Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Triết học Mác Lê Nin. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.07 KB, 21 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Giảng viên hướng : TS. Lê Thị Hằng
dẫn
Học

viên

thực : Nguyễn Xuân Trường

hiện
Lớp

: HC 20 – B1

Niên khóa

: 2015 – 2017


Hà Nội, 12 – 2015


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường


MỤC LỤC


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự gắn kết giữa nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn
luôn là một đòi hỏi cấp bách và là một phương thức để mang
đến thành công cho hoạt động của mỗi cá nhân, của tổ chức và
của một chính đảng. Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối
quan hệ biện chứng tác động qua lại của lý luận và thực tiễn,
dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng kết
thực tiễn để phát triển lý luận, thực tiễn phải là cơ sở, động lực
của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý. .. luôn là chìa khóa để
để giải quyết mọi vướng mắc trên con đường đi đến mục tiêu đã
định. Ngược lại, nhận thức không đúng và giải quyết không tốt
mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo
điều, kinh viện và chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc chủ quan duy ý
chí, tất nhiên sẽ dẫn đến những thất bại mà đối với một chính
đảng, sự thất bại đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng [8].
Trên cơ sở những nhận thức trên của bản thân về tầm
quan trọng của việc thấu hiểu nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn trong mỗi hoạt động, em đã quyết định lựa
chọn nội dung: “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn của triết học Mác – Lênin” làm đề tài bài tiểu luận
của mình.


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn

Xuân Trường
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Thực tiễn
Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản
không chỉ của lý luận nhận thức mácxít mà còn của toàn bộ
triết học Mác – Lênin nói chung.
Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là toàn bộ hoạt động
vật chất có mục đích mang tính chất lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người [1,
tr. 358].
Có thể thấy, hoạt động thực tiễn là hoạt động đặc trưng và
bản chất của con người, được thực hiện một cách tất yếu khách
quan và được tiến hành trong các quan hệ xã hội, là hoạt động
mang tính năng động, sáng tạo, là phương thức tồn tại cơ bản
của con người và xã hội loài người.
1.2. Lý luận
Cùng với thực tiễn, lý luận là một trong những phạm trù cơ
bản, nền tảng không chỉ của triết học Mác – Lênin nói riêng mà
của cả nền triết học nói chung. Có nhiều khái niệm khác nhau
về lý luận, ví dụ như:
Lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của
con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ
thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện
trong lôgic của các khái niệm, cái lôgic khách quan của các sự
vật [6, tr. 242 – 243].

5



Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
Theo Hồ Chí Minh: Lý luận là sự tổng kết những kinh
nghiệm của loại người, là sự tổng hợp những tri thức về tự
nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử [5, tr. 497].
Tuy nhiên, có thể đưa ra khái niệm cơ bản nhất về lý luận
như sau: Lý luận là hệ thống những giá trị được khái quát từ
thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những quy luật
của các sự vật, hiện tượng [1, tr. 361].
2. Nội dung cơ bản của nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối
quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Con người luôn
luôn tác động tích cực vào thế giới khách quan – tự nhiên và xã
hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn. Trong quá trình
đó, sự phát triển nhận thức của con người và sự biến đổi thế giới
khách quan là hai mặt thống nhất. Điều đó quy định sự thống
nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiến trong hoạt động sinh
tồn của cá nhân và cộng đồng [1, tr. 363].
2.1. Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận
Quan niệm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn chiếm
một vị trí quan trọng trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác
– Lênin, và trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, thì thực
tiễn là cái luôn giữ vai trò quyết định. Vai trò này được thể hiện
dưới các khía cạnh sau đây:
2.1.1. Thực tiễn là cơ sở của lý luận
Xét một cách trực tiếp, những tri thức được khái quát
thành lý luận là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của
con người, thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thành


6


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
công và thất bại, con người phân tích cấu trúc, tính chất và các
mối quan hệ của các yếu tố, các điều kiện trong các hình thức
thực tiễn để hình thành lý luận. Quá trình hoạt động thực tiễn
còn là cơ sở để bổ sung và điều chỉnh những lý luận đã được
khái quát [1, tr.363].
Ví dụ thực tế:
1. Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam có nhiều câu nói thể
hiện thực tiễn là cơ sở của lý luận, ví dụ như: Được màu lúa, úa
mùa cau; khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen; chuồn chuồn bay
thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm; nắng tháng
Tám dám trái hồng.
Có thể thấy, các tổng kết, đúc kết trong đó có được đều là
do quá trình quan sát thực tế, quá trình sản xuất lao động và
sinh hoạt trong hàng trăm, hàng nghìn năm của ông cha ta mà
đưa ra.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau quá trình bôn ba tìm đường cứu
nước, qua quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu về các
phong trào cách mạng trên thế giới cũng như phong trào giải
phóng dân tộc ở Việt Nam đã đi đến kết luận: Muốn giải phóng
dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách
mạng vô sản.
Qua những ví dụ trên có thể thấy, rõ ràng rằng mọi lý luận
mà con người đưa ra đều bắt nguồn từ thực tiễn, hiện thực
khách quan, hay nói khác đi, thực tiễn chính là cơ sở của lý
luận, chính trong thực tiễn chúng ta tìm thấy và đưa ra được lý

