Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Biện pháp thi công cọc đất gia cố xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 27 trang )

MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN..............................................................................................................................................2
1.1. MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................2
1.2. NHỮNG TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG....................................................................................................................2
2.MỤC ĐÍCH .................................................................................................................................................2
3.VỊ TRÍ VÀ KHỐI LƯỢNG CỌC CDM....................................................................................................3
1.3. LOCATION / VỊ TRÍ .....................................................................................................................................3
1.4. KHỐI LƯỢNG / QUANTITY..........................................................................................................................3
4.TỔNG QUAN QUY TRÌNH THI CÔNG .................................................................................................4
5.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ......................................................................................................................................5
6.THIẾT BỊ THI CÔNG................................................................................................................................5
1.5. DANH SÁCH THIẾT BỊ..................................................................................................................................5
1.6. VẬN CHUYỂN THIẾT BỊ................................................................................................................................6
1.7. LẮP DỰNG THIẾT BỊ.....................................................................................................................................6
1.8. MẶT BẰNG BỐ TRÍ THIẾT BỊ VÀ HƯỚNG THI CÔNG...................................................................................8
7.CUNG ỨNG VẬT LIỆU............................................................................................................................11
1.9. CUNG ỨNG XI MĂNG..................................................................................................................................11
1.10. CUNG ỨNG NƯỚC.....................................................................................................................................11
8.QUY TRÌNH CẤP VỮA KHOAN............................................................................................................11
1.11. QUY TRÌNH...............................................................................................................................................11
1.12. SƠ ĐỒ CẤP VỮA KHOAN ĐẾN MÁY KHOAN.............................................................................................12
9.QUY TRÌNH KHOAN TẠO CỌC...........................................................................................................12
CHU TRÌNH THI CÔNG CỌC : ................................................................................................................15
10.QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG.....................................................................................................................16
1.13. QUẢN LÝ VẬT LIỆU..................................................................................................................................16
1.14. QUẢN LÝ QUY TRÌNH THI CÔNG.............................................................................................................17
11.ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỌC.........................................................................................................20
1.15. KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG........................................................................................................................20
1.16. KHOAN LÕI VÀ NÉN NỞ HÔNG................................................................................................................20
1.17. THÍ NGHIỆM XUYÊN ĐỘNG DCPT.........................................................................................................22
1.18. BẢNG KHỐI LƯỢNG THÍ NGHIỆM............................................................................................................24


12.AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.............................................................................24
1.19. AN TOÀN LAO ĐỘNG................................................................................................................................24
1.20. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.............................................................................................................................25
13.SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA..............................................................................................26
Page 1


1.

TỔNG QUAN

1.1. Mở đầu
Tên dự án: Dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau
Hạng mục: San lấp và xử lý nền nhà máy GPP Cà Mau
Địa điểm xây dựng: Khu B, KCN Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau
Chủ đầu tư: Tổng công ty khí Việt Nam
Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau
1.2. Những tiêu chuẩn áp dụng
- TCVN 9403:2012 - Ổn định đất nền – Phương pháp cọc xi măng đất;
- 22TCN 259-2000: Quy trình khảo sát địa chất;
- ASTM D2166 - Thí nghiệm cường độ chịu nén;
- CDIT, Japan, 2002: Phương pháp trộn sâu – nguyên tắc thiết kế và thi công;
- TCVN 6260:2009 – Xi măng pooc lăng hỗn hợp;
- TCVN 4316:2007 – Xi măng pooc lăng xỉ lò cao.
- TCXDVN 302-2004 – Tiêu chuẩn nghiệm thu nước trộn bê tông và vữa;
2.

MỤC ĐÍCH
Tài liệu này trình bày về biện pháp thi công bao gồm các công tác về chuẩn bị mặt
bằng, tổ chức công trường, bố trí thiết bị, quy trình thi công khoan cọc, quản lý chất

lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và các vấn đề liên quan trong công việc
thi công cọc Xi Măng Đất (CDM) tại Hạng mục san lấp và xử lý nền nhà máy GPP Cà
Mau thuộc Dự án nhà máy xử lý khí Cà Mau.

