Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH và QUẢN lý tài nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.15 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TNN
Câu 1: Đặc điểm về TNN?
- Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng
các yếu tố gây ô nhiễm môi trường.
- Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của môi trường
sống. Nước là một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá, chi phối mọi hoạt
động dân sinh kinh tế của con người, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất
nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải,… Bởi vậy, tài nguyên nước có
giá trị kinh tế và được coi là một loại hàng hóa.
- Nước thường phân bố không đều theo không gian và thời gian, dẫn đến
sự không phù hợp giữa tài nguyên nước và yêu cầu sử dụng nước của con
người.
- Tài nguyên nước được đánh giá bởi 3 đặc trưng quan trọng: lượng, chất
lượng và động thái của nó:
+ Lượng nước: tổng lượng nước sinh ra trong một khoảng thời gian một
năm hoặc một thời kỳ nào đó trong năm biểu thị mức độ phong phú cảu tài
nguyên nước trên một vùng lảnh thổ.
+ Chất lượng nước: bao gồm các đặc trưng về hàm lượng của các chất hòa
tan và không hòa tan trong nước.
+ Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc trưng
dòng chảy theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự
vận chuyển và quy luật chuyển động của nước trong sông, nước ngầm và
quá trình trao đổi chất hòa tan…
Câu 2: Định nghĩa, ví dụ phân tích hệ thống TNN?
- Hệ thống tài nguyên nước là 1 hệ thống phức tạp bao gồm nguồn nước,
các công trình khai thác tài nguyên nước,các yêu cầu về nước cùng các
mối quan hệ tương tác giữa chúng và sự tác động của môi trường lên nó.

1



Câu 3: Đặc trưng, đặc điểm hệ thống TNN, ví dụ?
1. Đặc trưng:
Theo định nghĩa trên, hệ thống tài nguyên nước bao gồm:
- Nguồn nước: bao gồm các thể nước được chứa trong ao, hồ, sông ngòi tự
nhiên… Khi nghiên cứu đánh giá nguồn nước, người ta thường xem xét
đến các đặc trưng của nguồn nước là số lượng nước, chất lượng nước và
động thái của nước.
- Hệ thống các công trình thủy lợi: bao gồm các công trình đầu mối, các
công trình chuyển nước… được cấu trúc tùy thuộc vào mục đích khai thác
tài nguyên nước.
- Các yêu cầu về nước: bao gồm các hộ dùng nước, các yêu cầu phòng
chống lũ lụt, yêu cầu về bảo vệ hoặc cải tạo môi trường cùng các yêu cầu
dùng nước khác.
- Tác động của môi trường là những tác động về hoạt động dân sinh kinh
tế, hoạt động của con người làm thay đổi mặt đệm và long dẫn, sự tác
động không ý thức vào hệ thống các công trình thủy lợi…
2. Đặc điểm:
- Hệ thống tài nguyên nước là một hệ thống phức tạp, tồn tại một số lượng
các tham số và các mối quan hệ giữa chúng. Hệ thống tài nguyên nước bị
tác động mạnh mẽ bởi yếu tố môi trường.
- Quy hoạch hệ thống tài nguyên nước là bài toán đa mục tiêu và đa chức
năng, trong đó các mục tiêu khai thác hệ thống có thể mâu thuẫn nhau.
- Các dự án quy hoạch tài nguyên nước có thể tác động mạnh mẽ đến môi
trường, đến quá trình phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội, văn hoascuar
một vùng rộng lớn.
- Hệ thống tài nguyên nước là một hệ thống bất định, có nhiều yếu tố bất
định, bao gồm:
+ Các biến vào, biến ra và biến trạng thái là những biến ngẫu nhiên nó sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng các dự án quy hoạch và quản lý hệ thống tài

nguyên nước.
+ Các thông tin về hệ thống là không đầy đủ, hoặc có thì cũng khó có thể
phân tích hết các thuộc tính của hệ thống khi lập các quy hoạch khai thác.
Các thông tin đó bao gồm: các tài liệu đo đạc về KTTV,các tài liệu về yêu
2


