Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tiểu luận thực trạng lạm phát ở việt nam và nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.02 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN..................4

Tháng...........................................................................................................................4
Năm.............................................................................................................................4

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm về lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền
kinh tế. Nó không có nghĩa là giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ đồng thời phải tăng
lên theo cùng một tỷ lệ mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên, hay nền kinh tế có thể
trải qua lạm phát mặc dù giá cả của một số hàng hoá và dịch vụ giảm nhưng giá cả hàng
hoá và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
Trong một nền kinh tế lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền nội tệ.Tức là khi có lạm phát thì chúng ta sẽ phải chi ngày càng nhiều đồng nội
tệ hơn để mua một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Khi so sánh với nền kinh tế khác thì
lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với cá loại tiền tệ khác đây chính là
lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.
Cần chú ý rằng lạm phát không chỉ đơn thuần là sự tăng của mức giá mà đó phải là
sự gia tăng liên tục trong mức giá. Trường hợp chỉ có một cú sốc xuất hiện làm cho mức
giá tăng lên đột ngột rồi giảm trở lại mức ban đầu không lâu ngay sau đó, hiện tượng
tăng mức giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát. Nhưng trong thực tế thì một
cú sốc có thể ảnh hưởng kéo dài đối với một nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát.
1.2 Nguyên nhân gây lạm phát
1.2.1 Lạm phát do cầu kéo
1


Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt là khi sản lượng đã đạt
vượt qua mức tự nhiên. Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột ngột


trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Hoặc trong nhiều trường hợp lạm phát lại thường
bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong chương trình chi tiêu của Chính phủ, ngoài ra
nhu cầu xuất khẩu và lượng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạm phát.
1.2.2 Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng
khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất
cứng nhắc phía dưới( chỉ có thể tăng mà không giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là
mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
1.2.3 Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các
xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm , mức
giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
1.2.4 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành
kinh doanh không hiệu quả vì thế không thể không tăng tiền công cho người lao động
trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ
tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
1.2.5 Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy
động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến
tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.
1.2.6 Lạm phát do nhập khẩu
Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập
khẩu tăng ( do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước
cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đổi lên.
1.2.7 Lạm phát tiền tệ
2



Cung tiền tăng vì một lý do nào đó khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là
nguyên nhân gây ra lạm phát.

3


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN
2.1Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay
2.1.1 Giai đoạn 2000-2004
Bắt đầu từ năm 1999, nước ta phải đối mặt với thách thức: do lạm phát quá thấp
nên nền kinh tế tăng trưởng chậm. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã có
chủ trương kích cầu để kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2002 thì
nền kinh tế nước ta đã khởi sắc và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao.
Sang năm 2004, lạm phát lại đột ngột quay trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 9,5%,
là mức tăng giá cao nhất trong 9 năm qua, và cũng là năm đầu tiên kể từ năm 1999 tỷ lện
lạm phát đã vượt khỏi cái ngưỡng 5%/năm do Quốc hội đề ra. Tình hình biến động giá
được phản ánh qua số liệu sau:
Bảng 1: Biến động giá tiêu dùng qua các tháng của giai đoạn 2000-2004 (ĐVT: %)
Tháng

1

2

3

4

5


6

6

7

8

9

10

11

12

tháng
Năm

Cả
năm

đầu
năm

2000

0,4

1,6


-1,1

-0,7

-0,6

-0,5

-0,9

-0,6

-0,1

-0,1

0,1

0,9

0,1

-0,6

2001

0,3

0,4


-0,7

-0,5

-0,2

0,0

-0,7

-0,2

0,0

0,5

0,0

0,2

1,0

-0,8

2002

1,1

2,2


-0,8

0,0

0,3

0,1

2,9

-0,1

0,1

0,2

0,1

0,3

0,3

4,2

2003

0,9

2,2


-0,6

0,0

0,1

-0,3

2,1

-0,3

-0,1

0,1

-0,2

0,6

0,8

3,0

2004

1,1

3,0


0,8

0,5

0,9

-0,8

7,2

0,5

0,6

0,3

0,2

0,3

0,4

9,5

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, từ năm 2000, sau đợt tăng giá vào dịp tết thì giá
thường giảm từ tháng 3 đến tháng 7 và bắt đầu tăng từ tháng 9. Riêng năm 2004 thì giá
lại tăng mạnh liên tục vào 7 tháng đầu năm. Tình trạng đột biến của sự leo thang của giá
cả đã không theo quy luật như những năm trước và đã nằm ngoài dự kiến của các nhà
hoạch định chính sách, các nhà kinh tế và người dân.