Page 2


3.

VỊ TRÍ VÀ KHỐI LƯỢNG CỌC CDM

1.3. Location / Vị trí

1.4. Khối lượng / Quantity
Stt

Khu vực

Chiều dài
(m)

Đường kính
(mm)

Khoảng cách
(m)

Số cọc

Tổng chiều dài

(m)

1

R1

18

800

1.50 x 1.50

994

17,892

2

R2

18

800

1.50 x 1.50

973

17,514


3

R3

18

800

1.50 x 1.50

2,079

37,422

4

R4

18

800

1.50 x 1.50

1,134

20,412

5


R5

18

800

1.50 x 1.50

441

7,938

6

R6

18

800

1.50 x 1.50

233

4,194

7

R7


18

800

1.50 x 1.50

233

4,194

6,087

109,566

Tổng

Page 3


4.

TỔNG QUAN QUY TRÌNH THI CÔNG
Thông thường một dự án thi công cọc CDM được thực hiện theo quy trình tổng quát
sau:
Equipment mobilization
Huy động thiết bị

Measuaring
cement / Định
lượng xi măng cần

dùng

Centrer column positioning and
marking / Định vị tim cọc và làm
dấu tim cọc

Construction of DSCM pile
Thi công cọc

During drill quality control /
Kiểm soát chất lượng trong quá


Set center of column / Định vị tim
lưỡi khoan ở vị trí tim cọc

Cement test / Kiểm
tra chất lượng xi
măng

Receiving cement /
Tiếp nhận xi măng



Measuaring water /
Định lượng nước
cần dùng

Mixing water

with cement /
Trộn xi măng
với nước thành
hỗn hợp vữa xi
măng

trình khoan:
Drill through the dry part / Khoan
phần cọc không có xi măng



Injecting slurry to improvement
part / Khoan và bơm vữa ở phần
cọc có xi măng



Remolding at the tip of column /
Khoan lên và xuống ở mũi cọc



Pull up rod from improvement
part / Ngừng bơm, khoan ngược
chiều đồng thời rút cần khoan lên



Pull up rod from dry part / Rút

cần khoan lên khỏi phần cọc
không có xi măng





Check density
of cement
slurry / Kiểm
tra trọng lượng





Completed Execution
Hoàn tất một chu trình tạo cọc
Xi măng đất

Supply of
cement slurry /
Vữa xi măng

Quaility control test & Monitoring
/ Kiểm tra chất lượng cọc sau khi
khoan xong:
 Core boring / Khoan lấy lõi cọc
 Unconfined compress test / Thí
nghiệm nén nở hông

 Check uniform of DSCM piles/
Kiểm tra tính đồng nhất
 Displacement monitoring
Quan trắc chuyển vị cọc

Page 4


Ghi chú:
 Chu trình từ  … … được thực hiện lặp lại cho cọc khác.
 Các thông số về độ sâu, lưu lượng vữa… của các bước từ  … … được đo lường và ghi nhận bằng thiết bị
điện tử tự động.

5.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Site Manager
Chỉ huy trưởng

Safety officer
Cán bộ an toàn

Material Manager
Quản lý vật tư

Drilling Team 6
Đội khoan 6

Drilling Team 1
Đội khoan 1


….

6.

QA/QC Manager
Quản lý chất lượng

On site Test Team
Đội thí nghiệm
hiện trường

Survey Team
Đội trắc đạc

Lab Test Team
Đội thí nghiệm
trong phòng

THIẾT BỊ THI CÔNG

1.5. Danh sách thiết bị
Theo khối lượng và các đặc điểm cọc CDM, sáu bộ máy khoan phù hợp và các thiết bị
liên quan như dưới đây sẽ được huy động cho dự án này:
Stt

