Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chính sách tài khóa của chính phủ việt nam năm 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.4 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chính sách
tài khóa
của chính
phủ Việt
Nam

2009

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

Giảng Viên: Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
Sinh viên:
Lớp 11 Khóa 35
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010


I.CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA:
1. Năm tài khóa ( Fiscal Year )
Năm tài khóa là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm (tức là 12 tháng hoặc
52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Năm
tài khóa còn được gọi là năm tài chính. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là “Năm
ngân sách”.
Năm tài chính có độ dài tương đương với năm lịch, vì theo truyền thống, cứ ít nhất
khoảng một năm các tổ chức phải lập báo cáo tài chính hoặc khai báo thuế một lần. Năm
tài chính có thể trùng hoặc lệch với năm dương lịch, tùy theo từng quốc gia. Sở dĩ có thể
lệch là vì để tránh cho công việc tổng kết tài chính đầy phức tạp và bận rộn trùng với thời
điểm kinh doanh bận rộn dịp cuối năm dương lịch cũng như thời điểm kỳ nghỉ cuối năm
của nhân viên. Thậm chí, khoảng thời gian của năm tài chính đối với các công ty có thể
không thống nhất. Có công ty chọn năm tài chính kéo dài 52 tuần. Lại có công ty chọn


năm tài chính kéo dài 53 tuần. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức đều chia năm tài chính
thành từng quý giống như năm lịch.
• Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt
Nam: năm tài chính trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 của một
năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 12 của năm.
• Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1
tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.
• Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của một năm và kết thúc vào cuối
ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.
• Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối
ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp.
Ở Việt nam Chính phủ quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01
và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ tài
chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.
2. Chính sách tài khóa:
Chính sách tài khoá là những quyết định của chính phủ đối với việc thay đổi chi tiêu G và
thuế ròng T để điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu điều tiết vĩ mô, ổn định hoá nền
kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu là Yp.
Hiện nay có 2 quan điểm về chính sách tài khóa, là chính sách tài khóa chủ quan và chính
sách tài khóa tự động.
a. Chính sách tài khóa chủ quan:
Khi chính phủ thay đổi thâm hụt ngân sách bằng cách tác động vào chi tiêu chính phủ
hoặc/và thuế ròng thì sẽ làm tổng cầu thay đổi, và do đó, sản lượng quốc gia cũng thay
đổi.
Theo J.M.Keynes, nếu muốn điều tiết nền kinh tế về mức sản lượng mục tiêu tức sản
lượng tiềm năng, chính phủ có thể chủ động sử dụng chính sách tài khóa thông qua
những công cụ của ngân sách là chi tiêu của chính phủ G và thuế ròng T. Và để xác định


chính sách tài khoản cần thực hiện, phải dựa vào thực trạng của nền kinh tế quốc gia

(được phản ảnh thông qua GDP/Yt và YE).
- Khi nền kinh tế suy thoái (YE hay Yt < Yp), để kích thích tổng cầu tăng lên, làm
tăng sản lượng sản lượng quốc gia, chính phủ cần tăng thâm hụt ngân sách bằng cách
tăng chi tiêu G, hoặc giảm thuế ròng T, hoặc vừa tăng chi tiêu G vừa giảm thuế ròng T.
Người ta gọi đây là chính sách tài khóa mở rộng.
- Ngược lại, khi nền kinh tế có lạm phát (Y E hay Yt > Yp) để giảm tổng cầu, điều
tiết sản lượng quốc gia về mức sản lượng tiềm năng, chính phủ cần giảm thâm hụt ngân
sách bằng cách giảm chi tiêu G, hoặc tăng thuế ròng T, hoặc vừa giảm chi tiêu G vừa tăng
thuế ròng T => đây là chính sách tài khóa thu hẹp.
• Nếu chỉ thay đổi chi tiêu G (không thay đổi thuế ròng T) thì lượng chi
tiêu cần thay đổi là:
ΔG = ΔAD0 = ΔY/k = (Yp – YE)/k
• Nếu chỉ thay đổi thuế ròng T (không thay đổi chi tiêu G) thì lượng thuế
ròng cần thay đổi là:
ΔT = ΔTX = ΔAD0 / -Cm
• Nếu tác động đồng thời vào G và T thì lượng chi tiêu G và lượng thuế
ròng T cần thay đổi thỏa phương trình:
ΔAD0,G + ΔAD0,T = ΔAD0
b. Chính sách tài khóa tự động:

Các nhà kinh tế học theo quan điểm này cho rằng, để điều tiết kinh tế vĩ mô chính
phủ cần sử dụng các nhân tố ổn định tự động trong nền kinh tế, khi đó, chính sách tài
khóa tự nó được thực hiện.
Các nhân tố ổn định tự động : thuế thu nhập có lũy tiến và trợ cấp thất nghiệp.
Thật vậy, nếu nền kinh tế có các nhân tố này được áp dụng thì:
- Khi kinh tế suy thoái, thu nhập giảm, thuế thu nhập mà chính phủ thu
được sẽ giảm đi, đồng thời, trợ cấp thất nghiệp phải chi sẽ tự động tăng do tỉ lệ
thất nghiệp tăng. Do đó thuế ròng tự động tăng.
- Tương tự trường hợp ngược lại.
II. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM NĂM 2009.

1. Tình hình Việt Nam trước năm 2009.
Năm 2008, chịu tác động của cuộc khùng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng
rơi vào khủng hoảng kinh tế. Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm hơn 2007, nhưng các
nguồn thu có yếu tố nước ngoài như dầu thô, thu từ cân đối xuất, nhập khẩu tăng mạnh
nên thu ngân sách Nhà nước năm 2008 vẫn tăng tương đối khá so với năm 2007 và vượt
kế hoạch cả năm.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính
tăng 26,3% (với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm), trong đó thu nội địa bằng
110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu
bằng 141,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 101,5%;


thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 102,1%; thu thuế
công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 105,9%; thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao bằng 122,4%; thu phí xăng dầu bằng 99,3%; thu phí, lệ phí bằng
116,5%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và
bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư
xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản
lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Các khoản
chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng
145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%; chi lương hưu và bảo đảm xã hội
bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%...
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng
97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3%
được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài.
2. Chính sách tài khóa năm 2009:
a. Tình hình kinh tế đầu năm 2009:
Bước vào năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới

vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị
trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta.
Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Trong bối cảnh đó, trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á- Thái Bình
Dương, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định,”Năm 2009, chính
sách tài khoá đóng vai trò quan trọng trong điều hành của nền kinh tế Việt Nam".


b.Chính sách tài khóa 2009:
Trong bối cảnh không thuận lợi đó, Chính phủ đã ban hành :
 Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp

bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh
xã hội. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 09/01/2009 về những giải pháp chủ yếu
chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán
ngân sách Nhà nước năm 2009. Ngày 6/4/2009, Bộ Chính trị đã ra Kết luận
về tình hình kinh tế-xã hội quý I/2009 và các giải pháp chủ yếu đến cuối
năm 2009.
 Thông tư số 03/2009/TT-BTC, ngày 13 tháng 01 năm 2009 hướng dẫn thực
hiện giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị quyết số
30/2008/NQQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ. Thông tư số
04/2009/TT-BTC, ngày 13 tháng 01 năm 2009 Hướng dẫn thực hiện hoàn
thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008
của Chính phủ; Quyết định số 16/2009/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 01 năm
2009 Ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích
cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối
với doanh nghiệp.
 Ngày 19/6/2009, kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khoá XII đã ra Nghị quyết số
32/2009/QH12 điều chỉnh mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh

tế-xã hội năm 2009 là “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm
kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn
định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an
sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội, trong đó, mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế.
Năm 2009, Việt Nam đẩy mạnh những giải pháp trọng tâm cần thực hiện, trong đó
có việc tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu
quả chi, giảm bội chi ngân sách. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa với các chính sách
kinh tế khác để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn
ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển.
Tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế được sửa đổi có hiệu lực từ năm 2009 như
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập cá nhân,
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quyết định theo thầm quyền


hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu
cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế.
 Thuế:

