BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
----------
LÊ THỊ TRÚC QUỲNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
TIÊM CHỦNG VÀ XÉT NGHIỆM TẠI
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Ts. Mai Thanh Loan
ĐỒNG NAI - NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
----------
LÊ THỊ TRÚC QUỲNH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG
CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
TIÊM CHỦNG VÀ XÉT NGHIỆM TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ DỰ PHÒNG ĐỒNG NAI
MAU 202 ,0
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỒNG NAI - NĂM 2015
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình Cao học Quản trị kinh doanh và luận văn này, tôi
xin chân thành gởi lời cảm ơn tới:
Quý thầy, cô Trường Đại học Lạc Hồng đã hết lòng tận tụy, truyền đạt những
kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại Trường, đặc biệt là Tiến sĩ Mai
Thanh Loan đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung
đề tài.
Các anh/chị, các bạn đồng nghiệp hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế dự
phòng Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu, số liệu của Trung tâm.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn học viên cao học Quản
trị kinh doanh – Khoá 5 đã cùng tôi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô và bạn bè, tham khảo
nhiều tài liệu, song không tránh khỏi có những sai sót. Rất mong nhận được những
thông tin góp ý của quý thầy, cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 24 tháng12 năm 2015
Người thực hiện luận văn
LÊ THỊ TRÚC QUỲNH
LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện đề tài “Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng về
chất lượng dịch vụ tiêm chủng và xét tại Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai đến
năm 2020”, tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học
và trao đổi với giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp, bạn bè...
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả trong đề tài này là trung thực.
Đồng Nai, ngày 24 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện luận văn
LÊ THỊ TRÚC QUỲNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nhằm đáp ứng sự phát triển của hệ thống y tế trong tình hình mới, khắc phục
các tồn tại của hệ thống y tế hiện nay, để phát triển hệ thống y tế Việt Nam theo
nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạng lưới y tế cơ sở, để công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân trong thời kỳ mới, ngành y tế luôn
mong muốn hoàn thiện và phát triển hệ thống y tế để hoàn thành tốt công tác bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong thời kỳ mới. Từ thực tế trên tác
giả đã tìm hiểu, nghiên cứu chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng của
khách hàng về chất lượng dịch vụ tiêm chủng và xét tại Trung tâm y tế dự phòng
Đồng Nai" để góp phần tìm kiếm phương pháp tốt nhất.
Tiếp theo tác giả đã trình bày thực trạng tại Trung tâm y tế dự phòng Đồng
Nai, tác giả đã khảo sát một số khách hàng để phân tích các yếu tố có tác động đến
sự hài lòng của khách hàng. Dựa vào kết quả khảo sát để thấy được những yếu tố
tích cực và tồn tại trong công tác chăm sóc khách hàng.
Cuối cùng tác giả đã căn cứ vào những phân tích, đánh giá để đưa ra một số
giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiêm
chủng và xét tại Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
BYT
Bộ y tế
CBVC
Cán bộ viên chức
CBYT
Cán bộ y tế
CLDV
Chất lượng dịch vụ
CLDVYT
Chất lượng dịch vụ y tế
HIV
Human immunodeficiency virus infection
NXB
Nhà xuất bản
QĐ
Quyết định
TFP
Total Factor Productivity
TP
Thành phố
Tr
Trang
Trung tâm
Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai
TT
Thông tư
UBND
WHO
Ủy ban nhân dân
World Health Organization
0
YTDP
Y tế dự phòng
PHỤ LỤC 1
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CƠ SỞ TIÊM CHỦNG CỐ ĐỊNH, ĐIỀU KIỆN
ĐỐI VỚI CƠ SỞ XÉT NGHIỆM & GIÁM SÁT PHẢN ỨNG SAU
TIÊM CHỦNG.
Điều kiện đối với cơ sở tiêm chủng cố định
Cơ
a) Khu vực chờ trước khi tiêm phải bố trí đủ chỗ ngồi cho ít nhất 50 đối
sở
tượng trong một buổi tiêm chủng, bảo đảm che được mưa, nắng, kín gió
vật
và thông thoáng;
chất
b) Khu vực thực hiện tư vấn, khám phân loại có diện tích tối thiểu 8m2;
c) Khu vực thực hiện tiêm chủng có diện tích tối thiểu 8m2;
d) Khu vực theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng có diện tích tối
thiểu 15 m2.