Thiết bị

Mô tả


Số lượng

1

Máy khoan cơ sở

DH-408-95M

2

2

Máy khoan cơ sở

P&H5045

1

3

Máy khoan cơ sở

DJM 2070

1

4

Máy khoan cơ sở


DJM 2090

2

5

Mô tơ khoan

D-80KPx2

4

6

Mô tơ khoan

D-100KPx2

2

7

Máy trộn vữa xi măng

20m3/h

6
Page 5



Lắp dựng máy khoan
Kiểm tra

Hiệu chỉnh

Vận hành thử

Lắp dựng trạm trộn

8

Máy bơm vữa xi măng

SG-30

12

9

Silo chứa xi măng

30T – 45T

10

10

Bể chứa nước

10 - 15m3


6

11

Máy phát điện

220KVA

3

12

Máy phát điện

400KVA

4

13

Máy phát điện

500KVA

2

14

Xe đào bánh xích


Komatsu, Hitachi, Kobelco

5

15

Máy hàn

350A

4

Ghi chú: Danh sách trên có thể thay đổi để phù hợp hơn với các điều kiện thi công
thực tế tại thời điểm thi công.
1.6. Vận chuyển thiết bị
Máy khoan cơ sở và các thiết bị phụ trợ được vận chuyển từ bãi của nhà thầu thi công
cọc CDM đến công trường bằng xe tải chuyên dụng.
1.7. Lắp dựng thiết bị
Máy khoan và trạm trộn, các thiết bị phụ trợ sau khi được lắp dựng sẽ được kiểm tra,
hiệu chỉnh và vận hành thử trước khi tiến hành thi công đại trà.
Máy khoan cọc CDM được lắp dựng và kết nối với hệ thống trạm trộn cơ bản như sau:

Page 6


Sơ đồ bố trí thiết bị

Page 7



1.8. Mặt bằng bố trí thiết bị và hướng thi công

Page 8


Page 9


Page 10


7.

CUNG ỨNG VẬT LIỆU

1.9. Cung ứng xi măng
Xi măng được vận chuyển từ nhà máy / nhà kho xi măng bằng xe bồn đến trạm trộn ở
công trường. Tại trạm trộn, xi măng được bơm từ xe bồn vào lưu ở trong silo.
Mỗi trạm trộn có 01 đến 02 silo (sức chứa 30 đến 45 tấn một silo). Silo phải đảm bảo
hoạt động tốt và không được rò rỉ, không thấm nước.
1.10. Cung ứng nước
Nước sử dụng để trộn với xi măng là nước lấy từ nguồn giếng khoan.
Giếng khoan được bố trí với khoảng cách hợp lý với trạm trộn. Mỗi vị trí trạm trộn có
thể phải bố trí nhiều giếng khoan đủ để cung ứng cho thi công. Số lượng cụ thể sẽ căn
cứ vào thực tế khi bố trí và lắp đặt trạm trộn.
Nước từ giếng được bơm và lưu giữ ở trong Bể nước ở mỗi trạm trộn.
8.

QUY TRÌNH CẤP VỮA KHOAN


1.11. Quy trình
Xi măng và nước tại trạm trộn được trộn với nhau theo cấp phối thiết kế để tạo thành
vữa xi măng để cấp đến máy khoan.
Quy trình từ lúc cấp xi măng đến khi trộn thành vữa và cấp đến máy khoan như sau:
Nhà máy xi măng

Xi măng được lưu trong Silo

Kiểm tra số lượng, Chất lượng

Vữa khoan được tạo ở trạm trộn

Vừa khoan lưu ở trong máy trộn

Kiểm soát trọng lượng riêng

Bơm bởi bơm áp lực

Máy đo vận tốc bơm

Vữa khoan trộn với đất ở mũi khoan

Kiểm soát lưu lượng vữa khoan

Page 11


Loại xi măng và hàm lượng sử dụng sẽ được quyết định sau khi có kết quả thi công và
thí nghiệm cọc thử.

1.12. Sơ đồ cấp vữa khoan đến máy khoan
Vữa xi măng tại trạm trộn sẽ được bơm bằng bơm áp lực đến máy khoan theo vận tốc
thiết kế. Tại để từ mũi khoan nó sẽ được trộn với đất.

9.