4


Tuy nhiên, với chỉ số CPI năm 2004 là 9,5% thì sự đột biến này phần lớn là do giá
lương thực - thực phẩm. Riêng 9 tháng đầu năm 2004, giá lương thực tăng 12,5% và giá
thực phẩm tăng 16,8% đã tác động rất mạnh làm cho chỉ số CPI tăng cao.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở và nhỏ nên nó phụ thuộc rất lớn diễn biến
của lạm phát trên thị trường thế giới. Nhất là hiện nay chúng ta đang hội nhập với nền
kinh tế thế giới, tiềm lực kinh tế chưa vững mạnh nên sự biến động của giá cả trên thị
trường thế giới đều tác động tức thì đến thị trường trong nước.
Lạm phát ở nước ngoài lan truyền vào Việt Nam thông qua việc xuất khẩu - nhập
khẩu của Việt Nam. Theo thông tin của Bộ thương mại thì giá hàng xuất khẩu của Việt
Nam năm 2004 đã tăng trung bình 8% so với năm 2003. Dù gia tăng giá xuất khẩu làm
gia tăng giá thu mua hàng hoá trong nước và góp phần làm tăng mức giá chung trên thị
trường nội địa. Đặc trưng nhất là mặt hàng lương thực, việc xuất khẩu gạo năm 2004
tăng tới 590.000 tấn, trong khi gạo sản xuất chỉ tăng khoảng 47.000 tấn, tạo nên sự khan
hiếm về lương thực, gây ra áp lực tăng giá. Về phía nhập khẩu, giá của một số vật tư
quan trọng mà Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài: xăng dầu, phôi thép…dùng làm
phụ liệu cho các ngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể, chi phí sản xuất cao hơn nên
buộc các doanh nghiệp phải tính vào giá bán và do đó đẩy mặt bằng giá nội địa tăng lên
trên mức bình thường. Mặc dù Nhà nước ta đã có những chính sách bù lỗ cho các doanh
nghiệp nhập khẩu nhưng khoảng bù này quá lớn. Nên ngày 30/3/2005, Chính phủ quyết
định tăng giá xăng dầu trên thị trường nội địa. Xu hướng này còn sẽ đẩy giá cả của hàng
hoá trong nước tiếp tục gia tăng.
Thực tế giai đoạn đó ở Việt Nam mà bất cứ người dân nào cũng hiểu được rằng:
khi giá cả lương thưc - thực phẩm và các loại hàng hoá tiêu dùng thiết do yếu khác liên
tục tăng lên thì thu nhập thực tế của họ bị giảm xuống. Thu nhập thực tế giảm xuống có
nghĩa là sức mua của đồng nội tệ giảm xuống.
2.1.2 Giai đoạn 2005-2010
Lạm phát năm 2005 tiếp tục tăng cao ở mức 8,4% . Năm 2006 là 6,6% cũng là

mức khả quan nhất trong ba năm trở lại đấy. Lạm phát năm 2007 lên tới 12,6% . Tình
hình biến động CPI trong ba năm 2005-2007 như sau:
5


Bảng 2: Biến động giá tiêu dùng qua các tháng của giai đoạn 2005-2007 (ĐVT: %)
Tháng

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

1,1
3,1
3,7

4,3
4,8
5,2
5,6
6,0
6,8
7,0
7,6
8,4
8,4

1,2
2,1
2,8
3,0
3,6
4,0
4,4
4,8
5,1
5,4
6,0
6,6
6,6

1,0
2,1
3,2
3,4
4,3

5,7
6,2
6,8
7,3
8,2
9,4
12,6
12,6

Cả năm

Theo bảng trên ta thấy chỉ số CPI của cả ba năm đều tăng dần và tăng mạnh ở các
tháng cuối năm.
Tình hình lạm phát ở Viêt Nam trong giai đoạn 2008-2010 diễn biến khá phức
tạp. Để tìm hiểu rõ hơn diễn biến lạm phát trong giai đoạn này, ta tiến hành phân tích
từng năm 2008, 2009, 2010.

Biểu đồ 1: Diễn biến CPI trong giai đoạn 2008-2010
(tự minh họa dựa trên số liệu thu thập được từ website vneconomy.vn)
Năm 2008, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm là 22,97%. Trong hơn nửa đầu năm
2008, lạm phát là vấn đề số một của nền kinh tế Viêt nam. Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên
tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vào tháng 2 và tháng 5 (tăng 3,91 %).