đ) Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại các cơ
sở y tế có phòng sinh thì không thực hiện theo các điểm a, b, c và d
Khoản này mà theo quy định sau: Bố trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm vắc
xin riêng, nơi tiêm chủng bảo đảm đủ ấm cho trẻ, có nơi khám phân
loại cho trẻ, tư vấn cho các bà mẹ hoặc người nhà của trẻ. Các khu vực
quy định tại các điểm a, b, c và d phải bảo đảm các điều kiện về vệ
sinh, đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.
Trang
a) Phương tiện bảo quản vắc xin theo quy định: tủ lạnh, các thiết bị theo
thiết
dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển vắc xin. Đối
bị
với Trạm Y tế xã chưa có tủ lạnh thì phải có phích vắc xin hoặc hòm
lạnh để bảo quản vắc xin theo quy định tại Điều 9 Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn
việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng;
b) Thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn và các vật tư cần
thiếtkhác;
c) Hộp chống sốc và phác đồ chống sốc treo tại nơi theo dõi và xử trí
phản ứng sau tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế;
d) Dụng cụ chứa vỏ lọ vắc xin, chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế.
a) Số lượng: có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít
Nhân
nhất 01 nhân viên có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; đối với cơ sở
sự
tiêm chủng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải có
tối thiểu 02 nhân viên chuyên ngành y, trong đó có ít nhất 01 nhân viên
có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên;
b) Nhân viên trực tiếp thực hiện khám sàng lọc, tư vấn, tiêm
chủng, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có giấy chứng
nhận tham dự tập huấn về tiêm chủng do các cơ sở quy định tại Điều
30, Điều 31 Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng cấp.
Trƣờng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện của
hợp cơ
Thông tư này còn phải đáp ứng các quy định của pháp luật về khám
sở tiêm
bệnh, chữa bệnh.
chủng
có thể bố trí nhiều điểm tiêm chủng.
Cơ
sở
tiêm
chủng
cố định
Điều kiện đối với cơ sở xét nghiệm
Cơ
Xây dựng và thiết kế:
sở
Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
vật
Phòng xét nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu về giải pháp thiết kế kiến
chất
trúc và giải pháp kỹ thuật theo quy định tại mục 6, 7 của Quyết định số
35/2005/QĐ - BYT ngày 31/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành Tiêu chuẩn thiết kế khoa xét nghiệm bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn
ngành;
Đối với phòng xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm vi sinh vật có
nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người thì ngoài các quy định trên còn
phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ - CP ngày 30 tháng 8
năm 2010 của Chính phủ về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét
nghiệm;
Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm
sóc người bệnh.
Thiết
Có đủ thiết bị xét nghiệm, dụng cụ y tế để thực hiện được ít nhất 01
bị
trong 06 loại xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học, miễn dịch, giải phẫu
y
bệnh, di truyền y học.
tế
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm
Nhân phải đáp ứng các điều kiện như sau:
sự
Là bác sỹ, cử nhân sinh học, cử nhân hóa học, dược sỹ đại học hoặc kỹ
thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học) có chứng chỉ hành nghề.
Có thời gian làm việc xét nghiệm ít nhất là 54 tháng kể cả thời gian
học sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm kể từ ngày bắt đầu thực hiện
công việc xét nghiệm (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc
có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người
chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm;
b) Các đối tượng khác làm việc trong phòng xét nghiệm nếu có thực
hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ
được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được
phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên
môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
GIÁM SÁT PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG.
Tất cả đối tượng sau tiêm chủng phải được theo dõi tối thiểu 30 phút tại địa
điểm tiêm chủng, sau đó tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng để
phát hiện sớm những tai biến nặng sau tiêm chủng.
Tại cơ sở tiêm: khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau
tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải chỉ đạo thực hiện các nội dung
sau đây:
-
Dừng ngay buổi tiêm chủng
-
Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng;
trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người tai biến nặng sau tiêm chủng
đến bệnh viện gần nhất;
Ghi chép đầy đủ thông tin
Họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người được tiêm.
Ngày giờ tiêm chủng;
Loại vắc xin, tên vắc xin; số lô; hạn dùng; nhà sản xuất; đơn vị cung cấp vắc
xin; số đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu;
Ngày, giờ xuất hiện tai biến nặng sau tiêm chủng; các triệu chứng chính; kết
quả điều trị; kết luận nguyên nhân (nếu có);
Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin đã sử dụng trong buổi tiêm chủng; số
người đã được sử dụng theo loại vắc xin; tên vắc xin, số lô, hạn dùng của vắc xin,
tình trạng sức khỏe của những người đã được tiêm chủng;
Thống kê toàn bộ số lọ vắc xin, bơm kim tiêm đã sử dụng trong buổi tiêm
chủng.
HOẠT ĐỘNG TIÊM CHỦNG
Cơ sở tiêm chủng.
