Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Kế hoạch triển khai cánh đồng sản xuất lúa liên kết theo hướng hiện đại giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.19 KB, 8 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ TRƯỜNG XUÂN

Số: 07/KH-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trường Xuân, ngày 06 tháng 02 năm 2016

KẾ HOẠCH
Triển khai cánh đồng sản xuất lúa,
liên kết theo hướng hiện đại giai đoạn 2016-2020
Xã Trường Xuân có diện tích đất sản xuất lúa 4.049,8 ha, tổng diện tích gieo
trồng hàng năm trên 10.000 ha, sản lượng lúa cả năm trên 70.000 tấn. Bên cạnh đó
việc chuyển giao khoa học kỹ thuật của công tác khuyến nông đã đi vào chiều sâu,
sản xuất tập trung, qui mô lớn, chất lượng cao, đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ
khâu gieo sạ đến thu hoạch và sau thu hoạch, cũng như từng bước hướng tới một
nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Do đó, việc triển khai xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại
tại trạm bơm ấp 6A+6B là điều kiện hết sức cần thiết và tạo điều kiện cho nông
dân áp dụng đồng bộ cơ giới hóa vào sản xuất lúa với qui mô lớn. Tạo thuận lợi
trong liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả, tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa
hàng hóa xuất khẩu chất lượng cao.
PHẦN II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI TRẠM BƠM ẤP 6A+6B.
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ VÙNG ĐƯỢC CHỌN
Khu vực trạm bơm điện ấp 6A+6B là tiểu vùng sản xuất lúa được bao quanh
bởi tuyến lộ đal bờ Tây kênh Tư Mới và ba tuyến bờ bao, Nam kênh Hội Kỳ Nhất,
Tây kênh Hậu 1.000 và Đê lững ông Hai Ninh, có diện tích sản xuất lúa là 211,2 ha.
Tổng số hộ trong khu vực là 52 hộ. Dân cư phân bố chủ yếu cập lộ đal bờ Tây


kênh Tư Mới. Trung bình mỗi hộ canh tác 4 ha (thấp nhất 0,5 ha, cao nhất 5 ha). Đất
canh tác trong khu vực là chủ yếu của các hộ tại chổ.
II. VỀ KỸ THUẬT CANH TÁC
1. Cơ cấu mùa vụ
Trong vùng cơ cấu mùa vụ, tất cả canh tác 3 vụ lúa/năm theo lịch xuống
giống của huyện.
2. Tập quán sản xuất
Đây là vùng đã sản xuất lúa trước năm 1990 và sản xuất lúa 01 vụ/năm, phụ
thuộc vào nước mưa và lũ là chủ yếu. Khoảng tháng 6 hàng năm bắt đầu gieo sạ và
đến tháng 2 năm sau thu hoạch năng suất thấp, bình quân từ 10-15 tạ/ha.
Từ khi có chủ trương phát triển trạn bơm điện, Huyện ủy và UBND huyện
Tháp Mười bắt đầu quan tâm đầu tư xây dựng trạm bơm điện để sản xuất nông
nghiệp ngày càng hiệu quả như: sử dụng lúa ngắn ngày cho sản xuất cao nhằm tăng
1


vụ, giảm chi phí nhân công bơm nước. Đến năm 2006 đã hình thành trạm bơm ấp
6A+6B phục vụ sản xuất và nông dân trong khu vực gieo trồng lúa 2-3 vụ/năm. Để
xây dựng thành công trạm bơm, ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, nông dân đã liên kết
với nhau đào kênh, đắp bờ bao để chủ động tưới tiêu và bảo vệ lúa khi lũ lớn. Tuy
năm 2011 có lũ đặt biệt lớn nhưng khu vực này vẫn được bảo vệ vững chắc.
Hiện nay, nông dân trong khu vực đã sản xuất thành công và ăn chắc 3 vụ
lúa/năm. Trong quá trình sản xuất đã có sự liên kết với nhau của các nông hộ như
xuống giống đồng loạt theo lịch thời vụ của huyện (đảm bảo xuống giống dứt điểm
từ 2-3 ngày); sử dụng từ 2-3 giống cho sản xuất. Ngoài ra, khi có dịch hại xảy ra
nông dân đã liên kết nhau phòng trừ đồng loạt từ đó đem lại hiệu quả cao trong
phòng trị.
3. Năng suất, chất lượng lúa
Những năm gần đây với sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác,
nên năng suất bình quân trong khu vực năm sau luôn cao hơn năm trước như: năm