QUY TRÌNH KHOAN TẠO CỌC
Bước 1: Định vị tim cọc
Trước khi khoan cọc, vị trí tim cọc cần thi công sẽ được định vị chính xác trên mặt
bằng theo thiết kế bằng máy toàn đạc điện tử. Vị trí này được làm dấu bằng đinh gắn
dây băng dễ dàng nhận thấy ở công trường.

Page 12


Định vị tim cọc
Bước 2: Lắp đặt và kiểm tra máy khoan
Thiết bị và máy thi công cọc ximăng đất được vận chuyển đến công trường và được
lắp dựng, sau đó vận hành thử để kiểm tra.

Lắp dựng thiết bị
Bước 3: Di chuyển máy đến tim cọc
Di chuyển máy khoan phun đến vị trí, đặt tim mũi khoan trùng với vị trí tim cọc; điều
chỉnh cân bằng máy, kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của cần khoan (độ nghiêng
của cọc).

Page 13


Di chuyển máy đến vị trí tim cọc

Bước 4: Khoan phun tạo cọc
1

Định vị tim cọc
trên mặt bằng

2

3

Khoan xuống
Tiếp tục khoan
nhưng không bơm xuống và bơm vữa
vữa khi chưa đến
trong suốt chiều
cao độ đỉnh cọc
dài thân cọc xi
măng đất
Bắt đầu bơm vữa
khi đến cao độ
đỉnh cọc

4

5

6

Tại cao độ mũi
Một cọc xi măng

cọc, mũi khoan đất đã hình thành
được trộn lên và
và nằm ở trong
xuống trong
lòng đất.
khoảng 0.5m-1m
Tại đây ngừng
bơm vữa, quay
ngược mũi khoan
và rút dần lên.
Page 14


Bước 6: Di chuyển máy sang vị trí thi công cọc mới
Cho phép thi công các cọc mới bên cạnh cọc vừa mới thi công xong, không yêu cầu
thời gian chờ.
CHU TRÌNH THI CÔNG CỌC :

 Di chuyển xe khoan vào vị trí cọc đã được định vị

 Khoan khan (không phun xi măng)
 Quá trình khoan xuống và phun xi măng
 Khoan nhồi (ở mũi cọc)
 Rút cần khoan lên (không phun xi măng)
Tốc độ quay khi khoan xuống

Nd = 16.0 ~ 48.0 vòng/phút

Tốc độ quay khi rút lên


Nu = 16.0 ~ 48.0 vòng/phút

 Tốc độ khoan xuống

Vd = 0.5 ~ 1.5 m/phút

 Tốc độ rút lên

Vu = 1.0 ~ 3.0 m/phút

Đây là chu trình thi công thông thường, chu trình có thể điều chỉnh cho phù hợp với
tình hình thực tế tại công trường.

Page 15


Trong quá trình thi công phải kiểm soát tốc độ khoan, tốc độ quay… sao cho luôn đảm
bảo số lần trộn/m (T) ≥ 350.
T = ƩM x {(Nd/Vd)+(Nu/Vu)} ≥ 350 lần/m
10. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.13. Quản lý vật liệu
(1) Xi măng
Vật liệu xi măng phải được lên kế hoạch để luôn luôn đảm bảo cung ứng đủ cho công
việc ở công trường và theo đúng tiến độ đã lập ra. Khối lượng khi vận chuyển hoặc tồn
chứa phải đảm bảo hợp lý.
Khối lượng xi măng trước khi bơm vào silo phải được kiểm soát sao cho tỷ lệ với thể
tích chứa của silo.
Xi măng cung ứng bởi nhà thầu thi côngcọc xi măng đất sẽ được ghi vào nhật ký và
báo cáo hàng ngày. Hàng tuần sẽ kiểm tra, tổng hợp để so sánh lượng xi măng đã tiếp
nhận với lượng xi măng đã sử dụng cho công tác thi công cọc xi măng đất.

