Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn lãnh đạo những phẩm chất của nhà lãnh đạo chủ tịch hồ chí minh và phương hướng hoàn thiện của người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.4 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO...........................................2
1.1.Quan điểm về lãnh đạo, nhà lãnh đạo...........................................................................................................2
1.1.1.Các quan điểm về lãnh đạo........................................................................................................................2
CHƯƠNG 2: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN CỦA NGƯỜI..............................................................................................................................................5
2.1. Tầm nhìn xa..............................................................................................................................................5
2.2. Khả năng dẫn dắt, quy tụ.........................................................................................................................6
2.3. Sự tự tin...................................................................................................................................................7
2.4. Tính nhất quán........................................................................................................................................7
2.5. Sự kiên trì................................................................................................................................................9
2.6. Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân.............................................................................................................10
2.8. Khả năng thích nghi...............................................................................................................................10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO – CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.........................13
3.1. Học tập suốt đời.....................................................................................................................................13
3.2. Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng...........................................................................................14
3.3. Luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...............................................................................................15

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA NHÀ
LÃNH ĐẠO
1.1.

Quan điểm về lãnh đạo, nhà lãnh đạo

1.1.1. Các quan điểm về lãnh đạo
Lãnh đạo là vạch đường đi và chỉ dẫn.
Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi tác động của chủ thể quản lý đến


đối tượng quản lý tạo viễn cảnh để tập hợp mọi người vào tổ chức.
Lãnh đạo là sự tác động mang tính nghệ thuật, một quá trình gây ảnh hưởng đến người
khác, sao cho họ tự nguyện, nhiệt tình, phấn đấu đạt được mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo là chỉ dẫn là động viên là đi trước để nhóm do mình phụ trách đạt được mục
tiêu để ra
Tóm lại, lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay
nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức
1.1.2. Nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả
năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng. Hiểu một cách
đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm
và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm
nhìn đó. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác
nhau về nhà lãnh đạo.
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc
của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác,
quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo
dựng ảnh hưởng.
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành
công của tổ chức họ trực thuộc.
Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng.
1.2. Các phẩm chất của nhà lãnh đạo
Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện
những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Thế nhưng, nhiều
người trong chúng ta thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho
rằng họ sinh ra là để làm người đứng đầu. Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư thế đĩnh
đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn
có thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
Tầm nhìn xa: Tầm nhìn là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi

người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực. Tạo ra tầm nhìn là

2


công việc chính của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức mình đi tới đâu,
phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức. Tầm nhìn thể hiện trên các khía cạnh về:
Cảm hứng: Khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và truyền được
cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện. Nếu tầm nhìn không được truyền đạt tới
mọi người và không được thực hiện thì tầm nhìn trở nên vô nghĩa. Vậy công việc thứ hai của
nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho mọi người. Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng
hơn một cá nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và
là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho
người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được
truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong
khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn một cách đơn
giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lôi cuốn, hấp dẫn nhất. Truyền cảm
hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những người đi theo mình. Khi thiếu động lực thì
ngay cả công việc vô cùng đơn giản cũng trở thành những chướng ngại vật. Nhưng khi có
động lực, chúng ta sẽ thấy một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và
những rắc rối chỉ còn là tạm thời. Và công việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để
cuốn hút mọi người.
Ảnh hưởng: Trong cuốn “Phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G. Maxwell nêu ra định
nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng.” Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không có ảnh
hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền lực của nhà lãnh đạo. Nói cách khác, tất cả các
công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực. Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị,
từ các mối quan hệ, từ bản thân mỗi cá nhân. Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực
này với nhau trong khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại

khác nhau. Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị để buộc
các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra. Quyền lực đó mang tính cưỡng chế, sử dụng
hình phạt để phát huy tác dụng. Còn trong công việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng
quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mình. Quyền lực đó
mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình.
Khả năng dẫn dắt, quy tụ: Bản thân nhà lãnh đạo phải gây dựng được niềm tin cho
bản thân mình. Mọi người theo họ là vì tin vào khả năng của họ trước khi tin vào tầm nhìn
của họ đưa ra. Để tạo được niềm tin cho mình, phẩm chất quan trọng nhất mà nhà lãnh đạo
cần phải có đó là khả năng dẫn dắt và quy tụ mọi người. Chỉ có như vậy, họ mới phát huy
được tính chủ động, sáng tạo của mọi thành viên một cách chủ động, tự nguyện. Thông qua
đó, đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức.
Sự tự tin: Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông
thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải
3


qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng
với sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh
nghiệm kia thì anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.
Tính nhất quán: Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường vững vàng
trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ,
ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải
trong việc phân xử các xung đột trong nội bộ của mình. Theo Peter Drucker, tác giả của nhiều
cuốn sách quản lý đã kết luận: “Yếu tố cần thiết cuối cùng để lãnh đạo hiệu quả là sự tín
nhiệm. Nếu không, sẽ không có người theo bạn. Tín nhiệm nghĩa là tin chắc nhà lãnh đạo đó
và những gì anh ta nói là một, chính là tin tưởng sự nhất quán trong con người anh ta”. Trong
cuộc khảo sát của một trung tâm nghiên cứu về lãnh đạo của Mỹ có tới 1.300 giám đốc cấp
cao cho rằng tính nhất quán là phẩm chất cần thiết nhất, 71% số người khảo sát coi đó là
phẩm chất quan trọng nhất giúp nâng cao tầm ảnh hưởng của một nhà quản trị. Một người có
tính nhất quán nghĩa là người ấy không bao giờ sống hai mặt, hay giả dối với chính mình

cũng như với người khác. Hành động của nhà lãnh đạo phải tương đồng, phù hợp với hệ
thống niềm tin, với mục tiêu mà mình theo đuổi và hướng mọi người thực hiện.
Sự kiên trì: Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối
đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng
đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi.
Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân: Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của
mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời
gian và công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và công việc của mình. Thậm chí,
sự bận rộn đó còn chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho bản thân và gia đình
bạn.
Khả năng thích nghi: Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng
ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải
biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những
kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn
phải thật sự yêu thích công việc của mình cùng với những công sức và sự nỗ lực không ngơi
nghỉ để có thể hội tụ được những phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự hỏi mình vì
sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng
dẫn của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để hoàn thành tốt vai trò của một người
lãnh đạo.

4


CHƯƠNG 2: NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO - CHỦ TỊCH HỒ CHÍ
MINH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA NGƯỜI
2.1. Tầm nhìn xa
Truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và sáng lập Đảng
Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào nước ta, hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam, khởi thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt-Cương lĩnh

đầu tiên của Đảng, xác định con đường của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn với
chủ nghĩa xã hội....Những công việc cách mạng vĩ đại đó cho thấy tầm nhìn xa, trông rộng của
Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng của đất nước, Nguyễn Ái Quốc không thành lập ngay đảng
cộng sản mà thành lập một tổ chức cách mạng theo khuynh hướng mác-xít để qua đó dần dần
đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào quần chúng lao động, đó là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên. Trong các tác phẩm, các bài báo, bài giảng của mình, Người đã kết hợp việc phổ biến lý
luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin với việc giới thiệu những phương hướng cơ bản của cách mạng
Việt Nam, vạch cho nhân dân ta con đường đi đến độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đường
Cách mệnh là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực
tiễn, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Việt Nam những
năm 20. Người tổ chức chuyển tài liệu, sách vở, báo chí về nước, gấp rút đào tạo cán bộ làm
nòng cốt cho phong trào cách mạng; tổ chức tuyên truyền, cổ động tư tưởng cứu nước trong
nhân dân; mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu để trang bị cho các học viên những
vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về những nguyên tắc hoạt động bí mật và kỹ năng
thực hành các công việc vận động quần chúng; chọn những học viên ưu tú kết nạp vào Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên và cử về nước gây dựng phong trào... Việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lê-nin đã thúc đẩy sự phát triển những tổ chức cộng sản, tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam sau này. Phong trào "vô sản hóa" đã góp phần đẩy nhanh quá trình giác
ngộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin của giai cấp công nhân. Phong trào đấu tranh của nhân dân lao
động được lãnh đạo, liên kết với nhau thành một làn sóng mạnh mẽ. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin
do Nguyễn Ái Quốc có công truyền bá, đã thật sự chiếm lĩnh được lòng tin của phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Năm 1930, việc hợp nhất thành công các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản
duy nhất là công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhất là đã vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn (qua Chánh cương, Sách lược), có hệ thống
tổ chức thống nhất, chặt chẽ, rộng khắp cả nước, là một bước ngoặt quyết định của lịch sử
cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc - người tìm ra con đường cứu nước, truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam; người tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam; người
5