2011 đạt trên 65 tạ/ha (tăng 7 lần so với trước đó).
Ngoài ra, nông dân trong khu vực chỉ sử dụng từ 2-3 giống cho sản xuất cao,
trong đó lúa chất lượng cao chiếm khoảng 70% diện tích canh tác. Áp dụng
phương pháp canh tác đồng bộ như: sạ thưa, sạ hàng, quản lý dịch hại tổng hợp
(IPM) trong sản xuất và áp dụng cơ giới từ khâu gieo sạ đến khâu thu hoạch và sau
thu hoạch nên chất lượng hạt lúa làm ra có chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu
của thị trường.
4. Hiệu quả sản xuất
Với năng suất và chất lượng sản phẩm làm ra như trên, nên hiệu quả sản
xuất của nông dân cao như: năng suất năm sau luôn cao hơn năm trước, khi xuống
giống tập trung thì công tác phòng chống dịch hại mang lại hiệu quả cao, từ đó
giảm chi phí cho nông dân.
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Hạ tầng, thủy lợi, đê bao, cống đập, trạm bơm:
- Trong vùng có 02 khu trạm bơm điện phục vụ cho 100% diện tích, cơ bản
đã đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho diện tích sản xuất.
- Về bờ bao: trong vùng đã có đê bao vững chắc phục vụ sản xuất như: lộ đal
tây kênh tư Mới xe đi lại dễ dàng; đê Đông kênh Hậu 1.000, nam kênh Hội Kỳ
Nhất, đê lửng ông Hai Ninh đảm bảo chống lũ năm 2011, tuy nhiên là đường đất
cần cứng hóa nam kênh Hội Kỳ Nhất dài 1.000m, đê lửng ông Hai Ninh dài
1.000m, kênh Hậu 1.000 dài 4.000m để xe 2 bánh lưu thông và đảm bảo chống lũ. .
- Kênh nội đồng:
+Từ nam kênh Hội Kỳ Nhất đến đe lững ông Hai Ninh rộng 4m, sâu 2m lưu
thông đảm bảo tưới tiêu kịp thời.
2


- Cống, đập: cơ bản đã hoàn chỉnh phục vụ tốt cho sản xuất.
2. Trang thiết bị phục vụ sản xuất:
- Máy thu hoạch: máy gặt đập liên hợp 4 máy.

- Lò sấy: 3 lò sấy (02 cái 10 tấn, 01 cái 15 tấn)
- Máy phun thuốc: Nông dân sử dụng chủ yếu là máy bơm kết hợp phi 250
lít (52 cái)
III. QUAN HỆ SẢN XUẤT
Trong khu vực đã có 01 Tổ hợp tác bơm nước tưới tiêu cho sản xuất nông
nghiệp; tất cả đã qua đào tạo ngắn hạn, đang hoạt động tốt.
PHẦN III
MỤC TIÊU GIẢI PHÁP
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM ĐẦU TƯ
1. Mục tiêu
Xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại làm nền tảng xây
dựng cánh đồng mẫu lớn và sản xuất lúa theo Việt GAP. Tiến tới hình thành vùng
nguyên liệu sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu.
Từng bước ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa từ khâu gieo sạ, bơm tưới,
bón phân, phun xịt thuốc đến thu hoạch, phơi, sấy nhằm giảm chi phí đầu vào,
nâng cao năng suất, chất lượng hạt gạo. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng sản
xuất theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó giúp nông dân nâng cao trình độ sản xuất,
kiến thức, kỷ năng quan sát và quản lý đồng ruộng, sử dụng giống tốt chất lượng
cao, quản lý nước, phân bón, cỏ dại và sâu bệnh một cách tiết kiệm, hợp lý và có
hiệu quả. Đồng thời tạo điều kiện cho nông dân quen dần theo kiểu làm ăn hợp tác,
liên kết sản xuất với tiêu thụ nhằm phát triển bền vững. Rút ngắn khoảng chênh
lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng.
Đến cuối năm 2016 đạt các tiêu chí cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện
đại tiến tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
2. Phương châm đầu tư
Triển khai xây dựng Đề án tất cả các trạm bơm hiện có để thực hiện, ưu tiên
thực hiện trước các khu vực trạm bơm đã có cơ sở hạ tầng thủy lợi tốt;
Nguồn vốn đầu tư xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng
hiện đại và cánh đồng mẫu lớn là tổng hợp các nguồn vốn, trong đó: Vốn của nông
dân, vốn HTX hoặc tổ hợp tác và vốn công ty doanh nghiệp là chủ yếu; nhà nước