Trước khi tiêm vắc xin
Bố trí địa điểm tiêm chủng
- Có người chỉ dẫn hoặc có biển chỉ dẫn các bước cho đối tượng tiêm chủng.
- Vị trí đặt bàn tiêm chủng phải ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
- Bố trí điểm tiêm chủng/phòng tiêm chủng 1 chiều để tránh ùn tắc và nhầm lẫn.
Sắp xếp bàn tiêm chủng
- Sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác.
- Trên bàn tiêm chủng gồm có: Phích vắc xin, bơm kim tiêm, cưa lọ vắc xin,
khay đựng panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc.
- Hộp an toàn có thể đặt trên bàn hoặc phía dưới.
Chỉ định và tư vấn trước tiêm chủng
Bước 1: Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan
- Xác định tên, tuổi, địa chỉ: Nếu trẻ chưa có phiếu/sổ tiêm chủng, lập
phiếu/sổ tiêm chủng cho trẻ. Ghi tên tuổi địa chỉ vào sổ/phiếu tiêm chủng cá nhân.
- Hỏi tình hình sức khoẻ hiện tại
+ Có khỏe không ?
+ Có ăn (bú), uống, ngủ bình thường không ?
+ Có đang bị bệnh gì không ?
+ Có đang dùng thuốc hoặc điều trị gì không ?
+ Có vấn đề gì về sức khỏe khác đặc biệt không ?
- Hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng
+ Có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không ?
+ Có bị bệnh mãn tính gì không ?
+ Có tiền sử bệnh tật gì khác đặc biệt không ?
- Hỏi và kiểm tra phiếu/sổ tiêm chủng về tiền sử tiêm chủng trước đây
+ Kiểm tra loại vắc xin, số liều từng loại vắc xin, thời gian đã tiêm chủng
trước đây.
Hỏi các phản ứng sau tiêm ở những lần tiêm chủng trước đây: sốt cao, tím
tái, quấy khóc dai dẳng, khó thở, co giật, li bì, sưng đau lan rộng, các biểu hiện bất
thường khác,...? Nếu có thì phản ứng xảy ra sau tiêm loại vắc xin nào?
Hỏi tiền sử dị ứng/phản ứng nặng với vắc xin của bố mẹ, anh em ruột trong
gia đình.
Bước 2: Quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại
- Tinh thần: tỉnh táo, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh không ?
- Thể trạng, màu da, niêm mạc.
Có biểu hiện đang ốm không ? Nếu nghi ngờ ốm/ sốt, kiểm tra thân nhiệt
bằng nhiệt kế và khám thực thể tùy theo từng trường hợp cho phù hợp.
Bước 3: Chỉ định tiêm chủng
Chỉ định tiêm vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện đúng chỉ định
và chống chỉ định đối với từng loại vắc xin theo hướng dẫn.
Hoãn tiêm với các trường hợp sau:
+ Đang ốm.
+ Sốt.
+ Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Không tiêm (chống chỉ định) với các trường hợp sau:
+ Có tiền sử phản ứng mạnh với những lần tiêm trước.
Thuộc diện chống chỉ định theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất với
từng loại vắc xin.
- Giải thích về trường hợp hoãn tiêm hoặc chống chỉ định.
- Tiêm chủng nhiều loại vắc xin trong một buổi tiêm chủng:
+ Nếu trẻ cần tiêm nhiều loại vắc xin, có thể tiêm trong cùng
1 buổi tiêm chủng nhưng ở các vị trí khác nhau, không được
tiêm cùng một đùi hoặc tay.
+ Không bao giờ tiêm quá 1 liều của cùng 1 loại vắc xin
trong cùng 1 thời gian.
- Nếu khoảng thời gian giữa các liều bị chậm vượt quá khoảng
thời gian theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không cần
tiêm lại từ đầu.
- Nếu liều đầu tiên bị muộn hơn so với lịch tiêm chủng vẫn phải
duy trì đúng liều lượng và đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các
mũi tiêm theo lịch tiêm chủng.
Bước 4: Tư vấn tiêm chủng
- Thông báo các vắc xin khách hàng được tiêm chủng lần này để phòng bệnh
gì
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:
+ Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ (<38,5oC), đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ
tại vị trí tiêm...
Các phản ứng nặng như sốc phản vệ và một số các phản ứng nặng khác có
thể xảy ra tùy từng loại vắc xin. Các trường hợp này có thể qua khỏi nếu được theo
dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Hướng dẫn theo dõi, chăm sóc sau tiêm chủng:
+ Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những
phản ứng bất thường xảy ra.
+ Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 1 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau:
toàn trạng; tinh thần; ăn; uống; ngủ; thở; nhiệt độ; phát ban; phản ứng tại chỗ tiêm;
đại, tiểu tiện; các bất thường khác về sức khỏe,...Nếu trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ
và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
+ Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Cần đưa ngay người được tiêm tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất
khóc thét, tím tái, khó thở, li bì, mệt lả, các biểu hiện bất thường khác về sức
khỏe...hoặc phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
Nếu khách hàng không yên tâm về sức khỏe của mình sau khi tiêm chủng có
thể đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
Hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo.
Để thu hút sự quan tâm của khách hàng trung tâm công bố một số nguyên tắc
chung sử dụng vaccin, tạo sự khác biệt:
1.
Không tiêm lại từ đầu hoặc tiêm thêm do khoảng cách các liều bị kéo
dài. Nếu khoảng thời gian giữa các liều bị chậm vượt quá thời gian theo lịch tiêm
chủng thì tiêm mũi tiếp theo mà không tiêm lại từ đầu.
2.
Các vaccin sống giảm động lực tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.
3.
Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm có thể sớm tối đa 2 - 4 ngày, trừ vaccin
4.
Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc Corticoid mà thời gian dưới 2 tuần thì
dại.
vẫn tiêm được vaccin virus sống. Nếu sử dụng liều 2mg / kg / ngày hoặc 20mg /
ngày > 2 tuần thì phải ngưng thuốc
2 tuần mới sử dụng vaccin sống.
5.
Đối với trẻ em sinh từ 2002, muốn tiêm viêm gan B phải tìm hiểu kỹ đã
tiêm ở TYT chưa.
6.
Có nên xét nghiệm Hbs g ở trẻ em trước khi chủng ngừa không? Tùy
thuộc vào t lệ người mang Hbs g trên cộng đồng, nếu > 2
thì làm xét nghiệm
tầm soát. Theo văn bản 829/VS ngày 1/2/1996 của BYT thì đối với trẻ em < 15 tuổi
không cần xét nghiệm.
7.
Có cần xét nghiệm kiểm tra sau khi chủng ngừa viêm gan B không?
Không cần làm thường qui, chỉ cần làm cho các trường hợp: con bà mẹ có Hbs g
(+), người làm những nghề tiếp xúc với máu, bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc
chạy thận nhân tạo, vợ/chồng người nhiễm VG siêu vi B.
+ Làm cách lần tiêm cuối cùng 2 tháng.
+ Nếu con của bà mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B làm sau 15 tháng tuổi.
8.
Chủng ngừa viêm gan B lập lại ở người không đáp ứng: nên lập lại 3
mũi chích lần thứ hai, sau đó xét nghiệm trở lại để đánh giá đáp ứng. 25 – 50
người không đáp ứng ở 3 mũi đầu tiên s đáp ứng khi tiêm thêm 1 mũi, 50 – 75
đáp ứng sau tiêm thêm 3 mũi. Những người không đáp ứng sau 6 mũi tiêm, hiện
không có bằng chứng cho thấy việc tiêm thêm s có hiệu quả.
9.
Vấn đề tiêm nhắc viêm gan B: những người có hệ miễn dịch bình
thường đã đáp ứng với tiêm chủng 3 mũi s đạt được hiệu quả phòng bệnh lâu dài,
liều riêm nhắc là không cần thiết.
10. Chủng ngừa viêm gan B cho trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có Hbs g (+)
tiêm HbIg trong vòng 24h đầu sau sinh với liều 1 ml (200 UI) cho trẻ sơ sinh có tác
dụng tức thì nhưng chỉ tạm thời trong 30 ngày.
Nếu không có HbIg thì tiêm viên gan B sớm 24 giờ đầu theo lịch 0 - 1 - 6 có
tác dụng bảo vệ 94,8 .
11. Các vaccin sống như Sởi - Quai bị - Rubella nên tiêm ở trẻ
12 tháng
tuổi, vì < 12 tháng tuổi còn kháng thể của bà mẹ truyền sang trong thời kỳ mang
thai.
12. Giữa các loại vaccin có cùng bản chất kháng nguyên giống nhau thì có
thể chuyển đổi được như: VGB, VG , Sởi - Quai bị - Rubella.
13. Vấn đề chỉ định tiêm ngừa uốn ván ở các trường hợp ở súc vật cắn dựa
trên cơ sở vết thương để chỉ định.
14. Vaccin VGB trải qua 3 thế hệ:
+ Thế hệ 1st, 1982 nguồn gốc từ huyết tương.
+ Thế hệ 2nd, 1986 nguồn gốc từ nấm men, tái tổ hợp DNA.