rèn luyện, cán bộ, đảng viên theo chuẩn mực của đảng Mác - Lê-nin chân chính, trong sạch,
vững mạnh, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân.
Những quyết sách chiến lược trọng đại
Bằng nhạy cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy tình hình thế giới có
chuyển biến lớn, Người gấp rút trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Người
triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Tám (5-1941). Đây là Hội nghị hoàn chỉnh thêm một
bước sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được vạch ra từ Hội
nghị Trung ương Sáu (11-1939). Tại Hội nghị này, Nguyễn Ái Quốc đã xác định nhiệm vụ
dân tộc phải được đặt lên hàng đầu. Người khẳng định: Lúc này nếu quyền lợi của dân tộc
không đòi lại được thì quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được. Người chỉ đạo thành lập một mặt trận rộng rãi và có tên thích hợp hơn Mặt trận Thống
nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tập hợp lực lượng chống đế quốc. Mặt trận Việt Nam
độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) ra đời với Chương trình cứu nước do chính Hồ Chí
Minh dự thảo. Người chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa, tích cực
chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng khởi nghĩa giành chính quyền. Đón bắt kịp thời thời cơ, Người
và Đảng ta đã triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc Dân ngày 16 và 17-81945 thống nhất ý chí toàn dân, quyết định Tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi vĩ đại của
Cách mạng Tháng Tám 1945.
Nắm vững vị trí quan trọng của chính quyền cách mạng, với Tuyên ngôn độc lập,
Người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt, với việc tổ chức thành công
cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự ra đời Hiến pháp
1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập Nhà nước cách mạng- Nhà nước của dân, do dân, vì
dân. Suốt chặng đường sau đó, bằng tầm nhìn văn hóa sâu rộng, kinh nghiệm chính trị phong
phú và sáng tạo, Người đã lãnh đạo, tổ chức và xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, luôn phấn đấu vì độc lập tự do của dân tộc và
hạnh phúc của nhân dân.
2.2. Khả năng dẫn dắt, quy tụ
Đặc trưng cơ bản trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là: Đối với nhân dân, bạn bè,
đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở, chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân

cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy
không khí chan hòa, ấm cúng, thoải mái, không cảm thấy sự cách biệt giữa lãnh tụ và quần
chúng. Người luôn luôn thể hiện thái độ yêu thương, quý mến, trân trọng, khoan dung, khiêm
nhường, độ lượng với con người. Chính vì vậy mà sức cuốn hút, cảm hóa, cảm phục, ngưỡng
mộ và thôi thúc mọi người hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống và công tác. Cách
ứng xử không chỉ dừng lại ở tình thương yêu và sự quan tâm Người dành cho các đối tượng
trong giao tiếp, mà nó còn thể hiện thông qua sự nêu gương của Người.
6


Với phong cách ứng xử của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được các bậc yêu
nước lão thành, những trí thức lớn rời bỏ cuộc sống vinh hoa để phục vụ đất nước. Sau một
buổi tiếp xúc, Người đã mời và thuyết phục được cụ Huỳnh Thúc Kháng ra đảm nhiệm việc
nước; cụ Phan Kế Toại, nguyên Khâm sai Bắc Kỳ, làm Phó Thủ tướng. Mùa hè năm 1946,
trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Người đã thực hiện chuyến thăm
lịch sử tới nước Pháp nhằm hậu thuẫn cho Hội nghị Fontainebleau mưu cầu nền độc lập,
thống nhất bền vững cho Việt Nam. Trước lúc rời nước Pháp, Hồ Chủ tịch đã mời một số trí
thức tiêu biểu đến gặp, Người ôn tồn nói: “Bác sắp về nước. Các chú chuẩn bị để vài ngày
nữa chúng ta lên đường. Các chú đã sẵn sàng chưa?”, và một số trí thức người Việt đã thành
danh ở Pháp gồm Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân,… đã cảm phục và cùng
Người về nước. Giáo sư Đặng văn Ngữ, một tài năng mà người Pháp, người Nhật, người Mỹ
đều muốn sử dụng, song cảm phục và nghe theo tiếng gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm
1949 ông đã từ Nhật bản về nước tham gia kháng chiến.
2.3. Sự tự tin
Điện Biên Phủ - Vào những ngày này cách đây 60 năm, cuộc tấn công của quân ta vào
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã ở cuối đợt 2 (từ 30/3 đến 24/4/1954). Thung lũng Mường
Thanh rung chuyển dưới tầm hoả lực khủng khiếp của cả hai phía. Hệ thống phòng ngự của địch
tại hàng loạt cứ điểm: D1, D2, D3, C1, C2, E, A1... bị uy hiếp dữ dội...
Quân đội Việt Nam non trẻ đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc
quyết sinh”. Trong số những động lực góp phần làm nên nguồn sức mạnh tiềm tàng vĩ đại ấy,

