thể luôn gắn kết với nhau và trở thành những thực thể
sống.

Di sản văn hoá phi vật thể luôn gắn bó chặt chẽ với
con người, được biểu hiện thông qua con người cùng với
không gian văn hoá có liên quan. Di sản phi vật thể có ở


NHẬN DẠNG GIÁ TRỊ DI SẢN
Giá trị: lịch sử, văn hóa, khoa học


Lưu truyền, tiếp nối

Cộng đồng sáng tạo, bảo tồn, phát huy

Đa dạng văn hóa


Các danh hiệu di sản
i sản văn hóa thế giới
i sản thiên nhiên thế giới
iệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại
i sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
i sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
i sản thông tin tư liệu thế giới
i sản thông tin tư liệu khu vực Châu Á Thái Bình Dương


Danh hiệu UNESCO
i sản văn hóa thế giới
i sản thiên nhiên thế giới
iệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại
i sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
i sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp
i sản thông tin tư liệu thế giới


Di sản của Việt Nam được danh hiệu UNESCO

7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới


7 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
và DSPVT bảo vệ khẩn cấp

3 di sản thông tin tư liệu


DANH HIỆU QUỐC GIA

•Di tích quốc gia đặc biệt quan trọng
•Di tích quốc gia/tỉnh, thành phố
•Bảo vật quốc gia
•Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia


Những tác động tốt của di danh hiệu di sản
hận dạng giá trị di sản và nâng cao nhận thức về di sản

i sản được bảo vệ bằng pháp lý cấp quốc tế và quốc gia

ây dựng nền tảng văn hóa Việt Nam phát triển bền vững

hát triển du lịch, kinh tế


Những tác động không tốt của di danh hiệu di sản
Phân biệt giá trị cao thấp, to nhỏ

Đầu tư không đúng dẫn đến làm sai lệch, mai một giá trị
di sản


Suy giảm vai trò của cộng đồng, ỷ lại trông chờ vào nhà
nước


Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng
nhằm mục đích:

1.Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã
hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm
giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao
lưu văn hóa quốc tế.


Nguồn tài liệu tham khảo về di sản
Cục di sản văn hóa, Bộ VHTTDL:
www.dch.gov.vn
Hội Di sản văn hóa Việt Nam:
www.hoidisan.vn
UNESCO: www.unesco.org


XIN CẢM ƠN



×