Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Hiện tượng thu mua nông sản lạ ở một số tỉnh thành vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 83 trang )

Luận văn Thạc Sỹ Kinh Tế Học

TÓM TẮT
Trong thời gian qua, hiện tƣợng thu mua nông sản lạ đƣợc phản ánh nhiều trên
các phƣơng tiện truyền thông ở nƣớc ta, nhƣng đến nay chƣa có một nghiên cứu khoa
học nào về hiện tƣợng này. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Hiện tượng thu mua nông sản
lạ ở một số tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đƣợc nghiên cứu nhằm đánh
giá, phân tích hiện tƣợng dƣới góc độ kinh tế học. Nghiên cứu này cung cấp thông tin
cho những ngƣời quan tâm đến hiện tƣợng, những nhà quản lý có những giải pháp phù
hợp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực từ những
thƣơng vụ mua bán nông sản lạ.
Đề tài nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp tiếp cận định tính. Nghiên cứu định
tính sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện đối với các
chủ thể có liên quan trực tiếp và gián tiếp nhƣ ngƣời nông dân, thƣơng lái trong nƣớc,
chính quyền địa phƣơng, chuyên gia. Trên cơ sở lý thuyết về kinh tế học hành vi và
lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc, phƣơng pháp phân tích đa chiều
đƣợc áp dụng tập trung vào bốn nhóm đối tƣợng sau: truyền thông, nông dân, thƣơng
lái trong nƣớc và chuyên gia. Đối với mỗi góc nhìn của từng nhóm đối tƣợng, nghiên
cứu tập trung vào các vấn đề về mức độ phổ biến của hiện tƣợng, mục đích và cách
thức thu mua, chủ thể tham gia và vai trò của từng chủ thể, những lợi ích, tổn thất trực
tiếp và gián tiếp.
Việc phân tích từ nhiều góc nhìn khác nhau của các nhóm đối tƣợng đối với
một số mặt hàng nông sản lạ (cau non, vịt đẻ, ớt Demon, lá mãng cầu xiêm) ở một số
tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang) cho
chúng ta một bức tranh tƣơng đối đầy đủ về hiện tƣợng. Giúp chúng ta có cái nhìn
khách quan và toàn diện hơn về những nguyên nhân, đặc điểm và vai trò của các chủ
thể liên quan. Để từ đó có cơ sở đề xuất kiến nghị phù hợp đối với hiện tƣợng thu mua
nông sản lạ đã và đang diễn ra ở Việt Nam.

iii



Mục lục

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................................viii
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1

Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài ........................................................................... 1

1.2

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.3

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3

1.3.1 Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
1.4

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 3

1.5

Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu.................................................................... 4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 6

2.1

Một số khái niệm .................................................................................................. 6

2.1.1 Thị trƣờng nông sản và cơ cấu tổ chức thị trƣờng nông sản ........................ 6
2.1.2 Nhận dạng chuỗi cung ứng nông sản lạ và các chủ thể liên quan ................ 7
2.1.3 Khái niệm nông sản lạ ...................................................................................... 8
2.1.4 Khái niệm nông sản lạ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu................................ 8
2.2

Lịch sử quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc........................... 8

2.3

Thông tin bất cân xứng ...................................................................................... 13

2.4

Lý thuyết trò chơi trong hoạt động thƣơng mại.............................................. 14

2.5

Tiểu kết ................................................................................................................ 15

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG SẢN LẠ CỦA
THƢƠNG LÁI TRUNG QUỐC TỪ CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ........... 16
3.1

Các kênh truyền thông ....................................................................................... 16


3.1.1 Báo in, báo điện tử .......................................................................................... 17
3.1.2 Truyền hình, phát thanh ................................................................................ 17
3.2

Nhận định của tác giả......................................................................................... 18

3.2.1 Bảng thống kê tóm lƣợc.................................................................................. 18
3.2.2 Sơ đồ về hiện tƣợng......................................................................................... 24
3.2.3 Đánh giá hiện tƣợng thu mua nông sản lạ từ phƣơng tiện truyền thông .. 32
3.3

Tiểu kết ................................................................................................................ 34

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG SẢN LẠ CỦA
THƢƠNG LÁI TRUNG QUỐC TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................... 35
iv


Mục lục

4.1

Nhận định về mặt hàng và địa bàn nghiên cứu ............................................... 35

4.2

Khung phân tích ................................................................................................. 36

4.3


Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 38

4.4

Phân tích hiện tƣợng .......................................................................................... 39

4.4.1 Từ góc nhìn của truyền thông ........................................................................ 39
4.4.1.1 Thu mua “cau non” ................................................................................ 39
4.4.1.2 Thu mua “vịt đẻ” .................................................................................... 42
4.4.1.3 Thu mua “ớt Demon” ............................................................................. 44
4.4.1.4 Thu mua “lá mãng cầu xiêm” ................................................................ 47
4.4.2 Từ góc nhìn của nông dân .............................................................................. 50
4.4.2.1 Chuyện thu mua “cau non” .................................................................... 50
4.4.2.2 Chuyện thu mua “vịt đẻ” ........................................................................ 52
4.4.2.3 Chuyện thu mua “ớt Demon” ................................................................. 54
4.4.2.4 Chuyện thu mua “lá mãng cầu xiêm” .................................................... 55
4.4.3 Từ góc nhìn của thƣơng lái ............................................................................ 57
4.4.4 Từ góc nhìn của cán bộ địa phƣơng .............................................................. 60
4.4.5 Từ góc nhìn của chuyên gia ........................................................................... 62
4.4.6 Nhận định chung của tác giả .......................................................................... 66
4.5

Tiểu kết ................................................................................................................ 69

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 70
5.1

Kết luận .............................................................................................................. 70

5.2


Đề xuất kiến nghị ................................................................................................ 71

5.2.1 Đối với ngƣời dân ............................................................................................ 71
5.2.2 Đối với cơ quan chính quyền ......................................................................... 72
5.2.3 Đối với truyền thông ....................................................................................... 73
5.2.4 Đối với những nhà nghiên cứu....................................................................... 73
5.3

Hƣớng phát triển đề tài nghiên cứu tiếp theo .................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 75
PHỤ LỤC 1: TỔNG HỢP THÔNG TIN HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG SẢN LẠ
TỪ CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ................................................................ 78
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP Ý KIẾN BÌNH LUẬN CỦA BẠN ĐỌC TRÊN CÁC
PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ................................................................................ 79
PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU ................................................................ 88
PHỤ LỤC 4: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA .............................. 90
v