phải kể đến sự động viên kịp thời và đúng lúc của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch; trong
đó, có một lá thư Bác gửi lên mặt trận từ khi chiến dịch chuẩn bị diễn ra.
Lá thư của Bác tuy rất ngắn, nhưng từng dòng từng chữ phơi phới niềm lạc quan tin
tưởng, “Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó
khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”, quả là Bác đã truyền niềm tin cho
chiến sỹ, tiếp thêm nguồn sức mạnh để “anh bộ đội Cụ Hồ” sẵn sàng xung trận lập công. Và
cuối cùng, trận Điện Biên Phủ kết thúc oanh liệt như chúng ta đã biết. Bên cạnh sự hy sinh
xương máu của biết bao cán bộ chiến sỹ, bên cạnh những thắng lợi về đường lối chính trị,
quân sự và ngoại giao của Trung ương Đảng; còn có những bức thư của Bác mà trong đó,
mỗi lời mỗi ý có sức mạnh như cả một binh đoàn.
2.4. Tính nhất quán
Tính nhất quán trong tư chất Hồ Chí Minh đặc biệt thể hiện rõ qua các quan điểm của
Người. Sau đây sẽ đi phân tích quan điểm về đạo đức của Hồ Chủ Tịch để thấy rõ tính nhất
quán trong tư duy của Người.

7


Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một người cộng sản mẫu mực, kiên định trên lập
trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt
Nam với chủ nghĩa quốc tế chân chính của giai cấp công nhân cách mạng.
Đó là đạo đức của người chiến sĩ suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời và sự
nghiệp của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân,
giải phóng xã hội và giải phóng con người. Do đó, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách
mạng, đạo đức hành động vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Khi trả lời một nhà báo nước ngoài về điều quan tâm lớn nhất của mình trên cương vị
người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nói: độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và
hạnh phúc cho đồng bào. Đó là tất cả những gì Người mong muốn và hiểu biết. Với Hồ Chí
Minh, đó chính là điều ham muốn, ham muốn tột bậc của mình, sao cho nước nhà được độc
lập, nhân dân có tự do, có cơm ăn, áo mặc, được học hành, được sống một cuộc sống hạnh

phúc. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội là con đường lớn lao của lịch sử mà thời
đại mới đã vạch ra, là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã nhận
thức được và dẫn dắt toàn dân tộc đi tới. Với hệ giá trị mục tiêu và phương thức thực hiện
mục tiêu đó, Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo cách mạng của thời
đại và sự phát triển của dân tộc Việt Nam hợp với trào lưu, xu thế của thế giới hiện đại.
Đạo đức cách mạng, đạo đức hành động Hồ Chí Minh là cả một hệ thống lý thuyết tư
tưởng phong phú và tinh tế, nổi bật các đức tính, chuẩn mực, các nguyên tắc ứng xử, lại được
diễn tả cô đọng hàm xúc trong hình thức tối thiểu của ngôn từ. Đó là "Cần, kiệm, liêm, chính"
- bốn đức tính để làm người mà thiếu một đức thì không thành người, có đủ cả bốn đức mới
là người hoàn toàn .
Đó là, nguyên tắc ứng xử chí công vô tư, là bản lĩnh biết quên mình, biết vượt qua
những vướng bận toan tính cá nhân để vì người chứ không vì mình, vị tha chứ không vị kỷ.
Bản lĩnh này là sức mạnh bền bỉ để đánh bại chủ nghĩa cá nhân, chiến thắng giặc nội xâm,
suốt đời tu dưỡng đạo đức cách mạng, coi phục vụ nhân dân là phục tùng một chân lý lớn
nhất, là lẽ sống cao thượng nhất. Trên phương diện đời sống cá nhân, trong quan niệm giữa
con người - chủ thể hoạt động với cá nhân chủ thể mang nhân cách, đây là cuộc hành trình tới
Tự do. Sự hoàn thiện đạo đức là một bản lĩnh văn hoá dẫn tới nhân cách của con người tự do
và làm chủ. Xưa nay, khó khăn lớn nhất vẫn là khó khăn tự vượt qua chính bản thân mình.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức gắn liền mật thiết với tư
tưởng về văn hoá chiếm một vị trí nổi bật, có giá trị bền vững với những đặc tính sáng tạo
độc đáo cần được cảm thụ để tự nhận mình và tự giáo dục mình theo gương sáng của Người.
Trên phương diện này (đạo đức), Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức học. Người không phải là
nhà đạo đức học hàn lâm, kinh viện mà là một nhà đạo đức học thực hành, thực hành một
cách biện chứng, sáng suốt, đầy chất trí tuệ và nhân văn. Lý thuyết đạo đức Hồ Chí Minh
8


chuyển vào thực tiễn đạo đức xã hội mà đời sống đạo đức của Người như một tấm gương
sáng tiêu biểu về đạo đức. Đó là một nét riêng, tính đặc thù riêng, in đậm dấu ấn, phong cách
riêng của Hồ Chí Minh.

