Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn LƯỢNG GIÁ tài NGUYÊN và môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.98 KB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LƯỢNG GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.

Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường

Môi trường
Rrp
M

Người sản xuất

RP

Rdp

G
Rrc

Người tiêu dùng Rc

Rdc

Sơ đồ: Cân bằng vật chất và quan hệ giữa hệ thống kinh tế và môi trường
Từ sơ đồ ta có thể thấy Hệ thống kinh tế nằm trong hệ thống tài nguyên và môi
trường. Lượng tài nguyên (M) được lấy từ môi trường để đưa vào hệ thống kinh
tế. Người sản xuất sẽ sử dụng lượng nguyên liệu này để tiến hành sản xuất tạo ra
hàng hóa (G), đồng thời trong quá trình sản xuất tạo ra lượng chất thải sản xuất
(RP). Lượng chất thải này, một phần được tái chế (R rp) để bố sung nguồn nguyên
vật liệu cho người sản xuất. Phần còn lại của chất thải sản xuất được đưa vào môi
trường (Rdp).
Hàng hóa sau khi được sản xuất ra sẽ được phân phối đến tay người tiêu dùng và


tại đây diễn ra quá trình tiêu thụ sản phẩm. Kết quả sau quá trình tiêu thụ sản
phẩm, toàn bộ hàng hóa chuyển hóa thành chất thải tiêu dùng (R C).Tuy nhiên, một
phần chất thải đó được tái chế (R rc) bổ sung nguồn nguyên vật liệu cho người sản
xuất. Phần còn lại được thải ra môi trường (Rdc).
Theo định luật Nhiệt động học thứ nhất , ta có: M = Rdp + Rdc
Như vậy, ta có thể thấy hệ trống kinh tế phụ thuộc vào hệ thống môi trường, và hai hệ
thống này gắn bó chặt chẽ, thường xuyên, lâu dài và qua lại. Mối quan hệ ngày càng
phát triển mạnh mẽ, sâu sắc và ngày càng mở rộng. Môi truòng là nơi cung cấp tài
1


nguyên cho hệ thống kinh tế, là nơi chứa đựng chất thải và đồng hóa một phần chất
thải của hệ thống kinh tế, là nơi cung cấp không gian sống cho con người và sinh
vật.
2.
Các nguyên lý thị trường: cung, cầu, cân bằng thị trường, thất bại thị
trường, ngoại ứng, …
a.
Cầu (Demand): là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả
năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Luật cầu: số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ đuợc cầu trong khoảng thời gian đã cho
tăng lên khi giá của hàng hóa hoặc dịch vụ giảm xuống. Điều này giải thích vì
sao đường cầu (D) dốc xuống từ trái sang phải.

Tại mức giá P1, lượng cầu là Q1 Tại mức giá P2,lượng cầu là Q2
Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cầu bằng hàm cầu.
Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.
Các yếu tố cơ bản xác định cầu về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:
-Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ (yếu tố giá không làm dịch chuyển đường cầu)
-Thu nhập của người tiêu dùng

-Giá cả của các loại hàng hoá liên quan
-Số lượng người tiêu dùng
-Thị hiếu của người tiêu dùng
2


-Các kỳ vọng về các yếu tố trên
WTA là chi phí sẵn lòng chấp nhận, dùng nó trong trường hợp giả sử 1 điều kiện bất lợi nào
dó xảy ra thì ngta chấp nhận nhận bao nhiêu tiền để đối mặt với nó.

WTP là chi phí sẵn lòng chi trả, cũng xét trong 1 trường hợp giả sử ngta nhận được
lợi ích gì đó thì họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để nhận đc nó
b, Cung: là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán

ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Luật cung: số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên
khi giá của nó tăng lên. Điều này giải thích vì sao đường cung (S) dốc lên từ trái
sang phải.

