LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung
thực và chưa sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong khóa luận này đã được cảm ơn,
mọi thông tin trích trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Mai Hương
i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tập thể. Tôi
xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận.
-UBND phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và các cá nhân thuộc
địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu để tiến hành nghiên cứu
khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Song, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè, người thân trong gia
đình, luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi học tập
và hoàn thành tốt khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan, khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ và chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả
Đỗ Thị Mai Hương
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống nhân
dân được cải thiện, thì môi trường hàng ngày đang phải gánh chịu rất nhiều những hậu
quả từ phát triển kinh tế gây ra. Việt Nam là một quốc gia năng động đang trong quá
trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp ấy cũng khiến cho môi trường
nước ta cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước đã khiến cho nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, các nhà máy xí nghiệp,
cụm, khu công nghiệp hình thành và phát triển. Theo đó các làng nghề tại nước ta cũng
phát triển nhanh chóng. Giúp cho đời sống của nhân dân ổn định góp phần vào sự phát
triển của đất nước. Ở nước ta làng nghề vốn là một đặc trưng của nông thôn Việt Nam,
và Bắc Ninh được biết đến là một trong số những địa phương có số lượng làng nghề
lớn nhất cả nước. Trong đó phải kể đến làng nghề sắt thép Đa Hội. Trải qua hơn 400
năm hình thành và phát triển, ngày nay nghề rèn sắt ở Đa Hội đã khẳng định được vị
trí quan trọng không những đối với thị trường trong nước mà còn cả thị trường khu
vực. Nghề làm sắt tại Đa Hội đã giúp cho thu nhập của những hộ làm nghề cao hơn rất
nhiều những hộ không làm nghề. Tuy nhiên nghề làm sắt ở nơi đây lại khiến cho môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân
và thế hệ tương lai. Trong đó chất lượng môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng, do các hộ sản xuất chưa có biện pháp xử lý nước thải, tất cả nước thải đều được
được đổ ra dòng sông Ngũ Huyện Khê và ra hệ thống thoát nước của khu phố. Vì vậy
việc xây dựng hệ thống thoát nước thải tập trung và các nhà máy xử lý nước thải là
một trong những giải pháp góp phần cải thiện chất lượng môi trường. Để tối đa tính
hiệu quả và bền vững của các dự án này, vấn đề then chốt là tăng cường nhận thức và
hiểu biết của người dân về lợi ích của việc cải thiện môi trường và đánh giá mức độ
sẵn lòng chi trả của họ nhằm thúc đẩy công tác cải thiện chất lượng môi trường. Để
xác định mức đóng góp cụ thể của người dân nhằm cải thiện môi trường nước trên địa
bàn phường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của
hộ dân để cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường làng nghề tại làng
nghề sắt thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của
người dân, để đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường nước tại làng nghề
sắt thép Đa Hội. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài cần đạt được những
iii
mục tiêu cụ thể sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực thiễn về ô nhiễm môi trường,
ô nhiễm môi trường nước, làng nghề, ô nhiễm làng nghề, mức sẵn lòng chi trả, phương
pháp đánh giá ngẫu nhiên; Tìm hiểu thực trạng chất lượng nước ở làng nghề sắt thép
Đa Hội; Phân tích mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện môi trường
nước, các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện
môi trường nước ở làng nghề sắt thép Đa Hội; Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút
người dân đóng góp bảo vệ và quản lý môi trường.
Nghiên cứu được tiến hành trên nền tảng cở sở lý luận và thực tiễn của một số
nghiên cứu trước đây về xác định mức sẵn lòng chi trả ở trong nước và các quốc gia khác.
Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh bao
gồm bao gồm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế -xã hội. Kết hợp với
tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển làng nghề sắt thép Đa Hội. Quy trình sản xuất
sắt thép, và nghề sắt thép với người dân Đa Hội. Tác giả đã đưa ra các phương pháp
nghiên cứu tại địa bàn như sau: Phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu,
phương pháp xử lý số liệu và hệ thống chỉ tiêu phân tích. Phương pháp chính được sử
dụng trong quá trình điều tra là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Phương
pháp CVM sử dụng để xác định ra mức sẵn lòng chi trả của các đối tượng. Bằng
phương pháp chọn mẫu, nghiên cứu tiến hành điều tra 178 hộ dân tại 6 tiểu khu phố
Đa Hội, trong đó chia làm 2 đối tượng: 91 hộ trực tiếp làm nghề sắt thép và 87 hộ
không làm nghề . Sau khi thu thập, số liệu được xử lý bằng các phương pháp thống kê,
thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp toán học và phương pháp hồi quy.