cầu nước trong tương lai và các thông tin về ảnh hưởng tác động của môi
trường.
+ Sự hiểu biết không đầy đủ của người nghiên cứu về hệ thống như các
quy luật vật lý của TNN, các tiềm năng của hệ thống …
+ Hệ thống tài nguyên nước là hệ thống luôn luôn ở trạng thái cân bằng
tạm thời. Những biến đổi về khí hậu, mặt đệm và các tác động của con
người làm hệ thống TNN thay đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng
thái cân bằng khác. Do đó những thông tin hiện tại về hệ thống có thể
không phản ánh hết những quy luật của nó trong tương lai.
- Hệ thống thủy lợi là hệ thống có cấu trúc yếu, bởi vì:
+ Các mối quan hệ trong hệ thống rất khó thể hiện bằng các biểu thức toán
học, thậm chí không thể hiện được.
+ Khó kiểm soát được tác động của môi trường, đặc biệt là tác động của
con người.
Câu 4: Những thành phần hệ thống TNN, cho VD, phân tích?
1. Hệ thống tài nguyên nước mặt
- Sông suối tự nhiên: là nguồn nước do mưa, tuyết hoặc băng tan và bao
gồm cả nguồn nước do nước dưới đất cung cấp cho hệ thông sông suối và
nước đã dùng được trả lại tự nhiên.
- Hồ chứa tự nhiên: là những hồ có lượng nước tích lại ổn định trong nhiều
năm, nước của hồ tự nhiên được cung cấp bởi nguồn nước mặt và nước
ngầm.
- Các mạch nước ngầm: là do nước ngầm bổ sung từ các mạch nước ngầm

tự nhiên hoặc do con người khai thác mà có.
- Nước vùng nhiễm mặn: là nước vùng cửa sông có độ mặn nhỏ hơn 0,1%.
- Các hồ nước nhân tạo: là các hồ chứa do con người tạo ra với các mục
đích khai thác khác nhau.
2. Hệ thống nước ngầm:
- Bao gồm vùng trữ nước ngầm có thể khai thác được và hệ thống công
trình khai thác nước ngầm. Nước ngầm được khai thác chủ yếu phục vụ
sinh hoạt cả ở thành phố và nông thôn. Nước ngầm được phân bố ở các
tầng địa chất khác nhau, trong đó nước ngầm tầng sâu có chất lượng nước
tốt là đối tượng khai thác sử dụng.
3


3. Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải đô thị:
- Hệ thống bao gồm các công trình trữ nước, hệ thống công trình phân phối
nước, làm sạch nước, thu gom nước và xử lý nước sau khi sử dụng cùng
với hệ thống tiêu thoát nước đô thị. Trong một số tài liệu hệ thống này
được phân chia thành các hệ thống con như sau:
+ Hệ thống phân phối nước.
+ Hệ thống xử lý nước thải.
+ Hệ thống thu gom nước.
+ Hệ thống xử lý nước sau sử dụng.
4. Hệ thống kiểm soát lũ:
- Bao gồm hệ thống các công trình phòng lũ, hệ thống thu thập thông tin
và hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống công trình phòng lũ:
+ Hệ thống đê: ngăn lũ không chảy vào vùng phòng lũ theo tiêu chuẩn
thiết kế quy định.
+ Hệ thống hồ chứa phòng lũ: là biện pháp hiệu quả về mặt phòng lũ.
+ Hệ thống công trình phân lũ: đảm bảo an toàn cho vùng phòng lũ nhưng

có thể gây thiệt hại cho một vùng khác có yêu cầu phòng lũ thấp hơn.
* VD trên sông Hồng, sông Đáy có công trình phân lũ Vân Cốc và bản
than sông Đáy là hệ thống công trình phân lũ đảmbảo an toàn cho Hà Nội
khi xảy ra lũ lớn vươyj thiết kế.
- Hệ thống thu thập thông tin: là hệ thống các trạm đo mưa, lưu lượng,
mực nước trên các sông phục vụ công tác dự báo, cảnh báo…
- Hệ thống tông tin: nhằm trao đổi thông tin của hệ thống.
5. Hệ thống tưới tiêu:
- Bao gồm hệ thống tưới và hệ tống tiêu
- Hệ thống tưới: bao gồm các công trình đầu mối, công trình dẫn nước và
khu tưới.
- Hệ thống tiêu bao gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tiêu và các khu
tiêu.
* VD về hệ thông tưới của ĐBSH trước đây được quy hoạch và thiết kế
theo phương thức lấy nước trực tiếp từ sông chính của ĐBSH, khi đó mỗi
hệ thống tưới chỉ bao gồm công trình lấy nước từ sông chính và các công
trình nội đồng, các công trình này độc lập nhau.
4


