1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHƯƠNG MINH NGUYỆT
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HUỐNG THƯỢNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Lớp
: 42 – KTNN - N01
Khoá học
: 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đặng Thị Bích Huệ
Thái Nguyên, năm 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân đây em xin bày
tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn
trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trong quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt em vô cùng biết ơn cô giáo ThS. Đặng Thị Bích Huệ - người
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
UBND xã Huống Thượng và bà con nhân dân trong xã, đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở.
Toàn thể các hộ trồng rau trên địa bàn nghiên cứu, đã giúp đỡ em trong
quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ,
giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành
đề tài tốt nghiệp của mình.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Phương Minh Nguyệt
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới................................................ 14
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây rau ở Trung Quốc ...... 15
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây rau ở Thái Lan ........... 16
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam ................................................ 18
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Huống thượng giai đoạn 2011 - 2013 28
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Huống Thượng giai đoạn
2011 - 2013 ............................................................................................. 30
Bảng 3.3: Kết quả một số chỉ tiêu của ngành nông nghiệp xã Huống Thượng
giai đoạn 2011 - 2013.............................................................................. 31
Bảng 3.4: Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh xã ............................................ 32
Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động xã Huống Thượng giai đoạn
2011 - 2013 ..................................................................................................... 33
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng cây rau trên địa bàn xã Huống
Thượng giai đoạn 2011 - 2013 ................................................................ 36
Bảng 3.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2013............................. 38
Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây rau chính của các hộ
điều tra ..................................................................................................... 40
Bảng 3.9: Công cụ chủ yếu dùng trong sản xuất rau ...................................... 41
Bảng 3.10: Số hộ vay vốn sản xuất ................................................................. 42
Bảng 3.11: Số hộ tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật.................................. 43
Bảng 3.12: Nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật ............................... 44
Bảng 3.13: Số năm trồng rau của các hộ điều tra ........................................... 45
Bảng 3.14: Chi phí đầu tư cho 1 sào bắp cải/hộ ............................................. 46
Bảng 3.15: Chi phí đầu tư cho 1 sào su hào/hộ .............................................. 47
Bảng 3.16: Chi phí đầu tư cho 1 sào cà chua/hộ ............................................. 48
Bảng 3.17: Hình thức tiêu thụ rau ở các hộ điều tra ....................................... 51
Bảng 3.18: Tình hình tiêu thụ một số loại rau trồng chính/sào ...................... 53
Bảng 3.19: Hiệu quả sản xuất của 1 số loại rau trồng chính/sào .................... 55
Bảng 3.20: So sánh hiệu quả kinh tế của cây bắp cải với cây lúa .................. 57
Bảng 3.21: So sánh hiệu quả kinh tế của cây su hào với cây lúa ................... 58
Bảng 3.22: So sánh hiệu quả kinh tế của cây cà chua với cây lúa .................. 59
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ rau của xã Huống Thượng .............................. 52
Hình 3.2: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận của cây bắp cải, su hào, cà chua và
lúa tính trên 1 sào ............................................................................................ 61
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Giải nghĩa
1
BVTV
Bảo vệ thực vật
2
BQ
Bình quân
3
CLĐ
Công lao động
4
CN, XD
Công nghiệp, xây dựng
5
CC
Cơ cấu
6
DN
Doanh nghiệp
7
DNNH
Doanh nghiệp nhà nước
8
ĐVT
Đơn vị tính
9
Đ
Đồng
10 FAO
Tổ chức nông lương liên hợp quốc
11 GO
Giá trị sản xuất
12 GTSX
Giá trị sản xuất
13 GS.TS
Giáo sư tiến sĩ
14 HTX
Hợp tác xã
15 IC
Chi phí trung gian
16 KHKT
Khoa học kỹ thuật
17 LĐ
Lao động
18 NK
Nhân khẩu
19 NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội
20 NHNN & PTNT
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
21 NXB
Nhà xuất bản
22 NLN
Nông lâm nghiệp
23 PGS.TS
Phó giáo sư tiến sĩ
24 SL
Số lượng
25 STT
Số thứ tự
26 TC
Tổng chi phí
27 Tpr
Lợi nhuận
28 TM - DV
Thương mại - dịch vụ
29 ThS
Thạc sĩ
30 TS
Tiến sĩ
31 TB
Trung bình
32 THCS
Trung học cơ sở
33 USD
Đô la mỹ
34 UBND
Ủy ban nhân dân
35 VA
Giá trị gia tăng
6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa trong học tập ................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................. 3
4. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm cơ bản và vai trò của cây rau. ................................................ 7
1.1.3. Giá trị cây rau trong đời sống kinh tế - xã hội ........................................ 8
1.1.4. Đặc điểm về sản xuất và thị trường tiêu thụ rau ................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới .................................... 13
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong nước ...................................... 17
Chương 2 .ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 23