6


Vào tháng 6/2008, giá hàng hóa trên thế giới bắt đầu giảm khiến tốc độ tăng lạm
phát đã giảm xuống mức dưới 2%/tháng (tháng 7-8/2008) và xấp xỉ 0%/tháng trong
tháng 9/2008.
Tháng 12/2008, chỉ số giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng 31,86%,

trong đó lương thực tăng 43,25%, thực phẩm tăng 26,53%, ăn uống ngoài gia đình tăng
33,62%. So với tháng 12/2007, chỉ số giá vàng tháng cuối năm nay đã tăng 6,83%, chỉ
số giá USD tăng 6,31%. Còn so với tháng 11/2008, đóng góp vào mức tăng âm của
tháng 12/2008 là do các nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng giảm tới 2,36%; nhóm
phương tiện đi lại, bưu điện giảm 6,77%.
Lạm phát năm 2009 là 6,52%. Không có những đột biến lớn, không bất thường về
quy luật, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 cho cảm giác khá trầm lắng. Nhưng
trong một năm nền kinh tế trầm, thăng phức tạp, CPI vẫn có sự đảo chiều tương ứng.
Tốc độ tăng CPI theo tháng đạt đỉnh 4 lần trong năm qua, ở các tháng 2, 6, 9 và
12, với các mức tăng 1,17%; 0,55%; 0,62% và 1,38%. Trong 8 tháng đầu tiên, diễn biến
chỉ số giá là biểu hiện của kìm nén, ít nhiều theo tính quy luật và cho cảm nhận an toàn.
Tuy nhiên trong 4 tháng còn lại, đường biểu diễn xóc nhẹ, báo hiệu những đột biến, để
rồi tăng dần và dựng ngược lên trong tháng tận cùng của năm, hiện thực hóa phần cảm
nhận lơ lửng đâu đó về nguy cơ tái lạm phát.
Trong tháng 1/2009 CPI lên nhẹ 0,32%. Nhưng sang tháng 2 CPI tăng, ở đỉnh cao
thứ nhất, CPI tăng 1,17%, trước khi đảo chiều giảm âm 0,17% trong tháng 3 ngay sau
đó.
Từ tháng 4 đến tháng 8 chỉ số giá hạ nhiệt chỉ còn tăng 0,24% trong tháng 8. Mức
chênh lệch trong giai đoạn này chỉ 0,31 điểm phần trăm và gần như không có đột biến
lớn. Bước sang tháng 9, đã xuất hiện những diễn biến “ngược dòng”. CPI đạt đỉnh ở
mức tăng 0,62% rồi tạm “nghỉ” ở mức tăng 0,37% của tháng 10 sau đó. Về tác động của
tăng giá trên thị trường thế giới, đến tháng 11/2009, giá gạo tăng 5% tấn xuất khẩu tăng
lên mức 451,31 USD/tấn. Năm 2009 khép lại với chỉ số giá chấp nhận được trong tất cả
các mức so sánh.

7


Lạm phát năm 2010 là 11,75%. Mức chênh lệch giữa tháng tăng đỉnh và đáy lên
đến hơn 1,5%. Hai điểm cao nhất đều được tạo thành từ mức tăng xấp xỉ 2% của tháng 2

và tháng 12, trong khi đáy kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ biến động quanh mức 0%,
xác định kỷ lục ngược với xu thể kể trên.
Các mức tăng CPI hai tháng đầu năm đều trên 1% và tiến gần 2%, nhưng khác
biệt trong năm này lại rơi vào tháng 3, khi chỉ số giá tiêu dùng không chịu xuống mạnh
như các năm trước.
Từ tháng 4 đến tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng rất thấp, về gần sát mức
0% (tháng 7 chỉ tăng 0,06% so với tháng 6).
Bốn tháng cuối năm, chỉ số CPI liên tục duy trì ở mức cao. Có tới 3 tháng đạt kỷ
lục về cao độ, cho thấy sức nóng của lạm phát đã ở gần.
Nhìn trong cả năm 2010, diễn biến CPI gần như song hành cùng những thay đổi
chính sách vĩ mô và can thiệp thì trường từ cơ quan chức năng. Những ngày năm mới
đang đến cũng đóng lại một năm lạm phát không đạt chỉ tiêu, nhưng còn neo lại những
đoán định về hướng điều chỉnh chính sách có thể xuất hiện trong đầu năm tới.
2.1.2 Giai đoạn 2011-2014
Giai đoạn 2011-2013 diễn biến của lạm phát theo xu hướng giảm dần. Lạm phát
năm 2011 trên 18% - lạm phát hàng quán quân thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, CPI
tháng 12/2011 so với tháng trước tăng 0,53%, so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Năm
2011 so với năm 2010 tăng 18,58%. Đây là mức thuộc hạng cao nhất châu Á. Nguyên
nhân của lạm phát được cho là bắt nguồn từ những bất ổn của chính sách tiền tệ. Đây là
nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô. Vì thế, Chính phủ đã có Nghị quyết
11 để kiềm chế, trong đó đặc biệt tập trung vào việc thắt chặt tín dụng và tài khoá. Năm
2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Đến tháng 6/2011,
Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng cuối cùng
CPI cả năm 2011 tăng 18,13%. Năm 2012, Chính phủ đặt mục tiêu đưa lạm phát về 9%.
Lạm phát năm 2012 tăng 6,81%. Chia sẻ rằng, Việt Nam đã hoàn thành tốt mục
tiêu kiềm chế lạm phát cả năm 2012 thấp hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 7% mà Quốc hội đề