luận.
2.1.2. Thực tiễn là động lực của lý luận.
7


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
Ngay từ đầu nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực
tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn đặt ra
những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục
phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới,
đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức
[8].
Ví dụ thực tế:
1. Trước đổi mới, do chưa nhận thức đầy đủ lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một
quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường,
chưa gắn lý luận với thực tế điều kiện, hoàn cảnh ở nước ta nên
Đảng ta đã có nhiều chủ quan, nóng vội, bỏ qua những bước đi
cần thiết. Hậu quả của những sai lầm xuất phát sự nhận thức
yếu kém về lý luận và xa rời thực tiễn đã làm cho đường lối
chính sách của Đảng ta đề ra không phù hợp với thực tiễn nên
đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.
Nhận thức được những sai lầm trên, từ ĐH Đảng lần VI
(1986), Đảng đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có mọi phương hướng
đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn. Thực tế đất nước sau 10
năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu bước
đầu rất quan trọng. Đất nước ta từ mức thiếu lương thực, phải
nhập khẩu lương thực hơn 45 vạn tấn vào năm 1988, nhờ đổi

mới phát triển nông nghiệp mà từ năm 1989 trở đi đã có đủ
lương thực tiêu dùng trong nước và có một phần xuất khẩu mỗi
năm 1 – 1,5 triệu tấn gạo. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thanh
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước từng bước được hình thành.
8


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
Qua ví dụ trên có thể thấy, có thể thấy chính thực tiễn đã
thúc đẩy sự thay đổi, phát triển của lý luận cho phù hợp với
thực tế, hay nói khác đi, thực tiễn chính là động lực của lý luận.
2. Dưới thời thực dân thực Pháp thống trị, cuộc sống của
dân nhân ta vô cùng cực khổ, nền kinh tế đất nước kiệt quệ,
các mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Chính thực tế này đã đưa
đến các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, mà đỉnh cao
sau này là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa
đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà
nước công nông đầu tiên của khu vực Đông Nam Á, cùng với đó
là sự hình thành và phát triển của hệ thống lý luận về đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, về đầu tranh dành và
bảo vệ chính quyền cách mạng...... Qua ví dụ này, một lần nữa
thấy được rằng thực tiễn chính là động lực của lý luận.
2.1.3. Thực tiễn là mục đích của lý luận
Có thể thấy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ
con người được phát triển, được nâng cao dần cho đến lúc có lý
luận, khoa học. Nhưng bản thân lý luận không có mục đích tự
thân. Lý luận khoa học ra đời vì chúng cần thiết cho hoạt động
cải tạo tự nhiên và xã hội. Hay nói một cách khác, thực tiễn là

mục đích của nhận thức, lý luận. Lý luận sau khi ra đời phải
quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải
biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận chỉ có
ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, đáp
ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.
Ví dụ thực tế:

9


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
1. Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và
phức tạp, đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng
những yêu cầu đó. Chẳng hạn, đó là những vấn đề lý luận về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên ở nước ta, về kinh tế thị
trường, về hoàn chỉnh hệ thống quan điểm đổi mới.... Qua việc
làm sáng tỏ những vấn đề trên, chắc chắn lý luận sẽ góp phần
đắc lực vào sự nghiệp đổi mới đất nước.
2. Nghiên cứu ứng dụng máy bay để tưới nước và phun
thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, ứng dụng trồng hoa trong nhà
kính, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực
tuyến.....Có thể thấy tất cả các nghiên cứu mang tính lý luận
trên đều hướng đến mục đích đó là cải tạo thực tiễn, giúp cho
thực tiễn hoạt động của con người trở nên tốt đẹp hơn. Do đó
có thể nói thực tiễn chính là mục đích của lý luận.
2.1.4. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận
Tính chân lý của lý luận chính là sự phù hợp của lý luận với
hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm, là giá trị

phương pháp của lý luận đối với hoạt động thực tiễn của con
người. Do đó, mọi lý luận phải thông qua thực tiễn để kiểm
nghiệm. Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ
được bổ sung vào kho tàng trí thức nhân loại, những kết luận
nào chưa phù hợp thực tiễn thì tiếp tục điều chỉnh, bổ sung
hoặc nhận thức lại. Giá trị của lý luận nhất thiết phải được
chứng minh trong hoạt động thực tiễn [1, tr. 365].
Ví dụ thực tế:

10


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
1. Sau nhiều năm quan sát thiên văn thông qua kính thiên
văn, Ga-li-lê đã phát hiện ra Trái đất quay xung quanh Mặt trời
và đồng thời tự quay quanh trục của nó. Ngày nay, với sự phát
triển của khoa học – công nghệ và kỹ thuật, con người tiếp tục
đi sâu nghiên cứu, quan sát thiên văn nói chung, Mặt trời nói
riêng và tiếp tục khẳng định tính đúng đắn của kết luận mà Gali-lê đã đưa ra. Do đó, Trái đất quay quanh Mặt trời và tự quay
quanh trục của nó là một chân lý.
2. Khẳng định: Mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây
là một chân lý.
3. Qua tìm hiểu lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước của cha ông ta, cũng như trải qua nhiều năm bôn ba tìm
đường cứu nước và chỉ đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã đi đến khẳng định chân lý: Không có gì
quý hơn độc lập, tự do.
2.2. Vai trò tác động trở lại của lý luận đối với thực tiễn
Lý luận có thể thúc đẩy tiến trình phát triển của thực tiễn

nếu đó là lý luận khoa học và ngược lại có thể kìm hãm sự phát
triển của thực tiễn nếu đó là lý luận phản khoa học, phản động,
lạc hậu. Lý luận khoa học sẽ trở thành kim chỉ nam cho hoạt
động thực tiễn. Nó hướng dẫn, chỉ đạo, soi sáng cho thực tiễn,
vạch ra phương pháp giúp hoạt động thực tiễn đi tới thành
công. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: Không có lý luận thì lúng túng
như nhắm mắt mà đi [5, tr. 561].
Ví dụ thực tế:
Sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỷ 19, đầu
thế kỷ 20 và sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945

11


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
là một minh chứng sinh động, rõ ràng nhất về vai trò dẫn
đường, chỉ lối của lý luận đối với thực tiễn. Theo đó:
1. Các phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế
kỳ 19, đầu thế kỷ 20 mà tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba
Đình, Bãi Sậy, Yên Thế, hay các phong trào Duy Tân, Đông Du
mặc dù diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút được sự tham gia đông
đảo của quần chúng nhân dân, tuy nhiên cuối cùng các phong
trào vẫn đều đi đến thất bại. Một trong những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự thất bại của các phong trào đó là không có lý
luận khoa học soi đường, chỉ lối, các phong trào đều không tìm
được hướng đi phù hợp cho mình, không chỉ ra được mâu thuẫn
cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và đặc biệt không chỉ ra
được lãnh đạo của cách mạng nước nhà là giai cấp nào. Chính
vì vậy các phong trào dù diễn ra trong thời gian ngắn hay dài

nhưng cuối cùng đều đi đến thất bại.
2. Trong khi đó, Hồ Chí Minh đã tìm được hệ thống lý luận
khoa học, đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đó là đi theo con
đường cách mạng vô sản, đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Chính
hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra được mâu
thuẫn cơ bản trong xã hội nước ta lúc bây giờ là mâu thuẫn dân
tộc giữa các tầng lớp nhân yêu nước nước và thực dân Pháp
thống trị, đồng thời chỉ ra được lực lưỡng lãnh đạo đối với cách
mạng đó là liên minh giai cấp công – nông, hai lực lượng giai
cấp đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam. Chính nhờ có hệ
thống lý luận cách mạng khoa học, cách mạng Việt Nam dưới
sự dẫn dắt trực tiếp của Hồ Chí Minh đã đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác mà trước hết là thắng lợi lịch sự tháng Tám năm
1945, đưa đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
12


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
hòa. Đây chính là một ví dụ sinh động nhất về vai trò soi đường,
chỉ lối của lý luận khoa học đối với thực tiễn.
2.3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
Theo quan điểm mácxít, lý luận và thực tiễn không tách rời
nhau mà giữa chúng có sự liên hệ, xâm nhập và tạo điều kiện
cho nhau cùng phát triển. Sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn là nguyên tắc căn bản của triết học Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiêu biểu cho sự gắn bó mật thiết
giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình hình thành và phát
triển của nó. Lý luận Mác – Lênin là sự khái quát thực tiễn cách
mạng và lịch sử xã hội, là sự đúc kết những tri thức kinh

nghiệm và tri thức lý luận trên các lĩnh vực khác nhau. Sức
mạnh của nó là ở chỗ gắn bó hữu cơ với thực tiễn xã hội, được
kiểm nghiệm, bổ sung trong thực tiễn. Chính vì vậy mà nó có
vai trò cải tạo thế giới chứ không chỉ giải thích thế giới [2, tr.
573].
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Thống nhất lý luận với thực tiễn
là nguyên tắc căn bản của triết học Mác – Lênin. Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý
luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông hoặc có
kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng một
mắt mờ.

