Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

HIỆN TRẠNG và BIỆN PHÁP QUẢN lý môi TRƯỜNG đất tại dự án xây DỰNG cầu NHẬT tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.49 KB, 31 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chuyên đề :
HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU NHẬT TÂN

GV Hướng Dẫn: Vũ Văn Doanh
Người hướng dẫn: Nguyễn Văn Doanh
Phó Giám Đốc công ty Việt An
Người thực hiện: Vũ Kim Tuấn
Lớp CĐ9QM3 – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN


Hà Nội, tháng 4-2013
LỜI CẢM ƠN !
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Vũ Văn Doanh,
đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa môi trường, Trường Đại học tài
nguyên và môi trường hà nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
AN đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.


Trân trọng cảm ơn!
SVTH: Vũ Kim Tuấn


NHẬT KÍ THỰC TẬP
Tuần

Ngày thực tập

1

Từ ngày 14/2 đến

Công việc

19/2/2013



Đến gặp mặt cơ quan thực tập.



Nhận kế hoạch và làm quen với
phòng.



Báo cáo,đặt vấn đề, nội dung, thời
gian cần thiết trong quá trình thực

tập.

.
2

Từ ngày 20/2 đến



ngày 26/2/2013

Được hướng dẫn làm đề cương chung
về nội dung của báo cáo thực tập



Làm đề cương chung về nội dung của
báo cáo thực tập.



Hoàn thành và nộp đề cương chung
về nội dung báo cáo thực tập.



Nhận tài liệu về dự án: xây dựng
tuyến đường vành đai 2 đoạn qua cầu
Nhật Tân


3

Từ ngày 27/2 đến



ngày 04/3/2013

4

Được giới thiệu tóm tắt các nội dung
của dự án.



Đọc và tìm hiểu tài liệu đã được giao.



Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và kinh

Từ ngày 05/3 đến
ngày 11/3/2013

tế xã hội của khu vực xây dựng dự án.


Nắm được nội dung dự án.

Ghi chú



5

Từ ngày 12/3 đến
ngày 18/3/2013

6

Từ ngày 19/3 đến



Hướng dẫn viết báo cáo của dự án.



Tổng hợp số liệu viết báo cáo.



Nộp báo cáo và chỉnh sửa báo cáo lần



1
Chỉnh sửa lại báo cáo và nộp hoàn

ngày 26/3/2013


chỉnh sửa lần 1

7

Từ ngày 27/3 đến



ngày 03/4/2013

Hỏi vấn đáp về những hiểu biết của
mình về dự án.



Hoàn thành báo cáo thực tập cơ sở
ngành.

8

Từ ngày 04/4 đến



ngày 5/4/2013

Xin nhận xét quá trình thực tập tại
công ty




Xin nghỉ viết và hoàn thiện báo cáo
thực tập.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, ngoài những thành quả đạt
được thì hệ quả mang lại cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của
con người. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự gia tăng dân số….đã gây ra những
vấn đề môi trường hết sức nghiêm trọng trong đó có vấn đề ô nhiễm đất. Là sinh
viên ngành quản lý môi trường, mong muốn ra trường được làm trong lĩnh vực
chuyên môn về quản lý môi trường, đề tài em chọn là hiên trạng và bảo vệ môi
trường đất tại cầu Nhật Tân nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho đời sống và phát
triển kinh tế của các tỉnh nằm trong khu vực. Nhưng tại này đất đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng do hoạt động xây dựng, khai khoáng, nông nghiệp, hoạt động làng
nghề…, vì vậy qua những kết quả có được và những đánh giá khách quan mong
muốn sẽ sớm có những biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất
nồng độ chất ô nhiễm có trong đất tại dự án.
Được thực tập tại công ty cổ phầnViệt An, là một trong những đơn vị xây
dựng, Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn của các anh (chị) trong
công ty nói chung và anh (chị) Phòng ban quản lý vật liệu xây dựng nói riêng.em
xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của anh chị giúp em hoàn thành đợt thực tập này.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường đã tạo điều kiện về
thời gian để em có thể làm tốt công việc thực tập tại công ty.
Mặc dù đã cố gắng song trong quá trình thực hiện báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy, cô để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin cảm ơn!

6


1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đó là hiện trạng và biện pháp quản lý môi trường đất

tại dự án xây dựng cầu Nhật Tân

2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu về hiện trạng môi trường đất tại dự án xây dựng cầu Nhật Tân
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện công tác quản lý đất góp phần bảo vệ môi

trường

3. Nội dung của đề tài
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài đã tiến hành thực hiện những nội dung sau:
- Điều tra đánh giá về hiện trạng môi trường đất tại dự án xây dựng cầu Nhật
Tân
- Nghiên cứu các văn bản về môi trường đất
- Đề xuất một số giải pháp để quản lý môi trường đất tại dự án cầu Nhật Tân

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Các tài liệu cần thu thập gồm: điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh

tế, xã hội của địa phương
- Các văn bản pháp quy và quy ước cộng đồng về môi trường.
- Tham khảo tài liệu trên sách, báo, internet… đã công bố.

Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài với mục đích tham khảo ý kiến
của thầy cô ngành môi trường,
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu thu thập từ tài liệu thứ cấp được phân tích, tính toán bằng phần mềm
exel, chuyển đổi các dữ liệu, số liệu sang dạng biểu đồ.
5. Tổng quan về cơ sở thực tập
Tên công ty:
CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ CỔ PHẦN VIỆT AN
Địa chỉ: Số 2 - Khu liên cơ – kiêu kỵ- Gia lâm – Hà Nội
Mã số thuế : 0105431966
Maill : vietanxdvn@.gmaill.com
7


Giám Đốc : Dương Hiếu Hùng
Chức năng hoạt động của công ty
Công ty cổ phần và thương mại VIỆT AN là một trong những đơn vị chuyên
ngành hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và xử
lý môi trường. Định hướng mục tiêu đối với mọi hoạt động của công ty là kế hợp
hài hòa giữa lợi ích doanh nghiệp – mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội và mong
muốn đóng góp to lớn trong việc cải thiện môi trường sống bằng những giải
pháp và công nghệ tối ưu nhất trong lĩnh vực xây dựng và xử lý môi trường.
Công ty cổ phần và thương mại VIỆT AN sở hữu đội ngũ cán bộ kỹ sư, kỹ
thuật viên, công nhân viên có năng lực, tay nghề cao, chuyên môn thành thạo,
được đào tạo tại các trường chính quy của nhà nước với bề dày kinh nghiệm…
Qua hệ thống tuyển dụng kỹ lưỡng, yêu cầu kỹ thuật cao.
Một số công trình tiêu biểu do các cán bộ kỹ sư và công nhân của công ty đã
trực tiếp tham gia thiết kế và thi công là dự án xây dựng cầu nhật tân… Tiếp nối
thành công đã đạt được, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được công

ty đặc biệt quan tâm kết hợp với chính sách quản trị hữu hiệu, cơ cấu tổ chức phù
hợp và chính sách chất lượng được tuân thủ nghiêm ngặt theo hệ thống quản lý
ISO 9001-2008.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY
Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng
- Tư vấn lập và quản lý dự án đầu tư.
- Tư vấn quản lý chi phí dự án đầu tư.
- Tư vấn thiết kế công trình xây dựng.
- Tư vấn thẩm tra thiết kế và dự toán.
- Tư vấn giám sát công trình xây dựng.
- Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn.
- Đo vẽ bản đồ, trắc đạc, định vị công trình.
Thí Nghiệm và Kiểm Định
- Kiệm định công trình xây dựng.
- Kiểm định thiết bị, dây chuyền công nghệ.
- Quan trắc biến dạng công trình .
- Chứng nhận chất lượng công trình.
- Dịch vụ bảo trì công trình xây dựng.
Thi Công Xây Dựng.
- Công trình dân dụng và công nghiệp.
8


-

Công trình giao thông.
Công trình thủy lợi.
Công trình hạ tầng kỹ thuật.
Các hệ thống bảo vệ công trình.


Xử Lý Môi Trường.
- Lập báo cáo Đánh Gía Tác Động Môi Trường ( ĐTM ).
- Kiểm soát ô nhiễm, quan trắc môi trường.
- Chương trình giám sát môi trường.
- Thiết lập cơ chế phát triển sạch.
- Cung cấp hệ thống xử lý nước sạch, nước thải.
- Xử lý chất thải nguy hại, rác thải công nghiệp.
- Xử lý khí thải, bụi, hơi hóa chất độc hại.
- Trong đó công ty đã cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế,chuyển dao công
nghệ, giai pháp kỹ thuật, thi công lắp đặt các công trình xử lý môi trường áp
dụng cho các quy mô từ nhỏ tới lớn, dân dụng và công nghiệp.
-

Nâng cấp cải tạo các hệ thống xử lý chất thải ( nước cấp, nước thải…). Tư
vấn vận hành, bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống xử lý hiện hành

-

Cung cấp lắp đặt và vận hành lò đốt thải…

-

Chế tạo sản xuất và cung cấp các thiết bị sử dụng nước và môi trường

-

Các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về môi trường như: Đăng ký xả thải, đăng ký chủ
nguồn thải, giấy phép về môi trường… Báo cáo Đánh giá tác động môi
trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đế án bảo vệ môi trường. Tư vấn Công
nghệ sản xuất sạch hơn.