Tại mức giá P1, lượng cung là Q1 Tại mức giá P2, lượng cung là Q2
Chúng ta cũng có thể biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung bằng hàm cung.
Cung thị trường là tổng hợp các mức cung của từng cá nhân lại với nhau.
Các yếu tố cơ bản xác định cung về hàng hoá / dịch vụ bao gồm:
-Giá của bản thân hàng hoá / dịch vụ (yếu tố giá không làm dịch chuyển đường cung)
-Công nghệ
-Giá của các yếu tố đầu vào (sản xuất)
-Chính sách thuế
3



-Các kỳ vọng về các yếu tố trên

b.
Cân bằng cung cầu: Sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường sẽ dẫn
đến trạng thái cân bằng thị trường. Trạng thái cân bằng thị trường được xác định
khi việc cung hàng hóa hoặc dịch vụ đủ thỏa mãn cầu đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả Pareto – hiệu quả xã hội: Một sự phân bổ nguồn lực là có hiệu quả
Pareto (hoặc nếu đạt được tối ưu Pareto) nếu không có khả năng dịch chuyển tới
một sự phân bổ khác có thể làm cho bất cứ người nào khá lên mà cũng không
làm cho ít nhất là bất cứ một người nào khác kém đi.
MSB = MSC
Thông thường, MSB = MSC cũng tại điểm E, điểm cân bằng thị trường.

c.
Thất bại thị trường.
Thất bại thị trường là thuật ngữ để chỉ các tình huống trong đó điểm cân bằng của
các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bổ nguồn lực có hiệu
quả.
Cách phân bổ để MSB = MSC (hiệu quả Pareto) khác với cách phân bổ để MB =
MC (cân bằng thị trường).
Có 4 nguyên nhân chính:
 Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo
Mức giá của thị trường độc quyền cao hơn mức giá của thị trường cạnh tranh
hoàn hảo.
Giá và lượng của thị trường độc quyền khác với mức giá và lượng ở điểm
MSC=MSB
4



=> Thất bại thị trường
Cách giải quyết: Tăng tính cạnh tranh của thị trường
 Tác động của các ngoại ứng
Ngoại ứng là hiện tượng xảy ra khi một chủ thể kinh tế này tác động làm phát
sinh chi phí hoặc lợi ích cho chủ thể kinh tế khác, nhưng chủ thể tác động không
phải bồi thường chi phí đó hoặc không được thanh toán lợi ích đó.
 Ngoại ứng là hiện tượng tồn tại những chi phí hoặc lợi ích ở bên ngoài thị trường
+ Ngoại ứng tiêu cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc các cá nhân gây ra tổn
thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tổn
thất, thiệt hại đó.
⇒MSC = MC + MEC(chi phí môi trường cận biên)
+ Ngoại ứng tích cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân tạo ra lợi ích cho
những người khác mà không nhận được những khoản thù lao thỏa đáng cho việc đó.
⇒MSB = MB + MEB(lợi ích môi trường cận biên)
Cách giải quyết: Thuế/trợ cấp, luật pháp (chuẩn thải), quyền tài sản (trên cơ sở Định

Coase)
 Vấn đề cung cấp các hàng hoá công cộng
Hàng hoá công cộng là hàng hoá mà việc tiêu dùng của người này không làm
ảnh hưởng hay cản trở khả năng tiêu dùng hàng hoá đó của những người khác.
2

đặc tính cơ bản:

+ Không loại trừ
+ Không cạnh tranh
⇒ Xu hướng bị khai thác sử dụng quá mức
⇒ Xu hướng cung cấp không đủ
Cách giải quyết: Sự can thiệp điều phối của nhà nước
 Sự thiếu vắng của một số thị trường

Khi thiếu vắng một số thị trường, sự cân bằng của thị trường tự do sẽ dẫn đến việc
5


phân bổ không hiệu quả.
‒ Thiếu các hàng hoá tương lai: hầu hết các hàng hóa trên thị trường đều không có
định hướng đầy đủ vào tương lại và sảy ra tình trạng đầu tư quá ít vào tương lại
‒ Rủi ro: Có những cơ chế thị trường như bảo hiểm để chuyển rủi ro từ người ghét rủi
ro sang người sẵn sàng gánh chịu nó với một chi phí nào đó. Điều này làm cân bằng
chi phí cận biên và lợi ích cân biên của việc gánh chịu rủi ro.
‒ Thiếu thông tin: việc thu thập thông tin là việc rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Trong thực tế nhiều thông tin được giữ bí mật hoặc tiếp cận với những thông tin đó
không dễ. Mặt khác thông tin về giá trị các nguồn tài nguyên hoặc thiệt hại do ô
nhiễm rất khó xác định. Việc quyết định sản xuất hoặc tiêu dùng khi thiếu thông tin
sẽ khó đạt được hiệu quả tối ưu.
3.

