Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

TỔNG QUAN về BIẾN đổi KHÍ hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117 KB, 7 trang )

TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển
toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm. Nguyên nhân
của BĐKH do quá trình tự nhiên như bức xạ mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo của Trái
Đất, hoạt động của núi lửa và gần đây là do hoạt động của con người. BĐKH trong thế
kỷ XX và đến nay được gây ra chủ yếu do con người. Chính vì vậy, thuật ngữ BĐKH
(sự ấm lên toàn cầu – global warming) được coi đồng nghĩa với BĐKH hiện đại.
Theo đánh giá đánh giá của Liên ban chính phủ về BĐKH [18] cuối thế kỷ XXI
hàm lượng CO2 trong khí quyển vào năm 2100 có khả năng đạt 730-1020 ppm. Ứng
dụng các kịch bản phát thải SRES vào những mô hình khí hậu khác nhau cho thấy,
nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng từ 2 0C - 4,50C vào cuối thế kỷ XXI so với cuối thế kỷ
XX. Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với sự tan băng ở hai cực dẫn đến mực nước biển cũng
tăng theo.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm
nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó đồng
bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị gập nặng nhất. Nếu mực biển dâng 1m sẽ có
khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất GDP khoảng 10%, khoảng 40
nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị gập, trong đó 90% diện tích thuộc các
tỉnh Đồng bằng song Cửu Long bị gập hầu như hoàn toàn [1].
Tài liệu địa chất cho thấy rằng biến đổi khí hậu từng xảy ra trong quá khứ. Những
biến đổi này xảy ra từ khi con người chưa xuất hiện, chiếm phần lớn thời gian trong
quá khứ và có thể gọi chúng là những biến đổi tự nhiên của khí hậu. Việc nghiên cứu
biến đổi tự nhiên của khí hậu giúp ta hiểu và dự báo được những biến đổi tự nhiên và
những biến đổi do con người gây ra cho khí hậu tương lai.
Các nghiên cứu về khí hậu cổ được phân tích trên các mẫu như: lõi băng phân
lớp, vòng tuổi của cây, hóa thạch phấn hoa, thổ nhưỡng, lưu vực hồ kín và trầm tích hồ
. Dựa trên các phân tích về mẫu trên các nhà khoa học đã đưa ra được sự biến đổi khí
hậu trong quá khứ đó là thời kỳ nóng nhất của những năm 1940, thời kỳ băng hà, giai
đoạn lạnh Younger Dryas, kỷ Holocene, kỷ Eemian, kỷ Pleistocene sớm.
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trong quá khứ là do bức xạ mặt trời, sự thay
đổi quỹ đạo của Trái đất và do hoạt động của núi lửa. Ngoài ra sự trôi lục địa cũng là


nguyên nhân gây nên sự biến đổi khí hậu của Trái đất. Tuy nhiên, nhân tố này không
nhạy cảm đối với nhiệt độ những biến động của nhiệt độ bề mặt Trái đất. Tuy nhiên,
những thay đổi ngày nay chúng ta đã và đang chứng kiến diễn ra với tốc độ gấp gáp
hơn, mức độ nghiêm trọng hơn và xuất hiện những hình thế không thể lý giải được
bằng các chu trình tự nhiên.

