Tải bản đầy đủ (.ppt) (79 trang)

Bài giảng nấm TS BS trần ngọc ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 79 trang )

NẤM
TS.BS. Trần Ngọc Ánh


Mục tiêu


Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nấm tóc



Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nấm nông ngoài da.



Mô tả được các thể lâm sàng bệnh vi nấm hạt men và các điều kiện thuận lợi.



Mô tả được lâm sàng và biết điều trị bệnh lang ben.


I. ĐẠI CƯƠNG


Bệnh vi nấm cạn ở da chủ yếu do 3 loại:


Vi nấm sợi tơ dermatophytes:







Là thực vật hạ đẳng, không tự dưỡng được mà
sống hoại sinh
Có dạng sợi, cấu trúc đa tế bào
Gồm: Epidermophyton, Trichophyton, Microsporum.



Nấm men Candida



Nấm lang ben.



Là một trong những bệnh ngoài da phổ biến.



Nấm cạn gây bệnh ở những nơi có chất sừng như da, lông, tóc, móng.


II. BỆNH NẤM TÓC
1. Nấm tóc do trichophyton:






Ở trẻ em và cả người lớn
Lâm sàng:
 Đầu tiên da đầu có các đám bong vảy nhỏ, đường kính 1
- 2 cm, không viêm, không có ranh giới rõ.
 Dần dần tóc bị tổn thương  không bóng mượt, mất
tính đàn hồi, tóc gẫy cụt còn một chấm đen dài 1 –2 mm.
Tóc gãy không đều, chỉ thấy tóc thưa.
 Có khi các mảng bong vảy liên kết thành mảng lớn. Bề
mặt hơi sần sùi. Đôi khi quanh đám tổn thương có các
sẩn chân tóc.
Cận lâm sàng: soi dưới kính hiển vi trong tiêu bản với
KOH 10% thấy bào tử nấm thành chuỗi trong lòng sợi tóc.


Nấm tóc do Trichophyton


II. BỆNH NẤM TÓC
2. Nấm tóc do microsporum:





Thường gặp ở trẻ em, do dùng chung mũ, nón, lược
Người lớn ít bị.
Lây truyền từ người sang người hay chó, mèo sang

người
Lâm sàng:
 Lúc đầu bệnh ở da đầu rồi lan đến chân tóc gây bệnh ở
tóc.
 Da đầu: những mảng lớn bong vảy có dạng hình tròn
hay hình ovale với kích thước khác nhau.
 Tóc bị cắt cụt còn dài khoảng 0,8 –1 cm  Gọi là “nấm
xén tóc”.
 Phần chân tóc màu trắng xám với những “vẩy” nhỏ
giống như bột  gọi chân tóc “đi tất trắng”. Từ đây
nấm có thể lan truyền đến các phần khác như mặt, cổ.


Nấm tóc Microsporum


BỆNH NẤM SỢI



II. BỆNH NẤM TÓC
2. Nấm tóc do microsporum:





Cận lâm sàng: soi dưới kính hiển vi trong tiêu
bản với KOH 10% – 30% có thể thấy các sợi nấm
và các bào tử nhỏ quấn quanh các sợi tóc.

Chẩn đoán phân biệt:
 Rụng tóc pelade
 Chốc do liên cầu
 Viêm nang lông sâu (syscosis)


II. BỆNH NẤM TÓC
3. Nấm tóc do Favus:


Thường do:







Trichophyton: schoenleinii, violaceum, rubrum,
verrucosum
Microsporum: audouinii, canis…

Thường xảy ra ở trẻ em và kéo dài nhiều năm.
Lâm sàng:





Da đầu có những chấm đỏ phủ vảy tiết màu vàng, lõm

giữa (hình thấu kính) gắn chắc vào da, cậy ra tạo các hố
lõm hình godet bao quanh 1 sợi tóc.
Tóc không rụng, vẫn mọc dài nhưng khô và không bóng.
Các chấm này liên kết nhau thành mảng lớn, đóng mài,
mùi rất hôi như mùi chuột chù.


Bệnh Favus


II. BỆNH NẤM TÓC
3. Nấm tóc do Favus:


Cận lâm sàng: lấy vẩy da hoặc tóc đem soi
trong dung dịch KOH 10 –30% thấy bào tử
thành chuỗi sợi và các bọng hơi trong lòng
sợi tóc.



Chẩn đoán phân biệt:
 Chốc do liên cầu
 Bệnh da có bóng nước khác.


II. BỆNH NẤM TÓC
4. Nấm tóc thể thâm nhiễm và mưng mủ:








Từ súc vật truyền sang người.
Do Trichophyton faviforme hoặc Trichophyton gypseum.
Hay gặp ở trẻ em nông thôn do tiếp xúc với trâu, bò, heo,
thỏ…
Lâm sàng:
 Bắt đầu ở chân tóc xuất hiện những mụn mủ  lan
rộng dần tạo thành mảng lớn hình tròn hay bầu dục,
ranh giới rõ, bờ nổi cao trên mặt da.
 Các mụn mủ ăn sâu xuống tạo thành các ổ abces.
 Bề mặt đóng mài, tóc rụng.
 Cạo mài thấy bề mặt lõm lỗ chỗ như tổ ong, còn gọi là
“Kerion de celse”.
Cận lâm sàng: nhổ vài sợi tóc ở rìa sang thương soi với
KOH 10% thấy bào tử nấm lớn xếp thành chuỗi quanh
sợi tóc.