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 24
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 24
2.4.4. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 25
7
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................... 25
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất và đầu tư............................ 25
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế: ............................ 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 27
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Huống Thượng ....................... 27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Huống Thượng ................................. 30
3.2. Tình hình chung của việc sản xuất và tiêu thụ rau ở xã Huống Thượng . 35
3.2.1.Tình hình sản xuất rau của xã Huống Thượng....................................... 35
3.2.2. Tình hình tiêu thụ rau của xã Huống Thượng ....................................... 36
3.3. Thực trạng chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau của các
hộ điều tra ........................................................................................................ 37
3.3.1. Tình hình cơ bản về nhóm hộ điều tra .................................................. 37
3.3.2. Tình hình sản xuất rau của các hộ điều tra............................................ 39
3.3.3. Tình hình tiêu thụ rau của các hộ điều tra ở xã Huống Thượng ........... 49
3.3.4. Hiệu quả kinh tế một số cây rau chính của các hộ điều tra năm 2013.. 54
3.3.5. Một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất và tiêu thụ cây
rau của xã Huống Thượng ............................................................................... 62
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT, TIÊU THỤ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO CÂY RAU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HUỐNG THƯỢNG, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH
THÁI NGUYÊN ............................................................................................. 64
4.1. Quan điểm - định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau cho xã
Huống Thượng................................................................................................ 64
4.2. Mục tiêu cho phát triển sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn
xã Huống Thượng .......................................................................................... 66
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ để nâng cao
hiệu quả kinh tế rau xã Huống Thượng .......................................................... 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của toàn ngành nông nghiệp, cây rau
đã từng bước được đầu tư sản xuất và dần khẳng định được vai trò trong cơ
cấu kinh tế của hộ nông nghiệp. Nhiều loại rau có giá trị cao phục vụ cho nhu
cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc sản xuất đã thu hút phần lớn
lực lượng lao động nông nhàn trong nông nghiệp, huy động sử dụng nguồn
vốn nhàn rỗi trong dân. Do vậy, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
rau nói riêng có một vị trí quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế
quốc dân và trong đời sống lao động của nhân dân nông nghiệp nông thôn.
Rau là loại cây thực phẩm trong tập đoàn cây nông nghiệp, được trồng
hàng năm và tận dụng ở nhiều nơi với nhiều địa hình khác nhau. Đây là loại
cây trồng mang lại một phần thu nhập khá cao cho người sản xuất, là nguồn
cung cấp các chất dinh dưỡng và nhiều vitamin không thể thay thế được cho
đời sống con người. Nó là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế
biến thực phẩm có giá trị kinh tế cao trong hàng hóa xuất khẩu. Nó đã và đang
khẳng định vai trò, vị trí kinh tế đối với các loại rau quả hàng hóa khác.
Ngày nay, với sự phát triển của nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại các
loại rau không chỉ đa dạng và phong phú về chủng loại sản phẩm rau mà giá
trị kinh tế và hiệu quả kinh tế của nó ngày càng tăng lên. Rau là nguồn thực
phẩm thiết yếu và cần thiết trong cuộc sống, có vai trò rất quan trọng cung
cấp chủ yếu nguồn rau xanh trong mọi thời điểm đáp ứng nhu cầu người dân.
Xã Huống Thượng - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên có truyền
thống trồng rau từ lâu đời. Một số loại rau chính được trồng nhiều trên địa bàn
xã như: bắp cải, su hào, cà chua. Ngoài ra còn có: khoai tây, súp lơ, cải làn,
bầu, bí, mướp, rau muống, rau ngót,… Các loại rau này phù hợp với điều kiện
đất đai cũng như khí hậu của xã. Người trồng rau thu hồi vốn được nhanh
chóng do cây trồng dễ chăm sóc, dễ thu hoạch và nhu cầu tiêu dùng các loại
rau tươi cao. Nghề trồng rau ở xã khá phát triển nhưng còn gặp nhiều khó
khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: việc sản xuất kinh
doanh còn thủ công, thị trường tiêu thụ còn bó hẹp chưa phát triển, người sản
xuất hầu như chưa quyết định được giá sản phẩm, việc sử dụng thuốc BVTV
2
chưa đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng
rau; sản phẩm rau chưa có thương hiệu gây khó khăn cho việc tiêu thụ và định
giá sản phẩm. Ngày nay yêu cầu về rau cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn và
yêu cầu đặt ra là làm thế nào để sản phẩm tốt hơn, xây dựng được thương hiệu
cho sản phẩm, có thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn và tăng thu nhập cho người
dân. Đây là tiền đề cho hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững và
phát triển nông thôn. Để đạt được những điều đó cần tìm hiểu về tình hình sản
xuất và tiêu thụ tại địa phương và đưa ra biện pháp cụ thể cho khu vực. Từ
thực tế trên, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình sản
xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn xã Huống Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh
Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại xã Huống Thượng huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn trong thời gian tới, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nội dung nghiên cứu.