Mục lục

PHỤ LỤC 5: NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH.......................................................................... 94
PHỤ LỤC 6: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA - ĐỒNG THÁP ...... 100
PHỤ LỤC 7: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA – TP.CẦN THƠ ...... 104
PHỤ LỤC 8: TÓM TẮT GỠ BĂNG PHỎNG VẤN THỰC ĐỊA - TIỀN GIANG ....... 112

vi



Danh mục hình ảnh

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Dây chuyền phân phối .................................................................................... 6
Hình 2.2: Chuỗi cung ứng nông sản lạ ........................................................................... 7
Hình 2.3: Lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc ................................... 9
Hình 2.4: Tỉ trọng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất nhập khẩu Việt
Nam ............................................................................................................................... 12
Hình 3.1: Bản đồ phân bố nông sản lạ đƣợc thu mua tại Việt Nam ............................. 22
Hình 3.2: Bản đồ phân bố nông sản lạ đƣợc thu mua tại ĐBSCL ................................ 23
Hình 3.3: Sơ đồ hiện tƣợng thu mua nông sản lạ từ các phƣơng tiện truyền thông ..... 24
Hình 3.4: Thông tin đối tƣợng nông sản lạ ................................................................... 27
Hình 3.5: Thông tin hoạt động chủ thể Thƣơng lái Trung Quốc .................................. 28
Hình 3.6: Thông tin hoạt động của chủ thể Thƣơng lái trong nƣớc ............................. 29
Hình 3.7: Thông tin hoạt động chủ thể ngƣời Nông dân .............................................. 30
Hình 3.8: Thông tin hoạt động chủ thể Chính quyền địa phƣơng ................................ 31
Hình 4.1: Quy trình tiến hành nghiên cứu .................................................................... 38
Hình 4.2: Hiện tƣợng thu mua nông sản lạ dƣới góc nhìn truyền thông ...................... 50

vii


Danh mục bảng biểu

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân loại mặt hàng nông sản lạ ...................................................................... 8
Bảng 2.2: Phân tích yếu tố lợi ích theo lý thuyết trò chơi ............................................ 15
Bảng 3.1: Bảng thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo địa
phƣơng .......................................................................................................................... 18

Bảng 3.2: Các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo sản phẩm ............................. 19
Bảng 3.3: Thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo từng địa
phƣơng tại vùng ĐBSCL. ............................................................................................. 21
Bảng 3.4: Thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ thu mua tại vùng ĐBSCL .... 21

viii


Chương 1: Giới thiệu

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề và lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống
kê năm 2013, tỉ lệ ngƣời dân sống ở nông thôn là 67,8% và kinh tế nông nghiệp đóng
góp khoảng 20% GDP. Vì vậy, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
của nƣớc ta. Kinh tế nông nghiệp không chỉ giúp tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời lao
động (chiếm 47,4% vào năm 2012) mà còn góp phần ổn định và đảm bảo an ninh
lƣơng thực quốc gia.
Sản xuất nông nghiệp có bƣớc phát triển ổn định theo hƣớng chuyên canh nhƣ:
vùng sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); vùng chuyên canh cây
công nghiệp cà phê, cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; vùng nuôi trồng thủy sản
ở ĐBSCL và các tỉnh Duyên Hải; vùng trồng cây ăn quả tại ĐBSCL; … Một số mặt
hàng nông sản Việt Nam đã khẳng định đƣợc vị thế trên thị trƣờng thế giới nhƣ: gạo,
cà phê, chè, hồ tiêu, hạt điều, cao su, rau quả, … Và gần đây là cá tra, cá basa, tôm, …
đang là những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu hiện nay.
Dù chính phủ đã đầu tƣ đáng kể cho nông nghiệp, nông thôn nhƣng đời sống
của nông dân Việt Nam vẫn nhiều khó khăn. Thị trƣờng nông sản chƣa phát triển nên
việc bán nông sản của bà con nông dân vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thu
mua của các thƣơng lái. Thƣơng lái thu mua nông sản không chỉ có thƣơng lái trong
nƣớc mà còn có thƣơng lái nƣớc ngoài. Bên cạnh việc thu mua các nông sản thông

thƣờng có thị trƣờng tiêu thụ rõ ràng, thƣơng lái nƣớc ngoài (cụ thể là thƣơng lái
Trung Quốc) còn thu mua những nông sản dị biệt, bất thƣờng hay “lạ”. Theo các
phƣơng tiện thông tin đại chúng thì hiện tƣợng thu mua nông sản lạ của thƣơng lái
Trung Quốc đã xuất hiện từ lâu (khoảng thập niên 90 của thế kỷ trƣớc). Nhƣ việc họ
đến những vùng nông thôn Việt Nam để thu mua móng trâu, móng bò, mèo,… và thời
gian gần đây là lá điều khô, lá khoai lang non, rễ cây hồ tiêu, ốc bƣu vàng, đỉa, …
Theo các phƣơng tiện thông tin truyền thông, khi thu mua những nông sản lạ tại
Việt Nam, thƣơng lái Trung Quốc thƣờng áp dụng những cách thức làm giá tinh vi. Dù
mua bán công khai hay không công khai phần lớn ngƣời dân đều không rõ ngƣời
Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì nhƣng do giá thành cao nên ngƣời nông dân
vẫn ồ ạt chạy theo sản xuất, thu hoạch những nông sản lạ này với số lƣợng khá lớn.

1


Chương 1: Giới thiệu

Chỉ đến khi giá hạ thấp, thậm chí là không bán đƣợc thì xảy ra tình trạng thua lỗ, gây
thiệt hại đáng kể. Tổn thất này không chỉ ảnh hƣởng đến ngƣời nông dân mà còn ảnh
hƣởng đến sự phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế - xã
hội Việt Nam nói chung. Dù ảnh hƣởng về kinh tế của hiện tƣợng này chƣa đƣợc đánh
giá đầy đủ nhƣng những tác động về mặt xã hội là rất lớn.
Bên cạnh đó, cũng có một vài ý kiến trái chiều về hiện tƣợng thu mua nông sản
lạ không có giá trị kinh tế sẽ giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập. Cũng có ý kiến
đề xuất cần tìm hiểu rõ hơn về công dụng của những sản phẩm “lạ” này để có hƣớng
khai thác và sử dụng hợp lý hơn. Tuy nhiên, những ý kiến trái chiều này chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Cho đến nay, vẫn chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện để đánh
giá một cách toàn diện về vấn đề này1, các thông tin hiện có chủ yếu đƣợc phản ảnh từ
những bài báo phổ thông.
Vậy mức độ phổ biến của hiện tƣợng này ở Việt Nam là nhƣ thế nào? Thƣơng

lái Trung Quốc mua những nông sản lạ để làm gì? Họ sử dụng những cách thức thu
mua nhƣ thế nào? Việc thu mua nông sản lạ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi ích kinh
tế của ngƣời nông dân nói riêng và địa phƣơng nói chung? Chúng ta có thể làm gì để
nâng cao hiệu quả, đồng thời tránh đƣợc những tổn thất có thể xảy ra từ việc mua bán
nông sản lạ với thƣơng lái Trung Quốc? Đó là mối quan tâm không chỉ của ngƣời dân
mà còn là của các nhà quản lý kinh tế cấp địa phƣơng và các cấp Bộ ngành có liên
quan.
Do đó, việc phân tích toàn diện và đầy đủ về hiện tƣợng sẽ cung cấp những
thông tin hữu ích để ngƣời dân, các cơ quan chức năng có cơ sở đề ra quyết định phù
hợp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực từ hoạt
động này. Đó là lý do tôi thực hiện luận văn đánh giá và phân tích “Hiện tượng thu
mua nông sản lạ ở một số tỉnh thành thuộc Đồng bằng sông Cửu Long” ở Việt Nam.
1.2 Câu hỏi nghiên cứu
-

Thứ nhất, mức độ phổ biến của hiện tƣợng thƣơng lái Trung Quốc đến thu mua
nông sản lạ nhƣ thế nào?