Qua quá trình nghiên cứu, kết quả mà đề tài thu được bao gồm:
Hiện trạng môi trường nước và công tác quản lý môi trường tại làng nghề sắt
thép Đa Hội. Làng nghề sắt thép Đa Hội đã có hàng trăm năm hình thành và phát triển
nhưng cho đến nay công nghệ sản xuất sắt thép vẫn còn thủ công, lạc hậu. Và các cơ
sở sản xuất hiện nay hầu hết chưa có biện pháp xử lý nước thải từ sản xuất, mà thải
trực tiếp ra dòng sông Ngũ Huyện Khê. Theo điều tra có 100% các hộ làm nghề chưa
có biện pháp xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường. Điều đó khiến cho 100% các
hộ dân tại khu phố Đa Hội khẳng định môi trường nước tại khu phố Đa Hội trong 5
năm trở lại đây luôn xấu đi. Cụ thể, qua kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc tài
nguyên và môi trường của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh lấy mẫu nước
mặt tại khu vực trạm bơm Đa Hội – Sông Ngũ Huyện Khê hàm lượng các chất độc hại
iv
có trong nước cao gấp nhiều lần cho phép. Cụ thể Hàm lượng BOD5(200C) cao hơn
QCCP 1,2 lần; COD cao hơn QCCP cao hơn QCCP 1,2 lần; hàm lượng amoni cao hơn
QCCP 9,1 lần; hàm lượng crom (VI) cao hơn QCCP 3,0 lần; hàm lượng nitrit cao hơn
QCCP 4,4 lần. Và theo kết quả của Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh
Bắc Ninh với kết quả phân tích nước thải lấy mẫu tại cống thải của cụm công nghiệp
Châu Khê ( chiếm 95% người dân Đa Hội thuê cơ sở sản xuất trong đó) thì Hàm lượng
crom (VI) cao hơn QCCP 1,04 lần. Điều này cũng ảnh hưởng bởi công tác quản lý môi
trường tại phường Châu Khê nói chung và khu phố Đa Hội nói riêng còn mỏng, chưa có
cán bộ chuyên trách về môi trường. Và hiện nay cán bộ địa phương chưa có biện pháp xử
lý các hộ vi phạm một cách triệt để, các biện pháp chỉ mang tính chất nhắc nhở.
Qua điều tra nghiên cứu, người dân tại khu phố Đa Hội đều rất quan tâm đến
chất lượng môi trường nước. Mức sẵn lòng chi trả trung bình được xác định là 41,91
nghìn đồng/hộ/tháng. Mức WTP này tương đối thấp so với mức thu nhập trung bình là
13 665,73 nghìn đồng/hộ/tháng.
Mức WTP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong nghiên cứu này các yếu tố
được đưa ra là: Thu nhập, nhân khẩu, lao động, giới tính, nghề nghiệp. Trong đó thu
nhập, giới tính, nghề nghiệp là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến mức WTP.
Với 1672 hộ dân tại khu phố Đa Hội, mức WTP mỗi năm trên địa bàn nghiên
cứu nếu huy động được 100% các hộ đều tham gia chi trả cho dự án là trên 840 triệu
đông/năm. Với số tiền đóng góp này nếu dự án có kế hoạch hợp lý sẽ có tác dụng
không nhỏ với việc vải thiện chất lượng môi trường nước.
Để dự án có thể thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng, và có thể đi vào
hoạt động giúp cho chất lượng môi trường nước được cả thiện nghiên cứu đưa ra một
số giải pháp sau: xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, tăng thu nhập và nâng cao
mức sống của người dân; tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân
trên địa bàn; tuyên truyền cho toàn thể nhân dân; nâng cao trình độ của cán bộ địa
phương; xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo hướng phát triển bền vững mang tính
khoa học, có quy hoạch lâu dài, phù hợp với định hướng xã hội hóa công tác bảo vệ
môi trường trong chiến lước bảo vệ quốc gia; quản lý quỹ và mức thu phí.
