Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ĐỀ CƯƠNG KIỂM SOÁT ô NHIỄM môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.65 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Khái niệm kiểm soát ô nhiễm môi trường, những nội dung cơ bản của KSONMT?
KN: KSONMT thường được gọi tắt là KSON được hiểu một cách tổng quát là một sự tổng hợp các
hoạt động, hành động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế không cho sự ô nhiễm
xảy ra, hoặc khi có sự ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hay loại trừ được
nó.

 Khái niệm
-Luật bảo vệ môi trường năm 2014 – KSON là quá trình phòng ngừa, phát hiện , ngăn chặn
và xử lý ô nhiễm
+ Ngăn ngừa ô nhiễm hay cong gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra
+ Xử lý ô nhiễm hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu ra
- KSON môi trường đc hiểu một cách tổng quát là sự tổng hợp các hoạt động, hành động,
biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa và khống chế không cho sự ô nhiễm xẩy ra hoặc khi
có ô nhiễm xảy ra thì có thể chủ động xử lý, làm giảm thiểu hoặc loại trừ đc nó.
 Nội dung của kiểm soát ô nhiễm
-Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô
nhiễm môi trường
+ Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hạn chế, hướng tới
loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ÔNMT nghiêm trọng
+ Xây dựng tiêu chí và tổ chưa thực hiện việc đánh giá phân hạng định kỳ hàng năm theo
ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương théo mức độ than thiện với môi trường
+ Ban hành bộ tiêu chí môi trường trong các quy hoạch phát triển KT-XH, sử dụng đất ,
phát triển ngành , lĩnh vự thựn hiện lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường theo hướng phta
triển bền vững
+ Nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện phân vùng chức năng theo các HST phục vụ quy
hoach và phát triểm kinh tế xã hội theo hướng làm rõ khu vự ưu tên bảo vệ
+ Tổ chưacs thực hiện công tác hậu kiểm, Ko phê duyệt các báo cáo ĐTM với các dự án lạc
hậu
+ Tổ chức thực hiện các đề án KSONMT do sử dụng túi linon khó phân hủy trong sinh hoạt,
xậy dựng thói quen tiêu dung than thiện và thực hiện dán nhãn sinh thái cho 1 số sp, dịch vụ


+ Triểm khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả gia đoạn 2012-2015
+ Xậy dựng kế hoạch hành động quốc gia về KSON không khí đến năm 2020
+ Xây dựng và triển khai đề ám triển khai và năng lực KSoat hoạt động nhập khẩu phế liệu
1


+ Xây dựng và triển khai đề án tăng cường năng lực chủ động phòng chống thiên tai và ứng
phó sự cố môi trường đặt biệt là sự cố tràn dầu, hóa chất …………
-Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm
+ Tăng kinh phí hằng năm nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra về môi trường
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch xủa lý tiết để các cơ sở gây ÔN nghiêm trọn đến năm 2020
+ Ban hành chính sách khuyến khích xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý môi trường
theo TC ISO 14000
+ Triển khai đề án tổng hợp bảo vệ môi trường lngf nghề đến năm 2020 định hướng năm
2030
+Xây dựng triển khai các đề án tổng thể BVMT khu vực nông thôn đến năm 2020
+ Thực hiện các chương trình théo quyết định của thủ tướng chính phủ ( Quết định số
366,2149,2038,855,909,249,49 của thủ tướng chính phủ)
+ Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật. đơn giá cho vận hành hệ thống xủ lý chất
thải
+ Xử lý ô nhiễm ( các vấn đê ô nhiễm đã và đng xẩy ra)
+ Xử lý vụ tràn dầu ( và dò rỉ hóa chất )
+Xử lý ÔN các LVS. biển và hồ lớn , không khí
+ Xử lý chất thải nguy hại
+ Phục hôi môi trường bị ô nhiễm
- Nguyên tắc:
+ Tìm cách phát hiện và ngăn chặn nguồn thải ô nhiễm, không cho thải đổ tiếp tục chất ô nhiễm
+ Ngăn chặn không cho ô nhiễm lan rộng, hạn chế phạm vi ô nhiễm, hạn chế phạm vi thiệt hại.
+ Thu gom chất ô nhiễm và xử lý đúng kĩ thuật

+ Chữa chạy kịp thời cho con người, cây con bị ảnh hưởng của ô nhiễm
+ làm sạch MT
+ Kiểm kê các thiệt hại trước mắt, lâu dài
+ Đòi người gây ô nhiễm phải hoàn trả chi phí xử lý kĩ thuật ô nhiễm và đền bù thiệt hại

-Cải thiện , phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm
+ Hoàn thiện và ban hàn tihêu chí xác định, phân loại các khu vực bị ÔN
+ Triển khai có hiệu quat chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện
môi trường
2