Xi măng được lấy mẫu để kiểm tra chất lượng theo lô 500 tấn. Chất lượng xi măng
được thí nghiệm kiểm tra theo các tiêu chuẩn TCVN 6016-1995, TCVN 679-1989,
TCVN4316-2007.
Không được sử dụng xi măng vón cục, xi măng đã lưu kho trên 3 tháng. Các lô xi
măng đến công trường phải được thí nghiệm đầy đủ trước khi sử dụng.
(2) Nước
Nước được bơm đến trạm trộn trong ống PVC. Không sử dụng nước bẩn, nước thải vì
có thể làm giảm chất lượng cọc.
Nước được lấy mẫu để kiểm tra chất lượng một lần trước khi thi công đại trà phải đạt
yêu cầu tiêu chuẩn TCXDVN 302 -2004 theo các chỉ tiêu sau đây:
+ Nước không có váng dầu mỡ;
+ Lượng tạp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l;
+ Độ pH không nhỏ hơn 6.5 và không lớn hơn 12.5;
+ Lượng muối hòa tan ≤ 10 g/l;
+ Lượng SO4 ≤ 2.7g/l;
+ Lượng ion Cl- ≤ 3.5g/l;
+ Hàm lượng cặn không tan ≤ 0.3g/l;
Page 16


1.14. Quản lý quy trình thi công
Để đảm bảo chất lượng cọc, hai hệ thống sau phải được kiểm soát: Hệ thống khoan
cọc và Hệ thống cấp vữa xi măng. Trong mỗi hệ thống, các thông số chính sau phải
được kiểm soát và ghi nhận đầy đủ:
(1) Hệ thống khoan cọc


Lượng vữa phun




Vận tốc khoan xuống và vận tốc khoan lên



Vận tốc quay của cánh khoan



Chiều sâu khoan



Kiểm tra điều kiện mũi cọc CDM vào tấng đất cứng

(2) Hệ thống tạo vữa xi măng


Lưu lượng vữa cấp



Lượng xi măng, nước đã sử dụng theo mỗi lô



Lượng xi măng, nước đã sử dụng mỗi ngày

Bảng liệt kê chi tiết các đối tượng và các thông số / phương thức kiểm soát chất lượng:


Đối tượng
Thiết bị khoan

Các thông số / Phương thức kiểm soát
Kích thước cánh trộn (≥ 0.8m)
Hiệu chỉnh các thiết bị đo lường
Hiệu chỉnh thiết bị đo độ sâu
Hiệu chỉnh thiết bị đo vận tốc khoan lên, khoan xuống
Hiệu chỉnh thiết bị đo tốc độ quay của cánh trộn
Hiệu chỉnh áp lực phun vữa xi măng

Vị trí cọc

Khảo sát tọa độ tim cọc, cao độ
Đánh dấu các vị trí tim cọc

Độ thẳng đứng

Hiệu chỉnh độ thẳng đứng của cần khoan

Hàm lượng xi măng

Lượng xi măng đã sử dụng

Page 17


Đối tượng
Hình dạng cọc


Các thông số / Phương thức kiểm soát
Đường kính cọc
Cao độ đỉnh cọc
Chiều dài khoan có xi măng

Trộn

Vận tốc khoan xuống, khoan lên
Vận tốc quay của cách trộn
Số lần cắt đất của cánh trộn
Lưu lượng vữa phun

Chất lượng vật liệu

Chất lượng xi măng
Trọng lượng riêng của vữa xi măng

Chất lượng cọc

Thí nghiệm nén nở hông

Chu trình khoan

Hệ thống kiểm soát tự động

Đánh giá chất lượng cọc là rất quan trọng vì các hoạt động khoan và trộn không được
nhìn thấy trực tiếp. Chính vì thế, một hệ thống các cảm biến và ghi nhận lại các thông
số khoan được sử dụng để qua đó đánh giá chất lượng cọc.

Page 18



Các dữ liệu khoan như: Vận tốc quay, tốc độ khoan xuống, tốc độ khoan lên, lượng
vữa bơm... đều được kiểm soát thông qua thiết bị điều khiển trong phòng máy. Các dữ
liệu này được ghi nhận, lưu giữ và in được ra phiếu khoan.