-

Hệ thống xử lý nước dựa trên công nghệ tiên tiến nhất, sử dụng cho các nhà
máy, khu công nghiệp, khu dân cư, khai thác các nguồn nước ngầm, nước ao
hồ sông suối…

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Hà Nội tương đối đơn giản: phía bắc là vùng đồi núi thấp,
đầu mút của dãy Tam Đảo với độ cao thấp dần về đông nam từ 300 - 400m xuống
còn 20 - 30m, tiếp đến là vùng đồng bằng hạ lưu sông cao 12 - 15m trải rộng từ chân
núi Chân Chim đến Cổ Loa và cuối cùng là đồng bằng châu thổ thực thụ gọi là châu
thổ sông Hồng cao từ 4 đến 6m, đôi nơi đến 10m.
Đặc điểm địa mạo của Hà Nội được tiên định bởi 3 yếu tố chính: vị trí kiến tạo nằm
ở phần đỉnh phía lục địa của miền võng Hà Nội thuộc Bể Sông Hồng; vị trí địa lý
nằm sát bờ vịnh Bắc Bộ; hoạt động khai thác, cải tạo địa hình của cư dân, đặc biệt là
việc đắp đê phòng ngừa lũ lụt.
Vị trí nằm sát biển khiến cho miền võng Hà Nội trở thành một vịnh biển nông
mỗi khi có biển tiến, tương ứng với thời kỳ gian băng, sông Hồng tạo ra ở đấy một
nón tích tụphù sa khổng lồ gọi là đồng bằng châu thổ, rồi khi biển lùi, tương ứng với
thời kỳ băng hà, bờ vịnh lùi rất xa về phía biển, sông Hồng lại cắt xẻ vào chính châu
thổ ấy để bắt đầu quá trình tạo ra kiểu đồng bằng hạ lưu sông. Khi châu thổ cuối
cùng (châu thổ Holocen) đã phát triển ổn định, mỗi mùa mưa lũ, sông Hồng lại đem
hàng trăm triệu tấn phù sa bồi đắp cho nó cao thêm, nhưng từ gần 1000 năm nay hệ

thống đê ngăn lũ đã làm cho quá trình này gián đoạn, bãi bồi đã phân hoá làm 2
kiểu: bãi bồi ngoài đê hằng năm được bồi, ngày càng cao hơn, bãi bồi trong đê do
mất nguồn cung cấp phù sa nên vẫn thấp, nhiều vùng trũng nguyên thuỷ của châu
thổ vẫn tiếp tục tồn tại.
Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng.
Trong đó phần lớn diện tích của thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần từ tây bắc
xuống đông nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng. Điều này cũng ảnh hưởng
nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Khu vực
nội thành và phụ cận là vùng trũng thấp trên nền đất yếu, mực nước sông Hồng về
mùa lũ cao hơn mặt bằng thành phố trung bình 4 - 5m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm
thuận lợi cho phát triển thuỷ sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên không hoàn
10


toàn thuận lợi cho việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên
vào mùa mưa. Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía bắc Hà Nội thuận lợi cho xây
dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch.
1.1.2 Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới
gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Lượng bức xạ tổng cộng
năm dưới 160kcal/cm2và cân bằng bức xạ năm dưới 75kcal/cm2
Hàng năm chịu ảnh hưởng của khoảng 25 - 30 đợt lạnh. Nhiệt độ trung bình
năm tuy không dưới 23 độ C, song nhiệt độ trung bình tháng 1 dưới 18 độ C và biên
độ năm của nhiệt độ trên 12 độ C
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm khoảng 80% lượng mưa
toàn năm. Mùa khô chủ yếu là mưa nhỏ và mưa phùn kéo dài từ tháng 11 năm trước
đến tháng 4 năm sau, trong đó tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa ít nhất. Nhìn
chung, lượng mưa năm trên khu vực thành phố Hà Nội tăng dần từ tây sang đông ở
phía bắc, giảm dần từ tây sang đông ở phía nam và tăng dần từ bắc xuống nam.
Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số

lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều
hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh trong
cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc
đáo của miền nhiệt đới.
1.1.3 Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình,
phân bố
không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 -1,5km/km2
(chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6km/km2 (kể
cả kênh mương). Module dòng chảy năm có trị số lớn được phân bố ở hai đầu của
thành phố, phía tây bắc và tây nam, và giảm dần sang phía đông. Phía tây bắc của
thành phố có module dòng chảy năm đạt trên 20l/s/km2và phía tây nam đạt trên
23l/s/km2, còn một phần diện tích ở phía đông, module dòng chảy năm chỉ đạt dưới
17 l/s/km2
11


Hà Nội có lượng nước mặt khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ
chảy qua, có thể khai thác sử dụng. Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà
Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên.
Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hoá và cũng do thiếu quy hoạch, quản lý kém
nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Hà Nội có một số hồ có diện tích
lớn như: Hồ Tây, Linh Đàm, Yên Sở, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thanh Nhàn, Định
Công. Ngoài ra còn nhiều hồ nhỏ phân bố trên địa bàn các quận huyện. Có thể nói,
hiếm có một thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ như ở Hà Nội. Hồ ở Hà Nội đã
tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp, có chức năng điều tiết nguồn nước mặt, điều
hoà khí hậu khu vực, có giá trị cao đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng.
1.1.4 Tài nguyên đất
Phần lớn diện tích đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc loại màu mỡ, có giá
trị cao

cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
Theo phân loại phát sinh, đất Hà Nội gồm 5 nhóm chính với 14 đơn vị dưới nhóm,
trong đó có 2 nhóm phân bố ở địa hình đồng bằng và một nhóm nhỏ ở khu vực đồi
núi thấp Sóc Sơn.
- Nhóm đất cát có diện tích 106,1ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên (DTTN) của
thành phố;
- Nhóm đất phù sa có diện tích lớn nhất - 23.533,3ha (25,6% DTTN), được hình
thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông. Trong nhóm đất phân hoá thành 7 loại với
đặc tính khác biệt nhưng vẫn giữ được bản chất của phù sa sông Hồng là độ phì cao,
các chất tổng số cũng như dễ tiêu cao hơn so với các loại đất trong cùng nhóm ở các
đồng bằng khác. Đặc biệt là đất phù sa trung tính, ít chua có diện tích chiếm ưu thế
với 14.289,7ha, chiếm 15,5% DTTN, tạo thành trọng điểm canh tác rau và cây thực
phẩm, do có lợi thế vềthành phần cơ giới nhẹ, thoát nước, có phản ứng trung tính và
độ phì tự nhiên cao.
- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 14.289,7ha, chiếm 15,5% DTTN, phân bố ở
địa hình lượn sóng nhẹ và các bậc thềm sông. Đất đã bị thoái hoá về vật lý và hoá
12


học, nghèo sét, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp. Những nơi địa hình thấp, đọng
nước giàu hữu cơ, giàu sét hơn, đất ngập nước, hình thành đất xám glây.
- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 5.790,0ha, chiếm 6,3% DTTN, bao gồm đất hình
thành từ sản phẩm phong hoá đá gốc, tầng mỏng và đất hình thành từ phù sa cổ, có
độphì khá hơn so với đất xám bạc màu.
- Nhóm đất dốc tụ có diện tích 44,2ha, chiếm 0,05% DTTN. Khác với các nhóm đất
nói trên, nhóm đất này hình thành do các sản phẩm phong hoá từ cao xô xuống nơi
có địa hình thung lũng nên độ phì của đất rất khác biệt.
Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097ha (địa giới trước ngày
1/8/2008), trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4% và diện tích đất lâm
nghiệp chiếm 8,6%. Tổng diện tích hai loại đất nói trên chiếm 56% diện tích đất tự

nhiên. Đất thổ cư chiếm 19,26%. Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà
Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của Hà
Nội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng. Phần lớn diện tích đất đai ở nội
thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích
nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất
yếu.
1.1.5. Tài nguyên sinh vật
Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc
Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là Hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái
đô thị... Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gò đồi và hồ có tính đa dạng sinh
học cao hơn cả.
Thảm thực vật Hà Nội phát triển trong điều kiện sinh khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa
lạnh rõ rệt, trên đất địa đới thoát ngập ở vùng đồi núi và đất nội địa đới ngập định
kỳ, gồm ba nhóm lớn phân biệt bởi nguồn gốc và chức năng là thảm thực vật tự
nhiên, thảm thực vật trồng, và các đối tượng khác.
+ Thảm thực vật tự nhiên chỉ còn trên những dạng địa hình đồi núi ở Sóc Sơn. Phần
nhiều chúng đã thuộc loại thực vật tự nhiên thứ sinh trong các khu rừng nghèo, gỗ
tạp cần được cải tạo. Trong nhóm này có thể phân biệt: 1) Trảng cây bụi, trảng cỏ
13


thứ sinh trên đồi núi; 2) Trảng cỏ thứ sinh chịu ngập và quần xã thủy sinh ven các
đầm và đất trũng trên đồng bằng phù sa.
+ Thảm thực vật trồng chiếm đại bộ phận DTTN của thành phố, bao gồm những
kiểu thảm: 1) Lúa nước ở vùng đồng bằng bãi bồi và bậc thềm sông; 2) Các quần xã
cây trồng hàngnăm - rau màu, cây cảnh ở đồng bằng và cả vùng đồi núi; 3) Các
quần xã cây trồng lâu nămgồm cây ăn quả, chè, dâu tằm, cây cho vật liệu xây dựng
và bóng mát; 4) Rừng trồng ở khu vực đồi núi huyện Sóc Sơn và trong tương lai gần
sẽ có những rừng trồng môi trường ven sông Hồng, sông Đuống; 5) Công viên với
tập đoàn cây bóng mát, cây cảnh trong các khu vực đã đô thị hoá.

- Trong nhóm thứ 3 có thể kể tới thảm thực vật rải rác: 1) Ở các khu dân cư, công sở,
nhà máy với độ che phủ không đáng kể, 2) Ở hồ, đầm, sông, mương, nơi có mực
nước ngập sâu nên thảm thực vật chỉ có các quần xã thủy sinh sống chìm.
Hà Nội với truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời đã tạo ra nhiều giống cây
trồng, vật nuôi quý, có giá trị cao và nổi tiếng. Nhiều vật phẩm và địa danh nổi
tiếng: làng hoa Ngọc Hà, vườn đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, cốm làng Vòng, lúa
gạo Mễ Trì, cam Canh, bưởi Diễn, sâm cầm Hồ Tây, cá rô Đầm Sét… đã trở thành
thương hiệu đầy kiêu hãnh và thắng cảnh đậm nét địa văn hoá của xứ sở Thăng
Long - Hà Nội.
Về cơ bản, thảm thực vật khu vực Hà Nội đã thay đổi mạnh trong vài trăm năm gần
đây. Với đất đai phì nhiêu và những cây trồng vật nuôi đặc sản, nền nông nghiệp
vùng ngoại thành Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển theo định hướng nông
nghiệp phục vụ đô thị.
Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong
phú và đa dạng. Cho đến nay, đã thống kê và xác định có 655 loài thực vật bậc cao,
569 loài nấm lớn (thực vật bậc thấp), 595 loài côn trùng, 61 loài động vật đất, 33
loài bò sát - ếch nhái, 103 loài chim, 40 loài thú, 476 loài thực vật nổi, 125 loài động
vật không xương sống thuỷ sinh, 118 loài cá, 48 loài cá cảnh nhập nội) [5]. Trong số
các loài sinh vật, nhiều loài có giá trị kinh tế, một số loài quý hiếm có tên trong Sách
Đỏ Việt Nam.