3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn cách mạng ở
nước ta hiện nay

13


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
Việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ta tránh được bệnh
kinh nghiệm cũng như bệnh giáo điều và rút ra được những
quan điểm đúng đắn trong nhận thức và cuộc sống.
3.1. Cẩn phải quán triệt quan điểm thực tiễn
Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ
thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, sâu sát thực tiễn, tổ chức
hoạt động thực tiễn để triển khai lý luận, phải coi trọng công
tác tổng kết thực tiễn để bổ sung phát triển lý luận. Việc nghiên

cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành, tránh
tình trạng quan liêu, bàn giấy, sách vở, xa rời thực tiễn [7].
Ví dụ thực tế:
Trên cơ sở quan điểm thực tiễn, Đảng ta hết sức coi trọng
công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển hệ thống lý
luận mà biểu hiện sinh động, trực quan nhất đó là trong các văn
kiện của các kỳ Đại hội Đảng, Đảng ta luôn có những đánh giá
tổng kết thực tiễn triển khai các nghị quyết của Đại hội trước
đó, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở đưa ra
những sự chỉ đạo mới trong thời kỳ mới. Ví dụ: Văn kiện Đại hội
VI của Đảng đã xác định Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực
tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Tại Đại hội VII Đảng ta đã thông qua những đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa xã hội nước ta và khẳng định: Con đường đi
lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế đội tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng của
chủ nghĩa tư bản, nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà

14


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về
khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất,
xây dựng nền kinh tế hiện đại [3, tr. 84].
Hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
đánh giá: Công tác lý luận chưa theo kịp sự phát triển và yêu
cầu của cách mạng, đồng thời nhấn mạnh: Đẩy mạnh tổng kết

thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn nữa con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta [4, tr. 133].
3.2. Phát huy vai trò chỉ đạo của lý luận đối với thực tiễn
Lý luận được hình thành không chỉ là sự tổng kết thực tiễn
mà còn là mục đích cho hoạt động thực tiễn tiếp theo. Phát huy
vai trò của lý luận yêu cầu phải nâng cao trình độ tư duy lý
luận, đổi mới phương pháp tư duy cho toàn Đảng, toàn dân
nghĩa là chuyển từ tư duy kinh nghiệm sang tư duy lý luận, từ
tư duy siêu hình, duy tâm sang tư duy biện chứng duy vật; đổi
mới công tác lý luận, hướng công tác lý luận vào những vấn đề
do cuộc sống đặt ra, làm rõ những căn cứ khách quan của
đường lối chính sách của Đảng.
Ví dụ thực tế:
1. Từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động cách mạng của mình. Kiên định lập trường đó, Đại hội
IX của Đảng đã khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây
dụng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên
nên tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính
vì chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống lý luận không chỉ được hình
thành trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển

15


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
của khoa học tự nhiên cũng như những thành tựu của lý luận thế
kỉ 18 – 19 mà còn được khái quát từ thực tiễn phong trào cách
mạng của quần chúng lao động, đồng thời nó phù hợp với thực

tiễn của thời đại [1, tr. 373].
3.3. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
Nếu coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn
thì sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
Bệnh kinh nghiệm: Là căn bệnh tuyệt đối hóa kinh
nghiệm, nhận thức và hành động chỉ dựa vào kinh nghiệm, đề
cao vai trò thực tiễn, hạ thấp lý luận, không chịu học hỏi để
vươn lên, không coi trọng việc tổng kết thực tiễn để khái quát
thành lý luận. Thể hiện ở chỗ tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi
thường lý luận, “chỉ biết tối ngày vùi đầu vào công tác sự vụ”, ít
đào sâu suy nghĩ, nhất là đối với những người trình độ văn hoá
kém, ít quen đọc sách và suy nghĩ, áp dụng kinh nghiệm một
cách thiếu sáng tạo [7].
Để khắc phục bệnh kinh nghiệm có hiệu quả, một mặt
phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn, tức là bám sát thực tiễn, tăng cường học tập nâng
cao trình độ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp với thực
tiễn. Mặt khác, phải hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa [1, tr. 377].
Bệnh giáo điều: Là căn bệnh tuyệt đối hóa lý luận, nhận
thức và hành động chỉ dựa vào lý luận, coi lý luận là "chìa khóa
vạn năng" cho tư duy và hành động, bất chấp điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể. Thể hiện ở chỗ: Coi tri thức là chân lý tuyệt đối, là
cứng nhắc, tách lý luận khỏi thực tiễn, rơi vào bệnh lý luận

