Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

TỔ CHỨC bộ MÁY QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÔNG TY cổ PHẦN CNTM VIỆT THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.63 KB, 48 trang )

Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

i

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đơn vị thực tập: “CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ
THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH”
Người hướng dẫn : GV. ĐỖ THỊ PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Mã sinh viên

: CC00903717
Lớp : CĐ9QT
Khóa : 9 (2010-2013)
Hệ

: CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 5/2013.

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT



Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

ii

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

iii

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế hiện nay, để tồn tại và phát triển trong
môi trường kinh tế mà quy luật cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải hoàn toàn kinh doanh độc lập tự chủ. Hoạt động của các
doanh nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và
nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có nhiều chiến lược kinh doanh hiệu quả,
nhạy bén để nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất và có thể đứng vững và phát triển
thắng thế trên thị trường.
Để thực hiện được điều đó thì công việc quản trị là một yếu tô vô cùng
quan trọng. Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ

thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" và "quản lý hoạt động kinh doanh"
bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý là quá trình phổ
quát của con người và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt
động và đạt được các mục tiêu.
Việc quản lý con người, bộ máy, hệ thống làm việc trong các doanh
nghiệp là một điều hết sức quan trọng. Vì vậy, quản trị kinh doanh trong doanh
nghiệp phải không ngừng tăng cường đổi mới để phù hợp với tình hình mới của
nền kinh tế, của ngành, của doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp.
Trong những năm qua Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Việt
Thành đã đạt được những kết quả nhất định. Đồng thời có những đổi mới trong
hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình hiện nay. Bên cạnh đó vẫn còn một
số vấn đề cần hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Qua ba năm được hướng dẫn và nghiên cứu về chuyên ngành Quản trị
kinh doanh tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nay em luôn
mong muốn có cơ hội được tìm hiểu thực tế về hoạt động công tác quản trị kinh
doanh. Để từ đó củng cố và dần hoàn thiện, cũng như nâng cao kiến thức nghề
nghiệp của mình trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Sau thời gian thực

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

iv

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Việt Thành, em đã hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp. Nội dung báo cáo gồm 03 chương:
Chương I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - Kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ và
Thương mại Việt Thành.
Chương II: Tổ chức bộ máy quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần
Công nghệ và Thương mại Việt Thành.
Chương III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức quản trị kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Việt Thành.
Trong thời gian thực tập mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do thời
gian hạn chế, kiến thức thực tế còn nhiều hạn hẹp, chắc chắn báo cáo của em
còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, cán
bộ phòng kinh doanh - thương mại để bài tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ phòng kinh doanh thương mại, các cô chú lãnh đạo quản lý các phòng ban, cùng với sự hướng dẫn
nhiệt tình của cô giáo Đỗ Thị Phương.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương Mại


Việt Thành (Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành)
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành

Với xu hướng xã hội ngày càng phát triển, ngày càng hội nhập thì việc sử
dụng các thiết bị công nghệ ngày càng được phổ biến rộng rãi. Để đáp ứng một
trong những nhu cầu công nghệ đó, Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành được
sáng lập vào năm 2004 với 3 cổ đông, nhằm cung cấp, đáp ứng nhu cầu về các
thiết bị thủy lợi, thủy văn, môi trường, công nghệ tin học cho các đơn vị, cá
nhân có nhu cầu.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại Việt Thành
Tên tiếng anh: VietThanh Technology and Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt: Vietthanh.JSC
Trụ sở kinh doanh : Số 175 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại

: 0435643119

Fax: 04.35738614
Mã số thuế

Email:
: 0101530243.

Tài khoản: Số 1300201210821 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn – Chi nhánh Thăng Long.
Loại hình Công ty : Công ty cổ phần.
Đại diện pháp luật của Công ty:

Đỗ Văn Quang


Ngày thành lập Công ty 16 tháng 8 năm 2004 Sở Kế hoạch và đầu tư Hà
Nội cấp phép.
Vốn điều lệ : 1.000.000.000đ (Một tỷ đồng Việt Nam chẵn)
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành


1994-1998 Trung tâm đào tạo tin học 149 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
- Đào tạo tin học cơ bản, tin học văn phòng cho tập thể, cá nhân
- Sửa chữa cài đặt phần cứng và phần mềm tin học
1998-2004 Cửa hàng tin học số 61 Quán Sứ - Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Cung cấp thiết bị tin học
- Đào tạo nghề sửa chữa, lắp đặt máy tính, máy in, mạng
- Lập trình phần mềm tin học
2004- 2006 Thành lập Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành
- Thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực tin học, công nghệ thông tin, viễn thông.
2006 - nay Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành
- Thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực tin học, công nghệ thông
tin, viễn thông
Mở thêm lĩnh vực kinh doanh mới:
Cung cấp, chuyển giao các công nghệ thiết bị thủy lợi, thủy văn,
môi trường
Tư vấn quản lý dự án
Tư vấn đấu thầu;
Tư vấn định giá xây dựng;
Tư vấn thẩm tra kết quả đấu thầu, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, bản
vẽ thi công, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng;
Tư vấn thiết kế; Quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp;
Tư vấn giám sát;
Tư vấn đầu tư;
Chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước;

Xây dựng các phần mềm quản lý công trình thủy lợi;
Đào tạo, tập huấn cho các chương trình xây dựng nông thôn mới


Công ty cổ phần công nghệ và thương mại Việt Thành đã trải qua nhiều
năm hoạt động trong lĩnh vực thương mại và tư vấn. Từ đó, đã có quan hệ với
rất nhiều chủ đầu tư trên phạm vi toàn quốc, đã ký kết những hợp đồng thương
mại và tư vấn các lĩnh vực có giá trị lớn với một số chủ đầu tư sau:
Thanh tra nhà nước tỉnh Bắc Ninh.
Trường cao đẳng thủy lợi Bắc Bộ;
Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT.
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia.
Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ;
Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi
Tổ chức xã hội APERA.
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư các tỉnh phía bắc.
Tổng Công ty Viglacera.
Viện kỹ thuật tài nguyên nước.
Thiết kế miễn phí và cung cấp thiết bị tưới tự động, tưới tiết kiệm nước
cho các tỉnh Phía Bắc.
Sở NN&PTNT TP Hà Nội.
Trường Đại học Thủy Lợi
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần
CN&TM Việt Thành
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành.
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra như trên, Công ty cần phải thực hiện tốt
một số chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng
• Cung cấp, chuyển giao các công nghệ thiết bị thủy lợi, thủy văn, môi
trường, công nghệ tin học



Dịch vụ tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn định giá xây dựng, tư
vấn thẩm tra kết quả đấu thầu, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, tổng
mức đầu tư, dự toán xây dựng, tư vấn thiết kế, quy hoạch giao thông, thủy lợi,
nông nghiệp, tư vấn giám sát, tư vấn đầu tư
• Bảo hành, bảo trì, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, thủy văn, môi trường,
tin học
- Nhiệm vụ
• Tổ chức sản xuất, kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh
doanh
• Có kế hoạch sản xuất và phát triển phù hợp để mục tiêu của Công ty đạt
được ở mức tối đa
• Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức và mở rộng các mặt hàng,
dịch vụ sản xuất, kinh doanh
• Tạo uy tín, độ tin cậy và khẳng định thương hiệu của Công ty đối với
người tiêu dùng
• Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước
• Quan tâm, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân
viên
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
CN&TM Việt Thành
• Cung cấp, chuyển giao các công nghệ thiết bị thủy lợi, thủy văn, môi
trường, công nghệ tin học
• Tư vấn quản lý dự án
• Tư vấn đấu thầu;
• Tư vấn định giá xây dựng;
• Tư vấn thẩm tra kết quả đấu thầu, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi
công, tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng;



• Tư vấn thiết kế; Quy hoạch giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp;
• Tư vấn giám sát;
• Tư vấn đầu tư.
1.2.3 Đặc điểm quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần CN&TM Việt
Thành
Là một doanh nghiệp luôn lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu,
Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành rất chú ý tới kỹ thuật, chất lượng sản
phẩm và tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc thực hiện công trình.
Không những thế, Công ty còn không ngừng học hỏi, tìm hiểu và cải tiến kỹ
thuật.
Đấu thầu tìm
việc

Giao công việc cho đơn
vị Công ty tiến hành

Điều hành sản xuất
và quản lý sản xuất

Sơ đồ 1.1: Quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành

1. Công tác đấu thầu tìm việc :
- Chủ động mở rộng các mối quan hệ, giao dịch trong công tác để khai
thác tối đa các công trình được giao thầu cũng như tích cực trong việc tham gia
đấu thầu, mở rộng liên danh, liên kết tạo sức mạnh trong công tác đấu thầu.
- Khai thác tối đa các nguồn việc trên địa bàn toàn quốc, có phương án đa
dạng hoá sản phẩm.
- Toàn bộ công nhân viên trong Công ty đều phải có trách nhiệm tìm hiểu,
thu thập thông tin bằng nhiều hình thức, ở khắp mọi nơi về tình hình công việc,

phản ánh kịp thời với Công ty để lựa chọn mục tiêu đấu thầu và biện pháp tham
gia dự thầu.