1

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không tìm thấy
một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này.

2


Chương 1: Giới thiệu

-


Thứ hai, những cách thức thu mua của thƣơng lái Trung Quốc trong các thƣơng vụ
thu mua nông sản lạ là gì?

-

Thứ ba, các chủ thể tham gia vào các thƣơng vụ này là ai? Họ có vai trò nhƣ thế
nào trong các thƣơng vụ này?

-

Thứ tư, những lợi ích, tổn thất trực tiếp và gián tiếp từ hiện tƣợng thu mua nông
sản lạ này là gì?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Thu thập thông tin và phân tích hiện tƣợng thu mua nông sản lạ của các thƣơng
lái Trung Quốc tại một số tỉnh thành ở ĐBSCL để tìm ra nguyên nhân, đặc điểm của
hiện tƣợng và vai trò của các chủ thể liên quan. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị nhằm
hạn chế những tác động tiêu cực và gia tăng những tác động tích cực từ các hoạt động
này.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
-

Tổng hợp các thông tin hiện có từ các phƣơng tiện truyền thông và từ những ngƣời
dân địa phƣơng về hiện tƣợng thu mua nông sản lạ nhằm xác định mức độ phổ biến
và đặc điểm của các thƣơng vụ này.

-

Trên cơ sở những thông tin ban đầu thu thập đƣợc, xác định địa bàn và loại sản

phẩm nghiên cứu.

-

Xác định những chủ thể liên quan, vai trò, những lợi ích và tổn thất đối với các chủ
thể.

-

Phân tích hiện tƣợng từ nhiều góc nhìn khác nhau, đề xuất một số khuyến nghị
nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực.

1.4 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi của đề tài giới hạn hiện tƣợng thu mua nông sản lạ tại 3 tỉnh ở ĐBSCL
và 4 sản phẩm tiêu biểu đƣợc thu mua tại các tỉnh này để nghiên cứu gồm : Cần Thơ
(sản phẩm cau non và vịt đẻ), Đồng Tháp (sản phẩm ớt Demon), Tiền Giang (sản
phẩm lá mãng cầu xiêm) để nghiên cứu sâu. Đối tƣợng nghiên cứu là hiện tƣợng thu
mua nông sản lạ, các chủ thể liên quan, những lợi ích và tổn thất của họ trong các
thƣơng vụ này.
3


Chương 1: Giới thiệu

Đề tài kết hợp sử dụng cả 2 nguồn dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp
-

Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu, thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin
hiện có liên quan đến hiện tƣợng thu mua nông sản lạ từ mọi nguồn dữ liệu
sẵn có mà tác giả có thể tiếp cận. Do hiện tƣợng này chƣa đƣợc nghiên cứu

một cách đầy đủ nên hầu hết các thông tin thu thập đƣợc thông qua phƣơng
tiện truyền thông, các bài viết trên báo điện tử. Dữ liệu này giúp tác giả có
cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu nhƣ: nơi xảy ra, mức độ phổ biến,
diễn biến của thƣơng vụ, loại hình nông sản giao dịch, những ngƣời có liên
quan, mức độ tổn thất...

-

Dữ liệu sơ cấp: Căn cứ vào dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thực địa đến
một số địa phƣơng đã từng xảy ra hiện tƣợng thu mua nông sản lạ nhằm thu
thập những thông tin cho việc phân tích sâu: thông tin chi tiết, những bộ
phận, những yếu tố tạo nên hiện tƣợng, động cơ kinh tế, lợi ích và tổn thất
của các bên tham gia. Đồng thời cung cấp thông tin cho ngƣời dân, các cơ
quan chức năng để có thể đề ra các giải pháp hữu hiệu cho hiện tƣợng thu
mua nông sản lạ hoặc các hiện tƣợng tƣơng tự.

1.5 Ý nghĩa và giới hạn của nghiên cứu
Về ý nghĩa lý thuyết, nghiên cứu ứng dụng kinh tế học hành vi để phân tích và
đánh giá hiện tƣợng thu mua nông sản lạ, một vấn đề phổ biến nhƣng chƣa đƣợc quan
tâm, nghiên cứu một cách khoa học.
Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu này cung cấp luận cứ khoa học cho các đối
tƣợng liên quan và các cơ quan hữu quan về hiện tƣợng thu mua nông sản lạ - một hiện
tƣợng đã diễn ra từ lâu và ngày càng phổ biến, nhƣng ít đƣợc nghiên cứu một cách
thấu đáo. Nghiên cứu kỳ vọng sẽ cung cấp một bức tranh tƣơng đối toàn diện về hiện
tƣợng, giúp những ngƣời quan tâm hiểu và có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy
những mặt tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ những giao dịch liên quan.
Đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để đánh giá vấn đề và đề ra các
chính sách phù hợp nhằm quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn, cũng nhƣ tạo sân chơi
công bằng cho các chủ thể tham gia, nhất là giúp ngƣời nông dân hƣởng lợi trong hoạt
động tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.


4


Chương 1: Giới thiệu

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và khả năng thực hiện nghiên cứu nên
nghiên cứu còn một số hạn chế sau:
-

Bức tranh tổng thể về hiện tƣợng đƣợc vẽ dựa vào thông tin thu thập từ
nhiều nguồn. Các nguồn thông tin này thƣờng là những bài báo đăng trên
các báo, tạp chí phổ thông nên thông tin có thể không mang tính khoa học
mà thiên về nhận định mang tính chủ quan của ngƣời viết.

-

Hiện tƣợng thu mua nông sản lạ diễn ra ở nhiều nơi nhƣng tác giả chỉ tiến
hành thực địa ở một số địa bàn nhất định. Do đó, không thể kiểm định tính
xác thực của toàn bộ thông tin thứ cấp đã thu thập đƣợc. Nghiên cứu giới
hạn cho 4 sản phẩm “lạ” ở 3 tỉnh thành thuộc vùng ĐBSCL nên kết quả
nghiên cứu chỉ phản ánh những thông tin liên quan đến những sản phẩm nêu
trên tại những địa bàn đƣợc chọn. Kết quả này có thể không tổng quát hóa
đối với hiện tƣợng đã xảy ra tại các địa bàn khác. Do đó việc vận dụng
những kết quả nghiên cứu này vào các sản phẩm khác tại các địa bàn khác
có thể không phù hợp.

-

Việc khó tiếp cận các thƣơng lái Trung Quốc nên nghiên cứu tập trung vào

thông tin thu thập đƣợc từ những ngƣời nông dân, thƣơng lái trong nƣớc,
cán bộ địa phƣơng nơi đến thực địa, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Do đó thông tin thu thập đƣợc chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề theo
góc nhìn từ phía chúng ta.