- Tìm hiểu được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Huống Thượng.
- Tình hình sản xuất rau trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm rau trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất
rau nói chung và phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu nói riêng.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
+ Củng cố thêm kiến thức đã được học với thực tiễn trong quá trình đi
thực tập tại địa phương.
+ Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu tại địa phương.
+ Giải quyết được các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm rau.
3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Thông qua tìm hiểu, đánh giá tình hình phát triển sản xuất và hiệu quả
kinh tế, thị trường tiêu thụ tiềm năng sẽ tạo cơ sở khoa học giúp cho địa
phương vạch ra được chiến lược nhằm phát huy những tiềm năng thế mạnh và
khắc phục những hạn chế khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế, kết nối thị trường tiêu thụ cho thị trường sản xuất rau của xã
Huống Thượng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
4. Bố cục của đề tài
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất, tiêu thụ
nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây rau trên địa bàn xã Huống Thượng, huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Kết luận
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Đánh giá
Đánh giá là một hoạt động định kỳ hoặc đột xuất nhằm phân tích một
cách có hệ thống và khách quan, làm rõ sự tương quan giữa kết quả đạt được
trên thực tế so với mục tiêu đã đề ra. Một đánh giá cần cung cấp các thông tin
đáng tin cậy và hữu ích, cho phép ứng dụng các bài học kinh nghiệm vào quy
trình sản xuất.
Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích lại toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của dự
án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu đạt ra ban đầu [7].
1.1.1.2. Sản xuất
Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con
người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi
trong thương mại. Quyết định sản xuất tập trung vào những vấn đề chính sau:
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? giá thành sản xuất và làm thế nào để tối
ưu hoá việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm.
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau gọi là
các đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới, gọi là
đầu ra (hay sản phẩm). Nói ngắn gọn thì sản xuất là việc chuyển hóa các đầu
vào - yếu tố sản xuất thành đầu ra là hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm có thể là
hàng hóa cuối cùng hoặc sản phẩm trung gian [3].
1.1.1.3. Thị trường
Trong nền kinh tế hiện nay không thể coi thị trường chỉ là những chợ,
cửa hàng, siêu thị mặc dù những nơi đó diễn ra quá trình mua và bán. Cần
hiểu thị trường là nơi diễn ra các mối quan hệ kinh tế, là nơi chứa đựng tổng
số cung - cầu của hàng hóa.
* Một số quan điểm về thị trường
- Thị trường là nơi người mua và người bán mua và bán hàng hóa và
dịch vụ.
5
- Thị trường là nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ, hay nói cách khác,
thị trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm
thỏa mãn nhu cầu đó.
- Thị trường là một cơ chế phân bổ nguồn lực, quy định sản xuất và
phân phối sản phẩm, dich vụ thông qua hệ thống giá cạnh tranh.
- Thị trường là một thể chế kinh tế để thực hiện các giao dịch kinh tế [10].
- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động
mua và bán [3].
Thị trường theo nghĩa hẹp là tập hợp các thoả thuận, thông qua đó người
bán và người mua có thể tiếp cận nhau để mua bán hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường theo nghĩa rộng là sự biểu hiện quá trình mà nhờ đó các
quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau, các
quyết định của các hãng về việc sản xuất cái gì và như thế nào, các quyết định
của công nhân về việc làm gì cho ai được điều hoà bởi sự điều chỉnh giá.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình, trong đó người này tiếp xúc với
người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và thông qua đó họ cùng xác
định giá và số lượng trao đổi [14].
Định nghĩa nào thì cũng không thể tách rời khỏi quan điểm cốt lõi là:
thị trường bao gồm toàn bộ sự trao đổi hàng hóa, được diễn ra trong một thời
điểm và một không gian nhất định.