1


Nhiệt độ trung bình bề mặt là thước đo cơ bản nhất đánh giá sự biến đổi khí
hậu. Theo đánh giá của IPCC năm 2007 đã nhận định rằng sự nóng lên của hệ thống
khí hậu Trái đất hiện nay chưa từng có. Điều đó đã chứng minh từ những quan trắc về
sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy bằng và tuyết
trên phạm vi rộng lớn, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu.
Nhiệt độ nửa cuối thế kỷ vừa qua có lẽ đạt mức cao nhất trong chu kỳ 50 năm
kể từ năm 1.300 trở lại đây. Trái đất hiện thời đã đến hoặc ở gần mức nóng nhất ghi
nhận được trong suốt thời kỳ khoảng 12.000 năm trước công nguyên (TCN). Có những
bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng quá trình tăng nhiệt độ đang diễn ra ngày càng
nhanh. Mười trên mười hai năm có nhiệt độ cao nhất từ năm 1850 tới nay bao gồm các
năm từ 1995 đến 2006. Trong khoảng 100 năm qua, nhiệt độ Trái đất tăng 0,74 0C.
Giũa các năm cũng có sự dao động lớn. Tuy nhiên, xét trên từng thập kỷ, xu thế tăng
nhiệt độ liên tục 50 năm qua gần như gấp đôi xu thế của 100 năm trở lại đây.
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm
trong thời kỳ 1961-2003 và tỷ lệ 3,1 mm/năm trong thời kỳ từ năm 1993-2003. Trong
những năm gần đây, tổng cộng mực nước biển dâng 0,31m.
Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ 2,7%/ 1 thập
kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm 7% kể từ năm
1990, riêng trong mùa xuân giảm 15%.
Các báo cáo tại Hội nghị Quốc tế về BĐKH tại Brucxen (Bỉ) cho biết trung
bình mỗi năm, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) bị giảm 7%

khối lượng và 50-60 m độ cao. Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm cao nguyên
Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131 km 2, chu vi vùng bănh tuyết bên sườn cao nguyên
mỗi năm giảm 100-150 m có nơi tới 350 m. Nếu nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng, khối
lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và 1/2 vào năm
2090.
Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối liên hệ giữa quá trình tăng
nhiệt độ Trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO 2 và các khí nhà kính khác trong
khí quyển. Chính “hiệu ứng nhà kính” tự nhiên này đã biến hành tinh của chúng thành
thành nơi có thể sinh sống được, nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ sẽ giảm đi
300C [2]. Trong bốn chu kỳ và nóng lên trước đây của Trái đất đều có sự tương quan
mật thiết giữa nồng độ khí CO2 trong khí quyển và nhiệt độ Trái đất.
Điểm khác biệt trong chu kỳ nóng lên hiện thời là nồng độ khí CO 2 đang tăng
rất nhanh. Từ thời kỳ tiền công nghiệp tới nay, hàm lượng CO 2 trong khí quyển đã
tăng thêm một phần ba - tốc độ chưa từng có trong ít nhất 20.000 năm trở lại đây. Trữ
lượng CO2 tăng kéo theo sự gia tăng của các khí nhà kính khác.

2


Vài năm gần đây, các cuộc tranh luận về giải thiết thay đổi nhiệt độ Trái đất là
do các hoạt động của con người. Một số nhà khoa học cho rằng chu trình tự nhiên và
các yếu tố khác có vai trò quan trọng hơn. Tuy nhiên, nếu các yếu tố tự nhiên như hoạt
động núi lửa và cường độ mặt trời là yếu tố chính dẫn đến xu hướng tăng nhiệt độ toàn
cầu thời kỳ đầu thế kỷ XIX, thì chúng lại không phải là nguyên nhân chính gây ra sự
gia tăng nhiệt độ từ đó đến nay. Cũng có ý kiến cho rằng sự thay đổi nhiệt độ Trái đất
gần đây không phải do các khí nhà kính mà do sự tăng năng lượng mặt trời và tia vũ
trụ. Nghiên cứu chi tiết về lập luận này đã chỉ ra rằng trong hai thập niên vừa qua,
năng lượng mặt trời thực tế giảm trong khi nhiệt độ Trái đất tăng. Trong bản đánh giá
của IPCC, 2007 đã nêu rõ ràng rằng “hoàn toàn không thể lý giải hiện tượng biến đổi
khí hậu toàn cầu mà không cân nhắc tới các yếu tố cưỡng bức bên ngoài”. Nói cách