chỉ hỗ trợ cho gia cố và làm mới đê bao, cống đập, tập huấn, chuyển giao khoa học
kỹ thuật;
II. CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ QUA TỪNG NĂM
1. Năm 2016:
3


Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn giai đoạn
2016-2020:
- Giống lúa: vận động nhân dân trong khu vực sử dụng từ 2-3 giống cho sản
xuất.
- Máy sạ lúa, bón phân, công cụ sạ hàng: khuyến khích nông dân và các tổ
chức nghiên cứu ứng dụng và trình diễn trong cánh đồng.
- Tập huấn kỹ thuật canh tác lúa cho nông dân như: làm đất, gieo sạ, bón
phân, lịch xuống giống…
- Nhu cầu vốn ước tính: 468.000.000 đồng. Trong đó:
+ Vốn nhân dân là chủ yếu (giống lúa; máy sạ lúa, phun thuốc): 96.000.000
đồng;
+ Vốn nhà nước (vốn lòng ghép nông thôn mới, vốn sự nghiệp nông nghiệp:
372.000.000 đồng.
2. Năm 2017
- Sữa chửa gia cố hoàn thiện trạm bơm điện, chủ động tưới tiêu bằng điện
khí hóa.
- Cứng hóa trục chính nội đồng tuyến nam kênh Hội Kỳ Nhất với chiều dài
1.000m (lòng ghép chương trình nông thôn mới). Kênh Hậu 1.000 dài 2.800m.
- Áp dụng cơ giới hóa: Làm đất 100%, sạ hàng, sạ thưa 90%; gieo sạ, bón
phân bằng máy ít nhất phải 5% trở lên; thu hoạch bằng máy 100%.
- Giống: Sử dụng 1-2 giống/cánh đồng, các loại giống lúa chất lượng cao đã
được Bộ Nông nghiệp công nhận, mật độ gieo sạ từ 120 kg/ha.
- Lịch xuống giống: Xuống giống tập trung từ 2-3 ngày, thời điểm xuống

giống theo lịch né rầy chung của huyện.
- Đối với mặt bằng ruộng: Tương đối bằng phẳng và đồng đều, hàng năm
phải trang bằng mặt ruộng để ứng dụng khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao. Trong
tương lai sẽ xóa bỏ bờ đê của từng hộ dân, tiết kiệm diện tích để tăng diện tích sản
xuất.
- Phun thuốc BVTV: Áp dụng máy phun thuốc dạng đeo vai và dạng kéo dây.
- Nhu cầu vốn ước tính: 1.710.000.000 đồng. Nguồn vốn chủ yếu là doanh
nghiệp.
3. Năm 2018-2020
- Cải tạo lại hệ thống điều tiết đảm bảo tưới tiêu, xã nước lấy phù sa, vệ sinh
đồng ruộng chống ô nhiễm trong ô bao. Đồng thời cải tạo lại hệ thống nội đồng,
nạo vét kênh nội đồng.
4


