Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

NGUYỄN HUỲNH ĐỨC
--------------------------

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ
LỢI NHUẬN HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG
TẠI LONG AN
Chuyên ngành

: Kinh tế học

Mã số chuyên ngành

: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN TIẾN KHAI

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng tại Long An” được thực hiện nhằm tìm hiểu tình hình các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
trên địa bàn tỉnh Long An, xác định các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận của hộ
nuôi tôm thẻ. Qua đó, đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận hộ nuôi


tôm thẻ trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp
định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ
được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm để tìm hiểu những thông tin
chung về tình hình nuôi tôm, những thuận lợi và khó khăn trong nuôi cũng như tiêu thụ tôm
sau thu hoạch. Nghiên cứu chính thực được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng nhằm xác định mối tương quan giữa các biến định tính và biến định lượng; xác định
các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ thông qua việc ước lượng
hàm sản xuất bằng phương pháp hồi quy đa biến.
Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến năng suất với biến phụ thuộc là năng suất vụ nuôi
(kg/1.000m2/vụ) và 15 biến độc lập, cho kết quả: (1) số lượng con giống, (2) số lượng thức
ăn, (3) số lượng thuốc - hóa chất, (4) mực nước ao nuôi, (5) thời gian nuôi có mối tương
quan đồng biến với năng suất vụ nuôi; các yếu tố: (1) diện tích ao nuôi, (2) dịch bệnh có
mối tương quan nghịch biến với năng suất vụ nuôi. Các yếu tố còn lại: (1) số ngày công lao
động, (2) lượng xăng - dầu, (3) lượng điện, (4) mô hình nuôi, (5) tập huấn, (6) sử dụng ao
lắng, (7) kiểm tra chất lượng con giống, (8) ương con giống chưa tìm được mối liên hệ có ý
nghĩa với năng suất vụ nuôi theo dữ liệu của nghiên cứu.
Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến lợi nhuận với biến phụ thuộc là lợi nhuận vụ nuôi
(đồng/1.000m2/vụ) và 14 biến độc lập, cho kết quả: (1) giá lao động, (2) giá con giống, (3)
giá điện, (4) mô hình nuôi, (5) giá bán có mối tương quan đồng biến với lợi nhuận; các yếu
tố: (1) giá thức ăn, (2) dịch bệnh có mối tương quan nghịch biến với lợi nhuận. Các yếu tố
còn lại: (1) giá thuốc - hóa chất, (2) giá xăng - dầu, (3) kinh nghiệm nuôi, (4) tập huấn, (5)
sử dụng ao lắng, (6) ương con giống, (7) sử dụng vốn vay chưa tìm được mối liên hệ có ý
nghĩa với lợi nhuận vụ nuôi theo dữ liệu của nghiên cứu.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị cho các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng cũng như chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Long An.
Mặc dù luận văn vẫn còn những hạn chế, tuy nhiên kết quả nghiên cứu này có thể tin cậy và
là tài liệu tham khảo có giá trị cho các hộ nuôi tôm thẻ cũng như các đối tượng có quan tâm
đến việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên

cứu khác có liên quan.

iii


MỤC LỤC
TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC........................................................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Vấn đề nghiên cứu ...................................................................................................... 1
1.2. Lý do nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 3
1.7. Ý nghĩa của luận văn ................................................................................................. 3
1.8. Điểm mới .................................................................................................................... 4
1.9. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ......... 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................ 5
2.1.1. Lý thuyết kinh tế học sản xuất .................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đo lường ............................... 7
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế ........................................................................... 7
b. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế .......................................................... 7
2.1.3. Lý thuyết về chi phí ................................................................................... 7
a. Bản chất của chi phí .................................................................................... 7
b. Đặc điểm chung của chi phí ........................................................................ 8

c. Phân loại chi phí ......................................................................................... 8
d. Khấu hao ..................................................................................................... 8
2.1.4. Lý thuyết về doanh thu .............................................................................. 9
2.1.5. Lý thuyết về lợi nhuận............................................................................... 9
2.1.6. Lý thuyết về kiến thức nông nghiệp .......................................................... 11
2.1.7. Lý thuyết về vốn trong sản xuất nông nghiệp ............................................ 12
2.1.8. Thị trường trong sản xuất nông nghiệp ..................................................... 12
iv


2.1.9. Lý thuyết về hàm sản xuất ........................................................................ 12
2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 20
3.1. Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 21
3.2.1. Số liệu thứ cấp ........................................................................................ 21
3.2.2. Số liệu sơ cấp .......................................................................................... 21
3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................. 22
3.3.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ....................................................... 22
a. Hành vi ứng xử người sản xuất trong quyết định điểm đầu vào tối ưu ....... 22
b. Hành vi ứng xử người sản xuất trong quyết định điểm đầu ra tối ưu.......... 23
c. Hành vi ứng xử của nông dân trong quyết định điểm đầu vào và điểm đầu ra
tối đa hóa lợi nhuận .............................................................................. 24
3.3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................ 25
a. Xây dựng mô hình...................................................................................... 25
b. Xây dựng mô hình ước lượng các nhân tố tác động đến năng suất............. 26
c. Xây dựng mô hình ước lượng các nhân tố tác động đến lợi nhuận ............. 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 32
4.1. Mô tả địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 32

4.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 32
4.1.2. Cơ cấu kinh tế ......................................................................................... 32
4.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ..................................................................... 33
4.1.4. Tình hình sản xuất thủy sản ..................................................................... 33
4.2. Kết quả phân tích mô tả mẫu nghiên cứu............................................................... 34
4.2.1. Hộ nuôi tôm ............................................................................................ 34
a. Giới tính và độ tuổi của chủ hộ.................................................................. 34
b. Địa bàn khảo sát ....................................................................................... 34
c. Lý do nuôi tôm ........................................................................................... 35
d. Lý do chọn nuôi tôm thẻ chân trắng........................................................... 35
e. Lao động và trình độ học vấn .................................................................... 36
g. Kinh nghiệm nuôi ...................................................................................... 36
v


h. Môi trường nước hiện tại........................................................................... 37
i. Môi trường nước so với năm trước ............................................................. 37
k. Ảnh hưởng của mô hình nuôi tôm đến môi trường nước............................. 37

Deleted:

l. Tham gia tập huấn ..................................................................................... 38
m. Sử dụng vốn vay ....................................................................................... 38
4.2.2. Phương thức nuôi .................................................................................... 38
a. Mô hình và quy mô nuôi ............................................................................ 38
b. Số vụ trung bình trong năm ....................................................................... 38

Deleted:

c. Mực nước trung bình ao nuôi .................................................................... 39

d. Ao lắng và chất lượng ao lắng ................................................................... 39
e. Dịch bệnh .................................................................................................. 40
g. Con giống .................................................................................................. 40
h. Chất lượng con giống ................................................................................ 40