Câu 5: Phân loại các nhu cầu dùng nước?
1. Nhu cầu cấp nước: bao gồm các dạng
- Cấp nước tưới
- Cấp nước sinh hoạt
-Cấp nước phục vụ công nghiệp
-> Các hộ dùng nước loại này tiêu hao một lượng nước khá lớn và hầu như
không hoàn trả lại hoặc hoàn trả lại rất ít cho hệ thống TNN.
2 Nhu cầu sử dụng nước: bao gồm các dạng
- Khai thác thủy năng
- Giao thông thủy

- Phát triển du lịch
- Nuôi trồng thủy sản
-> Các hộ dùng nước loại này không tiêu hao hoặc tiêu hao rất ít nước.
3. Nhu cầu về cải tạo và bảo vệ môi trường: bao gồm các dạng
- Phòng chống lũ lụt và tiêu thoát nước
- Xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước
- Cải tạo môi trường sinh thái
- Chỉnh trị sông và bảo vệ bờ
4. Nhu cầu nước sinh thái:
- Đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên khi thực hiện các dự án quy hoach
TNN.
- Tái tạo một phần sinh thái do tác động xấu của việc sử dụng nước của
con người
- Cải tạo hoặc tạo ra một môi trường sinh thái mới có lợi cho con người.
Câu 6: Tại sao phải quy hoạch TNN, cho VD, phân tích?
- Quá ít nước: Mâu thuẫn trong phân bổ nước giữa các ngành.
- Quá nhiều nước: Thảm họa gây ra bởi lũ lụt: trực tiếp và gián tiếp.
- Ô nhiễm nước:
 Mâu thuẫn giữa thượng lưu và hạ lưu trong tiêu chuẩn chất
lượng nước.
 Những đe dọa đối với chất lượng nước sông.
 Sự phá hủy của hệ sinh thái thủy sinh và ven sông.
5


 Ô nhiễm không nguồn điểm bao gồm cả bùn cát từ việc xói

mòn lưu vực.
 Ô nhiễm nước ngầm.
- Những vấn đề về quy hoạch và quản lý khác:

 Vận tải thủy.
 Xói mòn bờ sông.
- Những vấn đề liên quan đến hồ chứa:
 Tổn thất đất, rừng, di dân – tái định cư, chất lượng nước.
 Ảnh hưởng của đập: ví dụ, ngăn cản sự nhập cư của các loài cá.
Câu 7: Khái niệm, vai trò của quy hoạch TNN, cho VD, phân tích?
- Khái niệm:
QH&QLTNN là thiết lập cấu trúc của hệ thống tài nguyên nước
nhằm thay đổi hệ thống tàinguyên nước theo thời gianvà không gian
phục vụ cho các mục đích khác nhau để đạt được mục tiêutheo các
cấp khác nhau (địa phương,vùng, và quốc gia).
- Vai trò:
Là sự thiết lập 1 cân bằng hợp lý hẹ thống nguồn nước theo các tiêu
chuẩn đã được quy định bởi các mục đích khai thác và quản lý TNN.
Câu 8: Các khái niệm chính và ND chủ yếu của các quy hoạch thành
phần trong Quy hoạch LVS theo nghị định 120/2008 CP?
- Khái niệm chính:
- Quy hoạch thành phần trong Quy hoạch LVS gồm 3 phần:
- Quy hoạch phân bổ TNN: 8 Nd chính
 Đánh giá số lượng, chất lượng, dự báo xu thế biến động tài
nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối
với từng nguồn nước.
 Xác định nhu cầu nước, các vấn đề tồn tại trong việc khai thác
sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và lập thứ tự ưu tiên giải
quyết.
 Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước
 Xác định mục đích sử dụng nước
 Kiến nghị mạng giám sát tài nguyên nước, giám sát sử dụng
nước, việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy trình
vận hành hiện tại của các công trình khai thác, sử dụng tài

nguyên nước (nếu cần).
6


 Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu

vực; nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác (nếu có).
 Đề xuất biện pháp công trình phát triển tài nguyên nước nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng nước để phát triển kinh tế - xã hội
trong lưu vực.
 Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
- Quy hoạch bảo vệ TNN: 8 ND chính
 Xác định vị trí, phạm vi, mức độ ô nhiễm va nguyên nhângây ra

ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
 Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước đối với từng
nguồn nước, phân vùng chất lượng nước.
 Xác định và đánh giá tầm quan trọng của các hệ sinh thái dưới
nước.
 Xác định mục tiêu chất lượng nước trên cơ sở mục đích sử
dụng nước đối với từng nguồn nước.
 Xác định các giải pháp bảo vệ môi trường nước, phục hồi các
nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy thoái, cạn kiệt.
 Kiến nghị mạng giám sát chất lượng nước trên lưu vực, giám
sát xả nước thải vào nguồn nước, việc điều chỉnh các thông số
hoặc điều chỉnh quy trình vận hành hiện tại của các công trình
bảo vệ tài nguyên nước trên lưu vực sông (nếu có).
 Đề xuất biện pháp phi công trình, công trình để đáp ứng mục
tiêu chất lượng nước trong lưu vực sông.
 Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.

- Quy hoạch phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước
gây ra: 7 ND
 Đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân
vùng tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông.
 Đánh giá tổng quát hiệu quả các biện pháp công trình, phi công
trình đã được xây dựng
 Xác định tiêu chuẩn phòng, chống lũ, lụt, hạn hán đối với toàn
bộ lưu vực sông, từng vùng, từng tiểu lưu vực.
 Kiến nghị việc điều chỉnh các thông số hoặc điều chỉnh quy
trình vận hành hiện tại của các công trình phòng, chống, giảm
thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do nước gây ra (nếu có).
7


 Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động phòng, chống, giảm thiểu tác hại và khắc phục hậu quả do
nước gây ra, hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các
thiên tai khác.
 Đề xuất biện pháp công trình, phi công trình.
 Giải pháp và tiến độ thực hiện Quy hoạch.
Câu 9: QH&QLTNN dựa vào cộng đồng là gì? Vẽ sơ đồ tiến trình và
các khía cạnh. Nêu ưu- khuyết điểm?
- Khái niệm:
Là phương thức quy hoạch và quản lý tài nguyên nước trên cơ sở
một vấn đề cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân
và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó.
- Vẽ sơ đồ tiến trình:

- Vẽ sơ đồ khía cạnh:


8


- Ưu-khuyết điểm:
 Ưu điểm: Hình thức quản lý dụa vào cộng đồng làm giảm gánh

nặng cho các cơ quan quản lý nhà nước.
o Về tài chính: hiệu quả trong huy động vốn đầu tư xã hội,
giảm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
o Về kinh tế: việc khai thác tài nguyên đạt được giá trị sử
dụng cao hơn và bền vững hơn.
o Về quản lý: chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường cho cộng đồng, giảm tải công tác
quản lý hàng ngày của chính quyền địa phương.
o Về xã hội: nâng cao nhận thức của người dân về quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường khối đoàn
kết dân tộc tại các khu dân cư triển khai dự án; mở đường
cho các quy định pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc
sống người dân.
 Khuyết điểm:
o Kiến thức hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai.
o Vai trò của chính quyền chưa thể hiện rõ.
o Cuộc sống khó khăn, chưa quan tâm đếnchất lượng cuộc
sống.
9