Mặc dù còn một số hạn chế nhất định, đây có thể là một trong những nghiên
cứu đầu tiên tìm hiểu về hiện tƣợng thu mua nông sản lạ một cách khoa học. Nghiên
cứu này kỳ vọng sẽ phân tích hiện tƣợng và cung cấp thông tin hữu ích cho những
ngƣời quan tâm, đặc biệt là những chủ thể liên quan trực tiếp, những ngƣời làm công
tác quản lý ở địa phƣơng và những nhà hoạch định chính sách.

5


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Thị trƣờng nông sản và cơ cấu tổ chức thị trƣờng nông sản
Thị trường nông sản (Đinh Phi Hổ, 2003): là tập hợp những thỏa thuận, dựa
vào đó ngƣời bán và ngƣời mua trao đổi đƣợc các hàng hóa nông sản và các dịch vụ
cho nhau. Có hai cách mô tả cơ cấu tổ chức của dây chuyền phân phối nhƣ sau:
-

Timmer (1983): Có 5 dây chuyền phân phối khác nhau có thể hoạt động ở
thị trƣờng nông sản.
 Ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng ở nông thôn.
 Ngƣời sản xuất, ngƣời bán lẻ nông thôn và ngƣời tiêu dùng nông thôn.
 Ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom và ngƣời chế biến ở địa phƣơng và
ngƣời tiêu dùng ở nông thôn.

 Ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom và ngƣời chế biến ở địa phƣơng,
ngƣời bán buôn ở thành thị, ngƣời bán lẻ ở thành thị và ngƣời tiêu
dùng ở thành thị.
 Ngƣời sản xuất, ngƣời thu gom và ngƣời chế biến không ở địa
phƣơng, ngƣời bán buôn ở thành thị, ngƣời bán lẻ ở thành thị và ngƣời
tiêu dùng ở thành thị.

-

Hill và Insergent (1977): Mô tả tổng quát cơ cấu một dây chuyền phân phối
nông sản nhƣ sau:

Ngƣời
sản xuất

Ngƣời
Thu gom

Ngƣời
buôn bán

Ngƣời
bán lẻ

Ngƣời
Tiêu dùng

Hình 2.1: Dây chuyền phân phối

6



Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Theo hình mô tả dây chuyền phân phối, hàng triệu ngƣời sản xuất bán sản phẩm
của mình cho một số ít thƣơng nhân, những ngƣời này thực hiện chức năng mua gom
các lô hàng nhỏ lại thành những lô hàng lớn bán lại cho ngƣời bán buôn hoặc chế biến.
Số ngƣời bán buôn và chế biến ít hơn rất nhiều so với ngƣời thu gom nên phía cuối
dây chuyền sẽ mở rộng ra vì sản phẩm vào tay rất nhiều ngƣời bán lẻ và cuối cùng là
đến hàng triệu ngƣời tiêu dùng.
Dây chuyền này hoạt động theo nguyên tắc chung, mỗi lần chuyển giao quyền
sở hữu đều kéo theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá. Giá ngƣời nông
dân bán cho các tổ chức tham gia dây chuyền phân phối là giá của ngƣời sản xuất
(hoặc là giá ở cổng trại). Giá mà ngƣời tiêu dùng phải trả là giá bán lẻ. Giá đƣợc ấn
định từ ngƣời thu gom đến ngƣời bán lẻ đƣợc xem nhƣ là giá bán buôn.
2.1.2 Nhận dạng chuỗi cung ứng nông sản lạ và các chủ thể liên quan
Trên cơ sở lý thuyết về cơ cấu thị trƣờng nông sản cũng nhƣ cơ cấu một dây
chuyền phân phối nông sản ở mục [2.1.1]. Mặt khác từ các thông tin đƣợc phản ánh
qua các phƣơng tiện truyền thông ta có thể nhận dạng chuỗi cung ứng nông sản lạ đối
với thị trƣờng thu mua nông sản lạ ở Việt Nam nhƣ sau:

Thƣơng lái
nhỏ trong
nƣớc

Nông dân

Thƣơng lái
lớn trong
nƣớc


Thƣơng
lái Trung
Quốc

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG
Hình 2.2: Chuỗi cung ứng nông sản lạ

Các chủ thể tham gia trong chuỗi cung ứng nông sản lạ, trong đó:
-

Nông dân là ngƣời sản xuất trong cơ cấu một dây chuyền phân phối nông
sản cũng nhƣ là ngƣời sản xuất và khai thác nông sản lạ trong chuỗi cung
ứng nông sản lạ.

-

Thƣơng lái (nhỏ/lớn) trong nƣớc là ngƣời thu gom, ngƣời buôn bán, ngƣời
bán lẻ nông sản và là ngƣời nắm thông tin về nhu cầu nông sản lạ. Thƣơng
lái nhỏ là những ngƣời thu mua trực tiếp tại nhà vƣờn của nông dân và bán
lại cho các thƣơng lái lớn nhƣ các vựa thu mua.

7


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

-

Thƣơng lái Trung Quốc có thể hiểu là ngƣời bán buôn, ngƣời bán lẻ hoặc

ngƣời tiêu dùng và thực tế là ngƣời hiểu rõ nhất nhu cầu thực sự về nông sản
lạ cần tìm mua.

-

Chính quyền địa phƣơng là chủ thể gián tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng
nông sản thông qua qui định, luật định đã đƣợc ban hành nhằm quản lý thị
trƣờng nông sản.

2.1.3 Khái niệm nông sản lạ
Theo các phƣơng tiện truyền thông (Pháp luật Tp.HCM, 2014) thì nông sản lạ
đƣợc chia thành hai loại:
Thứ nhất, là các mặt hàng xác định đƣợc giá trị và nhu cầu sử dụng, nhƣng thị
trƣờng tiêu thụ không rõ ràng nhƣ lá khoai lang, dứa xanh (thực phẩm rau xanh), địa
sâm, cây sắn (đặc sản), rễ sim, cây cò ke (làm thuốc)...
Thứ hai, là các mặt hàng không xác định đƣợc giá trị và nhu cầu sử dụng, đồng
thời thị trƣờng tiêu thụ cũng mơ hồ, khó xác định nhƣ lá điều khô, rễ hồ tiêu, đỉa,
móng trâu, móng bò...
Bảng 2.1: Phân loại mặt hàng nông sản lạ
Phân loại

Giá trị và nhu cầu sử dụng

Thị trƣờng tiêu thụ

Loại 1

Biết

Không biết


Loại 2

Không biết

Không biết

2.1.4 Khái niệm nông sản lạ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
Tuy có hai loại nông sản lạ nhƣ các phƣơng tiện truyền thông thƣờng phản ánh,
nhƣng trong nghiên cứu này, khi nói đến các mặt hàng nông sản lạ là nói đến các mặt
hàng thuộc cả hai loại nhƣ trên không phân biệt loại 1 hay loại 2 mà đƣợc gọi chung là
“nông sản lạ”.
2.2 Lịch sử quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc
Lịch sử của Việt Nam gắn liền với lịch sử quan hệ thƣơng mại với các nƣớc .
Có thể chia lịch sử quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam – Trung Quốc thành các giai
đoạn nhƣ sau:

8


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

1

2
Các giai đoạn lịch sử quan hệ
thƣơng mại
Việt Nam - Trung Quốc

Giai đoạn phong kiến

(Từ cuối TKII TCN đến TK XIX)

