Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đồ án thiết kế bãi chôn lấp rác thải đô thị đến năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.21 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................4
I. Mục đích và nội dung của đồ án...............................................................................4
1. Mục đích của đồ án:..............................................................................................4
2. Nội dung nghiên cứu:............................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu:.....................................................................................4
II. TÌNH HÌNH CTR Ở VIỆT NAM:..........................................................................5
1. Hiện trạng CTR ở Việt Nam:...............................................................................5
2. Thách thức của việc quản lý, xử lý CTR ở Việt Nam..........................................5
CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XLCTR.............................7
I. Các phương pháp xử lý chất thải rắn .......................................................................7
1. Phương pháp đốt chất thải rắn .............................................................................7
2. Phương pháp xử lý sinh học .................................................................................7
3. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn .....................................................................8
II: ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP XLCTR...13
4. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP:.............................................................................16
I. CẤU TRÚC BÃI CHÔN LẤP:..............................................................................17
1. Ô chôn lấp:..........................................................................................................17
2. Lớp lót đáy:.........................................................................................................17
3. Lớp che phủ cuối cùng:.......................................................................................17
II. TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH CÁC Ô CHÔN LẤP:.................................................18
1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp:.....................................................18
2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp:.....................................................................19
3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:..................................................................21
IV. TỔNG THỂ BÃI CHÔN LẤP:............................................................................22
1. Bố trí mặt bằng:...................................................................................................22


2. Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp:.........................................................................22
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................24


TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................................25


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và
sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo mức
sống của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong
công tác bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát
sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn
về thành phần và độc hại hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý CTRSH tại hầu hết các thành phố, thị xã, địa phương ở
nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Không có những bước đi thích hợp, những quyết sách đúng đắn và những giải pháp
đồng bộ, khoa học để quản lý chất thải rắn trong quy hoạch, xây dựng và quản lý
các đô thị sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường,
kéo theo những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng, hạn chế sự phát triển của xã
hội.
Một trong những phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả
về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý CTR theo phương pháp chôn
lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia
đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Nhưng phần lớn các
bãi chôn lấp CTR ở nước ta không được quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi
chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các bãi này đều đa số đều không kiểm soát được khí
độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất,
nước và không khí.Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhândân và thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế,cùng
với bảo vệmôi trường thì hiện nay vấn đề xử lý CTRcũng đã và đang được
chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm. Song với thực tế hạn chế về
khả năng tài chính, kỹ thuật và cả về khả năng quản lý mà tình hình xử lý CTR của
thành phố vẫn chưa được cải thiện là bao . Tình trạng rác tại đường phố, khu dân cư,

Rác thải còn đổ bừa bãi xuống sông, suối, ao hồ, các khu đất trống…gây nên tình
trạng ô nhiễm môi trường, đe dọa đến nguy cơ suy thoái tài nguyên đất, nước, không
khí, và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác thải luôn biến đổi và tỉ lệ thuận
với tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Vì vậy thời gian thu gom, vận
chuyển và xử lý không đáp ứng kịp thời sẽ làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng gia
tăng. Trước tình hình đó, đồ án: “Thiết kế bãi chôn lấp rác thải đô thị đến năm 2021”
được thực hiện nhằm giải quyết tình trạng chất thải rắn
mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, đồng thời cũng giải quyết sức
ép đối với một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong tương lai. Với hy vọng hàng
năm có hàng trăm tấn rác được xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Mục đích và nội dung của đồ án
1. Mục đích của đồ án:
Thiết kế sơ đồ công nghệ & tính toán các công trình cho 1 hệ thống xử lý chất
thải rắn cho khu dân cư 20000 dân. Công suất thải rác 1.5 kg/ngày đêm, hiệu quả thu
gom CTR:75% Tp khối lượng CTR:
Thành phần
% khối lượng (%)
Chất hữu cơ
75
Cao su, nhựa
10
Giấy catton, giẻ vụn
5
Kim loại
2
Thủy tinh, gốm sứ
5

Đất đá , gạch vụn
3
- Độ ẩm 35%
- Độ tro 20%
- Tỷ trọng chất thải rắn 550 kg/m3
Dựa vào đề bài của đồ án và các số liệu thu thập được về Khu đô thị, đồ án tập
trung nghiên cứu những vấn đề sau:

Dự báo tải lượng CTRSH tại khu dân cư giai đoạn 2012 – 2021.

Đề xuất công nghệ XLCTR bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.

Thiết kế bãi chôn lấp CTRSH cho khu dân cư giai đoạn 2012 – 2021.
2. Nội dung nghiên cứu:
a. Khảo sát, điều tra hiện trạng tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR ở
khu đô thị.
b. Dự báo khối lượng và tốc độ phát sinh CTRSH từ năm 2011 đên năm 2030
của khu đô thị.
c. Đánh giá sơ bộ các tác động của CTR đến môi trường.
d. Lựa chọn quy mô, địa điểm xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho
khu đô thị.
e. Tính toán thiết kế bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh cho khu đô thị.
- Thuyết minh tính toán công nghệ xử lý chất thải rắn (bao gồm cả xử lý nước
rỉ rác)
- Bản vẽ sơ đồ công nghệ xử lý chất thải rắn
- Bản vẽ tổng mặt bằng khu xử lý chất thải rắn
3. Phương pháp nghiên cứu:
a. Thu thập số liệu
- Các văn bản pháp quy của trung ương và địa phương có liên quan đến vấn đề
quản lý vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn.

- Các văn bản và các quy định đối với việc xây dựng BCL chất thải rắn hợp vệ
sinh.


-

Các dữ liệu về điều kiện tự nhiên: địa chất, địa hình, đất, khí tượng thuỷ

văn…
- Các dữ liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
b. Điều tra khảo sát hiện trạng CTRSH và các biện pháp xử lý
c. Khảo sát hiện trạng các bãi rác và khu vực dự kiến xây dựng BCL.
d. Phương pháp thiết kế:
Áp dụng các biện pháp và kỹ thuật thiết kế bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh
theo TCVN 6696 – 2000.
- Tham khảo các kỹ thuật thiết kế bãi chôn lấp CTR hiện nay tại Việt Nam..
II. TÌNH HÌNH CTR Ở VIỆT NAM:
1. Hiện trạng CTR ở Việt Nam:
Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các ngành sản xuất kinh
doanh, dịch vụ ở các đô thị, khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh
chóng, một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra 1
khối lượng CTR ngày càng lớn (bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải CN và chất thải
bệnh viện …). Việc thải bỏ 1 cách bừa bãi CTR không hợp vệ sinh ở các đô thị, khu
công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh
tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu
thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng
cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô
lẫn dân số và các khu công nghiệp.
Lượng rác thải đô thị cũng như công nghiệp ngày càng tăng, tính chất độc hại