Tổng giá trị kinh tế (TEV): Khái niệm, các thành phần

3.1 Khái niệm
Tổng giá trị kinh tế (TEV) là tổng hợp tất cả các dạng giá trị có liên quan đến một
hàng hóa, dịch vụ môi trường
-

Khái niệm môi trường ở đây bao gồm cả tài nguyên

Tổng giá trị kinh tế không chỉ đơn giản là giá cả (của một tài nguyên hoặc hàng
hóa dịch vụ môi trường đó) trên thị trường
3.2 Các thành phần của TEV
(1) Giá trị sử dụng trực tiếp: giá trị từ những sản phẩm hàng hoá mà ta có thể khai

thác được, tính được về lượng, có giá trên thị trường. Ví dụ như gỗ, tôm cá, du lịch,
giải trí, sức khỏe…
(2) Giá trị sử dụng gián tiếp: giá trị từ những chức năng và dịch vụ của môi trường
hoặc hệ sinh thái. Ví dụ như: hạn chế sóng, hạn chế cát bay, hạn chế bão từ biển đưa
vào, điều hòa khí hậu, bảo vệ đất,…
(3) Giá trị tùy chọn: giá trị từ việc duy trì khả năng sử dụng của tương lai (liên quan
tới môi trường sống). Ví dụ như giá trị từ việc duy trì môi trường nước trong lành,
duy trì môi trường sống…
(4) Giá trị bán tùy chọn: giá trị từ việc có thêm các thông tin cần thiết cho việc ra
quyết định và tránh được những hoạt động khai khác/ đầu tư gây tổn thất khó đảo
ngược cho môi trường.
6


(5) Giá trị lưu truyền: giá trị từ việc để lại các tài sản cho tương lai. Ví dụ như giá trị
nguồn gen, đa dạng sinh học, các di sản độc nhất,…
(6) Giá trị tồn tại: giá trị từ việc biết được các hàng hóa, dịch vụ môi trường vẫn tồn
tại
4.
Các hình thức lượng giá.
- Lượng giá phân tích tác động: lượng hóa thiệt hại về suy giảm chức năng

môi trường và tài nguyên, khi có một tác động hay shock của bên ngoài
như sự cố tràn dầu, ô nhiễm công nghiệp,…
- Lượng giá từng phần: được sử dụng để lượng hóa giá trị kinh tế của hai

hay nhiều phương án sử dụng tài nguyên khác nhau. VD như nuôi tôm, du
lịch hay bảo tồn VQG – cần lượng giá từng phương pháp để so sánh)
- Lượng giá tổng thể: được sử dụng để lượng hóa phần đóng góp tổng thể


của tài nguyên cho hệ thống phúc lợi xã hội, là cơ sở để đầu tư bảo tồn
5.
Các phương pháp lượng giá: mục đích phương pháp, các bước thực hiện,
ưu nhược điểm các phương pháp.
5.1

Phương pháp giá thị trường

Mục đích phương pháp: được sử dụng để ước lượng giá trị của các hàng hóa dịch vụ
do môi trường cung cấp, được trao đổi, mua bán trên thị trường
Các bước thực hiện
Tìm thông tin trên thị trường về những tài sản tương tự được bán gần nhất có
thể so sánh với tài sản thẩm định giá.
Kiểm tra lại các thông tin thu thập được để đảm bảo là có thể sử dụng được;
thông thường, nên lựa chọn một số tài sản thích hợp nhất, khoảng từ 3 đến 6 cái.
Phân tích các giá bán và những khác nhau giữa tài sản được bán với tài sản
thẩm định giá để có những điều chỉnh cần thiết, mỗi sự điều chỉnh phải kiểm chứng
lại từ thị trường.
-

Ước tính giá trị tài sản thẩm định giá.

Uư điểm và hạn chế của phương pháp
Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng, có cơ sở vững chắc để được công nhận vì nó
dựa vào chứng cứ giá trị thị trường.
Nhược điểm: Bắt buộc phải có thông tin; các dữ liệu mang tính lịch sử; do tính
chất đặc biệt về kỹ thuật của tài sản thẩm định nên khó có thể tìm được một tài sản
đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản thẩm định giá.
5.2


Phương pháp chi phí thay thế(SCM), chi phí phòng ngừa(PCM)
7


Mục đích phương pháp:

SCM: xem xét các chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi
trường đã bị thiệt hại và giá trị các chi phí này đo lường tác hại của môi trường bị
phá hủy (hay lợi ích của việc phục hồi).