+ Xây dựng và triển khai đề án cải tạo, phục hồi môi trường nước trong các khu đô thị dân
cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
+Xây dựn và tổ chưacs thực hiện đề án tổng thể BVMT LVS Mê Kông và các LVS khác
+ Triển khai thực hiện quyết định 1946 và 51 của thủ tướng chính phủ
+ nghiên cứu, thủ nghiệm và nhân rộng mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm tồn lưu
+ Tổ chưacs thực hiện hiệu quả quy định về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường
+Xây dựng và ban hành các quy đinh của pháp luật về bảo vệ môi trường đất
+ triển khai thực hiện quyết định 1929/QD-Ttg
+ Triển khai, đánh giá xây dựng bản đồ ô nhiễm nước ngầm trên phạm vi toàn quốc
Câu 2: Tóm tắt nội dung về KSONMT được nêu trong QD số 166/QD-TTg ngày 21/1/2014 về
việc ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm
nhìn 2030.
1. Phòng ngừa, ngăn chặn việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm môi trường, khu vực ô nhiễm
môi trường
- Xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hạn chế, hướng tới loại bỏ
các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; chú trọng phát triển các
ngành kinh tế xanh, thân thiện môi trường.
- Xây dựng tiêu chí và tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân hạng định kỳ hàng năm theo mức độ

thân thiện với môi trường; Điều chỉnh chính sách và quy hoạch phát triển cho phù hợp với tình
hình thực tế của ngành, địa phương theo hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế xanh, thân
thiện môi trường.
- Ban hành bộ tiêu chí môi trường trong các quy hoạch phát triển thực hiện lồng ghép yêu cầu bảo
vệ môi trường theo định hướng phát triển bền vững.
- Nghiên cứu, thử nghiệm, thực hiện phân vùng chức năng theo các hệ sinh thái phục vụ quy hoạch
phát đảm bảo sự hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức thực hiện nghiêm công tác hậu kiểm; không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; thực
hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện,
thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng.
- Tổ chức thực hiện Đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong
sinh hoạt; từng bước xây dựng, hình thành thói quen tiêu dùng thân thiện môi trường; mở rộng và
tiếp tục thực hiện việc dán nhãn sinh thái cho một số loại hình sản phẩm dịch vụ.

3


- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
giai đoạn 2012 -2015 và Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 theo qd
của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát ô nhiễm không khí đến năm
2020.
- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu làm
nguyên liệu sản xuất, hoạt động vận chuyển chất thải xuyên biên giới đến năm 2020; xây dựng cơ
chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chấm dứt tình trạng nhập khẩu phế liệu làm nguyên
liệu sản xuất hoặc vận chuyển chất thải qua biên giới không đúng quy định.
- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố
môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu, hóa chất, phóng xạ, hạt nhân và thiên tai bão lũ, động đất,
nước biển dâng giai đoạn đến năm 2020;

- Ban hành chính sách ưu đãi các mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất, cơ sở sản xuất, chế biến, trang trại chăn nuôi, kho, bãi, chợ thân thiện với môi trường.
- Tổ chức thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải
bỏ; xây dựng khung pháp lý về tái chế, tái sử dụng chất thải, thực hiện thu gom, phân loại rác thải
tại nguồn.
2. Kiểm soát, xử lý, giảm thiểu phát sinh các nguồn gây ô nhiễm
- Tăng dần kinh phí hàng năm nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường đối với
các cơ sở đang hoạt động, các dự án khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến
năm 2020
- Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; các quy định về hướng dẫn sử dụng hạn
ngạch phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch phát thải; quy định về kiểm
toán chất thải và đánh giá vòng đời sản phẩm.
- Triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
nghiên cứu, đưa công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường vào làng nghề; phát triển các mô
hình sản xuất sử dụng khí sinh học từ chất thải chăn nuôi.
- Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể bảo vệ môi trường khu vực nông thôn đến năm 2020, trong
đó tập trung quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; tiêu
hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh theo đúng yêu cầu quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường; đẩy
mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, từng bước giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực

4


vật, phân bón hóa học; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
- Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn
2012 - 2015
- Tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2050
- Triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; Đề án kiểm
soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành .
- Thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
khuyến khích phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
tăng cường quản lý nguồn thải dầu mỡ và sự cố tràn dầu trong hoạt động giao thông đường thủy.
- Hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá cho vận hành hệ thống xử lý chất thải
3. Cải tạo, phục hồi các khu vực đã bị ô nhiễm
- Hoàn thiện và ban hành tiêu chí xác định, phân loại các khu vực bị ô nhiễm môi trường.
- Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi
trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Xây dựng và triển khai Đề án cải tạo, phục hồi môi trường các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông
trong các đô thị, khu dân cư đang bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; xác định ranh giới diện tích
các hồ, kênh mương, đoạn sông ,tiến tới không cho phép thực hiện các dự án san lấp hoặc có hạng
mục san lấp làm thu hẹp diện tích mặt nước.
- Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về cải tạo, phục hồi môi trường hồ, ao, kênh mương và các
đoạn sông trong các đô thị, khu dân chú trọng gắn quy hoạch chỉnh trang đô thị với việc nâng cấp,
hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước thải, nước mưa và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Mê Kông; triển
khai Đề án bảo vệ môi trường các lưu vực sông (sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, lưu vực hệ thống
sông Đồng Nai) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Triển khai Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu
trên phạm vi cả nước ;Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