Phiếu khoan mẫu
1

2

3

4

5

6

7

8

9
1 Thời gian
2 Độ sâu (m)
3 Tốc độ khoan (m/phút)
4 Cường độ dòng điện (A)
5 Tốc độ quay (vòng/phút)
6 Tốc độ phun vữa mũi khoan 1 (L/phút)

7 Tốc độ phun vữa mũi khoan 2 (L/phút)
8 Lượng vữa phun mũi khoan 1 (L)
9 Lượng vữa phun mũi khoan 2 (L)

Page 19


Tổng lượng vữa phun mũi khoan 2 (L)
Tổng lượng vữa phun mũi khoan 1 (L)

Ghi chú: Các cột số 2,3,6,7,8,9 phải được thể hiện trong phiếu khoan. Nếu motor
khoan có số vòng quay cố định thì không cần thể hiện trong phiếu, nếu số vòng quay
thay đổi thì phải thể hiện thêm cột số 5. Các cột số 1 & 4 có thể có hoặc không.
11. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỌC
Cọc sau khi khoan xong sẽ được kiểm tra hiện trường và đánh giá chất lượng (cường
độ chịu nén của cọc) thông qua công tác khoan lấy lõi và thí nghiệm nén tĩnh nở hông
trong phòng.
1.15. Kiểm tra hiện trường
Cọc CDM sẽ được kiểm tra tại hiện trường theo các tiêu chí đánh giá sau:

Tiêu chí kiểm tra

Sai số cho phép

Tần suất kiểm tra

Cao độ đỉnh trụ

±10 cm


100 % cọc

Đo bằng máy toàn đạc

Chiều dài trụ

±10 cm

100 % cọc

Đo đo bằng bộ đo độ sâu

1%

100 % cọc

Đo theo bộ cảm biến độ
thẳng đứng

100 % cọc

Đo bằng thiết bị định
lượng tự động của máy.
Theo dõi lượng xi măng
tiêu thụ.

Toàn bộ diện tích xử
lý nền

Đo, đếm tại hiện trường

bằng thủ công.

Độ nghiêng trụ
Lượng xi măng
phun vào thân trụ
Mật độ cọc trên
100m2

±5 %/m
Đủ số lượng cọc
theo thiết kế

Phương pháp kiểm tra

1.16. Khoan lõi và nén nở hông
Khi cọc xi măng đất 28 ngày tuổi, tiến hành khoan lấy mẫu để đánh giá chất lượng và
độ đồng nhất của trụ. Vị trí khoan tại tâm trụ đất xi măng, vị trí lấy mẫu thí nghiệm tại
các độ sâu 3.0m, 7.0m, 11.0m, 15.0m và 18m tính từ đỉnh trụ.
Trong quá trình khoan phải mô tả chi tiết mẫu khoan, thống kê chiều dài các mẫu, xếp
lần lượt theo chiều sâu và chụp ảnh toàn bộ mẫu.
Số lượng trụ đất xi măng khoan lấy mẫu kiểm tra là 35 trụ (xấp xỉ 0.5% tổng số lượng
trụ). Vị trí các trụ khoan kiểm tra sẽ được giám sát Chủ đầu tư lựa chọn ngẫu nhiên
trên tổng số trụ thi công đại trà.
Page 20


Việc khoan lấy lõi của cọc xi măng đất được thực hiện bằng các thiết bị khoan xoay có
độ ổn định cao để tránh rung lắc làm gãy mẫu và phải dùng mũi nòng đôi để lấy mẫu.
Vị trí lấy mẫu được thực hiện trên toàn chiều sâu cọc ximăng đất. Chiều dài của mẫu
trong ống cho phép từ 800-1000mm để có thể cắt thành 3 viên mẫu/1 ống đựng mẫu,

mỗi viên có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng hai lần đường kính (tối thiểu là bằng đường
kính, tối đa là bằng hai lần đường kính).
Đường kính ngoài và trong của mũi khoan nòng đôi, đường kính lỗ khoan và đường
kính mẫu tương ứng như sau:
Đường kính ngoài của mũi khoan (tương ứng đường kính lỗ khoan) (mm) = 110
Đường kính trong của mũi khoan (tương ứng đường kính mẫu) (mm) = 73