khác có thể chắc chắn 90% rằng phần lớn hiện tượng nóng lên của Trái đất là do các
khí nhà kính được phát thải từ các hoạt động của con người.
Để chứng minh được sự ấm lên toàn cầu là do các khí nhà kính được phát thải từ
các hoạt động của con người chúng ta xem xét đến bức xạ cưỡng bức (Radiative
Forcing) - là sự thay đổi trong cán cân bức xạ của Trái đất giữa lượng bức xạ tới từ
mặt trời dưới dạng bức xạ sóng ngắn với năng lượng bức xạ phát ra từ Trái đất dưới
dạng bức xạ hồng ngoại (đơn vị W/m 2). Bức xạ cưỡng bức dương khi bức xạ hấp thu
lớn hơn bức xạ phát xạ và có tác dụng làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất và ngược lại.
Thông thường, bức xạ mặt trời đi tới được Trái đất hấp thụ gần như cân bằng với bức
xạ hồng ngoại phát ra từ Trái đất, do đó nhiệt độ trung bình bề mặt rất ít thay đổi. Tuy
nhiên, khi các khí nhà kính tăng lên thì các chất khí đó có vai trò hấp thụ bức xạ hồng
ngoại phát ra từ bề mặt Trái đất, sau đó phát xạ trở lại mặt đất (được gọi là bức xạ
nghịch), đồng thời hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại thoát ra ngoài dẫn đến tăng nhiệt
độ Trái đất.
Bức xạ cưỡng bức do sự gia tăng hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển do
con người gây ra trong thời kỳ 1700-2000 được đánh giá là 2,43W/m 2, trong đó từ khí
CO2 là 1,46W/m2, CH4 là 0,48W/m2, các halocacbon là 0,34W/m2 và từ N2O là
0,15W/m2.
Bức xạ cưỡng bức từ các sol khí nhân tạo(chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch và
sinh khối) được đánh giá là -0,4W/m2, sulphate -0,2W/m2 đối với các sol khí đốt từ
sinh khối, 0,1 đối với carbon hữu cơ từ nhiên liệu hóa thạch và +0,2W/m 2 đối với các
sol khí carbon vô cơ từ nhiên liệu hóa thạch. Vậy, tổng lượng bức xạ cưỡng bức trong
giai đoạn 1700-2000 là 2,34W/m2 trừ đi 0,4W/m2 bằng 1,94W/m2 [8,9,11,12,13,14], có
nghĩa bức xạ cưỡng bức dương, đồng nghĩa với nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái
đất tăng lên.

3


Như vậy, hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu. Nguyên nhân

chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, đặc
biệt là khí CO2 đã được tạo thành do sử dụng năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than
đá và các khí tự nhiên, phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất.
Tương lai của thế giới chắc chắn sẽ gắn liền với BĐKH. Trữ lượng các khí nhà
kính trong khí quyển tăng cùng với quá trình thải khí ngày càng nhiều. Tổng lượng
phát thải các khí nhà kính đã tới mức xấp xỉ 48Gt CO 2 vào năm 2004- tức tăng thêm
1% so với năm 1990. Nồng độ các khí nhà kính ngày một cao đồng nghĩa với việc
nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng theo thời gian. Theo nghiên cứu của Svante
Arrenhuis người Thủy Điển dự báo rằng nếu trữ lượng CO 2 trong khí quyển tăng gấp
đôi, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng từ 4-50C – hơi lớn hơn một chút so với dự báo
của IPCC. Ngoài ra, Svante Arrenhuis còn cho rằng phải mất 3.000 năm thì nồng độ
khí quyển mới tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp. Còn theo xu thế hiện tại,
khoảng 500 phần triệu vào giữa những năm 2030.
IPCC đã đưa ra 6 kịch bản xác định lộ trình khí thải có thể xảy ra cho thế kỷ XXI.
Các kịch bản này khác nhau về giả định về thay đổi dân số, tăng trưởng kinh tế, cách
thức sử dụng năng lượng và khả năng giảm thiểu tác động. Ước lượng gần đúng nhất
là 2,30C - 4,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong ba kịch bản của IPCC dự báo
(hình 11) khả năng vượt qua ngưỡng tăng nhiệt độ 5 0C là 50%. Hay nói cách khác,
theo các hiện có, khả năng nhiệt độ thế giới tăng 5 0C sẽ cao hơn rất nhiều khả năng
duy trì nhiệt độ mức tăng nhiệt độ là 2 0C. Đáng chú ý là sự nóng lên nhiều hơn (so với
trung bình toàn cầu) ở các khu vực phía Bắc của Bắc Mỹ, phía Bắc và Trung Á.
Ngược lại, ít nóng hơn ở phía Nam và Đông Nam Á trong mùa hè và phía Nam của
Nam Mỹ trong mùa đông. Nhiệt độ bề mặt tăng lên ít ở Bắc Đại Tây Dương và quanh
vùng biển Nam cực.
Lượng mưa năm và hơi nước trung bình toàn cầu được đánh giá là tăng lên trong
thế kỷ XXI cùng với hiện tượng nóng lên toàn cầu, song đối với từng khu vực có thể
tăng hoặc giảm 5 đến 20%. Rất có thể lượng mưa sẽ tăng ở khu vực thuộc vĩ độ cao cả
trong mùa đông và mùa hạ, ở vĩ độ trung bình Bắc bán cầu, vùng nhiệt đới Châu Phi
và Nam cực vào mùa đông, Nam và Đông Á vào mùa hạ. Ở Châu Úc, Trung Mỹ, Nam
Phi lượng mưa giảm vào mùa đông. Hàng năm, sự biến động rất lớn xảy ra ở các vùng

