Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá tác động của FDI đến phát thải CO2 ở các nước đang phát triển trong khu vực châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 58 trang )

Luận văn thạc sĩ kinh tế

TÓM TẮT
Châu Á là khu vực được đánh giá là năng động nhất thế giới với tốc độ tăng
trưởng kinh tế luôn đạt mức cao hơn các châu lục còn lại. Điều đó đã góp phần giúp
khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các dòng vốn FDI trên thế giới. Hàng
loạt các công xưởng lớn từ các khu vực trên toàn cầu được di dời về đây, thúc đẩy, cải
thiện thu nhập và đời sống của dân cư. Nhưng bên cạnh đó các vấn đề về môi trường
ngày càng xấu đi và trầm trọng hơn, vấn đề này không còn nằm trong phạm vi một
quốc gia mà lan qua biên giới mang tính chất toàn cầu.
Một số học giả cho rằng FDI là thủ phạm góp phần làm ô nhiễm môi trường
tăng cao, FDI được xúc tiến dựa trên sự khác biệt trong chính sách môi trường. Điều
này dẫn đến môi trường các nước đang phát triển trở nên xấu đi do chính sách môi
trường lỏng lẻo. Việc tập trung sản xuất tại một khu vực nhằm phục vụ cho phần còn
lại của thế giới sẽ làm mất đi khả năng tự phục hồi của môi trường.
Bên cạch đó một số nghiên cứu thực nghiệm lại cho rằng FDI nghịch biến
trong việc giảm ô nhiễm, bởi sự thay đổi và cải tiến công nghệ thúc đẩy môi trường
của quốc gia nhận đầu tư trở nên sạch hơn. Dòng vốn FDI cung cấp tài trợ vốn trực
tiếp, tạo ra ngoại ứng tích cực, và do đó kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua
chuyển giao công nghệ, hiệu ứng lan tỏa, tăng năng suất, giới thiệu các quy trình và
kỹ năng quản lý hiệu quả.
Từ những tranh luận trên, sự nhận thức chuyên sâu về sự tương tác phức tạp
giữa ô nhiễm môi trường, dòng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế phải là cơ sở cho việc
phát thảo và thực thi các chính sách kinh tế lành mạnh.
Nghiên cứu này đề cập đến mối quan hệ giữa FDI và lượng phát thải CO2
thông qua đó xác định tác động của FDI có giúp cho môi trường không khí của các
nước đang phát triển trong khu vực Châu Á trở nên tốt hơn hay không?.
Bằng việc sử dụng dữ liệu bảng của 15 quốc gia đang phát triển trong khu vực
Châu Á trong giai đoạn 1996 đến 2012 kết hợp với mô hình hồi quy kinh tế lượng
thông qua phần mền Excel và Stata 11.
HV: Nguyễn Châu Nghĩa



iii


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác nhận rằng FDI có tác động giảm lượng
phát thải CO2 nhưng rất ít. Dù vậy kết quả cũng chỉ ra tác động gián tiếp của FDI
trong việc làm giảm lượng phát thải CO2 thông qua công nghệ sản xuất sạch và nâng
cao năng suất lao động.
Nghiên cứu cũng hỗ trợ lý thuyết đường cong môi trường Kuznet trong trường
hợp của các nước đang phát triển thuộc khu vực Châu Á khi chỉ ra rằng GDP lại tác
động đồng biến rất lớn đến việc phát thải CO2 nhưng mức độ tác động của GDP đối
với CO2 giảm dần thể hiện qua biến GDP2 có tác động nghịch biến đến lượng phát
thải CO2, bên cạnh đó nghiên cứu cũng tìm ra được điểm đảo chiều trong EKC, tại đó
lượng phát thải CO2 đạt cực đại khi thu nhập bình quân đầu người đạt mốc 16219,5
USD/ năm và CO2 sẽ giảm đi khi GDP bình quân đầu người vượt qua mốc này.
Từ những phát hiện trên, đề tài kiến nghị những chính sách thu hút FDI có
chọn lọc dựa trên những lợi thế về nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhân
lực và thị trường nước sở tại, không nên thu hút dựa phải là sự khác biệt trong chính
sách môi trường. Từ đó tạo cơ sở hình thành nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế bền
vững, đi cùng là việc giảm bớt những chi phí môi trường giúp chữ U ngược trở nên
cân đối hơn nhằm cải thiện môi trường tốt hơn khi đạt thu nhập cao.

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

iv


Luận văn thạc sĩ kinh tế


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
TÓM TẮT ......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...........................................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................. viii
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ..............................................................................1

1.2.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................3

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................4

1.4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .......................................................4

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................4

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................4


1.5.

Giả thiết nghiên cứu ...............................................................................................5

1.6.

Ý nghĩa của nghiên cứu ..........................................................................................5

1.7.

Kết cấu của luận văn...............................................................................................5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................6
2.1.

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài ..............................................................6

2.2.

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ..............................................................6

2.2.1

Khai thác lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia .............................................6

2.2.2

Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại ....................................................7

2.2.3


Khai thác chuyển giao và công nghệ .........................................................................7

2.2.4

Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên ......................................................................7

2.3.

Các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài và ô nhiễm môi trường ........................8

2.3.1

Lý thuyết về đường cong môi trường của Kuznets .....................................................8

2.3.2

Lý thuyết về thiên đường ô nhiễm ..............................................................................8

2.3.3

Lý thuyết về lựa chon vị trí đầu tư .............................................................................9

2.4.

Ô nhiễm môi trường không khí ..............................................................................9

2.5.