* Vai trò của thị trường trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Thị trường có vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu của người sản xuất
kinh doanh, vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa
nông nghiệp.
Đối với thương mại, dịch vụ nông nghiệp, thị trường đảm bảo quá trình
hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển
của doanh nghiệp. Thị trường là công cụ điều tiết của nhà nước đến hoạt động
thương mại và toàn nền kinh tế. Thị trường dự trữ hàng hóa phục vụ sản xuất
và tiêu dùng xã hội đảm bảo việc điều hòa cung cầu. Thị trường là một yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài, môi trường kinh tế xã hội. Thị trường
là cầu nối giữa doanh nghiệp thương mại với bên ngoài, đó là khách hàng, các
doanh nghiệp khác và ngành khác,… Thị trường phá vỡ ranh giới của nền sản
6
xuất tự nhiên, tự cấp, tự túc, phát triển các loại dịch vụ phục vụ sản xuất và
tiêu dùng [4].
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý
của nhà nước, thị trường nông sản phẩm có vai trò quan trọng là đối tượng, là
căn cứ quan trọng của việc xác định phương hướng sản xuất kinh doanh, là
căn cứ để lập kế hoạch sản xuất.
1.1.1.4. Tiêu thụ và kênh tiêu thụ
* Tiêu thụ
Theo nghĩa hẹp, quá trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán
giữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hoá.
Theo nghĩa rộng thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm
nhiều khâu từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu khách
hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến
bán hàng,… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình
chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền. Sản phẩm được
coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ
sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nhằm
thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá là sản phẩm sản xuất để bán và thu
lợi nhuận [20].
* Kênh tiêu thụ
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh tiêu thụ. Kênh tiêu
thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng. Một số người lại mô tả kênh tiêu thụ là các hình
thức liên kết lỏng lẻo của các công ty để cùng thực hiện mục đích thương mại.
Các định nghĩa trên xuất phát từ quan điểm khác nhau của người nghiên cứu.
Kênh tiêu thụ thực chất là một tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện bán sản
phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh tiêu thụ là hệ thống
các quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình
phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh
7
tiêu thụ là hệ thống mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá
trình mua và bán. Các kênh tiêu thụ tạo nên hệ thống thương mại phức tạp
trên thị trường.
Kênh tiêu thụ hoặc kênh phân phối là tập hợp những cá nhân hay
những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào
quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến
người tiêu dùng. Có thể nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện
các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua và tiêu dùng hàng hóa
của người sản xuất. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được
gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm giữa người sản xuất và
người tiêu dùng là trung gian thương mại, các thành viên này tham gia nhiều
kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau [4].
Tùy vào điều kiện cụ thể và các sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp, mỗi
người sản xuất sẽ có sự lựa chọn hình thức kênh tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp,
có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc kênh tiêu thụ hỗn hợp,…
1.1.2. Khái niệm cơ bản và vai trò của cây rau.
* Khái niệm về rau
Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và
bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống.
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khái niệm về “rau” chỉ có thể dựa trên
công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các
loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia
tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như
đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.
* Vai trò quan trọng của rau tươi trong dinh dưỡng
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung có thể chia rau
tươi thành nhiều nhóm: Nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, xà lách, rau
cần,...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu,...; nhóm cho quả như cà
chua, cà pháo, dưa chuột,...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,...
8
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy
lượng protein và lipit trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp
cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính
kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn
có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Rau còn là nguồn chất sắt
quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ.
Vậy rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày
của chúng ta và không thể thiếu được. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau
sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
1.1.3. Giá trị cây rau trong đời sống kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của rau
- Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình
quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người
tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh
dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp
chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv,... Trong rau xanh hàm lượng
nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon
rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá
trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm
tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng
sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá
năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu
ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70-312 calo/100g nhờ
các chất chứa năng lượng như protit, gluxit [8].
- Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền.
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP,
vv,... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 90-99%
nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100%
nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều
hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại
vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra
9
bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các
triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà,... do thiếu vitamin A; bệnh chảy
máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vitamin C; miệng lưỡi
lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu vitamin B
(chủ yếu là B1),... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm
việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành.
Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều
cần một lượng vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần
100 mg C trong đó 90% lấy từ rau quả [6].
- Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể.