Giai đoạn trƣớc CMT8
(Từ 1884 đến 1945)

3

Giai đoạn 1945 - 1975

4

Giai đoạn 1975 - 1990

5

Giai đoạn 1991 - 1999

6

Giai đoạn 2000 - nay

Hình 2.3: Lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc

2.2.1 Giai đoạn phong kiến (từ cuối thế kỷ thứ II TCN đến thế kỷ XIX)
Trong giai đoạn phong kiến, lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung
Quốc phân thành hai thời kỳ: thời kỳ Bắc thuộc từ những năm cuối thế kỷ II TCN đến
thế kỷ X và thời kỳ tự chủ từ năm đầu thế kỷ thứ X đến cuối thế kỷ thứ XIX. Đây là
giai đoạn Việt Nam có mối quan hệ giao thƣơng phụ thuộc chủ yếu nhà nƣớc Trung
Quốc phong kiến.
-


Thời kỳ Bắc thuộc
Giao thƣơng buôn bán ở miền Bắc Việt Nam (vùng Giao Chỉ - về hình thức là 1

tỉnh của Trung Quốc) diễn ra trên cả đƣờng thủy và đƣờng bộ với các nƣớc khác trong
khu vực Đông Nam Á. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (dangcongsan.vn, 2003)
cho rằng trong giai đoạn này hàng hóa bán ra các nƣớc chủ yếu là hƣơng liệu, lâm sản
quý, vải, gấm, giấy bản đƣờng. Trong khi đó, hàng hóa nhập vào chủ yếu là các hàng
xa xỉ phẩm, phục vụ cho chính quyền quan lại đô hộ và tầng lớp quý tộc.
-

Thời kỳ tự chủ
Suốt gần mƣời thế kỷ, lịch sử không chỉ chứng kiến những cuộc chiến tranh lớn

do các triều đại Trung Quốc phát động mà còn chứng kiến những mối quan hệ giao
hảo giữa Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc cả về chính trị, kinh tế,
văn hóa… Hoạt động thƣơng mại trong thời kỳ này chủ yếu thông qua hoạt động triều

9


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

cống và thƣơng mại trên bộ đƣợc diễn ra dọc tuyến biên giới giữa hai nƣớc (Nguyễn
Thị Mỹ Hạnh, 2012).
Ngoài ra, theo Stuart-Fox (2003), Trung Quốc vẫn là nƣớc có sức mạnh và
chiếm ƣu thế trong việc chi phối nền kinh tế và trật tự thế giới. Các triều đại Trung
Quốc tiếp tục khẳng định vị thế kiểm soát nền kinh tế. Hàng hoá và thị trƣờng chỉ
Trung Quốc mới có thể cung cấp . Đây là hình thức độc quyền thị trƣờng hàng hóa
Trung Quốc.

2.2.2 Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng 8
Với hiệp ƣớc Hòa Thân – 1884 và hiệp ƣớc Thiên Tân – 1885 đã chấm dứt việc
triều cống của triều đình Huế đối với nhà Thanh và đánh dấu quyền thống trị của Pháp
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Theo Bộ Công thƣơng Việt Nam cho rằng trong giai đoạn này ngƣời Hoa đóng
vai trò quan trọng trong việc nhập cảng và tiêu thụ nội địa. Về xuất khẩu, ngƣời Hoa
chiếm thị phần lớn trong việc thu mua, chế biến và xuất khẩu lúa gạo của toàn vùng
Nam Bộ. Ngƣời Hoa gần nhƣ độc quyền trong việc nhập khẩu những mặt hàng tiêu
dùng đến từ các nƣớc Nhật, Singapore, nhất là Hồng Kông và Thƣợng Hải, gồm vải
vóc, thực phẩm, dụng cụ gia đình, nến, giấy, bút mực, diêm, giày dép, quần áo… Đó là
những mặt hàng mà Pháp không có hoặc có nhƣng giá đắt hơn do chi phí vận chuyển
lớn.
2.2.3 Giai đoạn 1945 – 1975
Đây là giai đoạn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tốt đẹp nhất trong suốt chặng
đƣờng quan hệ của hai nƣớc và đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khái quát là “Mối
tình thắm thiết Việt – Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Theo Bùi Xuân Lƣu và Nguyễn Hữu Khải (2006) vào cuối những năm 1950
Trung Quốc, Liên Xô và các nƣớc Đông Âu thiết lập quan hệ chính thức về kinh tế và
thƣơng mại với Việt Nam. Năm 1952, Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định thƣơng mại
với Chính phủ Trung Quốc. Năm 1953, Chính phủ hai nƣớc ký Nghị định thƣ về mậu
dịch tiểu ngạch biên giới, quy định việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân các tỉnh biên
giới Việt – Trung. Trong thời kỳ này, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt
hàng nông, lâm, thổ sản nhƣ: chè, sơn, gỗ, hoa hồi, quế, sa nhân, trâu bò… và nhập
khẩu từ Trung Quốc các máy móc, dụng cụ, sắt thép, hóa chất, vải sợi, hàng tiêu dùng,
10


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

dƣợc phẩm… Ngoài quan hệ thƣơng mại, Trung Quốc còn viện trợ cho Việt Nam một

số vật tƣ hàng hóa không hoàn lại.
Từ năm 1955, Chính Phủ Việt Nam đã ký với Liên Xô, Trung Quốc và các
nƣớc XHCN khác các hiệp định về viện trợ hàng hóa và kỹ thuật. Ngoài ra, Chính phủ
cũng ký Hiệp định thƣơng mại với Chính phủ Pháp (1955), Ấn Độ (1956), Indonesia
(1957)... và đặt quan hệ buôn bán với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore,
Hà Lan, Anh... Tính đến năm 1964, Miền Bắc có mối quan hệ thƣơng mại với 40
nƣớc.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng thời kỳ này là: Xuất khẩu tăng rất
chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu, tỉ trọng viện trợ không hoàn lại lớn.
2.2.4 Giai đoạn 1975 – 1990
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nƣớc vào năm 1975, do mâu thuẫn chính trị
giữa Trung Quốc và Việt Nam, đến đầu năm 1979, Trung Quốc đƣa quân vào biên giới
Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung. Sau chiến tranh quan hệ
hai nƣớc xấu đi và quan hệ thƣơng mại chính thức giữa hai nƣớc không diễn ra.
2.2.5 Giai đoạn 1991 – 1999
Tháng 11-1991 đánh dấu sự kiện quan hệ bình thƣờng hóa giữa hai nƣớc Việt
Nam – Trung Quốc. Mối quan hệ này đƣợc Trung Quốc khái quát qua 16 chữ vàng
“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hƣớng tới tƣơng lai”.
Hai nƣớc đã ký hiệp định thành lập Ủy ban hợp tác Thƣơng mại Việt Nam –
Trung Quốc. Hai bên ra thông cáo chung, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc gia
tăng hợp tác về kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê giá trị xuất nhập khẩu trong giai đoạn này khoảng
41 triệu USD mỗi năm.
2.2.6 Giai đoạn 2000 – nay
Từ sau khi bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991, giá trị xuất nhập khẩu Việt
Nam - Trung Quốc tăng trƣởng liên tục. Theo số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục
Hải quan và IMF từ năm 2000 đến 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng
từ 1,5 tỷ USD lên 13,3 tỷ USD và dao động trong khoảng 10% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc


11


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

không ngừng tăng lên (từ 1,4 tỷ USD vào năm 2000 lên gần 37 tỷ USD vào năm
2013), tỉ trọng tăng từ 10% lên 28%.