+ Thế hệ 3rd, mới, nguồn gốc tái tổ hợp công nghệ mới.
Chỉ có vaccin cùng thế hệ mới chuyển đổi nhau.
15. Vaccin luôn bảo quản ở nhiệt độ 2-80C, một số vaccin tuyệt đối không
được để đông băng là: V T, S T, S R, VG , VGB, TWINRIX, INFARIX.
16. Các vaccin có pha dung môi sau khi pha chỉ sử dụng tối đa 8h, riêng sởi
chỉ 4h.
17. Nếu liều đầu tiên bị muộn hơn so với lịch tiêm chủng vẫn phải duy trì
đúng liều lượng và khoảng cách giữa các mũi tiêm.
18. Sau khi tiêm chủng phải theo dõi tình trạng sức khỏe người được tiêm
chủng tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng.
19. Dùng bông khô sạch ấn vào nơi tiêm một vài giây nếu nơi tiêm chảy
máu, không chà mạnh vào chổ vừa tiêm.
20. Khi dùng BKT tự khóa không kéo pít tông lại phía sau để kiểm tra xem
có máu không. Sau khi tiêm, bỏ nắp đậy kim vào hộp an toàn ngay không đậy lại
nắp kim.
BẢNG GIÁ TẠI TRUNG TÂM
STT
TÊN VẮC XIN
ĐƠN GIÁ
1
VAT
21.000
2
SAT (Pháp)
35.000
3
Verorab 0.5ml
180.000
4
SAR (Pháp)
464.000
5
Abhayrab
172.000
6
Hepavax-gen >
110.000
7
Hepavax-gen <
70.000
8
r-HB Vax >
75.000
9
Engerix B >
126.000
10
Engerix B <
81.000
11
Viêm não mô cầu A+C
153.000
12
Viêm não mô cầu B+C
176.000
13
Viêm não Nhật bản >
72.000
14
Viêm não Nhật bản <
43.000
15
Quimihib
217.000
16
Okavax
540.000.000
17
Twinrix
460.000
18
Cervarix
854.000
19
Gardasil
1.310.000
20
Avaxim 160
443.000
21
Avaxim 80
345.000
22
Infarix Hexa
697.000
23
Vaxigrip 0.25ml
166.000
24
Vaxigrip 0.5ml
212.000
25
Trimovac
150.000
26
Rotarix
777.000
27
Rotateq
557.000
28
Rotavin
322.000
PHỤ LỤC 2
PHỎNG VẤN, TƢ VẤN TRƢỚC XÉT NGHIỆM
ĐỐI VỚI XÉT NGHIỆM VIÊM GAN
Viêm gan là gì?
Viêm gan (Hepatitis) là tổn thương tại gan với sự có mặt của các tế
bào bị viêm trong mô gan. Tình trạng bệnh có thể là tự khỏi hoặc có thể phát triển
tới việc gây sẹo tại gan.Viêm gan cấp tính là khi bệnh chỉ kéo dài dưới 6 tháng,
còn viêm gan mãn tính là khi bệnh kéo dài hơn. Hầu hết các trường hợp tổn thương
gan trên thế giới là do một nhóm các virus, được gọi là các virus viêm gan, gây ra.
Viêm gan còn có thể là do chất độc (tiêu biểu là rượu), các nhiễm trùng khác, hoặc
từ quá trình tự miễn dịch (autoimmune). Bệnh có thể diễn biến chỉ với các triệu
chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng và người bệnh không cảm thấy ốm. Người
bệnh cảm thấy các triệu chứng khi bệnh làm ảnh hưởng đến các chức năng của gan,
trong đó có loại bỏ các chất độc hại, điều tiết thành phần máu, và tiết dịch mật hỗ
trợ tiêu hóa.
Một số điều cần biết về Viêm gan B
Hiện nay, mỗi năm trên thế giới có khoảng 600.000 người tử vong do hậu
quả của bệnh Viêm gan B. Tổ chức Y tế thế giới liệt Việt Nam vào danh sách
những nước có t lệ nhiễm virus viêm gan cao nhất, ước tính khoảng 8,6 triệu người
nhiễm Viêm gan B.
+ Viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan B là do nhiễm siêu vi viêm gan B ( Hepatitis B Virus viết tắt
là HBV) tấn công lá gan có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính.
HBV có trong máu của người bệnh, nước bọt,trong tinh dịch (semen) của
đàn ông, chất tiết âm đạo phụ nữ nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người lành.
Một số đường lây nhiễm quan trọng là:
- Mẹ truyền sang con
- Đường tình dục
- Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm HBV, tiếp xúc với dịch tiết của
bệnh nhân viêm gan B.