Deleted:

i. Kiểm tra chất lượng con giống ................................................................... 41
k. Ương con giống và chất lượng con giống sau ương ................................... 41
l. Số lần thu hoạch ......................................................................................... 42
m. Hình thức bán ........................................................................................... 42
4.2.3. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn nhất khi nuôi tôm ................................ 42

Deleted:
Deleted:

a. Các yếu tố thuận lợi nhất khi nuôi tôm ...................................................... 42
b. Các yếu tố khó khăn nhất khi nuôi tôm ...................................................... 43
4.2.4. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn nhất khi tiêu thụ tôm ........................... 43
a. Các yếu tố thuận lợi nhất khi tiêu thụ tôm ................................................. 43
b. Các yếu tố khó khăn nhất khi tiêu thụ tôm ................................................. 44
4.3. Phân tích mối quan hệ về chi phí, năng suất, lợi nhuận hộ nuôi tôm.................... 44
4.3.1. Phân tích cơ cấu các hạng mục chi phí .................................................... 44
4.3.2. Phân tích tổng chi phí, năng suất, lợi nhuận hộ nuôi tôm ......................... 45
4.3.3. Phân tích sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính bằng phương
pháp phân tích phương sai Anova................................................................ 46
a. Sự khác biệt giữa các hạng mục chi phí chính, năng suất, tổng chi phí,
doanh thu, lợi nhuận với địa bàn nuôi ................................................... 46
b. Sự khác biệt giữa các hạng mục chi phí chính, năng suất, tổng chi phí,
doanh thu, lợi nhuận với nguồn gốc con giống ...................................... 47

vi


c. Sự khác biệt giữa các lợi nhuận với hình thức bán ..................................... 49
4.3.4. Phân tích sự khác biệt giữa biến định lượng và biến định tính bằng kiểm
định trung bình tổng thể T - Test ................................................................. 49
a. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với mô hình nuôi ......... 49
b. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với tập huấn ................ 50
c. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với sử dụng vốn vay..... 51
d. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với sử dụng ao lắng..... 52
e. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với tình hình dịch bệnh 53
g. Phân tích mối liên hệ giữa năng suất và lợi nhuận với ương con giống ..... 54

Deleted:
Deleted:
Deleted:

4.4. Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh tế hộ nuôi tôm ........................ 55
4.4.1. Các nhân tố tác động đến năng suất hộ nuôi tôm thẻ chân trắng .............. 55
a. Mức độ giải thích của mô hình .................................................................. 55

Deleted:
Deleted:

b. Về mức độ phù hợp của mô hình ................................................................ 56
c. Kết quả phân tích các kiểm định ................................................................ 56
d. Giải thích ý nghĩa các biến ........................................................................ 56
4.4.2. Các nhân tố tác động đến lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ chân trắng .............. 57
a. Mức độ giải thích của mô hình .................................................................. 57
b. Về mức độ phù hợp của mô hình ................................................................ 57

Deleted:

c. Kết quả phân tích các kiểm định ................................................................ 57
d. Giải thích ý nghĩa các biến ........................................................................ 58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 59
5.1. Kết luận .................................................................................................................... 60
5.2. Các kiến nghị ............................................................................................................ 61
5.2.1. Đối với các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng..................................................... 61
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương .............................................................. 63
5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 65
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 66
1. Tài liệu tham khảo tiếng Anh ........................................................................ 66
2. Tài liệu tham khảo tiếng Việt ........................................................................ 67
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................ 71
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát................................................................................... 71
vii

Deleted:


Phụ lục 2: Tổng quan về tôm thẻ chân trắng ...................................................... 80
Phụ lục 3: Kết quả nghiên cứu ........................................................................... 83
Phụ lục 3.1: Thống kê mô tả .............................................................................. 83
Phụ lục 3.2: Kết quả phân tích phương sai Anova .............................................. 88
Phụ lục 3.3: Một số bảng tổng hợp kết quả ........................................................ 95
Phục lục 3.4: Kết quả kiểm định Pearson........................................................... 97
Phụ lục 3.5: Kết quả phân tích hồi quy ............................................................ 101

viii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences

UBND

Ủy ban nhân dân

Vasep

Vietnam Association of Seafood Exporters
and Producers

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Một số thông tin ngành tôm tỉnh Long An năm 2014

2

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

20

Hình 3.2: Sơ đồ thu thập số liệu nghiên cứu

21

Hình 3.3: Điểm đầu tư đầu vào tối đa hóa lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh hoàn
hảo

22

Hình 3.4: Điểm đầu ra tối ưu của người sản xuất trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo

23

Hình 3.5: Mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra và 3 giai đoạn của quá trình sản xuất

24

Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2012 - 2014

32


Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện địa bàn khảo sát

35

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện lý do các hộ chọn nuôi tôm

35

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện lý do các hộ chọn nuôi tôm thẻ chân trắng

36

Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kinh nghiệm nuôi tôm thẻ của chủ hộ

37

Hình 4.6: Khảo sát mực nước trung bình ao nuôi

39

x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Đánh giá của hộ nuôi về môi trường nước hiện tại

37

Bảng 4.2: Đánh giá của hộ nuôi về môi trường nước hiện tại so với năm trước


37

Bảng 4.3: Đánh giá của hộ nuôi về ảnh hưởng nuôi tôm đến môi trường nước

38

Bảng 4.4: Đánh giá chất lượng ao lắng của chủ hộ

40

Bảng 4.5: Khảo sát nguồn gốc con giống

40

Bảng 4.6: Đánh giá của chủ hộ về chất lượng con giống

41

Bảng 4.7: Đánh giá chất lượng con giống sau ương

42

Bảng 4.8: Khảo sát số lần thu hoạch

42

Bảng 4.9: Khảo sát hình thức bán

42


Bảng 4.10: Khảo sát yếu tố thuận lợi nhất khi nuôi tôm

43

Bảng 4.11: Khảo sát yếu tố khó khăn nhất khi nuôi tôm

43

Bảng 4.12: Khảo sát yếu thuận lợi nhất khi tiêu thụ tôm

44

Bảng 4.13: Khảo sát yếu khó khăn nhất khi tiêu thụ tôm

44

Bảng 4.14: Cơ cấu các hạng mục chi phí tính trên 1.000m2

45

Bảng 4.15: Phân tích tổng chi phí, năng suất và lợi nhuận trung bình

45

Bảng 4.16: Mối liên hệ giữa hình thức bán với lợi nhuận

49

Bảng 4.17: Mối liên hệ giữa mô hình nuôi với năng suất


50

Bảng 4.18: Mối liên hệ giữa mô hình nuôi với tổng lợi nhuận

50

Bảng 4.19: Mối liên hệ giữa tập huấn với năng suất

51

Bảng 4.20: Mối liên hệ giữa tập huấn với tổng lợi nhuận

51

Bảng 4.21: Mối liên hệ giữa sử dụng vốn vay với năng suất

52

Bảng 4.22: Mối liên hệ giữa sử dụng vốn vay với tổng lợi nhuận

52

Bảng 4.23: Mối liên hệ giữa sử dụng ao lắng với năng suất

53

Bảng 4.24: Mối liên hệ giữa sử dụng ao lắng với tổng lợi nhuận

53


Bảng 4.25: Mối liên hệ giữa dịch bệnh với năng suất

54

Bảng 4.26: Mối liên hệ giữa dịch bệnh với tổng lợi nhuận

67

xi


Bảng 4.27: Mối liên hệ giữa ương con giống với năng suất

55

Bảng 4.28: Mối liên hệ giữa ương con giống với tổng lợi nhuận

55

xii


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Vấn đề nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành sản xuất có những nét đặc thù tạo ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn
tại và phát triển, vì thế từ lâu rất được các nhà kinh tế quan tâm. Nước ta phấn đấu đến năm
2020 trở thành quốc gia làm giàu và mạnh về biển, kinh tế trên biển và ven biển, góp phần
đáng kể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong ngành nông nghiệp, thủy sản là ngành
sản xuất hết sức quan trọng, đóng góp lớn vào ổn định sinh kế nông hộ và xuất khẩu nông