Ngoài việc cung cấp vitamin, rau còn cung cấp một lượng chất khoáng
đáng kể như Ca, P, Fe,… Trong các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con
người thì can xi và sắt được chú ý hơn cả, can xi rất cần cho việc đảm bảo
chức năng xương và răng, sắt ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Các loại muối
khoáng cần thiết cho cấu tạo tế bào, các loại enzyme, muối khoáng còn là tác
nhân gây xúc tác và điều hòa các quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể con
người, chúng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra, khi tiêu hóa
thức ăn như thịt, ngũ cốc, đồng thời làm tăng khả năng đồng hóa protit.
Lượng gluxit và protein trong rau luôn bổ sung cho cơ thể một phần
năng lượng, tuy không nhiều nhưng protein chứa nhiều lizin và mỗi loại rau
lại có những tỷ lệ axit amin khác nhau nên khi ăn nhiều loại rau cùng một lúc,
sẽ có tác dụng tốt trong việc nâng cao giá trị sử dụng protein.
- Rau là nguồn cung cấp dinh dưỡng khác.
Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi
lượng, các xenllulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng
ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa
các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi,
hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau
ngày càng cao ở tất cả mọi người.
1.1.3.2. Giá trị kinh tế của rau
- Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược.
10
Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế
quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2011
đạt kỷ lục 630 triệu USD, tăng 35,5% so với năm 2010, lọt vào nhóm 5 quốc
gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt
Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay,
nấm,... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị
trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của
Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn
Quốc, Mỹ,... và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất
nhiều cả 3 dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau
muối,... trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm [18].
- Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm
Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu
dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột,... công nghệ đồ hộp (dưa
chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm,...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà
rốt, khoai tây, cà chua,...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà
rốt,...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm
hương liệu (hạt ngò, hạt mùi, ớt, tiêu,...) [2].
Rau chế biến là mặt hàng xuất khẩu rất quan trọng. Đồng thời cũng là
loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa. Cây rau có vị trí rất quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội, nên từ xa xưa người nông dân
Việt Nam đã có câu “nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”, có nghĩa
thứ nhất thả cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
- Rau là nguồn thức ăn cho gia súc.
Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu
lợn tiêu thụ 1 ngày 2-3 kg rau, trong đó có 50-60% loại rau dùng cho người:
rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình
9 kg rau xanh thì cho 1 đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau
thường chiếm 1/3-1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy
muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất
rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao hơn cây trồng khác.
11
Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất
cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí
hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cùng
trồng trên một mảnh đất.
- Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1
ha rau gấp 2-3 lần một ha lúa [2]. Hiệu quả sản xuất còn phụ thuộc vào trình
độ người sản xuất, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và chủng loại rau. Rau là
cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùng sinh
thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng được
nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam.
Mặt khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng
xen hay gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu
quả sử dụng đất. Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả
năng khai thác năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng
có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn.
1.1.3.3. Giá trị làm thuốc của rau
Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ
đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y
học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam,… Công
dụng của tỏi dùng để chữa bệnh huyết áo cao và bệnh thấp khớp. Ngoài ra còn
một số loại rau khác như lá su hào có thể làm thuốc dùng để thông bụng, giải
độc, tiêu viêm,… Cụ thể khi bị nhọt độc ta giã nát su hào đắp vào chỗ đau có
tác dụng rất tốt. Còn đối với bắp cải có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, ta
dùng nước ép bắp cải đều vào các tháng có tác dụng chống viêm loét và
chống ung thư rất tốt. Đối với cà chua là một phương thuốc làm đẹp khá hữu
hiệu, nó không chỉ giúp làn da mịn màng mà còn giúp giảm béo hiệu quả,…
1.1.3.4. Ý nghĩa về mặt xã hội
Vị trí cây rau trong đời sống xã hội ngày càng được coi trọng nên diện
tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển
12
sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề,
giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông
thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketing, chế biến và
vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong
nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến,… [1].
Nghề trồng rau phát triển giúp người nông dân có cơ hội được tiếp thu
khoa học kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất từ đó góp phần nâng cao dân trí,
thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vậy, rau không chỉ là cây trồng xóa đói giảm nghèo mà còn là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ cây rau người nông dân có thể làm
giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
1.1.4. Đặc điểm về sản xuất và thị trường tiêu thụ rau
1.1.4.1. Đặc điểm về sản xuất rau
Sản phẩm rau các loại (ở dạng tươi hoặc đã qua chế biến) ngày càng dữ
một vị trí quan trọng trong tiêu dùng của đại bộ phận dân cư, nhu cầu về rau
có xu hướng tăng lên và thị trường rau thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới
cho các nhà sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sản phẩm rau có những sản phẩm
đặc thù, đặt ra những đòi hỏi riêng trong sản xuất và chế biến.