Như thế, đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hệ thống nhất
nhưng không đồng nhất. Tư tưởng đạo đức là phần lý luận, là triết lý của Người. Ngoài bộ
phận cốt yếu ấy, thuộc về nhận thức, đạo đức Hồ Chí Minh còn là phương pháp giáo dục và
thực hành đạo đức mà Người đặc biệt chú trọng trong thực tiễn, trong lối sống, ứng xử, trong
quan hệ con người, trong các công việc thực tế để rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng.
Đạo đức Hồ Chí Minh còn có một phương diện, một cấp độ nữa, đó là đời sống đạo
đức của bản thân Người với tư cách là một con người bình thường giữa muôn người khác, dù
hết sức vĩ đại nhưng lúc nào và ở đâu, Người cũng chỉ coi mình là một con người bình
thường giữa muôn người khác.
Tổng hợp cả ba phương diện ấy, nhìn nhận từ ba chiều cạnh ấy, trong sự thống nhất tư
tưởng với phương pháp, lý luận với thực tiễn mới có thể nhận thức đầy đủ Đạo đức Hồ Chí
Minh
Muốn hiểu đúng tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức, thì không chỉ
dừng lại ở phân tích các văn phẩm, tác phẩm của Hồ Chí Minh, nhất là khi sự tinh tuý và
thâm thuý trong tư tưởng của Người lại không nằm ở trong lời văn, câu chữ mà vượt lên và
thoát ra khỏi những lời, những chữ Người nói, Người viết. Cùng với điều đó còn phải đặc
biệt chú trọng tìm hiểu nghiên cứu đời sống đạo đức của Người, hoạt động thực tiễn phong
phú, đa dạng của Người, sự phong phú của các mối quan hệ giữa Người với Dân, với Đảng,
với các địa phương, vùng, miền trong cả nước, với các bạn bè quốc tế, tình cảm yêu mến, sự
kính trọng và lòng ngưỡng mộ của nhân dân ta và nhân dân các dân tộc trên thế giới dành cho
Người. Chỉ như vậy chúng ta mới hiểu được đạo đức Hồ Chí Minh - một kiểu mẫu về sự nhất
quán giữa tư tưởng và hành động.
2.5. Sự kiên trì
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến một danh nhân văn hóa thế giới, một con người kiệt
xuất và đầy tài hoa. Ở Người vốn có tính kỷ luật rất cao. Người muốn làm gương cho đồng
bào, chiến sĩ noi theo. Ngay cả lúc bệnh tật tính kỷ luật đó vẫn không hề bị giảm đi chút nào.
Câu chuyện về Bác Hồ kiên trì chống lại tuổi già và bệnh tật càng khiến người đọc thêm yêu
quý và nể phục Người.
Năm 1967, Bác Hồ đã già và yếu đi nhiều. Nhưng ngày ba bữa, Bác vẫn tự mình từ

nhà sàn đi bộ đến nhà ăn. Một phần không muốn phiền anh em phục vụ, phần nữa Bác muốn
đặt ra cho mình một kỷ luật, buộc mình phải vận động, rèn luyện chống lại cái suy yếu của
9


tuổi già. Các đồng chí phục vụ Bác rất áy náy. Phần thương Bác vất vả, ngày nắng còn ngày
mưa; phần lo Bác già yếu, chẳng may vấp ngã, nếu có chuyện gì thì ảnh hưởng lớn đến công
việc của đất nước, của Đảng.
Ngày đó, con đường quanh ao cá chưa được tôn tạo như hiện nay. Sau những trận mưa
to, đường đi còn ngập nước. Nhưng đến giờ ăn, dù đang còn mưa Bác vẫn xắn quần quá đầu
gối, cầm ô, cùng đồng chí bảo vệ lội nước đi sang nhà ăn. Nhìn ống chân Bác gầy, nổi gân
xanh, anh em thương Bác trào nước mắt nhưng không sao thuyết phục được Bác cho phép
dọn cơm lên nhà sàn. Bác nói: Các chú muốn chỉ một người vất vả hay muốn cho nhiều
người cũng phải vất vả vì Bác?
Có hôm, buổi sớm Bác vừa thay quần áo xong, đến bữa, gặp trời mưa, Bác không
muốn các đồng chí phục vụ phải giặt nhiều, Bác cởi quần dài, gập lại, cắp nách, sang đến nơi
Bác mới mặc vào. Bác không muốn làm phiền ai. Đúng như tính cách của Bác rằng việc gì tự
làm được thì hãy tự làm lấy. Tuy vậy, các đồng chí phục vụ Bác vẫn cố gắng tìm mọi cách để
có thể thay đổi được tình hình ấy.
2.6. Sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân
Hồ Chí Minh đã suốt đời tận tụy hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do,
hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa - Người luôn tự cho mình là một
“người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra Mặt trận”, là “người đầy tớ trung thành của nhân
dân”.
Ngay từ năm 1946, khi trả lời các nhà báo, Người đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham
muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” – và Người đã
khẳng định với đồng bào cả nước: “Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ đeo đuổi một
mục đích là làm cho ích quốc, lợi dân” và “tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng
đồng bào chịu cực, chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn,