PCM: Khoản tiền được sử dụng để tránh những hậu quả của thiệt hại môi
trường phản ánh giá trị của việc nâng cao chất lượng môi trường.
Các bước thực hiện
Bước 1: Công việc đầu tiên là đánh giá các dịch vụ môi trường, bao gồm tất
cả các dịch vụ liên quan, trên các mặt như: chúng được cung cấp như thế nào,
cung cấp cho ai và mức độ cung cấp.
Tiếp theo là ước lượng những thiệt hại tiềm năng. Các thiệt hại này có thể được
thống kê theo hàng năm hoặc là trong một giai đoạn thời gian nhất định nào đó.
Bước 2: Tính toán các thiệt hại tiềm năng ra đơn vị giá trị tiền tệ hoặc những
chi trả mà người dân thực hiện để tránh và ngăn ngừa những thiệt hại ấy.
Uư điểm và hạn chế của phương pháp
Ưu điểm
- Phương pháp chi phí phòng ngừa đòi hỏi ít dữ liệu phân tích hơn, đặc biệt là với

các thông tin chuyên sâu.
- Phương pháp này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp thời gian và nguồn tài chính
của cuộc nghiên cứu bị hạn chế hoặc ở những nơi không có khả năng tiến hành
các điều tra chi tiết.
- Đây là một phương pháp tương đối dễ hiểu, khả năng chấp nhận của người ra
quyết định là khá cao, vì nó liên quan trực tíếp tới những chi phi lượng hoá được,

nhìn thấy được.
Nhược điểm
- Không phải lúc nào chi phí cũng đại diện được cho lợi ích.
- Khó tìm ra hàng hóa nhân tạo để thay thế

8


5.3

Phương pháp chi phí du hành

Mục đích phương pháp: được sử dụng để xác định các giá trị kinh tế của các hệ sinh
thái hoặc các khu giải trí.

Phương pháp này có thể được sử dụng để ước tính lợi ích hoặc chi phí kinh tế từ:
- Những thay đổi trong giá đến khu giải trí
- Loại trừ đi tính đặc thù của khu giải trí
- Thêm vào 1 khu giải trí mới
- Thay đổi chất lượng môi trường của khu giải trí
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định tập hợp các vùng quanh địa điểm nghiên cứu.
Những vùng này có thể được xác định bằng các vòng tròn đồng tâm xung quanh
địa điểm nghiên cứu, hoặc bằng các phép chia địa lý, ví dụ như các khu vực thủ đô
hoặc nông thôn xung quanh khu du lịch ở những khoảng cách khác nhau.
Bước 2: Thu thập thông tin về số lượng khách du lịch từ mỗi vùng và số lần thăm
khu du lịch vào năm trước.
Ở tình huống giả thuyết này, giả định rằng cán bộ ở khu du lịch giữ những ghi chép
về số lượng khách du lịch và nơi đến của họ, những dữ liệu được sử dụng để tính
9



tổng số lần thăm khu du lịch ở mỗi vùng trong năm trước.
Bước 3: Tính tỷ lệ thăm trên 1000 dân ở mỗi vùng.
Nó đơn giản chỉ là tổng lượt thăm mỗi năm từ mỗi vùng chia cho dân số của vùng
với đơn vị nghìn.
Bước 4: Tính khoảng cách và thời gian trung bình của một chuyến thăm khu du
lịch (tính cả đi và về) cho mỗi vùng.
Giả định rằng khách ở vùng 0 có thời gian và khoảng cách du lịch bằng 0. Mỗi
vùng sẽ có thời gian và khoảng cách du lịch tăng lên. Sau đó, sử dụng chi phí
trung bình mỗi dặm và mỗi giờ của thời gian du lịch, người nghiên cứu có thể
tính chi phí du lịch mỗi chuyến đi.
Bước 5: Xây dựng hàm cầu về với giá trị giải trí và cảnh quan.
Tính toán, sử dụng phân tích hồi quy, biểu thức quan hệ giữa số lần thăm trên 1
đơn vị với chi phí du lịch và các biến quan trọng khác. Từ đó, người nghiên cứu
có thể tìm ra hàm cầu cho khách du lịch.
Trường hợp đơn giản,có thể giả sử đường cầu là tuyến tính
VR = aTC + b
Bước 6: Vẽ hàm cầu cho các chuyến thăm điểm du lịch, sử dụng kết quả của phân
tích hồi quy.
Điểm đầu tiên trên đường cầu là tổng lượng khách đến khu du lịch ở giá hiện tại
(giả định không có phí vào cửa cho khu du lịch). Các điểm khác được xác định
bằng cách tính số lượng khách ở các mức giá vào cửa giả định khác nhau (giả định
rằng một mức phí vào cửa được tính cùng cách với các chi phí du lịch).
Bước 7: Tính tổng giá trị kinh tế của khu du lịch đối với khách du lịch.
Kết quả này có thể thu được bằng cách tính toán thặng dư tiêu dùng hay diện tích ở
dưới đường cầu.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm:
- Tương đối dễ áp dụng và chi phí thực hiện không quá lớn.