- Tập trung mọi trí lực vật lực, nhân lực đảm bảo cho công tác đấu thầu
đạt kết quả tốt nhất.
- Phân tích nghiên cứu kỹ để lựa chọn mục tiêu đấu thầu, cụ thể các công
trình tham gia dự thầu phù hợp với khả năng năng lực của Công ty, đáp ứng
được điều kiện, tình hình sản xuất cụ thể của các đơn vị trong Công ty.
- Thực hiện liên danh khi cần thiết nhằm tạo ra sức mạnh trong đấu thầu
để đạt được mục tiêu đã lựa chọn.
- Các giải pháp kỹ thuật cần phải có các phương án để so sánh, lựa chọn
giải pháp kỹ thuật phải đạt được những yếu tố sau:
+ Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng nội dung của hồ sơ mời thầu.
+ Giá dự thầu hợp lý
* Trình tự lập hồ sơ dự thầu:
- Khi có văn bản cho dự thầu Công ty sẽ mua tài liệu, cử chủ nhiệm công
trình và tổ chức lập hồ sơ dự thầu.
- Ban giám đốc chỉ đạo các chi nhánh, văn phòng, các Phòng thiết kế,
Phòng Thi công - Dự toán - Chuyên gia và các đơn vị có liên quan trong Công
ty tiến hành nghiên cứu kỹ tài liệu, tổ chức đi thực địa quan sát, thu thập tài liệu
hiện trường, và các văn bản, tài liệu có liên quan để lập hồ sơ dự thầu. Trong
quá trình lập hồ sơ dự thầu phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quy trình, quy
phạm, quy định hiện hành và sự chỉ đạo của Công ty.
- Hồ sơ dự thầu:
+ Phần tổ chức năng lực, đội ngũ cán bộ tư vấn (phần hồ sơ pháp lý) do
các phòng chức năng đảm nhận. Phần giải pháp kỹ thuật, đề cương chi tiết về


công tác khảo sát địa hình, địa chất và phần hồ sơ kinh tế do các đơn vị thiết kế

kết hợp với các phòng chức năng đảm nhận .
+ Khi công trình lớn, phức tạp, một tổ thiết kế không thể đảm nhận được
thì phải có sự kết hợp với các đơn vị thiết kế khác để cùng lập hồ sơ thầu nhưng
phải có một đơn vị (1 chủ nhiệm công trình ) chịu trách nhiệm chính. Việc phân
chia tiền công lập hồ sơ dự thầu cũng như việc phân chia sản lượng sau này (nếu
trúng thầu) do các tổ thoả thuận và báo với Công ty.
- Bỏ giá thầu: Bỏ giá thầu do Ban giám đốc Công ty quyết định.
2. Cách thức giao việc:
- Thương thảo và ký hợp đồng với Ban A.
- Tính lại sản lượng của các đơn vị (Sản lượng của các đơn vị là sản lượng
trúng thầu).
- Phân chia thời gian ghi trong hợp đồng theo 4 giai đoạn: Khảo sát địa
hình, địa chất, thiết kế và dự toán để giai đoạn nọ cung cấp tài liệu cho giai đoạn
kia và do Ban giám đốc Công ty quyết định .
- Lập phiếu giao việc cho các đơn vị và chủ nhiệm công trình trong đó ghi
rõ nội dung công việc hay hạng mục công trình yêu cầu về kỹ thuật và thời gian
hoàn thành, mức sản lượng dự kiến và những vấn đề liên quan cần lưu ý..v.v...
- Sau khi nhận được phiếu giao việc của Công ty các đơn vị hoặc chủ
nhiệm công trình giao việc cho tổ sản xuất hoặc cá nhân bằng phiếu giao việc,
trong đó phải ghi rõ nội dung công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian hoàn thành,
định mức ngày công hoặc mức kinh phí được hưởng ..v.v... tuỳ theo cơ chế của
từng đơn vị .


- Đơn vị sản xuất giao việc cho CBCNV bằng hình thức phân công công
việc hằng ngày hoặc hàng tuần với hình thức chấm công ghi sổ để theo dõi, đôn
đốc. Khi giao phải bàn bạc cụ thể về cách làm, về phương pháp thực hiện và
phải nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý để người nhận việc thực hiện tốt hơn.