MỤC LỤC
v
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
TT....................................................................................................................................63
Thông số..........................................................................................................................63
Phương pháp thử.............................................................................................................63
Kết quả............................................................................................................................63
TT....................................................................................................................................64
Thông số..........................................................................................................................64
Phương pháp thử.............................................................................................................64
QCVN 40 : 2011/BTNMT..............................................................................................64
Kết quả............................................................................................................................64
C (B)................................................................................................................................64
Cmax (B).........................................................................................................................64
4.2. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng môi trường nước tại khu phố Đa Hội,
phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.......................................................67
4.5. Đặc điểm kinh tế và xã hội của đối tượng điều tra.............................................78
4.6.2. Mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện chất lượng môi trường nước
trên địa bàn nghiên cứu...............................................................................................82
4.8.Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tại làng nghề sắt thép Đa Hội
.....................................................................................................................................95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................99
5.1 Kết luận.....................................................................................................................99
vi
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
An toàn giao thông
ATVSTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
BHYT
Bảo hiểm y tế
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
CVM
Phương pháp định giá ngẫu nhiên
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QCCP
Quy chuẩn cho phép
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
THTP
Trung học phổ thông
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
TWTP
Tổng mức sẵn lòng chi trả
UBND
Ủy ban nhân dân
WTA
Bằng lòng chấp nhận
WTO
Tổ chức y tế thế giới
WTP
Mức sẵn lòng chi trả
viii
DANH MỤC BẢNG
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
TT....................................................................................................................................63
Thông số..........................................................................................................................63
Phương pháp thử.............................................................................................................63
Kết quả............................................................................................................................63
TT....................................................................................................................................64
Thông số..........................................................................................................................64
Phương pháp thử.............................................................................................................64
QCVN 40 : 2011/BTNMT..............................................................................................64
Kết quả............................................................................................................................64
C (B)................................................................................................................................64
Cmax (B).........................................................................................................................64
4.2. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng môi trường nước tại khu phố Đa Hội,
phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.......................................................67
4.5. Đặc điểm kinh tế và xã hội của đối tượng điều tra.............................................78
4.6.2. Mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện chất lượng môi trường nước
trên địa bàn nghiên cứu...............................................................................................82
4.8.Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tại làng nghề sắt thép Đa Hội
.....................................................................................................................................95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................99
5.1 Kết luận.....................................................................................................................99
ix
DANH MỤC HỈNH ẢNH
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
TT....................................................................................................................................63
Thông số..........................................................................................................................63
Phương pháp thử.............................................................................................................63
Kết quả............................................................................................................................63
TT....................................................................................................................................64
Thông số..........................................................................................................................64
Phương pháp thử.............................................................................................................64
QCVN 40 : 2011/BTNMT..............................................................................................64
Kết quả............................................................................................................................64
C (B)................................................................................................................................64
Cmax (B).........................................................................................................................64
4.2. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng môi trường nước tại khu phố Đa Hội,
phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.......................................................67
4.5. Đặc điểm kinh tế và xã hội của đối tượng điều tra.............................................78
4.6.2. Mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện chất lượng môi trường nước
trên địa bàn nghiên cứu...............................................................................................82
4.8.Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tại làng nghề sắt thép Đa Hội
.....................................................................................................................................95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................99
5.1 Kết luận.....................................................................................................................99
DANH MỤC SƠ ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
TT....................................................................................................................................63
x
Thông số..........................................................................................................................63
Phương pháp thử.............................................................................................................63
Kết quả............................................................................................................................63
TT....................................................................................................................................64