- Kết quả nghiên cứu có thể được khái quát trên diện rộng hơn mà không làm giảm

ý nghĩa phân tích.
- Kết quả nghiên cứu tương đối dễ phân tích và giải trình, đồng thời có tính thuyết
phục cao.
Nhược điểm:
10


- Chỉ ước lượng được giá trị sử dụng mà không ước lượng được giá trị tồn tại, điều

này có thể tạo ra những sai lệch.
- Chỉ tập trung giá trị giải trí và tỏ ra không hiệu quả đối với việc ước lượng các lợi
ích khác.
5.4

Phương pháp giá trị hưởng thụ

Mục đích phương pháp để ước tính giá trị môi trường ẩn trong giá thị trường của 1
số hàng hóa dịch vụ thông thường

Các bước tiến hành
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Từ thị trường và báo cáo các thống kê, thông qua phỏng vấn.
Bước 2: Xây dựng hàm giá (hàm hưởng thụ hedonic) với các biến đặc tính liên
quan
Cần nhận dạng các thuộc tính của hàng hoá, chúng có khả năng quyết định giá trên
thị trường. Điều này rất quan trọng vì các biến số liên quan nên được tính đến
trong phân tích ngay từ đầu, việc bỏ quên chúng có thể dẫn đến thấp hơn hoặc cao
hơn ước lượng giá trị của lợi ích môi trường

Gía = f( đặc tính 1,đặc tính 2, …,đặc tính chất lượng môi trường)
Thường là dạng: lnP = a1lnX1 + a2lnX2 + …+ anlnXn
11


Bước 3: Ước lượng giá tiềm ẩn của chất lượng môi trường
Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu cần thiết, việc phân tích thống kê sẽ được thực hiên.
Phổ biến nhất là sử dụng phân tích hồi quy để xây dựng phương trình giá trị
hưởng thụ:
Thường được xác định = đạo hàm bậc nhất của hàm giá với biến chất lượng môi
trường.
Ngoài phương trình, các thông số thu được như: độ tin cậy, phương sai, độ lệch
chuẩn... đều rất có ý nghĩa trong các phân tích và kiểm định sau này.
Bước 4: Xây dựng đường cầu về chất lượng môi trường
Phương trình giá trị hưởng thụ là cơ sở để xác định giá tiềm ẩn của các thuộc tính
môi trường, từ đó xây dựng đường cầu cho các thuộc tính đó.
Bước 5: Tính tổng giá trị của chất lượng môi trường dựa trên thặng dư tiêu dùng
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp:
Ưu điểm:
- Có độ tin cậy tương đối cao, vì các số liệu cơ sở có thể được lấy từ những sổ sách

kê khai tài sản nên chính xác hơn so với số liệu tổng hợp từ bảng phỏng vấn.
- Các thông tin về giá trị tài sản, một trong những yếu tố cần thiết nhất, có thể thu
được từ nhiều nguồn khác nhau và ngoài ra cũng có thể kiểm chứng từ nhiều
nguồn thông tin thứ cấp.
- Tương đối linh hoạt và có thể được áp dụng cho nghiên cứu cùng lúc nhiều mối
quan hệ giữa hàng hoá trên thị trường và chất lượng môi trường.
Nhược điểm:
- Bỏ sót các giá trị: khi những yếu tổ ảnh hưởng quan trọng bị bỏ sót, các hệ số sẽ bị


sai lệch, hàm xây dựng vì thế cũng giảm đi ý nghĩa phân tích.
- Lựa chọn hàm số: rất nhiều dạng hàm số có thể được lựa chọn, và lý thuyết không
chỉ rõ dạng nào là đúng nhất, do đó, việc lựa chọn phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm của người phân tích.
- Thị trường phân chia: các thị trường có thể bị phân đoạn theo nhiều cách khác
nhau
5.5