được được dự báo lượng mưa trung bình tăng.
Trong thời kỳ 1961 đến 2003, mực nước biển trung bình tăng khoảng 0,40,1mm/năm. Theo các kịch bản của SRES [18] mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ
tăng 2,1-5,0 m vào cuối thế kỷ XXI. Đồng nghĩa với mực nước biển dâng cao một số
quốc gia như Tuvalu (thuộc biển Thái Bình Dương), Funafuti, Maldives, Kiribati,
Tanzania, Bangladesh, .... sẽ gập chìm dưới nước.

4


Mặc dù mức tăng nhiệt độ cũng như mực nước biển dâng lên không đồng giữa
các khu vực cũng như giữa các châu lục, song các biến đổi rõ ràng là một thách thức
rất lớn đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai của nhân loại. Tuy nhiên,
khoảng ước lượng gần đúng nhất của IPCC có thể đánh giá thấp vấn đề biến đổi khí
hậu có nghĩa là ước lượng gần đúng nhất của IPCC không loại trừ khả năng biến đổi
khí hậu có thể xảy ra ở mức độ cao hơn.
Việt Nam của chúng ta thì sao? Dựa vào số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của
các yếu tố về nhiệt độ, lượng mưa có những điểm đáng chú ý sau
Về nhiệt độ: trong năm 50 năm (1958-2007) nhiệt độ tăng 0,5 0C-0,70C, phù hợp
với xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình toàn cầu 0,76 0C. Nhiệt độ mùa đông tăng
nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ của các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn
so với các tỉnh phía Nam. Điều đó có nghĩa BĐKH ảnh hưởng đến miền Bắc lớn hơn
miền Nam. Xét ba điểm Hà Nội, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất cho thấy nhiệt độ trung
bình tháng I chỉ mới tăng lên trong khoảng 10-20 năm gần đây. Đối với thángVIII
không thể hiện nhất quán tại các điểm nêu trên. Nhưng nhìn chung có xu thế tăng lên.
Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm cả ba điểm đều tăng hơn so với thập kỷ 1991-2000
là 0,40C-0,50C.
Về lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi lượng mưa trong 100 năm
qua (1931-2000) không rõ rệt, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
Lượng mưa giảm vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở vùng khí hậu phía Nam. Tính trung
bình trong năm mươi năm (1958-2007) lượng mưa giảm khoảng 2% [5].