Một số nghiên cứu trước về tác động của FDI đến môi trường ...........................11


HV: Nguyễn Châu Nghĩa

v


Luận văn thạc sĩ kinh tế
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................16
3.1 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu ..........................................................16
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................17
3.3 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................................18
3.3.1

Định nghĩa biến phụ thuộc: .....................................................................................20

3.3.2

Định nghĩa các biến giải thích .................................................................................21

3.4 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mô hình .....................................................24
CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................26
4.1 Tình hình phát thải CO2 của khu vực ........................................................................26
4.2 Tình hình FDI và tăng trưởng trong khu vực ............................................................26
4.2.1.

Tình hình luồng vốn FDI chảy vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương ..................26

4.2.2.

Tăng trưởng GDP trong khu vực .............................................................................28


4.3 Phân tích tương quan FDI và công nghệ sản xuất sạch .............................................29
4.3.1.

Tương quan giữa biến FDI và biến Tech .................................................................29

4.4 Phân tích tương quan giữa FDI và CO2 bình quân đầu người ...................................31
4.5 Phân tích mô hình nghiên cứu ...................................................................................32
4.6 Kết quả từ mô hình hồi quy .......................................................................................34
4.6.1.

Mô hình ảnh hưởng cố định ( Fixed Effects Model – FEM) ....................................34

4.6.2.

Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) ............................35

4.6.3.

Kiểm định Hausman .................................................................................................36

4.6.4.

Kiểm định tương quan chuỗi của sai số đơn vị chéo trong mô hình REM ..............37

4.6.5.

Xử lý tự tương quan chuỗi của sai số đơn vị chéo ...................................................38

4.6.6.


Tìm điểm đảo chiều trong EKC ...............................................................................38

4.7 Phân tích kết quả nghiên cứu .....................................................................................38
4.7.1.

Các biến có ý nghĩa thống kê ...................................................................................38

4.7.2.

Các biến không có ý nghĩa thống kê ........................................................................40

CHƢƠNG 5 :KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................41
5.1.

Kết luận ................................................................................................................41

5.2.

Khuyến nghị .........................................................................................................42

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

vi


Luận văn thạc sĩ kinh tế
5.2.1 Khuyến nghị liên quan đến môi trường .................................................................42
5.2.2 Những khuyến nghị liên quan đến tăng trưởng ....................................................42
5.2.3 Khuyến nghị về chính sách FDI: ..........................................................................43

5.3 Ý nghĩa và hạn chế của đề tài .................................................................................44
5.3.1 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................44
5.3.2 Hạn chế của đề tài.................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................46

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

vii


Luận văn thạc sĩ kinh tế

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Lượng phát thải CO2 bình quân đầu người của khu vực Châu Á Thái
Bình Dương giai đoạn 2005-2011...............................................................................25
Biểu đồ 4.2: Tình hình luồng vốn FDI chảy vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương
năm 2005-2014 ..........................................................................................................26
Biều đồ 4.3: Thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển trong khu
vực Châu Á ................................................................................................................27
Biểu đồ 4.4: Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của khu vực Châu Á
Thái Bình Dương .......................................................................................................28
Biểu đồ 4.5: Tương quan giữa biến FDI và biến Tech ..............................................29
Biểu đồ 4.6: So sánh tương quan giữa FDI và sản lượng ..........................................30
Biểu đồ 4.7: Tương quan FDI với CO2 bình quân đầu người ....................................31

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

viii



Luận văn thạc sĩ kinh tế

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu trước .....................................................................14
Bảng 3: Cơ sở chọn biến trong mô hình .....................................................................19
Bảng 4.1: Thống kê dữ liệu các biến trong mô hình ..................................................32
Bảng 4.2: Bảng hệ số tương quan giữa các biến ........................................................32
Bảng 4.3: Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến .......................................................33
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy Pool OLS ........................................................................34
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy FEM ................................................................................35
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy REM ................................................................................36
Bảng 4.7: Kiểm định nhân tử Lagrange .....................................................................37
Bảng 4.8: Kiểm định Hausman ..................................................................................38

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

ix


Luận văn thạc sĩ kinh tế

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product)

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)


EKC

: Đường cong môi trường Kuznet (Environment Kuznet Curve)

CO2

: Khí cacbon dioxit

IMF

: Quỹ tiền tệ thế giới ( International Monetary Fund)

WB

: Ngân hàng thế giới (World Bank)

ASEAN

: Khu vực Đông Nam Á

WHO

: Tổ chức y tế giới (The World Health Organization)

UNCTAD

: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (United Nations

Conference on Trade and Development)
ADB


: Ngân hàng phát triển châu Á ( Asian Development Bank)

EIA

: Chương trình đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact

Assessment)
USD

: Đồng đô la mỹ

LTD

: Luật đầu tư

WDI

: Chỉ số phát triển thế giới ( World Development Index)