quyết cùng đồng bào tranh lại độc lập, thống nhất thực sự cho Tổ quốc, quyết cùng đồng bào
ra sức làm thế nào cho con cháu chúng ta bây giờ và muôn đời về sau sung sướng và tự do”.
Nhân dân Việt Nam vô cùng kính phục và yêu mến Hồ Chí Minh vì suốt cả đời mình,
Người đã đấu tranh không mệt mỏi để thực hiện những điều Người đã nói trên
2.8. Khả năng thích nghi
Quyết định đi về phía trời Tây là quyết định hoàn toàn mới mẻ, ngược với truyền
thống "xuất dương" của các thế hệ trước là Nhật, là Tầu, là Xiêm. Đây là sự dấn thân vào một
thế giới còn rất xa lạ với nhân dân ta, một thế giới mà văn hoá học thuật hoàn toàn khác với
các giá trị của Việt Nam ta nếu không muốn nói là đối lập và hoàn toàn chưa có sự giao lưu
10


nào cả. Ngày 05/6/1911, rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) rời xa Tổ quốc, với tên gọi Văn
Ba, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tầu buôn "Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin". Con
tầu chạy 13 hải lý một giờ xuyên sang Ấn Độ Dương, biển cả mênh mông - mỗi giờ càng đưa
anh xa dần Tổ quốc. Nhưng niềm hy vọng lớn lao nhen nhóm dần lên: anh xa Tổ quốc bao
nhiêu thì chính anh đang làm cho dân tộc mình nhích gần với thế giới bấy nhiêu... Tầu đi qua
một loạt các nước thuộc địa của Anh như Singapore, Cô-lôm-bô, Pô-xa-ít. Đến ngày
06/7/1911 đúng một tháng và một ngày, Nguyễn Tất Thành đến bến Đa-răng trong cảng Mácxây. Đất Pháp, lần đầu tiên anh đến, lạ lẫm và ngỡ ngàng. Nhưng với chủ định từ khi lên tầu
với niềm khát khao tìm hiểu : "đằng sau những từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái" ấy là gì?
Nguyễn Tất Thành đã có những nhận xét đầu tiên là: "Thì ra, người Pháp ở bên Pháp không
ác như thực dân Pháp ở Việt Nam. Thì ra, bên Pháp cũng có người nghèo như bên ta". Đến
Lơ Havrơ, Nguyễn Tất Thành có thể lên tầu trở về Việt Nam nếu anh muốn. Hoặc cũng có
thể ở lại đây tìm một công việc gì đó cho đỡ nặng nhọc vất vả và nguy hiểm như nghề thuỷ
thủ trên tầu. Nhưng không, anh chấp nhận khó khăn và nguy hiểm, anh chấp nhận con đường
"tự nguyện vô sản hoá để thực hiện mục đích cao cả của đời mình, đồng thời cũng là mục
đích chung của cả dân tộc là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Để được đi nhiều, nhìn thấy
nhiều, hiểu biết nhiều, Nguyễn Tất Thành lại xin làm thuỷ thủ cho một tầu chở hàng của hãng
Năm Sao chạy vòng quanh châu Phi. Từ Pháp tầu qua Địa Trung Hải, qua kênh Xuyên, Biển
Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương. Nguyễn Tất Thành qua hầu hết các thuộc địa của

Pháp ở Châu Phi, ở đâu anh cũng được chứng kiến cảnh nghèo khổ của nhân dân lao động, ở
đâu anh cũng rơi nước mắt trước những người nô lệ, bị đối xử quá bất công và tàn nhẫn. Theo
anh, chính những người da đen là những người bị bần cùng hoá triệt để nhất, họ bị đối xử như
những con vật! chứ không phải con người. Sau này khi viết về những cảnh đời đen bạc đó
anh đã bày tỏ: "Khi chép những đoạn này tôi run lên, mắt mờ lệ, nước mắt chảy xuống hoà
với mực. Tôi không thể nào viết được nữa. Ôi! nước Pháp đau khổ! Đông - Tây đau khổ!
Nhân loại đau khổ!". Con tầu đưa Nguyễn Tất Thành vượt Đại Tây Dương đến nước Mỹ, nơi
được mệnh danh là "thế giới tự do" nhưng trong mắt anh nó không phải thế, ngay phía sau
tượng thần Tự do, ở ngay lối vào cảng Niu-oóc là đầy rẫy những tội ác man rợ của CNĐQ
Mỹ. Ở Brúc-klin, ở khu ổ chuột Hác-len đầy rẫy những nghèo đói, những bất công và điều
anh không ngờ nhất là ngay trên đất Mỹ, chủ nghĩa đế quốc Mỹ đang phục hồi lại chế độ nô
lệ. Và anh đi đến kết luận: "Tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác". Rời Mỹ, Nguyễn
Tất Thành trở về Anh - một đế quốc rất "giàu có" về thuộc địa "mặt trời không bao giờ tắt
trên đế quốc Anh". Một nước công nghiệp phát triển hàng đầu trong thế giới tư bản. Nhưng
nước Anh cũng không phải là thiên đường cho tất cả mọi người. Nước Anh cũng không mặn
mà hào phóng gì với anh cả. Để sống anh phải làm đủ nghề: cào tuyết giữa mùa đông giá
lạnh, đổ than và xúc than dưới hầm tối, rồi làm thuê ở khách sạn Đray-tơn Cớơc, làm phụ bếp
ở khách nổi tiếng Các-tơn ở phố Hay-ma-két, dưới sự điều khiển của người đầu bếp Pháp tài
11


