Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội dung chú thích về quần đảo trường sa, hoàng sa của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1. TÊN SÁNG KIẾN
Triển khai mô hình “Mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội
dung chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” ở Trường
THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Áp dụng trong lĩnh vực dạy học, giáo dục và tuyên truyền về biển, đảo tại
các trường học, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị, xã hội, các ban, ngành, đoàn
thể địa phương.
Áp dụng để tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết và ý thức về chủ
quyền biển, đảo tại các trường học, trung tâm giáo dục, bệnh viện, trụ sở làm việc
của các cơ quan, các xí nghiệp, các tụ điểm công cộng, nhà văn hóa cộng đồng, kể
cả xe chở khách và máy bay chở khách.
Mô hình này, có hình ảnh trực quan của “bản đồ Việt Nam” và “nội dung
chú thích về hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” sẽ giúp cán bộ,
công chức, viên chức (CBCCVC) và học sinh các trường học, học viên các trung
tâm giáo dục, CBCCVC các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ
trang, bệnh viện, công nhân các xí nghiệp, người dân, du khách, kể cả người nước
ngoài tại những nơi công cộng, hành khách ngồi trên xe và trên máy bay… được
tiếp nhận thông tin thường xuyên, sẽ có thêm hiểu biết đúng đắn và đầy đủ, khẳng
định Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Qua đó, tạo sự đồng thuận và hợp
tác, giúp mọi người nâng cao ý thức bảo vệ biển, đảo và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
3. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Thời gian qua, cùng với cả nước, tỉnh Phú Yên đã rầm rộ triển khai và tổ chức
nhiều hoạt động hướng về biển, đảo. Trong đó có ngành Giáo dục và thu hút sự
1




quan tâm của đông đảo các lực lượng trong và ngoài ngành. Theo đó, ở mỗi cấp
học, từng nhà trường và mỗi thầy, cô giáo đều dành những tình cảm đặc biệt đối
với một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc bằng nhiều cách làm hay, thiết thực
và sáng tạo với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức về biển, đảo để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Ông Ngô Ngọc Thư, Phó giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết: “Sở GD-ĐT Phú Yên đã
tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức biển đảo cho 160 cán bộ quản lý
giáo dục, giáo viên Lịch sử và Địa lý cấp trung học…trên địa bàn tỉnh. Các giáo
viên sẽ chuyển tải đến học sinh, sinh viên những kiến thức về chủ quyền biển đảo
trong tình hình mới để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ
chủ quyền của Tổ quốc. Ngoài ra, để công tác tuyên truyền biển, đảo trong trường
học hiệu quả, Sở GD-ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong năm học 20142015 tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đối với nội dung về
chủ quyền, tài nguyên biển, đảo của Việt Nam trong môn học Lịch sử và Địa lý;
linh hoạt lồng ghép nội dung, phương pháp giáo dục, tăng cường tổ chức các hoạt
động ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về biển và hải đảo Việt Nam”. (Nguồn: Phú Yên
Online - Nhân lên kiến thức biển đảo trong thầy trò, Khánh Hà)
Quán triệt tinh thần chỉ đạo của ngành Giáo dục tỉnh và huyện, trong thời gian
qua, tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh, chúng tôi cũng đã tích cực hưởng
ứng và triển khai các hoạt động hướng về biển, đảo. Đặc biệt là hướng đến Trường
Sa và Hoàng Sa của Việt Nam bằng những việc làm cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai
thực hiện; quán triệt văn bản chỉ đạo của các cấp đến toàn thể cán bộ, viên chức
(CBVC) và học sinh toàn trường thông qua các kỳ họp hội đồng sư phạm và trong
các buổi chào cờ đầu tuần, gồm các văn bản sau:
1 - Văn bản số 105-HD/BTGTW, ngày 24/01/2014 của Ban Tuyên giáo
Trung ương V/v hướng dẫn công tác tuyên tuyền biển, đảo năm 2014; và công văn
số: 2988/HĐPH, ngày 07/7/2014 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp
luật Trung ương V/v tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển

năm 2014.
2- Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 30/7/2014 của UBND tỉnh Phú Yên và
Kế hoạch số 754/KH-SGDĐT, ngày 21/8/2014 của Sở GD&ĐT Phú Yên V/v tổ
2


chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển năm 2014 trên địa bàn
tỉnh Phú Yên.
Thứ hai: Phối hợp với các đoàn thể nhà trường, triển khai những nội dung cơ
bản của các văn bản quy phạm pháp luật, các luật cho CBVC thông qua đợt tập huấn
cấp trường và triển khai đến học sinh gồm:
1- Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC).
2- Luật biển Việt Nam; Luật biên giới quốc gia; Luật an ninh quốc gia.
3- Bộ luật hàng hải Việt Nam; Luật thủy sản; Luật dầu khí.
Thứ ba: Quán triệt các bộ phận, giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tổng phụ trách,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các môn Lịch sử, Địa lý thực hiện việc lồng ghép,
tích hợp thông qua các giờ dạy chính khóa, ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt Đội, sinh hoạt
lớp về chủ quyền biển, đảo.
* Đánh giá những giải pháp đã triển khai:
Nhìn chung, những biện pháp đã triển khai, cơ bản đã thực hiện đáp ứng yêu
cầu theo tinh thần chỉ đạo của các cấp và ngành giáo dục, đồng thời cũng huy động
được sự tham gia tích cực của toàn trường và bước đầu tạo được sự chuyển biến trong
nhận thức về tầm quan trọng của việc tuyên truyền, sự cần thiết của việc nắm vững
kiến thức về biển, đảo. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc
phục đó là:
Đối với việc quán triệt, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo và văn bản quy phạm
pháp luật, các luật: Vì có nhiều văn bản, nhiều tài liệu và nhiều nội dung nhưng chỉ
đọc nghe qua nên dẫn đến không khắc sâu và khó nhớ, nhất là các văn bản quy
phạm pháp luật. Điều này, tiềm ẩn nguy cơ đối với học sinh Trường THCS Tố Hữu