- Dùng chung bơm, kim tiêm có nhiễm virus viêm gan B.
- Một số nguyên nhân khác: Châm cứu, xăm mình, bấm lỗ tai được sử
dụng các vật dụng không được tiệt trùng có thể lây truyền HBV.
+ Phòng bệnh Viêm gan B hiệu quả
Để phòng tránh tối đa bệnh Viêm gan Virus B thì việc tiêm phòng HBV
-
là vô cùng quan trọng .Điều này s làm giảm tỉ lệ người nhiễm virus viêm gan B,
hạn chế viêm gan Virus B mạn tính, xơ gan, ung thư gan .
Người mẹ bị nhiễm HBV phải tiêm phòng Vacxin viêm gan B cho
-
trẻ trong vòng 12 giờ ngay sau khi sinh s giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ
mẹ sang con.
Những người bị nhiễm viêm gan Virus B không dùng chung các dụng cụ
-
cá nhân với người khác, lành mạnh trong sinh hoạt tình dục và dùng bao cao su an
toàn. Ngoài ra phải sử dụng các dụng cụ tiệt trùng khi khám và điều trị , để phòng
tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Lời khuyên của thầy thuốc
Điều trị HBV theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cần phải phát hiện HBV kịp thời, kiên trì điều trị và tuân thủ theo sự chỉ
định của bác sĩ nhằm: Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn
ngừa, làm chậm sự phát triển của bệnh viêm gan B sang giai đoạn xơ gan, ung thư
gan. Ðào thải tất cả, hoặc một phần lượng HBV trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
Thăm khám thường xuyên
Bệnh nhân nhiễm HBV cần được tiến hành kiếm tra sức khỏe đinh kì từ
-
3 đến 6 tháng/ lần để theo dõi bệnh và khống chế những biến chứng có thể gây ra
cho người bệnh.
Người nhiễm HBV mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi
-
thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu, AFP và siêu
âm gan.
Lối sống cho chế độ sinh hoạt của người viêm gan B
-
Chế độ ăn
Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp nhiễm HBV. Nên
hạn chế uống bia rượu và tăng cường các thực phẩm tốt cho gan. Khi bị xơ gan, Bác
sỹ khuyên nên giảm muối trong chế độ ăn.
-
Lối sống
+ Người nhiễm HBV không nên lo lắng, cần có lối sống lành mạnh,
luôn giữ tinh thần thoải mái, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
+ Sử dụng các dụng cụ tiệt trùng khi khám và điều trị, các dụng cụ cá
nhân không được dùng chung , khi quan hệ tình dục phải dùng bao cao su an toàn.
+ Những người thường xuyên tiếp xúc với người mang mầm bệnh (cha
mẹ, trẻ em, bạn tình, người chăm sóc) phải được tiêm vắc- xin phòng ngừa.
(Nguồn: />gclid=CJq90vmx7McCFVcVjgod-IoGNw)
Viêm gan A là gì?
Vi rút viêm gan
lây qua đường ăn uống, từ phân người bệnh đến người
lành. Nếu nhiễm vi rút viêm gan
, người bệnh có nguy cơ tiến triển viêm gan thể
cấp tính, biểu hiện của bệnh vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn
phải... Bệnh có thể lui và khỏi hoàn toàn, sau đó cơ thể người bệnh tạo ra kháng thể
có tác dụng chống lại lây nhiễm lần sau.
(Nguồn: />Theo BS.Nguyễn Quang Ngọc-Phòng Khám Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh:
Vi rút viêm gan
lây qua đường ăn uống, từ phân người bệnh đến người lành. Nếu
nhiễm vi rút viêm gan
, người bệnh có nguy cơ tiến triển viêm gan thể cấp tính,
biểu hiện của bệnh vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải...
Bệnh có thể lui và khỏi hoàn toàn, sau đó cơ thể người bệnh tạo ra kháng thể có tác
dụng chống lại lây nhiễm lần sau.
Phòng bệnh Viêm gan A
Hãy hỏi bác sỹ về việc tiêm ngừa viêm gan
. Việc tiêm chủng là an toàn
cho bất kỳ người nào trên 1 tuổi và có hiệu quả bảo vệ 20 năm.
Rửa tay với xà phòng và nước ấm trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh
và sau khi thay tã.
Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi ăn và tránh ăn thịt và cá sống
hoặc chưa chín.
Nếu tiếp xúc với người bị viêm gan
trong khi chưa bị nhiễm hoặc chưa
tiêm ngừa nên đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể tiêm thuốc để giúp bạn khỏi bệnh.
(nguồn: />Quy trình xét nghiệm Viêm gan
1: Khi khách hàng đến Trung tâm xin xét nghiệm s được hướng dẫn đến
phòng tư vấn.