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
12


Mục đích phương pháp để lượng giá giá trị kinh tế tài nguyên của hàng hóa dịch
vụ trên thị trường bằng việc thông qua bảng hỏi để ước tính

Các bước tiến hành phương pháp
Bước 1: Thiết lập một bảng điều tra để có thể suy ra mức WTP hoặc WTA của các
cá nhân.
Trong đó phải làm 3 nhiệm vụ sau:
- Thiết lập 1 kịch bản giả định về sự tăng hay giảm của hàng hóa, dịch vụ
môi trường.
- Quyết định sẽ hỏi về WTP hay WTA
- Xây dựng kịch bản về phương tiện thanh toán hoặc bồi thường (thông
qua 1 quỹ hay 1 hình thức chi trả nào đó)
Bước 2: Tiến hành phỏng vấn với một số lượng mẫu
xác định.
Các hình thức có thể sử dụng: phỏng vấn trực tiếp, thư,
email, điện thoại,…
Bước 3: Phân tích kết quả phỏng vấn, tính toán WTP
hay WTA trung bình

a, Sử dụng dữ liệu về WTP hoặc WTA của mẫu để ước lượng mức WTP hay
WTA trung bình cho mẫu tổng thể
b, Đánh giá kết quả nghiên cứu, xem xét mức độ chính xác của các ước lượng.
Bước 4: Tính toán tổng WTP hoặc WTA
13


Sử dụng giá trị Average hoặc Mean
Bước 5: Kiểm tra độ chính xác của nghiên cứu
Có thể sử dụng hàm hồi quy.
Các dạng câu hỏi có thể sử dụng
- Câu hỏi mở: hỏi mức WTP/WTA tối đa
- Câu hỏi đóng: hỏi lựa chọn mức WTP/WTA trong các mức giá có sẵn.

Mức giá này có thể biến đổi đối với những người trả lời khác nhau.
- Câu hỏi đấu giá: hỏi có đồng ý với mức WTP/WTA có sẵn hay không.

Nếu có, hỏi sẵn lòng trả cho 1 mức giá cao hơn cho đến khi tìm được
mức WTP/WTA cao nhất.
- Câu hỏi thẻ: chọn lựa mức WTP/WTA cao nhất được viết sẵn trên thẻ.

Cấu trúc một bảng hỏi
A – Giới thiệu mục đích + tạo không khí thoải mái
B – Câu hỏi về quan điểm
C – Câu hỏi về việc sử dụng hàng hóa/ dịch vụ
D – Câu hỏi tình huống, kịch bản và mức WTP/WTA
E – câu hỏi về các đặc điểm kinh tế, xã hội của người được phỏng vấn.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp:
Ưu điểm:
- Có thể đánh giá nhiều giá trị khác nhau đối với nhiều loại hàng hoá môi trường.

- Có thể định giá những hàng hoá môi trường mà sự tồn tại của nó được người ta

coi trọng, nhưng bản thân họ chưa từng bao giờ thấy tận mắt.
- CVM cũng không yêu cầu số lượng thông tin thu thập được phải quá lớn.
Hạn chế:
- Do phương pháp này dựa trên việc trả lời phỏng vấn của người dân, vì thế, kết quả

nhận được phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và thời điểm phỏng vấn, đặc biệt là
độ chính xác của câu hỏi đặt ra. Trong khi đó, cùng một mục đích đánh giá có
thể áp dụng nhiều giả thuyết khác nhau, do vậy kết quả ước lượng chệch được
xem là một khiểm khuyết đặc trưng của CVM.
14


6.
Tài nguyên thiên nhiên: Khái niệm, phân loại; Mô hình và nguyên tắc
khai thác bền vững tài nguyên tái tạo; Phân bổ khai thác tài nguyên không tái
tạo; Ý nghĩa của công thức: Y = f (K, L, R, T)
Khái niệm "Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử
dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người”
Phân loại
Theo dạng vật chất (đất, nước, sinh vật...)
Theo đặc tính hóa học ( vô cơ, hữu cơ)
Theo đặc điểm phân bố (trong lòng đất, trên mặt đất, bên ngoài trái đất),
Theo khả năng phục hồi: Tái tạo(Sinh vật, Vô hạn, Nước, Thổ nhưỡng), Không tái
tạo(Tái chế, Cạn kiệt)
Theo quan điểm kinh tế môi trường

Tài nguyên tái tạo: là những nguồn tài nguyên có khả năng tự phục hồi theo
các quy luật và chu trình chuyển hóa của tự nhiên. VD: năng lượng mặt trời, năng

lượng gió,...