5



- Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm tồn lưu, phục hồi môi
trường tại các ao, hồ, kênh, mương, đoạn sông trong đô thị, các vùng bị tồn lưu hóa chất bảo vệ
thực vật, nhiễm độc đioxin.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả quy định về ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động
khai thác khoáng sản, đảm bảo số kinh phí thực hiện ký quỹ phải đủ để phục hồi và cải tạo môi
trường sau khai thác; ban hành quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản
trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức
khỏe nhân dân tại các địa phương nơi khai thác khoáng sản.
- Xây dựng và ban hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đất; cơ chế lồng ghép chi
phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường tại các vùng đất bị ô nhiễm tồn lưu vào giá đất để huy động
tối đa nguồn lực từ xã hội cho việc khắc phục, cải tạo ô nhiễm môi trường; chính sách ưu đãi, hỗ
trợ đối với các tổ chức, cá nhân xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm
không sử dụng ngân sách nhà nước.
- Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển cấp
nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Điều tra, đánh giá xây dựng bản đồ ô nhiễm nước ngầm trên phạm vi toàn quốc, xây dựng Kế
hoạch cải tạo, phục hồi chất lượng nước ngầm.
4. Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật về môi trường
- Xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư về nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các công trình cung cấp
nước sạch khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư thu gom, xử lý rác thải, hệ thống tiêu thoát nước, nghĩa
trang, ao hồ sinh thái khu vực nông thôn.
- Quy hoạch, lập và triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình thu gom, xử lý nước thải sinh
hoạt tập trung tại các đô thị loại IV trở lên; dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có tại
các đô thị.
- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư hoàn thiện hệ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia
- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư công trình xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất.
- Xây dựng và triển khai dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới các công trình xử lý chất thải y
tế nguy hại tại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh, khu xử lý liên vùng, liên tỉnh

- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư xây dựng trung tâm xử lý chất thải nguy hại tại 04 vùng
kinh tế trọng điểm

6


- Xây dựng và triển khai các dự án đầu tư theo Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn
2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Đầu tư, xây dựng các công trình cảnh báo sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố thiên tai bão lũ,
động đất với độ chính xác cao bằng công nghệ hiện đại.
5. Thực hiện khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các mô hình làng kinh tế sinh thái trên các vùng đất thoái hóa, bạc
màu, hoang mạc hóa nhằm cải tạo chất lượng đất, thu hẹp quy mô và mức độ thoái hóa, bạc màu.
- Ban hành các quy định về lồng ghép nội dung sử dụng tài nguyên nước trong các quy hoạch phát
triển các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều nước bảo đảm phù hợp với
quy hoạch tìm kiếm và khai thác tài nguyên nước; tăng cường kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, chú
trọng kiểm soát ô nhiễm các lưu vực sông và nguồn nước xuyên biên giới.
- Tiến hành kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các cơ sở khai thác nước mặt, nước ngầm có
hành vi vi phạm pháp luật
- Ban hành và thực hiện hướng dẫn về lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường với quy hoạch thăm dò,
khai thác và chế biến khoáng sản.
6. Tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
- Tổ chức điều tra, tổng kết các mô hình, kinh nghiệm tốt về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt
Nam và một số nước trên thế giới;
- Xây dựng, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các
hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp, dễ bị
tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu.
- Rà soát, bổ sung các quy định, hướng dẫn về kiểm tra, giám sát thực hiện các dự án về cơ chế
phát triển sạch.
7. Tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng
đồng theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền; tổng kết, nhân rộng các
mô hình tự quản, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát các hoạt động bảo vệ môi
trường.
8. Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ
môi trường
- Thường xuyên tiến hành pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tập
trung khắc phục những tồn tại; hoàn thiện các quy định của pháp luật về không khí sạch, sử dụng

7


hiệu quả tài nguyên, tái chế chất thải, phát triển kinh tế cacbon thấp; cơ chế giải quyết tranh chấp,
bồi thường thiệt hại về môi trường;.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường lũy tiến đối với chất thải,
thực hiện việc thu đúng, thu đủ nhằm bảo đảm đủ kinh phí cho xử lý chất thải và tạo nguồn vốn
đầu tư giảm gánh nặng đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước, tạo nguồn tài chính
bền vững cho bảo vệ môi trường.
- Xây dựng và triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống thanh tra về bảo vệ môi trường từ
Trung ương đến địa phương.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và ở các ngành, các cấp
9. Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với
điều kiện Việt Nam,
- Xây dựng và thực hiện lộ trình loại bỏ công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị gây ô nhiễm
môi trường đang sử dụng trong nước; hoàn thiện các cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng công
nghệ sản xuất, công nghệ xử lý ô nhiễm thân thiện với môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát
ô nhiễm, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên và đa

dạng sinh học.
- Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng phát triển thị trường khoa học công nghệ cao, công nghệ
tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường.
10. Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế khác giải quyết các vấn
đề môi trường
- Xây dựng và triển khai Đề án phát triển một số ngành sản xuất, sản phẩm, hàng hóa thân thiện với
môi trường, các sản phẩm tái chế, sản xuất năng lượng từ chất thải, từng bước hình thành và phát
triển ngành kinh tế môi trường ở Việt Nam
- Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ
môi trường ở Việt Nam, chú trọng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ môi trường, đặc biệt là xử
lý, tái chế chất thải và công nghệ, giải pháp xử lý môi trường, đảm bảo hình thành ngành cung ứng
dịch vụ môi trường đủ mạnh, đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.
11. Tăng cường và đa dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường
- Ưu tiên tăng phân bổ ngân sách từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho bảo vệ môi trường; bảo đảm
thực hiện tốt nguyên tắc phòng ngừa là chính; nghiên cứu bổ sung mục chi riêng về đầu tư xây