3. Nội dung điều hành và quản lý sản xuất.

- Lập đề cương và các biện pháp kỹ thuật để tiến hành công việc.
- Trình duyệt đề cương và các biện pháp kỹ thuật với Công ty và các cơ
quan hữu quan (nếu có).
- Triển khai mua sắm vật tư nguyên vật liệu.
- Bố trí nhân lực, lập kế hoạch sử dụng máy móc và phân chia thời gian
thực hiện để đạt tiến độ.
- Sưu tầm các văn bản giấy tờ, tài liệu, đồ án… cần thiết và có liên quan
để tiến hành công việc.
- Trong quá trình sản xuất nếu có sự thay đổi về nội dung phương án, thời
gian hoàn thành hoặc gặp những khó khăn trở ngại vượt ra ngoài quyền hạn của
mình thì chủ nhiệm thiết kế hoặc đơn vị sản xuất phải báo cáo kịp thời với Công
ty và khi có ý kiến của Công ty thì mới được giải quyết.
- Các phòng chức năng phải thường xuyên bám sát tình hình sản xuất,
phối hợp với các đơn vị tháo gỡ kịp thời những khó khăn, tham mưu đề xuất với
Công ty để giải quyết. Đồng thời phải cung ứng kịp thời những máy móc thiết bị
vật tư phát sinh không nằm trong điều khoản.


- Ban Giám đốc Công ty phải theo dõi sát tình hình, kịp thời đưa ra những
quyết định cần thiết thúc đẩy sản xuất. Trường hợp đặc biệt khẩn cấp, Ban Giám
Đốc sẽ điều hành trực tiếp đến tổ sản xuất và từng cá nhân.
- Những trường hợp không thể hoàn thành công việc đúng thời gian được
giao thì chủ nhiệm thiết kế và các đơn vị sản xuất được quyền tự liên doanh với
nhau hoặc thuê thêm bên ngoài. Nhưng khi thuê hoặc liên doanh phải báo cáo
với Công ty cho ý kiến chỉ đạo và tiền công do hai bên thoải thuận. Đồng thời
trong quá trình thuê hoặc liên doanh phải đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động.
- Đối với những vấn đề kỹ thuật khó và mới nếu cán bộ trong Công ty
không đảm đương được thì chậm nhất là sau 3 ngày kể từ khi nhận việc chủ
nhiệm công trình hoặc đơn vị sản xuất phải báo cáo bằng văn bản để Công ty có
kế hoạch đi thuê hoặc liên doanh.

* Đối với những chủ nhiệm thiết kế công trình hoặc các cán bộ giám sát
tác giả được cử đi công tác hiện trường, khi về phải báo cáo với Công ty bằng
văn bản các nội dung sau:
- Kết quả những việc đã giải quyết, những vấn đề còn tồn tại.
- Những đề xuất, kiến nghị với Công ty, những văn bản làm việc giữa các
bên có liên quan để Công ty xem xét và lưu hồ sơ công trình.
* Những quy định về việc xử lý và trình duyệt đề cương, biện pháp kỹ
thuật cụ thể như sau:
a. Đối với chủ nhiệm thiết kế công trình:
- Đề cương yêu cầu khảo sát địa hình, địa chất phải xong sau một ngày
với công trình nhỏ, sau 3 ngày với công trình lớn kể từ khi nhận được phiếu
khoán hoặc phiếu giao việc.


- Đề cương thiết kế sau 2 ngày đối với công trình nhỏ, 3 đến 4 ngày đối
với công trình lớn và phức tạp kể từ khi nhận được phiếu khoán hoặc phiếu giao
việc.
b. Đối với đội địa hình - địa chất: Đề cương và biện pháp kỹ thuật phải
xong từ 0,5 đến 1 ngày đối với công trình nhỏ, từ 1 đến 2 ngày đối với công
trình lớn kể từ khi nhận được đề cương yêu cầu của thiết kế.
c. Đối với cán bộ kiểm tra kỹ thuật cấp Công ty.
Khi nhận được các đề cương và biện pháp kỹ thuật phải xem xét và góp ý
ngay trong vòng 1/2 ngày để đưa lên Công ty ký duyệt và đưa vào sản xuất.
d. Trong quá trình thực hiện những đề cương và biện pháp kỹ thuật nếu
có gì vướng mắc phải phản ánh kịp thời từ tổ, Phòng và lên tới Công ty và có ý
kiến giải quyết của Công ty mới được thực hiện.
- Các chủ nhiệm thiết kế và thiết kế viên phải đảm nhận cả phần thiết kế
cơ khí và điện của công trình. Những người thực hiện những phần việc này ,
không phải kỹ sư chuyên ngành được nhận định mức lao động với hệ số 1,2 lần
so với những công việc khác.