Thông số..........................................................................................................................64
Phương pháp thử.............................................................................................................64
QCVN 40 : 2011/BTNMT..............................................................................................64
Kết quả............................................................................................................................64
C (B)................................................................................................................................64
Cmax (B).........................................................................................................................64
4.2. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng môi trường nước tại khu phố Đa Hội,
phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.......................................................67
4.5. Đặc điểm kinh tế và xã hội của đối tượng điều tra.............................................78
4.6.2. Mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện chất lượng môi trường nước
trên địa bàn nghiên cứu...............................................................................................82
4.8.Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tại làng nghề sắt thép Đa Hội
.....................................................................................................................................95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................99
5.1 Kết luận.....................................................................................................................99
DANH MỤC ĐỒ THỊ
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
TT....................................................................................................................................63
Thông số..........................................................................................................................63
Phương pháp thử.............................................................................................................63
xi
Kết quả............................................................................................................................63
TT....................................................................................................................................64
Thông số..........................................................................................................................64
Phương pháp thử.............................................................................................................64
QCVN 40 : 2011/BTNMT..............................................................................................64
Kết quả............................................................................................................................64
C (B)................................................................................................................................64
Cmax (B).........................................................................................................................64
4.2. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng môi trường nước tại khu phố Đa Hội,
phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.......................................................67
4.5. Đặc điểm kinh tế và xã hội của đối tượng điều tra.............................................78
4.6.2. Mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện chất lượng môi trường nước
trên địa bàn nghiên cứu...............................................................................................82
4.8.Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tại làng nghề sắt thép Đa Hội
.....................................................................................................................................95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................99
5.1 Kết luận.....................................................................................................................99
DANH MỤC HỘP
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................ii
TT....................................................................................................................................63
Thông số..........................................................................................................................63
Phương pháp thử.............................................................................................................63
Kết quả............................................................................................................................63
TT....................................................................................................................................64
xii
Thông số..........................................................................................................................64
Phương pháp thử.............................................................................................................64
QCVN 40 : 2011/BTNMT..............................................................................................64
Kết quả............................................................................................................................64
C (B)................................................................................................................................64
Cmax (B).........................................................................................................................64
4.2. Đánh giá của các đối tượng về thực trạng môi trường nước tại khu phố Đa Hội,
phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.......................................................67
4.5. Đặc điểm kinh tế và xã hội của đối tượng điều tra.............................................78
4.6.2. Mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng để cải thiện chất lượng môi trường nước
trên địa bàn nghiên cứu...............................................................................................82
4.8.Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tại làng nghề sắt thép Đa Hội
.....................................................................................................................................95
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................99
5.1 Kết luận.....................................................................................................................99
xiii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế như hiện nay, cùng với sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện thì môi
trường lại đang phải gánh chịu rất nhiều những hậu quả từ sự phát triển kinh tế gây ra.
Trong giai đoạn hiện nay môi trường luôn là chủ đề nóng được cả thế giới quan
tâm. Việt Nam là một quốc gia năng động và cũng đang trong quá trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Sự nghiệp ấy cũng khiến cho môi trường nước ta cũng đang
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở nước ta làng nghề vốn là một trong những đăc thù của nông thôn Việt Nam. Đa
số các làng nghề trải qua lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm gắn liền với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2008 cho
thấy ở nước ta làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm
60%), ở miền trung 30% và miền nam 10%. Tính từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi
mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề
phát triển mạnh, nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiết bị thủ công đơn giản,
công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe còn hạn chế,…những hạn chế
và yếu kém đó đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng
nghề và cộng đồng xung quanh. ( Phạm Thị Kim Cúc, 2009)
Theo số liệu điều tra, kiểm tra môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi
trường một năm gần đây đã xác định được 104 làng nghề ô nhiễm trên phạm vi cả
nước cần phải có kế hoạch xử lý triệt để đến năm 2020. Trong đó có những địa
phương, mức độ ô nhiễm kim loại nặng độc hại (Cr6+) cao gấp hơn 3.000 lần quy
chuẩn cho phép, đây thực sự là con số đáng báo động. Tỷ lệ bệnh tật tại các khu vực ô
nhiễm làng nghề ngày một gia tăng. Hầu hết các cơ sở tại làng nghề không có biện
pháp xử lý nước thải, các loại khí thải, nước thải, chất thải rắn đều xả trực tiếp ra môi
trường. Đặc biệt, chất thải của các làng nghề tái chế chất thải như giấy, kim loại, nhựa,
dệt nhuộm sử dụng hóa chất công nghiệp đang là vấn đề hết sức bức xúc gây ảnh
hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. (Minh Hòa, 2015).