Hình 2.4: Tỉ trọng xuất nhập khẩu với Trung Quốc trong tổng xuất nhập khẩu Việt Nam

(Nguồn theo Tổng cục Hải Quan và IMF qua các năm)
Theo Lê Thị Kim Thoa và Ngô Hoàng Đại Long (2014), những mặt hàng Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc là các hàng hóa thô, sơ chế, có giá trị gia tăng thấp
nhƣ: khoáng sản thô (than, quặng sắt, dầu thô), nông lâm sản, thủy sản, đồ thủ công,
hoa quả và nông sản chủ lực của Việt Nam. Riêng mặt hàng cao su chiếm 70%, lúa
gạo chiếm 40%, thanh long, vải và bột sắn chiếm 80-90% tổng kim ngạch xuất khẩu
các sản phẩm này đi các nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, những mặt hàng Việt Nam
nhập khẩu từ Trung Quốc là các mặt hàng thành phẩm có giá trị gia tăng cao bao gồm
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và các
linh kiện đi kèm; sắt thép các loại; các nguyên phụ liệu; thành phẩm hóa chất, và cả
hàng nông sản.
Trong năm 2014, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy Việt Nam tiếp tục
nhập siêu từ Trung Quốc xấp xỉ 29 tỷ USD: xuất khẩu chỉ đạt 14,9 tỷ USD so với nhập
khẩu là 43,87 tỷ USD. Nhƣ vậy, nhập siêu từ Trung Quốc không ngừng tăng lên cho

12


Chương 2: Cơ sở lý thuyết


thấy Việt Nam phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc điều này ảnh hƣởng
không nhỏ đến tình hình sản xuất trong nƣớc và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Lịch sử quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc chịu ảnh hƣởng rất lớn từ
quan hệ chính trị hai nƣớc. Lịch sử đã chứng minh khi một nƣớc lớn hơn gây chiến
xâm lƣợc thì Việt Nam chống lại bằng mọi giá để bảo vệ lãnh thổ. Nhƣng khi chiến
tranh kết thúc Việt Nam luôn giữ mối quan hệ giao hảo với nƣớc lớn mạnh hơn.
Vì vậy, quan hệ Trung Quốc – Việt Nam, theo Womack (2006) luôn là mối
quan hệ bất cân xứng.
2.3 Thông tin bất cân xứng
Theo Pindyck, Rubinfeld (1999) trong rất nhiều giao dịch kinh tế, một số ngƣời
có đầy đủ thông tin hơn những ngƣời khác, và sự thuận lợi hay thiệt thòi về thông tin
đó sẽ ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn của họ, khiến cho kết quả giao dịch không
còn ở trạng thái tối ƣu. Hiện tƣợng một hay nhiều ngƣời tham gia thị trƣờng không có
đầy đủ thông tin để ra quyết định nhƣ vậy đƣợc gọi là sự bất cân xứng thông tin
(Asymmetric information), hay thông tin không hoàn hảo (Imperfect information).
Thông tin bất cân xứng là một thất bại của thị trƣờng vì nó dẫn đến hậu quả là
thị trƣờng không đạt trạng thái hiệu quả tối ƣu vì các lý do sau:
-

Thứ nhất, giao dịch với thông tin không hoàn hảo tạo ra một sự tổn thất hay
mất mát trong tổng phúc lợi xã hội.

-

Thứ hai, giao dịch với thông tin không hoàn hảo dẫn đến hậu quả là thị trƣờng
chỉ có hàng xấu, dịch vụ không tốt, hoặc thậm chí không tồn tại.
Ngoài ra, theo Taylor (2013) những nhà kinh tế học đã cho chúng ta một cơ sở

vững chắc để hiểu, thấy đƣợc những khiếm khuyết và thất bại thị trƣờng nơi mà những
bản hợp đồng rất đƣợc chú trọng. Hai nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị trƣờng là

do lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Cả hai khái niệm này liên quan mật thiết tới vấn
đề thông tin bất cân xứng. Khái niệm lựa chọn bất lợi là tình trạng mà những hệ quả
xấu xảy ra do bởi bên bán hoặc bên mua có đƣợc những thông tin mà bên mua hoặc
bên bán thiếu, những thông tin này là đặc điểm của hàng hóa đem bán. Còn rủi ro đạo
đức là tình huống mà bên bán hoặc bên mua có đầy đủ những thông tin mà bên mua
hoặc bên bán thiếu, thông tin về những động cơ hành động mà một bên tạo ra, ảnh
hƣởng tới chất lƣợng sản phẩm.
13


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Khi ngƣời nông dân bán những hàng hóa nông sản lạ cho thƣơng lái Trung
Quốc, trƣớc tiên ngƣời nông dân không biết đƣợc một cách rõ ràng Trung Quốc mua
những nông sản này để làm gì? Thị trƣờng đối với hàng hóa này là nhƣ thế nào? Nhu
cầu đối với hàng hóa ra sao? Giá cả của hàng hóa là nhƣ thế nào? Chỉ có thƣơng lái
Trung Quốc nắm đƣợc những thông tin này. Việc bất cân xứng thông tin là tiền đề cho
nguy cơ “lựa chọn ngƣợc” và “rủi ro đạo đức”.
2.4 Lý thuyết trò chơi trong hoạt động thƣơng mại
Theo Gibbons, Robert (1992) lý thuyết trò chơi (game theory) nghiên cứu các
tình huống đƣa ra quyết định của ngƣời chơi. Trong đó, các bên tham gia hay ngƣời
chơi chọn các hành động khác nhau để cố gắng tối đa hóa kết quả nhận đƣợc. Từ lâu,
lý thuyết trò chơi đã đƣợc phát triển nhƣ là một công cụ để nghiên cứu hành vi kinh tế
học. Ngày nay, lý thuyết trò chơi còn đƣợc ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác
nhƣ: sinh học, triết học, khoa học máy tính, chính trị, quân sự, ngoại giao…
Nếu xem xét việc các thƣơng lái Trung Quốc tìm những ngƣời nông dân để
mua nông sản lạ theo thỏa thuận nhƣ thuận mua vừa bán, khi đó đôi bên đã chấp nhận
tham gia một cuộc chơi và đây cũng là môi trƣờng có tƣơng tác ra quyết định. Khi đó,
theo lý thuyết trò chơi thì ngƣời nào đƣa ra quyết định đúng thì ngƣời đó sẽ thắng hay
ngƣợc lại là thua và bất kỳ ngƣời chơi nào cũng muốn tìm cách để kết quả có lợi cho

mình nhất. Giả sử, thƣơng lái Trung Quốc đến tìm mua một mặt hàng nông sản “lạ” là
lá điều khô ở nhà vƣờn của ngƣời nông dân, theo lý thuyết trò chơi ta có thể xác định
đƣợc bài toán mà ngƣời chơi có thể lựa chọn nhƣ sau:
-

Nếu hai bên không vi phạm thỏa thuận hợp tác trong việc mua lá điều khô thì
lợi ích hai bên nhƣ nhau và lợi ích là thấp (1 : 1) do bán với giá thỏa thuận ban
đầu.