Giao chính phủ quy định điều kiện và thực hiện miễn, giảm, dãn tiến độ nộp thuế
có thời hạn đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Những sửa đổi bổ sung về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó sẽ
thu hẹp diện không chịu thuế giá trị gia tăng từ 28 xuống còn 25 nhóm hàng hóa. Ngoài
ra trong luật thuế giá trị gia tăng mới cũng bổ sung thêm một hoạt động là dịch vụ tài
chính phái sinh (nghiệp vụ mua bán trong tương lai) của cá tổ chức tài chính.
Thay đổi về thuế giá trị gia tăng: thu hẹp nhóm hàng hóa dịch vụ có thuế suất 5%.
Đây là bước chuyển tiếp để tiến đến duy trì hai mức thuế suất là 0% và phổ thông 10%.
Thay đổi về điều kiện để khấu trừ giá trị gia tăng đầu vào: từ 1-1-2009, hàng hóa

dịch vụ muốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào phải có hóa đơn hợp pháp hoặc
có chứng từ giá trị gia tăng nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh cuẩ nhóm hàng
hóa dịch vụ chịu thuế. Đối với hàng hóa dịch vụ mua có giá từ 20 triệu đồng trở lên muốn
được khấu trừ phải thanh toán qua ngân hàng. Đây là điều kiện nhằm khuyên khúc thanh
toán thông qua ngân hàng
Thay đổi về hoàn thế: luật sửa đổi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục tái
đầu tư, hoàn thuế theo tháng từ 200 triệu đồng trở lên, các khoản đầu tư dưới 200 triệu
đồng sẽ hoàn thuế theo quý.
Những thay đổi bổ sung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
Đối tượng nộp thuế: luật thuế doanh nghiệp chỉ điều tiết với tổ chức có thu nhập từ
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các cá nhân có thu nhập từ doanh nghiệp chuyển qua nộp
thuế thu nhập cá nhân.
Cách xác định thu nhập chịu thuế: thay đổi cơ bản là đưa các khoản miễn giảm
thuế vào trừ xong rồi mới tính thuế.
Theo đó: thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x thuế xuất.
Với thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản được
miễn giảm thuế.


Trong luật thuế sửa đổi này, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và
chuyển quyền thuê đất không phải nộp theo biểu thuế lũy tiến từng phần và nộp thuế bổ
sung mà áp dụng theo biểu thuế như hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Các thu nhập của doanh nghiệp được tách riêng. Với các doanh nghiệp
đang hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, chỉ có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doánh
chính mới được hưởng ưu đãi, còn thu nhập khác (tiền gửi, thu nhập từ chuyển nhượng
thanh lý tài sản…) không được miễn giảm
Xác định chi phí chịu thuế: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp bỏ cách gọi “chi phí
hợp lý” trong xác định chi phí chịu thuế. Thay vào đó là xác định chi phí theo nguyên tắc
“xác định các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”. Các khoản chi
được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải thỏa điều kiện: phát sinh liên quan đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có đủ hóa đơn chứng từ theo quy định.
Luật cũng quy định 1 số khoản chhi không được trừ như chi lãi tiền vay vốn liên quan tới
góp vốn điều lệ, chi liên quan quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi không vượt quá mức khống
chế 10% hoặc 15%,…
Hạ mức thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thôg xuống còn 25%: từ 1-1-2009 thuế
suất thu hep lại chỉ còn 10% và 20%, bỏ thuế suất ưu đãi 15%. Các ưu đãi miễn giảm
thuế thu hẹp chỉ áp dụng với các dự án đầu tư vào lĩnh vực mang tính chất nhà nước đặc
biệt khuyến khích. Khống chế cách xác định thời gian bắt đầu tính thuế ưu đãi.
 Chi tiêu của chính phủ:

Quản lý, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm, khai thác có hiệu quả
nguồn lực từ tài sản nhà nước phuc vụ phát triền kinh tế - xã hội; hướng đẫn, chỉ đạo các
bộ, ngành, địa phương tạm dừng mua sắm 134 ô tô, điều chuyển 79 xe ô tô của cá Bản
quản lý dự án đã kết thúc cho cá cơ quan, đơn vị hành chính còn thiếu và 8.114 m 2 trụ sở
làm việc của nơi thừa cho nới thiếu, thanh lý 13.304 m2 nhà…
Tiếp tuc cắt giảm những khoản chi mua sắm chưa thật cần thiết (tiếp khacsm đi công tác
nước ngoài, tiết kiệm năng lượng,…) sắp xếp lại danh mục các công trình dự án kế hoach
của năm 2009 và 2010 để tập trung các công trình có khả năng hoàn tất sớm để đưa vào
sửa dụng.
Tiếp tục điều hành các chính xách thuế hợp ký, phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm
hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không cần thiết, các mặt hàng trong nước sản
xuất đủ. Xây dựng và áp dụng các hàng rào kĩ thuật để giảm nhập siêu.


Vay vốn nước ngoài: để bù đắp khoản bội chi về ngân sách, Việt Nam tranh thủ
những nguồn vốn viện trợ nước ngoài như ODA và FDI.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô
và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khẩu của nền kinh tế.
Tăng cường quản lý thu trên cơ sở khuyến khích từng địa phương phấn đấu tăng thu, tăng
nguồn ngân sách để phát triển đầu tư phát triển kinh tế trên địa bản cuẩ mình. Bộ tài

chính sẽ phối hợp chặt chẽ thương xuyên hơn nữa với các bộ, ngành, địa phương thực
hiện các biện pháo chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; đồng thời đẩy mạnh
xử lý các khoản nợ đọng thuê, chấn chỉnh công tác hoàn thuế đi đôi với công tác thanh
tra, kiểm tra, ngăn chặn phát hiện các đơn vị, cá nhân trốn thuế, làm giàu bất chính, trái
với quy định của luật hiện hành làm thất thu ngân sách
Phát hành tría phiếu chính phủ không quá 36.000 tỷ đồng để tập trung đầu tư các
dự án, công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng nhà công vụ
cho giáo viên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cấp các bệnh viện huyện.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, năng cao hiệu quả, hiệu lức quản lý, điều hành của bộ
máy nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí tài
sản, công quý. Thực hiện cơ chế “một cửa, một dấu” trong xử lý công việc liên quan đến
doanh nghiệp và người dân. Công khai hóa dự toán, quyết toán ngân sách của từng cấp,
đơn vụ, cơ quan,… Phối hợp chtawj chẽ với các bộ ngành, tăng cường kiểm tra xử lý kịp
thời, đúng luật để thu hồi bốn và tài sản công vị tham nhũng.
Chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên chi cho an sinh xã hội; tăng có trọng
điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn.
Mục tiêu chống ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ đươc ưu tiên trong
chi tiêu ngân sách.
1. Kết quả thực hiện dự toán thu NSNN:
a) Thu NSNN năm 2009 ước đạt 442.340 tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán;
mức động viên thuế và phí đạt 23%GDP[1]. Cụ thể:
- Thu nội địa: Ước thực hiện đạt 269.656 tỷ đồng, vượt 15,7% so với dự toán,
riêng thu tiền sử dụng đất đạt 36.274 tỷ đồng. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu nội địa
đạt 233.382 tỷ đồng, vượt 10,1% so với dự toán.
- Thu ngân sách từ dầu thô: Ước đạt 60.500 tỷ đồng, bằng 95% so với dự toán,
trên cơ sở sản lượng dầu thanh toán đạt 15,4 triệu tấn, giá bán bình quân đạt 58
USD/thùng (dự toán sản lượng là 15,86 triệu tấn, giá bán là 70 USD/thùng).


- Thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu: Tổng thu từ hoạt động xuất

nhập khẩu ước đạt 143.664 tỷ đồng, tăng 18,5% so với dự toán; sau khi trừ số chi hoàn
thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 38.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách từ hoạt động
xuất nhập khẩu đạt 105.664 tỷ đồng, vượt 19,8% so với dự toán.
- Thu viện trợ không hoàn lại: Ước thực hiện đạt 6.520 tỷ đồng.
b) Thu NSNN năm 2009 đạt kết quả tích cực là nhờ các nguyên nhân chủ yếu
sau:
- Một là: Do tình hình kinh tế đất nước và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp từ quý II/2009 đã có chuyển biến tích cực. Nếu như GDP quý I tăng 3,14%,
hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số thu nội địa
sụt giảm mạnh; thì từ quý II/2009 đà hồi phục của nền kinh tế đã rõ nét hơn (GDP quý II
tăng 4,41%, quý III tăng 5,98%, quý IV tăng 6,99%). Nhờ vậy, số thu nội địa hàng tháng
cũng từng bước đạt khá hơn. Riêng trong quý IV/2009, số thu bình quân mỗi tháng tăng
gần 18% so với mức thu bình quân trong 9 tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, nhờ biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng thông qua giảm thuế và
lệ phí trước bạ, các hoạt động mua bán ô tô, xe máy, giao dịch bất động sản trong những
tháng cuối năm 2009 gia tăng (chỉ tính riêng xe ô tô, mức tiêu thụ bình quân tháng trong
quý IV/2009 bằng 1,5 lần mức tiêu thụ bình quân 9 tháng đầu năm), cũng tạo điều kiện
cho thu NSNN tăng thêm.
- Hai là: Các địa phương đã chỉ đạo khai thác các nguồn thu có khả năng; tập
trung đẩy nhanh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án trong những tháng
cuối năm 2009, khi thị trường bất động sản phục hồi, qua đó góp phần đưa số thu tiền
sử dụng đất năm 2009 đạt mức cao nhất trong những năm gần đây. Đồng thời, các địa
phương cũng đã tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc xử lý nợ đọng thuế.
- Ba là: Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu những tháng cuối năm 2009 được cải
thiện đáng kể do kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng mạnh (do cả yếu tố tăng sản lượng
và giá). Cụ thể: Kim ngạch xuất, nhập khẩu quý IV/2009 tăng mạnh, với tổng giá trị đạt
gần 37 tỷ USD, bằng 30,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm và tăng gần 23,1%
so với tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân 3 quý đầu năm. Bên cạnh đó, công tác đấu
tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại đã được thực hiện quyết liệt, góp phần tăng
thu cho NSNN.

2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi NSNN:
a) Chi NSNN năm 2009 ước thực hiện 584.695 tỷ đồng, tăng 19,0% so với dự
toán đầu năm.
Trong tổ chức thực hiện, để hạn chế tác động không thuận của cuộc khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế, tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội
(tháng 5/2009), Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc điều hành NSNN năm 2009
là không thực hiện cắt giảm tổng mức chi NSNN, nhưng có yêu cầu sắp xếp điều chỉnh
các nhiệm vụ chi, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, giảm những khoản chi chưa thực sự cấp
thiết; đồng thời sử dụng gói kích thích kinh tế nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế,


duy trì tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Trên cơ sở kết quả thực hiện thu,
đánh giá kết quả thực hiện chi NSNN theo từng lĩnh vực như sau:
- Chi đầu tư phát triển: Ước đạt 179.961 tỷ đồng, tăng 59,5% so dự toán do được
bổ sung nguồn từ gói kích thích kinh tế, nguồn dự phòng NSNN, nguồn được sử dụng
theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện, quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư đã được sửa
đổi từ thẩm tra trước sang kiểm tra sau để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến
độ giải ngân vốn... Bên cạnh đó, qua chính sách kích cầu đầu tư, nhất là giải pháp hỗ trợ
lãi suất vay vốn tín dụng ngân hàng, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng
đảm bảo được vốn trong quá trình thực hiện các dự án, do đó việc triển khai các dự án
nhìn chung có tiến bộ hơn so với các năm trước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những yếu kém như phân bổ, giao kế hoạch vốn
đầu tư bổ sung ở một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương còn chậm hoặc chưa
đúng đối tượng; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chất lượng công tác
chuẩn bị đầu tư thấp, năng lực chủ đầu tư và nhà thầu yếu...
- Chi trả nợ và viện trợ: kết quả thực hiện 64.800 tỷ đồng, tăng 6.000 tỷ đồng so
với dự toán, đảm bảo trả các khoản nợ tăng thêm do tăng huy động vay trong nước để
thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế; việc thanh toán nợ
được thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đúng cam kết.

- Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành
chính: kết quả thực hiện 320.501 tỷ đồng, tăng 4,8% so với dự toán (đã bao gồm cả chi
cải cách tiền lương thực hiện trong năm); đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán đã được
Quốc hội quyết định, đồng thời đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách về an
sinh xã hội để giảm bớt khó khăn về đời sống cho nhân dân, tập trung trước hết cho
người nghèo, đồng bào dân tộc, người lao động có thu nhập thấp và các đối tượng chính
sách khác, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội. Nhìn chung
các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã nghiêm túc thực hành tiết kiệm, chi trong
phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán.
- Chi chuyển nguồn đảm bảo cân đối ngân sách và để tạo nguồn thực hiện điều
chỉnh tiền lương năm 2010: theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2010,
đã dành 1.000 tỷ đồng từ nguồn vượt thu NSTW năm 2009 chuyển nguồn sang năm 2010
để đảm bảo cân đối NSNN. Bên cạnh đó, theo quy định, các địa phương đã dành 50%
nguồn vượt thu so với dự toán của NSĐP năm 2009 (không kể số vượt thu tiền sử dụng
đất), cùng với nguồn chi cải cách tiền lương còn dư đến cuối năm 2009, chuyển nguồn
sang năm 2010 để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương. Tổng cộng số chuyển nguồn
NSNN từ năm 2009 sang năm 2010 là 17.233 tỷ đồng.
3. Về cân đối ngân sách nhà nước:
Dự toán bội chi NSNN năm 2009 là 4,82% GDP. Bước vào năm 2009, căn cứ tình
hình kinh tế thế giới và trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế
toàn cầu lan rộng, diễn biến phức tạp, khó lường và theo chiều hướng xấu, nguồn thu
NSNN gặp khó khăn, yêu cầu tăng chi là rất lớn để thực hiện các giải pháp kích thích


kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, do vậy Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội chấp
thuận tăng mức bội chi không quá 7%GDP.
Kết quả thực hiện bội chi NSNN năm 2009 ở mức 6,9% GDP, trong phạm vi Quốc
hội cho phép, được sử dụng toàn bộ cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật
Ngân sách nhà nước, tập trung cho các công trình, dự án kích thích kinh tế thực hiện
trong năm 2009.

4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2009 nêu trên có ưu điểm
và khó khăn, hạn chế sau:
a) Ưu điểm:
- Trong năm 2009, nền kinh tế nước ta chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế
thế giới, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của
cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, chúng ta đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất,
ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế, thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra. Kết quả hoạt động NSNN năm 2009 đã góp phần
quan trọng thúc đẩy sự phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh và xuất
khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
- Việc ban hành kịp thời, tương đối đồng bộ và tổ chức triển khai thực hiện tích cực
các giải pháp kích thích kinh tế sử dụng nguồn từ NSNN đã góp phần giúp các doanh
nghiệp ổn định sản xuất - kinh doanh, tạo chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Cụ thể,
trong năm đã thực hiện miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp và cá
nhân; bổ sung chi NSNN và trái phiếu Chính phủ cho nền kinh tế nhằm kích cầu đầu tư,
tạo động lực phát triển: Trong đó, chủ yếu là bổ sung cho các công trình, dự án quan
trọng, cấp thiết phục vụ trực tiếp cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và có khả năng
hoàn thành trong năm 2009, 2010 để tăng năng lực sản xuất xã hội.
- Nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được coi trọng, góp phần ổn định đời
sống nhân dân và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Cụ thể, ngoài các chính sách
an sinh xã hội đã được ban hành và tiếp tục thực hiện, trong năm 2009, đã ban hành và
triển khai thực hiện thêm một số giải pháp mới như: hỗ trợ người nghèo ăn Tết Kỷ Sửu;
trợ cấp khó khăn cho cán bộ công chức có thu nhập thấp; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo;
thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện nghèo; hỗ trợ
khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn; tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng
dầu; hỗ trợ lãi suất vay mua vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; cho vay học
sinh, sinh viên nghèo; xây dựng nhà ở cho sinh viên; triển khai chính sách xây dựng
nhà ở cho lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp ở đô thị...
Tổng kinh phí NSNN năm 2009 chi cho công tác an sinh xã hội tăng 44,3% so với năm
2008, nhờ đó, đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với

