Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.75 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

Lời mở đầu
IGIỚI THIỆU CHUNG
Một số khái niệm về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và quản lí chất thải
rắn.
II-

III-

IV-

V-

HIỆN TRẠNG, NGUỒN GỐC PHÁT SINH,THÀNH PHẦN CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
1- Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở việt nam
2- Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở việt nam
3- Thành phần chất thải rắn đô thị
CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
1- Ảnh hưởng tới môi trường không khí
2- Ảnh hưởng tới môi trường nước
3- Ảnh hưởng tới môi trường đất
4- Ảnh hưởng của rác thải tới sức khỏe con người
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT
1- Hiện trạng quản lí chất thải rắn đô thị
2- Cơ cấu tổ chức quản lí chất thải rắn đô thị
CÁC CÔNG CỤ VÀ CHINH SÁCH QUẢN LÍ CTR VÀ CHẤT THẢI
NGUY HẠI


1- Công cụ pháp luật
2- Công cụ kinh tế
3- Công cụ kĩ thật

VIGIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
1. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ - Canađa
2. Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức

1


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, kinh tế xã hội phát triển
mạnh. Các ngành nghề sản xuất ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó đã
kèm theo các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, đặc biệt là vấn đề về chất thải rắn.
Việt Nam là nước có nề kinh tế đang phát triển, do đó vấn đề thu gom , vận chuyển,
xử lý chất thải rắn đang là một thách thức với các nhà quản lý. Điều đó càng khó hơn
đối với quản lý chất thải rắn công nghiệp do số lượng và quy mô các ngành công
nghiệp ngày càng tăng.
Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam, xu thế
và hiện trạng quản lý trong thời gian qua. Tôi đã lựa chọn chuyên đề “ Tổng quan về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam”.

2


I - GIỚI THIỆU CHUNG
Một số khái niệm về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt và quản lí chất thải
rắn.

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thường và chất
thải rằn nguy hại.
Ví dụ: giấy, báo, rác sân vườn, bì nhựa, đồ đạc đã sử dụng,…
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải lien quan đến các hoạt động của
con người.Nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường
học, các trung tâm dịch vụ thương mại.
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch
ngói vỡ,đất, đá,cao su……
Quản lí chất thải rắn là tên gọi chung cho tất cả quá trình, hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt dộng phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
II - HIỆN TRẠNG, NGUỒN GỐC PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM
1- Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở việt nam
Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta phát sinh ngày càng tăng,
tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10-15% .Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị
đang mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như
các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch
Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh
chất thải rắn sinh hoạt tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Theo
thống kê năm 2002, lượng CTR sinh hoạt trung bình từ 0,6-0,9 kg/người/ngày ở các đô
thị lớn và 0,4-0,5 kg/người/ngày ở các đô thị nhỏ, thị trấn thị tứ. Đến năm 2008 và đầu
2009, tỷ lệ này ở các đô thị lớn đã tăng lên tương ứng là 0,9-1,3 kg/người/ngày ( bảng
2). Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, đô thị có lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500
tấn/ngày); đô thị có lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày;
Thị xã Gia Nghĩa 12,6 tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày;
TP Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.Như vậy,lượng chất thải

rắn sinh hoạt đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh. Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tới
8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ tất cả các đô thị ( hình 4).

3


Bảng 1. Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực

Đô thị ( toàn quốc )
- Tp. Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
Nông thôn ( toàn quốc )

Lượng phát thải
theo đầu người
(kg/người/ngày)

%

%
thành phần
hữu cơ

so với
tổng lượng
chất thải

50
55
9
6
2
50
60 - 65
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009

0,7
1,3
1,0
0,9
0,3

Hình 1. Số lượng CTR sinh hoạt phát sinh ở các loại đô thị khác nhau
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông
Nam Bộ có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất tới 6.713 tấn/ngày hay
2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt các đô
thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có
lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị là 4.441 tấn/ngày hay 1.622.060 tấn/năm
(chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô
thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đô thị
là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (bảng 3).

4


Bảng 2. Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007


STT

Đơn vị hành chính

1
2
3
4
555

Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung
Bộ
6
Tây Nguyên
7
Đông Nam Bộ
8
Đồng bằng sông Cửu
Long
Tổng cộng

0,81
0,76
0,75
0,66

0,85

Tổng lượng
CTRSH đô thị
phát sinh
(tấn/ngày)
4.441
1.164
190
755
1.640

0,59
0,79
0,61

650
6.713
2.136

0,73

17.692

Lượng CTRSH bình
quân đầu người
(kg/người/ngày)

Nguồn: Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử
lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới, Cục Bảo vệ môi trường 2008

2- Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.
Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ các nguồn sau:
- Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch…: thực phẩm dư thừa
nilon, giấy, carton, nhựa, vải, rác vườn, gỗ, thuỷ tinh, lon đồ hộp, tro, các chất thải
nguy hại;
- Chất thải rắn từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải
trí, khu văn hoá…: thực phẩm dư thừa, giấy, cacton, nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại, các
chất thải độc hại,…
- Chất thải rắn sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học…: giấy, bao
bì các loại, thực phẩm dư thừa…
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo
và nâng cấp khắp quận;
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp;