14


Hà Nội có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở các quận nội thành với tổng
diện tích là 138ha và 377ha thảm cỏ. Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có
hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố. Hệ thống
cây xanh đường phố Hà Nội rất đa dạng và phong phú. Trong đó có 25 loài được
trồng tương đối phổ biến. Thường gặp là các loài: bằng lăng, sữa, phượng vĩ, săng
đào, lim, xẹt, xà cừ, sấu, muồng đen, sao đen, long nhãn, me... Các làng hoa và cây

cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân... đã có truyền
thống từ lâu đời và khá nổi tiếng, gần đây nhiều làng hoa và cây cảnh được hình
thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm,
Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài hoa được mang ra từ các tỉnh phía Nam hoặc
nhập nội từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng
và phong phú.

1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
a) Về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 ước đạt 5,32%, vượt chỉ
tiêu kế hoạch đã được điều chỉnh tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII là 5% và cao hơn số
liệu ước tính đã báo cáo Quốc hội vào tháng 10/2009 là 5,2%, trong đó: Khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%, dịch
vụ tăng 6,63%.
b) Sản xuất công nghiệp và xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 12 ước tăng 4,6% so với tháng 11/2009 và tăng
13,4% so với tháng 12/2008, trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 17% và khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,6% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó: khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 8,1%.
Về các sản phẩm công nghiệp, một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng cả năm cao
hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành là: điều hòa nhiệt độ tăng 41,8%; khí hóa
lỏng (LPG) tăng 39,3%; tủ lạnh, tủ đá tăng 29,5%; xà phòng giặt tăng 20,2%; xi măng
tăng 19,2%; thép tròn các loại tăng 19,1%; điện sản xuất tăng 11,9%; than đá tăng 9,9%;
dầu thô khai thác tăng 9,8%; nước máy thương phẩm tăng 9,7%; giầy, dép tăng 9,6%,…
c) Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 ước tăng 3% so với năm
2008; trong đó, nông nghiệp tăng 2,2%, lâm nghiệp tăng 3,8%, thủy sản tăng 5,4%.


15


Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn
(0,1%) so với năm 2008; trong đó sản lượng lúa đạt 38,9 triệu tấn, vượt mức kỷ lục của
năm 2008 là 0,4%; chủ yếu do tăng diện tích gần 40 nghìn ha. Diện tích rừng trồng mới
tập trung năm 2009 ước đạt 212 nghìn ha, tăng 12 nghìn ha (5,9%) so với năm 2008.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2009 tăng 5,3% so với năm 2008; trong đó đánh bắt
tăng 6,6% và nuôi trồng tăng 4,2%. Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng cao hơn nhiều so
với tốc độ tăng của các năm trước do thời tiết thuận lợi và thị trường tiêu thụ khá ổn định.
d) Khu vực dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước tăng
khoảng 4,2% so với tháng trước. Cả năm 2009 ước tăng 18,6% so với năm 2008. Nếu loại
trừ yếu tố giá (6,88%), thì cả năm vẫn tăng gần 12%. Đây là yếu tố quan trọng góp phần
thúc đẩy tăng trưởng chung của nền kinh tế trong bối cảnh xuất khẩu bị giảm sút.
Khối lượng vận chuyển hàng hóa cả năm 2009 ước tăng 4,1% so với năm 2008,
khối lượng luân chuyển ước tăng 8,6%; số lượng vận chuyển hành khách ước tăng 8,2%;
khối lượng luân chuyển hành khách ước tăng 6,2% so với năm 2008.
Tổng số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2009 ước đạt 41,7 triệu thuê
bao, thăng 40,8% so với năm 2008 (trong đó thuê bao điện thoại di động chiếm khoảng
90,41%). Từng bước ứng dụng và phát triển công nghệ truyền thông thế hệ thứ 3 (3G). Số
thuê bao Internet băng rộng năm 2009 ước đạt 2,98 triệu thuê bao, tăng 45,5% so với năm
2008.
đ) Về phát triển doanh nghiệp
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 12 ước đạt hơn 6 nghìn doanh
nghiệp, tăng 11% so với tháng 12 năm 2008; tổng số vốn đăng ký mới đạt 33.420 tỷ
đồng, tăng 61% so với tháng 12 năm 2008. Tính chung cả năm, số doanh nghiệp thành
lập và đăng ký kinh doanh ước đạt 83 nghìn doanh nghiệp; tổng số vốn ước đạt 440 nghìn
tỷ đồng, bằng 77,2% so với năm ngoái.
1.3. Đặc điểm địa hình, địa mạo tuyến dự án đi qua