-

Nếu hai bên vì lý do nào đó có một bên vi phạm thỏa thuận hoặc không hợp tác
trong mua bán thì bên đó sẽ thu lợi nhiều hơn bên hợp tác. Khi đó lợi ích sẽ là
(2 : -2) hoặc (-2 : 2).

-

Nếu hai bên cùng vi phạm hợp đồng thì 2 bên cùng bị thiệt hại, nhƣng thiệt hại
này thấp hơn. Khi đó lợi ích là (-1 : -1)

14


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Bảng 2.2: Phân tích yếu tố lợi ích theo lý thuyết trò chơi

Thỏa thuận thu mua nông sản
Thƣơng lái
Trung Quốc


Nông dân
Không hợp tác

Hợp tác

Không hợp tác

-1 : -1

2 : -2

Hợp tác

-2 : 2

1:1

Do đó, thƣơng lái Trung Quốc sẽ chọn chiến lƣợc nhƣ sau: nếu ngƣời nông dân
không hợp tác thì họ sẽ chọn quyết định không hợp tác vì khi đó thiệt hại sẽ thấp hơn.
Ngƣợc lại, nếu nông dân hợp tác họ sẽ vẫn chọn không hợp tác vì lợi ích lớn hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế thƣơng lái Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo của cuộc
chơi này nên các yếu tố của cuộc chơi thay đổi theo hƣớng có lợi cho bên thƣơng lái
Trung Quốc. Mặt hàng lá điều khô là mặt hàng không rõ ràng về thị trƣờng và tính
năng sử dụng nên ngƣời nông dân dù có hợp tác hay không hợp tác vẫn là ngƣời chơi
bị thiệt hại nhiều nhất vì không có quyền quyết định chiến lƣợc cho mình. Mặc khác,
hai bên tham gia cuộc chơi này lại không có chế tài nào bảo vệ hay trừng phạt ngƣời
chơi vi phạm thì ngƣời có quyền quyết định chiến lƣợc cho mình là ngƣời chiến thắng.
2.5 Tiểu kết
Chƣơng cung cấp một số khái niệm về chuỗi cung ứng nông sản, các chủ thể

trong chuỗi cung ứng nông sản và khái niệm nông sản lạ mà các phƣơng tiện truyền
thông đề cập đến, cũng nhƣ khái niệm nông sản lạ đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên
cứu. Ngoài ra, lịch sử quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam - Trung Quốc, lý thuyết kinh
tế học hành vi trong hoạt động thƣơng mại nhƣ hành vi lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo
đức trong điều kiện thông tin bất cân xứng, ứng dụng của lý thuyết trò chơi là cơ sở
lập luận trong quá trình phân tích hiện tƣợng thu mua nông sản lạ tại vùng ĐBSCL nói
riêng và Việt Nam nói chung.
Trƣớc khi đi vào công việc phân tích, chƣơng tiếp theo sẽ tìm hiểu tổng quan
hiện tƣợng thu mua nông sản lạ của thƣơng lái Trung Quốc từ các phƣơng tiện truyền
thông. Qua đó phần nào giúp ta thấy đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình và thực trạng
của hiện tƣợng cần nghiên cứu.

15


Chương 3: Tổng quan hiện tượng thu mua nông sản lạ qua phương tiện truyền thông

CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN HIỆN TƢỢNG THU MUA NÔNG
SẢN LẠ CỦA THƢƠNG LÁI TRUNG QUỐC TỪ CÁC
PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG
3.1 Các kênh truyền thông
Ngày nay phƣơng tiện truyền thông không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu thông tin của con ngƣời. Báo chí nói chung bao gồm các loại hình truyền thông
nhƣ: báo in hay còn đƣợc gọi là báo giấy, báo viết, báo chữ; phát thanh (báo nói),
truyền hình (báo hình) và báo điện tử hay còn gọi là báo mạng. Các phƣơng tiện truyền
thông này đã trở nên quen thuộc với mọi ngƣời. Do tính chất đa dạng và phong phú
của từng loại hình nên thông tin đƣợc truyền tải đến độc giả theo nhiều cách khác
nhau.
Nếu báo in với lợi thế là nội dung truyền tải sâu sắc, có tính phổ cập cao do ra
đời sớm nhất nhƣng thông tin truyền tải chậm, hạn chế tƣơng tác hai chiều với ngƣời

đọc thì báo nói thông tin đƣợc truyền tải nhanh hơn nhƣng lại thiếu hình ảnh minh họa.
Báo hình ra đời giúp thông tin truyền tải nhanh với hình ảnh sống động hơn nhƣng vẫn
tồn tại hạn chế tƣơng tác hai chiều với ngƣời xem đài. Từ những năm đầu thế kỷ 21,
báo điện tử ra đời đã giúp cải thiện những hạn chế của các loại hình truyền thông khác
nhƣ: thông tin cập nhật nhanh chóng, có tính tƣơng tác cao. Tuy báo mạng chƣa phổ
cập nhƣ báo in nhƣng với lợi thế môi trƣờng internet giúp báo mạng phản ảnh thông
tin một cách sinh động qua bài viết, hình ảnh, âm thanh, video clip… nên hiện nay báo
mạng ngày càng nổi trội hơn các loại báo khác.
Thông qua báo chí, thông tin về các sự kiện, hiện tƣợng mang tính thời sự thuộc
mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội đƣợc phản ánh đến độc giả với nhiều hình
thức khác nhau. Do đó, đối với hiện tƣợng thƣơng lái Trung Quốc thu mua nông sản lạ
xảy ra ở các địa phƣơng trong thời gian qua đã đƣợc báo chí tích cực phản ảnh đến
ngƣời dân. Từ báo in, truyền hình, phát thanh và phổ biến nhất là báo điện tử đã cập
nhật thông tin liên lục về các sự kiện thu mua nông sản lạ diễn ra khắp nơi trên cả
nƣớc.