1
Hình 1.1: Những cống nước thải đen ngòm từ các làng nghề ở Hoài Đức, Hà Nội đổ
thẳng ra sông
(Nguồn: Đinh Mạnh Cường,2012)
Ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh cho người
dân lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề
đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây tập trung vào một số bệnh như:
các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa và các bệnh
về mắt … Các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các
làng nghề ngày càng giảm đi thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc và
từ 5 đến 10 năm so với làng không làm nghề. Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây
ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của chính làng nghề
đó, gây ra những tổn thất không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong
cộng đồng. (Nguyễn Hằng,2011)
Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm đặc biệt tới công tác bảo vệ môi
trường làng nghề như tổ chức giám sát tối cao về BVMT làng nghề; ban hành nghị
quyết số 19/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về kết quả giám sát và đẩy mạnh thực hiện
chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề. Đồng thời, phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường
giai đoạn 2012 – 2015, trọng tâm xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Ngoài ra,
2
Chính Phủ cũng ban hành nghị quyết số 35/NQ – CP về một số vấn đề cấp bách trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó xác định ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là
một trong những vấn đề “nóng” của giai đoạn hiện nay và Quyết định số 577/NQ –
TTg ngày 11/4/2013 phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030” với hai mục tiêu tổng quát là tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trong quản lý và phát triển làng nghề trên phạm vi toàm quốc, ngăn chặn
phát sinh các làng nghề ô nhiễm mới; từng bước khắc phục, cải thiện tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc
sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững. (Phạm
Trọng Duy, 2015)
Bắc Ninh là tỉnh được biết đến với nhiều làng nghề có truyển thống từ lâu đời với
những sản phẩm mang thương hiệu nức tiếng gần xa như bún Khắc Niệm, đúc đồng
Đại Bái, gỗ Đồng Kỵ… Những nghề này đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ
dân nơi đây, giúp cho đời sống của họ không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên tỉ lệ
nghịch với sự phát triển ấy thì môi trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Nói đến các làng nghề ấy của Bắc Ninh phải kể đến làng nghề sắt thép Đa Hội
thuộc phường Châu Khê thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Vốn là làng nghề truyền
thống có lịch sử lâu đời. Nghề sắt đã giúp cho hộ dân nơi đây có “ của ăn cửa để” tuy
nhiên sự phát triển nhanh chóng đó cũng khiến cho môi trường ở nơi đây bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát của sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Ninh, mỗi
ngày các làng nghề của phường Châu Khê thải ra khoảng 40 – 50 tấn xỉ than, xỉ kim loại,
2600 – 2700 m3 nước, 255 -260 tấn khí chủ yếu là CO2 và khoảng 6 tấn khí bụi. Theo thống
kê của UBND phường Châu Khê năm 2010, ở Châu khê có hơn 1700 cơ sở sản xuất thì ở
Đa Hội chiếm đến hơn 900 cơ sở đúc phôi thép, cán thép, mạ, làm đinh, đan lưới thép…
sản lượng các loại sắt thép đạt gần 1000 tấn/ ngày. (Xuân Thuận,2015)
Tuy nhiên công nghệ sản xuất còn lạc hậu việc xử lý các chất thải chưa được đầu
tư. Hầu hết các chất thải từ việc sản xuất đều được thải trực tiếp ra ngoài môi trường,
các chất thải ấy ngấm xuống đất hoặc chảy trực tiếp ra các kênh rạch quanh đó. Khiến
cho nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
3
Hình 1.2: Nước sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua Đa Hội đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng do hoạt động sản xuất sắt thép
(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra,2015)
Trước thực tế đó đã khiến cho tôi luôn đặt ra câu hỏi liệu các hộ dân sẽ sẵn sàng
bỏ ra bao nhiêu tiền để có một môi trường nước trong sạch? Họ sẽ muốn chi trả dưới
hình thức nào để cảm thấy thoải mái nhất? Và ai sẽ đứng ra để thu số tiền ấy? Những
câu hỏi ấy đã thôi thức tôi tìm hiểu đề tài : “Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của hộ
dân đề cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường làng nghề tại làng nghề
sắt thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ”
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.
Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của hộ dân, đề xuất một số giải pháp
nhằm cải thiện môi trường nước do ô nhiễm môi trường làng nghề tại làng nghề sắt
thép Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
1.2.2.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi
trường nước, làng nghề, ô nhiễm làng nghề, mức sẵn lòng chi trả, phương pháp đánh
giá ngẫu nhiên.
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Đa Hội
- Nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của hộ dân cho việc cải thiện môi trường
nước, các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc cải thiện
4
môi trường nước ở làng nghề sắt thép Đa Hội
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút hộ dân đóng góp bảo vệ và quản lý môi
trường.