- Trong quá trình sản xuất các đơn vị, các chủ nhiệm công trình và tổ sản
xuất phải quản lý chặt chẽ cán bộ thuộc đơn vị mình. Nếu có trường hợp nghỉ
chưa rõ lý do phải báo cáo kịp thời với Công ty. Đồng thời chỉ được phép giải
quyết cho cán bộ công nhân viên đi ra ngoài làm việc riêng từ 1 đến 2 giờ đồng
hồ trong trường hợp cần thiết.
Những cán bộ là cấp trưởng, phó các đơn vị, chủ nhiệm công trình, cán bộ
kiểm tra muốn nghỉ việc riêng phải báo cáo trực tiếp với Ban giám đốc Công ty.


1.3 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất – kinh doanh của
Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy
Hiện nay, Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành được vận hành với hơn
39 người, được chia ra thành nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau với kiểu làm
việc theo mô hình tổ chức trực tuyến.
Héi ®ång qu¶n trÞ

gi¸m ®èc

Tổ kinh
doanh 1

Phó giám đốc
kinh doanh

Phó giám đốc
phụ trách kỹ thuật

Phó giám đốc
tài chính


Phòng
Kinh doanh thương
mại - Dịch vụ

Phòng
Kế hoạch
Kỹ thuật

Phòng
Kế toán - Tài chính

Tổ kinh
doanh 2

Tổ kinh
doanh 3

Tổ tư
vấn
thiết
kế

Tổ tư
vấn
giám
sát

Tổ kỹ
thuật


Tổ tài
chính

Tổ kế
toán

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty

1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và mối quan hệ
giữa các phòng ban, bộ phận trong Công ty


a. Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đứng đầu Công ty, có quyền
quyết định cao nhất trong Công ty, định hướng đường lối phát triển của Công ty
b. Ban Giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc
- Giám đốc: Là người đại diện pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm
quản lý đối với Nhà nước. Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chung toàn bộ hoạt
động của Công ty.
- Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, phó giám
dốc có nhiệm vụ nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chịu trách nhiệm về khâu sản xuất, giám sát mọi hoạt động của Công ty,
kết hợp với các phòng ban liên quan điều hành việc sản xuất đúng tiến độ được
giao.
Đồng thời phó giám đốc cũng là người đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu giúp Giám đốc chỉ đạo các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty
c. Các phòng ban:
- Phòng kinh doanh thương mại: Gồm 4 cán bộ thực hiện
Gồm các cán bộ chuyên ngành kinh tế quốc dân và kinh tế kỹ thuật các
trường kỹ thuật chuyên ngành kinh tế thủy lợi, kinh tế xây dựng, kinh tế mỏ.

Phục vụ các công việc tư vấn, giới thiệu sản phẩm công nghệ thủy lợi, môi
trường, thủy văn và công nghệ tin học.
- Phòng kế hoạch - Kỹ thuật tư vấn: Bao gồm 6 người thực hiện.
Thực hiện các hợp đồng tư vấn thiết kế, tư vấn đầu tư, tư vấn đấu thầu tư
vấn thẩm tra
- Phụ trách kỹ thuật - Bảo hành : Bao gồm 15 người chịu trách nhiệm
+ Chịu trách nhiệm chuyển giao bảo hành toàn bộ thiết bị tại phòng bảo
hành và tại địa điểm khách hàng yêu cầu.


+ Hỗ trợ tất cả các dự án, các hợp đồng trong tư vấn thiết kế, tư vấn giám
sát và quản lý dự án
- Bộ phận khảo sát, giám sát tại công trường : Bao gồm 8 người chịu
trách nhiệm
Tốt nghiệp từ các trường xây dựng, mỏ địa chất, thủy lợi khoa kỹ thuật tài
nguyên nước phụ trách công tác giám sát tại công trường.
- Phụ trách Kế toán: 06 người + Phần mềm quản lý kinh doanh và kết
toán FastAccouting.
Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Có nhiệm vụ quản lý và
chịu trách nhiệm trước Công ty về các hoạt động tài chính kế toán
Như vậy, với 5 phòng ban khác nhau với các chức năng và nhiệm vụ khác
nhau, tuy nhiên lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 5 phòng ban này đều chịu
sự quản lý của Ban lãnh đạo và tạo thành một chuỗi mắt xích không thể tách rời
trong bộ máy của Công ty.
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần
CN&TM Việt Thành
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành.