NDTNN

: Nhà đầu tư nước ngoài

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

x


Luận văn thạc sĩ kinh tế

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng lên nhanh chóng trong
thời gian cuối năm 2009 và 2014 ở hầu hết các khu vực toàn cầu và đặt biệt là khu
vực Châu Á trở nên sôi động hơn về sự dịch chuyển vốn của thế giới. Các công ty đa
quốc gia bắt đầu di dời phân xưởng, nhà máy đến khu vực này, các tập đoàn lớn đầu
tư nhà xưởng gia công với quy mô lớn, tạo ra nhiều nghề nghiệp, nâng cao thu nhập
địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho các quốc gia trong khu vực. Theo IMF
(2015), tăng trưởng của khu vực Châu Á trong năm 2014 đạt 5,5% trong khi tăng
trưởng toàn cầu chỉ ở mức 3,2%. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực
này đã tăng trưởng mạnh trong khi các châu lục khác thì tăng trưởng chậm. Còn
UNCTAD (2014) thống kê FDI vào Châu Á tăng kỷ lục 15% (492 tỷ USD) năm
2013. Tính riêng Đông Nam Á, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 10 nước thành
viên ASEAN tăng 7 %, trong khi tại Châu Âu tăng 13% tương đương với 267 tỷ
USD.
Các vấn đề thương mại, phát triển và môi trường nhận được nhiều sự quan tâm
từ cộng đồng quốc tế trong nhiều thập kỷ qua, như các cuộc đàm phán Tổ chức
Thương mại Thế giới và Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã vào cuộc
với những lo ngại về sự nóng lên toàn cầu và ô nhiễm công nghiệp đã tăng lên từng
ngày. Khi lượng phát thải CO2 đã tăng lên nhanh chóng trong 5 năm qua từ mức 30 tỷ
tấn năm 2006 lên mức 34,6 tỷ tấn năm 2011. Mà đóng góp nhiều nhất lần lượt là
Trung Quốc chiếm 27%, Mỹ là 17%, các quốc gia phát triển trong khu vực Châu Âu
9% ,Nga và Ấn Độ 5% nhưng ngược lại lượng phát thải bình quân CO2 đầu người của
Mỹ lại đứng thứ 5 và khu vực đồng tiền chung Châu Âu đứng 40 thế giới trong khi
Trung Quốc xếp thứ 122 còn Ấn Độ là 127. Nghịch lý này dẫn, mọi người lo ngại
rằng khi quy định về môi trường trở nên thông thoáng hơn và việc thực thi các quy
định môi trường lỏng lẻo ở các nước đang phát triển tạo ra một ưu thế trong việc sản
xuất hàng hoá mang ô nhiễm cao. Hạ thấp rào cản thương mại có thể khuyến khích sự
HV: Nguyễn Châu Nghĩa


Trang 1


Luận văn thạc sĩ kinh tế
dịch chuyển của ngành công nghiệp ô nhiễm từ quốc gia có chính sách môi trường
nghiêm ngặt đến những quốc gia có chính sách môi trường thông thoáng hơn. Sự thay
đổi này có thể gia tăng ô nhiễm toàn cầu hoặc dẫn đến cuộc đua đến đáy trong việc
thực hành chính sách môi trường, vì thế mà các quốc gia trở nên miễn cưỡng trong
việc siết chặt quy định về môi trường do lo sợ sẽ bị giảm ưu thế cạnh tranh trong
thương mại quốc tế.
Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng hơn, không còn nằm
trong phạm vi của một quốc gia nữa mà nó trở thành mối quan tâm của cả thế giới,
các vấn đề có tính chất xuyên biên giới, bao gồm khói mù và ô nhiễm xuyên biên giới.
Các quốc gia ở Châu Á có ít kiểm soát hơn những gì thổi qua biên giới của họ
không giống như Liên minh Châu Âu, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
thiếu thẩm quyền pháp lý để buộc các thành viên của mình không gây tổn hại đến môi
trường. Trường hợp điển hình là thỏa thuận năm 2002 về khói mù xuyên biên giới của
ASEA, trong đó 10 nước thành viên của nhóm đã cam kết ngăn chặn và theo dõi đám
cháy than bùn. Ban đầu nó được ca ngợi là một thành tựu mang tính bước ngoặt,
nhưng cho đến 09/ 2014, Quốc hội Indonesia đã từ chối phê chuẩn cam kết này nhằm
bảo vệ các công ty cọ dầu mà đa phần các công ty này đều có cở sở nước ngoài
(CNN, 2015)
Bên cạnh tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á đi kèm sự gia tăng nhanh
chóng ô nhiễm ở các nước đang phát triển. Báo cáo của WHO (2014) cho thấy gần
một triệu trong số 3,7 triệu người chết vì ô nhiễm không khí trong năm 2012 sinh
sống tại khu vực Đông Nam Á.
Mặt khác, một số nhà nghiên cứu biện luận rằng dòng vốn FDI có thể cung
cấp, tài trợ vốn trực tiếp, tạo ra ngoại ứng tích cực có thể cải thiện tình trạng ô nhiễm
và phát triển môi trường quốc gia bằng cách giới thiệu công nghệ sản xuất, sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn, áp lực cạnh tranh sẽ loại bỏ bớt các nhà máy kém hiệu quả,

lãng phí tài nguyên. Ngoài ra FDI cũng đóng góp tích cực giúp tăng trưởng kinh tế và
làm gia tăng thu nhập ở địa phương từ đó thúc đẩy cải thiện các chính sách về môi
HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 2