Rau là cơ thể sống có quá trình phát sinh, phát triển riêng, là một trong
những mặt hàng dễ hỏng, dễ có hao hụt tổn thất (nhất là trong chế biến và vận
chuyển) sau khi thu hoạch và có giá trị kinh tế tương đối thấp, vì thế muốn
thu được hiệu quả kinh doanh cao, các nhà sản xuất và kinh doanh phải có chế
độ bảo quản tốt.
Rau tươi là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, chất lượng dễ thay đổi
dưới tác động của môi trường bên ngoài (nếu thời tiết nóng kích thích làm cho
rau nhanh hỏng hơn đặc biệt là các loại rau ăn lá nên chi phí bảo quản rau là
rất lớn).
Sản xuất rau mang tính thời vụ cao: mùa nào thì rau ấy và so với các
loại khác rau có chu kỳ sống tương đối ngắn nên khả năng quay vòng trong
sản xuất rau rất lớn. Tính thời vụ trong sản xuất rau thể hiện: mỗi loại rau
thích ứng với thời vụ và điều kiện phát triển riêng. Từ đó bố trí trồng xen
13
trồng gối các loại rau như thế nào để đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị
diện tích mà vẫn đảm bảo được tính thời vụ.
Sản xuất rau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính vùng cụ thể.
Điều đó thể hiện mỗi vùng có điều kiện khí hậu thời tiết rất khác nhau; điều
kiện thời tiết khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trên từng địa bàn
gắn rất chặt chẽ với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Mặt khác việc sản
xuất rau cũng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên.
Tóm lại để sản phẩm rau có thể đến tay người tiêu dùng thì việc sản
xuất và kinh doanh rau phải được hình thành trên cơ sở đồng bộ khép kín. Từ
kỹ thuật gieo trồng, trình độ thâm canh cao, tạo nguồn cung tập trung, đến
quy trình sử lý hợp lý sau thu hoạch, hệ thống bảo quản và vận tải thích hợp.
1.1.4.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ rau
Cung trên thị trường rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong
ngắn hạn, khi giá thị trường tăng hay giảm thì lượng cung cũng ít thay đổi do
đặc điểm của quá trình sản xuất rau: rau là đối tượng có yêu cầu phù hợp cao
về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu,…
Cầu về rau có những đặc điểm chung như cầu mọi hàng hóa là chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố như: dân số, thu nhập người tiêu dùng, giá cả,
phong tục, tập quán, thị hiếu,… Ngoài ra còn một số đặc điểm cơ bản khác:
Chịu ảnh hưởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc rất lớn
vào khẩu vị của mỗi người, đặc điểm này rất quan trọng trong việc nghiên cứu
xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực; Chất lượng và vệ sinh có tác động
rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ bởi mặt hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khỏe
và chế độ dinh dưỡng của người tiêu dùng; Có khả năng thay thế cao, khi giá
một mặt hàng rau nào tăng lên thì người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua
mặt hàng rau khác.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
1.2.1.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện
tích trồng rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân.
Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của
14
con người và nhu cầu sử dụng rau xanh của con người ngày càng tăng. Cây
rau được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới, tuỳ điều kiện về khí hậu, địa
hình và đất đai mà mỗi nước có một hoặc nhiều loại cây rau quả khác nhau.
Các nước vùng ôn đới, nhiệt đới và Á nhiệt đới: Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu
Á, Đông Nam Á trồng nhiều các loại cây rau như (dưa chuột, khoai tây, bắp
cải, cà chua,…). Các nước vùng ôn đới trồng nhiều các cây rau có khả năng
chịu lạnh (ớt, súp lơ, cà rốt, củ cải,…). Trong nhiều năm gần đây, tình hình
sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát triển cả về diện tích và sản lượng,
số liệu được FAO thống kê và được trình bày tại bảng 1.1:
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Năm
Loại rau
I. Diện tích (ha)
Khoai tây
Dưa chuột và dưa chuột ri
Bắp cải và các loại rau khác
Súp lơ và bông cải xanh
Cà rốt và củ cải
II. Năng suất (kg/ha)
Khoai tây
Dưa chuột và dưa chuột ri
Bắp cải và các loại rau khác
2010
2011
2012
18.697.870
2.014.716
2.258.783
1.157.113
1.142.791
19.215.249
2.061.789
2.365.622
1.198.185
1.183.183
19.202.082
2.109.651
2.391.747
1.204.257
1.195.996
17.834
31.057
28.909
19.474
31.199
29.384
18.998
30.874
29.311
Súp lơ và bông cải xanh
17.395
17.438
17.659
Cà rốt và củ cải
29.458
30.283
30.867
III. Sản lượng (tấn)
Khoai tây
333.473.412
374.198.535
364.808.768
Dưa chuột và dưa chuột ri
62.571.825
64.327.678
65.134.078
Bắp cải và các loại rau khác
65.300.717
69.513.476
70.104.972
Súp lơ và bông cải xanh
20.127.967
20.894.699
21.266.789
Cà rốt và củ cải
33.664.631
35.830.269
36.917.246
(Nguồn: Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO))
15
Diện tích, sản lượng trồng rau trên thế giới hiện đang tăng lên, chuyển
biến theo chiều hướng tích cực. Đó là do người dân đã có sự chuyển đổi cơ
cấu cây trồng hợp lý và đem lại lợi nhuận cao hơn.