cũng như thế hệ trẻ của chúng ta sau này. Các em, khi lớn lên, có thể sẽ bị hạn chế
trong việc hiểu biết chính xác hoặc nhận thức không thật sự đầy đủ về nguồn gốc,
vị trí các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của nước ta, trong đó có quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đối với việc lồng ghép, giáo dục thông qua các môn học: Nhìn chung, giáo
viên dạy chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức trọng tâm về đặc điểm tự
3


nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên của các vùng biển, đảo nói chung. Còn việc đi
sâu giáo dục ý thức, trách nhiệm đối với chủ quyền biển, đảo cho học sinh thì có
phần hạn chế hơn. Cách này cũng hạn chế về đối tượng tiếp nhận thông tin vì chỉ
có người dạy- người học mới có cơ hội nắm bắt kiến thức. Do vậy, sẽ không nâng
cao được ý thức và không tạo ra hiệu ứng rộng rãi trong cộng đồng, nhất là người
dân, phụ huynh và lớp trẻ ngoài nhà trường về biển, đảo.
Mặt khác, những biện pháp đã làm trong thời gian qua vẫn còn phụ thuộc
theo sự chỉ đạo của cấp trên, thiếu sự chủ động, còn mang tính phong trào, mùa vụ,
lại vừa tốn thời gian. Theo cách này, nếu muốn thực hiện việc tuyên truyền đầy đủ,
có chất lượng thì yêu cầu phải huy động nhiều nguồn lực, kể cả tài chính và nhất là
báo cáo viên. Những người làm nhiệm vụ này phải là người có năng lực chuyên
môn sâu, có kiến thức vững vàng về văn bản quy phạm pháp luật, có quan điểm
đúng đắn và phải có sự hiểu biết thật sự đầy đủ về lĩnh vực biển, đảo. Điều này đối
với đơn vị trường sẽ gặp khó khăn dẫn đến không thể đạt được kết quả như mong
muốn.
4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Là cán bộ quản lý trường học, chúng tôi mong muốn tìm ra các giải pháp
mới, phù hợp, khả thi và vận dụng được thuận lợi, dễ dàng hơn vào thực tế để giúp
mọi người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ- những người sẽ làm chủ tương lai của đất
nước có sự hiểu biết một cách đầy đủ, thấu đáo các chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo nói chung và Biển

Đông nói riêng; chỉ rõ các vấn đề về nguồn gốc, lịch sử, vị trí, tài nguyên và môi
trường biển; có nhận thức đúng đắn về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; qua đó, nâng cao ý thức trong việc bảo
vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là nhiệm vụ vừa có tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa
chiến lược lâu dài trong thời điểm hiện nay.
Vì vậy, chúng tôi đã áp dụng sáng kiến với mô hình “mỗi góc học tập của
học sinh có một bản đồ và nội dung chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
của Việt Nam” gọi chung là “Mô hình giáo dục biển, đảo” ở Trường THCS Tố
Hữu, huyện Sông Hinh.
Triển khai mô hình này, xuất phát từ những cơ sở sau:
4


Về cơ sở pháp lý:
Ban Bí thư TW Đảng có Thông báo số 188- TB/TW, ngày 7/10/2008 về đẩy
mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X), trong đó yêu cầu: Đẩy
mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của
biển, đảo;
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số: 373/QĐ-TTg, ngày 23/3/2010 về
việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát
triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam;
Bộ Công an có Kế hoạch số 799/KH-BCA ngày 02/8/2012 về tuyên truyền,
phổ biến bản đồ Việt Nam, khẳng định chủ quyền, đấu tranh chống các luận điệu
tuyên truyền trái phép chủ quyền biển Đông của Trung Quốc, các thế lực thù địch
và phần tử xấu;
Ban Tuyên giáo Trung ương có Hướng dẫn số 105-HD/BTGTW ngày
24/01/2014 về việc hướng dẫn công tác tuyên tuyền biển, đảo năm 2014;
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương có công văn số:
2988/HĐPH, ngày 07/7/2014 V/v tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến

pháp luật về biển năm 2014;
Tỉnh Phú Yên có Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 30/7/2014 và Sở GD&ĐT
Phú Yên cũng có Kế hoạch số 754/KH-SGDĐT, ngày 21/8/2014 V/v tổ chức đợt
cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển năm 2014 trên địa bàn tỉnh Phú
Yên.
Về sự cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo:
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có tổng chiều dài bờ biển khoảng 3.260
km, phần diện tích biển nước ta chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, rộng gấp
3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Vùng biển nước ta có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ.
Trong đó, gồm hai quần đảo xa bờ là Trường Sa và Hoàng Sa, đây là một bộ phận
của lãnh thổ quốc gia, có giá trị lớn về kinh tế và an ninh quốc phòng.
Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển
năm 1982; có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông và hàng
5


nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm
chủ các vùng biển và thềm lục địa.
Xét về an ninh, quốc phòng, Biển Đông đóng vai trò quan trọng là tuyến
phòng thủ hướng Đông của đất nước. Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt
là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các
tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan
trọng đối với Việt Nam.
Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, biển,
đảo luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt
Nam. Biển, đảo có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng to lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta.
Về tình hình biển, đảo và đặc điểm nhà trường:
Trong bối cảnh của tình hình thế giới, khu vực và trên Biển Đông luôn có sự