o Hoạt động không mang lại lợi ích kinh tế, các doanh


nghiệp chưa tham gia tích cực.
Câu 10: Phân tích nhiệm vụ và ND cơ bản của PTKT trong
QH&QLTNN?
- Nhiệm vụ:
 Đánh giá hiệu quả của việc khai thác SD nguồn nước.
 Đánh giá hiệu quả của việc đầu tư phát triển nguồn nước.
 XĐ chính sách hợp lý cho chiến lược phát triển nguồn nước.
- ND cơ bản:
 Phân tích xác đinh giá trị của nước đối với các ngành sử dụng
tổng hợp nguồn nước.
 Phân tích chi phí và lợi ích đối với các quy hoạch phát triển
nguồn nước.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư phát triển nguồn
nước.
 Hạch toán kinh tế trong quá trình quản lý khai thác tổng hợp
nguồn nước, trên cơ sở định giá nước một cách hợp lý.
 Hoạch định các chính sách kinh tế trong quản lý nguồn nước.
Câu 11: Một số khái niệm cơ bản? Khái niệm về chi phí và lợi ích?
Phân tích chi phí và lợi ích của 1 DA TNN theo quan điểm tài chính –
kinh tế?
- Khái niệm cơ bản:
 Phân tích tài chính: Là sự phân tích lợi ích giữa người đầu tư và
người sử dụng trong mối quan hê về mặt tài chính.
Người đầu tư sẽ chỉ quan tâm đến lợi ích mang lại cho họ khi đầu tư
vào DA.
VÍ DỤ: 1 cty đầu tư xd 1 nhà máy thủy điện. -> Lợi ích mang lại cho
cty và khả năng thu hồi vốn khi đầu tư vào DA này.
 Phân tích kinh tế: Xem xét một DA quy hoạch ở một góc độ rộng lớn
hơn. Nó giúp ước đoán những lợi ích và chi phí đối với toàn bộ nền
kinh tế quốc dân.

VÍ DỤ: 1 cty dầu tư xd 1 nhà máy thủy điện. -> Nhà nước xem xét :
tiền thu được từ bán điện, điều kiện phát triển các lĩnh vực KT khác,
tạo công việc,...
- Khái niệm chi phí-lợi ích:
10


 Theo quan điểm tài chính:
o Bất cứ những gì làm giảm lợi nhuận ròng của 1 công ty hoặc 1

cá nhân nào đó được gọi là chi phí.
o Những gì làm tăng thu nhập ròng của công ty hoặc 1 cá nhân
gọi là lợi ích.
 Theo quan điểm kinh tế:
o Bất cứ những gì làm giảm thu nhập quốc dân gọi là chi phí.
o Những gì làm tăng thu nhập nền kinh tế quốc dân gọi là lợi ích.

Tiêu chuẩn so Phân tích Kinh Tế
sánh

Lựa chọn p/án tối ưu về
công nghệ, kỹ thuật. XĐ
vai trò của DA đối với sự
ptrien KT-XH.
Quan điểm
Đứng trên quan điểm lợi
ích nền KT quốc dân và
lợi ích XH:
Thuế là khoản thu
Trợ cấp là khoản chi

Mục tiêu
Tối đa hóa lợi ích KTXH
PP tính toán

Phân tích tài chính
XĐ tính hiệu quả về tài
chính với doanh nghiệp,
lợi nhuận mang lại cho
chủ đầu tư
Đứng trên quan điểm lợi
ích chủ đầu tư:
Thuế là khoản chi
Trợ cấp là khoản thu

Tối đa hóa lợi nhuận kết
hợp với an toàn kinh
doanh
Dùng giá KT hoặc giá cơ Dùng giá tài chính
hội
Các chỉ tiêu: ENPV,B/C,
Các chỉ tiêu: ENPV,
EIRR,...
B/C, EIRR
Tính chi phí, lợi ích dễ
Tính chi phí, lợi ích khó dàng.
khăn.

- Phân tích DA xd hồ chứa cấp nước tưới cho nông nghiệp:

Chi phí

Theo
- Vốn đầu tư xây dựng công
quan
trình
điểm tài - Các chi phí vận hành sửa
11

Lợi ích
- Khỏan thu từ việc cung
cấp nước tưới
- Khai thác du lịch


chính

Theo
quan
điểm
kinh tế

chữa
- Tiền giải phóng mặt bằng và
đền bù
- Các loại thuế
- Vốn đầu tư xây dựng công
trình
- Các chi phí vận hành sửa
chữa
- Tiền giải phóng mặt bằng và
đền bù

- Thiệt hại KT do mất khả
năng SX ở phần diện tích
không được sd thuộc vùng
DA
- Thất nghiệp của nhóm dân
cư bị ảnh hưởng.