8


dựng các công trình bảo vệ môi trường thuộc khu vực công ích trong Luật ngân sách nhà nước,
trình Chính phủ xem xét.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường; triển
khai mạnh mẽ mô hình hợp tác công - tư (PPP).
- Đẩy mạnh vận động tài trợ quốc tế về bảo vệ môi trường nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn vay ưu đãi, vốn hỗ trợ phát triển từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cho bảo
vệ môi trường, đặc biệt là trong việc khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực
trong xã hội tham gia vào bảo vệ môi trường, góp phần khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường,
phát triển bền vững đất nước;

12. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Thực hiện tốt các điều ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết;
- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với các nước phát triển trên thế giới và khu vực trong việc
tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất
thải; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trao đổi chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
- Chú động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến
môi trường; phối hợp xây dựng cơ chế hợp tác với các nước láng giềng và các nước trong khu vực
để giải quyết vấn đề môi trường xuyên biên giới: Giảm phát thải các bon; ô nhiễm nguồn nước,
không khí; khai thác rừng; đập thủy điện.

Câu 3:Chức năng kiểm soát ô nhiễm môi trường cấp tỉnh
Theo tham khảo chức năng KSONMT của phòng KSONMT chi cục BVMT, sở TNMT thành phố
HN:
1. Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn Thành
phố;
2. Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố;
3. Giúp Chi cục trướng thâm định trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số
quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
4. Kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghể quản lý chất
thải;
5. Làm đầu mối phối hơp các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở
giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn;

9


6. Phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường;
7. Tham mưu cho Chi cục trưởng trình Giám đốc Sở xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm mồi

trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ
sở đó;
8. Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố mối trường, Làm đầu mối chủ trì khắc phục
sự cố môi trường trên địa bàn thành phố;
9. Điều tra, phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất các
biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường;
10. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên
địa bàn thành phố;
11. Phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền;
12. Tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường và bồi thường thiệt hại
liên quan đến môi trường;
13. Tham gia xây dựng các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo
vệ môi trường theo chức năng nhiệm vụ được phân công;
14. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;
15. Tham gia xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường;
16. Dự thảo báo cáo trả lời tổ chức, cá nhân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiệm
vụ của phòng;
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao;
Câu 4. Các thủ tục doanh nghiệp phải thực hiện nhằm Kiểm soát ô nhiễm môi trường

thủ tục Cơ
quan
tiếp
nhận
Lập đề Cơ
nghị
quan
phê

hành
duyệt chính
báo
của sở
cáo
tài
ĐTM, nguyên
đề án và môi
bảo vệ trường
môi
(ĐTM)
trường
,
kế

Đối
tượng
thực
hiện

quan,
tổ chức
cần
làm
báo cáo
ĐTM

Hồ sơ

Thời gian


Phí

Một bộ hồ sơ
-1 Văn bản của
chủ dầu tư đề
nghị thẩm định
báo cáo ĐTM
-7 bản báo cáo
ĐTM của dự án
-1 bản dự án
đầu tư hoặc báo
cáo nghiên cứu
khả thi

Thời hạn
thẩm đingj
tối đa là 30
ngày kể từ
ngày tiếp
nhận, với
dự án phúc
tạp hơn là
45 ngày
-Thời hạn
phê duyệt
báo cáo tối

5 triệu
-Luật

lệ phí : 3 BVMT
trăm
2005
nghìn
ND29/2011/
ND-CP
TT26/2011/
TTBTNMT

10

Căn cứ


hoạch
bảo vệ
môi
trường
hoặc
đề án
bảo vệ
môi
trường

(đề án
BVMT)

quan
hành
chính

của sở
TNMT


quan,
tổ chức
cần
làm, đề
án bảo
vệ môi
trường

1 bộ
-Văn bản đề
nghị thẩm định
phê duyệt đề án
bảo vệ môi
trường
-5 bản đề án bảo
vệ môi trường
chi tiết đóng
thành quyển ,1
bản đc ghi trên
đĩa CD
-1 tróng các vb
sau: dự án đầu
tư, báo cáo
nghiên cứu khả
thi hoắc các văn
bản

tương
đương theo quy
định của PL về
đầu tư

đa là 15
ngày
- Thời hạn Không có
ktra hồ sơ 7
ngày
- Thời hạn
thẩm định
30
ngày
làm việc
Thời hạn
phê duyệt
10 ngày

-Luật
BVMT
ND29/2011/
ND_CP
TT01/2012/
TTBTNMT

2,Thủ tục xác nhận việc đã thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục
vụ cho giai đoạn vận hành
-Cơ quan tiếp nhận : Cơ quan hành chính của Sở TNMT
- Đối tượng thực hiện: tổ chức, cá nhân

-Hồ sơ (1 bộ )
+ 1 văn bản đề nghị kiểm tra xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường phục vụ cho giai đoạn vận hành của dự án
+ 1 bản sao quyết định phê duyệt kềm thao bản sao báo cáo ĐTM đã đc phê duyệt
+5 bản báo cáo kết quả thực hiện công trình, biện pháp bải vệ môi trường phục vụ cho giai
đoạn vận hành
+Phụ lục kèm theo với số lượng bằng số lượng báo cáo kết quả thực hiện các công trình,
biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ cho giai đoạn vận hành của dự án
-Thời hạn : ko quá 20 ngày làm việc
- Phí: ko có
- Căn cứ pháp lý:
11