3. Thành phần chất thải rắn
Trong chất thải rắn đô thị có chứa nhiều thành phần khác nhau, thông thường gồm có:
rác thực phẩm, giấy loại, bao bì carton, túi nilon,nhựa, vải, cao su, da gỗ, thủy tinh vỡ,
sành sứ, các loại chai lọ bang thủy tinh hoặc bằng nhựa, lon đồ hộp, lon nước…..Tùy
5


theo mục đích và phương án kĩ thuật quản lí chất thải rắn từ nguồn phát sinh tới nơi
thải thải bỏ cuối cùng, thành phần chất thải rắn có thể được biểu diễn từ rất đơn giản
( chỉ gồm 2 thành phần chính: (1) rác thực phẩm và (2) phần còn lại) hoặc rất chi tiết
( gồm thành phần rieng biệt như kể trên hoặc chi tiết hơn). Đối với các nước châu
á,rác thực phẩm( hoặc thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học) là
thành phần thường chiếm tỉ lẹ cao nhất ( thường dao động từ 50-70% tính theo khối
lượng ướt) trong CTRĐT. Thành phần CTRĐT thay đổi rất nhiều theo đặc điểm văn
hóa, điều kiện kinh tế, xã hội và đặc điểm hệ thống quản lí chất thải rắn hiện tại của

địa phương.
III - CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là
các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ
phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con
người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H 2S, NH3, CH4, SO2,
CO2.
2. Ảnh hưởng đến môi trường nước:Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ
sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và
gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi
theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị
nhiễm bẩn .
3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa
nhiều các chất độc, do đó khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm
nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều
loài động vật không xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa
dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng
tràn lan các loại túi nilôn trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50
- 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường ngăn cách" trong
đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất
giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút .
4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người:Trong thành phần rác thải sinh
hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên
men, bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu
ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những
người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế
liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng,
ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu

người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài
liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có
chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích
thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối
với những người mắc bệnh tim mạch.
6


Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày,
vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi trùng gây bệnh thực sự
phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như
những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và
gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh
dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá ;muỗi
truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết...

IV - TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
1. Hiện trạng quản lí chất thải rắn đô thị
Từ trước tới nay, phần lớn rác thải sinh hoạt đô thị ở nước ta không được tiêu huỷ một
cách an toàn ,chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, gây ra
nhiều vấn đề môi trường cho dân cư quanh vùng mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô
nhiễm cho môi trường đất, nước, không khí và là ổ phát sinh ruồi, muỗi, chuột, bọ.
Việc chôn lấp rác đã và đang gây những tác động nhiều mặt đến môi trường sống của
cộng đồng:
- Tốn diện tích đất rất lớn để chôn rác;
- Gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường sống cho dân chúng sống cạnh hố chôn rác;
- Nước thải từ các đống rác chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm môi
trường sản xuất nông nghiệp;

- Những bãi chôn rác thường ở xa các đô thị nên tốn kém cho công đoạn chuyên chở rác
- Các loại túi ni lông đựng rác khi chôn không bị phân hủy, tồn tại rất lâu trong đất dẫn đến làm
giảm độ phì nhiêu đất.
Từ đặc điểm này cho thấy muốn tận dụng các chất thải hữu cơ sinh hoạt làm phân bón, cần thiết
phải tiến hành thu gom và phân loại rác ngay tại nguồn. Theo báo cáo của sở khoa học công nghệ
và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có
dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy
nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn
lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi
trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại như Gò Cát ở
thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động không hợp vệ sinh.Thành phố Hà
Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh (Sanitary Landfill) tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với
tổng năng lực chôn lấp khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích 83ha.
- Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi
trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham
7


gia công việc này ( Công ty Huy Hoàng, Tp.Lạng Sơn...).Hầu hết rác thải không được
phân loại tại nguồn,thường thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu
gom tăng từ 40% - 67% năm 2002 lên đến 70 - 75% năm 2007 ở các thành phố lớn,
còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30% - 50% Tỷ lệ thu gom bình quân toàn
quốc vào khoảng 55%.
- Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh
phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham
gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ
động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp
kinh phí cho dịch vụ thu gom chất thải rắn.
2. cơ cấu tổ chức quản lí chất thải rắn đô thị

-

Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược
bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề
xuất luật lệ chings sách quản lí môi trường quốc gia.

-

Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lí và xây dựng đô thị, quản lí
chất thải.

-

Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận huyện, Sở
khoa học công nghệ và Sở giao Thông Công Chính thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và
luật pháp về bảo vệ môi trường của nhà nước thông qua việc xây dựng
các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trường của thành phố.

-

Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lí
chất thải rắn, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được
Sở Giao Thông Công Chính thành phố giao.