15


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 1.1.
BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH
ĐVT: VNĐ
So sánh
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động
tài chính
Thu nhập khác
Chi phí tài chính
Chi phí quản lý doanh
nghiệp

Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

2011/2010
+/%

2012/2011
+/%

4,422,016,878

3,105,659,954

2,765,714,940

(1,316,356,924)


(29.77)

(339,945,014)

(10.95)

2,117,741

632,141

683,589

(1,485,600)

(70.15)

51,448

8.14

0

854

0

854

(854)


(100)

279,156,679

289,075,691

270,000,000

9,919,012

3.55

(19,075,691)

(6.6)

837,589,992

594,955,543

561,704,762

(242,634,449)

(28.97)

(33,250,781)

(5.59)


35,933,746

21,035,994

-30,136,279

(14,897,752)

(41.46)

(51,172,273)

(243.26)

3,611,169,247
3,145,769,365

4,318,645,391
3,980,432,501

3,386,642,434
3,097,391,921

707,476,144
834,663,136

19.59
26.53


(932,002,957)
(883,040,580)

(21.58)
(22.18)

465,399,882
3,611,169,247
2,573,792,605
1,037,376,642

338,212,890
4,318,645,391
3,260,232,755
1,058,412,636

289,250,513
3,386,642,434
2,358,365,077
1,028,277,357

(127,186,992)
707,476,144
686,440,150
21,035,994

(27.33)
19.59
26.67
2.03


(48,962,377)
(932,002,957)
(901,867,678)
(30,135,279)

(14.48)
(21.58)
(27.66)
(2.85)

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

16

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhận xét:
- Qua bảng trên ta thấy: Lợi nhuận và doanh thu của năm sau giảm đều
so với năm trước, chứng tỏ công ty đã có tốc độ tăng trưởng suy giảm và không
đạt hiệu quả kinh doanh tối đa.
- Doanh thu năm 2011 giảm 1,485,600 đồng so với năm 2010, tương
đương với 70.15%, nhưng đến năm 2012, doanh thu lại tăng lên là 51,448 đồng
so với năm 2011, tương đương với 8,14%. Điều này có nghĩa công ty chưa biết
tiết kiệm chi phí, nhân công sản xuất chung trong giá vốn hàng bán.
- Đi ngược với doanh thu, năm 2011, doanh nghiệp tăng chi phí tài chính
lên 3.55% nhưng lại giảm ở năm 2012 là 6.6%. Doanh nghiệp cần cải thiện mở

rộng các hoạt động đầu tư.
Năm 2011 có lẽ là năm Công ty đạt hiệu quả cao nhất trong ba năm gần
đây. Bởi mức tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty tăng vào năm 2011 và
giảm mạnh vào năm 2012.
- Về tài sản: Năm 2011, mức tài sản của Công ty tăng lên so với năm
2011 là 707,476,144 triệu, tương đương với 19.59%, và tăng lên so với năm
2012 là 932,002,957 triệu, tương đương với 21.58%.
- Về nguồn vốn: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu tỉ lệ thuận với
nhau và có sự chênh lệch không nhiều, đồng nghĩa với việc Công ty có khả năng
thanh toán được các khoản nợ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

19

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN TRỊ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CN&TM VIỆT THÀNH
2.1. Khái quát hệ thống quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần
CN&TM Việt Thành
2.1.1. Các hệ thống quản trị kinh doanh hiện hành trong Công ty Cổ phần
CN&TM Việt Thành
2.1.1.1. Quản trị nhân lực
Công tác quản trị nhân lực có 4 công việc chính:

• Hình thành nguồn nhân lực trong Công ty
• Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
• Duy trì nguồn nhân lực
• Quan hệ lao động
- Hình thành nguồn nhân lực trong Công ty Cổ phần CN&TM Việt
Thành:
Để hình thành nguồn nhân lực trong Công ty, Công ty Cổ phần CN&TM
Việt Thành đã và đang thực hiện một số bước như: phân tích công việc, kế
hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực, có nghĩa là bộ phận quản trị
nhân lực trong Công ty phải có trách nhiệm phân tích công việc cần bao nhiêu
nhân lực và tổ chức tuyển dụng. Nguồn tuyển dụng có thể lấy từ 02 nguồn:
nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Công ty đã xác định rõ mục tiêu
đào tạo: nâng cao liên tục khả năng hoàn thành công việc, nâng cao trình độ tiếp
cận những kỹ thuật mới, cung cấp thông tin kiến thức mới cho toàn bộ công
nhân viên rong Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Duy trì nguồn nhân lực:
Công ty có chính sách trả công cho người lao động với một số nguyên tắc