- Đầu tư 50% các cầu trên kênh chính nội đồng (06 cây) đảm bảo cơ giới đi
được (do trạm bơm và nhân dân thực hiện).
- Giống, cấp giống: sử dụng 1-2 chủng loại giống đối với giống được Bộ
nông nghiệp & PTNT công nhận, áp dụng bằng máy cần đạt là: Làm đất 100%, sạ
hàng, sạ thưa 100%; gieo sạ, bón phân bằng máy ít nhất phải 10% trở lên, thu
hoạch bằng máy 100%.
- Nhu cầu vốn ước tính: 194.400.000 đồng. chủ yếu là vốn HTX và tư nhân
tự có.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Về kỹ thuật:
- Hướng dẫn thành lập các tổ dịch vụ: sạ hàng, phun thuốc, bón phân và tổ
chức cho các tổ dịch vụ tham dự tập huấn và tham quan các buổi thao diễn sạ hàng,
máy phun thuốc, bón phân, thu hoạch, lò sấy…
- Mở các lớp tập huấn trao đổi các giải pháp kỹ thuật cho nông dân nhằm
củng cố kiến thức và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.

2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi:
Xã vận động nhân dân hiến đất, phát hoang cây xanh để xây dựng các tuyến
đê kênh K.Bắc và các kênh chính nội đồng và kênh sườn. Tranh thủ các nguôn vốn
để lồng ghép đầu tư như: vốn chương trình nông thôn mới, vốn doanh nghiệp, trạm
bơm và nhân dân.
3. Quan hệ sản xuất:
Để thực hiện đề án cánh đồng mẫu lớn, đáp ứng nhu cầu như sử dụng giống
lúa chất lượng cao, sử dụng cơ giới hóa cho các khâu: sạ hàng, bón phân, phun
thuốc, thu hoạch, lò sấy. Nâng cao trách nhiệm điều hành quản lý của chủ nhiệm
HTX, tổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm hoạt động theo đúng vai trò là hình
thức tổ chức sản xuất của mình, xây dựng “03 mối liên kết” là đầu mối liên kết sản
xuất giữa tổ hợp tác trong vùng; liên kết với nhà chuyên môn áp dụng qui trình sản
xuất hiện đại.
Đối với trách nhiệm nông dân phải tham gia với tinh thần tự nguyện, nhiệt
tình trong sản xuất lúa. Thực hiện theo quy trình đã được thống nhất chung của mô
hình, có sổ ghi chép số liệu, theo dõi đánh giá hiệu quả của ruộng sản xuất.
4. Tuyên truyền vận động:
Ủy ban nhân xã và các đoàn thể tích cực tuyên truyền vận động nhân dân
hiểu được mục đích và lợi ích của việc sản xuất lúa theo hướng hiện đại để nhân
dân tích cực tham gia.
5. Về nguồn vốn:

5


Sử dụng từ nhiều nguồn kinh phí: Vốn ngân sách, vốn huy động trong dân,
vốn tín dụng, lồng ghép chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới và vốn
thủy lợi phí.
Tổng nhu cầu vốn ước tính: 2.276.400 đồng. Trong đó:
- Vốn nhân dân (giống lúa; máy sạ lúa, phun thuốc): 96.000.000 đồng;

- Vốn nhà nước (lồng ghép nông thôn mới, thủy lợi phí và sự nghiệp nông
nghiệp): 2.180.000 đồng
6. Thị trường tiêu thụ:
Tổ hợp tác ký kết họp đồng với các công ty, doanh nghiệp về vật tư nhằm
giảm chi phí sản xuất. Đẩy mạnh tiêu thụ lúa thông qua hợp đồng.
PHẦN IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân xã
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án. Theo
dõi triển khai giám sát quá trình thực hiện để đảm bảo đề án đạt thắng lợi. Xây
dựng kế hoạch đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện cánh đồng trong việc xây dựng
giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống đê bao chống lũ, hỗ trợ trong
việc xây dựng các Tổ hợp tác sản xuất. Sơ tổng kết, báo cáo đánh giá rút kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện.
Phối hợp Trạm bảo vệ thực vật, trạm Khuyến nông và các đơn vị liên quan
xây dựng kế hoạch tập huấn, hướng dẫn xã viên, nông dân về kỹ thuật xử lý hạt
giống, phương pháp sạ lúa, nhu cầu dinh dưỡng lúa từng giai đoạn và xác định liều
lượng phân bón từng đợt, công nghệ sau thu hoạch; thăm đồng hàng tuần để giúp
nông dân thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và kịp thời xử lý tình trạng bất thường
do dịch hại gây ra; tổng hợp số liệu hội thảo đầu bờ.
Phối hợp trạm kỹ thuật và dịch vụ giống nông nghiệp: Cung cấp nguồn
giống tốt phù hợp với điều kiện địa phương thỏa thuận ký hợp đồng mua bán giống
lúa với các doanh nghiệp.
2. Các đoàn thể xã
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương tuyên truyền, vận động
nông dân tham gia thực hiện mô hình.
3. Tổ hợp tác.
- Vận động tổ viên và nông dân tham gia thực hiện theo yêu cầu đề án đã
được triển khai.
- Chịu trách nhiệm tổ chức địa điểm cho các lớp tập huấn theo đề án.

