Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT về CON NGƯỜI QUA tập TRUYỆN CHỌN lọc NGẨNG đầu lên đi EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.19 KB, 7 trang )

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƯỜI QUA TẬP TRUYỆN CHỌN LỌC
“NGẨNG ĐẦU LÊN ĐI EM”
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc
đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm này chưa được
các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã phần
nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học.
Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính
chất quan niệm rất cụ thể” và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là
mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà
văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng”.
Có thể khẳng định, quan niệm chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo
nghệ thuật. Do vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chính
là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm.

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người”. Nhận xét trên của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh cao cả
của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người. Ngay từ
những năm kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Minh Châu đã ghi vào nhật kí: “ Hôm
nay chúng ta chiến đấu vì quyền sống của cả dân tộc, nhưng sẽ đến một ngày chúng
ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người… Chính cuộc đấu tranh ấy
mới là lâu dài”. Dự cảm sáng suốt của ông đã được minh chứng khi văn học có một
sự chuyển mình mạnh mẽ từ quỹ đạo chiến tranh sang quỹ đạo hòa bình sau năm
1975. Các nhà văn dành tất cả tâm lực của mình cho một cuộc đổi mới toàn diện văn
chương. Đổi mới quan niệm về nhà văn, đổi mới cách viết, đổi mới đề tài… và đặc
biệt nhất là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người với nội dung dân chủ và nhân
bản sâu sắc.


Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật
miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn


học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn
học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người.
Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào
lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người. Nói cách
khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng đến thể hiện con người. Quan
niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá,
sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn. Có thể nói, nó
giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì
bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói
riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu,
song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách định nghĩa và
diễn đạt khác nhau.
Cụ thể như sau: Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: "Quan niệm nghệ thuật về con
người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm
nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình.
Tức quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con
người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con
người trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các
hình tượng nhân vật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng
nghệ thuật trong các tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn
khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và
chiều sâu triết lí của tác phẩm”. Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con
người, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về
con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm.
Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn,

làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.”
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói
lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Chúng ta có thể
hiểu quan niệm nghệ thuật về con người một cách khái quát như sau: Quan niệm
nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa
lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng
tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ
quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so
với đối tượng.


Quan niệm nghệ thuật về con người là cách cắt nghĩa “có tính phổ quát, tột
cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con
người”. Nhưng mọi cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách lí giải về con người của
nhà văn đều là sản phẩm của lịch sử, xã hội và văn hóa thời đại nhà văn sáng tác.
Không chỉ vậy quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng tạo của cá
tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn nghệ sĩ. Bởi vậy, quan niệm nghệ thuật về con
người của văn học trung đại sẽ khác văn học hiện đại, quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn Nguyễn Khải không giống nhà văn Nguyên Ngọc.
Quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành nhân tố vận động của nghệ thuật.
Và khi nhà văn miêu tả những con người là kết quả của sự vận động ấy thì sẽ làm văn
học đổi mới. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong
mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá
giá trị nhân văn của tác phẩm văn học nói riêng và thành tựu của người nghệ sĩ nói
chung.
Chính vì vậy trong tập truyện ngắn " Ngẩng đầu lên đi em" ,tác phẩm được
chính các tác giả trong nghề giáo viết ra từ những trăn trở, đau đớn chuyện nghề.
Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn, bài giảng, mà còn ở đời
sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm hồn. Mới
hay nghề thầy, vượt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng nồng hậu,

một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu, biết thông cảm, sẻ chia.

II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Cuốn truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam “Ngẩng đầu đi em” do Hội Nhà
văn Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Giáo dục ra mắt độc giả vào năm 2008. Với
bìa sách màu nâu đơn giản gợi nhớ đến sự thầm lặng lớn lao của những người làm
nghề giáo kết hợp cùng nội dung xúc động, “Ngẩng đầu lên đi em” đã mang đến cảm
xúc bất ngờ từ thực tế giáo dục đạo đức con người. Cuốn truyện gồm 25 tác phẩm
truyện ngắn của 25 tác giả xuất sắc nhất trong cuộc thi viết về Nhà giáo Việt Nam.
Tại sao cuốn truyện ý nghĩa này lại tên là “Ngẩng đầu lên đi em”?
Rất dễ hiểu, truyện ngắn mở đầu của Đỗ Tiến Thụy mang cái tên đó. Đỗ Tiến Thụy
cao, nhưng không lớn, mà lêu đêu bởi dáng anh gầy, mảnh khảnh. Anh sinh ngày 12
tháng 10 năm 1970, quê ở Tốt Động- Chương Mỹ- Hà Nội. Nhập ngũ năm 1988,
công tác tại Sư đoàn 10, Binh đoàn Tây Nguyên, hiện đang là biên tập viên văn xuôi
của Tạp chí nghệ thuật Quân đội. Anh tốt nghiệp Khoa sáng tác- Lí luận phê bình văn
học- Đại học Văn hóa Hà Nội (2002-2006) , đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi


văn học nghệ thuật. Anh làm nhà văn đã lâu, nhưng không nổi đình nổi đám, bởi
Thụy không đua đòi theo "văn chương thời thượng" . Anh thích viết những cái cũ kỹ
bằng tâm hồn của một con người dễ xúc động. Nó khiến chúng ta nhận biết những
sắc màu kỳ diệu của yêu thương. Tình yêu thương đã làm nên kỳ tích với một căn
bệnh từ chất độc màu da cam của Nga. Cô bé dị tật khớp cổ bị gọi là Ngoẹo giờ đã
trở thành người phụ nữ trẻ tên Nga. Nga luôn ngẩng cao đầu kiêu hãnh nhờ cô giáo
Nhâm - người đã đón em về kèm dạy và yêu thương, chăm sóc em như đứa con ruột
thịt của mình. Rồi Nga đã trải qua thời gian vô cùng hạnh phúc trong tình yêu đôi
lứa. Trước ngày cưới, Nga đã gạt hết mọi trăn trở để thú nhận dị tật bẩm sinh của

mình cho người yêu. Anh ta đã từ bỏ cô, có lẽ vì lo sợ dị tật di truyền sang đời con.
Trước nỗi đau đớn khôn nguôi, Nga lại về, lại chia sẻ với cô giáo Nhâm. Nga muốn
dựa vào bờ vai cô giáo mình mà khóc. Thế nhưng lần này cô giáo lại nói, vẫn là cái
câu quen thuộc đó: “Ngẩng đầu lên đi em”. Lời nhắc của cô giáo Nhâm không còn
để chữa một dị tật riêng thuở nào của Nga mà chữa sự mặc cảm, thiếu tự tin, vốn luôn
ở góc nào đó trong chúng ta. Vì thế, “Ngẩng đầu lên đi em” vừa là lời động viên, là
lời thôi thúc và là một mệnh lệnh để các học sinh luôn mạnh mẽ, biết đứng dậy sau
những nỗi đau. Câu chuyện xúc động ấy là một dải lụa nhẹ nhàng đưa người đọc đến
các truyện ngắn tiếp theo như “Mackeno”, “Cô giáo chữ O”, “Tình thầy trò”, “Vòng
tay yêu thương”,… Tất cả đều hướng đến những vấn đề trong giáo dục: Yêu thương,
lòng tâm huyết của thầy dành cho trò và cả phê phán những thực tế buồn cũng có. Dù
nhân vật người thầy được xây dựng chính diện hay phản diện thì câu chuyện vẫn là
tấm gương để con người ta soi lại mình. Đó là món quà đẹp nhất để dành tặng mọi
người trong ngành giáo dục, khiến tất cả cùng chung tay, phấn đấu hướng đến một
tương lai đẹp hơn.
Tác phẩm “Ngẩng đầu lên đi em” là cuốn sách gây bất ngờ liên tục cho người
đọc. Đó là những câu chuyện về nhà giáo thấm thía, "chưng cất" từ thực tế nhằm giáo
dục đạo đức, cảm hóa học sinh… Không ít câu chuyện trong số đó được chính nhà
giáo viết ra từ những đam mê, trăn trở, thậm chí là nỗi đớn đau chuyện nghề. “Ngẩng
đầu lên đi em” (Đỗ Tiến Thụy) mang sắc màu kỳ diệu của yêu thương. Tình yêu
thương đã làm nên kỳ tích mà y học ngỡ đành lui bước. Cô học trò dị tật khớp cổ bị
gọi là Nghẹo đã trở thành thiếu nữ tên Nga xinh đẹp với chiếc cổ cao kiêu hãnh nhờ
cô giáo Nhâm - người đã đón em về kèm dạy và yêu thương em.
Cô giáo dùng tay giữ chiếc đầu “bấy bớt” ngỡ không thể nào trụ được trên cổ mà
cứ đổ oặt xuống vai. Cô giữ rất lâu rồi khẽ buông tay một lát, cái cổ theo phản xạ
cưỡng lại, bớt "bấy" dần. Cứ thế, cô tập cho Nga. Mỗi sáng cô cài lên tóc Nga một
bông hoa hồng thắm. Bốn năm liền bao nhiêu bông hồng khích lệ Nga không “đổ
cổ.” Vì nếu không, sẽ làm rơi nát bông hoa đẹp-hoa mang tình cảm và hy vọng của
cô giáo. Trước đó, bố em vì quá thương con nhưng nôn nóng nên đã để gai vào vai.