Luận văn thạc sĩ kinh tế
trường do nhu cầu cao hơn về chất lượng môi trường sống góp phần cho môi trường
của nước nhận đầu tư được cải thiện.
Cuộc tranh luận về mối quan hệ FDI - môi trường đã dẫn đến sự gia tăng của
nhiều giả thuyết. Trong số đó là giả thuyết thiên đường ô nhiễm, sự tự do thương mại
và sự di chuyển của luồng vốn, sự thay đổi của ngành công nghiệp ô nhiễm từ các
quốc gia có quy định môi trường nghiêm ngặt đến quốc gia có quy định môi trường
lỏng lẽo. Giả thuyết này có ba chiều theo Aliyu (2005). Đầu tiên, nếu nhìn vào giả
thuyết từ quan điểm lợi thế so sánh, các nước đang phát triển áp đặt các quy định môi
trường dễ dàng hơn để thu hút FDI, do đó có lợi thế so với các ngành công nghiệp gây
ô nhiễm. Nội dung thứ hai là luật môi trường mạnh mẽ ở các nước đang phát triển sẽ
dẫn đến giảm thiểu chất thải nguy hại thông qua FDI ở các nước đang phát triển. Nội
dung thứ ba là sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên khổng lồ của các nước phát triển đặc
biệt là tài nguyên không thể tái tạo như dầu mỏ, gỗ, quặng và các nguồn tài nguyên
quý, dẫn đến sự dịch chuyển luồng vốn mang ô nhiễm cao đến những nguồn tài
nguyên mới ở những nước đang phát triển. Do những lập luận trên tác giả cho rằng
các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á cần được nghiên cứu nhằm kiểm
chứng luồng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tác động đến môi trường
theo chiều hướng tốt hơn hay xấu hơn.
Từ những quan điểm trái chiều về tác động của FDI đối với môi trường dẫn tác
giả đến với đề tài nghiên cứu “Đánh giá tác động của FDI đến phát thải CO2 ở các
nước đang phát triển trong khu vực Châu Á” với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của đầu
tư trực tiếp nước ngoài lên ô nhiễm không khí mà đại diện là lượng phát thải CO2 ở

các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á trong giai đoạn 1996 đến 2012.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
FDI có làm cho môi trường của khu vực nhận đầu tư trở nên tốt hơn hay xấu
hơn ?

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 3


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Mức thu nhập GDP bình quân đầu người bao nhiêu mà tại đó lượng phát thải
CO2 đạt cực đại ?
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của FDI đến môi trường không khí thông qua lượng khí thải
CO2 của các nước trong khu vực Châu Á từ năm 1996 đến 2012.
Tìm ra mức thu nhập GDP bình quân đầu người mà tại đó lượng phát thái CO2
là cực đại.
Đưa ra kết luận và những kiến nghị về các chính sách liên quan đến FDI và
môi trường.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lượng phát thải CO2 bình quân đầu người, luồng vốn FDI chảy vào, GDP bình
quân đầu người, giá trị sản lượng sản xuất gia tăng, giá trị sản lượng công nghiệp,
thực hành chương trình đánh giá tác động môi trường của Ủy ban Châu Âu (EIA).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á cụ thể là các nước: Việt
Nam, Campuchia, Indonesia, Phillipin, Malaysia, Thái Lan, Ấn độ, Sri Lanka,
Bangladesh, Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Mongolia, Uzabekistan, Pakistan, Trung
Quốc, Ấn Độ.

Tác giả loại trừ Myamar vì đây là quốc gia mới mở cửa vào năm 2012 nên tác
động của FDI ở đất nước này là không rõ ràng. Ngoài ra tác giả cũng loại trừ Lào vì
quốc gia này trình độ phát triển thấp hơn và không có số liệu về lượng phát thải CO2
cũng như các số liệu khác là không đầy đủ. Bên cạnh đó tác giả cũng không lấy thêm
các quốc gia có bất ổn chính trị như Iraq, Afghanistan, Syria …vào dữ liệu nghiên
cứu vì nguồn vốn FDI chảy vào các nước này rất ít chủ yếu là các lĩnh vực khai thác

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 4


Luận văn thạc sĩ kinh tế
dầu khí nên có thể tạo ra một ước lượng sai về tác động của FDI đến lượng phát thải
CO2.
1.5. Giả thiết nghiên cứu
Tác giả cho rằng việc đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ làm cho giảm tổn hại môi
trường trong quá trình tăng trưởng và phát triển của quốc gia nhận đầu hay cụ thể hơn
là việc giảm lượng phát thải CO2 trong quá trình phát triển kinh tế.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Phân tích mối liên hệ giữa FDI và lượng phát thải CO2, trên cơ sở hiểu được
tác động của FDI từ đó có những chính sách thu hút FDI hợp lý giúp phát triển kinh tế
bền vững và cải thiện môi trường không khí của những quốc gia đang phát triển.
1.7. Kết cấu của luận văn
Gồm 5 chương chủ yếu sau:
Chƣơng 1: Tổng quan, tóm lược các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, những mô hình
nghiên cứu, những điểm nổi bật của luận văn và kết cấu luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết, trình bày các khái niệm về FDI, các đặc điểm của
FDI, các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường có liên quan đến đề tài.

Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày các mô hình nghiên cứu và
cách thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả thống kê mô tả, phân tích kết
quả mô hình kinh tế lượng, xác định tác động của FDI đến môi trường là đồng biến
hay nghịch biến.
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị, đưa ra các khuyến nghị dựa trên các kết
quả phân tích, hạn chế và hướng tiếp theo của đề tài.

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 5


Luận văn thạc sĩ kinh tế
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

Khái niệm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Theo định nghĩa của WTO (1996) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi

một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác
(nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là cơ sở
để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà
đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản
được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty”
Theo quy định của Luật Đầu tư 2005 (LĐT), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thành lập để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do NĐTNN mua cổ
phần, sáp nhập, mua lại. Trong đó, NĐTNN là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để

thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
2.2.