ba là ông E-xcôp-phi-e... Nước Anh, đằng sau những khu nhà trầm mặc uy nghi là một cuộc
sống vất vả và lam lũ của những người nghèo, những người công nhân và những thuộc địa từ
khắp thế giới. "Nước Anh không thiếu những người nghèo!" đó là điều Nguyễn Tất Thành
tâm sự thật thà với người đầu bếp đáng kính E-xcôp-phi-e... Vào tuổi 25 Nguyễn Tất Thành
đã trở thành người Việt nam đi xa nhất, đi nhiều nhất, tiếp nhận được những sự thật phong
phú nhất ở một thế giới đang chuyển động, đang chứa đựng những mầm mống của sự bùng
nổ. Từ những thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng: ở phương Đông hay ở
phương Tây ở đâu cũng có người nghèo, những người bị bóc lột và áp bức, nhưng những
người dân thuộc địa chính là những người bị bóc lột nặng nề nhất, họ bị ngược đãi nhất. Chủ

nghĩa tư bản dù ở Anh, ở Pháp, hay ở Mỹ cũng đều là bọn xâm lược và bọn áp bức thống trị,
tham lam và độc ác. Và Nguyễn Tất Thành đi đến một kết luận rất quan trọng là: Trên đời
này chỉ có 2 giống người, đó là những kẻ đi xâm lược và những người bị áp bức. Và cũng chỉ
có một thứ tình là tình hữu ái giai cấp mà thôi. Hàng ngày, ngoài những giờ làm việc vất vả,
Nguyễn Tất Thành vẫn giành thời gian để học tiếng Anh và tập diễn thuyết ngoài trời. Và rất
nhiều lần Anh lặng im trước tượng Kác-Mác với dòng chữ vàng bất hủ: "Các nhà triết học
mới chỉ giải thích thế giới bằng những cách khác nhau, điều quan trọng là phải biến đổi nó".
Với anh đúng là còn mới quá, lạ lẫm quá. Nhưng rõ ràng có một cái gì đó đang nhen nhóm,
đang bừng sáng lên trong trái tim và khối óc của con người Việt Nam trác tuyệt này.

12


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO – CHỦ
TỊCH HỒ CHÍ MINH
3.1. Học tập suốt đời
Tự học tập và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục. Theo Bác “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn
thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích đó thì phải: Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Quan niệm về học tập của Bác rất toàn diện: Học tập tri
thức đi đôi với rèn luyện đạo đức cách mạng; học tập nhằm hoàn thiện đạo làm người, nâng
cao trình độ và năng lực hoàn thành nhiệm vụ; học để phục vụ lợi ích của Đảng, nhân dân, Tổ
quốc và cả nhân loại.
Bác Hồ phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cho mình là giỏi nhất
thiên hạ. Năm 1957, Người nói với lớp lý luận chính trị khóa I trường Nguyễn Ái Quốc: “Cái
gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một
của học tập”(Sđd, tập 8, trang 499). Năm sau, trong bài đạo đức cách mạng đăng trên tạp chí
Học tập số 12, năm 1958, Bác viết: “Hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng
chí. Họ tự cho mình là cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần
chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng (Sđd, tập 9, trang 290).