của rác thải cũng tăng.
2. Thách thức của việc quản lý, xử lý CTR ở Việt Nam
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp
bách đối với hầu hết các đô thị trong cả nước, trong khi đó công tác QLCTR tại các
đô thị và khu công nghiệp còn rất yếu kém.
- Việc quản lý CTR sinh hoạt, y tế, công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về
BVMT, đặc biệt là các chất hữu cơ khó phân hủy (POP) chưa được quản lý, xử lý 1
cách phù hợp.
- Các hoạt động phân loại CTR tại nguồn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, do
cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ và chưa có cơ chế, chính sách phù hợp
khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phân loại tại nguồn.
- Phương thức xử lý CTR chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm
môi trường, làm phát sinh và gia tăng khí metan, đồng thời tốn rất nhiều quỹ đất,
không tận dụng được các loại CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng.
- Việc ứng dụng các công nghệ tái chế CTR để tái sử dụng con rất hạn chế,
chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế chất thải có quy mô nhỏ,
công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và quá trình hoạt động cũng gây ô nhiễm


môi trường. Hiện chỉ có 1 phần nhỏ rác thải (khoảng 1,5 đến 5% tổng lượng rác thải)
được chế biến thành phân bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh.
- Theo Dự báo của Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59
nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay. Như vậy, với lượng chất thải rắn sinh hoạt
đô thị gia tăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng
yêu cầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác định địa
điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tận dụng được
nguồn tài nguyên từ rác thải. Việc áp dụng các công nghệ mới hạn chế chôn lấp chất
thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên từ
rác thải là cấp bách



CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XLCTR
I. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lương và tính độc hại của rác, hoặc
chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa
chọn các phương pháp xử lý CTR cần xem xét các yếu tố : thành phần tính chất
CTRSH, tổng lượng CTR cần được xử lý, khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng,
yêu cầu bảo vệ môi trường. Bao gồm các phương pháp xử lý sau:
1. Phương pháp đốt chất thải rắn
Đốt rác là quá trình oxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao bằng oxy của không khí có
thể giảm thể tích chất thải xuống 85 – 95% . Đây là phương pháp kỷ thuật hợp vệ sinh
được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến . Phương pháp này có những ưu điểm: thu hồi
năng lượng, XL được các chất thải nguy hiểm có thể đốt được , nguy cơ ô nhiễm
nước ngầm ít hơn bãi chôn lấp rác., XL nhanh và tốn diện tích chỉ bằng 1/6 so với
phương pháp vi sinh. Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì phương pháp này cũng tồn tại
những nhược điểm: chi phí XL cao và gây ô nhiễm không khí. Vì vậy phương pháp
này ít được áp dụng ở nước ta và em cũng không chọn phương pháp này để xử lý chất
thải rắn.
2. Phương pháp xử lý sinh học
Với việc đã được phân loại thành phần của chất thải rắn trên ta thấy thành phần
chất hữu cơ trong trong chất thải rắn chiếm tỷ lệ rất cao ( 54,7 % ) nên việc xử lý rác
thải bằng công nghệ vi sinh là rất thuân lợi và còn để phục vụ trong nông nghiệp.Nó
gồm có :
Ủ rác thành phân Compost : Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương
pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay ở các
nước phát triển như Canada. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn
sinh hoạt có thể áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân
Compost dùng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đấtt và sản phẩm khí Methane.Các
loại vi sinh vât chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn,

nấm, men và Antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu
khí hoặc kỵ khí tùy theo lượng oxy có sẵn.
Ủ hiếu khí: là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng 2 thập kỷ gần
đây. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoat động của các vi khuẩn hiếu khí đối với
sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá
trình oxy hóa cacbon thành CO 2. Thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên
khoảng 45oc và sau 6 - 7 ngày đạt tới 70 – 75 oc. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều
kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí
và độ ẩm. Sự phân hủy khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2 – 4 tuần là rác được phân hủy
hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao.
Bên cạnh đó, mùi hôi cũng bị phân hủy nhờ quá trình phân hủy hiếu khí. Độ ẩm phải


dươc duy trì tối ưu ở 40 - 50%, ngoài khoảng này quá trình phân hủy đều bị chậm lại.
Ủ yếm khí : Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ ( chủ yếu ở
quy mô nhỏ ). Qúa trình ủ này nhờ vào sự hoat động của các vi khuẩn yếm khí. Công
nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có những nhược
điểm: thời gian phân hủy lâu, các vi khuẩn gây bệnh luôn luôn tồn tại với quá trình
phân hủy thấp; các khí sinh ra từ quá trình phân hủy khí CH 4 , khí H2S gây mùi khó
chịu.
3. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị
tan rửa nhờ quá trình hân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các
chất dinh dưỡng như axit hữu cơ, nito, các hợp chất Amon và một số khí như CO 2,
CH4.
Các ưu điểm của phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: có thể xử lý môt lượng
lớn chất thải rắn ; chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao; loại bỏ
được côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh soi nảy nở; các hiện tượng cháy
ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm thiểu được mùi hôi thối gây

ô nhiễm môi trường không khí; giảm ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt;
bãi chôn lấp sau khi đóng cửa được sử dụng làm làm nơi sinh sống hoặc các hoạt
động khác; Có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác; BCL là
phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể sử dụng đất; Chi phí
đầu tư ban đầu tư thấp hơn các phương pháp khác; BCL hợp vệ sinh là một phương
pháp xử lý CTR triệt để không đòi hỏi các quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý
các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm.
Nhươc điểm: Các BCL đòi hỏi diện tích đất đai lớn; Cần phải có đủ đất để phủ
lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi ngày; Các lớp đất phủ ở các BCL
thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa; Chôn lấp thường tạo ra CH 4 hoặc H2S
độ hại có khả năng gây nổ hay gây ngạt


CHƯƠNG III: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT QUẢN LÝ CTR KHU
ĐÔ THỊ TỪ NĂM 2012 – 2021
I. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM:
A. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh:
1. BCL hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân hủy của CTR khi
chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. CTR trong bãi chôn lấp sẽ bị phân hủy theo
thời gian nhờ hoạt động của các vi sinh vật để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất
giàu dinh dưỡng như các axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và các chất khí như
,

,

S....