Khi chiếc cổ không thể giữ được đã oặt xuống, mặt em đầy máu. Nga đã chữa được
dị tật nhờ câu khích lệ chan chứa yêu thương mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày của cô
Nhâm: “Ngẩng đầu lên đi em.”
Sau này, Nga gặp người yêu. Trước ngày cưới cô đã viết về câu chuyện dị tật
bẩm sinh của mình cho người yêu. Nhưng người yêu đã từ bỏ cô, có lẽ vì lo sợ dị tật
di truyền sang đời con. Trước mất mát, Nga lại về với cô giáo Nhâm trong khắc khoải
đợi chờ. Và lần này cô giáo lại nói: “Ngẩng đầu lên đi em.” Lời nhắc của cô giáo
Nhâm không còn để chữa một dị tật riêng thuở nào của Nga mà chữa sự mặc cảm,
thiếu tự tin, vốn luôn ở góc nào đó trong chúng ta. Vì thế “Ngẩng đầu lên đi em” vừa
là lời động viên, là lời thôi thúc và là một mệnh lệnh để các trò bước vào đời với một
tư thế, một thái độ sống thẳng thắn, tự chủ hơn.
Truyện “Tiết dạy cuối cùng” (của Nguyễn Anh) lại đem đến những nỗi xúc
động khác… Một thầy giáo đau đáu vì nghề, hết lòng say chuyên môn. Lo bàn giờ
thao giảng mà bẵng quên bữa ăn gia đình, đi nhận giải thưởng giáo viên dạy giỏi về
gặp cướp. Cướp không chỉ “buông tha”mà còn “biếu” thêm tiền vì nhận ra ông giáo
nổi tiếng trong vùng. Thầy giáo đã bị ung thư, sau lần mổ, thầy chỉ còn da bọc xương
nhưng thầy thèm dạy, “thầy nhớ học trò, thầy nhớ bục giảng đến cồn cào. Cho đến
một lần, thầy cố chống gậy lê bước đến lớp”, thầy năn nỉ đồng nghiệp trẻ: “Nhớ lớp
quá, cho anh dạy một tiết.” Học sinh long lanh nước mắt nhìn thầy, rồi chúng gục
xuống bàn òa lên nức nở. Nước mắt thầy cũng trào ra. Đó là tiết dạy cuối cùng trong
đời của một nhà giáo yêu nghề.
Đối lập với các thầy cô như ân nhân là thầy Tú trong truyện (Nguyễn Văn Thởn)
thầy là một nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học của trò Tùng. Thầy Tú mở quán càphêVăn và bị trò này cùng bạn xấu đến quậy phá “trả thù.” Vì thầy đã từng có lúc thiếu
công bằng bênh cháu mình mà xử phạt oan cho Tùng khiến Tùng chán nản, xa rời
sách vở.
Khi cần bênh vực, sửa sai thì thầy đã buông ra câu “Makeno” bỏ mặc học sinh
ấm ức. Sau này, thầy ân hận lắm, thầy thôi nghề dạy học và cũng hiểu việc Tùng đến
gây sự ở quán mình là có căn nguyên… Khi Tùng nên người hơn được người khuyên
đã đến xin lỗi thầy, thầy bảo: “Thầy biết vừa qua em có nhiều thay đổi. Thầy mừng

cho em…Thầy hiểu ra rằng làm nghề gì cũng có thể mắc lỗi. Nhưng cái lỗi ở nghề
khác, cùng lắm là mất tiền, mất của, còn cái lỗi trong nghề dạy học, thì có thể làm
hỏng, thậm chí làm mất con người”. Câu chuyện mang màu sắc ăn năn từ phía người
thầy cũng là một nét đẹp của nhân cách nhà giáo.