Đặc điểm của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

2.2.1 Khai thác lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Dunning (1981) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những
trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi
chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao
động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Một ví dụ
điển hình có thể quan sát được đó là năng lực huy động vốn quốc tế điều này giúp các
công ty đa quốc gia có lợi thế về chi phí vốn thấp hơn nhiều so với các công ty nội địa
khi lãi suất biến động.
Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ sẽ đầu
tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu
thụ tiềm năng..., ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này. Khi hàng loạt các hãng sản
HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 6


Luận văn thạc sĩ kinh tế
xuất ô tô lớn trên thế giới đều đặt xưởng sản xuất và lắp ráp ở Trung Quốc, một thị
trường tiềm năng với dân số trên 1 tỷ người và tiết kiệm hàng năm cho các hộ gia
đình tăng 7500 USD năm 2006.
2.2.2

Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Dolzer và Stevens (1995) chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện


pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Khi cán cân thanh toán của một
quốc gia bị thâm hụt các nhà điều hành sẽ tìm mọi cách để khuyến khích xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu và biện pháp ưa thích của các chính phủ là hàng rào thuế quan và
các phòng vệ thương mại nhưng thuế chống bán phá giá, điều đó làm cho việc kinh
doanh của các doanh nghiệp nước ngoài trở nên khó khăn khi cạnh tranh với doanh
nghiệp nội địa do chi phí thuế nhập khẩu làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, vì thế
các tập đoàn công ty đa quốc gia sẽ dịch chuyển nhà máy đến thị trường nội địa để
tránh thuế nhập khẩu và làm giảm áp lực thâm hụt cán cân thanh toán, tránh được các
xung đột thương mại.
2.2.3

Khai thác chuyển giao và công nghệ
Dasgupta và cộng sự (1996) cho rằng không phải FDI chỉ đi theo hướng từ

nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn
mạnh mẽ hơn. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ không chỉ để mở
rộng thị trường quốc tế mà còn để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ nhằm mục đích
nắm bắt công nghệ.
2.2.4

Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Haddad và Harrison (1993) nói rằng FDI nhằm khai thác hiệu quả các nguồn

tài nguyên giữ các quốc gia trên thế giới, thực tế để có nguồn nguyên liệu thô phục vụ
cho sản xuất, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài
nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản
vào thập niên 1950 là vì mục đích này.

HV: Nguyễn Châu Nghĩa


Trang 7


Luận văn thạc sĩ kinh tế
2.3.

Các lý thuyết đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và ô nhiễm môi trƣờng

2.3.1

Lý thuyết về đường cong môi trường của Kuznets
Grossman và Krueger (1995) sử dụng xuyên quốc gia thiết lập dữ liệu bao gồm

58 nước trong năm 1980. và tìm thấy bằng chứng của mối quan hệ nghịch đảo hình
chữ U giữa thu nhập và ô nhiễm, tức là tăng ô nhiễm môi trường có thu nhập ở mức
thấp, và giảm ở mức thu nhập cao, với sự sụt giảm hầu hết các chất gây ô nhiễm khi
một quốc gia đạt đến mức thu nhập bình quân đầu người 8.000 đô-la Mỹ.
Họ cho rằng thương mại có thể thay đổi kết quả môi trường qua nhiều kênh.
Một kênh là ảnh hưởng quy mô được xem là có hại đến môi trường: khi đầu tư nước
ngoài thiết lập cơ sở sản xuất trong nước sở tại hoặc thuê ngoài gia công bởi nhà máy
ở địa phương, sản lượng công nghiệp toàn diện gia tăng và dẫn đến ô nhiễm hơn.
Kênh khác là hiệu quả kỹ thuật được coi là có lợi cho môi trường: các nhà máy trong
nước có thể học hỏi từ xuất khẩu hoặc từ các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài là
thường sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, hoặc sản phẩm nội địa có thể bị đẩy ra ngoài
thị trường khi sản phẩm nước ngoài mở rộng và nắm lấy thị phần trong nước và cung
cấp thêm việc làm ở địa phương. Trong trường hợp như vậy, mở cửa thương mại và
đầu tư nước ngoài sẽ cải thiện chất lượng môi trường. Kênh thứ ba là hiệu ứng thu
nhập: khi đầu tư nước ngoài mang thêm công việc đến nước sở tại và gia tăng thu
nhập ở địa phương, nhóm ủng hộ ở địa phương có thể yêu cầu tiêu chuẩn môi trường

cao, quy định nghiêm ngặt hơn, và thực thi tốt hơn bởi chính phủ.
2.3.2

Lý thuyết về thiên đường ô nhiễm
Mabey và McNally (1999), thương mại cũng tác động đến môi trường. Nhà

nghiên cứu đã đề xuất hai giả thuyết chủ yếu để giải thích ảnh hưởng: Giả thuyết bến
cảng ô nhiễm và giả thuyết lượng tài nguyên. Giả thuyết lượng tài nguyên nói rằng
thương mại được thúc đẩy do sự khác biệt về lượng tài nguyên của từng khu vực địa
lý và từng quốc gia, vì vậy các quốc gia sẽ tìm cách đầu tư vào đất nước có tài nguyên
dồi dào nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất trong nước. Giả thuyết thiên đường ô nhiễm
HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 8


Luận văn thạc sĩ kinh tế
giả định rằng các quốc gia giống hệt nhau ngoại trừ sự khác biệt ngoại sinh trong
chính sách ô nhiễm môi trường, vì thế để tạo ra hàng hoá mang ô nhiễm cao trong đất
nước có chính sách môi trường yếu kém hơn sẽ có giá thành rẻ hơn. Thương mại do
sự khác biệt trong chính sách ô nhiễm môi trường thúc đẩy tạo ra thiên đường ô
nhiễm ở các quốc gia nghèo.
2.3.3

Lý thuyết về lựa chon vị trí đầu tư
Folmer H (2002) trích trong Jie (2005) quy định về môi trường và quyết định

địa điểm nhà máy mới. Ông cho rằng chính sách môi trường của nước sở tại sẽ quyết
định đến mức độ công nghệ đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu chính sách môi trường
tương đối nới lỏng thì nhà đầu tư sẽ quyết định công nghệ sản xuất có chi phí thấp

nhằm tận dụng tài nguyên để tối đa hóa lợi nhuận, ngược lại với chính sách môi
trường nghiêm ngặt thì nhà đầu tư sẽ thực hiện chiến lược dài hạn đầu tư công nghệ
hiện đại.
2.4.