sản của Việt Nam, trong đó vai trò của nghề nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý
nghĩa đặc biệt.
Nuôi tôm phát triển rất nhanh và hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Đến nay, Việt
Nam có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ với diện tích thả nuôi 657.523 ha, sản lượng đạt
446.424 tấn. Khu vực ĐBSCL chiếm 90,6% diện tích, 75,2% sản lượng với 595.723 ha,
358.477 tấn; trong đó tôm sú là 579.997 ha và 280.647 tấn, tôm thẻ chân trắng là 15.727 ha
và 66.830 tấn (Tổng cục Thủy sản, 2013). Nghề nuôi tôm ven biển của Việt Nam bắt đầu từ
những năm 1980 với hình thức quảng canh, dựa vào nguồn giống cũng như thức ăn thiên
nhiên là chính, ngày nay Việt Nam là một trong những nước có sản lượng tôm nuôi lớn trên
thế giới.
Các hộ nông dân tỉnh Long An quan niệm “nuôi tôm là con đường nhanh chóng để đi lên
làm giàu” vì giá trị sản xuất và tỷ suất lợi nhuận thu được rất cao. Sự phát triển nhanh chóng
nông thôn ở các xã, huyện vùng ngập mặn một phần nhờ con tôm. Thu nhập và đời sống của
người dân tăng nhanh chóng theo các vụ tôm trúng mùa và được giá. Từ việc nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) trong nhiều năm, gần đây người nuôi tôm đang chuyển dần sang nuôi
tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei, hay là Litopenaeus vannamei).

Nguồn: Cục Thống kê Long An, 2015
Theo Nguyễn Trang (2013), mô hình tôm thẻ chân trắng có những đặc điểm nổi trội hơn
tôm sú đó là nuôi được với mật độ cao và rất cao, thời gian nuôi ngắn hơn nên công lao
1/102


động ít hơn và nuôi được nhiều vụ hơn trong một năm, tôm ít bệnh hơn và tỷ lệ sống cao
hơn nhiều. Từ những ưu điểm trên, nếu nuôi tôm thẻ chân trắng được đầu tư đúng mức có
thể mang lại lợi nhuận/năm cao hơn nhiều so với tôm sú.
Theo UBND tỉnh Long An (2014), diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 7.075 ha, trong đó: diện
tích nuôi tôm sú đạt 834 ha, tôm thẻ chân trắng đạt 6.241 ha; diện tích thu hoạch khoảng
5.576 ha, sản lượng đạt 12.703 tấn. Hiện diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đang gia tăng
nhanh chóng so với tôm sú và điều này thể hiện càng rõ ràng hơn tại Long An khi diện tích

nuôi tôm chân trắng chiếm đến 88,2% so với diện tích nuôi tôm sú chỉ đạt 11,8%.
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và quan trọng nhất đối với người sản xuất.
Trong điều kiện bị ràng buộc về năng lực bản thân, vốn, lao động và môi trường tự nhiên,
thị trường; người nuôi tôm luôn phải đối diện với những lựa chọn, quyết định cách thức sản
xuất hiệu quả để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất (tập trung vào tăng năng suất và lợi
nhuận tối đa). Tuy nhiên, khó khăn trong sản xuất là việc giá bán đầu ra và các chi phí đầu
vào có nhiều biến động, thị trường tiêu thụ không ổn định ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản
xuất của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Long An. Năng suất và lợi nhuận
các hộ nuôi tôm thẻ trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng chưa được
nghiên cứu rõ ràng.
1.2. Lý do nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới được áp dụng gần đây bởi có những ưu điểm vượt
trội so với tôm sú như mật độ cao hơn, năng suất tốt hơn, thời gian nuôi ngắn và quan trọng
hơn là lợi nhuận cao hơn so với tôm sú. Vì vậy, diện tích và sản lượng tôm thẻ tỉnh Long An
gia tăng nhanh chóng so với tôm sú và tốc độ này chưa có dấu hiệu dừng lại. Bất kỳ ngành
sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển, vấn đề hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu.
Qua mỗi thời kỳ sản xuất cần phân tích, tìm ra hướng khắc phục tổ chức sản xuất cho chu
kỳ tiếp theo (Trần Hoàng Kim và Lê Thu, 1992 trích từ Nguyễn Thị Cang, 2012).
Việc các hộ nuôi tôm chuyển từ tôm sú sang tôm thẻ là tất yếu vì hiệu quả kinh tế mang lại
cao hơn. Không chỉ đối với hộ nuôi tôm thẻ mà trên tất cả các đối tượng canh tác khác nhà
sản xuất luôn dành sự quan tâm lớn đến năng suất và nhất là lợi nhuận thu được. Vậy nên,
việc nghiên cứu và tìm hiểu các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận của hộ nuôi
tôm thẻ chân trắng rất quan trọng và thiết thực.
Với mong muốn cung cấp cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và các nhà làm công tác
chuyên môn, quản lý trên địa bàn tỉnh có cái nhìn phù hợp hơn, có một nghiên cứu làm cơ
sở tham khảo về các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận của các hộ nuôi tôm thẻ
trên địa bàn để người nuôi tôm có hướng sản xuất hiệu quả; người làm công tác chuyên môn
và quản lý có những định hướng và chính sách hỗ trợ phù hợp cho các hộ nuôi tôm nên tôi
quyết định chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm thẻ
chân trắng tại Long An” làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế học tại Trường Đại học

Mở Tp.HCM.
2/102


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này dự kiến sẽ trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Hiện trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Long An như thế nào?
(2) Các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn tỉnh Long An?
(3) Liệu có giải pháp nào để tăng năng suất và lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
trên địa bàn tỉnh Long An?
1.4. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu cụ thể là:
(1) Tìm hiểu thực trạng các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn Long An.
(2) Xác định các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ.
(3) Gợi ý một số giải pháp liên quan giúp các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn
tỉnh nâng cao năng suất và lợi nhuận.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, áp dụng các nguyên lý của kinh tế học
vi mô về tối ưu hóa quá trình sản xuất trong điều kiện nguồn lực giới hạn. Đối với người sản
xuất, tùy theo trường hợp cụ thể họ sẽ có những ứng xử khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận,
năng suất hoặc tối thiểu hóa chi phí (Phạm Vân Đình và ctg, 2008).
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương
pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.
Sử dụng phương pháp định lượng, chọn lựa các biến có liên quan đến đề tài và dùng mô
hình kinh tế lượng phù hợp để xây dựng mô hình hồi quy. Đây là nghiên cứu nhằm lượng
hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu.
1.6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: khảo sát thực hiện trong địa bàn tỉnh Long An nên không đại diện cho
từng tỉnh hoặc vùng ĐBSCL hoặc một địa phương nào đó.