Tài nguyên không tái tạo: là những nguồn tài nguyên không thể tự phục hồi
theo các quy luật tự nhiên. Việc khai thác của con người làm giảm trữ lượng tự nhiên
của những nguồn tài nguyên này. VD: than đá, dầu mỏ,...

15


Mô hình sinh học và nguyên tắc khai thác bền vững tài nguyên tái tạo

• SE là trữ lượng tối đa đạt sự cân bằng tự nhiên với môi trường sống. S E được duy trì
ổn định nếu các yếu tố bên ngoài không đổi
• SMVP là trữ lượng loài tối thiểu đảm bảo sự sống. Trữ lượng S MVP không được duy
trì ổn định (có thể tăng lên SE và cũng có thể về 0)

Nguyên tắc khai thác bền vững: lượng đánh bắt = lượng tăng trưởng. Tức là
vẫn giữ nguyên phần nguồn dự trữ và chỉ khai thác phần trữ lượng tăng lên


Hoạt động đánh bắt chỉ nên diễn ra trữ lượng nằm trong khoảng từ SMVP đến SE


S* là trữ lượng mà tại đó lượng đánh bắt bền vững là lớn nhất (S* còn được
ký hiệu là SMSY – maximum sustainable yield population)

Mức khai thác C1>Cmax là không bên vững, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ
dẫn đến tuyệt chủng

Mức khai thác C0

nguồn lực

16


Phân bổ khai thác tài nguyên không tái tạo;
Tài nguyên không tái tạo là những tài nguyên không thể tự phục hồi trữ lượng theo
quy luật tự nhiên. Việc khai thác của thế hệ hiện tại tất yếu làm giảm trữ lượng tài
nguyên dành cho thế hệ tương lai.

Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên trongthực tế
- Tài nguyên khoáng sản: khoáng sản là những vật chất vô cơ được tìm thấy

ở trên bề mặt hoặc long đất, chúng được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau của con người
- Theo lý thuyết,các khoáng sản là tài nguyên không tái tạo nên ngày càng

cạn kiệt do khai thác, dẫn đến giá sẽ ngày càng tăng. Nhưng thực tế: cuộc
cá cược giữa Paul Erhlich và Jualian Simon
Gía khoáng sản có thể giảm do:
+ Thị trường (trong ngắn hạn) không nhìn nhận đặc tính giới hạn về số
lượng của tài nguyên
+ Sự phát triển của công nghệ.

17


7.

Ứng dụng Lượng giá:


7.1
Phân tích chi phí - lợi ích (CBA): Khái niệm CBA, các bước thực hiện
CBA, các phương pháp lượng giá ứng dụng trong bước nào của CBA.


Khái niệm

- CBA là quá trình xác định và so sánh tất cả các lợi ích với các chi phí của việc

thực hiện một dự án, một hoạt động phát triển để cung cấp thông tin cho quá trình
ra quyết định thực hiện dự án, hoạt động phát triển đó
- CBA là công cụ phân tích hiệu quả của những người có trách nhiệm ra quyết định
- CBA có hai hình thức cơ bản là phân tích tài chính và phân tích kinh tế

+ Phân tích tài chính được thực hiện với quan điểm của người chủ đầu tư tập trung
chủ yếu vào việc phân tích các dòng tiền vào và ra của dự án
+ Phân tích kinh tế được thực hiện với quan điểm của người quản lý xã hội phân tích
tất cả những chi phí và lợi ích của xã hội khi thực hiện dự án, bao gồm cả những chi
phí, lợi ích môi trường do tác động của dự án. Phân tích kinh tế còn được gọi là
phân tích chi phí lợi ích mở rộng


Các bước thực hiện

- Xác định các giải pháp thay thế
- Phân định chi phí và lợi ích
- Lượng hóa tiền tệ các chi phi, lợi ích
- Tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
- Sắp xếp thứ tự các giải pháp thay thế




Các phương pháp lượng giá ứng dụng trong bước nào của CBA.
• Giá trị hiện tại ròng (NPV)

NPV

=

NPV > 0 => Dự án hiệu quả
18


• Tỉ suất lợi ích chi phí (BCR)

BCR =

=

BCR > 1 => Dự án hiệu quả
• Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

NPV =
IRR > r => Dự án hiệu quả
7.2

Thiết kế Công cụ kinh tế:
- Nguyên lý áp dụng: chi phí hoặc lợi ích phải được thanh toán “ người gây