Ô nhiễm môi trƣờng không khí



Ô nhiễm môi trƣờng
WHO (2005) khái quát ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm

bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách
quản lý của con người.


Ô nhiễm môi trƣờng không khí
WHO (2005) định nghĩa rằng ô nhiễm không khí là ô nhiễm môi trường trong

nhà hoặc ngoài trời bởi bất kỳ hóa chất, tác nhân vật lý hoặc sinh học để thay đổi các
đặc điểm tự nhiên của khí quyển. Các thiết bị gia dụng đốt cháy, xe cơ giới, cơ sở
công nghiệp và cháy rừng là những nguồn phổ biến của tình trạng ô nhiễm không
khí. Các chất ô nhiễm của mối quan tâm sức khỏe cộng đồng bao gồm các hạt vật
chất, carbon monoxide, ozone, nitrogen dioxide và sulfur dioxide. Ngoài trời và trong
nhà gây ra ô nhiễm không khí hô hấp và các bệnh khác, có thể gây tử vong.
HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 9



Luận văn thạc sĩ kinh tế
Một chất gây ô nhiễm không khí là một chất trong không khí có thể có ảnh
hưởng xấu đến con người và các hệ sinh thái. Các chất có thể là các hạt rắn, giọt chất
lỏng, hoặc chất khí. Chất ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Chất ô
nhiễm được phân loại là chính hay phụ.
Báo cáo EPI (2014) cho rằng các chất ô nhiễm chính gồm:
Oxit lưu huỳnh (SOx ) - đặc biệt là sulfur dioxide, một hợp chất hóa học với
công thức SO2. SO2 được sản xuất bởi các núi lửa và trong quá trình công nghiệp khác
nhau. Than đá và dầu mỏ thường chứa các hợp chất lưu huỳnh, và đốt họ tạo ra sulfur
dioxide. Hơn nữa quá trình oxy hóa của SO2, thường có sự hiện diện của một chất xúc
tác như NO2, tạo thành H2SO4, và do đó mưa axit. Đây là một trong những nguyên
nhân cho mối quan tâm về tác động môi trường của việc sử dụng các nhiên liệu làm
nguồn năng lượng.
Oxit nitơ (NOx )- oxit nitơ, đặc biệt là nitơ dioxide, bị trục xuất khỏi đốt ở
nhiệt độ cao, và cũng được sản xuất trong giông bão của phóng điện .Có thể ở dạng
một đám khói mù màu nâu. Nitrogen dioxide là một hợp chất hóa học với công thức
NO2 . Nó là một trong một số oxit nitơ. Một trong những chất gây ô nhiễm không khí
nổi bật nhất, khí độc màu nâu đỏ này mùi đặc trưng rất hăn.
Carbon monoxide (CO) - CO là một khí không màu, không mùi, độc hại,
không gây kích ứng . Nó là một sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn của
nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá hoặc gỗ. Khí thải xe cộ là một nguồn chính của
carbon monoxide.
Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi - VOC là một chất gây ô nhiễm không khí
ngoài trời nổi tiếng. Chúng được phân loại thành methane (CH4 ) hoặc khôngmethane (NMVOCs). Mêtan là một loại khí nhà kính rất hiệu quả, góp phần tăng
cường sự ấm lên toàn cầu. VOCs hydrocarbon khác cũng là khí nhà kính quan trọng
vì vai trò của họ trong việc tạo ra ozone và kéo dài cuộc sống của mêtan trong khí
quyển. Hiệu ứng này khác nhau tùy thuộc vào chất lượng không khí tại địa
HV: Nguyễn Châu Nghĩa


Trang 10


Luận văn thạc sĩ kinh tế
phương. Các NMVOCs thơm benzen, toluen và xylen bị nghi ngờ gây ung thư và có
thể dẫn đến bệnh bạch cầu có tiếp xúc kéo dài. 1,3-butadien là một hợp chất nguy
hiểm thường được gắn liền với việc sử dụng công nghiệp.
Quốc hội Việt Nam (2013) thì định nghĩa ô nhiễm môi trường không khí là sự
có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm
cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.
EPI (2014) Con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã
gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà
kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%,
CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...
Nếu không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30
năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m. Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ
tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái
Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C
(G.I.Plass) và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
2.5.

Một số nghiên cứu trƣớc về tác động của FDI đến môi trƣờng
Levinson (1996) đưa ra cuộc khảo sát nghiên cứu thực nghiệm về tác động FDI

đến quy định môi trường ở Mỹ. Ông phát hiện ra rằng sau hơn hai mươi năm nghiên
cứu thực nghiệm, không có bằng chứng mạnh mẽ rằng các luật môi trường nghiêm
ngặt đẩy FDI gây ô nhiễm ra khỏi nước phát triển, điều này còn trái ngược lại khi mà
ông phát hiện ra rằng FDI vào Mỹ mang ô nhiễm cao hơn FDI của Mỹ đầu tư ra nước
ngoài. Cùng với điều này, Copeland và Taylor (2003) lập luận rằng luật môi trường
nghiêm ngặt không ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của FDI.