Như vậy, chôn lấp hợp vệ sinh chất thải đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy
sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá

trình phân hủy các chất thải khi chôn lấp.
2. Điều kiện chôn lấp các loại chất thải
Chất thải rắn được chấp nhận thải bỏ vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải đảm
bảo các điều kiện sau:
- Không phải là chất thải nguy hại;
- Có khả năng phân hủy tự nhiên theo thời gian.
a. Các loại chất thải có thể chôn lấp bao gồm:
- Rác thải sinh hoạt từ các gia đình;
- Rác thải đường phố, trung tâm thương mại;
- Giấy, bìa các tông, cành, lá cây, cỏ, rơm rạ;
- Tro và củi mục, vải, da (không chứa crôm);
- Rác thải từ văn phòng công sở, khách sạn, nhà hang ...;
- Phế thải từ sản xuất lương thực, thực phẩm, thủy sản, rượu bia, nước giải khát
...;
- Bùn sệt từ các trạm xử lý nước;
- Tro xỉ không chứa các thành phần nguy hại;
- Tro xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu.
b. Các loại chất thải không được chôn lấp bao gồm:
- Rác thải thuộc danh mục chất thải nguy hại (quyết định 155/1999 về rác thải
nguy hại);
- Rác thải có đặc tính lây nhiễm;
- Rác thải phóng xạ;
- Thuốc bảo vệ thực vật;
- Các phế thải có chứa hàm lượng PCB lớn hơn 50mg/kg;
- Các chất dễ gây cháy nổ;
- Các phế thải vật liệu xây dựng, khai khoáng;
- Các loại đất có chứa chất thải nguy hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép;


3. Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh:

a. Theo chủng loại, bãi chôn lấp có thể chia theo:
Loại 1: Bãi chôn lấp rác thải đô thị. Loại này đòi hỏi có hệ thống thu gom và
xử lý nước rác, thu hồi khí bãi rác;
Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại.
Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định. Loại bãi này đòi hỏi đầu tư và quản
lý nhiều hơn và được kiểm soát rất nghiêm ngặt; Loại này bao gồm các loại chất thải
đã xác định như tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân hủy.
b.Theo cơ chế phân hủy sinh học, bãi chôn lấp có thể chia thành:
- Bãi chôn lấp phân hủy kị khí;
- Bãi chôn lấp vệ sinh kị khí với hệ thống thu gom nước rác;
- Bãi chôn lấp vệ sinh kị khí với hệ thống thông gió tự nhiên;
- Bãi chôn lấp bán hiếu khí ;
- Bãi chôn lấp hiếu khí với hệ thống cung cấp khí cưỡng bức.
c. Theo cơ chế phân hủy sinh học, bãi chôn lấp có thể chia thành:
- Bãi chôn lấp yếm khí;
- Bãi chôn lấp yếm khí hợp vệ sinh;
- Bãi chôn lấp yếm khí hợp vệ sinh cải tiến;
- Bãi chôn lấp bán hiếu khí;
- Bãi chôn lấp hiếu khí.
d. Theo phương thức vận hành, bãi chôn lấp được chia thành:
- Bãi chôn lấp khô: Chủ yếu dùng để chôn lấp rác thải sinh hoạt và công
nghiệp. Chất thải được chôn lấp ở trạng thái khô. Bãi chôn lấp được xây dựng ở nơi
khô ráo.
- Bãi chôn lấp ướt: bùn nhão. Loại này có nhược điểm là bề mặt thoát nước
kém, dễ gây ô nhiễm.
e. Theo hình thức chôn lấp:
- Bãi chôn lấp nổi: Loại này thường được xây dựng ở những nơi có địa hình
bằng phẳng, chôn lấp theo phương pháp bề mặt. Chất thải được đổ thành đống cao từ
10 đến 15m. Xung quanh bãi chôn lấp có xây dựng đê bao bảo vệ.
- Bãi chôn lấp chìm: Là các bãi tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên như hồ,

ao, các vùng khai thác mỏ, rãnh hào hay thung lũng có sẵn. Rác được chôn theo
thương thức lấp đầy dần.
B. Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý
Bãi chôn lấp là công nghệ xử lý CTR đơn giản và rẻ tiền nhất, phù hợp với các
nước nghèo và đang phát triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn và có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cao. Vì vậy, việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp là hết sức quan trọng
đảm bảo các yêu cầu như quy mô, địa chất thủy văn (xây dựng ở vùng đất ít thấm)….
Theo dự thảo hướng dẫn của đề tài nghiên cứu về kiểm soát CTR của Cục Môi
Trường năm 1998 thì việc xây dựng bãi chôn lấp cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
1. Quy mô diện tích bãi chôn lấp:


* Quy mô diện tích bãi chôn lấp CTR được xác định dựa trên cơ sở:
a. Dân số và lượng CTR hiện tại, tỷ lệ gia tăng dân số và tăng lượng CTR
trong suốt thời gian vận hành của BCL.
b. Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị.
* Việc thiết kế BCL phải phù hợp với sức chứa của nó, ít nhất là phải sử dụng
được từ 5 – 10 năm.
Việc thiết kế bãi chôn lấp phải đảm bảo tổng chiều dày của đáy lên đến đỉnh có
thể từ 10 – 25 m, tùy thuộc vào loại hình của BCL và điều kiện xung quanh của BCL.
Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ : đường, hệ thống thoát nước,
dẫn nước, nhà kho, sân bãi, khu thu hồi vật liệu tái chế, hệ thống xử lý nước rác và
các công trình phụ trợ khác trong BCL chiếm 25% tổng diện tích bãi.
* Quy mô diện tích BCL được lựa chọn dựa theo Thông Tư Liên Tịch số
01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD ban hành ngày 18/01/2001 “ hướng dẫn quy
định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp
chất thải rắn” thì quy mô lựa chọn dựa theo bảng sau:

STT Loại bãi
1

2
3
4

Nhỏ
Vừa
Lớn
Rất lớn

Dân số đô thị hiện tại
(người)
100.000
100.000 - 300.000
300.000 - 1000.000
≥ 1000.000

Lượng chất
thải rắn
(tấn/năm)
20.000
65.000
200.000
> 200.000

Diện tích
bãi (ha)

Thời hạn sử
dụng (năm)


5
10 - 30
30 - 50
≥ 50

<10
10 - 30
30 - 50
> 50

2. Vị trí bãi chôn lấp:
Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi sản sinh CTR, nhưng phải có khoảng cách
thích hợp với những vùng dân cư gần nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến các vùng dân
cư này là loại chất thải (mức độ độc hại), điều kiện hướng gió, nguy cơ gây lụt lội,…..
Địa điểm bãi chôn lấp phải cách xa sân bay, khu dân cư…là các nơi có khu vực
đất trống, tính kinh tế không cao. Đường xá đi đến nơi thu gom phải đủ tốt và đủ chịu
tải cho nhiều xe tải hạng nặng trong cả năm.
Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh
hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất
là 1000m. Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực
xung quanh.
Cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
- BCL hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập nước.
- BCL hợp vệ sinh không được đặt tại những nơi có tiềm năng nước ngầm lớn.
- BCL hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50 m cách biệt với bên
ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi.
- BCL hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể trong
vòng bán kính 1000 m (có thể tạo vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình thức
khác để bên ngoài bãi không thể nhìn thấy được.