- Địa hình khu vực là vùng đồng bằng, hơi cao dần về phía Bắc. Đoạn tuyến phần
lớn đi qua cánh đồng lúa, một số đoạn bám theo đường cũ và khu dân cư. Địa
hình tương đối bằng phẳng, thực vật bao phủ chủ yếu là lúa và hoa màu của dân
địa phương.
Khu vực dự án đi qua là bãi bồi của sông Hồng, được thành tạo chủ yếu bởi các lớp
trầm tích, phù sa của thống sông Hồng, nên có địa hình tương đối bằng
phẳng, đất đai màu mỡ, tập trung đông dân cư.

16


1.3.1 Đặc điểm địa chất
Đoạn tuyến chủ yếu có các lớp đất đá phân bố từ trên xuống dưới như sau:
-

Lớp hữu cơ: Bùn sét pha lẫn hữu cơ màu xám nâu, xám đen.
Lớp 1a: Sét pha, dăm sạn, gạch vỡ, bê tông màu xám nâu, xám vàng.
Lớp 1b: Sét pha dẻo mềm màu xám nâu. Chiều dày lớp khoảng 3,2m.
Lớp 2a: Cuội sỏi lẫn cát màu xám vàng phân bố trên bề mặt địa hình
và dưới lớp 1. Chiều dày lớp theo kết quả khoan thay đổi từ 4,2m đến 9,4m.
Lớp 2b: Cuội sỏi lẫn sét màu xám vàng phân bố dưới lớp 2a. Chiều dày lớp là
6,4m.
Lớp 3a: Cát pha dẻo hạt mịn xen kẹp sạn màu xám nâu, nguồn gốc phong
hoá từ đá cát kết, phân bố dưới lớp 2a. Chiều dày lớp là 14,7m.
Lớp 3b: Cát pha dẻo hạt mịn xen kẹp mảnh dăm màu xám nâu,
nguồn gốc phong hoá từ đá cát kết, phân bố dưới lớp 3a.
Lớp 4a: Đá vôi màu xám nâu phong hoá nứt nẻ mạnh, khi khoan vỡ vụn,
phân bố dưới lớp 2b.
Lớp 4b: Đá vôi màu xám trắng, xám xanh nguyên khối, cứng chắc,
phân bố dưới lớp 2a và lớp 4a .

Lớp 4c: Cát pha dẻo lẫn nhiều mảnh dăm màu xám nâu, khi khoan
hao nước 30%, nguồn gốc phong hoá từ đá cát kết, phân bố dưới lớp 3b.

1.3.2 Các hiện tượng địa chất động lực công trình
Không có các hiện tượng địa chất động lực lớn gây bất lợi cho tuyén đường.
Tuy nhiên các đoạn đường đào qua các đồi đất sẽ có hiện tượng xói trôi. Cần
chú ý thiết kế rãnh dọc chống xói.
1.3.3 Đặc điểm khí hậu khu vực
Đoạn tuyến đi qua thuộc vùng khí hậu đồng bằng và trung du Bắc Bộ, là
vùng điển hình của khí hậu miền Bắc nước ta. Nhiệt độ trung bình năm từ 23,0 độ C
÷ 23,5 độ C, lượng mưa tương đối nhiều: Trung bình từ 1.500mm đến 2.000 mm.
Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa đông và mùa hè.
Mùa đông: Ít lạnh hơn các vùng núi phía Bắc, nhiệt độ trung bình mùa đông từ
13 độ C ÷ 15 độ C, không có nhiệt độ dưới 0 độ C. Không khí lạnh tại Hà nội tuy có
suy yếu hơn so với vùng Tây bắc nhưng tốc độ gió rét cũng tương đối mạnh, gây ra
rét đạm ở nhiều nơi trong 3 tháng 12, 1, 2. Sang tháng 2, 3 độ ẩm trong không khí
rất cao và thường gây ngưng tụ không khí trên bề mặt gây ẩm ướt, mốc… Trùng với
17


mùa đông là mùa khô, lượng mưa không đáng kể, tuy nhiên lại thường có mưa phùn
kéo dài nhiều ngày.
Mùa hè: Nóng hơn ở vùng núi phía Bắc, nhiệt độ trung bình mùa hè trên 29 độ C
÷ 32 độ C, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 42 độ C. Mùa này thường có mưa to, gió
lớn gây ngập lụt nghiêm trọng trên các triền sông và ngập úng nội đồng, lượng mưa
trong mùa này chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm.
1.3.4 Nhiệt độ
Trung bình năm 24,0 độ C
Trung bình tháng l ớn nhất: 29,6 độ C
Trung bình tháng nhỏ nhất: 16,2 độ C