biến đổi khôn lường, nhất là vấn đề an ninh trên biển. Các thế lực thù địch, trong đó
có Trung Quốc và các lực lượng phản động khác. Chúng chưa bao giờ từ bỏ âm
mưu, thủ đoạn nhằm gây ra các xung đột, tranh chấp, thậm chí đe dọa bằng vũ lực
và thể hiện sức mạnh của nước lớn hòng xâm chiếm và áp đặt chủ quyền vô lý đối
với một số vùng biển, đảo nước ta, nhất là tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
của Việt Nam. Chúng còn tìm mọi phương thức để xuyên tạc, tung ra những luồng
thông tin giả tạo, gây nhiễu về nguồn gốc và chủ quyền biên giới lãnh hải. Đặc biệt,
trước sự việc Trung Quốc đưa Giàn khoan Hải Dương- 981 và các tàu thuyền vào
thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Vi phạm nghiêm trọng chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Quốc gia của Việt Nam được quy định
bởi Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC).
Trường THCS Tố Hữu ở thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông, huyện Sông
Hinh, thuộc địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số, trình độ dân trí thấp, cơ hội nắm bắt thông tin để hiểu biết các vấn đề lịch
sử, thời sự về biển, đảo còn hạn chế. Học sinh của Trường THCS Tố Hữu cũng
vậy, với hơn 70% học sinh DTTS, việc giúp các em tiếp cận, nắm vững kiến thức
về biển, đảo nhất là giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải
được chú trọng hơn nữa. Nhận định về vấn đề này, tác giả Khánh Hà trong bài viết
6


“Nhân lên kiến thức biển đảo trong thầy trò” trên báo điện tử Phú Yên Online, thứ
Tư, 24/09/2014 đã dẫn lời của Hiệu trưởng trường THCS Tố Hữu, Sông Hinh:
“Kiến thức của học sinh miền núi về hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa còn khá
hạn chế. Trong khi đó, trên internet có nhiều thông tin nhiễu, xuyên tạc của các thế
lực phản động mà nếu như không có kiến thức đúng, học sinh sẽ nhận thức sai dẫn
đến những hành động quá khích. Qua việc phát cho mỗi học sinh một bảng thông
tin về Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam,… mong muốn các em có nhận thức và
hành động đúng trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc”. Đưa tin về “Mô hình giáo

dục biển, đảo” tại trường THCS Tố Hữu, Phú Yên Online cũng đã trích dẫn “Ở
vùng này, học sinh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức, kiến
thức về chủ quyền biển đảo, đặc biệt là Trường Sa và Hoàng Sa có phần hạn chế.
Vì vậy, để giúp học sinh hiểu biết chính xác, đúng đắn về chủ quyền lãnh hải quốc
gia, theo hướng cụ thể, thiết thực, trường THCS Tố Hữu đã triển khai mô hình này”
(Nguồn: Phú Yên Online- Một cách làm thiết thực, Ngọc Ly- Anh Đào).
Về phương diện nhận thức cá nhân:
Căn cứ cơ sở pháp lý, sự cấp thiết của tình hình biển, đảo, xuất phát từ thực
tế nhà trường. Chúng tôi nhận thức rằng: Cần phải chung tay, góp sức, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo một cách sâu rộng, thường xuyên với
phương châm “mưa dầm, thấm lâu” để trang bị kiến thức và dần hình thành ý thức
bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho cán bộ, viên chức và học sinh trường THCS Tố
Hữu cũng như phụ huynh và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nói chung.
Vì vậy, chúng tôi đã chọn giải pháp mới: Triển khai mô hình “mỗi góc học
tập của học sinh có một bản đồ và nội dung chú thích về quần đảo Trường Sa,
Hoàng Sa của Việt Nam” để giúp nâng cao hiểu biết và ý thức chủ quyền biển, đảo
ở Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh. Qua đó, giúp mọi người có được thông
tin đúng đắn, đầy đủ và toàn diện, khẳng định chắc chắn chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa.
5. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
Nếu như các giải pháp cũ đã vận dụng, triển khai vẫn còn bộc lộ những hạn
chế như: Chỉ chú trọng việc tuyên truyền các văn bản chỉ đạo, văn bản quy phạm
pháp luật nhưng chưa thường xuyên nên tiềm ẩn nguy cơ quên kiến thức; ít chú
7


trọng giáo dục ý thức và không tạo được hiệu ứng rộng rãi trong cộng đồng; khó
khăn về nguồn nhân lực dẫn đến hiệu quả giáo dục, tuyên truyền về biển, đảo
không cao.

Việc triển khai “Mô hình giáo dục biển, đảo” mới này tại nhà trường, sẽ vừa
khắc phục hạn chế của giải pháp cũ, đồng thời vừa có thêm giải pháp mới để tuyên
truyền cho mọi người. Nhờ hình ảnh trực quan và nội dung chú thích chính xác, rõ
ràng của “bản thông điệp”, nó sẽ tự nhiên đến với mọi người, nhất là học sinh
như “một lời nhắc nhở” thường xuyên mỗi khi ngồi vào góc học tập, khẳng định
hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam. Từ đó, giúp hình thành
truyền thống yêu nước tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành
động thiết thực vào trong cộng đồng vì biển, đảo quê hương.
Trọng tâm của của giải pháp sáng kiến là nhằm huy động sự tham gia, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về biển; xác định vị trí, vai trò,
tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; cung cấp những cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và thực tiễn, khẳng định chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt
Nam trên Biển Đông; tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
quốc; lên án các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế về biển; phản bác các luận điệu sai
trái của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam.
6. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Chúng tôi đã triển khai mô hình vào thời điểm đầu năm học 2014-2015 và
đánh giá kết quả vào tháng 3 năm 2015 (từ ngày 5/9/2014 đến 26/3/2015)
7. NỘI DUNG
7.1. THUYẾT MINH GIẢI PHÁP MỚI HOẶC CẢI TIẾN
Chúng tôi triển khai “Mô hình giáo dục biển, đảo” theo cách làm mới này là
nhằm: vừa phát huy những ưu điểm, lợi thế của giải pháp cũ, khẳng định tầm quan
trọng và cấp thiết của việc giáo dục về biển, đảo; đồng thời vừa khắc phục những
hạn chế trong việc tuyên truyền mà chính giải pháp cũ chưa thực hiện được.
8