Các quy định về khoảng cách tối thiểu từ BCL tới các công trình được trình
bày dưới bảng sau:
Quy định khoảng cách tối thiểu khi lựa chọn bãi chôn lấp
Khoảng cách tối thiểu từ vành đai công trình
Địa điểm và quy mô
Các công trình
đến bãi chôn lấp
công trình
Bãi chôn lấp
Bãi chôn lấp
Bãi chôn lấp
nhỏ và vừa
lớn
rất lớn
Các thành phố, thị xã, 3.000-5.000
5.000-15.000
15.000
Đô thị
thị trấn, thị tứ
Sân bay, các khu
công nghiệp, hải Từ quy mô nhỏ đến lớn 1.000-2.000
2.000-3.000
3.000-5000
cảng
Cụm dân cư,
->15 hộ
≥1.000
≥ 1.000
≥ 1.000

đồng bằng, trung -Cuối hướng gió chính ≥ 300
≥ 300
≥ 300
du
và các hướng khác
-Theo khe núi (có dòng 100-5.000
>5.000
>5.000
Cụm dân cư ở
chảy xuống)
miền núi
-Không cùng khe núi
Không
quy Không
quy Không quy
định
định
định
3
Các công trình
-Q < 100 m /ngày.
50-100
50-100
50-100
3
khai thác nước
-Q < 1000 m /ngày
>100
>100
>100

3
ngầm
-Q < 10.000 m /ngày
>500
>500
>500
3. Địa chất công trình thủy văn:
Địa chất tốt nhất là có lớp đất đá nền chắc và đồng nhất, nên tránh vùng đá vôi
và tránh các vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị rạn nứt. Nếu lớp đá nền có nhiều vết nứt
và vỡ tổ ong thì điều cực kỳ quan trọng là phải đảm bảo lớp phủ bề mặt dày và thẩm
thấu chậm. Vật liệu phủ bề mặt thích hợp nhất là đất cần phải mịn để làm chậm quá
trình rò rỉ, hàm lượng sét trong đất càng cao càng tốt để tạo khả năng hấp thụ cao và
thẩm thấu chậm. Hỗn hợp giữa đất sét bùn và cát là lý tưởng nhất, không nên sử dụng
cát sỏi và đất hữu cơ. Đồng thời việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp cũng cần phải xem
xét đến điều kiện khí hậu thủy văn (hướng gió, tốc độ gió, ít ngập lụt,…).
Để đảm bảo cho BCL chất thải hoạt động, hàng ngày chất thải phải được mang
tới và nén ép. Cuối mỗi ngày, đống chất thải được san bằng, đầm nén và dùng một lớp
chất bao phủ khoảng 0,25 m, nên dùng loại đất có độ sét thấp.
4. Khía cạnh môi trường:
Trong quá trình xây dựng và vận hành BCL sẽ gây nhiều tác động đến môi
trường như:
- Ô nhiễm bụi do xử lý và vùi lấp chất thải.
- Gây mùi hôi thối do sự phân hủy của chất thải tươi.
- Gây ô nhiễm môi trường nước….
Vì vậy khi lựa chọn vị trí BCL cần bố trí cách xa khỏi tầm nhìn và các khu vực
giải trí, địa điểm nên khuất gió và có hướng gió cách xa khu dân cư. Một điều quan
trọng nữa là BCL không được ở gần các ngã tư đường hoặc gây cản trở nào khác đối


với trục đường giao thông chính.

II: ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP
XLCTR
Khu đô thị có số dân là 20.000 dân với công suất thải rác là 1,5 kg/người/ng.đ,
lượng rác thải ra của khu đô thị trong một ngày là rất nhiều. lượng CTR nhiều phát
sinh chủ yếu từ:
- Rác từ các hộ dân: trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
- Rác thải từ các hoạt động của các đơn vị, cơ quan hành chính.
- Rác công viên và đường phố: từ cây xanh, hoạt động ăn uống, vui chơi…
- Rác công trình xây dựng: hoạt động xây dựng, sửa chữa nhà,…
Hiện nay khối lượng rác được thu gom chỉ đạt 75% tổng lượng rác khu đô thị.
1. Thành phần CTRSH:
Thành phần
Chất hữu cơ
Giấy, caton, giẻ vụn
Kim loại
Thủy tinh, gốm, sứ
Cao su, nhựa
Đất đá, cát, gạch

Thu gom

Khối lượng (kg/ngày)
75
5
2
5
10
3

Nhận xét:

Trạm cân
Từ bảng thành phần CTRSH khu đô thị cho thấy:
- Rác sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy khá cao và đây là một
trong những đặc điểm có thể lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Sàng
- Thành phần rác theo thời
gianphân
cũngloại
thay đổi đáng kể theo tập quán tiêu dùng,
tăng trưởng kinh tế và mức sống.
- Dự đoán thành phần CTR của khu đô thị sẽ không thay đổi nhiều trong 10
năm.
Độ ẩm:
tinh,ở gốm
Giấy
catton
su,trên
nhựacơ sở thất
ĐộCHC
ẩm được xácCao
định
thoát
nước sauThủy
khi sấy
105 0C. Độ ẩm
sứ, đá
kim
loạitrọng lượnggiẻ
được biểu diễn bằng phần
trăm

ướtvụn
của mẫu, còn
độ cát
ẩmgạch
khô được biểu
diễn bằng thành phần trọng lượng khô của mẫu
ĐộỦẩm
của rác sinh hoạt của khu đô thị là 75%.
phân
Tro
:
compost
Tro là thành phần còn lại sau khi đốt ở 95 0C. Kết quả phân tích thành phần tro
của rác thải sinh hoạt của khu đô thị A là 7%.
2. SƠ
ĐỒ HỆ THỐNG XỬ LÝ CTR TẠI KHU ĐÔ THỊ:
Sàng
CTRSH
sinh ra từ hộ gia đình, công sở, thương mại, công cộng được quản lý
phân loại
theo sơ đồ sau:
Sơ đồ hệ thống xử lý CTR sẽ được mô tả dưới đây

phân

Bán, sử dụng

sơ sợi,
tro


Chôn lấp


Chất thải rắn phát sinh từ những nguồn khác nhau đã được thu gom về điểm
hẹn. Sau đó các xe chuyên dụng đến thu gom theo kiểu hệ thống container cố định.
Nghĩa là các xe chuyên dụng sẽ đi đến từng điểm hẹn thu gom và trả thùng rác về chỗ
cũ, khi xe chứa đầy rác thì cho xe di chuyển về trạm trung chuyển. Tại trạm trung
chuyển, quá trình phân loại được tiến hành chất thải nào có khả năng tái chế như
nhựa, kim loại,…được phân loại riêng để mang đi tái chế. Những thành phần còn lại
không có khả năng tái chế được xe vận chuyển mang đến BCL.
Nhờ vậy, mà tuổi thọ của BCL tăng lên vì đã loại bớt chất thải có khả năng tái
chế.
3. DỰ ĐOÁN DÂN SỐ VÀ KHỐI LƯỢNG CTRSH ĐẾN NĂM 2021
a. Dự đoán dân số:
Hiện nay dân số khu đô thị A là 20000 dân (năm 2012), với tốc độ gia tăng dân
số thu thập được thì tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm là 1.02% (bao gồm tăng
dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học). Từ số liệu thu thập được ta có:
Bảng dự báo dân số khu đô thi A đến năm 2021
Năm
Tỷ lệ gia tăng
Số dân
2012
1.02%
20.000