16


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường

suông, không biết cụ thể hóa lý luận cách mạng cho thích hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của từng lúc, từng nơi, không biết bổ
sung lý luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động và vận dụng
một cách máy móc, rập khuôn, cứng nhắc, thiếu sáng tạo vào
hoạt động nhận thức cũng như hoạt động cải tạo hiện thực mà
không chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể đối tượng, mang lại
hiệu quả xấu cho hoạt động lý luận và thực tiễn. Xét từ khía
cạnh trình độ nhận thức thì bệnh giáo điều có nguồn gốc từ sự
yếu kém về tư duy lý luận, nhất là lý luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
Để khắc phục bệnh giáo điều, chúng ta cần phải nhất
quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn. Lý luận phải luôn gắn liền với thực tiễn, vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn, khái quát từ thực tiễn, vận dụng sáng tạo vào
thực tiễn, kiểm tra trong thực tiễn và không ngừng phát triển
sáng tạo trong thực tiễn [7].

17


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
KẾT LUẬN
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề mối liên hệ giữa lý luận và thực
tiễn đã được đề cập. Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác –
Lênin mới đưa ra quan niệm thực sự khoa học về mối liên hệ
giữa lý luận và thực tiễn. C.Mác và Ăngghen đã xác nhận một
cách hiểu về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan,
của thực tiễn và lý luận. Như vậy, mối liên hệ giữa lý luận và
thực tiễn với tư cách là sự thống nhất của các mặt đối lập [9].

Những cống hiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin cả về lý
luận và thực tiễn đã góp phần làm cho hệ thống lý luận của Mác,
Ăngghen ngày càng hoàn chỉnh. Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ
giải thích về mặt lý luận, mà còn vạch ra con đường, những
phương tiện cải tạo thế giới bằng thực tiễn trên cơ sở lý luận. Đó
là mối liên hệ hữu cơ, biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực
tiễn cách mạng [9].
Ở khía cạnh nào đó, thì trong thực tiễn cũng có lý luận và
ngược lại trong lý luận cũng có thực tiễn. Quan niệm về mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn chiếm một vị trí quan trọng
trong lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, và trong mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, thì thực tiễn là cái luôn giữ
vai trò quyết định; còn lý luận có tính độc lập tương đối của nó.
Điều này có nghĩa là: Sự hình thành và phát triển của lý luận
một mặt, bị quy định bởi thực tiễn lịch sử xã hội, mặt khác lại
phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố bên trong của nó.
Như vậy, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn còn có sự
tác động qua lại và bổ trợ cho nhau. Sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn còn được hiểu theo cách phù hợp và tương thích


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường
cũng như tính điều kiện cần và đủ. Tuy nhiên, sự phù hợp giữa
lý luận và thực tiễn lại mang tính chất vận động, phát triển liên
tục tương hỗ, bảo trợ giữa thực tiễn và lý luận.


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn
Xuân Trường

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn sách, báo, giáo trình:
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Giáo trình Triết học (Dùng
cho học sinh cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên
ngành Triết học), Hà Nội: NXB Chính trị - Hành chính.
[2]. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Hà Nội 1995: NXB Chính trị
Quốc gia.
[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002. Văn kiện Hội nghị lần thứ
năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia.
[5]. Hồ Chí Minh toàn tập, Hà Nội 1996: NXB Chính trị Quốc gia.
[6]. Từ điển Triết học, Mát-xơ-cơ-va 1986: NXB Tiến Bộ.
Nguồn Internet:
[7]. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa
phương pháp luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta.
< />
truy

cập

này

30/12/2015.
[8]. Quan điểm mácxít về thực tiễn và mối quan hệ biện chứng
giữa thực tiễn và lý luận.


Tiểu luận Triết học – GVHD: TS. Lê Thị Hằng – HVTH: Nguyễn

Xuân Trường
< />page=7>, truy cập ngày 31/12/2015.
[9]. Từ lý luận và thực tiễn đến phương châm “Nói đi đôi với
làm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
< truy cập ngày 31/12/2015.



×