+ Luật BVMT 2005
+ NĐ 29/2011/ND-CP
+TT26/2011/TT-BTNMT,\
3, Thủ tục đăng kí chủ nguồn thải với chất thải nguy hại và hợp đồng thu gom vận
chuyển với chất thải thông thường
-Cơ quan tiếp nhận : cơ quan hành chính của STNMT
- Đối tượng thực hiện cá nhân, tổ chức
- Hồ sơ: ( 2 bộ, đóng quyển )
+ Đơn đằg kí chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập cơ sở, giấy chứng nhận
đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương
+ Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, giấy xác nhận đăng kí Bản cam kết bảo vệ
moi trường hay phiếu xác nhận bản đă ký đạt tiêu chuẩn môi trường , quyết định phê duyệt
hay giấy xác nhận đề án BVMT hoắc bất cứ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có
thẩm quyền
+Bản sao kết quản phân tích để chứng minh các chất thải thuộc loại phát sinh tại cơ sở

không vượt qua ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định để đăng ký là chất thải thồng
thường
+bản sao báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo cáo ĐTM và yêu câu phê
duyệt quyết định , bản cam kết bảo vệ môi trường hay bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường hoặc đề án bảo vệ môi trường và tất cả các hồ sơ giấy tờ páp lý khác
-Thời hạn :
+ TH cơ sở ko có công trình BVMT đrr tự xủa lý CTNH phát sinh nội bộ :30 ngày
+ TH có 50 ngày
- Phí ko có
- Căn cứ Pháp lý
+ Luật BVMT 2005
+ NĐ80/2006/ND-CP
+ND 59/2007/ND- CP
+ND 21/2008/ND-CP
+ND29/2011/ND-CP
+TT12,26/2011/TT-BTNMT
+TT01/2012/TT-BTNMT
4, Thủ tục xin cấp phép xả thải vào nguồn nước
-Cơ quan tiếp nhận : Cơ quan hành chính của sở tài nguyên và môi trường
- Đối tượng thục hiện: cơ quan, tổ chức
12







- Hồ sơ: 1 bộ
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước

+ Giấy giới thiệu người đến giao dịch cảu đợn vị xin cấp phép. Văn bản phap lý về tư cách
chủ thể của đơn vị xin phép. Văn bản pháp lý về chức năng hoạt động trong lĩnh vực môi
trường nước của đơn vị tư vấn lập đề án, báo cáo( bản sao công chứng)
+Kết quả phân tích chất lượng nước thải và lưu vực nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải
theo quy định của nhà nươc tại thời điểm xin cấp phép
+ Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình
vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước
+ Bản đồ vị trí công trình tỷ lệ từ 1/10000hoawcj bản đồ tỉ lệ lớn hơn, co thể hiện ranh giới
khu đất tọa độ điểm xả và hướng dẫn tơi nguồn tiêp nhận
+ Báo cáo ĐTM, đề án BVMT hoặc cam kết BVMTddax đc cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt
+Bản sao công chứng giấy xác nhận hơcj giấy tờ hợp lê về quyền sử dụng dất theo quy định
của pháp luật vầ đất đai tai nơi đặt công trình xả nc thải
-Thời hạn : 30 ngày
- phí
+Lệ phí cấp giấy :100k/giấy
+Lệ phí thẩm định đề án báo cáo xả nước thải và nguồn nước, công trình thủy lợi có lưu
lượng xả thải
2000m3/ngày đêm -> dưới 5000 m3/ngày đêm : 4200k/ đề án, báo cáo
500 đến 2000 : 2200k/đề án, báo cáo
100 đến 500: 900k/đề án, báo cáo
dưới 100: 300k/ đề án , báo cáo
-Căn cứ pháp lý
+ ND 179/1999/ND-CP
+ ND 149/2004/ND-CP
+TT02/2005/TT-BTNMT
5, Thủ tục xin pháp khai thác nước mặt và nước ngầm
-Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan hành chính tại Sở TNMT
- Đối tượng thực hiện: tổ chức cơ quan

- Hồ sơ (1 bộ)
+ Đơn đè nghị cấp giấy phép
+ Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất kèm theo ca phương án khia
thác đối với các công trình có phương án quy mô từ 200 m 3/ngày đêm đến 3000 m3/ngày
13







đêm; báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với các công trình có quy mô nhỏ hơn
200 m3/ngày đêm; báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất đối với trường hợp công trình
khai thác nước dưới đất đang hoạt động
+ Kết ủa phân tích nước khai thác ko quá 6 tháng kể từ thời điểm lập hồ sơ
-Thời hạn 30 ngày
- Phí
+ Lệ phí cấp giấy phép: 100k/ tờ
+ Phí thẩm định đề án báo cáo khai thác , sử dụng nước dưới đất lưu lượng từ
1000-3000m3/ngày đêm : 25000k/bản đề án, báo cáo
500-1000m3/ngày đêm: 1300k/đề án , báo cáo
200-500m3/ngày đêm :550k/đề án báo cáo
dưới 200m3/ngày đêm :200k/ đề án, báo cáo
-Căn cứ pháp lý
+ Luật TNN năm 2012
+ND 201/2013/ND-CP
+TT17/2014/TT-BTNMT
6, Thủ tục kê khai nộp phí nước thải
-Cơ quan tiếp nhận: Cơ quan hành chính của STNMT

- Đối tượng thực hiện: cơ quan tổ chứ
- Hồ sơ 1 bộ
+Tờ khai nộp phí BVMT
-Thời gian :1 ngày kể từ ngày nhnậ hồ sơ hợp lệ
-Phí:
+Phí nước thải công nghiệp
-Căn cứ pháp lý
+ND 80/2006/ND-CP
+ND 67/2003/ND-CP
+TT LIÊN Tịch số 125/2003/TTLT-BTC- BTNMT
7. thủ tục báo cáo giám sát môi trường định kì: tùy thuộc vào loại hình dự án mà có tần suất
giám sát và thông số giám sát khác nhau.( căn cứ vào DTM< CKBVMT đã dc phê duyệt)
Các bước lập báo cáo giám sát môi trường định kì
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án., chất thải rắn,
tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.
- Đánh giá chất lượng môi trường.