Việc triển khai mô hình “mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội
dung chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” ở Trường THCS
Tố Hữu, được hiểu đó là toàn bộ quá trình thực hiện, triển khai đồng bộ các nội
dung, hình thức và cách thức tổ chức để trang bị kiến thức biển, đảo cho mọi người.
Trọng tâm là giáo dục trực quan bằng “Bản thông điệp” treo tại “góc học tập” của
mỗi học sinh, mỗi lớp học, từng CBVC và tại nhà trường.
Điểm mới của cách làm này là chú trọng đến việc huy động sự vào cuộc,
tham gia tích cực, thường xuyên, có chiều sâu của nhiều lực lượng, tạo hiệu ứng lan
tỏa cả trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt, nhờ có hình ảnh trực quan, sinh động,
có nội dung rõ ràng, dễ hiểu và dễ nhớ, được tác động thường xuyên hằng ngày tại
“góc học tập” của học sinh theo phương châm “mắt thấy, tai nghe, thực làm” sẽ
giúp mọi người chuyển từ nhận thức sang hành động. Danh ngôn nổi tiếng của
Benjamin Franklin “Nói với tôi và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. Cho tôi làm và
tôi sẽ học” (Tell me and I forget. Teach me and I remember. Involve me and I
learn). Vận dụng danh ngôn này, theo hướng kết hợp “nói, dạy, cho làm” để hình
thành cho mọi người thói quen biết ghi nhớ, biết học theo, rồi làm theo như: Cung
cấp thông tin, trang bị kiến thức, giúp mọi người có được sự hiểu biết đầy đủ, đúng
đắn về biển, đảo để từ đó nâng cao ý thức và có hành động phù hợp.
Chúng tôi đã thực hiện những công việc cụ thể theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền và triển khai đồng bộ 03
nội dung trọng tâm hướng về biển, đảo như sau:
Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền biển, đảo trên cơ sở kế
thừa, phát huy những ưu điểm của giải pháp cũ nhưng đảm bảo nội dung phải có
chiều sâu, hình thức phải phong phú, thường xuyên và đổi mới nhằm tạo được hiệu
ứng rộng rãi, thu hút sự vào cuộc của toàn thể CBVC, học sinh nhà trường, sự đón
nhận của phụ huynh và người dân. Cụ thể:
1- Tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên bằng hình thức niêm
yết tại bản tin nhà trường, quán triệt trong các cuộc họp Hội đồng, các buổi chào cờ
và tổ chức phát thanh.

2- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật bằng
cách: giới thiệu các địa chỉ Website; gởi văn bản đến thư điện tử từng cá nhân
9


CBVC, triển khai văn bản tại các cuộc họp, trong buổi chào cờ và tổ chức phát
thanh.
3- Triển khai trong CBVC các chuyên đề về biển, đảo; tăng cường việc dạy
tích hợp, lồng ghép các nội dung biển, đảo qua các tiết dạy.
Nội dung 2: Triển khai việc tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo bằng giải
pháp mới, thông qua “mô hình giáo dục biển, đảo” với “bản thông điệp” có hình
ảnh trực quan của bản đồ, có nội dung chú thích về quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa của Việt Nam.
Nội dung 3: Bổ sung thêm nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền về
biển, đảo cho CBVC và học sinh như sau:
Đối với CBVC: Tập huấn, triển khai 04 chuyên đề tập trung vào nội dung
sau đây: (có đĩa bài giảng kèm theo)
- Chuyên đề 1: Một số nét về tình hình biển
đảo (Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Lệ)
- Chuyên đề 2: Công tác thông tin đối nội và
đối ngoại gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
biển đảo (Người thực hiện: Nguyễn Hồng Sử)
- Chuyên đề 3: Chủ quyền Việt Nam ở Hoàng
Sa, Trường Sa tư liệu và sự thật (Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Lệ)
- Chuyên đề 4: Vị thế và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp
phát triển và bảo vệ Tổ quốc (Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Lệ)
Đối với học sinh: Triển khai đến học sinh các chuyên đề, nội dung kiến thức
thông qua các hình thức: Báo cáo, phát thanh, thảo luận, tổ chức hội thi.
Chuyên đề 1: Hỏi- đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
Chuyên đề 2: Hỏi- đáp về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các

quyền của Việt Nam trong Biển Đông.
Chuyên đề 3: Hỏi- đáp về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến
biển, đảo Việt Nam.

10


Bước 2- Thống nhất trong tập thể lãnh đạo, xin ý kiến của Chi bộ nhà
trường, lấy ý kiến của tập thể CBVC, học sinh toàn trường về triển khai “Mô hình”
và thông báo đến phụ huynh học sinh.
Bước 3- Lựa chọn tấm bản đồ Việt Nam, dự thảo nội dung chú thích về
Trường Sa, Hoàng Sa; báo cáo Đảng ủy xã Đức Bình Đông và xin ý kiến tư vấn,
góp ý của Ban Tuyên giáo huyện Ủy Sông Hinh.
Bước 4- In và phát bản đồ cho học sinh, cho CBVC trong ngày 05/9/2014
nhân dịp khai giảng năm học 2014- 2015;

Ảnh- Học sinh nhận “bản thông điệp” trong ngày Khai giảng

Bước 5- Phân công phụ trách kiểm tra việc thực hiện treo bản đồ ở góc học
tập tại nhà của mỗi học sinh, tại các lớp học và tại nhà trường thường xuyên, kiểm
tra, đôn đốc việc dạy tích hợp qua các môn học.