Eskeland và Harrison (2003) sử dụng một dữ liệu bảng điều khiển thiết lập vào
Mỹ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào bốn quốc gia và tìm thấy ít hỗ trợ cho giả
thuyết bến cảng ô nhiễm. Ngoài ra, họ tìm thấy nhà máy nước ngoài sử dụng năng

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 11


Luận văn thạc sĩ kinh tế
lượng hiệu quả hơn rất nhiều và sử dụng các loại năng lượng sạch hơn so với các nhà
máy trong nước sở hữu.
Wang và Jin (2002) tìm thấy kết quả tương tự trong một nghiên cứu kiểm tra
cấp độ xả thải của hơn 1.000 công ty ở Trung Quốc. Họ nhận thấy các công ty có vốn
đầu tư nước ngoài và các công ty thuộc sở hữu cộng đồng có đặc điểm tốt hơn với
môi trường so với loại hình sở hữu nhà nước và tư nhân. Họ cho rằng các công ty
nước ngoài gây ô nhiễm ít hơn vì họ sử dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiết
kiệm năng lượng, trong khi các công ty thuộc sở hữu cộng đồng gây ô nhiễm ít hơn vì
họ gánh chịu chi phí của ô nhiễm từ các chủ sở hữu của công ty gây ô nhiễm môi
trường địa phương và nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các công cụ phí ô nhiễm là
hiệu quả để giảm mức độ ô nhiễm.
Dean (2002) ước tính tác động của tự do hóa thương mại đối với ô nhiễm
nguồn nước ở các tỉnh của Trung Quốc sử dụng một hệ phương trình đồng thời, và
cho thấy rằng thương mại gây trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm thông qua các điều
khoản về môi trường được giảm bớt nhằm cải thiện thương mại.
Jie ( 2005) sử dụng mô hình ước tính trên các dữ liệu bảng của khí thải SO2
công nghiệp của Trung Quốc 29 tỉnh, cho thấy tổng tác động của FDI vào phát thải
SO2 công nghiệp là rất nhỏ. Với sự gia tăng 1% trong FDI vốn cổ phần, phát thải SO2
công nghiệp sẽ tăng 0,099%, và còn cho thấy vai trò của FDI trong củng cố các quy
định về môi trường.

Nghiên cứu của Acharyya (2009) sử dụng dữ liệu về kinh tế xã hội của Ấn Độ
trong 2 thập kỷ từ 1980 đến 2003 để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng và
môi trường của Ấn Độ và mô hình được đưa ra để đánh giá là :
Ln CO2 = α0 + α1 t + α2 D + α3 ln FlFDI + Vt
Trong đó :
t là biến thứ tự thời gian thể hiện xu hướng

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 12


Luận văn thạc sĩ kinh tế
D là biến giả để đánh giá giai đoạn 1980 đến 1990 nhận giá trị 0 và 1991 đến
2003 nhận giá trị 1
FlFDI là dòng vốn FDI và Ấn Độ phân theo ngành gây ô nhiễm gồm, dệt
nhuộm, luyện kim sản xuất giấy và hóa chất, xi măng .
Kết quả nghiên cứu của Acharyya cho thấy tác động của FDI là có hại đối với
môi trường của Ấn Độ cụ thể là tăng trưởng hàm lượng CO2 trong không khí trong
những năm 90. Dòng vốn FDI đã có tác động tích cực khá lớn vào lượng phát thải
CO2 thông qua tăng trưởng sản lượng. Hạn chế của nghiên cứu này không nêu rõ
được các kênh tác động của đầu tư nước ngoài đến môi trường địa phương có phải là
do sự cải thiện công nghệ hay không.
Mô hình nghiên cứu của Liang (2006) với giả thuyết rằng tất cả với cường độ
bằng nhau thì ô nhiễm ở các thành phố của Trung Quốc giảm dần theo quy mô đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Mô hình sử dụng phương pháp hồi qui OLS dựa trên dữ liệu
260 thành phố lớn của Cục thống kê trung ương Trung quốc .
SO2 Emission it = β0 + β1* FDI i,t + β2*per capita GDPit + β3*per capita
GDP square it + β4*industrial output it + γ* X it + αi + λt + εit
Trong đó:

SO2: lượng phát thải SO2 của các ngành công nghiệp đo bằng % CO2.
FDI: số vốn FDI đầu tư vào các tỉnh.
Per capita GDP: tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người của các tỉnh.
Per capita GDP square : tổng thu nhập quốc nội bình quân đầu người bình
phương.
Industrial output: giá trị sản lượng công nghiệp
X: khoảng cách đến các cảng biển
Nghiên cứu này trả lời câu hỏi liệu một thành phố tiếp nhận đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhiều hơn sẽ có ô nhiễm không khí cao hơn hay không, mà gây ô nhiễm
HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 13


Luận văn thạc sĩ kinh tế
nhiều nhất là các nhà máy gia công phần mềm. Nghiên cứu cũng khai thác đa dạng
các đặc trưng của đất nước trong địa lý và chính sách thương mại đối với các thành
phố khác nhau như là một nguồn ngoại sinh của sự thay đổi trong tiếp cận đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Tác giả tìm thấy bằng chứng cho thấy đầu tư nước ngoài có ảnh
hưởng tốt về môi trường địa phương.
Tuy nghiên cứu cũng đã bỏ qua tác động của chính sách về môi trường đối với
lượng phát thải CO2 mà yếu tố này được chứng minh là rất tích cực trong việc giảm
lượng phát ra môi trường trong nghiên cứu của (Wang và Jin, 2002).
Bảng 2: Tổng hợp các nghiên cứu trước
Tên tác giả , năm