Nấm tóc với Kérion de Celse


II. BỆNH NẤM TÓC
5. Bệnh trứng tóc:








Còn gọi là ”tóc hột”, do nấm piedra nigra (piedra hortai)
gây ra
Bệnh “trứng tóc đen” thường xuất hiện ở Trung – Nam
Mỹ, Ấn độ.
Nấm piedra alba gây bệnh “trứng tóc trắng”, xuất hịên
mọi nơi trên thế giới.
Ở nước ta thường gặp loài piedra nigra.
Bệnh xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, đặc biệt ở những người
hay đội mũ hay đi ngủ mà tóc còn ẩm.
Lâm sàng:
 Trứng tóc thường cứng, bám chặt và bao quanh sợi tóc
cách chân tóc 2 – 4 cm  vuốt bằng ngón tay thấy vướng
 Bề mặt trứng tóc trắng hoặc đen thay đổi tuỳ thuộc vào
loài nấm gây bệnh.
 Mỗi sợi tóc có 1-2 hạt hoặc 5-7 hạt.
 Không ngứa nhưng gây khó chịu.


II. BỆNH NẤM TÓC
5. Bệnh trứng tóc:


Cận lâm sàng: nuôi cấy trên môi trường Sabouraud, soi dưới kính hiển vi thấy những bào
tử đốt hình tròn hoặc hình oval.




Điều trị:


Cắt tóc



Gội đầu bằng dầu gội ketoconazol, sastid;



Chải tóc bằng dd axit salcylic 1 –3%.


II. BỆNH NẤM TÓC
6. Bệnh nấm ở râu cằm (mycosis barbae)





Thường gặp ở nam, ở một số nước châu Âu, châu
Mỹ
Do: Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton
rubrum, Trichophyton tonsurans.
Lâm sàng:









Đám tổn thương ở cằm, dạng hình tròn, mầu bạc bạc
hay hồng xám, trên mặt da thường có sẩn ở các nang
lông.
Những sợi râu dễ nhổ, dễ rụng.
Kèm nhiều vảy da, vảy tiết.
Dễ ngứa.

Cận lâm sàng: soi bệnh phẩm trong KOH 20% thấy
bào tử đốt.


Nấm ở râu cằm


II. BỆNH NẤM TÓC
6. Bệnh nấm ở râu cằm (mycosis barbae)



Chẩn đoán phân biệt: viêm nang lông sâu
(sycosis).
Điều trị:
 Nhổ sợi tóc hay râu bị bệnh
 Chấm một trong các dd như cồn iod 2%, BSI
2%,castellani, hoặc thoa kem nizoral,

canesten…
 Uống thuốc kháng nấm nhóm imidazol
(ketoconazol, itraconazol)


III. BỆNH NẤM DA Ở THÂN MÌNH
1. Bệnh nấm “hắc lào”:
( bệnh nấm ở thân mình - tinea corporis)
 Nấm gây bệnh ở vùng da không có lông tóc rậm
 Lâm sàng:








Sang thương là những mảng hồng ban hình tròn hay
bầu dục, hình đa cung
Ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên bờ viền có những mụn
nước nhỏ, xu hướng lành ở giữa, dần dần lan rộng.
Do chà xát, cào gãi, bôi thuốc không thích hợp làm tổn
thương nhiễm khuẩn thứ phát ( trợt, sưng, có mủ,
đóng vảy), nhiều mụn nước lấm tấm khắp bề mặt tổn
thương, viền bờ không còn rõ.
Ngứa nhiều.


III. BỆNH NẤM DA Ở THÂN MÌNH

1. Bệnh nấm “hắc lào”:


Cận lâm sàng: cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương thấy sợi tơ nấm có vách ngăn.



Chẩn đoán phân biệt:

Vảy phấn hồng: cạo tìm nấm âm tính
 Chàm: cạo tìm nấm âm tính
 Phong: không ngứa, cạo tìm nấm âm tính.



III. BỆNH NẤM DA Ở THÂN MÌNH
2. Nấm bẹn ( tinea crutis)
 Bệnh gặp nhiều ở các nước nhiệt đới, chiếm tỉ lệ cao
trong bệnh nấm da, xuất hiện ở bẹn,
 Chủ yếu do loài Epidermophyton floccosum và
chủng Trichophyton gây nên.
 Lâm sàng:






Tổn thương thường tạo thành một mảng có viền bờ rõ rệt,
có vảy, phần giữa có xu hướng lành, có mụn nhỏ lấm tấm ở

bờ viền.
Đám tổn thương có màu sẫm, đường kính vài cm, bờ mép
có ranh giới rõ rệt và hơi gồ lên.
Xuất hiện ở cả hai bên bẹn, lan lên xương mu, ra kẽ mông,
xuống đùi, lên thắt lưng,…
Ngứa.


III. BỆNH NẤM DA Ở THÂN MÌNH
2. Nấm bẹn ( tinea crutis)


Cận lâm sàng: cạo tìm nấm trực tiếp ở rìa sang thương thấy sợi tơ nấm có vách ngăn.



Chẩn đoán phân biệt:





Vảy nến thể đảo ngược



Viêm kẽ do nấm men

Điều trị:



Dung dịch BSI 1 –3%, ASA, kem có chứa dẫn chất imidazol như nizoral, calcream,…



Trường hợp nấm diện rộng hay tái phát, kết hợp uống thuốc kháng nấm.


Nấm ở thân mình
Nấm bẹn


BỆNH NẤM SỢI TƠ


×