- Vận động tổ viên, nông dân tham gia thực hiện mô hình theo phương châm
Nhà nước và nhân dân cùng làm.
6


- Hổ trợ tổ viên, nông dân cùng xây dựng mô hình đạt kết quả.
- Liên hệ tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm lúa hàng hóa cho tổ viên, nông dân.
4. Tổ viên, nông dân tham gia mô hình:
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn theo yêu cầu.
- Áp dụng tốt qui trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, để mô hình đạt kết quả tốt.
- Thường xuyên thăm đồng, khi có bất thường lập tức báo cho cán bộ kỹ
thuật theo dõi mô hình.
- Có sổ ghi chép đầy đủ các tiêu chí của đồng ruộng, tính toán được hiệu quả
của ruộng nhà.
- Hỗ trợ các tổ viên, nông dân khác cùng tham gia thực hiện.
Trên đây là những nội dung Đề án xây dựng cánh đồng sản xuất lúa theo
hướng hiện đại tại Trạm bơm ấp 6A+6B - xã Trường Xuân giai đoạn năm 20162020 của Ủy ban nhân dân xã Trường Xuân./.
Nơi nhận:
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
- UBND huyện;
CHỦ TỊCH
- Phòng NN-PTNT;
- Các trạm: BVTV, KN, KT&DVGNN;
- TT/ĐU+TT/HĐND xã;
- Các Ban, Ngành, Đoàn thể xã;
- Lưu VT.

7



Biểu: CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN QUA TỪNG NĂM
TT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Hiện
trạng

Năm
2012

2013

2014

I

Xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi

-

Nâng cấp hệ thống đê bao

m

-

Cải tạo thủy lợi nội đồng


m

-

Cống

Cái

đã hoàn chỉnh

-

Bơm điện

trạm

đã hoàn chỉnh

-

Bờ bao kết hợp giao thông được kiên
cố hóa

m

2.000

2.100


-

Trang bằng mặt ruộng

ha

200

575

II

Trang bị máy móc, phương tiệm
phục vụ sản xuất

-

Máy làm đất

cái

42

-

Máy sạ hàng

cái

22


-

Máy bón phân

cái

0

-

Máy phun thuốc

cái

560

-

Máy GĐLH

cái

31

III

Kỹ thuật

-


Diện tích

ha

0

20

100

575

-

Số lượng chủng loại giống

Giống

3

3

2

2

-

Lượng giống gieo sạ


Kg/ha

180

150

120

100

-

Tỷ lệ diện tích sử dụng giống NC, xác %
nhận

70

10

20

100

-

Tỷ lệ sạ hàng, sạ thưa

%


85

85

90

100

Trong đó: sạ hàng bằng máy

%

2,6

3

5

20

-

Tỷ lệ diện tích phun thuốc bằng máy

%

100

100


100

100

-

Tỷ lệ thu hoạch bằng máy GĐLH

%

100

100

100

100

-

Sản lượng qua sấy

tấn

-

Diện tích sản xuất giống

ha


-

Diện tích được ký họp đồng bao tiêu

đã hoàn chỉnh
0

5.000

8.000

phát triển theo nhu cầu thị
trường

8

bán lúa tươi
80

80

100

100

0

20

100


575



×