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu
a)
Đối tượng nghiên cứu
Mức sẵn lòng chi trả của hộ dân để cải thiện môi trường nước do ô nhiễm làng
nghề Đa Hội gây ra. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả đó.
b)
Đối tượng điều tra
- Các hộ gia đình làm nghề sắt thép
- Các hộ không làm nghề sắt thép
- Cán bộ địa phương
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: mức sẵn lòng chi trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn
lòng chi trả để cải thiện chất lượng môi trường nước của các hộ dân trên địa bàn làng
nghề sắt thép Đa Hội
- Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại làng nghề sắt thép Đa
Hội- phường Châu Khê - Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian:
• Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2015 – 12/2015
• Thời gian số liệu: Dữ liệu và thông tin sơ cấp được sử dụng trong đề tài nghiên
cứu ở địa bàn được sử dụng trong đề tài nghiên cứu ở địa bàn được thu thập chủ yếu
trong thời điểm khảo sát năm 2015. Số liệu thứ cấp được thu thập 2013 – 2015.
5
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
Các khái niệm về môi trường trên thế giới
Theo Masn và Langenhim, 1957: Môi trường là các yếu tố tồn tại xung quanh
sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney (1993) cho rằng: “ Môi trường là
những gì ngoài cơ thể có liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới sự tồn tại của con
người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, sự đa dạng sinh học
về các loài”.
Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội, tác
động lên từng cá thể hay cộng đồng (UNPEP – United Nations Environment
Programme). Theo định nghĩa của tổ chức kinh tế văn hóa và xã hội Liên Hợp Quốc
(UNESCO) năm 1981 thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin …),
trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân
tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, ngày 29 tháng 11 năm 2005
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.
Hiện nay, người ta đã thống nhất về định nghĩa chung nhất về môi trường: “ Môi
trường là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, lý học hóa học, sinh học cùng tồn tại trong
không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn
nhau và tác động lên các cá thế sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển.
Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng
phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”. (Nguyễn Thị
Hương, 2013)
6
• Theo chức năng môi trường được chia làm 3 loại:
- Mô trường tự nhiên (Natural environment) bao gồm các yếu tố như vật lý, hóa
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít chịu tác động của
con người. Được chia thành môi trường đất, môi trường nước, môi trường không
khí… Môi trường tự nhiên tạo không gian cho con người sản xuất, cung cấp các nguồn
tài nguyên khoáng sản phục vụ cho quá trình sản xuất của cải của con người.
- Môi trường nhân tạo (Artificial environment): là tập hợp các yếu tố tự nhiên và
xã hội do con người tạo nên chịu sự chi phối của con người: nhà ở, môi trường nông
thôn, đô thị,…
- Môi trường xã hội (Social environment): là tổng thể các quan hệ giữa con người
với con người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự phát triển cảu cá nhân hay
cộng đồng, bao gồm những quy định, các luật lệ, thể chế, … từ Trung Ương đến địa
phương và các tổ chức đa quốc gia. Hướng con người hoạt động theo khuôn khổ luật
pháp và tạo sức mạnh tập thể.
Tóm lại môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần
thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người: tài nguyên, không khí, đất, nước,…
Môi trường là tất cả những gì quanh chúng ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
• Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống
và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
(Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2005)
Tuy nhiên với sự phát triển ngày càng nhanh của công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay môi trường ngày càng bị suy giảm. Nguồn tài
nguyên bị khai thác cạn kiệt,khả năng chứa đựng chất phế thải của môi trường ở mức
7
báo động. Ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất … ở mức
trầm trọng, nhiệt độ trái đất đang nóng lên ảnh hường trực tiếp tới sự sống của con
người. Khai thác quá mức tài nguyên môi trường sống khiến không gian sống và môi
trường mất dần đi khả năng tự phục hồi.