Biến sử dụng

Biến có ý nghĩa


và Năng lượng được sử dụng, FDI,sản Năng lượng được sử dụng,

Eskeland
Harrison (2003)

lượng sản xuất

FDI

Acharyya (2009)

CO2, FDI, t, giai đoạn (biến giả)

FDI, biến giai đoạn

Liang (2006)

SO2, FDI, GDP bình quân đầu FDI, GDP bình quân đầu
người, sản lượng công nghiệp, các người, các biến ngoại sinh
biến ngoại sinh về cảng biển, thuế về cảng biển, thuế môi
môi trường, minh bạch của chính trường
quyền

Wang



Jin Chi phí vi phạm môi trường, loại Chi phí vi phạm môi

(2002)


hình doanh nghiệp, vốn trên lao trường, loại hình doanh
động, đánh giá tác động môi trường nghiệp, vốn trên lao động,
(EIA)

đánh giá tác động môi
trường (EIA)

Hasabala (2013)

CO2 , BOD ( mức độ oxi hóa trong CO2, BOD, FDI, GDP bình
nước), FDI, GDP bình quân đầu quân đầu người, Sản lượng
người, sản lượng sản xuất gia tăng

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

sản xuất gia tăng

Trang 14


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Jie ( 2005)

SO2, FDI, GDP, vốn FDI trên lao SO2, FDI, GDP, vốn FDI
động, mực phạt vi phạm môi trên lao động, mực phạt vi
trường, tham nhũng

Dean (2002)


phạm môi trường

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân Tốc độ tăng trưởng GDP
đầu người, Tốc độ tăng trưởng phát bình quân đầu người, Tốc
thải CO2, giá trị sản lượng tăng độ tăng trưởng phát thải
thêm, FDI, lao động.

CO2, giá trị sản lượng tăng
thêm, FDI

Như vậy các biến có tác động đến lượng phát thải CO2 là các biến FDI, GDP,
giá trị sản lượng tăng thêm, biến EIA được tác giả kế thừa sử dụng trong mô hình
nghiên cứu.

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 15


Luận văn thạc sĩ kinh tế
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu định lượng, phân tích thống kê mô tả, sử dụng phần
mền stata 11 để phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Sử sụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng như mô hình các ảnh hưởng cố định
FEM (Fixed Effects Model) và REM (Random Effects Model) hoặc Pools OLS để
hồi quy lần lượt lượng khí thải CO2 bình quân đầu người. Sao đó sử dụng kiểm định
Hausman và kiểm định nhân tử Lagrange để lựa chọn mô hình phù hợp.
 Mô hình pooled OLS
Là mô hình với cách tiếp cận đơn giản nhất bỏ qua yếu tố không gian và thời

gian của dữ liệu, chỉ ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)
thông thường. Mô hình này gộp chung toàn bộ dữ liệu không phân biệt theo không
gian hay thời gian, mô hình có dạng
Yit = β1 + β2*X2it + β3*X3it + …+uit
Trên thực tế việc đồng nhất dữ liệu không gian và thời gian dễ dẫn đến vi
phạm các giả định về mô hình và không phản ánh đúng bản chất mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc Y và biến độc lập X.
 Mô hình nhân tố ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model- FEM)
Giả định rằng mỗi chủ thể đều có đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đến các biến
giải thích, FEM phân tích tương quan giữa các phần dư của chủ thể và các biến giải
thích, kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời
gian) ra khỏi biến giải thích, mô hình ước lượng có dạng:
Yit = Ci + β*Xit + uit
Ci (i =1,…,n) : hệ số chặn cho từng thực thể nghiên cứu

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 16


Luận văn thạc sĩ kinh tế
Mô hình FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân ảnh
hưởng đến mô hình nên sẽ không có hiện tượng tư tương quan trong mô hình. Tuy
nhiên dưa vào nhiều biến giả sẽ làm giảm số bật tự do và xảy ra hiện tượng đa cộng
tuyến, bên cạnh đó FEM cũng không xét đến các yếu tố không thay đổi theo thời
gian.
 Mô hình nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model- REM)
Giả định sự biến động giữa các thực thể là ngẫu nhiên và không tương quan
đến các biến giải thích. Nếu sự khác biệt giữa các chủ thể có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn mô hình FEM, trong đó phần dư của mỗi thực thể

được xem là một biến giải thích mới. Mô hình có dạng:
Yit = Ci + β*X2it + uit
Trong đó
Ci = C + εi (i =1,…,n)
εi : sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai σ2ε
uit: sai số thành phần kết hợp khác biệt của từng đối tượng theo thời gian.
REM quan tâm đến những khác biệt của riêng các đối tượng theo thời gian do
đó dễ xảy ra hiện tượng tư tương quan nhưng lại loại bỏ phương sai thay đổi. Do đó
sử dụng kiểm định Hausman để chọn lựa giữa mô hình FEM và REM.
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được trích từ một tập dữ liệu WDI do ngân
hàng thế giới phát hành năm 2014 .
Tất cả dữ liệu về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng chảy vào một quốc
gia, thu nhập bình quân đầu người, giá trị sản lượng công nghiệp đều được trích từ
WDI 2014 của ngân hàng thế giới. Riêng dữ liệu về lượng phát thải CO2 bình quân
đầu người từ năm 1996 đến 2011 được lấy từ WDI 2014, dữ liệu năm 2012 lấy từ báo

HV: Nguyễn Châu Nghĩa

Trang 17


×