Nguồn: Phú Yên Online “Góc học tập của em Lê Thị Thùy Dương
Trường THCS Tố Hữu treo bản đồ Việt Nam” - Ảnh: N.LY,

11


Bước 6- Mời các thành viên nhà trường tham gia để thành lập các ban tuyên
truyền và thực hiện các nội dung công việc theo kế hoạch. Trong đó:

Mời Tổng phụ trách Đội và giáo viên dạy Mĩ thuật, giáo viên dạy Âm nhạc
tham gia phụ trách tổ chức các hội thi: Văn nghệ, vẽ và triển lãm tranh; giáo viên
Ngữ văn và Lịch sử tham gia phụ trách biên tập nội dung bài phát thanh măng non
và thuyết trình về biển, đảo cho học sinh trong các buổi chào cờ hàng tuần.
Bước 7- Mời báo cáo viên cấp huyện đã tham gia tập huấn kiến thức biển
đảo do Sở GD&ĐT Phú Yên tổ chức để báo cáo lại cho CBVC và học sinh nhà
trường.
Bước 8- Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức tuyên truyền
mô hình giáo dục biển, đảo cho phụ huynh và nhân dân tại các cuộc họp thôn,
buôn.
Bước 9- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện
“Mô hình” trên cơ sở tiếp nhận: Các nguồn thông tin trên báo chí, Website và dư
luận đồng tình của xã hội; Quan sát sự hưởng ứng, tham gia của CBVC, thái độ tích
cực hoạt động của học sinh; Khảo sát học sinh qua bài kiểm tra kiến thức biển, đảo.
* Kết quả của sáng kiến
Quá trình triển khai thực hiện “Mô hình giáo dục biển, đảo” này, chúng tôi
thu được những kết quả ở từng công đoạn, từng nội dung và hiệu quả trong cách
thức thực hiện như sau:
- Được sự đồng ý của Đảng ủy xã Đức Bình Đông và Ban tuyên giáo Huyện
ủy Sông Hinh cho phép triển khai “Mô hình” theo kế hoạch đề ra. Ông Lê Thành
Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Đức Bình Đông và Ông Lê Thăng Long, chuyên viên phụ
trách tổ chức cán bộ Phòng GD&ĐT Sông Hinh đã đánh giá cao cách làm sáng tạo
của nhà trường: “Đây là cách làm sáng tạo của Trường THCS Tố Hữu nhằm nâng
cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, ý thức bảo vệ Tổ quốc cho CBVC, học sinh
và phụ huynh học sinh nhà trường nói riêng và mọi người dân nói chung. (Nguồn:
songhinh.phuyen.gov.vn).
- Sự thống nhất của Chi bộ và tập thể lãnh đạo, cũng như sự đồng thuận và
nhiệt tình tham gia hưởng ứng rất tích cực của các đoàn thể và từng cá nhân CBVC
của nhà trường. Giáo viên cũng đồng tình ủng hộ và nghiêm túc thực hiện việc tích
12



hợp, lồng ghép các nội dung về biển, đảo một cách có chiều sâu vào các tiết dạy,
tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá nội dung này theo
tinh thần chỉ đạo của Sở GD&ĐT.
- Được sự đón nhận rất nhiệt tình của các em học sinh khi được học, nghe
tuyên truyền và tham gia các hoạt động văn nghệ, vẽ tranh, phát thanh măng non,
thuyết trình dưới cờ về biển, đảo. Đặc biệt là khi nhận “bản thông điệp” về treo tại
“góc học tập”. Cùng với đó, phụ huynh cũng nhiệt tình hưởng ứng. Ông Lê Hùng
Vương, phụ huynh của em Lê Thị Thùy Dương học sinh trường THCS Tố Hữu
nhận xét: “Tôi thấy việc nhà trường giao bản đồ
cho học sinh về treo ở góc học tập rất bổ ích.
Không những cháu cố gắng học tập hơn mà còn
quan tâm đến chuyện thời sự về biển đảo quê
hương, nhất là trong thời gian Trung Quốc
ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 vào vùng biển nước ta. Từ việc này,
chúng tôi cũng quan tâm đến tình hình biển đảo
và chắc chắn rất nhiều người khác cũng vậy”. (Nguồn: Phú Yên Online-Một cách
làm thiết thực, Ngọc Ly- Anh Đào)
- Làm được 160 “bản thông điệp” trên khổ giấy A3. Trong đó, phát cho 137
học sinh của toàn trường từ lớp 6 đến lớp 9 để treo tại “góc học tập” ở nhà, mỗi học
sinh có 01 bản; số còn lại treo tại 04 phòng học/04 lớp và các phòng chức năng,
phòng làm việc của nhà trường; phát cho mỗi CBVC 01 bản tại Lễ khai giảng năm
học- ngày 5/9/2014)

13


- Làm 02 bản “thông điệp” lớn với kích thước mỗi bản 1,2m x 1,8 m treo tại

Sảnh chính của nhà trường.

Nguồn: Phóng sự của STV Sông Hinh

- Nhà trường đăng cai tổ chức thành công 01 đợt tập huấn về kiến thức biển,
đảo cấp huyện do Phòng giáo dục chủ trì.
- Tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật thường xuyên trong tất cả các
cuộc họp, các buổi chào cờ và phát thanh 02 lần/tuần.
- Phân công mỗi tổ, mỗi đoàn thể và mỗi lớp luân phiên thuyết trình về biển,
đảo trong tất cả các buổi chào cờ đầu tuần trong cả năm học.
- Phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức truyên truyền 02 lần
cho nhân dân và phụ huynh các văn bản quy phạm pháp luật về biển, đảo tại nhà
văn hóa thôn Bình Giang và Buôn Thung của xã Đức Bình Đông có hơn 250 người
tham dự.
- Phát động cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo; Gởi bài dự thi vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết tình huấn thực tiễn cấp THCS với chủ đề “Biển đảo quê
hương” cấp huyện và tỉnh
- Tổ chức Thi vẽ tranh và trưng bày sản phẩm tranh về biển, đảo.
- Tổ chức Văn nghệ hát về biển, đảo lồng ghép trong ngày khai giảng, Sơ kết
HKI năm học 2014-2015 và ngày 26/3 học sinh tham gia rất sôi nổi.
Nhìn chung, việc triển khai “mô hình giáo dục biển, đảo” ở trường THCS Tố
Hữu, Sông Hinh đã tạo được hiệu ứng tích cực, có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng
đồng và được dư luận xã hội đồng tình. Mỗi CBVC, học sinh nhà trường không
14