2013
2014
2015
2106

2017
2018
2019
2020
2021

1.02%
1.02%
1.02%
1.02%
1.02%
1.02%
1.02%
1.02%
1.02%

20.400
20.808
21.224
21.648
22.080
22.522
22.971
23.430
23.898

Như vậy, dân số từ năm bắt đầu dự án (năm 2012) là 20000 dân và năm kết
thúc dự án là 23898 dân (năm 2021).
b. Dự đoán khối lượng CTRSH đến năm 2021:
Dự đoán khối lượng CTR phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và

quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom,vận chuyển và xử lý rác. Căn cứ
vào tỷ lệ gia tăng dân số khu vực dự án hằng năm và mức độ thải rác của người dân
thay đổi theo từng năm trên đầu người (do nhu cầu và mức sống của người dân ngày
càng cao). Chúng ta có thể dự báo tải lượng rác thải của khu đô thị giai đoạn 2012 –
2021.
Ước tính tốc độ thải rác của toàn khu đô thị hiện nay là 1,5 kg/người/ngày.
Theo đà phát triển của xã hội, tốc độ thải rác bình quân đầu người sẽ ngày một tăng
lên và dự báo tốc độ rác thải đến năm 2021 dự tính sẽ là 2 kg/người/ngày. Kết quả
tính dựa theo công thức sau:
Khối lượng rác thải (tấn/ngày) = [tốc độ thải rác (kg/người/ngày)*dân số trong
năm]/1000.
Bảng dự đoán khối lượng CTR đến năm 2021
Tốc độ thải rác
Khối lượng rác Khối lượng rác
Năm
(kg/người/ngày)
thải (tấn/ngày)
thải (tấn/năm)
2012
1.6
32.000
51.200
2013
1.6
32.640
52.224
2014
1.7
35.374
60.136

2015
1.7
36.080
57.728
2016
1.8
38.966
70.139
2017
1.8
39.744
71.539
2018
1.9
42.792
81.305
2019
1.9
43.649
82.933
2020
2.0
46.860
93.720
2021
2.0
47.789
95.578
Như vậy ta có thể dự đoán tổng lượng rác thải ra của khu đô thị trong giai đoạn
2012 – 2021 là khoảng 716.000 tấn.

Dựa vào bảng thành phần CTRSH của khu đô thị trong 10 năm ta có thể dự
báo được khối lượng CTR được thu hồi để tái chế là:
Thành phần rác được thu hồi để tái chế là kim loại,cao su và nhựa.
Khối lượng kim loại được thu hồi trong 10 năm là:


716.000 * 0,02 = 14.320 (tấn)
Khối lượng cao su, nhựa được thu hồi trong 10 năm là:
716.000 * 0,1 = 71.600 (tấn)
Chất hữu cơ dùng để ủ phân compost => phân; Giả sử trong 75% chất hữu cơ
có 15% sơ sợi,tro xỉ
+ Khối lượng phân (chất hữu cơ 75%): 716.000*0.75= 537.000tấn
+ Khối lượng sơ sợi,tro xỉ sinh ra 15% được: 716.000*0.15 = 107.400 tấn
Cao su, nhựa có thể mang đi bán cho các nhà máy hoặc các cơ sở tái chế để tái
chế cao su, nhựa
Kim loại cũng sẽ được mang đi bán,tái chế,sử dụng
Giấy, catton, giẻ vụn (5%): 716.000*0.05= 35.800 tấn
thủy tinh, gốm sứ (5%): 716.000*0.05= 35.800 tấn
đất đá, gạch vụn (3%): 716.000*0.03= 21.480 tấn

Khối lượng chất thải rắn dùng để :
+ Bán: 35.800 + 35.800 + 21.480 = 93.080 tấn
+ Ủ phân: = khối lượng phân – khối lượng sơ sợi, tro xỉ: 537.000 – 107.400 =
429.600 tấn
+ Chôn lấp: = khối lượng sơ sợi, tro xỉ + thủy tinh, gốm sứ + đất đá, gạch vụn:
35.800 + 21.480 + 107.400 = 164.680 tấn/ngày
Vậy khối lượng CTR được mang đi chôn lấp trong 10 năm sẽ là:
+ Chôn lấp: = khối lượng sơ sợi, tro xỉ + thủy tinh, gốm sứ + đất đá, gạch vụn:
35.800 + 21.480 + 107.400 = 164.680 tấn/ngày
4. THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP:

1. Lựa chọn quy mô công suất bãi chôn lấp:
Theo số liệu hiện trạng và dự báo tốc độ gia tăng dân số đến năm 2021 thì dân
số khu đô thị là 23.898 người. Theo số liệu tính toán và dự báo cho thấy tổng lượng
CTR của khu đô thị năm 2012 là 51.200 tấn/năm, với khả năng thu gom hiện tại đạt
75%. Khối lượng CTR vào năm 2021 là 95.578 tấn/năm. Do đó, có thể phân loại để
quy hoạch BCL CTR cho khu đô thị A thuộc loại nhỏ.
Diện tích BCL chiếm 75% tổng diện tích bãi, với chiều cao bãi kể từ đáy đến
đỉnh là 10 m, công suất của bãi là 32.000 tấn/ngày (năm 2012) và công suất này sẽ
thay đổi tăng dần trong những năm sau.
Diện tích xây dựng các công trình phụ trợ: đường, hệ thống thoát nước, nhà
kho, sân bãi, hệ thống xử lý nước,… chiếm khoảng 25% tổng diện tích bãi.
2. Chọn phương pháp chôn lấp:
Tùy thuộc vào đặc tính của từng loại chất thải được chôn lấp và đặc điểm địa
hình của từng khu vực để có thể lựa chọn mô hình BCL. Có nhiều loại BCL như: bãi
chôn lấp khô, bãi chôn lấp ướt, bãi chôn lấp hỗn hợp khô – ướt, bãi chôn lấp nổi, bãi
chôn lấp kết hợp nửa chìm - nửa nổi,…
Dựa vào số liệu và đặc tính của chất thải rắn sinh hoạt . Như vậy, mô hình bãi
chôn lấp được lựa chọn là phương pháp bãi chôn lấp nửa chìm - nửa nổi


CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN BÃI CHÔN LẤP
I. CẤU TRÚC BÃI CHÔN LẤP:
1. Ô chôn lấp:
Đào hố chôn lấp chất thải rắn là phương pháp lý tưởng cho những khu vực có
độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn có và mực nước không gần bề mặt. Chất thải
rắn được đổ vào các hố hoặc mương đã đào đất. Đất đào được dùng làm vật liệu che
phủ hàng ngày hoặc che phủ cuối cùng. Các hố đào được lót đáy bằng lớp chống thấm
HDPE, lớp đáy được gia cố bằng một lớp đá 4x6 chứa đựng các ống thu khí. Ô chôn
lấp thường có dạng hình thang cân.
Chiều cao và chiều sâu của ô chôn lấp được xác định trên cơ sở chiều sâu càng

lớn sẽ giảm được diện tích mặt bằng cần thiết cho việc chôn lấp. Tuy nhiên, chiều sâu
của ô chốn lấp không được quá sâu, mặt đáy của ô và các công trình phụ trợ khác (hệ
thống thu nước rỉ rác, thu khí, giếng thu nước rỉ rác,…) phải đặt trên mực nước ngầm
cao nhất tại khu xử lý tối thiểu là 1 m.
2. Lớp lót đáy:
Lớp lót đáy bãi chôn lấp là là các lớp vật liệu được trải trên toàn bộ diện tíchd
đáy và thành bao quanh ô chôn lấp nhằm giảm thiểu sự thấm nước rỉ rác vào lớp đất
phía dưới bãi chôn lấp và nhờ đó loại trừ khả năng nhiễm bẩn nước ngầm.
3. Lớp che phủ cuối cùng:
Lớp che phủ cuối cùng là lớp vật liệu phủ trên toàn bộ BCL trong khi vận hành
và khi đóng BCL . Lớp che phủ cuối cùng có nhiệm vụ đảm bảo tránh phát tán khí bãi
rác, mùi ra môi trường, đồng thời tránh lượng mưa rơi vào hố chôn lấp tăng khả năng
phát sinh nước rỉ rác không cần thiết. Lớp phủ trên cùng phải đảm bảo độ dày, độ co
giãn chống rạn nứt bãi rác từ quá trình phân hủy sinh học của các chất hữu cơ. Để
chống xói mòn đất phủ của lớp che phủ cuối cùng, tạo cảnh quan cho bãi rác trải thảm
thực vật trên lớp đất bảo vệ với các cây rễ chùm và cây bụi.
4. Lớp che phủ hằng ngày:
Để có thể đầm nén được các lớp rác của bãi chôn lấp cần có lớp phủ trung gian
hằng ngày. Các dạng lớp phủ hiện nay thường sử dụng như dùng đất sét đào được từ
bãi chôn lấp, dùng sà bần, dùng phân compost, dùng HDPE loại mỏng phủ tạm qua
ngày hôm sau lấy ra và đổ rác tiếp tục.
5. Hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác:
Là hệ thống các công trình bao gồm tầng thu gom, đường ống dẫn, mương dẫn
để thu gom nước rỉ rác về hố tập trung của trạm xử lý nước rác. Để đáp ứng tiêu
chuẩn của một BCL hợp vệ sinh BCL có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác, nước
thải sinh hoạt, nước thải từ các phương tiện vận chuyển, phòng thí nghiệm và các loại
nước thải khác. Nước rỉ rác và nước thải sau khi xử lý phải đạt loại B theo TCVN
6980 – 2001 về môi trường.
6. Hệ thống thu gom và xử lý khí:



Là hệ thống các công trình, thiết bị thu gom khí thải sinh ra từ BCL nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm không khí và nguy cơ gây cháy nổ.
II. TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH CÁC Ô CHÔN LẤP:
1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp:
Với các giả thiết tính toán như sau:
- BCL được xây dựng trên nguyên tắc nửa nổi – nửa chìm.
- Thể tích rác được ép tới tỷ trọng 0,85 m3/tấn.( r = 0,6 – 0,9 )
- Chiều cao tổng thể của bãi rác sau khi đóng cửa là 10 m, với độ sâu dưới đất
là 3 m và độ cao nổi là 7 m.
- Các lớp rác dày tối đa là 60 cm, sau khi được đầm nén kỹ.
- Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 20 cm.
- Tổng diện tích các lớp đất phủ chiếm 28% thể tích hố chôn.
- Hiệu suất sử dụng đất tại BCL là 75%, còn lại là 25% diện tích đất phục vụ
cho giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải,…
- Hiệu suất thu gom đạt 75% đến năm 2021.
Căn cứ vào các giả thiết này ta có thể tính toán được diện tích cần thiết để chôn
lấp rác:
Khối lượng rác thu gom được:
Mtg = M * k
Trong đó:
M : tổng lượng rác thải ra từ năm 2012 – 2021.
k : hiệu suất thu gom. k= 0,75.

Mtg = 164.680 * 0,75 = 123.510 (tấn).
Thể tích CTR mang đi chôn lấp:
Vr = Mtg / b
Trong đó:
Vr : thể tích CTR mang đi chôn lấp.
b: tỷ trọng CTR. b = 0,52 tấn /m3.


Vr = 123.510/ 0,52 = 237.519(m3).
Với độ cao tổng thể của bãi rác là (D = 10m), các lớp rác dày (d r = 60 cm) và lớp đất
phủ xen kẽ (dd = 20 cm).
Số lớp rác chôn lấp (L) cần cho 1 bãi rác được tính:
L = D / (dr + dd) = 1000/(60 + 20) = 12,5 lớp
Chọn số lớp rác là 12 lớp.
Độ cao hựu dụng để chứa rác :
d1 = dr * L = 0,6 * 12 = 7,2 (m).
Chiều cao của các lớp đất phủ là :
d2 = dd * L = 0,2 * 12 = 2,4 (m).
Thể tích rác sau khi đầm nén (hệ số đầm nén r = 0,85)
Vrác nén = Vr * r = 237.519* 0.85 = 201.891 (m3)
Diện tích bãi chôn lấp :
S1 = Vrác nén / h = 201.891/ 10 = 20.1891 (m2) = 2.01891 ha.
Diện tích thực tế có thể chôn lấp hết lượng rác thu gom được trong khu đô thị là :
Stt = Stc / k = 2.01891/ 0.75 = 2.69188(ha)
Diện tích đất sử dụng cho các công trình là
Spt = Stt * 0.25 = 2.69188 * 0.25 = 0.67297 (ha)
Tổng diện tích BCL là :


SBCL = Stt + Spt = 2.69188 + 0.67297 = 3.36485 (ha).
Lấy SBCL = 3.36 (ha) = 3.36*27*360 = 32.659 m2
2. Tính toán diện tích các ô chôn lấp:
Theo số liệu tính toán, khối lượng CTR từ năm 2012 – 2021 là 716.000 tấn và
thời gian sử dụng cho bãi chôn lấp là 10 năm. Diện tích sử dụng để chôn lấp là 3.36
ha, sẽ xây dựng 16 ô chôn lấp với diện tích bằng nhau. Các ô chôn lấp sẽ được luân
phiên sử dụng theo thứ tự từ 1  16, ô này đầy sẽ đắp lại và sử dụng cho ô tiếp theo.
Tổng lượng CTR đưa vào bãi chôn lấp từ năm 2012 – 2021 là 164.680 tấn.