Mỗi quốc gia lại có đặc điểm riêng phù hợp với từng loại rau và nhờ
vậy đã giúp người nông dân sản xuất tốt và phát huy hết lợi thế; nhờ đó mà
sản lượng rau đã đạt ở mức tốt nhất.
* Tình hình sản xuất rau ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có nhiều thế mạnh trong đó sản xuất rau cũng
là một ngành khá phát triển của đất nước. Với diện tích đất rộng và người dân
đông, do vậy việc sản xuất và tiêu thụ rau là hết sức quan trọng. Vì rau cung
cấp dinh dưỡng cho cơ thể, rau là nguồn sống của mỗi con người, chính bởi
vậy mà việc sản xuất rau là cần thiết. Tình hình sản xuất rau của Trung Quốc
được thể hiện qua bảng 1.2:
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây rau ở Trung Quốc
Năm
2010
2011
Loại rau
I. Diện tích (ha)
Khoai tây
5.207.564
5.426.433
Dưa chuột và dưa chuột ri
1.072.550
1.110.900
Bắp cải và các loại rau khác
926.399
958.746
Súp lơ và bông cải xanh
431.402
446.469
Cà rốt và củ cải
449.971
466.111
II. Năng suất (kg/ha)
Khoai tây
15.668
16.282
Dưa chuột và dưa chuột ri
42.619
42.626
Bắp cải và các loại rau khác
33.666
33.725
Súp lơ và bông cải xanh
20.196
20.214
Cà rốt và củ cải
34.807
34.797
III. Sản lượng (tấn)
Khoai tây
81.594.184
88.353.845
Dưa chuột và dưa chuột ri
45.711.326
47.357.788
Bắp cải và các loại rau khác
31.188.938
32.333.995
Súp lơ và bông cải xanh
8.712.842
9.025.278
Cà rốt và củ cải
15.662.178
16.219.573
(Nguồn: Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO))
2012
5.431.700
1.152.538
996.540
453.600
482.200
15.818
41.689
33.506
21.155
35.062
85.920.000
48.048.832
33.390.950
9.596.000
16.907.000
16
Trung Quốc là nước có diện tích rau lớn và đạt sản lượng cao. Diện tích
các loại rau tăng qua các năm. Điều đó thể hiện nhu cầu rau tươi cho cuộc sống
là rất cần thiết và ngày càng nhiều hơn. Năm 2010 diện tích khoai tây là
5.207.564 ha và đến năm 2012 là 5.431.700 ha. Như vậy diện tích tăng 224.136
ha, do đó tương ứng với tăng 4.325.816 tấn rau. Diện tích rau thấp nhất là súp lơ
và bông cải xanh. Qua 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 tăng 22.198 ha tương
ứng tăng 883.158 tấn rau. Như vậy qua những số liệu trên cũng đã phần nào thấy
được sản xuất rau của đất nước Trung quốc khá phát triển.
Bên cạnh đó, sự gia tăng về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau
cũng được Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công
nghệ tiên tiến ra đời và việc kiểm soát dư lượng hoá chất tồn đọng trong rau
ngày càng được thực hiện triệt để hơn.