sau:
+ Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động
+ Lương tháng = Lương cơ bản + Phụ cấp
+ Lương thử việc = Thỏa thuận (thử việc 2 tháng)
+ Phụ cấp gồm: Tiền xăng, tiền điện thoại, ăn trưa
Không những thế, vông ty còn duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt
trong Công ty.
- Quan hệ lao động:
+ Về mức độ thân thiện giữa các công nhân viên với nhau: Các công nhân
viên có mối quan hệ với nhau đạt ở mức “Rất tốt” là khoảng 40%, “Tốt” là 50%
và còn lại là “Tương đối tốt”
+ Về mối quan hệ giữa công nhân viên với người lãnh đạo: Theo nguồn kết quả
điều tra của Công ty phòng cho thấy, các công nhân viên trong Công ty rất có
thiện cảm và có ý tích cực với ban lãnh đạo, người lãnh đạo trực tiếp, với ba
mức “Rất tốt”, “Tốt” và “Tương đối tốt” thì “Rất tốt” chiếm tỷ lệ cao nhất là
56%, còn lại là “Tốt” và “Tương đối tốt”, điều này chứng tỏ Công ty có khả
năng duy trì nhân lực bằng yếu tố quan hệ là rất lớn
2.1.1.2. Quản trị chiến lược
Với mục tiêu đặt doanh nghiệp vào vị thế tốt nhất trên thị trường mục tiêu, tối đa
hóa giá trị tài sản, Công ty đã và đang thực hiện 5 nhiệm vụ của quản trị chiến
lược:
- Xác định mục tiêu
- Chiến lược và phạm vi chiến lược kinh doanh

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN


21

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Sách lược và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh
- Văn hóa và những giá trị căn bản của doanh nghiệp
- Những cam kết đối với cộng đồng xã hội và Cổ đông
Cùng với những lợi thế có sẵn, Công ty mong muốn đạt được chiến lược
“tối ưu hóa chất lượng sản phẩm”, đem lại tiện ích nhất cho khách hàng, đạt
được những gì người tiêu dùng mong muốn.
2.1.1.3. Quản trị tài chính
Tối đa hóa lợi nhuận - doanh thu và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đều là
những mục tiêu về tài chính của các Công ty. Không nằm ngoài số đó, Công ty
Cổ phần CN&TM Việt Thành đã và đang thực hiện các chức năng của quản trị
tài chính một cách nghiêm túc như hoạch định chiến lược tài chính, đảm bảo đủ
nguồn tài chính cho doanh nghiệp, huy động vốn với chi phí thấp nhất và sử
dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
2.1.1.4. Quản trị sản xuất tác nghiệp
Với mục tiêu là cung cấp sản phẩm và dịch vụ đầu ra có mức chi phí sản
xuất thấp nhất và hiệu quả cao nhất, trong công tác quản trị sản xuất và tác
nghiệp, Công ty đã thực hiện một số công việc như:
- Dự báo nhu cầu
- Quyết định công suất
- Định vị doanh nghiệp
- Bố trí mặt hàng
- Quyết định sử dụng nguồn lực
- Lập trình bán hàng
- Quyết định tồn kho
- Hoạch định nhu cầu vật tư

2.1.1.5. Quản trị marketing

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

22

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Nhờ vào phương pháp cung cấp thông tin và thuyết phục, Công ty Cổ
phần CN&TM Việt Thành có chiến lược xúc tiến riêng nhằm tác động lên quan
niệm của khách hàng. Trên thực tế, mục tiêu của công tác quản trị marketing
nhằm giúp cho công ty sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm bằng
một số mục tiêu cụ thể như: tăng sự tin cậy của sản phẩm, đưa ra một sản phẩm
mới và quảng bá sản phẩm đó một cách rộng rãi tới người tiêu dùng.
Với thị trường và lĩnh vực hoạt động mà Công ty đang hướng tới, một vài
hình thức Marketing đã được Công ty thực hiện là: Tham gia tài trợ, Phát hành
thẻ bảo dưỡng, bảo hành dài hạn, đối với công nghệ thủy văn: dùng thử sản
phẩm,... và đặc biệt là luôn nói lời cảm ơn để khách hàng luôn cảm thấy được
coi trọng và tiếp tục gắn bó với Công ty.
2.1.1.6. Quản trị chất lượng
Người tiêu dùng luôn có quan điểm: “Chất lượng là sự phù hợp với yêu
cầu và mục đích của người tiêu dùng”, bởi vậy, Công ty luôn luôn phụ thuộc vào
nhu cầu người tiêu dùng mà cải tiến chất lượng
Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành đã thực hiện công tác quản trị chất
lượng bằng cách đặt ra tiêu chuẩn và chính sách chất lượng của sản phẩm. Trong

quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp
ứng yêu cầu của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Công ty cũng như sự quan
tâm của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, một yêu cầu không kém phần quan trọng là
tiết kiệm chi phí. Đối với Công ty “Năng suất cao - Chất lượng tốt - Tiết kiệm
nhiều” là chìa khóa thành công của Công ty. Có thể nói, đây là ba chỉ tiêu thể
hiện “chất lượng công việc”. Tuy nhiên, việc đánh giá công việc còn dựa vào
các chỉ tiêu sản lượng sản xuất, và sản lượng tiêu thụ mà Công ty đã đạt được.

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

23

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1.2. Mối quan hệ giữa các hệ thống quản trị kinh doanh Công ty Cổ
phần CN&TM Việt Thành
Mục tiêu lớn nhất của Công ty là đảm bảo sự bền vững và đạt lợi nhuận
cao trong hoạt động kinh doanh, vì vậy, những nhà quản trị, lãnh đạo trong
Công ty luôn phải thực hiện một số nhiệm vụ then chốt như:
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, tạo hướng chiến lược
- Phân bổ và sắp xếp nguồn lực, nâng cao chất lượng quản trị, tạo ra sự
hoàn hảo trong các hoạt động và điều hành.
2.2. Tổ chức hệ thống quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần
CN&TM Việt Thành
2.2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị kinh doanh của Công ty

2.2.1.1. Chức năng: Hoạch định - Tổ chức - Lãnh đạo - Kiểm tra
a. Chức năng hoạch định (kế hoạch hóa)
Với chức năng hoạch định, Công ty đã thiết lập ra các mục tiêu và giúp
ban lãnh đạo đó thực hiện mục tiêu một cách thuận lợi và dễ dàng.
Cụ thể như: với mục tiêu “chất lượng tốt”, “xây dựng bộ máy gọn nhẹ và
có hiệu lực”, bằng mọi hình thức, ban lãnh đạo phải có chiến lược cụ thể để có
những định hướng phát triển và thích nghi với môi trường thay đổi, tối ưu hóa
trong việc sử dụng nhân lực hiếm hoi của Công ty.
b. Chức năng tổ chức (sản xuất, kinh doanh, nhân, tài, vật lực,…)
Sau khi đã đặt ra mục tiêu và có chiến lược cụ thể, ban lãnh đạo Công ty
Cổ phần CN&TM Việt Thành xây dựng một cơ cấu tổ chức có khoa học, hợp lý,
nhằm đạt được tối đa hóa mục tiêu đã đề ra, đồng thời, tạo nền nếp, quy củ, kỷ
luật, không gây ồn ào, xáo trộn hoạt động trong Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


Đại học Tài nguyên & Môi trường HN

24

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chức năng tổ chức còn giúp Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành có
điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm tra.
c. Chức năng lãnh đạo (chỉ huy, phối hợp và điều hành)
Để tác động những công nhân viên của mình cùng đạt được mục tiêu đã
đề ra, ban lãnh đạo Công ty đã có những hoạt động thúc đẩy các nhân viên, đưa
ra những chủ trương, nguyên tắc nhất định.

Trên thực tế, với nguồn nhân lực không nhiều, để thực hiện chức năng
lãnh đạo của mình, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần CN&TM Việt Thành không
quá khó khăn trong việc đưa ra và quản lý các nguyên tắc hoạt động của bộ máy
trong Công ty.
d. Chức năng kiểm tra, giám sát,…
Đối với Công ty về Công nghệ và Thương mại như Công ty Việt Thành
thì chức năng kiểm tra, giám sát là vô cùng quan trọng, bởi giám sát và kiểm tra
là một trong những ngành nghề tư vấn cho người tiêu dùng. Bởi vậy, chức năng
này khá được ban lãnh đạo Công ty chú trọng đến và thực hiện như một tấm
gương.
Chính vì chức năng kiểm tra, giám sát được thực hiện tốt mà Công ty nắm
bắt được tiến độ và chất lượng thực hiện của các công nhân viên một cách rõ
ràng.
Bốn chức năng này có mối quan hệ khăng khít với nhau được thể hiện qua
sơ đồ sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Vân Anh

Lớp: CD9QT


×