Khối lượng CTR cho 1 ô chôn lấp là :
Mô = M / 4 = 164.680 / 16 = 10.292 (tấn)

Thể tích của 1 ô chôn lấp :
Vô = Mô / b = 10.292 / 0,52 = 19.792 (m3)

Thể tích rác sau khi đầm nén ( r = 0,85)
Vô nén = Vô * r = 19.792 * 0,85 = 16.823 (m3)

Diện tích ô chôn lấp :
Sô = Vô nén / h = 16.823 /10 = 1682.3 (m2).
Chọn Sô = 1682 (m2).
Chọn : a = 68 m, b = 25 m
Như vậy ta có các thông số của 1 ô chôn lấp
-

Chiều dài mặt ô : 68 m.

-

Chiều dài đáy ô : 60 m

-

Chiều rộng mặt ô : 25 m

-

Chiều rộng đáy ô : 20 m


Chiều cao ô : 10 m

BCL được thiết kế với 12 lớp (5 lớp dưới mặt đất, 7 lớp trên mặt đất).

Chiều cao tổng thể của bãi rác sau khi đóng cửa là 10 m, với độ sâu
dưới đất là 3 m và độ cao nổi là 7 m.

Các lớp rác dày tối đa là 60 cm, sau khi được đầm nén kỹ.

Các lớp đất phủ xen kẽ từng lớp rác có độ dày 20 cm.

Chiều cao của lớp che phủ trung gian: 0,2 m (TC : 0,15 – 0,3 m)

Chiều dày lớp vật liệu che phủ cuối cùng 1,7m
Lớp phủ đỉnh:

Lớp thực vật

Lớp đất trồng trên cùng 0,7 m

Lớp mảng địa chất HDPE 0,02 m

Lớp đất đào 0,3 m

Lớp đất sét trung gian 0,3 m
Lớp lót đáy:

Lớp vải địa chất 0,01


Lớp sỏi thu nước rò rỉ 0,3 m

Lớp màng địa chất 0,02 m.

Lớp đất sét đầm chặt 0,5 m



Lớp đất sét tự nhiên 0,35 m.
III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC:
1. Thành phần tính chất của nước rỉ rác:
Nhìn chung, mức độ ô nhiễm của nước rò rỉ từ bãi rác là rất cao, vì vậy chúng
ta phải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi cho thải ra môi trường nhằm đảm bảo không
ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm và hệ thủy sinh của khu vực BCL.
Thành phần nước rỉ rác rất phức tạp được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng số liệu về thành phần nước rỉ rác trong bãi rác
Nồng độ
Thành phần
Đơn vị
Dao động
Trung bình
pH
5.3 – 8.3
6.0
BOD5
mg/l
2.000 – 3.000
1.000
TOC
mg/l

1.500 – 20.000
6.000
COD
mg/l
3.000 – 45.000
18.000
SS
mg/l
200 – 1.000
500
Org – N
mg/l
10 – 600
200
N – NH3
mg/l
10 – 800
200
N – NO3
mg/l
5 – 40
25
Phospho tổng cộng
mg/l
1 - 70
30
P – PO4
mg/l
1 – 50
20

Độ kiềm
mgCaCO3
1.000 – 10.000
3.000
Độ cứng
mgCaCO3
300 – 10.000
3.500
Ca
mg/l
200 – 3.000
1.000
Mg
mg/l
50 – 1.500
250
K
mg/l
200 – 2.000
300
Na
mg/l
200 – 2.000
500
Cl
mg/l
100 – 3.000
500
-2
SO

mg/l
100 – 1.500
300
Sắt tổng cộng
mg/l
50 - 600
60
Nhận xét:
Qua bảng thành phần nước rỉ rác từ BCL ta thấy thành phần của nước rỉ rác rất
phức tạp, hàm lượng COD, BOD rất cao, tỷ lệ COD/BOD = 18.000/1000 = 18, tỷ lệ
này quá cao và hàm lượng BOD = 1.000, nên để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn thải ra
môi trường theo TCVN 24:2009/BTNMT loại B, ta sử dụng phương pháp xử lý
sinh học kết hợp xử lý hóa lý.
2. Sơ đồ công nghệ xử lý:
a. Lựa chọn công nghệ xử lý:
Công nghệ xử lý nước rò rỉ từ BCL được lựa chọn là phương pháp sinh học kết
hợp hóa lý, công nghệ xử lý được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:

Lưu lượng nước rò rỉ.

Thành phần và tính chất nước rò rỉ từ BCL.

Điều kiện kinh tế kỹ thuật.



Công nghệ xử lý phù hợp với nước thải có nồng độ ô nhiễm cao..
b. Sơ đồ công nghệ xử lý:

Nước rò rỉ


Hố thu

Trạm bơm

Bể UASB

Bể Aeroten

Chôn lấp

Sân phơi bùn

Bể nén bùn
Bể lắng đợt 1

Bể khử trùng

Bể lọc nhanh

Bể lắng đợt 2

Bể phản ứng

Nguồn tiếp nhận
3. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nước rác theo đường ống, rãnh thu gom nước trong hố chôn lấp được đưa về
hố thu. Từ hố thu nước rác sẽ qua trạm bơm và được bơm vào bể UASB. Bể UASB sẽ
làm giảm hàm lượng COD, BOD, phosphor, amoni,…từ hàm lượng rất cao xuống
thấp hơn nhờ hoạt động của các VSV kỵ khí và hỗn hợp nồng độ bùn hoạt tính trong

bể sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng
thành khí.
Sau đó nước thải sẽ được dẫn đến bể Aeroten, tại đây diễn ra quá trình oxy hóa
lượng chất hữu cơ còn lại có trong nước thải với sự tham gia của các VSV hiếu khí.
Trong bể có bố trí hệ thống sục khí để tạo điều kiện thuận lợi cho VSV hiếu khí phát
triển để phân giải các chất hữu cơ.
Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính từ bể Aeroten sẽ đi qua bể lắng. bể này có
tác dụng lắng bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aeroten, bùn hoạt tính ở bể lắng sẽ
được tuần hoàn lại bể Aeroten, phần bùn dư sẽ được đưa sang bể nén bùn.
Nước sau khi qua bể lắng sẽ được xử lý tiếp tại bể phản ứng. Ở bể phản ứng
hoạt động sử dụng hóa chất là phèn nhôm để keo tụ các chất rán tồn tại ở dạng lơ