Máy khoan lõi cọc

Ống lấy lõi cọc

Mẫu lõi cọc

Thời điểm bắt đầu khoan lấy lõi cọc ximăng đất phụ thuộc vào quá trình thi công trộn
cọc. Để công việc khoan lấy lõi cọc ximăng đất phù hợp ngày tuổi thí nghiệm 14 ngày
Page 21


thì ngày bắt đầu tiến hành khoan lấy lõi nên sau 10 ngày kể từ ngày bắt đầu khoan cọc.
Để công việc khoan lấy lõi cọc ximăng đất phù hợp ngày tuổi thí nghiệm 28 ngày thì
ngày bắt đầu tiến hành khoan lấy lõi nên sau 18 ngày kể từ ngày bắt đầu khoan cọc.
Mẫu sau khi khoan lên sẽ được bảo quản kín để tránh mất nước bằng ống chứa mẫu
được bịt kín. Tiếp theo, mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm và tiến hành cắt gọt
mẫu. Mẫu sau khi cắt gọt sẽ được kí hiệu, bọc bảo quản trong màng nhựa kín, dưỡng
hộ trong tủ cho đến ngày thí nghiệm nén (tương ứng với 14 hoặc 28 ngày tuổi).
Việc đánh giá chất lượng của tổ mẫu thử nén không hạn chế nở hông được căn cứ theo
“Chỉ dẫn thiết kế và thi công cột đất ximăng trộn sâu” của Nhật Bản JIS A 1216. Theo
đó: Kết quả thí nghiệm nén của mỗi mẫu không được nhỏ hơn 85% cường độ nén thiết
kế và Kết quả cường độ nén trung bình của 3 mẫu không nhỏ hơn cường độ nén thiết
kế.

1.17. Thí nghiệm xuyên động DCPT
Khi cọc xi măng đất 28 ngày tuổi, tiến hành thí nghiệm xuyên động DCPT để đánh giá
chất lượng và độ đồng nhất của cọc. Công tác thí nghiệm xuyên động được thực hiện
tại vị trí tâm cọc và trong toàn bộ chiều dài cọc.
Tính liên tục và độ đồng nhất của cọc đất ximăng sẽ được kiểm tra bằng thí nghiệm
xuyên động Dynamic Cone Penetration Test theo tiêu chuẩn Anh – BS 1377/DIN 4094
Part 3. Phương pháp này được đề nghị thay thế thí nghiệm xuyên cánh theo TCVN
9403:2012 vì thí nghiệm xuyên cánh chỉ được dùng cho các trụ sâu không quá 8m,
cường độ không quá 0.3MPa. Muốn xuống độ sâu 18m và cường độ lớn hơn 0.3MPa
thì cần khoan dẫn hướng, điều này dẫn đến công tác thí nghiệm sẽ phức tạp và gia tăng
nhiều chi phí.
Thiết bị xuyên bán tự động DCPT có khối lượng quả rơi 50kg và chiều cao rơi của quả
nặng là 50cm. Quả nặng rơi đập vào đầu cần xuyên bằng thép, mỗi đoạn cần xuyên dài
100cm. Cần xuyên đầu tiên có gắn mũi xuyên hình côn góc 600 có diện tích 9.95cm2.

Page 22


Thí nghiệm xuyên động tiêu chuẩn

Mối quan hệ giữa Số búa và Cường độ nén nở hông được sử dụng từ kết quả của giai
đoạn Thi công và thí nghiệm cọc thử.
Quá trình thí nghiệm xuyên động có thể tóm tắt như sau:
(1) Lắp dựng thiết bị tại công trường.
(2) Lắp đầu côn vào cần xuyên thứ nhất, cần xuyên này được lắp vào máy.
(3) Bắt đầu quá trình xuyên bằng cách mở máy để quả nặng rơi đập vào đầu cần
xuyên, quá trình này được lặp đi lặp lại do thiết bị tự động nâng quả nặng lên sau
mỗi lần quả nặng đập vào cần xuyên.
(4) Quan sát và ghi nhận số lần quả nặng đập vào cần xuyên mỗi khi cần xuyên đi
được 10cm. Tính chuyển đổi số lần đập / 10cm thành cường độ.