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước (1911), Bác đã học lớp trung đẳng (lớp nhì) tại
Trường Quốc học Huế và lớp cao đẳng (lớp nhất) ở Trường Tiểu học Quy Nhơn với thầy
Phạm Ngọc Thọ. Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học
Phương Đông (1923), Đại học Quốc tế Lênin (1934), nghiên cứu sinh Viện nghiên cứu các
vấn đề thuộc địa (1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Châu Á. Nhưng
Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học là chính. Năm 1935, dự
Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý lịch của mình như sau: Trình
độ học vấn: tự học; ngoại ngữ: Pháp, Anh, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc.
Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa Phương Đông và văn hóa
Phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không
qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân.
Người học từ thực tiễn sinh động ở các sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học
từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế
giới.
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để
hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng,
không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với
13


tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO:
Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương
cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo.
3.2. Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều mà Người quan tâm trước hết ở người cán bộ
cách mạng là vấn đề đạo đức. Với những thanh niên Việt Nam yêu nước tại lớp Huấn luyện
chính trị Quảng Châu, khi giảng về Tư cách người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tự
mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút
nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại. Chịu khó. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu

danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. ít lòng ham muốn
về vật chất. Bí mật”. Theo Người, “Tự mình phải; Đối người phải; Làm việc phải” trong tác
phẩm “Đường Kách mệnh” là hệ tiêu chuẩn thuộc về tư cách đạo đức cách mạng mà người
cán bộ, đảng viên nhất định phải có. Những phẩm chất này là đòi hỏi nghiêm khắc đối với
người cán bộ cách mạng, giúp họ có sức hấp dẫn, quy tụ, lôi cuốn được quần chúng, nhằm
hoàn thành những nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ra đời, Đảng Cộng sản từ hoạt động bí mật đã trở thành Đảng cầm quyền. Tình hình mới và
những trọng trách mới đòi hỏi người cán bộ, đảng viên càng phải cố gắng phấn đấu vươn lên.
Tiên liệu được tình hình, và đặc biệt là để củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng còn non
trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn các cán bộ, đảng viên, phải làm việc theo nguyên tắc “Hết
sức nghe mệnh lệnh của Chính phủ”. Phải thật thận trọng, phải giữ gìn trước những cám dỗ
của quyền lực, trước những thói hư tật xấu của chế độ cũ, của lớp quan lại cũ và cũng phải
luôn tâm niệm rằng “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công
bộc của dân, nghĩa là để gánh vác công việc chung cho dân” nên “việc gì có lợi cho dân ta
phải hết sức làm, việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh... Phải yêu dân, kính dân thì dân
mới yêu ta, kính ta”.
Ở mỗi giai đoạn nhất định của tiến trình cách mạng, quan niệm về phẩm chất đạo đức,
tư cách của người cán bộ, đảng viên lại có những yêu cầu cụ thể. Song nhất quán và xuyên
suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì, đó phải là những con người dám xả thân cho cách
mạng, đi tiên phong trong phong trào quần chúng, phải biết “làm việc”, biết “sửa đổi lối làm
việc” và luôn luôn phải rèn luyện đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Như sông
có nguồn thì mới có nước, như cây phải có gốc, vì nếu không có gốc thì cây chết, người cán
bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, vì nếu không có đạo đức cách mạng, thì “dù tài
giỏi đến đâu cũng không thể lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng, theo Chủ tịch Hồ
Chí Minh là đạo đức hành động vì nhân dân, thể hiện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách
mạng vững vàng, tự tin và dám chịu trách nhiệm trước bất kỳ khó khăn nào. Người cán bộ,
14



đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, để
lòng mình hướng đến “chí công, vô tư”, để “khi đi thì dân tiếc, sắp đến thì dân mong”.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, rèn luyện người cán bộ, đảng viên có đủ đức và đủ tài,
vừa hồng và vừa chuyên. Thời chiến cũng như thời bình, nơi chiến trường hay tại hậu
phương, trong học tập, lao động, sản xuất hay khi chiến đấu, Người luôn quan tâm, động viên
và dìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư. Theo Người, chừng nào chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh
thường mắc như cậy quyền và cậy thế, kiêu ngạo và xa hoa, quan liêu và coi thường quần
chúng, tự kiêu và không muốn học tập, không thực hiện tốt phê bình và tự phê bình vẫn còn
hiện hữu, thì chừng đó cán bộ, đảng viên sẽ không thể hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân,
hoàn thành những trọng trách mà nhân dân tin tưởng giao phó.
3.3. Luôn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hóa của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tư
tưởng văn hóa phương Đông và phương Tây.
Về tư tưởng và văn hóa phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực
của Nho giáo về triết lý hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, thế
giới đại đồng; về một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia; đề cao văn hóa trung hiếu "dân vi quý,
xã tắc thứ chi, quân vi khinh". Người nói: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học
thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta
nên học"1. Người dẫn lời của V.I. Lênin: "Chỉ có những người cách mạng chân chính mới
thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại".
Về Phật giáo, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn;
coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện,… Về chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước
ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Về tư tưởng và văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu tiếp thu tư tưởng
văn hóa dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ.
Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng của các
nhà khai sáng: Vônte (Voltaire), Rútxô (Rousso), Môngtexkiơ (Moutesquieu). Đặc biệt,
Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và

dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Về tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ,
Người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên
ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ.

15


16



×