2.1.1.2. Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường và ô nhiễm môi trường
a. Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh,về hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và nảo vệ môi trường (Luật bảo
vệ môi trường Việt Nam, 2005). Căn cứ vào tiêu chuẩn môi trường để cơ quan tổ chức
quản lý về môi trường nghiên cứu, điều tra lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất
có gây độc cho môi trường.
b. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người sinh vật (Luật bảo vệ tài
nguyên môi trường, 2005). Ô nhiễm làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp các thành
phần và đặc tính vật lí, hóa học, nhiệt độ, chất hòa tan … ở bất kỳ thành phần nào của
môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép được xác định. Chất gây ô
nhiễm có thể là chất rắn ( rác) hay chất lỏng ( các dung dich hóa chất của chế biến thực
phẩm, nhuộm,…) hoặc chất khí (SO2, NO2, CO,…), các kim loại nặng. Sự suy thoái
môi trường làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh
hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WTO) định nghĩa: ô nhiếm môi trường là việc
chuyển chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại
cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi
trường sống.
Nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như sản xuất công
nghiệp, khai thác,… Ngoài ra, ô nhiễm cũng do một số tác động từ tự nhiên: núi lửa
phun trào, thiên tai, động đất, song thần,…
8
2.1.1.3. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Hiến chương Châu Âu(1999) về nước định nghĩa ô nhiễm nước: Sự ô nhiễm
nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô
nhiễm nước gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá,
nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại.
Ngoài ra, ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, nước ngầm …
bị tác động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc
sống các sinh vật trong tự nhiên. Hay là sự thay đổi theo chiều sâu các tính chất vật lý
– hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề
đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra trước khi nước bề mặt chảy qua
rác thải sinh hoạt, nước thải, rác thải công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi
thấm xuống nước ngầm.
Các nguồn gây ô nhiễm nước được chia thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo:
• Nguồn tự nhiên
- Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống
của sinh vật, kể cả xác chất của chúng. Cây cối, sinh vậy chết đi, chúng bị phân hủy
thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây
ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự
trong sạch, khuấy động những chất hữu dơ bẩn trong hệ thống cống rãnh, mang theo
nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hóa chất trước đây đã được
cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc
do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường
kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hóa chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố
tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường
xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây ra suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
• Nguồn nhân tạo
- Từ sinh hoạt, nguồn nước thải sinh hoạt ( domestic wastewater) nước thải phát
sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh
9
hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải trong quá trình sinh
hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất
dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải
và tải lượng các chất trong nước thải của mỗi người là khác nhau. Nhìn chung mức
sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
- Từ hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: nước thải công nghiệp
(industrial wastewater) được thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải ô nhiễm, nước
thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành
nghề sản xuất cụ thể. Ví dụ sản xuất da ngoài các chất hữu cơ còn có kim loại nặng,
đồng, sắt; nước thải từ chế biến thực phẩm chủ yếu chứa chất hữu cơ. Các tác nhân
gây ô nhiễm thường được dung đề so sánh là COD ( nhu cầu oxy hóa học), BOD 5
(nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng).Trong nghiên cứu dùng đại lượng PE
(population equivalent) để so sánh tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công
nghiệp với nước thải đô thị. (Bách khoa toàn thư mở,2015)
Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, trong các hệ sinh thái nước, đã xác định được trên 1500 tác nhân gây ô
nhiễm khác nhau, khi đi vào môi trường các tác nhân biến đổi dưới sự ảnh hưởng của
yếu tố môi trường (ánh sáng nhiệt độ, sinh vật…).
Tuy nhiên một số tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước
- Các chất rắn không hòa tan: chất keo và chất rắn lửng lơ (SS – suspended soil:
khoáng sét, than bùn …). Lắng cạn hữu cơ kèm theo quá trình hô hấp trong lớp bùn
gây thiếu oxy tạo khí độc H2S, CH4, N2,…
- Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo
như polysaccarit, protein, hợp chất chưa nito, axit humic, lipit, phụ gia thực phẩm,…
- Các chất hữu cơ độc tính cao: thường là chất bền vững, khó bị vi sinh vật phân
hủy như phenol và dẫn xuất phenol, các hóa chất bảo vệ thực vật, các loại tannin và
lignin, hydrocacbon đa vòng ngưng tụ,…
- Các chất dinh dưỡng: gồm nito và photpho. Trong nước tồn tại dưới dạng nito hữu
cơ, nito nitri và nito nitrat gây hiện tượng phú dưỡng và độc hại đối với nước ăn uống.