lửng. Bên trong bể có hệ thống cánh khuấy trộn làm cho hóa chất được trộn đều với
nước thải.
Nước từ bể phản ứng sẽ được đưa sang bể lắng đợt 2, bể lắng đợt 2 có nhiệm
vụ là lắng các hạt bong keo tụ từ bể phản ứng. Phần bùn lắng xuống đáy sẽ được đưa
sang bể nén bùn để xử lý.
Nước từ bể lắng sẽ cho đi qua bể lọc nhanh để lọc các tạp chất phân tán có kích
thước nhỏ ra khỏi nước thải mà bể lắng không thể loại chúng được. sau đó nước thải
sẽ được đưa vào bể khử trùng trước khi ra nguồn tiếp nhận. Trong bể khử trùng người
ta dùng hóa chất Clorin để khử trùng nước.
Hỗn hợp bùn từ bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 sẽ được đưa về bể nén bùn, bể nén
bùn có tác dụng tách nước trong và bùn làm giảm độ ẩm của bùn và thể tích bùn, tiếp
đó bùn đã được nén sẽ đưa về sân phơi. Tại sân phơi bùn, bùn được tách nước và làm
khô trước khi mang đi chôn lấp.
Hỗn hợp nước ép bùn từ bể nén bùn và sân phơi bùn sẽ theo đường ống chảy
về hố thu để xử lý tiếp.
IV. TỔNG THỂ BÃI CHÔN LẤP:
1. Bố trí mặt bằng:

Tổng diện tích BCL CTRSH của khu đô thị A là 3.36 ha, việc bố trí các ô chôn
lấp và các công trình phụ trong BCL sẽ phụ thuộc vào địa hình, địa mạo của khu đất
BCL. BCL gồm các công trình sau:
a)
Hàng rào và vành đai cây xanh:
- Đối với BCL nhất thiết phải có hàng rào quanh bãi.
- Đối với vành đai cây xanh xung quanh BCL nên lựa chọn loại cây có tán
rộng, ít rụng lá. Chiều cao tối thiểu của cây thường bằng chiều cao tối thiểu của BCL.
- Cây xanh thường trồng ở những khu đất chưa được sử dụng và đất trống ở
khu vực nhà kho, công trình phụ trợ và hai bên đường giao thông chính vào BCL.
b)
Đường giao thông trong BCL, phải đủ rộng để các loại xe và máy móc
hoạt động thuận lợi.
c)
Nhà bảo vệ.
d)
Trạm cân.
e)
Khu điều hành và nhà nghỉ cho công nhân.
f)
Khu vực chôn lấp.
g)
Nhà kho chứa vật liệu che phủ.
h)
Khu chứa vật liệu thu hồi.
i)
Trạm xử lý nước rò rỉ.
j)
Khu vực thu và xử lý khí gá.
k)

Hệ thống quan trắc môi trường.
l)
Nhà rửa xe.
2. Kỹ thuật vận hành bãi chôn lấp:
Vận hành bãi chôn lấp được tuân thủ theo các nguyên tắc sau:


- Toàn bộ rác chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày của mỗi lớp
không quá 60cm.
- Sau khi đổ, rác được các xe gạt và xe bánh xích đầm nén cho chặt, độ cao của
mỗi gò rác vào khoảng 2-2,5m.
- Khi các lớp rác đã được đầm nén xong và đạt được độ cao thích hợp sẽ được
phủ một lớp đất hoặc vật liệu phủ tương tự.
- Sau mỗi ngày làm việc, rác cần phải được phủ đất một lần.
- Tiến hành những biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh hỏa hoạn và ngăn
chặn những loài gậm nhấm và ruồi bọ phát triển trong khu vực bãi như phun chế
phẩm EM .
- Đối với những ô rác hữu cơ, lớp đất phủ có thể dày tới 20-30cm.
- Các nhân viên làm việc tại bãi cần phải được đào tạo và trang bị đầy đủ các
trang thiết bị cần thiết trong khi làm việc.


CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
1. Dựa vào hiệu quả thu gom CTR tại khu đô thị (75%) cho ta thấy, hiện nay
tình hình thu gom, quản lý CTR tại khu đô thị A chưa được triệt để.
2. Căn cứ vào kết quả tính toán thì thời điểm năm 2012 tại khu đô thị thì lượng
rác phát sinh là 51.200 tấn/năm rác thải sinh hoạt, tới năm 2021 thì lượng rác sinh
hoạt dự báo là khoảng 95.578 tấn/năm. Sau 10 năm lượng rác tăng gần gấp đôi, nếu
tính tổng cộng trong 10 năm thì lượng rác phát sinh là khoảng 716.000 tấn rác. Mặc

dù đây là 1 con số không lớn so với các khu đô thị khác nhưng nếu không có biện
pháp thu gom và quản lý cụ thể thì sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3. Phương pháp xử lý CTR được lựa chọn tại khu đô thị là phương pháp chôn
lấp hợp vệ sinh. Phương pháp này phù hợp với thành phần và tính chất của rác tại
khu đô thị cũng như điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực. nhằm giải quyết được tình
trạng ô nhiễm do rác thải gây ra.
KIẾN NGHỊ:
1. Để phát triển bền vững – bảo vệ môi trường đề nghị ban quan lý khu đô thị
cần có chính sách quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý CTR.
2. Cần quan tâm nhiều hơn vào việc thu gom, vận chuyển rác.
3. Khi xây dựng BCL CTRSH nhất thiết phải áp dụng các kỹ thuật về thiết kế
xây dựng BCL hợp vệ sinh với đầy đủ các thiết bị khống chế ô nhiễm do nước rò rỉ,
các thiết bị thông thoáng khí và hệ thống phòng chống cháy nổ, đồng thời phải thực
hiện nghiêm túc chương trình giám sát ô nhiễm và phòng chống sự cố ô nhiễm môi
trường trong qua trình sử dụng BCL.
4. Đề nghị mở các lớp tập huấn tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường,
các phương thức thu gom và phân loại CTR tại nguồn, chương trình 3R cho mọi
người trong khu đô thị giúp dễ dàng cho việc quản lý CTR.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.
Giáo trình “ Quản lý chất thải rắn ” của tác giả Trần Hiếu Nhuệ - NXB Xây
Dựng – Hà Nội, 2001.
2.
Giáo trình “ Xử lý chất thải rắn ” của tác giả Nguyễn Văn Phước – Viện Tài
Nguyên và Môi Trường.
3.
Giáo trình “ Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp ” của tác giả Lâm Minh
Triết – NXB Xây Dựng – ĐH Quốc Gia Tp. HCM.

4.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH (Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối
với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.)
5.
TCVN 6696 – 2000 : Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh –Yêu cầu chung
về bảo vệ môi trường.
6.
TCXDVN 320 : 2004 “ Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế ”.
7.
TCXDVN 261 – 2001 : Bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chẩu thiết kế.


×