Phạm vi không gian: thực hiện trên địa bàn tỉnh Long An, hiện có 4 huyện có diện tích
nuôi tôm thẻ chân trắng là Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ. Nghiên cứu dự
kiến sẽ tiến hành khảo sát trên địa bàn cả 4 huyện trên, với mong muốn có cái nhìn toàn
diện nhất có thể về vấn đề nghiên cứu nên sẽ tiến hành khảo sát đại diện các địa bàn cấp xã
có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của 4 huyện trên.
Phạm vi thời gian: nghiên cứu được hoàn thành trong năm 2015, dữ liệu khảo sát thực hiện
cuối năm 2014.
1.7. Ý nghĩa của luận văn
3/102


Việc nghiên cứu đề tài này giúp đánh giá một cách tổng quan tình hình canh tác tôm thẻ
chân trắng trên địa bàn tỉnh Long An; tìm được các nhân tố tác động đến năng suất và lợi
nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh; các nhân tố có tác động giúp tăng và
giảm năng suất và lợi nhuận hộ nuôi tôm. Từ đó có thể gợi ý một số chính sách cho các hộ
nuôi tôm và người làm công tác quản lý cho phù hợp.
Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Long An và
là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về tôm thẻ chân trắng.
1.8. Điểm mới
(1) Về nội dung: đề tài đầu tiên nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lợi nhuận các hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng tại Long An.
(2) Về phạm vi: được khảo sát đại diện trên toàn bộ địa bàn có diện tích nuôi tôm tại tỉnh
Long An.
(3) Về thời gian: cập nhật thời gian.
1.9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, các bảng, biểu, tài liệu tham khảo; nội dung luận văn bao gồm 05
chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Phần mở đầu: giới thiệu tóm tắt chung về vấn đề nghiên cứu, lý do nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa của
luận văn; những điểm mới và kết cấu chung của luận văn cũng được trình bày tại chương này.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan: trình bày tóm tắt các lý thuyết
liên quan đến đề tài, các mô hình nghiên cứu trước, từ đó làm cơ sở để đưa ra mô hình nghiên
cứu cho đề tài.
Chương 3. Phương pháp và mô hình nghiên cứu: trình bày phương pháp thực hiện
nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và đưa ra mô hình nghiên
cứu cho đề tài.
Chương 4. Phân tích kết quả nghiên cứu: phân tích chi tiết các kết quả của nghiên cứu về
địa bàn nghiên cứu, thống kê mô tả, phân tích sự khác biệt giữa biến định lượng phụ thuộc
với các biến định tính (thông qua kiểm định trung bình tổng thể T - Test, Phân tích phương
sai sâu Anova), kết quả mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến năng suất và lợi nhuận hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Nội dung chương này sẽ nêu tóm tắt kết quả nghiên cứu
đạt được và kết luận; đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu và điều kiện thực tế tại địa bàn
nghiên cứu đưa ra các kiến nghị, khuyến cáo nhằm phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.
Cuối cùng, trong chương trình cũng nêu những hạn chế của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu
tiếp theo.

4/102


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết kinh tế học sản xuất
Sản xuất là quá trình tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực như lao
động, tài nguyên, nguyên vật liệu, vốn dưới dạng tiền mặt hay máy móc, thiết bị, đất đai và
công nghệ. Sản xuất hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến khái niệm ngắn hạn hay dài hạn.
Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định. Mọi thay đổi trong sản
lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào. Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các
yếu tố đầu vào đều biến đổi. Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào.

Theo Lê Thế Giới (2008), tổ chức sản xuất là quá trình chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành
các sản phẩm và dịch vụ. Trong thực tế, sản xuất bao gồm toàn bộ các hoạt động để sản xuất
hàng hóa và dịch vụ. Các hoạt động này bao gồm: huy động nguồn vốn để đầu tư mở rộng
nhà xưởng, thuê mướn lao động, mua sắm nguyên vật liệu, kiểm soát chất lượng, kế toán chi
phí, v.v hơn là chỉ đề cập đến sự chuyển đổi các yếu tố vật chất đầu vào thành sản phẩm và
dịch vụ ở đầu ra.
Theo Đinh Phi Hổ (2008), nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố
kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên.
Theo Corsi Alessandro (2003), nông nghiệp nếu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt,
ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng
nó còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
Collinson (2000), nông nghiệp bao gồm nông nghiệp thuần nông và nông nghiệp chuyên sâu.
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu
vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân.
Dạng nông nghiệp này không có sự cơ giới hóa. Nông nghiệp chuyên sâu là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp được chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc
sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông
nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào lớn, bao gồm cả sử dụng thuốc - hóa chất
trừ sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ
giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra
trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
quá trình cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản
phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi,.v.v.
Theo Tổng cục Thống kê (2008), đặc điểm của nông nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm mà
dù là người giàu hay người nghèo đều cần phải có (dù chỉ sử dụng ở mức tối thiểu). Đặc điểm
5/102


khác của nông nghiệp là phải gắn liền với nguồn lực đất đai và chịu ảnh hưởng của thời tiết.