- Nuôi trồng thuỷ sản

- Sản lượng lúa gạo tăng
- Tăng thu nhập quốc
dân do việc xuất khẩu
gạo
- Tăng sức SX của
cáclĩnh vực khác có liên
quan
- Cải thiện môi trường,lợi
ích xã hội khác....

Câu 12: Tiêu chí đánh giá?
- Giá trị thu nhập ròng tại thời điểm hiện tại NPV:
 Dòng tiền(ngân lưu) là 1 chuỗi các khoản thu nhập hoặc chi trả xảy
ra trong 1 số thời kỳ nhất định.
 NPV là giá trị quy đổi về thời điểm hiện tại của 1 DA, sau khi chi phí
và lợi ích của DA đã đc khấu hao với 1 tỷ số chọn sẵn.
 NPV >0 : Đầu tư này có thể thêm gtri cho cty. DA này có thể
chấp nhận.
 NPV <0 : đầu tư này có thể giảm gtri của cty. DA này nên từ
chối.
 NPV =0 : đầu tư này không đạt được cũng không làm mất đi

gtri của cty. Quyết định DA dựa trên các chỉ tiêu khác.
- Tỷ số lợi ích và chi phí:
 Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại
của chi phí bỏ ra.
 B/C < 1: DA có hiệu quả về mặt tài chính
 B/C > 1: DA không hiệu quả về mặt tài chính
 B/C càng lớn thì khả năng thu hồi vốn càng nhanh
- Chỉ số thu hồi vốn bên trong IRR:
12


 Là tỷ lệ khấu hao làm cho giá trị thu nhập ròng trong tgian quy hoạch

T bằng “0”.
 Theo quan điểm tài chính: nếu 1 chủ đầu tư vào đó vay vốn với lãi
suất i:
 IRR = i: chủ đầu tư hòa vốn khi kết thúc DA
 IRR < i: chủ đầu tư bị lỗ
 IRR > i: chủ đầu tư sẽ có lãi.
 Theo quan điểm kinh tế:
 IRR > i: không gây sự mất cân đối cho nền KT quốc dân
 IRR < i: cần xem xét và phân tích các lợi ích XH, MT khác của
quốc gia.
Câu 13: Vai trò của mô hình toán trong QH&QLTNN? Vẽ sơ đồ lựa
chọn phương án quy hoạch?
- Vai trò: Tối đa những đầu ra mong muốn và tối thiểu những đầu
ra không mong muốn thông qua những đầu vào có khả năng kiểm
soát hoặc kiểm soát 1 phần.
- Sơ đồ lựa chọn p/án quy hoạch:


13


Câu 14 Nêu ưu- nhược điểm của mô hình mô phỏng và mô hình tối
ưu?
Mô hình mô phỏng
Mô hình tối ưu
Ưu
Có thể đưa ra 1 vấn đề logic Diễn tả những mục tiêu.
điểm hoặc cấu trúc vào phân tích.
Đưa ra được quyết định tốt
Cung cấp cái nhìn bên trong nhất, điều nào nên làm.
về hành vi hệ thống.
Xác định 1 số nhỏ những
Cấu trúc của chúng rất phù p/án tốt, khả thi.
hợp với công việc thực
nghiệm.
Có thể được thiết kế để thực
thi nhiều lựa chọn.
Dự báo trong tương lai.
Hỗ trợ trong sự tương tác
giữa nhà phân tích và nhà ra
quyết định.
14


Nhượ Yêu cầu dự liệu khổng lồ.
c điểm Giải quyết những vấn đề “vô
hình” khó khăn.
Chi phí cao trong việc phát

triển và sd mô hình, đặc biệt
cho những vấn đề phức tạp.
Không thuận lợi khi tồn tại rất
nhiều p/án thay thế cho 1 vđề.

Không có khả năng phán xét
và diễn tả 1 cách toán học tất
cả những mục tiêu.
Không định nghĩa được nhiều
mối quan hệ.

Câu 15: Mô hình WEAP?
- Nguyên lý cơ bản của Weap trong bài toán phân bổ TNN:
- Dữ liệu đầu vào cơ bản
- Kết quả đầu ra :

15



×