ô nhiễm phải trả tiền” hoặc “ trợ cấp cho người làm lợi cho môi trường”
- Mục tiêu của các công cụ kinh tế là mức ô nhiễm tối ưu

+ Mức ô nhiễm tối ưu là mức ô nhiễm mà tại đó lợi íchróng xã hội là lớn
nhất hoặc chi phí xã hội là nhỏ nhất
+ Có 2 cách tiếp cận để đạt mức ô nhiễm tối ưu:
• Kiểm soát sản lượng: giả thuyết với trình độ quy trình kỹ thuật nhất định
thì sản lượng sẽ có quan hệ thuận với lượng thải
• Kiểm soát lượng thải.

1. Công cụ kiểm soát sản lượng

Nguyên tắc: điều chỉnh sao cho sản lượng thực tế ở mức hiệu quả xã hội Q* , Vì
tại Q* lợi ích ròng của xã hội là lớn nhất (NSBmax  MSB = MSC)

19


Công cụ kinh tế nhằm kiểm soát lượng thải là thuế ô nhiễm tối ưu (thuế Pigou) và
trợ cấp.
Xác định mức thuế tối ưu ( t*)

20


Với ngoại ứng tiêu cực, xu hướng sản
xuất là sản xuất thừa.
Thuế ô nhiễm tối ưu là khoản thuế mà
người gây ô nhiễm phải trả, căn cứ
vào thiệt hại do việc xả thải gây ô

nhiễm của họ gây ra.
Nguyên tắc xác định mức thuế: t* =
MEC (Q*)

Q1

Hiệu quả cá nhân: MB = MC ->


Hiệu quả xã hội: MSB = MSC
-> Q*

Đánh thuế để dịch chuyển
đường cung
Xác định trợ cấp môi trường (S*)

21


2. Công cụ kiểm soát lượng thải
2.1 Mức thải tối ưu

Mức thải tối ưu là mức thải mà tại đó chi phí xã hội do việc xả thải gây ô
nhiễm môi trường của hoạt động sản xuất là nhỏ nhất.

Chi phí xã hội bao gồm chi phí giảm thải của người sản xuất và chi
phí thiệt hại của những người bị tác động do sự ô nhiễm môi trường.
Chi phí xã hội = AC + DC
AC (Abatement Cost): Tổng chi phí giảm thải
DC (Damage Cost): Tổng chi phí thiệt hại


• Chi phí giảm thải là những khoản chi phí của người sản xuất để
giảm lượng thải từ hoạt động sản xuất đưa vào môi trường. Chi
phí giảm thải có thể là chi phí liên quan đến hoạt động xử lý chất
thải, cải tiến công nghệ sản xuất, tái chế - tái sử dụng, dừng sản
xuất…

22


Hàm chi phí giảm thải cận biên (MAC) phản ánh mối quan hệ giữa chi phí giảm thải
tăng thêm khi giảm thêm 1 đơn vị chất thải đưa vào môi trường
• Chi phí thiệt hại bao gồm những chi phí, thiệt hại của chủ thể bị tác
động và của xã hội phát sinh do hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi
trường.
Hàm chi phí thiệt hại cận biên (MDC) thể hiện chi phí, thiệt hại tăng thêm khi xả
thải thêm mỗi đơn vị chất thải vào môi trường
Dạng đường đồ thị của MDC


23






24



Các Khái niệm khác
Lợi ích cận biên (MU): của một hàng hóa hoặc dịch vụ là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng them
một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ.
Thặng dư tiêu dùng là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng khi
tiêu dùng 1 lượng hàng hóa hoặc dịch vụ so với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó.
Chi phí cận biên là lượng chi phí tăng them hoặc gia tăng để sản xuất them 1 đơn vị hàng hóa
hay dịch vụ.
Thặng dư sản xuất: là khái niệm phản ánh mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực
sự nhận được từ việc cung cấp một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ so với số tiền mà người sản
xuất phải bỏ ra để cung ứng số hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Tổng lợi ích xã hội của việc tiêu dùng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ với một lượng nào đó
được xác định là tổng lợi ích của tất cả các cá nhân trong xã hội được hưởng liên quan đến việc
tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Tổng chi phí xã hội: của việc sản xuất 1 lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được xác định là tổng chi
phí của tất cả các nguồn lực cần thiết (kể cả chi phí cơ hội) để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ
đó.

25


×