Đầu vào và đầu ra
David Begg (2009), chỉ ra rằng, một yếu tố đầu vào là một hàng hóa hoặc dịch vụ được sử
dụng để sản xuất ra sản lượng đầu ra. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, đất đai, máy móc,
nhà xưởng, năng lượng, công nghệ.
Oshima (1989, trích từ Nguyễn Trọng Hoài 2010), năng suất là hiệu quả lao động được xác
định theo thời gian quy định với sản phẩm hoàn thành. Hay năng suất là sản lượng đạt được
cho một thời vụ trên một diện tích gieo trồng. Năng suất lao động là đại lượng đặc trưng cho
sản lượng sản xuất thực tế trong một đơn vị thời gian, là sản lượng đạt được thông qua thời
gian làm việc bình thường trong ngày, hay trong tuần, khi phương tiện sản xuất không đổi.
Theo Palmer (2002, trích từ Nguyễn Trọng Hoài 2010), cho rằng năng suất có thể được
nâng lên khi người lao động làm việc thông minh hơn, chăm chỉ hơn, thao tác nhanh hơn
hoặc có kỹ năng tốt hơn, và năng suất cũng tăng lên khi máy móc tốt hơn hay tiền lương
trên 1 đơn vị sản phẩm cao hơn, đồng thời giảm thiểu dư thừa gây lãng phí ở các yếu tố đầu
vào hoặc cải tiến công nghệ.
Theo Qwyong (2001), năng suất lao động có thể được nâng lên khi giảm tỷ lệ phế phẩm,
giảm lãng phí, tăng chu kỳ sản xuất, giảm mức tồn kho (hàng hóa, thành phẩm, bán thành
phẩm, nguyên vật liệu, v.v) giảm thời gian nhàn rỗi của người lao động, tận dụng tối đa các
thiết bị và mặt bằng, sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng lúc (đa dạng hóa sản phẩm). Trong
nuôi tôm thẻ chân trắng khái niệm này được sử dụng như đo bằng sản lượng tôm thu hoạch
trong 1 vụ nuôi trên một đơn vị diện tích.
Theo Nguyễn Thị Cành (2004), các nhân tố tác động đến năng suất trong nông nghiệp gồm:
cơ giới hóa, kết hợp sinh học (kết hợp các yếu tố như giống, nước, lượng mưa, phân bón,
thuốc phòng bệnh, v.v); đất đai; lao động (số lượng và chất lượng lao động cụ thể như trình
độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ thuật nuôi); vốn (vốn tự có, vốn vay, khả năng đầu
tư); khuyến nông (kiến thức và khả năng ứng dụng kỹ thuật mới, áp dụng các loại giống mới
cho năng suất cao, các phương pháp sản xuất mới cho năng suất cao có ảnh hưởng quan
trọng với người dân, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đặc biệt là các Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về phổ biến kiến thức mới, kỹ thuật mới cũng như chia sẻ
kinh nghiệm của các người nuôi thành công hoặc hiểu biết về nguyên nhân thất bại).
Theo Bùi Hải An (2007), các yếu tố hạn chế năng suất trong nông nghiệp có thể phân thành

2 nhóm chính: các yếu tố xã hội (yếu tố con người) và các yếu tố tự nhiên. Các yếu tố xã hội
bao gồm trình độ kỹ thuật của nông dân, tổ chức sản xuất, cơ cấu xã hội, đặc điểm văn hóa,
sắc tộc, v.v. Đây là những yếu tố quan trọng tác động lớn đến năng suất. Trình độ của nông
dân (trình độ thâm canh của nông dân, trình độ tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong
nông nghiệp, kinh nghiệm trong sản xuất). Các yếu tố tự nhiên bao gồm: yếu tố giống (mỗi
loại giống khác nhau cho năng suất khác nhau), thời tiết, khí hậu (nước, ánh sáng, nhiệt độ,
không khí là những yếu tố sinh thái ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển cây trồng, vật
6/102


nuôi), địa hình, vị trí đất đai, loại đất (đất là một nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng với
các sinh vật). Các đặc trưng được quan tâm của đất như: cấu trúc, nước trong đất, độ chua,
thành phần cơ giới, v.v.
2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đo lường
a. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được xem như là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Nó được
tính toán khi kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở
mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra (Hoàng
Hùng, 2007). Hiệu quả kinh tế được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu nhập, lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Đinh Phi Hổ, 2008).
b. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế
Doanh thu: là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản lượng và mức giá bán
một đơn vị sản phẩm. Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm.
Năng suất: cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị diện tích.
Tổng chi phí: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất. Chỉ
tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô canh tác và mức đầu tư của từng nông hộ. Tổng
chi phí = Chi phí vật chất + Chi phí lao động.
Lợi nhuận: là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí bao gồm chi phí do gia đình
đóng góp. Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí: là chỉ tiêu cho biết một đồng bỏ ra đầu tư mang lại bao nhiêu

đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (%) = (lợi nhuận/chi phí)*100.
2.1.3. Lý thuyết về chi phí
a. Bản chất của chi phí
Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản tiền thực tế phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào
phục vụ cho sản xuất đầu ra. Theo quan điểm của các nhà kinh tế chi phí sản xuất còn bao
gồm cả chi phí cơ hội của các yếu tố sản xuất. Chi phí cơ hội thể hiện cái giá phải trả do
chọn phương án này mà phải lỡ cơ hội chọn những phương án khác. Chi phí là một trong
những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của không chỉ
cho doanh nghiệp mà còn nhiều đối tượng khác. Chi phí được nhìn nhận theo nhiều góc độ
khác nhau. Chi phí được hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền của những hao phí
lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
được tính trong một thời kì nhất định. Hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản và
dịch vụ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
David Begg (2009), chỉ ra rằng yếu tố đầu vào cố định là yếu tố không thể thay đổi được.
Yếu tố đầu vào biến đổi thì có thể thay đổi được kể cả trong ngắn hạn. Ngắn hạn là khoảng
thời gian chỉ có thể thay đổi một phần trong số các yếu tố đầu vào đang sử dụng. Dài hạn là
7/102


khoảng thời gian đủ để thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào.
b. Đặc điểm chung của chi phí
Chi phí là hao phí tài nguyên (kể cả hữu hình và vô hình), vật chất, lao động. Những hao phí
này phải gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh. Chi phí phải định lượng được bằng tiền
và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
c. Phân loại chi phí
Có nhiều chỉ tiêu để phân loại chi phí, một số chỉ tiêu phân loại phổ biến sau: phân loại chi
phí theo chức năng hoạt động.
 Chi phí sản xuất.
 Chi phí ngoài sản xuất.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động.

 Biến phí.
 Định phí.
Các cách phân loại khác.
 Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
 Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
 Chi phí chìm.
 Chi phí cơ hội.
Chi phí sản xuất
 Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ các chi phí tồn tại mà người sản xuất phải bỏ
ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
 Chi phí cố định (TFC): là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố định và không thay
đổi khi sản lượng thay đổi.
 Chi phí biến đổi (TVC): là tổng giá trị bằng tiền mặt cho những đầu vào biến đổi và
thay đổi theo mức sản lượng.

TC = TFC + TVC
d. Khấu hao
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các loại máy móc thiết bị, công trình xây dựng phục
vụ sản xuất sẽ dần bị hao mòn, hư hỏng theo thời gian và công suất hoạt động, v.v (hao mòn
hữu hình). Đồng thời với việc sử dụng bị hao mòn, hư hỏng; các loại máy móc này sau một
thời gian sử dụng sẽ bị giảm giá trị so với lúc đầu tư do khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ
(hao mòn vô hình). Chính vì vậy, khấu hao cũng được xem là một loại định phí, nó cũng
được tính vào chi phí sản xuất nông nghiệp và dĩ nhiên cũng ảnh hưởng đến giá thành. Có
nhiều phương pháp tính khấu hao: khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo giá trị giảm
dần hay khấu hao theo tổng số năm. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp
khấu hao phổ biến nhất là khấu hao theo đường thẳng.