8



ra, TS. Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết chỉ tiêu CPI cả năm nay
chỉ tăng 6,81% và tăng 9,21% so với bình quân 12 tháng năm 2011.
Tuy nhiên năm 2012 là năm ghi nhận nhiều biến động bất thường. CPI tăng không
quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2)
nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm
thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần
trong những tháng cuối năm.Chính vì thế, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay
có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực,
thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (lương thực tăng3,26%, thực phẩm tăng
8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ
số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (lương thực tăng 22,82%,
thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%). Riêng nhóm dịch vụ y tế
có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng
4,36% của năm 2011. Trong hai năm qua, chỉ số giá nhóm giáo dục vẫn duy trì mức
tăng cao (năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính
viễn thông vẫn duy trì mức giảm (năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%). Một
điểm bất thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm 2012, theo Tổng cục Thống
kê, là năm 2012, CPI không giảm vào sau Tết nguyên đán, mà lại giảm vào hai tháng
giữa năm (tháng 6 và tháng 7).
Lạm phát năm 2013 tăng thấp nhất 10 năm qua. Lạm phát cả năm là 6,3%. Năm
2013, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.
Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá
tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón,
giày dép tăng 0,57%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,49%; đồ uống và thuốc lá tăng
0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%;
thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ
còn lại có chỉ số giá giảm gồm: Giao thông giảm 0,23%; bưu chính viễn thông giảm
0,01%.

9



Năm 2014, CPI tháng một tăng 0,69% so với tháng trước, mức tăng khá thấp so
với mức tăng cùng kỳ của một số năm trước, nguyên nhân một mặt do nhiều địa phương
triển khai các chương trình bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên
Đán, mặt khác do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp. Như vậy, nếu so với tháng 12013, CPI tháng 1-2014 cả nước đã tăng hơn 6,77%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2
năm 2014 vừa được Tổng cục Thống kê công bố tăng 0,55% so với tháng trước và tăng
4,65% so với cùng tháng năm trước.
2.2 Các nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam
Trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát do yếu tố tiền tệ, theo tổng kết của IMF
thường xuất phát từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (CSTT): Sự thâm hụt ngân
sách kéo dài được bù đắp bằng việc in tiền, và/hoặc sự chi tiêu quá mức và thất thoát lớn
trong xây dựng cơ bản của chính phủ sẽ là nguyên nhân gây ra lạm phát, hoặc CSTT quá
nới lỏng, dẫn tới tăng cung tiền, tăng đầu tư tín dụng quá mức v.v… cũng là nguyên
nhân gây lạm phát. Do vậy, để kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu luôn đòi hỏi sự phối
hợp rất chặt chẽ trong điều hành CSTT và chính sách tài khóa. Xét trong giác độ điều
hành CSTT để kiểm soát lạm phát (lạm phát được coi là mục tiêu cuối cùng của CSTT),
tùy điều kiện kinh tế, mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, khả năng điều tiết tiền tệ
của Ngân hàng Trung ương (NHTW) mà NHTW các nước sử dụng các công cụ khác
nhau để kiểm soát lạm phát. Thực tế hiện nay cho thấy, đối với những nước phát triển, là
những nước có thị trường tiền tệ, thị trường vốn phát triển, đặc biệt là những nước theo
đuổi khuôn khổ CSTT hướng tới mục tiêu lạm phát
Trên cơ sở nghiên cứu về biến động của giá cả và lạm phát ở Việt Nam, chúng tôi
cho rằng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua là do những nguyên nhân sau:
2.2.1 Về phương pháp tính
Phương pháp tính chỉ số CPI của các nước khác với Việt Nam. Một là, các nước
thường loại trừ giá lương thực, dầu mỏ ra khi tính toán...; Hai là, giá đó là giá giao dịch
mua buôn, bán buôn trên thị trường hàng hóa của các nhà kinh doanh, còn giá bán lẻ cho