người nghèo, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
b) Khó khăn, hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc điều hành
NSNN năm 2009 vẫn còn khó khăn, hạn chế, như: chất lượng công tác dự báo chưa cao;
việc triển khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia
tăng áp lực lạm phát; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng nhanh (tuy vẫn nằm


trong giới hạn an toàn). Đây sẽ là áp lực cho cân đối NSNN những năm tới và gây khó
khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, nhằm tránh nguy cơ tái lạm phát
cao trong năm 2010.
Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 mặc dù gặp nhiều khó khăn, song
thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, có sự phối kết hợp và nỗ lực phấn đấu
của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2009 đã đạt được những kết
quả quan trọng: thu cân đối NSNN vượt dự toán (13,4%); chi NSNN đảm bảo thực hiện
được tổng mức dự toán chi Quốc hội đã quyết định, đồng thời sử dụng nguồn vượt thu và
tăng bội chi NSNN để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm kích thích kinh tế, tăng
kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần
tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, tới suy giảm kinh
tế trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội./.


CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị: Tỷ đồng
Stt

Nội dung

Ước thực hiện 2009

A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


468,795

I

Thu cân đối ngân sách nhà nước

442,340

1

Thu nội địa

269,656

2

Thu từ dầu thô

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu
4 Thu viện trợ không hoàn lại
3

II Kết chuyển từ năm trước sang

60,500
105,664
6,520
26,455


B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

584,695

1

Chi đầu tư phát triển

179,961

2

Chi trả nợ và viện trợ

64,800

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an
ninh, quản lý hành chính
4 Chi bù lỗ kinh cho doanh nghiệp kinh doanh dầu
3

5

Chi cải cách tiền lương

6

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính


7

Dự phòng

8

Chi chuyển nguồn

C BỘI CHI NSNN
Tỷ lệ bội chi so GDP
D NGUỒN BÙ ĐẮP BỘI CHI NSNN

320,501
2,100
100
17,233
-115,900
-6.9%
115,900

1

Vay trong nước

88,520

2

Vay ngoài nước


27,380


THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị : Tỷ đồng
Stt

Nội dung

A
I
1

THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ ƯỚC
Thu nội địa
Thu từ doanh nghiệp nhà nước
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể
dầu thô)
Thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc
doanh
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
Lệ phí trước bạ
Thu phí xăng, dầu
Các loại phí, lệ phí
Các khoản thu về nhà, đất
- Thuế nhà đất và chuyển quyền sử dụng đất
- Thu tiền thuê đất
- Thu tiền sử dụng đất
- Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Thu khác ngân sách
Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã
Thu từ dầu thô
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Tổng số thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt hàng
nhập khẩu
- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
Thu viện trợ
KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG
THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI
TỔNG CỘNG (A+B+C+D)

2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
II
III
1


2
IV
B
C
D

Ước thực hiện 2009
442,340
269,656
83,859
50,659
47,833
67
14,329
9,658
8,961
7,658
41,712
1,464
2,605
36,274
1,369
3,946
974
60,500
105,664
143,664
77,040
66,624
-38,000