8/102



2.1.4. Lý thuyết về doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động
tài chính và các nguồn thu từ các hoạt động khác. Trong kinh tế học, doanh thu thường được
xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Trong nghiên cứu này doanh thu của hộ nuôi tôm
thẻ bao gồm doanh thu từ bán tôm (giá bán*sản lượng) và doanh thu khác (bán tôm tạp, cua,
các loại cá khác).
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá sản phẩm do thị trường quy định và
không phụ thuộc vào thay đổi sản lượng, ngược lại giá bán sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của
sản lượng. Trong điều kiện thực tế giá bán tôm do thị trường quy định và phụ thuộc vào
mức sản lượng cung ứng tại thời điểm bán. Ngoài ra mức giá bán phụ thuộc vào kích cỡ thu
hoạch nên trong cùng một vụ thu hoạch các hộ bán với một số mức giá khác nhau (nếu các
hộ tự bán tại chợ đầu mối) hoặc cùng một mức giá (nếu các hộ bán theo hình thức mão).
2.1.5. Lý thuyết về lợi nhuận
Mục tiêu quan trọng của hoạt động sản xuất theo lý thuyết là tối đa lợi nhuận và giả thuyết này
rất vững chắc. Nó tạo nên cơ sở của nhiều lý thuyết của kinh tế vi mô. Mở rộng ra đối với hộ
nuôi tôm thẻ trên địa bàn tỉnh cũng luôn cụ thể hóa mục tiêu lợi nhuận và mong muốn tối đa hóa
nó. Về lịch sử mà nói những nhà kinh tế đều lấy lợi nhuận làm mục đích cuối cùng nhưng không
vì thế mà họ thống nhất với nhau quan điểm về lợi nhuận:
(1) Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx “cái phần trội lên nằm
trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”.
(2) P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus (1992), “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi
ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ thể hơn là “lợi nhuận được định
nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí”.
Lợi nhuận được phân loại dưới 2 dạng: lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.
Lợi nhuận kinh tế là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm sau khi đã trừ đi các chi phí liên
quan đến khoản đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội.
Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa
định nghĩa ở 2 lĩnh vực này là quan niệm về chi phí. Trong kế toán người ta chỉ quan tâm
đến các chi phí bằng tiền, mà không kể đến chi phí cơ hội như trong kinh tế.
Nếu ký hiệu đ(q) là lợi nhuận mà các hộ nuôi tôm thu được khi sản xuất một lượng tôm thẻ

q, ta có:

đ(q) = TR(q) – TC(q)
Dễ nhận thấy rằng lợi nhuận cũng là một hàm số của sản lượng: nó thay đổi cùng với sự
thay đổi của mức sản lượng. Trong công thức trên, nếu tổng chi phí là tổng chi phí kế toán,
lợi nhuận sẽ được gọi là lợi nhuận kế toán. Còn nếu tổng chi phí là tổng chi phí kinh tế, lợi

9/102


nhuận tương ứng là lợi nhuận kinh tế. Tương ứng với cùng một mức sản lượng q của hộ
nuôi tôm, lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.
Nếu chỉ dựa vào thông tin về lợi nhuận kế toán, người ta khó nói được một cách chắc chắn
rằng hộ nuôi tôm đang sản xuất thực sự có hiệu quả hay không. Trái lại, mức lợi nhuận kinh
tế có thể cho chúng ta những kết luận rõ ràng về tính hiệu quả của hoạt động nuôi tôm mà
chúng ta đang xem xét. Cụ thể, khi lợi nhuận kinh tế không âm, ta khẳng định rằng, hoạt
động nuôi tôm là hiệu quả. Một khi tổng doanh thu của hoạt động này bù đắp được tất cả
các khoản chi phí có liên quan, kể cả những chi phí cơ hội “ẩn” (vốn thể hiện lợi ích các
phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua), thì rõ ràng đó là một phương án sử dụng nguồn lực
tốt nhất hay hiệu quả nhất. Chỉ khi lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn không thì hộ nuôi tôm mới có
khả năng rơi vào trạng thái chưa hiệu quả: khi doanh thu chưa bù đắp được toàn bộ các chi
phí kinh tế, chắc chắn có phương án thay thế cho phép hộ nuôi tôm sử dụng các nguồn lực
một cách hiệu quả hơn.
Khi phân tích về hành vi của các hộ nuôi tôm, cũng như khi nói về lợi nhuận thì các hộ nuôi
tôm và phần lớn mọi người nghĩ đến lợi nhuận kế toán nhưng lợi nhuận kinh tế mới là chỉ
tiêu phản ánh chính xác và rõ ràng hiệu quả sử dụng nguồn lực. Trong thực tế tất cả số liệu
về lợi nhuận được công bố đều là lợi nhuận kế toán. Đó là số tiền chênh lệch giữa tổng
doanh thu và tổng giá thành. Hẳn nhiên với hộ nuôi tôm lợi nhuận là quan trọng nhất và
trong quá trình sản xuất có nhiều nhân tố tác động, việc nhận diện mức độ tác động cũng
như xu hướng tác động có ý nghĩa lớn trong việc phối hợp các yếu tố sản xuất hợp lý, cải

thiện và tối đa hóa lợi nhuận.
Do các nhà kinh tế quan tâm đến các quyết định và các lựa chọn hợp lý phải làm; theo quan
niệm của họ, lợi nhuận chỉ là phần chênh lệch giữa số thu được từ đầu tư vốn và lao động
trong quá trình sản xuất với số thu được nếu chúng được đầu tư vào một quá trình sản xuất
khác. Vì thế từ lợi nhuận kinh tế có thể đi đến quyết định tiếp tục sản xuất hay chuyển
hướng đầu tư sang hướng khác. Với người nuôi tôm cũng vậy, lợi nhuận kinh tế là cơ sở tốt
nhất để xác định hiệu quả sản xuất và quyết định có nên tiếp tục canh tác hay không? Tuy
nhiên, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đối tượng sản xuất là sinh vật sống (cây
trồng, vật nuôi), phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết mà cụ thể
trong nghiên cứu này là nuôi tôm thẻ. Chính vì vậy, có một số đầu vào là các điều kiện tự
nhiên như: chất lượng nước, đất đai, ánh sáng mặt trời, nước mưa, đặc điểm khí hậu thời
tiết, v.v. Các đầu vào này có giá hay chi phí bằng không (0) nên người nuôi tôm thường
muốn sản xuất tại mức sản lượng tối đa để tận dụng tối đa các loại đầu vào với giá bằng
không (0) này.
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất mà cụ thể trong nghiên cứu này là hoạt
động nuôi tôm thẻ chân trắng. Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động này và
nó quyết định việc có nên duy trì hoạt động nuôi tôm thẻ hay không? Lợi nhuận nuôi tôm
quyết định mức thu nhập và có hay không việc gia tăng mức sống của hộ nuôi. Đối với xã hội,