(5) Tiếp tục nối cần xuyên vào để xuyên cho tới khi hết cọc.
Page 23


(6) Rút và tháo cần xuyên
(7) Di chuyển thiết bị đến vị trí xuyên tiếp theo.
Số lượng cọc xi măng đất xuyên kiểm tra là 70 cọc, không xuyên tại các trụ đã khoan
lấy mẫu. Vị trí các trụ xuyên kiểm tra sẽ được giám sát Chủ đầu tư lựa chọn ngẫu
nhiên trên tổng số cọc thi công đại trà.
Chất lượng và độ đồng nhất cọc xi măng đất sẽ được đánh giá theo kết quả xuyên động
trên cơ sở tương quan giữa sức kháng xuyên và cường độ kháng nén nở hông xác lập
trong giai đoạn thi công cọc thử.

1.18. Bảng khối lượng thí nghiệm
TT.
1

2

Diển giải
Khoan lõi kiểm tra sau 28 ngày
tuổi
Thí nghiệm nén nở hông lõi cọc
tại 28 ngày tuổi.
Kiểm tra tính đồng nhất của cọc
xi măng đất bằng xuyên động

Đơn vị

Khối lượng


Cọc

35

Tổ mẫu

5x35=175

Cọc

70

Ghi chú

Mỗi cọc lấy ở 5 vị trí

12. AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
1.19. An toàn lao động
Trước và trong khi thực hiện thi công trên công trường, biện pháp phòng ngừa an toàn
cơ bản được thực hiện để làm việc hiệu quả và ngăn chặn bất kỳ tai nạn hoặc thương
vong.
(1) Các vấn đề chung
Mặc quần áo phù hợp và thoải mái cho thực hiện công việc.
Đeo mũ bảo hiểm an toàn.
Khi di chuyển xung quanh trong khu vực làm việc, tất cả mọi người phải sử dụng và
chú ý đến tín hiệu cảnh báo.
Khi thời tiết xấu do bão, ngập lụt... và công việc thi công gặp khó khăn, ảnh hưởng
đến toàn lao động thì cần ngừng thi công ngay lập tức.
Với máy móc thi công cần được kiểm tra hàng ngày, hàng tháng để đảm bảo các thiết

bị hoạt động bình thường.
Page 24


(2) Vận hành thiết bị
Chỉ có những người được phép lái máy mới được vận hành thiết bị.
Lắp đặt hay tháo dỡ thiết bị phải tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật.
Luôn luôn kiểm tra liên kết ống bơm vữa với máy bơm vữa.
Di chuyển của xe khoan phải có chỉ thị của người điều khiển ở bên dưới.
Đường đi của dây điện luôn luôn phải được kiểm tra cẩn thận để tránh bất kỳ chướng
ngại vật hoặc nguồn nước...
(3) Xử lý sự cố khi có tai nạn

Quản lý HSE

Bệnh viện

Văn phòng công
trường

Gia đình, tổ chức của
nạn nhân

Công ty TELICO

Thực hiện ngay các biệp pháp
phòng ngừa để tránh tai nạn kế
tiếp

Các đơn vị liên quan của

chính phủ

Sơ đồ quản lý an toàn lao động tại công trường
1.20. Vệ sinh môi trường
Trong quá trình vận chuyển thiết bị, lắp đặt, thi công, thi công khoan cọc đại trà, đơn
vị thi công của nhà thầu làm việc trên công trường phải:
(1) Không gây ô nhiễm vượt mức cho phép đối với môi trường xung quanh công
trường:
(2) Không gây nguy hiểm cho người dân sống xung quanh công trường.
(3) Không gây nứt, sụp đổ cho các ngôi nhà xung quanh, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng
kỹ thuật (hệ thống truyền hình cáp, đường ống ngầm, cống, mương ...) xung quanh.
(4) Không gây trở ngại cho hoạt động giao thông bằng cách lấn chiếm lòng đường, vỉa
hè, để chất thải ra lòng đường, vìa hè.
Page 25


×