2: Phỏng vấn về bản thân, gia đình, tiền sử bệnh
3: Viết giấy xét nghiệm tại phòng tư vấn (họ tên, tuổi, địa chỉ)
4: Nộp tiền tại phòng thu tiền.
5: Lấy máu tại phòng xét nghiệm.
6: Đưa ra thời gian thời gian trả kết quả
ĐỐI VỚI XÉT NGHIỆM HIV
Tƣ vấn trƣớc xét nghiệm
- Giúp đối tượng tư vấn bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư
vấn, trong đó cần nhấn mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ;
- Trao đổi với đối tượng tư vấn các mục tiêu của buổi tư vấn và nhấn mạnh
trọng tâm của buổi tư vấn là trao đổi về nguy cơ nhiễm HIV;
- Giới thiệu cho đối tượng tư vấn biết về các thủ tục tiến hành tư vấn xét
nghiệm tự nguyện.
- Giúp cho đối tượng tư vấn xác định và hiểu được các yếu tố nguy cơ dẫn
đến lây nhiễm HIV;
- Xác định hành vi nguy cơ, hoàn cảnh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.
- Phát hiện những khả năng, những khó khăn trong việc giảm nguy cơ nhiễm
HIV của đối tượng tư vấn;
- Xác định cùng với đối tượng tư vấn các phương án thực tiễn, phù hợp cho
việc giảm nguy cơ nhiễm HIV;
- Xây dựng kỹ năng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn,
tiêm chích an toàn giúp cho đối tượng tư vấn bảo vệ bản thân và những người khác
tránh lây nhiễm HIV.
- Hỗ trợ đối tượng tư vấn xây dựng một kế hoạch thực tế, khả thi và phù hợp
nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Giúp đối tượng tư vấn xác định các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện kế
hoạch giảm nguy cơ.
- Tìm hiểu việc chuẩn bị xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;
- Liệt kê các lợi ích khi biết tình trạng huyết thanh;
- Xác định sự sẵn sàng làm xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;
- Nếu đối tượng tư vấn đồng ý xét nghiệm HIV, giải thích để họ lựa chọn
hình thức xét nghiệm HIV vô danh hoặc ghi tên.
* Nếu chọn hình thức ghi tên thì kết quả xét nghiệm HIV phải được thông
báo và cung cấp cho đối tượng tư vấn bằng phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo
quy định.
* Nếu chọn hình thức vô danh thì kết quả xét nghiệm HIV chỉ được thông
báo trực tiếp cho đối tượng tư vấn và giúp đối tượng tư vấn biết tình trạng HIV của
mình (không trả kết quả xét nghiệm bằng phiếu hoặc thông báo qua điện thoại).
- Bảo đảm đối tượng tư vấn biết thời gian nhận kết quả xét nghiệm;
- Hướng dẫn cho đối tượng tư vấn các cách liên lạc với tư vấn viên;
- Giới thiệu chuyển tiếp;
- Giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích đối tượng tư vấn đến những dịch vụ
chuyển tiếp thích hợp;
- Hoàn thành phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn;
- Hướng dẫn đối tượng tư vấn sang phòng lấy máu.
PHỤ LỤC 3
TƢ VẤN SAU KHI CÓ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
ĐỐI VỚI VIÊM GAN
Viêm gam B: có hai trường hợp
- Trường hợp 1: người xét nghiệm có kết quả âm tính với vi rút Viêm gan
siêu vi B. Tùy điều kiện thời gian, tiền bạc mà khách hàng có tiêm ngừa hay không.
- Trường hợp 2: người xét nghiệm có kết quả dương tính với virus Viêm gan B
ĐỐI VỚI HIV
HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Human
immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome của tiếng
Anh) hay bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) là một bệnh của hệ miễn dịch,
gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Giai đoạn đầu khi vừa
nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một
thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi
bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh
nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u,
là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc
phải.
HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả
quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền máu
từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm, và từ mẹ sang con: trong khi
mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú. Một số chất dịch của
cơ thể như nước bọt và nước mắt không lây truyền HIV. Phòng chống lây nhiễm
HIV, chủ yếu thông qua các chương trình trao đổi kim tiêm và tình dục an toàn, là
một chiến dịch quan trọng để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này. Tuy bệnh
không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc
kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh
thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV
cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi
kiểm soát và trở nên kháng thuốc. Tuy điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm
giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng từ bệnh này, nhưng rất tốn kém và có thể
gây ra các tác dụng phụ.
Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại
dịch. Việc chủ quan đối với HIV càng làm tăng nguy cơ bị lây bệnh. Từ khi phát
hiện ra HIV vào năm 1981 cho đến năm 2006,
người. Khoảng 0,6
IDS đã giết chết hơn 25 triệu
dân số thế giới bị nhiễm HIV. Năm 2009, toàn thế giới có 1,8
triệu người mắc bệnh
IDS, giảm so với mức đỉnh là 2,1 triệu người trong năm
2004. Khoảng 260.000 trẻ em chết vì
xứng của số người tử vong do
IDS trong năm 2009. Một con số không cân
IDS ở vùng Châu Phi hạ Sahara đã làm chậm tăng
trưởng kinh tế và làm trầm trọng thêm gánh nặng của nghèo đói. Trong năm 2005,
ước tính ở châu Phi có khoảng 90 triệu người bị nhiễm HIV, kết quả là một ước
lượng tối thiểu s có 18 triệu trẻ mồ côi. Điều trị bằng thuốc kháng retrovirus có thể
làm giảm cả hai tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở người nhiễm HIV. Mặc dù thuốc kháng
retrovirus vẫn không có sẵn để dùng rộng rãi, nhưng việc mở rộng các chương trình
điều trị bằng thuốc kháng retrovirus từ năm 2004 đã làm giảm số lượng các ca tử
vong ở người mắc bệnh IDS và số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới. Cường
việc nhận thức và các biện pháp phòng ngừa đối với người dân, cũng như quá trình
diễn tiến tự nhiên của dịch bệnh, cũng đóng một vai trò quan trọng. Thế mà, ước
tính vẫn có khoảng 2,6 triệu người mới bị nhiễm HIV trong năm 2009.
Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị s tiến triển
sang giai đoạn
IDS. Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do
các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch. HIV tiến triển
sang IDS theo một t lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể
vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết s chuyển sang giai đoạn
IDS trong vòng
10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.
Điều trị bằng khángretrovirus ( RV) có thể kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm
HIV. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn
IDS với những triệu chứng đặc
trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh
nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005). Trong khi đó, nếu
không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân IDS thường s chết trong vòng
1 năm.
Tƣ vấn cho ngƣời có kết quả xét nghiệm HIV dƣơng tính
Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dƣơng tính:
- Tư vấn sâu để đối tượng hiểu rõ về kết quả xét nghiệm;
- Động viên họ và trao đổi về cách sống tích cực.
Xác định nguồn hỗ trợ:
- Xác định một người mà người được tư vấn có thể chia sẻ thông tin về kết
quả xét nghiệm và người s hỗ trợ cho người được tư vấn về sống chung với
HIV/AIDS.
- Xác định và giới thiệu cho người được tư vấn các dịch vụ chuyển tiếp cần
thiết.
Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng, ngƣời
chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:
- Giúp đối tượng tư vấn thông báo cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn
hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm về tình trạng nhiễm HIV của mình;
- Đưa ra một phương án giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc
bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm tới dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
Giải quyết các vấn đề liên quan đến giảm nguy cơ:
- Hỗ trợ đối tượng tư vấn cách giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang vợ, chồng,
người chuẩn bị kết hôn, bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm và người khác.
Tƣ vấn cho đối tƣợng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính
Bước 1: Thông báo kết quả xét nghiệm âm tính:
- Tư vấn sâu để đối tượng được tư vấn hiểu rõ về vấn đề xét nghiệm và ý
nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
- Nhấn mạnh việc đối tượng tư vấn cần phải giải quyết các vấn đề liên quan
tới việc giảm nguy cơ để duy trì tình trạng không nhiễm HIV.
Bước 2: Xem xét lại kế hoạch giảm nguy cơ:
- Đánh giá nỗ lực của người được tư vấn trong việc thực hiện kế hoạch giảm
nguy cơ;
- Xác định nguồn hỗ trợ và những trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch
giảm nguy cơ.
Bước 3: Xây dựng lại kế hoạch giảm nguy cơ:
Xây dựng kế hoạch mới hoặc sửa đổi lại kế hoạch cũ dựa trên những khó
khăn và thách thức và thành công của người được tư vấn.
Bước 4: Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng,
người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:
Khuyến khích đối tượng tư vấn trao đổi với vợ, chồng, người chuẩn bị kết
hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm về tình trạng HIV của mình và giới
thiệu họ tới dịch vụ tư vấn, xét nghiệm tự nguyện.
Tƣ vấn hỗ trợ trực tiếp
- Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của người được tư vấn;
- Tư vấn hỗ trợ đối tượng tư vấn và giới thiệu các dịch vụ y tế và hỗ trợ tâm
lý khác nếu cần.