Bảng 1.1 diễn biến nhiệt độ trong năm

18


CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU NHẬT
TÂN
2.1 Hiện trạng môi trường đất tại dự án xây dựng cầu Nhật Tân
2.1.1 Tác động do bị thu hồi đât
Các tác động thu hồi đất của kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư được
khảo sát dựa trên thiết kế hướng tuyến của báo cáo Nghiên cứu Khả thi và bản đồ
địa
chính của các xã bị ảnh hưởng. Với chiều dài đường dẫn và cầu sẽ được xây dựng
xấp
xỉ 3,5 km,
Theo thống kê sơ bộ, công tác thu hồi đất của dự án sẽ ảnh hưởng:
- Tổng diện tích đất thổ cư bị ảnh hưởng là 45.888 m2, diện tích các ngôi nhà bị
ảnh hưởng một phần hoặc ảnh hưởng toàn bộ là 12,650 m2
- Tổng diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng là 57.120 m2
- Các loại đất khác như đất ao, hồ, vườn, đồi bị ảnh hưởng với tổng diện tích là
3.685 m2.
- Không có diện tích đất lâm nghiệp nào sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án.
Diện tích đất sản xuất sẽ thu hồi cho dự án chiếm khoảng 57% tổng diện
tích chiếm dụng cho dự án (không tính mặt sông Hồng mà cây cầu bắc qua). Như
vậy một số hộ nông dân trong khu vực dự án sẽ mất đi vĩnh viễn ruộng, vườn và ao
hồ dành cho sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản, điều này không những làm
giảm diện tích đất nông nghiệp vốn đã eo hẹp trong khu vực, mà còn làm cho các
khoản thu nhập của các hộ này cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các hộ mất một lượng lớn đất
canh tác sẽ phải đối mặt với việc tìm kiếm một nghề khác để có thu nhập nuôi sống

gia đình họ. Các hộ đang kinh doanh buôn bán trên đất thổ cư thì họ sẽ phải tìm
kiếm vị trí đất mới cho phù hợp với nghề kinh doanh và cũng có thể phải tìm kiếm
một nghề khác phù hợp với khả năng. Và để ổn định các hộ dân này sẽ phải mất thời
19


gian ít nhất là 6 tháng đến 1 năm để ổn định cuộc sống. Nhìn chung đời sống sinh
hoạt của các hộ dân phải di dời sẽ bị xáo trộn, tâm lý bất ổn, mức thu nhập trong
thời gian này giảm sút, thậm chí mất nguồn thu nhập. Tuy nhiên những tác động này
sẽ được giảm nhẹ khi có sự quan tâm của cộng đồng và các cấp chính quyền tạo
điều kiện bắt tay vào việc tham gia sản xuất và tìm kiếm một ngành nghề
phù hợp.Đánh giá tác động lên hệ sinh thái khu vực .Những tác động liên quan đến
hệ sinh thái khu vực từ quá trình chiếm dụng đất, giải phóng mặt bằng là: Làm giảm
diện tích của hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái vườn. Tuy nhiên tác động này
đánh giá là không đáng kể (khoảng 6,2ha), chủ yếu là cây trồng nông nghiệp.
2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm đất
Trong quá trình san lấp nền, vận chuyển đất cát để tạo mặt bằng nhà máy nhìn chung
không gây ô nhiễm nhiều về chất thải rắn.
Theo ước tính khối lượng đất cát sử dụng cho quá trình san lấp mặt bằng .
Khoảng 424.463 m3thực hiện trong thời gian 24 tháng. Lượng chất thải rắn phát
sinh trong giai đoạn này được dự báo chiếm 1% khối lượng đất, cát đào đắp. Như
vậy con số phát thải là 4.244 m3/cả giai đoạn. Lượng chất thải này thực tế khi phát
sinh ra môi trường sẽ nhanh chóng hoà vào môi trường đất của khu vực và không
tác động đáng kể tới môi trường tự nhiên.
Lượng đất cát rơi vãi trong quá trình vận chuyển ước tính khoảng 1% lượng vận
chuyển thì mỗi ngày vận chuyển 652 m3đất đá sẽ có khoảng 6,52 m3 lượng đất đá
rơi vãi mỗi ngày. Với lượng phát thải không lớn như vậy cộng thêm tính
chất ít gây ô nhiễm môi trường nên tác động của nguồn thải này là không
đáng ngại về mặt môi trường.
Vật liệu xây dựng phế thải bỏ đi như gạch vỡ, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuôn, bao

xi măng, sắt thép vụn,... Khối lượng các chất thải rắn này phát sinh phụ
thuộc vào quá trình thi công cũng tác động tới môi trường đất
CTR nguy hại phát sinh tại công trường rất đa dạng, tuy nhiên khối lượng
phát sinh không lớn. Nguồn thải này chứa đựng nhiều chất nguy hại và tiềm
năng gây ô nhiễm môi trường lớn. Các nguồn thải có thể kể đến bao gồm:
- Chất thải nguy hại do các quá trình chùi rửa, bảo trì máy móc và các bình ac quy