* Tình hình sản xuất rau ở Thái Lan
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây rau ở Thái Lan
Năm
2010
2011
2012
Loại rau
I. Diện tích (ha)
Khoai tây
9.481
9.539
10.800
Dưa chuột và dưa chuột ri
23.449
24.522
25.000
Bắp cải và các loại rau khác
40.925
33.914
34.000
Súp lơ và bông cải xanh
3.235
3.216
3.200
II. Năng suất (kg/ha)
Khoai tây
14.008
15.294
15.000
Dưa chuột và dưa chuột ri
10.105
10.659
10.600
Bắp cải và các loại rau khác
13.436
14.467
14.852
Súp lơ và bông cải xanh
12.633
12.466
13.125
III. Sản lượng (tấn)
Khoai tây
132.818
145.898
150.000
Dưa chuột và dưa chuột ri
236.955
261.400
265.000
Bắp cải và các loại rau khác
549.877
490.660
505.000
Súp lơ và bông cải xanh
40.870
40.082
42.000
(Nguồn: Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO))
Thái Lan là một nước có diện tích trồng rau ở mức trung bình. Đối với
bắp cải và các loại rau khác chiếm diện tích lớn nhất, còn súp lơ và bông cải
17
xanh có diện tích ít nhất. Và qua bảng thống kê trên thì diện tích trồng bắp cải
và súp lơ giảm. Năm 2010 diện tích bắp cải đạt 40.925 ha đến năm 2012 còn
34.000 ha, do đó sản lượng cũng giảm 44.877 tấn. Về súp lơ diện tích giảm 35
ha, năng suất tăng do đó sản lượng lơ tăng 1.130 tấn. Còn đối với khoai tây và
dưa chuột thì diện tích tăng ở một khoảng tương đối, do đó sản lượng tăng
tương ứng với diện tích. Nhìn chung cây rau vẫn luôn là nguồn thực phẩm
không thể thiếu trong mỗi quốc gia, nó giúp duy trì sự sống và góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi đất nước.
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới
Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo Tổ chức nông lương liên hợp
quốc năm 2010 tăng bình quân 3,6%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản
lượng chỉ khoảng 2,8%, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ.
Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới
tăng 1,8% mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao
đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng
Công, Singapo khoảng 120.000 tấn mỗi năm. Một số nước có lượng rau xuất
khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tấn/năm); Italia, Hà Lan
mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/năm. Theo số liệu của FAO, đến
năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn và giá nhập khẩu
khoảng 703 USD/tấn, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng,
bởi vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới [19].
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trong nước
1.2.2.1. Tình hình sản xuất rau trong nước
Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời, ngay từ đời vua Hùng, người ta
đã phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong vườn gia đình. Với đặc điểm khí
hậu đa dạng, miền Bắc có đầy đủ bốn mùa xuân hạ thu đông, miền Nam chỉ
có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, các sản phẩm rau của Việt Nam rất đa
dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại
rau xứ lạnh như su hào, bắp cải, cà rốt,...
18
Những năm gần đây, nhiều loại rau ngoại du nhập vào Việt Nam cũng
đã được nhân giống, lai tạo, trồng thử và thích nghi được với điều kiện khí
hậu Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao như
rau bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt), cây gia vị wasabi (còn gọi là sa tế),...
Tình hình sản xuất một số loại rau những năm gần đây ở Việt Nam
được thể hiện cụ thể qua bảng 1.4:
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Năm
Loại rau
2010
2011
2012
I. Diện tích (ha)
Khoai tây
36.683
39.000
40.000
Bắp cải và các loại rau khác
47.151
43.591
45.000
Súp lơ và bông cải xanh
2.000
2.163
2.200
II. Năng suất (kg/ha)
Khoai tây
10.764
10.897
11.000
Bắp cải và các loại rau khác
17.078
17.775
17.444
Súp lơ và bông cải xanh
14.582
15.015
16.363
III. Sản lượng (tấn)
Khoai tây
394.862
425.000
440.000
Bắp cải và các loại rau khác
805.288
774.868
785.000
Súp lơ và bông cải xanh
29.164
32.479
36.000
(Nguồn: Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO))
Qua bảng trên thấy được diện tích, sản lượng rau khoai tây và súp lơ
tăng còn rau bắp cải giảm. Qua 3 năm trên thể hiện sản lượng khoai tây tăng
45.138 tấn rau, rau súp lơ tăng 6.836 tấn, đối với rau bắp cải và các loại rau
khác giảm 20.288 tấn. Tuy nhiên đánh giá chung về diện tích rau cả nước tăng
và năng suất là tương đối ổn định.
Bên cạnh đó việc sản xuất cây vụ đông ở các tỉnh phía Bắc năm 2013
tăng so với năm 2012, trong đó lạc đạt 492,6 nghìn tấn, tăng 5,2%; vừng đạt
33,2 nghìn tấn, tăng 9,9%; rau các loại đạt 14,6 triệu tấn, tăng 5,2%, chỉ có
đậu tương đạt 168,4 nghìn tấn, giảm 3% [17].