Số đợt không khí lạnh giảm đi rõ rệt, cụ thể số lượng các đợt không khí lạnh
của từ 2001-2007 lớn hơn rất nhiều so với các thập kỷ 1961-1970, 1971-1980, 19811990, 1992-2000. Tuy nhiên, biểu hiện dị thường lại xuất hiện nhiều hơn như các đợt
rét kéo dài hơn, nhiệt độ giảm mạnh hơn.
Những năm gần đây bão có xu thế xuất hiện cường độ bão mạnh hơn, có xu thế
dịch chuyển về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn. Hình 13 thống kê bão hoạt
động theo khu vực từ 1945 đến 2007 (trong đó TNT: Thanh Nghệ Tĩnh, BBT: Bắc
Trung Bộ, ĐN-BĐ: Bình Định-Đà Nẵng, PY-KH: Phú Yên-Khánh Hòa, NT-BT: Ninh
Thuận-Bình Thuận). Có thế nhận thấy rằng số lượng bão cấp 12 có xu thế tăng ở khu
vực Đà Nẵng- Bình Định, Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hướng ít nhất của bão trên cấp
12, tuy nhiên mấy thập kỷ trở lại đây số lượng cơn bão trên cấp 12 cũng tăng lên rất
nhiều.
Mực nước biển quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam hiện nay
tăng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008). Trong năm mươi năm qua số liệu mực nước tại
trạm Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm [5]

5


Vậy xu thế biến đổi khí hậu của Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào? Theo
thông báo Quốc gia về BĐKH ở Việt Nam do Bộ Tài Nguyên Môi Trường thực hiện
[5]
Về nhiệt độ: Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè
trên cả nước. Nhiệt độ các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với vùng
khí hậu phía Nam. Theo kịch bản phát thải thấp (B 1) vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ
trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ
1980-1999 khoảng 1,60-1,90C, các vùng phía Nam tăng vào khoảng 1,1 0-1,40C. Với
kịch bản phát thải trung bình (B2) vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm có thể
tăng lên 2,40-2,80C ở phía Bắc và 1,60-2,00C ở phía Nam so với thời kỳ 1980-1999. So
với kịch bản phát thải cao (A2) vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình năm tăng so
với thời kỳ 1980-1999 ở vùng khí hậu phía Bắc là 3,10-3,60C, phía Nam 2,10-2,60C.

Về lượng mưa: Lượng mưa mùa khô giảm có thể giảm ở hầu hết các vùng khí
hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Theo kịch bản B 1, vào cuối
thế kỷ XXI, lượng mưa tăng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ, 1-2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với thời kỳ 1980-1999.
Kịch bản phát thải trung bình B2, cuối thế kỷ XXI lượng mưa tăng 7-8% ở phía Bắc, 23% ở phía Nam so với thời kỳ 1980-1999. Với kịch bản A 2 lượng mưa tháng III đến
tháng V sẽ giảm từ 6-9% ở miền Bắc, 13% miền Trung và 13-22% ở miền Nam.
Lượng mưa cao điểm tăng 12-19% phía Bắc và Nam Trung Bộ, riêng Tây Nguyên và
Nam Bộ chỉ 1-2%.
Với kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo phát thải thấp
nhất B1, kịch bản phát thải trung bình B2 và kịch bản phát thải cao A1F1, vào giữa thế
kỷ XXI mực nước biển có thể dâng 28-33cm và đến cuối thế kỷ XXI mực nước biển
dâng thêm từ 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999.
Với các kịch bản để dự báo xu thế biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa và mực nước
biển đã được xây dựng cho đến 2050 dựa vào ba kịch bản phát thải cao, trung bình và
thấp, tại thời điểm hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo nên sử dụng là
kịch bản phát thải trung bình B2.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, vùng thềm lục địa rộng hàng triệu km 2 và trên
3000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó
trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông
Hồng - Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Vì vậy ở đây, hàng năm phải
chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô.
BĐKH sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên. Nếu mực nước biển dâng lên 1 mét,
40.000 km2 dải ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc
các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn.
6


Thach thc ln cua vựng ven biờn la nhu cõu õu t rõt ln ờ nõng cao chõt
lng hờ thng ờ biờn, nhm ng phú vi mc nc biờn dõng, phat triờn c s ha
tõng, hờ thng giao thụng cú kh nng thich ng cao vi BKH. ờ lam c iu

nay thi mi con ngi s phi hanh ụng nh thờ nao ờ bo vờ mụi trng sng cua
chinh chung ta trong tng lai?
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu:
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch nh than đá, dầu mỏ vì đây là những nguồn
nhiên liệu gây hiệu ứng nhà kính.

7



×