Truyên ngắn “Phục sinh” (Nguyễn Duy Tiến) là chuyện buồn nhưng có hậu về
cô giáo Thủy rất yêu nghề mà bị biến đổi theo cơ chế thị trường, “nằm trong guồng
máy của lò luyện thi”, chạy theo dạy thêm gây ra những ấm ức trong học sinh.
Tuệ, một học trò nhỏ vì không đi học thêm nhưng làm bài giống bạn có đi học thêm
cô Thủy đã bị cô cho điểm 0, từ đó Tuệ chán nảm, bỏ học. Sau này, biết cô giáo ốm
nặng “gần đất xa trời” lại nhờ người cha nhân hậu khuyên mà Tuệ hiểu tình thầy trò
vô lượng, em đã đến bên cô Thủy với phương thuốc bí truyền từ Tây Nguyên.
Đều đặn Tuệ pha nước cốt giá đỗ mỗi sớm và cô giáo như được phục sinh. Vì ai cũng
tưởng cô bị ung thư vòm họng và sẽ chết. Nhờ vậy, cô Thủy trở về với bục giảng và
không còn mê mải theo dạy thêm để kiếm tiền…Cô biết “Đức Chúa Giê-su chỉ phục
sinh một lần, cô cũng được phục sinh một lần rồi…”
Người ta thường coi sách về nhà trường là nặng tính giáo huấn nhưng "Ngẩng
đầu lên đi em" đã thuyết phục đặc biệt. Hai nhăm câu chuyện, 25 nỗi lòng, 25 dư âm
khó quên. Trong tình hình hiện nay, những câu chuyện về tình thầy nghĩa trò, tình bạn
học đường lại càng thêm ý nghĩa. Bởi vì chống bằng xây chính là cách làm tích cực
nhất.
Đề tài về Nhà giáo Việt Nam là nguồn cảm hứng nghệ thuật của nhiều đối tượng
xã hội. Có thể nói, nhân vật người thầy đã được nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ,
trong nhiều tình huống, thể hiện đa chiều cung bậc tình cảm của con người. Phê phán
cái xấu, cái ác, nâng niu, vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng - đó là điều các tác
phẩm hướng tới để hình ảnh người thầy được xã hội tôn vinh với những giá trị vốn
có. Đã tự ngàn năm, những con người vì lợi ích trăm năm làm công tác "trồng người"
đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ với những hình ảnh tuyệt vời. Có những tác phẩm rất
thành công khi viết về những con người làm công tác giáo dục:

“ Cả đời người làm một que diêm
Để nhen nhóm lửa trong tim học trò
Yêu cuộc đời, yêu tuổi thơ
Tôi gieo hạt chữ mà mơ quả vàng”
Với những trăn trở, khát khao của người thầy, với những hình ảnh của người thầy
đã vượt qua những nỗi chật vật, với những lo toan của đời thường để đến với nghề,
đến với các em bằng cả bầu nhiệt huyết. Điều đó chính là nguồn cảm hứng nghệ thuật
của nhiều đối tượng xã hội. Đặc biệt trong thời gian vừa qua Bộ GD-ĐT đã phối hợp
với hội nhà văn, nhà xuất bản giáo dục án hành tác phẩm truyện chọn lọc viết về Nhà
giáo Việt Nam với 18 tập truyện ngắn . Qua những tập truyện này hình ảnh người


thầy được nhìn nhận đánh giá ở nhiều góc độ , thể hiện nhiều cung bậc tình cảm...
.Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng. Đó là điều
mà các truyện ngắn hướng tới, không ít truyện ngắn được chính các tác giả trong
nghề giáo viết ra từ những trăn trở, đau đớn chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của
nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn, bài giảng, mà còn ở đời sống hiện thực phong phú
và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm hồn. Mới hay nghề thầy, vượt trên
chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn
thấu hiểu, biết thông cảm, sẻ chia...

III.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

Có ý kiến cho rằng, mọi sự thay đổi trong văn học đều bắt nguồn từ sự thay đổi
trong quan niệm nghệ thuật về con người. Do vậy, đi sâu khám phá quan niệm nghệ
thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam là bước đi ngắn nhất để chúng
ta đến gần với cái bản chất nội tại của tác phẩm, nắm được sự thay đổi, cách tân và
vận động của cả một giai đoạn, một thời kì văn học trung đại, đồng thời nêu bật được

sức hấp dẫn của thời kì văn học này cũng như khẳng định những giá trị không lỗi thời
của nó về sau.



×