10/102


lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm thẻ được xem như là nguồn tích lũy cơ bản, đầu tư cơ sở hạ
tầng, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội.
2.1.6. Lý thuyết về kiến thức nông nghiệp
Kiến thức nông nghiệp là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà người
nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình (Đinh Phi Hổ, 2003). Kiến
thức nông nghiệp bao gồm kiến thức chung về nông nghiệp và kiến thức kỹ thuật nông
nghiệp; nguồn gốc kiến thức nông nghiệp mà nông dân có được hiện nay chủ yếu do tác động
của hệ thống khuyến nông. Khuyến nông là từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên

quan đến sự phát triển nông thôn, đó là hệ thống giáo dục ngoài nhà trường; trong đó cả người
già, trẻ nhỏ học bằng cách thực hành (Nguyễn Duy Hoan và ctg, 2007).
Khuyến nông theo nghĩa rộng là tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát
triển nông thôn. Theo nghĩa hẹp hơn, khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính
thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin
và lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
Khuyến nông sử dụng các cơ quan nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng các kết quả nghiên
cứu tới nông dân bằng phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng nhằm thu được nhiều sản
phẩm và lợi nhuận hơn.
Nguồn gốc kiến thức có được từ khuyến nông được tiếp nhận qua 2 dạng chính: (1) trực tiếp
bởi cán bộ khuyến nông cơ sở, các dạng trình diễn kỹ thuật mới và các công ty kinh doanh
nông nghiệp chiếm 49%; (2) gián tiếp thông qua các tài liệu, tờ bướm, hộ nông dân là cộng
tác viên khuyến nông, báo chí, truyền hình, truyền thanh (51%). Về mức độ tin cậy đối với
hoạt động khuyến nông theo Đinh Phi Hổ (2006), có từ 3 đến 8% số hộ nông dân không ứng
dụng công nghệ do khuyến nông chuyển giao; 83% nông dân trả lời họ nhận được lợi ích đem
lại trong việc ứng dụng công nghệ do khuyến nông chuyển giao. Theo Đinh Phi Hổ và Lê Thị
Thanh Tùng (2001), kiến thức nông nghiệp của nông dân có ảnh hưởng đến thu nhập gộp.
Alfred Marshall (1980) trích từ Đinh Phi Hổ (2008), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của
sản xuất, kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ mà họ tiếp cận với các
hoạt động cộng đồng ở nông thôn. Kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố đầu vào của sản
xuất, với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông dân khác nhau về trình độ kỹ
thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau hay nói cách khác kiến thức nông nghiệp
là biểu hiện của chất lượng lao động. Để sản xuất, người nông dân phải có đất với chất lượng
tốt và quy mô lớn; có tiền mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và
sức kéo; và có lao động để tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, nông dân phải có đủ kiến thức mới
có thể phối hợp các nguồn lực đó đạt hiệu quả.
Công nghệ trong nông nghiệp cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện
tích hoặc làm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thấp hơn. Tuy nhiên có công nghệ mới
chưa hẳn làm gia tăng năng suất nếu không biết cách vận dụng nó, do đó vai trò của công tác
khuyến nông là kết nối các công nghệ mới với người nông dân nhằm mục đích giúp nông dân

11/102


biết cách vận dụng tất cả các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào quá trình sản xuất, kiến thức
nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy công nghệ phát triển (Nguyễn Duy Hoan và ctg, 2007).
2.1.7. Lý thuyết về vốn trong sản xuất nông nghiệp
Kay R. D và Edwards W. M trích từ Đinh Phi Hổ (2008), vốn trong sản xuất nông nghiệp là
toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn
trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Nguồn vốn trong nông
nghiệp được hình thành chủ yếu từ vốn tự có và vốn vay từ tín dụng nông thôn.
Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định. Tài sản cố định là tư liệu
lao động có giá trị lớn, sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và
giá trị của nó được chuyển sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn.
Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động. Tài sản lưu động là
những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ
sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản
xuất ra. Chẳng hạn: thuốc hóa chất, thức ăn, con giống, nguyên vật liệu. Vốn trong sản xuất
nông nghiệp có một số đặc điểm:
(1) Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên nhu cầu vốn cũng mang tính thời vụ.
(2) Kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên nên đầu tư vốn trong nông
nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro.
(3) Vốn dùng trong nông nghiệp có mức luân chuyển chậm do chu kỳ sản xuất trong nông
nghiệp dài.
(4) Trong nông nghiệp, một phần vốn do chính nông dân sản xuất ra (giống, phân bón,
v.v.) được dùng ngay vào quá trình sản xuất tiếp. Các loại vốn này thường không được
trao đổi trên thị trường do đó việc tính toán phải dựa vào giá trị cơ hội.
2.1.8. Thị trường trong sản xuất nông nghiệp
Theo David Colman (1994), trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường có ý nghĩa sống còn
với mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi nhà sản xuất. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường nhà
sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ, bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có

để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Do đó, đòi hỏi nhà sản xuất phải có hướng giải quyết hợp lý 3
vấn đề cơ bản đó là: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, và sản xuất cho ai? Có như vậy,
nhà sản xuất mới có thể thu được kết quả và hiệu quả kinh tế cao, mới tồn tại và phát triển.
Vậy nên, trước khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm
dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường, giá cả mà thị trường chấp nhận. Một giai đoạn sản
xuất kết thúc tốt đẹp là đến lúc thu được tiền về. Tuy nhiên, quá trình sản xuất tốt đẹp chưa
hẳn đem lại lợi nhuận cao mà còn tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ. Do vậy, để đạt được hiệu
quả cao cần có một thị trường tiêu thụ tốt, giúp người dân an tâm sản xuất với đầu ra ổn định
sẽ thu được lợi nhuận cao và duy trì sản xuất.
2.1.9. Lý thuyết về hàm sản xuất
12/102


Theo Spirros Vassilakis (1987), nếu như khái niệm về hàm cầu là trọng tâm của lý thuyết
cầu thì lý thuyết sản xuất đề cập các khái niệm xoay quanh hàm sản xuất. Hàm sản xuất mô
tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và sản lượng đầu ra được tạo
ra từ quá trình này. Nó cho chúng ta biết lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất được từ bất cứ
một tổ hợp các yếu tố sản xuất xác định nào đó. Có thể viết hàm sản xuất dưới dạng:

Q = F (K, L,…)
Trong đó Q là số lượng đầu ra tối đa có thể sản xuất ra được từ tổ hợp nhất định vốn K (vốn
ở đây được hiểu là vốn hiện vật, tồn tại dưới dạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay hàng
tồn kho), lao động (L), cũng như các đầu vào khác; F biểu thị Q là một hàm số của các yếu
tố đầu vào K, L…
Theo Phí Mạnh Hồng (2009), khi đề cập đến số lượng đầu ra tối đa, người ta muốn nhấn
mạnh rằng, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên quá trình sản xuất không thể sử dụng các
phương pháp sản xuất lãng phí hay không hiệu quả về phương diện kỹ thuật, phải tận dụng
được những kỹ thuật sản xuất có hiệu quả. Khi đó, từ một tổ hợp yếu tố sản xuất đầu vào
xác định, chỉ có thể tạo ra một mức sản lượng đầu ra tối đa duy nhất. Tuy nhiên, điều ngược
lại có thể là không đúng. Để sản xuất ra một sản lượng đầu ra như nhau, người ta có thể sử

dụng các kết hợp đầu vào khác nhau. Khi áp dụng phương pháp sản xuất hợp lý để tạo ra
cùng một mức sản lượng, nếu một đầu vào nào đó được sử dụng nhiều hơn, chắc chắn một
loại đầu vào khác phải được sử dụng ít hơn. Một kết hợp nhất định các yếu tố đầu vào thể
hiện một phương thức hay một kỹ thuật sản xuất nào đó.
Một hàm sản xuất thực chất khái quát các kỹ thuật sản xuất có hiệu quả khác nhau trong
giới hạn của một trình độ công nghệ kỹ thuật nhất định (tức một trình độ kiến thức hay hiểu
biết nhất định về các kỹ thuật sản xuất khác nhau mà người ta có thể sử dụng để tạo ra các
hàng hóa). Tiến bộ công nghệ kỹ thuật cho phép người ta có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa
hơn từ những lượng đầu vào như cũ. Nó có thể biến các kỹ thuật sản xuất hiệu quả trước
đây thành kỹ thuật sản xuất không hiệu quả và thay thế bằng những kỹ thuật sản xuất mới
có năng suất cao, hiệu quả hơn. Vì thế, một hàm sản xuất chỉ gắn liền với một trình độ công
nghệ nhất định nếu trình độ công nghệ tiến bộ sẽ làm thay đổi cả hàm sản xuất cũ và thiết
lập hàm sản xuất mới phù hợp với trình độ công nghệ mới.
Hàm sản xuất trong ngắn hạn: trong ngắn hạn, chủ thể không điều chỉnh được tất cả các yếu
tố sản xuất. Một số yếu tố có thể thay đổi được trong khi một số khác hoặc ít nhất một yếu
tố là cố định. Để đơn giản hóa, chúng ta giả định chủ thể chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất có
tính chất đại diện là vốn hiện vật K và lao động L. Khi đó, hàm số sản xuất có
dạng: Q = F(K, L). Trong ngắn hạn, giả sử K là cố định. Trong trường hợp này, sản lượng
đầu ra Q chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi của lượng đầu vào lao động L được sử dụng. Có thể
biểu diễn hàm sản xuất ngắn hạn của chủ thể một cách đơn giản như sau: Q = f(L).
Số lượng đầu vào cố định K không còn xuất hiện trong hàm sản xuất chỉ nói lên rằng, khi K
được giữ nguyên mọi biến thiên của sản lượng Q chỉ gắn liền với sự biến thiên đầu vào lao
13/102


động L. Trong ngắn hạn, muốn tăng sản lượng, cách duy nhất là tăng sử dụng yếu tố đầu
vào khả biến. Tuy nhiên, khi K thay đổi (chẳng hạn, khi chủ thể dịch chuyển đến một
khoảng thời gian ngắn hạn khác), ở mỗi mức lao động L được sử dụng, mức sản lượng Q
được tạo ra cũng thay đổi. Vì thế, toàn bộ hàm sản xuất Q = f (L) sẽ thay đổi. Số lượng đầu
vào K sẽ quy định hình dạng của hàm sản xuất f (L).

Hàm sản xuất trong dài hạn: trong dài hạn, chủ thể sản xuất có thể điều chỉnh được tất cả
các yếu tố. Với giả định đơn giản hóa về việc chủ thể chỉ sử dụng hai yếu tố sản
xuất K và L, hàm sản xuất Q = F (K, L) cho thấy sản lượng Q phụ thuộc cả vào K lẫn L, và
để tạo ra các sản lượng Q, chủ thể sản xuất có quyền cân nhắc sự kết hợp tối ưu giữa chúng.
Một mặt, để sản xuất ra cùng một mức sản lượng Q, có thể lựa chọn một sự đánh đổi nào đó
giữa K và L. Có thể tăng K và giảm L hoặc ngược lại, theo nhiều phương án khác nhau mà
vẫn tạo ra cùng một mức sản lượng Q. Mặt khác, khi cả K và L đều tăng, đương nhiên, sản
lượng đầu ra Q được sản xuất ra cũng tăng. Có ba khả năng xảy ra:
(1) Thứ nhất, khi quy mô tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất đều tăng lên n lần, song
sản lượng đầu ra lại tăng nhiều hơn n lần, tức F (nK, nL) > n.F(K, L), ta nói chủ thể
sản xuất đang hoạt động ở miền có hiệu suất tăng dần theo quy mô. Ở đây, quy mô
sản xuất của chủ thể lớn hơn cho phép, nó có thể khai thác được những lợi thế của
việc chuyên môn hóa sản xuất hoặc sử dụng thiết bị có hiệu suất cao hơn.
(2) Thứ hai, khi số lượng tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng đều tăng lên một cách
cân đối n lần kéo theo sản lượng đầu ra Q cũng tăng lên đúng n lần, tức F(nK, nL)
= n.F(K, L), ta nói, chủ thể sản xuất đang hoạt động trên miền hiệu suất không đổi
theo quy mô. Trong trường hợp này, nếu giá cả các yếu tố sản xuất vẫn giữ nguyên,
việc mở rộng quy mô không làm thay đổi chi phí bình quân dài hạn của chủ thể sản
xuất.
(3) Thứ ba, khi lượng tất cả các yếu tố đầu vào được sử dụng đều tăng lên n lần song sản
lượng đầu ra Q lại tăng thấp hơn n lần, tức F(nK, nL) < n.F(K, L), ta nói chủ thể sản
xuất đang hoạt động ở miền hiệu suất giảm dần theo quy mô. Nếu giá cả các yếu tố
sản xuất vẫn không thay đổi, trong trường hợp này, càng tăng quy mô sản xuất, chi
phí bình quân dài hạn của chủ thể cũng càng tăng.
Theo Ronald Griffin et al. (1987), hàm sản xuất có dạng y = f(x), được định nghĩa f(x) =
max [y/(x,y) € T] nghĩa là lượng sản phẩm tối đa có thể đạt được với một lượng đầu vào cho
trước. Ở đây x là vector các yếu tố đầu vào. Các đặc điểm của hàm sản xuất.
(1) f(0) = 0, khi các đầu vào bằng không thì sản lượng cũng bằng không, hay nói cách
khác là không thể sản xuất được gì nếu không có đầu vào.
(2) f(x) đồng biến, có nghĩa là hàm sản xuất không bao giờ giảm khi tăng x.

Sadoulet và De Janvy (1995) cho rằng hàm sản xuất là một hàm số biểu hiện mối quan hệ về
mặt kỹ thuật giữa các yếu tố khác nhau theo một công nghệ đã lựa chọn nhất định để tối đa
hóa sản lượng đầu ra. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc (hay biến số
14/102


×