10
- Các kim loại nặng: Hg, Pb, As, Sb, Cu, Cr, Mn, Zn,… có trong nước với nồng
độ cao gây ô nhiễm. Kim loại nặng có chủ yếu trong nước thải công nghiệp, sinh hoạt,
y tế, nông nghiệp và khai thác. Các nguyên tố Hg, Cd, As rất độc đối với sinh vật kể cả
nồng độ thấp.
- Các vi sinh vật gây bệnh: vi trùng, vi khuẩn, giun sán, khuẩn ecoli,…
- Các chất hóa học, phóng xạ, dầu mỡ…. (Caobang edu, 2013)
- Ngoài ra còn có các tác nhân gây ô nhiễm môi trường: khí thải, tiếng ồn, độ
rung. Do sử dụng các loại máy sản xuất gây độ rung, tiếng ồn, khí thải từ sử dụng lò
hơi thải ra môi trường chủ yếu các loại khí, bụi: CO, CO2, NO2…
2.1.1.4. Khái niệm về làng nghề
Đã có rất nhiều khái niệm về làng nghề được đưa ra, nhưng cho đến nay vẫn chưa có
khái niệm chính thống về làng nghề.
Tại các nước Châu Âu và châu Mỹ, khái niệm “làng nghề” hầu như không tồn tại,
chỉ có các cơ sở thủ công sản xuất vừa và nhỏ trong khu dân cư. Các đối tượng này
được quản lý theo các chính sách, pháp luật chung của địa phương và quốc gia, không
theo quy định riêng biệt. Mô hình làng nghề chỉ tập chung chủ yếu tại khu vực Châu Á
( phổ biến là Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam). Tại Trung Quốc, sau
thời kỳ cải cách mở cửa, việc thành lập và duy trì xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng
với tốc độ 20 – 30% đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. (Lê Vũ
Linh Soa, 2013)
Tại Nhật Bản, mặc dù có nhiều loại ngành thủ công truyền thống, nhưng chỉ có
một số ít loại làng nghề được bảo tồn và phát triển. Làng nghề ( traditional handicraft
village) đã trở thành niềm tự hào của tinh hoa văn hóa của người dân xứ sở phù tang,
là các đểm thăm quan du lịch nổi tiếng dành cho học sinh, sinh viên du khách trong
nước và đặc biệt là du khách quốc tế. Ngoài mục tiêu phụ là kinh doanh các sản phẩm
thủ công, tại các làng nghề là nơi diễn ra các hoạt động đào tạo, truyền bá văn hóa
Nhật Bản. (Lê Vũ Linh Soa, 2013)
Theo Đặng Kim Chi ( 2005a ) , có thể hiểu làng nghề “ là làng nông thôn Việt
Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số lao
động và thu nhập so với nghề nông”
11
Theo GS Trần Quốc Vượng viết trong cuốn “ Làng nghề, phố nghề, Thăng Long
Hà Nội” xuất bản năm 2000 thì “ làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối
tiểu thủ nông và chăn nuôi nhưng cũng cso một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ,
làm tương,… song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công
chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông trùm, ông cả, … cùng một số thợ
đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “ sinh ư nghệ, tử ư nghệ” “ nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ
công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan
hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến
tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”.
Lê Quốc Doanh và cs. (2003) đã khái niệm về làng nghề “là tập hợp các nhóm hộ
dân sống ở một làng tham gia sản xuất một loại ngành nghề điển hình và có vai trò
quan trọng đối với thu nhập, đời sống của cộng đồng”.
Đinh Xuân Nghiêm và cs. (2010) lại đưa ra ba quan niệm và dựa trên các quan
niệm này đã đưa ra khái niệm về làng nghề “là một thiết chế kinh tế xã hội, một cụm
hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được
tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không
gian địa lý nhất định, thu nhập từ các nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản
phẩm của toàn làng”.
Khái niệm làng nghề theo cách nhìn văn hóa bao gồm những nội dung cụ thể, như:
- Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một nghề truyền thống lâu
đời được lưu truyền và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
- Ổn định về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sản xuất ra một loại sản phẩm.
- Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có bí quyết nghề nghiệp
được lưu truyền lại cho con cháu và các thế hệ sau.
- Sản phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để nuôi sống một bộ phận dân cư và quan
trọng hơn là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn
hóa và xã hội liên quan tới chính họ.
Theo thông tư số 116/2006/TT- BNN của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện
12