16


Chương 3: Tổng quan hiện tượng thu mua nông sản lạ qua phương tiện truyền thông

3.1.1 Báo in, báo điện tử
Các cơ quan báo chí hiện nay không chỉ sản xuất và phát hành các loại báo viết
hay báo in mang tính phổ cập nhƣ trƣớc đây mà còn phát hành song song hai loại hình
báo in và báo điện tử nhƣ: báo in “tuổi trẻ” và báo điện tử “tuổi trẻ online”,…Ngoài ra,
có những tòa soạn báo điện tử là cơ quan chuyên sản xuất và phát hành các bài báo
dƣới dạng ấn bản điện tử nhƣ VnExpress với địa chỉ truy cập là />Với lợi thế của báo điện tử, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên
internet. Ví dụ với từ khóa “thu mua nông sản lạ”, hàng loạt bài viết trên các báo điện
tử đƣợc tìm thấy với những nhan đề ấn tƣợng nhƣ: “Thƣơng lái Trung Quốc mua đủ
thứ lạ đời”(Vietnamnet, 2015); “Thƣơng lái Trung Quốc lại giở trò”(Ngƣời lao động,

2015); “Làm rõ mục đích thƣơng lái Trung Quốc mua nông sản lạ”(An Ninh Thủ Đô,
2015);... Do tính chất đa đạng và thuận lợi khi chọn lọc thông tin, nên tác giả đã tổng
hợp thông tin ban đầu chủ yếu từ các bài viết trên các trang báo điện tử: Tuổi trẻ,
Ngƣời lao động, Dân trí, An Ninh Thủ Đô, Đời sống Pháp luật, Vietnamnet, Kinh tế
Nông thôn, Nông nghiệp Việt Nam, Báo Cần Thơ, Dân Việt, Đất Việt, Đại Đoàn kết…
3.1.2 Truyền hình, phát thanh
Bên cạnh các loại hình phổ biến nhƣ báo điện tử và báo in phản ánh hiện tƣợng
thu mua nông sản lạ thì truyền hình là một kênh thông tin không thể đứng ngoài cuộc.
Đài truyền hình Việt Nam - một kênh truyền hình quốc gia (VTV) - hay kênh truyền
hình Công An Nhân dân (ANTV) đã có hàng loạt các phóng sự nhƣ:
-

Kênh VTV1 với phóng sự: “Thu mua nông sản „dị biệt‟: thủ đoạn làm giá
của thương lái Trung Quốc” (Tạp chí kinh tế cuối tuần, 2013), “Những sản
vật lạ đã được mua bán tại Việt Nam” (Vấn đề hôm nay, 2015).

-

Kênh ANTV với phóng sự: “Thương lái Trung Quốc thu mua nông sản dị
biệt” (Kinh tế & Tiêu dùng, 2015)…

Do khó truy cập thông tin vì hạn chế tƣơng tác hai chiều và các thông tin phản
ánh hiện tƣợng thu mua nông sản lạ trùng lắp với thông tin trên các báo mạng, nên
trong giới hạn của nghiên cứu này thông tin chủ yếu đƣợc thu thập từ các trang báo
điện tử nhƣ đã đề cập. Ngoài ra, thông tin phản ánh về hiện tƣợng này trên sóng phát
thanh thì tác giả chƣa thể thu thập đƣợc vì khó xác định đƣợc thời gian phát sóng.

17



Chương 3: Tổng quan hiện tượng thu mua nông sản lạ qua phương tiện truyền thông

3.2 Nhận định của tác giả
3.2.1 Bảng thống kê tóm lƣợc
Từ các thông tin thu thập đƣợc qua các phƣơng tiện truyền thông, cụ thể từ các
trang web của báo điện tử, tác giả đã tổng hợp thành “Tổng hợp hiện tƣợng thu mua
nông sản lạ từ phƣơng tiện truyền thông” (Xem Phụ lục 1) từ năm 2011 đến nay. Căn
cứ vào thông tin tổng hợp, tác giả thực hiện bảng thống kê tóm lƣợc các sản phẩm
nông sản lạ đƣợc thu mua theo các yếu tố nhƣ sau:
Bảng 3.1: Bảng thống kê tóm lƣợc các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo địa phƣơng

(Giảm dần theo số lượng mặt hàng)
STT

Địa phƣơng

1

Bình Định

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Hậu Giang
Đồng Tháp
Kon Tum
Thái Nguyên
Tiền Giang
Trà Vinh
Vĩnh Long
Bạc Liêu
Cần Thơ
Đắk Lắk
Gia Lai
Hà Giang
Hải Phòng

Kiên Giang
Lạng Sơn
Nghệ An
Quảng Ngãi
Sóc Trăng
Thanh Hóa
Tuyên Quang
An Giang
Bắc Giang
Bến Tre
Bình Phƣớc
Cà Mau
Điện Biên

Nông sản lạ
Cà gai leo, lá trầu, lan kim tuyến, nấm độc, nấm
linh chi, cây ngâu
Cam non, cau non, lá mãng cầu, ốc bƣu vàng
Cá sấu con, cam non, ớt Demon
Cây kim cƣơng, hạt mây, hạt ƣơi
Đỉa, chè bẩn, hạt chè
Dứa xanh, hoa thanh long, lá mãng cầu
Cam non, cau non, hoa thanh long
Cam non, cau non, lá khoai lang
Cá sấu con, ốc bƣu vàng
Cau non, vịt đẻ
Hồ tiêu non, tiêu lép
Rễ cây rừng: cây T'Rƣng, gốc rễ cây hồ tiêu
Mầm thảo quả, cây mật gấu
Hoa hồng non, đỉa

Con banh long, ốc bƣu vàng
Hạt na, rễ sim
Hạt bo bo, lá cò ke
Đá đen, rong mơ
Cau non, ốc bƣu vàng
Các loại cây thảo dƣợc, đỉa
Đỉa, chè bẩn
Cá sấu con
Lá vải thiều khô
Cau non
Lá điều khô
Con banh long
Phân trâu khô

Số lƣợng
mặt hàng
6
4
3
3
3
3
3
3
2
2
2
2
2
2

2
2
2
2
2
2
2
1
1
1
1
1
1
18


Chương 3: Tổng quan hiện tượng thu mua nông sản lạ qua phương tiện truyền thông

28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

40
41
42
43

Đồng Nai
Hà Nội
Hà Tĩnh
Hải Dƣơng
Hòa Bình
Hƣng Yên
Khánh Hòa
Lâm Đồng
Long An
Phú Thọ
Phú Yên
Quảng Ninh
TP.HCM
TT Huế
Vĩnh Phúc
Yên Bái

Lá điều khô
Đỉa
Đỉa
Đỉa
Đỉa
Đỉa
Gốc rễ, gỗ trắc non
Sầu riêng non

Hoa thanh long
Đỉa
Cây sắn
Cây phong ba
Đỉa
Địa sâm
Đỉa
Chè bẩn

1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1

(Nguồn thông tin tổng hợp từ các báo điện tử).
Bảng 3.2: Các mặt hàng nông sản lạ đƣợc thu mua theo sản phẩm
(Theo thứ tự A, B, C…)
STT

1
2
3

Nông sản lạ
Cá sấu con
Cà giai leo
Các loại cây thảo dƣợc

4

Cam non

5

Cau non

6
7
8
9
10
11
12
13

Cây kim cƣơng
Cây mật gấu
Cây ngâu
Cây phong ba

Cây sắn
Chè bẩn
Con banh long
Đá đen

14

Đỉa

15
16
17

Địa sâm
Dứa xanh
Gốc rễ, gỗ trắc non

Địa phƣơng
An Giang, Bạc Liêu, Đồng Tháp
Bình Định
Thanh Hóa
Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh
Long
Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Vĩnh Long
Kon Tum
Hà Giang
Bình Định
Quảng Ninh
Phú Yên

Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái
Cà Mau, Kiên Giang
Quảng Ngãi
Hà Nội, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Hòa Bình, Hƣng
Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh
Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Tp.HCM
TT Huế
Tiền Giang
Khánh Hòa
19


×