10



người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng thì vẫn ổn định; Ba là, các mặt hàng đó chiếm tỷ
trọng nhỏ trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ tính CPI.
2.2.2 Điều tiết vĩ mô kém
Một thực tế cần phải thừa nhận là điều tiết vĩ mô của chúng ta trước những biến
động bất thường cả từ trong và ngoài nước để nhằm bình ổn thị trường trong nước là còn
nhiều bất cập. Thí dụ, đến khi giá thuốc tân dược leo thang hàng ngày và được bán ở
mức rất cao, gây rối loạn thị trường thuốc chữa bệnh, lúc đó chúng ta mới nghĩ đến vấn
đề dự trữ quốc gia về thuốc tân dược.
2.2.3 Cung ứng tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Tổng phương tiện thanh toán, bao gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi tại ngân
hàng thương mại và tổ chức tín dụng (nội và ngoại tệ). Nhân tố này về nguyên lý là
thường tác động có độ trễ, tức là tổng phương tiện thanh toán tăng lên trong kỳ này, thì
ảnh hưởng của nó phát sinh ở kỳ sau, trong ngắn hạn là 6 tháng, trung và dài hạn thường
là từ 1 năm trở lên. Trong 14 năm qua, mức tăng tổng phương tiện thanh toán bình quân
23%-26%/năm, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và không thấy tác động rõ rệt về
lạm phát, cũng như giảm phát.
Để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên, sau đây chúng ta xem xét quan hệ giữa cung
tiền và lạm phát. Chúng ta xét tăng trưởng tín dụng và lạm phát trong khoảng thời gian
ngắn hơn:

11


Nguồn: IFM và VietstoctFinance
Biểu đồ cho chúng ta thấy giữa 3 yếu tố này có một sự tương quan khá chặt chẽ
nhưng thường có độ trễ nhất định. Lạm phát thường tăng hay giảm sau khi cung tiền
tăng giảm từ 3-5. Các kiểm định thống kê chúng tôi thực hiện cũng cho thấy lạm phát và
độ trễ tăng trưởng tín dụng 4-7 tháng có quan hệ khá chặt. Đây là một minh chứng cho

quan điểm cung tiền gây nên lạm phát cao ở Việt Nam.
2.2.4 Do cầu kéo
Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong phú. Do đó hầu như không
có tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới tăng giá một hay một số mặt
hàng nào đó. Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xẩy ra trên diện
rộng và kéo dài, đã làm giảm mạnh nguồn cung sản phẩm gia cầm, trong khi nhu cầu
thực phẩm tiếp tục tăng lên, làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến.
2.2.5 Do chi phí đẩy
Nhân tố này chủ yếu là do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu trên thị
trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu, phôi thép, nguyên liệu nhựa, phân
đạm Urê, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế..., làm cho giá bán lẻ trong nước

12


cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4
lần.
Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy đối với lạm phát của Việt Nam trong thời gian
qua. Với một nền kinh tế khá mở, kim ngạch nhập khẩu lên đến 90% GDP (2008), sự
biến động của giá cả trên thế giới tác động ngay đến giá cả trong nước. Năm 2007 và
nửa đầu năm 2008, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới biến động mạnh, đặc
biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu trong sản xuất công
nghiệp. Sự tăng giá của hầu hết các hàng hóa trong nước góp phần làm cho lạm phát ở
Việt Nam bùng phát. Tuy nhiên, nguyên nhân do chi phí tăng lên của hầu hết các hàng
hóa trên thế giới không thể giải thích hoàn toàn cho lạm phát ở Việt Nam. Quan sát bảng
sau chúng ta thấy cùng chịu một sự tăng giá như nhau nhưng hầu hết các hàng hóa trên
thế giới đều không chịu mức lạm phát cao như Việt Nam. Như vậy ngoài nguyên nhân
do sự tăng giá của các hàng hóa (lạm phát do chi phí đẩy) nguyên nhân rất quan trọng
gây nên bùng nổ lạm phát ở Việt Nam chính là lạm phát do nguyên nhân cung tiền.


(Chịu sự tăng giá của hàng hóa trên thế giới như nhau nhưng lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia khác)

2.2.6 Do tâm lý dân chúng
Khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang
leo thang hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004).

13



×