6,520
26,455
66,980
23,720
559,495


CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Đơn vị : Tỷ đồng
Stt
A
I

Nội dung chi

Ước thực hiện 2009

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi đầu tư phát triển
Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản
Chi trả nợ và viện trợ
Trả nợ trong nước
Trả nợ ngoài nước
Chi viện trợ

584,695
179,961
171,631
64,800
53,630

10,370
800

III

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng,
an ninh, quản lý hành chính

320,501

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
IV
V
VI
VII
VIII
B
C


Trong đó:
Chi Giáo dục - đào tạo, dạy nghề
Chi Y tế
Chi Dân số và kế hoạch hoá gia đình
Chi Khoa học, công nghệ
Chi Văn hoá thông tin
Chi Phát thanh, truyền hình, thông tấn
Chi Thể dục thể thao
Chi lương hưu và bảo đảm xã hội
Chi sự nghiệp kinh tế
Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường
Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể
Chi trợ giá mặt hàng chính sách
Chi bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh dầu
Chi dự phòng
Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính
Chi cải cách tiền lương
Chi chuyển nguồn
CHI QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI
TỔNG CỘNG (A+B+C)

II
1
2
3

78,105
27,479
931

4,611
3,200
1,770
1,462
62,465
26,866
5,585
44,903
1,460
2,100
100
17,233
66,980
23,720
675,395


[1] Đã loại trừ yếu tố biến động giá dầu thô và biến động của thị trường bất động sản .
Kết quả:
Nhờ có việc thực hiện một cách linh họat và đồng bộ các chính sách tài khóa - tiền tệ và
các chính sách vĩ mô khác, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua đáy khủng hoảng vào quý
1/2009 với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn
6,88% từ 23% năm 2008, thị trường chứng khoán và các họat động dịch vụ tài chính,
ngân hàng được phục hồi từng bước.
Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2010 khoảng 6,5% với mức tăng giá thấp hơn
7%. Đây là mục tiêu không đơn giản khi bối cảnh quốc tế chưa thuận lợi hoàn toàn và
nhân tố tăng trưởng kinh tế không có thay đổi cơ bản sau một thập kỷ.
Mặc dù bị ảnh hưởng trong những tháng đầu năm do thực hiện miễn, giảm, giãn thuế và
giá dầu thô trên thế giới giảm, nhưng những tháng cuối năm sản xuất kinh doanh trong
nước phát triển nên tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính

đạt xấp xỉ dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng
86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%. Trong thu nội
địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch
vụ ngoài Nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt
157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt 96,2% dự toán
năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 95,2% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt
93,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước,
Đảng, đoàn thể đạt 99,6%; chi trả nợ và viện trợ đạt 102,7%. Bội chi ngân sách Nhà nước
năm 2009 ước tính bằng 7% GDP, thực hiện được mức bội chi Quốc hội đề ra, trong đó
81,2% mức bội chi được bù đắp bằng nguồn vay trong nước; 18,8% bù đắp bằng nguồn
vay nước ngoài.
Năm 2009, Việt Nam chấp nhận bội chi ngân sách nhà nước lên tới gần 6,9% GDP để
dành khoản tiền lớn cho gói kích thích kinh tế. Sự hy sinh này của chính sách tài khóa
đang khiến cân đối ngân sách năm 2010 và những năm tiếp theo trở nên rất khó khăn.
Chi ngân sách sẽ còn tiếp tục tăng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, trợ cấp thất
nghiệp và an sinh xã hội... trong khi nguồn thu vẫn chưa thực sự rộng mở. Điều này đặt
ra cho chính phủ sự thách thức lớn, cần tiếp túc phát huy những ueu điểm và khắc phục
những nhược điểm để tạo ra chính sách kinh tế phfu hợp trong năm 2010.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách Kinh tế Vĩ mô – T.S Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và T.S Phan Nữ Thanh Thủy.
Sách Kinh tế Vĩ mô – T.S Nguyễn Như Ý và ThS. Trần Thị Bích Dung.







×