14


- Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt
động của dự án.
- Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
Câu 5. Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm các thành phần ô nhiễm đất,
nước, không khí.


a) Căn cứ pháp lý trong KSONMT đất
STT
1

Số/ ký hiệu

Tên văn bản/trích
yếu
Luật
số Luật Bảo vệ môi
55/2014/QH13,
trường
ban hành ngày Điều 59 -61
23/6/2014

2

Nghị định số Quy định chio tiết
19/2015/NDCP- thi hành một số điều
ngày 14/2/2015
của luật BVMT
Điều 11- 13

3


số Quyết định phê
1216/QĐTTg
duyệt chiến lược
ngày 5/9/2012

BVMT quốc gia đến
năm 2020 tầm nhìn
đến 2030
QĐ số 1946/ Kế hoạch xử lý,
QĐ- TTg ngày phòng ngừa ÔNMT
21 tháng 10 năm do hóa chất BVTV
2010
trên phạm vi cả
nước

4

15

Nội dung
Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm
soát các yếu tố gay ô nhiễm mt, trách
nhiệm thực hiện các biện pháp kiểm soát
ô nhiễm, ô nhiễm Dioxin, hóa chất, diệt
cỏ, chất BVTV
Vùng đât có nguy cơ -> khoanh vùng
kiểm soát
Vùng đất bị suy thoái -> cải tạo, phục hồi
Yếu tố có nguy cơ gây ONMT đất ->
thống kê, kiểm soát
Cơ quan QLNN về BVMt có trách nhiệm
tổ chức kiểm soát ONMT đất; cơ sở sản
xuất. kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm
kson đất tại cơ sở
Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm

soát các yếu tố có nguy cơ gây ONMT
đất.
KSON đất cơ sở sxkddv
KSONMTĐ tại các kv bị ô nhiễm do hóa
chất độc hại
Phòng ngừa kiểm soát các nguồn gây ô
nhiễm
Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực bị
ô nhiễm, suy thoái
Điều tra, xử lý, cải tạo và phục hồi môi
trường tại các điểm tồn lưu HCBVTV
trong từng giai đoạn theo định mức và
theo mức độ ô nhiễm
Phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của
HCBVTV tồn lưu cho con người, môi


5

6
7
8
9

TT
số
35/2014/TT

BTNMT, ngày
30/6/2014

TT 33/2011/TT –
BTNMT, ngày
1/8/2011
QCVN
03:2008/BTNMT

TT quy định về việc
điều tra đánh giá đất
đai

Quy điịnh quy trình
kỹ thuật quan trắc
mt đất
QCKTQG về giới
hạn cho phép của kl
nặng trong đất
QCVN
15: QCKTQG về dư
2008/BTNMT
lượng
HCBVTV
trong đất
QCVN
54: QCKTQG
về
2014/BTNMT
ngưỡng
xử

HCBVTV trong đất


trường và cộng đồng
Điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm
năng đất đai; điều tra thoái hóa đất.
Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm
năng đất đai và bản đồ thoái hóa đất
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật quan trắc
mt đất để đánh giá chất lượng đất

b) Căn cứ pháp lý trong KSONMT nước
stt
1

Số ký hiệu
Tên
Luật số 55/2014/QH13, Luật Bảo vệ môi trường
ban hành ngày 23/6/2014 Điều 53-55

Nội dung
Thống kê đánh giá, giảm
thiểu và xử lý nguồn thải,
đánh giá sức chịu tải của
nguồn tiếp nhận.
Quan trắc, đánh giá và xử lý
ô nhiễm, cải thiện mt với các
nguồn tiếp nhận bị ô nhiễm.
Quan trắc đánh giá chất
luongj trầm tích
Luật Tài nguyên nước Phòng chống ô nhiễm, suy
2012

thoái và cạn kiệt nguồn
nước.
Khắc phục sự cố, phục hồi ô
nhiễm nguồn nước

2

Luật số 17/ 2012/QH13

3


120/2008/NDCP Quy định về quản lý lưu BVMT lưu vực sông, quan
Ngày 1/12/2008
vực sông
trắc, đánh giá chất luongj
nước LVS
Đanh giá khả năng tiếp nhận
nước thải
Phòng, chống và khắc phục