những được bổ sung thêm kiến thức về biển, đảo mà còn có sự hiểu biết đúng đắn
về chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, đồng
thời cũng hình thành ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
* Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp:

Tên gọi: Mô hình “mỗi góc học tập của học sinh có một bản đồ và nội dung
chú thích về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam” được triển khai ở
Trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh được hiểu, thực chất đó là toàn bộ quá
trình triển khai thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về biển, đảo ở trường THCS
Tố Hữu và được gọi chung là “Mô hình giáo dục biển, đảo”. Bao gồm các nội
dung, hình thức và cách thức thực hiện cụ thể như sau:
Nội dung 1: Làm và phát “Bản thông điệp” cho học sinh và CBVC nhà
trường. Đây là nội dung trọng tâm của mô hình. Cụ thể đó là:
- Làm bản in màu trên
khổ giấy A3, trong đó có bản
đồ Việt Nam và nội dung chú
thích về quần đảo Trường Sa,
Hoàng Sa của Việt Nam với
dòng chữ “Trường THCS Tố
Hữu hướng về biển đảo, bảo
vệ tổ quốc” phát cho học
sinh để treo tại “góc học
tập” ở nhà của mỗi học sinh và tại các lớp học; phát cho CBVC treo tại nhà và các
phòng làm việc; Làm 02 “bản thông điệp” lớn, mỗi bản có kích thước 1,2m x 1,8m
treo tại Sảnh chính của nhà trường.
Nội dung 2: Tất cả những nội dung và cách thức của công tác phổ biến các
văn bản chỉ đạo của các cấp, của ngành và nhà trường cho tất cả CBVC, học sinh
được gọi chung là “phổ biến văn bản chỉ đạo”.
Nội dung 3: Toàn bộ nội dung, hình thức tổ chức quán triệt, tuyên truyền các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển, đảo được giọi chung là “tuyên
truyền pháp luật”.

15



Nội dung 4: Gồm các hình thức tổ chức, các hoạt động hướng về biển, đảo
do nhà trường triển khai và thực hiện như: Phát thanh măng non, thi vẽ và trưng
bày tranh, thuyết trình trong lễ chào cờ, hát về biển đảo, tích hợp và lồng ghép vào
các môn học… được gọi chung là “Chuỗi các hoạt động”
7.2. THUYẾT MINH VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
do Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng nhà trường đồng chủ trì, để giáo dục, giảng dạy
và tuyên truyền về biển, đảo cho CBVC, học sinh, phụ huynh và cộng đồng dân ở
xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh.
Với ưu điểm, dễ làm, dễ triển khai và có hiệu quả tác động lâu dài, tạo được
hiệu ứng tích cực, rộng rãi trong cộng đồng. Vì vậy, giải pháp sáng kiến này sẽ
được áp dụng có hiệu quả trên phạm vi toàn tỉnh Phú Yên, nhất là trong lĩnh vực
giáo dục, dạy học, công tác tuyên truyền về biển, đảo tại các trường học ở vùng
miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính
trị- xã hội, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Đặc biệt, tại các trường học, trung
tâm giáo dục, bệnh viện, trụ sở làm việc của các cơ quan, các xí nghiệp, các tụ
điểm công cộng, kể cả xe chở khách và máy bay chở khách để họ biết rõ thông tin
về Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam thông qua chú thích và hình ảnh trực
quan. Nhận xét về mô hình “Việc làm tuy nhỏ nhưng sẽ tạo được hiệu ứng lớn, mô
hình sáng tạo này tuy chỉ mới bắt đầu triển khai nhưng không phải chỉ duy nhất,
riêng trường THCS Tố Hữu, Sông Hinh mới làm được mà trong thời gian tới các
trường học khác cũng có thể cùng triển khai để cùng chung tay giáo dục thế hệ trẻ
về chủ quyền biển đảo và nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc”(Nguồn: Phuyen.edu.vn)
7.3. THUYẾT MINH LỢI ÍCH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA SÁNG KIẾN
Chúng tôi triển khai sáng kiến tại trường THCS Tố Hữu, huyện Sông Hinh
với “Mô hình giáo dục biển, đảo”. Trọng tâm là giáo dục nâng cao hiểu biết và ý
thức chủ quyền biển, đảo thông qua “Bản thông điệp” treo tại “góc học tập” của
mỗi học sinh. Qua những nội dung và cách làm cụ thể đã tuyên truyền, giáo dục về
biển, đảo như: Phổ biến văn bản chỉ đạo; tổ chức tuyên truyền pháp luật; lồng ghép
tích hợp giáo dục qua các môn học; tổ chức “Chuỗi các hoạt động” hướng về biển,