Việc quản lí chất thải rắn ở các đô thị nói chung, về cơ bản phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
-

Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải. Đây là yêu cầu đàu tiên, cơ

bản của việc xử lí chất thải nhưng hiện đang là một khó khăn, đòi hỏi
phải có nhiều cố gắng khắc phục.

-

Phải đảm bảo việc thu gom, xử lí có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ
nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ
những người lao động trực tiếp tham gia việc quản lí chất thải phù hợp
với khả năng kinh phí của thành phố và nhà nước.

-

Đưa các công nghệ và kĩ thuật, các trang thiết bị xử lí chất thải tiên tiến
của các nước vào sử dung ở trong nước, đòa tạo đội ngũ cán bộ quản lí
và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm

2- CÁC CÔNG CỤ VÀ CHINH SÁCH QUẢN LÍ CTR VÀ CHẤT
THẢI NGUY HẠI
1. Công cụ pháp luật
- Luật và các quy định lien quan đến chất thải rắn
+ Luật bảo vệ môi trường 2005
8


+ Nghị định 175/ NĐ – CP ngày 10/10/1994 hươnngs dẫn thi hành luật
BVMT.Nội dung quy định các cơ sở sản xuất, dịch vụ phải làm báo cáo
đánh giá tác động môi trường.
+ Quy định về sản xuất, thải bỏ, lưu trữ các loại thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thông tư 4527 của bộ y tế về quản lí chất thải y tế, phân loại xử lí theo
quy định.

+ quy chế về quản lí chất thải nguy hại 155/1999 do thủ tướng chính phủ
quy định.
- Các tiêu chuẩn sản phẩm:
- Các loại giấy phép:
+ Thu gom vận chuyển chất thải rắn
+ Đốt chất thải nguy hại
+ Chôn lấp chất thải nguy hại
2. Công cụ kinh tế
- Phí đánh vào sản phẩm
- Tiền trợ cấp
- Quỹ hoàn trả bao bì
3. Công cụ kĩ thuật
Nhằm mục đích loại tách các chất khỏi long lưu chuyển và đưa về trạng thái
ít độc sau đó được loại bỏ các công cụ như thu gom, vận chuyển, chế biến, tái chế, tái
sử dụng thải bỏ hoàn toàn.
VIGIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT
1. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Mỹ - Canađa
a. Nội dung công nghệ: ở các vùng của Mỹ và Canađa có khí hậu ôn đới thường áp
dụng phương pháp xử lý rác thải ủ đống tĩnh có đảo trộn như sau: Rác thải được tiếp
nhận và tiến hành phân loại. Rác thải hữu cơ được nghiền và bổ sung vi sinh vật, trộn
với bùn và đánh đống ở ngoài trời. Chất thải được lên men từ 8-10 tuần lễ, sau đú sàng
lọc và đúng bao (hinh 1)
b, Ưu điểm:
-Thu hồi được sản phẩm làm phân bón
- Tận dụng được nguồn bùn là các phế thải của thành phố hoặc bùn ao
- Cung cấp được nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp
- Kinh phí đầu tư và duy trì thấp.
c, Hạn chế:
- Hiệu quả phân huỷ hữu cơ không cao

- Chất lượng phân bón được thu hồi không cao vì có lẫn các kim loại nặng trong bùn
thải hoặc bùn ao
- Không phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam vì phát sinh nước rỉ rác, không
đảm bảo được VSMT, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm và
- Diện tích đất sử dụng quá lớn.

9


Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải của Mỹ – Canada
2. Công nghệ xử lý rác làm phân bón của Đức
a. Nội dung công nghệ: công nghệ phổ biến nhất của Đức là xử lý rác đi đôi với thu
hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ vi sinh. Cụ thể như sau: Rác thải ở các gia đình
đã được phân loại, ở những nơi công cộng phân loại chưa triệt để, được tiếp nhận và
tiến hành phân loại tiếp. Rác hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các
thùng chịu áp lực cùng với thiết bị thu hồi khí sinh ra trong quá trình lên men phân giải
hữu cơ ( hình 2).
b. Ưu điểm:
- Xử lý triệt để, đảm bảo VSMT
- Thu hồi sản phẩm là khí đốt có giá trị cao, phục vụ cho các ngành công nghiệp ở khu
lân cận nhà máy
-Thu hồi phân bón có tác dụng cải tạo đất
- Cung cấp nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp.
c. Hạn chế:
- Đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn và kinh phí duy trì cao.
- Chất lượng phân bón thu hồi không cao.

10



Hình 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức

11


Tài liệu tham khảo:
/>%E1%BA%A3n%20l%C3%BD%20ch%E1%BA%A5t%20th%E1%BA%A3i
%20r%E1%BA%AFn%20sinh%20ho%E1%BA%A1t.html
Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại, Ths Lê Thị Trinh
& Ths Vũ Thị Mai, Trường ĐHTN & MT Hà Nội.
/>
12



×