16


4

5

6


ô nhiễm nước

80/2014/NĐCP, NĐ về thoát nước và xử Quy định cho thoát nước và
Ngày 6/8/2014
lý nước thải
xử lý nước thải tại các khu
đô thị, KCN, khu kinh tế,
khu chế xuất, khu công nghệ
cao, dân cư, nông thôn tập
trung.
Hạn ngạch xả thải và sức
chịu tải của mt tiếp nhận
NĐ 38/2015/NĐCP, ngày NĐ về quản lý chất thải Phân loại chất thải tại nguồn
24/4/2015
và phế liệu
Thu gom, xử lý chất thải,
giấy phép xử lý chất thải.
Qủn lý nước thải, thống kê
nguồn thải
NĐ 25/2013/NĐCP, ngày NĐ về phí BVMT đối Mức phí, chế độ thu, nộp
29/3/2013
với nước thải
phí, quản lý phí BVMT đối
với nước thải

7

QĐ số 1216/QĐTTg Quyết định phê duyệt
ngày 5/9/2012
chiến lược BVMT quốc

gia đến năm 2020 tầm
nhìn đến 2030

8

TT 56/2014/ ttbtnmt

9

TT 12/ 2014/ TTBTNMT

10

TT13/2014/TTBTNMM
T

11

TT 02/2009/ ttbtnmt

12
13
14

QCVN 08 /BTNMT
09
10

Quy định điều kiện vè
năng lực của tổ chức, cá

nhân thực hiện ddiefu tra
cơ bản tài nguyên nước,
tư vaasnlaajp quy hoạch
tài nguyên nước, lập đề
án, báo cáo trong hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép tài
nguyên nước
Quy định kỹ thuật điều
tra, đánh giá tài nguyên
nước mặt
Quy định kỹ thuật điều
tra đánh giá tài nguyên
nước dưới đất
Quy định đánh giá khả
năng tiếp nhận nước thải
của nguồn nước
QCKTQG về nước mặt
Nước ngầm
Nước biển ven bờ

17

Phòng ngừa kiểm soát các
nguồn gây ô nhiễm
Cải tạo, phục
hồi môi
trường khu vực bị ô nhiễm,
suy thoái



15

40

Nước thải công nghiệp

c) Căn cứ pháp lý trong KSONMT không khí
stt
1

Số hiệu
Luật
số
55/2014/QH13, ban
hành ngày 23/6/2014

2

NĐ 19/ 2015 nđcp, Quy định chi tiết thi
ngày 14/2/2015
hành một số điều cảu
luật BVMT

3

Quyết định số 1216/ Quyết định phê duyệt
QĐ – TTg, ngày Chiến lược bvmtqg đến
05/9/2012
năm 2020 tầm nhìn 2030


4

Thông tư 28/2011/ttbtnmt
Thông tư 40/2015/ttbtnmt
QCVN 05:2013/btnmt

5
6
7

tên
Luật Bảo vệ môi trường
Điều 64: kiểm soát ô
nhiễm môi trường không
khí

Nội dung
Lưu lượng, tính chất và đặc
điểm của nguồn khí thải ( đo
đạc, thống kê, kiểm kê nguồn
thải)
Sức chịu thải của môi trường
kk
Đăng ký xả thải và cấp phép xả
thải
Cơ sở phát thải khí công nghiệp
lớn phải đăng ký, kiểm kê phát
thải và cấp phép xả thải
Quan trắc tự động nguồn khí
thải công nghiệp

Phòng ngừa, kiểm soát các
nguồn gây ô nhiễm
Cải tạo phục hồi môi trường kv
bị ô nhiễm, suy thoái

Quy trình kỹ thuật quan
trắc mtkkxq và tiếng ồn
QTKT quan trắc khí thải

QCKTQG về chất lượng
kkxq
QCVN 06:2009/btnmt QCKTQG về một số
chất khí độc hại trong
kkxq

Câu 6: Các nội dung cơ bản về KSONMT các thành phần và các nội dung thuộc về quản lý
nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường thành phần
Các nội dung cơ bản về KSONMT gồm:

- Điều tra thống kê nguồn thải, kiểm soát các nguồn gây OONMT nghiêm trọng, xác định nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường

18


- Các biện pháp , giải pháp nhằm phòng ngừa ô nhiễm, kiểm soát, xử lý; đánh giá, dự báo, cảnh báo
-

tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sức chịu tải và mức độ torn thương của các thành phần đất, nước,
không khí

Xây dựng bản đồ ô nhiễm của các địa phương để định hướng cho việc kiểm soát, khắc phục ONMT
và cải thiện môi trường
Cán bộ tại cơ quan quản lý nhà nước:

- Thống kê nguồn thải, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng, các nguyên nhân gây ONMT
- Xác định các nguồn gay ô nhiễm( nguồn điểm, nguồn diện, nguồn tập trung hay nguồn phân tán)
- Xác định sức chịu tải của từng thành phần môi trường tiếp nhận ( Sức chịu tải của môi trường là
-

giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các tác nhân tác động đến môi trường có thể tự phụ
chồi- luật BVMT 2014)
Xác định mức đón ô nhiễm của từng thành phần, tính chất của các nguồn thải
Kiểm soát các nguồn( biện pháp phù hợp) : theo dõi, giám sát, kiểm tra…
Chế độ công bố, cung cấp thông tin về môi trường và hệ thống chỉ tiêu môi trường

Câu 7. Các nội dung về điều tra thống kê nguồn thải trong KSONMT từng thành phần.
Theo dự thảo số 03 ( ngày 16/10/2015) của thông tư về “ Xây dựng báo cáo công tác BVMT, công
bố, cung cấp thông tin môi trường và hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường” điều 3, quy định về
điều tra thống kê nguồn thải cần đưa ra quy mô, thành phần, tính chất và tác động của các nguồn
thải.
Cụ thể:

- Nguồn cố định từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bao gồm: KCN, KTT, KCX, KCNC,

-

cụm CN, hoạt động làng nghề, hoạt động của cơ sở y tế, cs chăn nuôi, HD SX nông nghiệp, cs sản
xuát, kinh doanh, dịch vụ khác; dân cư, hộ gia đình; khu xử lý CTR sinh hoạt tập trung, khu xử lý
chất thải thông thường tập trung, Khu xử lý CTNh tập trung or nguồn thải khác
Nguồn di động theo dòng thương mại quốc tế, xuyên biên giưới gồm: Phế kiệu nhập khẩu từ nước

ngoài, tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, sự cô strafn dầu; ô nhiễm nguồn nc xuyên biên giới; ô
nhiễm khói mù xuyên biên giới
Nội dung từng thành phần:
Nội dung KSONMT đất

1. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ONMT đất
Các công việc cần thực hiện khi kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất gồm

19


2.
3.
-

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các tác động môi trường từ nguồn phát sinh
Thường xuyên theo dõi, giám sát
Kịp thời cô lập và xử lý khi có dấu hiệu ô nhiễm môi trường
Khoanh vùng ô nhiễm môi trường đất
Phòng ngừa, giảm thiểu yếu tố gây ô nhiễm mt đất
Sử dụng hiệu quả các công cụ ĐTM, ĐMC, kế hoạch BVMT
Lạp hồ sơ môi trường
Áp dụng các biện pháp giảm thiểu chất thải
Tái chế, tái sử dụng chất thải
Tăng cường mạng luwois quan trắc môi trường đất
Đẩy mạnh thanh tra kiểm tra về môi trường
Nâng cao vai trò của cộng đồng.
Cô lập và xử lý các yếu tố gây ô nhiễm:
+ Áp dụng các công nghệ, kĩ thuật để thu gom vận chuyển chất thải đạt quy chuẩn
+ khoanh vùng, cô lập cho các chất ô nhiễm không lan truyền

+ xử lý các vi phạm về BVMT và kiểm soát ô nhiễm MT
4. Xử lý sự cố và phục hồi sau ô nhiễm
- Nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm
- Đánh giá lựa chọn các phương pháp cải tạo và phục hồi đất sau các sự cố môi trường gây ô nhiễm
môi truongf đất
- Theo dõi thường xuyên chất lượng đất đẻ đảm bảo quá trình cải tạo và phục hồi đất có hiệu quả
Nội dung KSONMT nước

1. Xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát ác yếu tố có nguy cơ gây ONMT nước: Tính toán chỉ số
chất lượng nc, đánh giá khả năng tiếp nhận của nguồn nc, tính toán tải lượng ô nhiêm…
2. Phòng ngừa, giảm thiểu yếu tố gây ô nhiễm mt nc
Bên cạnh các quy định trong luật BVMT và luật TNN, việc áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế
các quy định về lập và thực hiện báo cáo đánh gái tác động MT, kế hoạch BVMT, giấy phép sử
dụng và khai thác nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, các tiêu chuẩn quy chuẩn
chất lượng nước …. Là các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và giảm các yếu tố gây ô nhiễm MT
nước
3. Xử lý sự cố và phục hồi sau ô nhiễm
KSONMT KK ;

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Điều tra, thống kê nguồn thải gây ô nhiễm mt kk
Kiểm toán nguồn thải: đăng kí phát thải, đóng phí xử lý khi sthari, xử lý tại nguồn
Quan trắc tự động khí thải
Tính toán chỉ số AQI -> lập bản đồ và khoanh vùng ô nhiễm kk

Tính toán sự khuếch tán chất ô nhiễm trường kk
KSONMTKK xuyên biên giới

20


7. KSON tiếng ồn, phóng xạ
Câu 8. Triển khai về việc điều tra và thống kê nguồn thải cho một đối tượng môi trường cụ
thể
Làm theo bảng:
T
T

Tên Loại Cơ

hình quan
sở
sản quản
xuất lý( cấ
p
phép
hoạt
động)

Mức
độ xả
thải(
loại
ON,
tải

lượn
g
chất
thải)

Phương án xử lý đã thực hiện
Thanh Qua Theo Thay
tra,
n
dõi
đổi,
kiểm
trắc hoặc nâng
tra,
tự
dừng cấp
xử
động hoạt hệ
phạt
hoặc động thốn
giám
g xử
sát

dựa
chất
vào
thải
cộng
đòng


Cải
tạo,
phụ
chồi
môi
trường

Số phí BVMT đã nộp
Nước Chất Thoát Khác
thải thải nước
rắn

1
2
3
4
5

Câu 9. Phân tích các hoạt động về công tác KSONMT đối với chuyên viên ở cơ quan quản lý
nhà nước cấp tỉnh hoặc cán bộ doanh nghiệp.:
Cán bộ tại doanh nghiệp:

-

Nắm rõ quy trình, công nghệ sản xuất, công đoạn phát sinh chất thải
Thực hieejnthur tục đăng kí xả thải, khai thác nước ngầm, nước mặt….
Nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các biện pháp quản lý môi trường tại doanh nghiệp
Kiểm soát nguồn thải tại cơ sở, các biện pháp phòng tránh, ứng phó sự cố về môi trường
Khi có sự cố môi trường xảy ra phải biết dc là ở đâu, thực hiện các biện pháp khắc phục.


21



×