đảo.
Chúng tôi đánh giá lợi ích thu được như sau:
16


Thứ nhất: Tất cả CBVC, học sinh đã nắm vững các văn bản chỉ đạo của các
cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự cần thiết và cấp bách của việc đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục biển, đảo.
Thứ hai: Tất cả CBVC, học sinh đã được trang bị các văn bản quy phạm
pháp luật về biển, đảo. Qua đó, có thêm sự hiểu biết về chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; Ý thức cao trong việc
chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
về biển, đảo và bảo vệ chủ quyền, biên giới lãnh hải, bảo vệ vững chắc nền độc lập
của Tổ quốc.
Thứ ba: Qua việc tổ chức “chuỗi các hoạt động” hướng về biển, đảo cùng
với việc tích cực dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục qua các môn học đã giúp
cho CBVC, học sinh được bổ sung kiến thức, nâng cao hiểu biết một cách cơ bản,
khẳng định chắc chắn chủ quyền biển, đảo. Cụ thể:
1- Qua kiểm tra học sinh bằng 20 câu hỏi trắc nghiệp (0,5điểm/câu) để xác
định kiến thức học sinh qua các mặt: Biết một số đặc điểm về vị trí, giới hạn, tự
nhiên, đặc biệt là tiềm năng kinh tế của Biển Đông; Hiểu phạm vi và quy chế pháp
lí của các vùng biển và thềm lục địa, đặc biệt là một số căn cứ khẳng định chủ
quyền biển, đảo của nước ta; Biết vị trí địa lí và đặc điểm của một số đảo, quần đảo trên
vùng biển Tổ quốc; Hiểu ý nghĩa của vùng biển đối với tự nhiên, kinh tế và an ninh quốc
phòng ở nước ta.
- Kết quả như sau:
Nội dung kiến thức

T.Số
Câu


Tổng số: 137 HS toàn trường làm
bài kiểm tra. Trong đó, đạt điểm:
9-10

7-8

5-6

3-4

1-2

1- Biển đông và vùng biển Việt Nam;
2- Tài nguyên và khai thác tài nguyên;

20

82 HS 43HS 8 HS 3 HS

1HS

3- Bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam.

2- Kiểm tra để xác định học sinh hiểu biết về vị trí, vai trò, tiềm năng thế
mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua
chấm bài kiểm tra: Có 71/137 HS đạt điểm Giỏi; có 42/137 HS đạt điểm Khá; có
19/137 HS đạt điểm Trung bình; có 5 HS đạt điểm dưới Trung bình.
17



3- Kiểm tra để xác định học sinh hiểu biết về cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử
và thực tiễn, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Qua chấm bài kiểm tra: Có
95/137 HS đạt điểm Giỏi; có 33/137 HS đạt điểm Khá; có 5/137 HS đạt điểm Trung
bình; có 4 HS đạt điểm dưới Trung bình.
4- Kiểm tra kiến thức hiểu biết các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển,
về không gian biển, đảo của đất nước. Qua chấm bài kiểm tra: Có 83/137 HS đạt
điểm Giỏi; có 26/137 HS đạt điểm Khá; có 23/137 HS đạt điểm Trung bình; có 5 HS
đạt điểm dưới Trung bình.
5- Có 40/137 bài của HS đạt giải cấp trường qua cuộc thi tìm hiểu về biển,
đảo; Sở GD&ĐT Phú Yên công nhận 01 bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết tình huấn thực tiễn cấp THCS với chủ đề “Biển đảo quê hương”.
6- Tổ chức Thi vẽ tranh và trưng bày sản phẩm tranh về biển, đảo cho 04
lớp, mỗi lớp tham gia 10 sản phẩm. Kết quả có 14/40 sản phẩm đạt giải.

Nguồn: Trường THCS Tố Hữu, Tranh vẽ của học sinh

Thứ tư: Đã hình thành cơ bản, bước đầu về sự nhận thức, ý thức tuyên truyền,
giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ,
giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Báo điện tử Phú Yên Online
thứ Tư, 19/11/2014 đã nhận định “Được treo tại góc học tập ở nhà, bản đồ không
chỉ giúp các em, gia đình mà cả hàng xóm khi đến chơi đều nhìn thấy và khẳng
định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. (Nguồn: Phú Yên Online,
Một cách làm thiết thực, Ngọc Ly- Anh Đào)

18


Thứ năm: Tạo ra hiệu ứng tích cực trong cộng đồng và được xã hội đồng

thuận, quan tâm với ý nghĩa tích cực:
1- Đã có nhiều bài viết, bài báo, trang mạng có uy tín đưa tin và đánh giá cao
cách làm sáng tạo này. Website của Sở GD&ĐT Phú Yên, cổng thông tin điện tử
của UBND huyện Sông Hinh, Website trường; Bản tin nội bộ của Ban Tuyên giáo
huyện Ủy Sông Hinh.
2- Đài truyền thanh, truyền hình huyện Sông Hinh thực hiện 01 phóng sự về
“Mô hình” của nhà trường, đã phát trên sóng kênh STV và phát thanh đưa tin 02
lần trên đài truyền thanh của huyện. (có đĩa phóng sự kèm theo)
Qua “Mô hình giáo dục biển, đảo” tại trường THCS Tố Hữu, đã tạo ra hiệu ứng
tích cực không chỉ trong nhà trường mà cả ngoài xã hội; thu hút sự quan tâm của
các hội, đoàn thể, ban ngành của địa phương; sự vào cuộc nhiệt tình của phụ huynh
và cộng đồng dân cư. Được dư luận xã hội đồng tình và đánh giá cao. “Mô hình
này tuy đơn giản nhưng sẽ tạo được hiệu ứng lớn, có thể nhân rộng trong thời gian
tới ở các trường học khác để cùng chung tay giáo dục thế hể trẻ về chủ quyền biển
đảo và nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc. (Nguồn: Tập san- BTG huyện Ủy Sông
Hinh).
* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và
không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ

Nguyễn Hồng Sử

ĐỒNG TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Bích Lệ

19



PHỤ LỤC
1. Đĩa phóng sự của STV về Mô hình này và Bài giảng 04 chuyên đề.
2. Câu hỏi kiểm tra kiến thức học sinh. Trong đó
Phần1. Bài kiểm tra trắc nghiệm (gồm 20 câu hỏi về kiến thức thuộc các lĩnh
vực: Biển đông và vùng biển Việt Nam; Tài nguyên và khai thác tài nguyên; Bảo
vệ môi trường biển, đảo Việt Nam).
Câu 1. Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của Biển Đông?
A. Phía Đông.