20


của các phương tiện vận chuyển thải ra, tuy nhiên lượng chất thải này được dự báo
là không nhiều.
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình vận hành thiết bị như: Chi tiết máy hỏng
hóc, giẻ lau máy... nhưng không nhiều.
- Chất thải rắn phát sinh trong quá trình dải nhựa đường
Trong thời gian thi công, dự án xây dựng cầu sẽ không tránh khỏi ảnh
hưởng đến thảm thực vật. Như mô tả ở trên, toàn bộ dự án sẽ chiếm dụng 57% diện
tích đất nông nghiệp, ao, hồ, vườn, đồi. Việc chiếm dụng vĩnh viễn những diện tích
đất bởi dự án sẽ dẫn đến sự suy giảm của lớp thảm thực vật. Khảo sát thực
địa cho thấy trong vùng bị tác động trực tiếp của dự án, các loài thực vật sau sẽ bị
ảnh hưởng: Cây trồng xung quanh làng mạc và dọc theo hai bên bờ sông, bao
gồm các loài cây chính là: Xoài, Mít, Tre, Chuối, Gioi, Khế, Sung, Cỏ ống,
Cúc, Cỏ lào, Cỏ ngũ sắc, Cỏ tranh, Trứng cá, và một số loài khác thuộc họThiên
thảo. ưCác bãi chất thải, đường tạm, công trình đang thi công, lán trại và các khu
vực tập kết vật liệu sẽ tạm thời chiếm dụng một số khu đất tại vùng dự án. Việc
sử dụng đất tạm thời này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thảm thực vật. Nếu không có các
biện pháp quản lý tốt các khu vực chiếm dụng đất tạm thời này có thể sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng tới quá trình phục hồi của thảm thực vật trên các diện tích đó.
Các loại xe tải chở vật liệu, và bụi, sẽ gây ra bất lợi đến sự tăng trưởng cho thực vật
bên đường. Bụi tích tụ trên bề mặt lá cây sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng quang

hợp. Vôi và xi măng khi sử dụng cho việc xây dựng dự án có thể hóa rắn trên đất
nông nghiệp, làm cho đất bị thoái hóa, dẫn đến không còn khả năng trồng trọt.
2.2 Đánh giá chất lượng môi trường đất
Để đánh giá chất lượng môi trường đất, nhóm khảo sát đã tiến hành lấy và
phân tích mẫu tại 3 vị trí đặc trưng cho đất ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại các
vị trí được thể hiện trong bảng 2.1
STT

Vị trí lấy mẫu

Kí hiệu

1

Thôn Phương trạch – Xã Vĩnh Ngọc

Đ 01

2

Thôn Thượng thụy- Phường Phú Thượng

Đ 02

3

Thôn Vĩnh Thanh - Phường Vĩnh Ngọc

Đ 03


21


Bảng 2.1. Ví trí lấy mẫu chất lượng đất

Dựa vào bản báo cáo ĐTM và Báo cáo giám sát môi trường tại dự án xây
dựng cầu Nhật Tân. Các số liệu về Kim loại nặng trong đất cũng như độ pH, hàm
lượng NPK tổng số trong đất

Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng đất


pH(KCl)

Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực cho thấy, đất trồng mầu và đất
ruộng tại khu vực dự án có pH(KCl) dao động từ 5,13 – 5,6 được đánh giá

chua nhẹ


Hàm lượng NPK tổng số và dễ tiêu

Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của thực vật. Hàm
lượng N tổng số ở lớp đất mặt dao động trong giới hạn 0,1 – 0,85%. Hầu hết N trong
đất đều ở dạng hữu cơ (95 - 99%). Nitơ tổng số trong đất thường được phân tích để
22


đánh giá độ phì nhiêu tiềm tàng của đất. Cây trồng chỉ sử dụng được N – khoáng
dưới dạng NH4+ và NO3-.

Hàm lượng Nitơ, phốtpho và kali dễ tiêu khá cao. Điều này phản ánh được tại khu
vực đất trồng mầu tại khu vực dự án được người dân canh tác tốt

Hình 2.1 Hàm lượng NPK tổng số


Hàm lượng KLN trong đất
Hàm lượng Cu dao động từ 0.047 – 2.75 (ppm) trong đó cao nhất là vùng Đ
02 , hàm lượng Zn 1.16 – 1.8 ppm và không vượt quá tiêu chuẩn cho phép

Hình 2.2: Hàm lượng KLN Cu
Hàm lượng Cd và Pb cao nhất tương ứng 0.09 ppm và 0.42 đều trong ngưỡng cho
phép.

23


Hình 2.3 : Biểu đồ hàm lượng Pb
Mẫu Đ 03 có hàm lượng As cao nhất 0.33ppm

Hình 2.4 : Biểu đồ hàm lượng As
Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực cho thấy, đất trồng mầu và đất
ruộng tại khu vực dự án có pH(KCl) dao động từ 5,13 – 5,6 được đánh giá
là chua nhẹ
Hàm lượng Nitơ, phốtpho và kali dễ tiêu khá cao. Điều này phản ánh được tại khu
vực đất trồng mầu tại khu vực dự án được người dân canh tác tốt.
24


Hàm lượng các chỉ tiêu kim loại nặng As, Pb, Cd, Cu, Zn, đều nhỏ hơn rất

nhiều giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT.

25


×