B. Phía Tây.

C. Phía Bắc.

D. Phía Nam.

Câu 2. Quốc gia nào dưới đây không nằm ven Biển Đông?
A. Mianma.

B. Campuchia.

C. Brunây

D. Thái Lan

Câu 3. Vùng biển nước ta có diện tích khoảng?
A. 0,5 triệu km2.

B. 1 triệu km2.


C. 3 triệu km2.

D. 3,5 triệu km2.

C. 3260 km.

D. 4260 km.

Câu 4. Nước ta có đường bờ biển dài
A. 1260 km.

B. 2260 km.

Câu 5. Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta là?
A. Nam Định.

B. Hải Phòng.

C. Thái Bình.

D. Quảng Ninh.

Câu 6. Địa phương giáp biển nằm ở vĩ độ thấp nhất của nước ta là?
A. Cà Mau.

B. Kiên Giang.

C. Bạc Liêu.


D. Sóc Trăng.

Câu 7. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính thuộc
A. TP Hải Phòng.

B. TP Đà Nẵng.

C. Tỉnh Thừa Thiên- Huế.

D. Tỉnh Quảng Nam.

Câu 8. Huyện đảo Trường Sa là đơn vị hành chính thuộc Tỉnh
A. Quảng Trị.

B. Bình Thuận.

C. Bà Rịa- Vũng Tàu.

D.Khánh Hòa.

Câu 9. Vùng biển xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền và có chế độ pháp lí của đất liền là?
A. Nội thủy. B. lãnh hải.

C. vùng tiếp giáp lãnh hải.

D. thềm lục địa.

Câu 10. Nội thủy là
A. vùng nước tiếp giáp với lãnh hải.
B. vùng nước rộng 12 hải lí tính từ bờ biển.

C. vùng nước nằm bên trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển.
D. vùng nước nằm trong phạm vi từ bờ biển tới các đảo ven bờ.
Câu 11. Lãnh hải là?
A. vùng biển nằm bên trong đường cơ sở, có chiều rộng 12 hải lí.
20


B. vùng biển nằm phía ngoài nội thủy, có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
C. vùng biển nằm giữa bờ biển và vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. vùng biển nằm bên trong vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 12. Vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng
A. không vượt quá 12 hải lí tính từ đường bờ biển.
B. không vượt quá 24 hải lí tính từ đường cơ sở.
C. không vượt quá 24 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
D. không vượt quá 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Câu 13. Vùng đặc quyền kinh tế là?
A. nằm ngoài lãnh hải và rộng 200 hải lí.
B. nằm ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
C. nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và rộng 200 hải lí.
D. nằm ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải và hợp với vùng tiếp giáp lãnh hải thành vùng biển rộng
200 hải lí.
Câu 14. Nước ta phê chuẩn Công ước 1982 về Luật Biển vào năm nào?
A. 1982.

B. 1984.

C. 1992.

D. 1994.


Câu 15. Để hạn chế sự cạn kiệt tài nguyên hải sản và góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước cần
A. đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.

B. thường xuyên kiểm tra việc đánh bắt.

C. sử dụng lưới mắt to để đánh bắt ven bờ.

D. hạn chế việc đánh bắt mang tính hủy diệt.

Câu 16. Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm nào?
A. 1980

B. 1985

C. 1986

D. 1990

Câu 17. Bãi biển nào ở nước ta sau đây nằm ở nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?
A. Bãi Cháy.

B. Trà Cổ.

C. Đồ Sơn.

D. Ti-tốp.

Câu 18. Môi trường biển bao gồm
A. Nước biển, không khí.
B. Sinh vật biển.

C. Các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo
D. Nước biển, bờ biển, bãi biển, đáy biển.
Câu 19. Bảo vệ môi trường nước biển là hoạt động:
A. Giữ cho môi trường nước biển luôn được trong sạch.
B. Hạn chế đến tối đa các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nước biển.
21


C. Phục hồi và cải thiện môi trường nước biển.
D. Tổng hợp của cả 3 nội dung trên..
Câu 20. Các hành động mà học sinh trung học cơ sở cần tham gia để bảo vệ môi trường biển đảo:
A. Thường xuyên và tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường, tích cực tham gia dọn vệ sinh, xử lý chất thải, khắc phục thiên tai.
B. Thông tin kịp thời cảnh báo, dự báo về môi trường tới cộng đồng.
C. Tích cực tham gia trồng cây.
D. Tất cả các hành động trên.

Phần 2. Câu hỏi kiểm tra viết các chuyên đề
Chuyên đề 1: Hỏi - đáp về vị trí, vai trò và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam
1. Vài nét cơ bản về các khu vực biển, hải đảo của Việt Nam trên Biển Đông?
2. Những nét chính về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa?
3. Những nét chính về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Trường Sa?
Chuyên đề 2: Về các vấn đề liên quan đến các quyền và bảo vệ các quyền của Việt
Nam trong Biển Đông
1. Vài nét về một số bản đồ cổ tiêu biểu thể hiện Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt
Nam?
2. Khái niệm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán được hiểu như thế nào trong Công
ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
3. Lập trường của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông?
Chuyên đề 3: Về xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam

1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020?
2. Bạn hiểu như thế nào về Ngày đại dương Thế giới (Ngày 8 tháng 6)?
3. Học sinh Việt Nam cần có ý thức và trách nhiệm như thế nào trong sự nghiệp bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của ta trên Biển Đông?

22


23



×