Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THƯƠNG MẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DEVICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.04 KB, 57 trang )

Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING THƯƠNG MẠI
1.1 Tư tưởng cơ bản của Marketing thương mại
1.1.1 Khái niệm Marketing thương mại
Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động
nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của tổ
chức trên cơ sở thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và
người tiêu dùng.
1.1.2 Bản chất của marketing thương mại
Vị trí khách hàng trong hoạt động thương mại
Vị trí quyết định thuộc về người bán
Vị trí quyết định thuộc về khách hàng
Cách thức tiếp cận và chinh phục khách hàng theo quan điểm định hướng marketing
Định hướng mục tiêu: thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng
Định hướng chiến lược trong hoạt động thương mại
Quan điểm thương mại theo hệ thống
1.2 Cơ hội hấp dẫn và thị trường của doanh nghiệp
1.2.1 Cơ hội hấp dẫn trong hoạt động thương mại
Cơ hội hấp dẫn là những khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sẽ xuất
hiện trên thị trường được xem là phù hợp với mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ hấp dẫn của cơ hội
Các yếu tố thuộc mục tiêu của ban lãnh đạo doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc tìm lực của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh
Phương pháp đánh giá cơ hội
Đánh giá cơ hội theo khối màu
Đánh giá theo ma trận cơ hội
Đánh giá theo ma trận nguy cơ



SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

1


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Đánh giá theo ma trận SWOT
1.2.2 Thị trường của doanh nghiệp
Mối liên hệ Doanh nghiệp – Thị trường của doanh nghiệp:
Thị trường

Doanh

Thị trường đầu

đầu vào

nghiệp

ra

Thị trường đầu vào (nguồn cung cấp)
Theo tiêu thức địa lý:
Nguồn cung cấp trong nước (nội địa).
Nguồn cung cấp ngoài nước (thị trường quốc tế) và chi tiết hơn.
Theo tiêu thức sản phẩm:

Thị trường hàng hóa – dịch vụ (cụ thể đến dòng/tên của sản phẩm/dịch vụ).
Thị trường vốn (cụ thể đến nguồn vốn).
Thị trường lao động (cụ thể đến loại lao động mà doanh nghiệp cần sử dụng).
Theo tiêu thức người cung cấp:
Việc nghiên cứu thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự
ổn định và hệu quả của nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như
khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng, do vị
trí của nó trong hệ thống kinh doanh và mục tiêu giải quyết của môn học nên không lựa
chọn để nghiên cứu chi tiết.
Thị trường đầu ra (nguồn tiêu thụ)
Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm:
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng
(dòng sản phẩm) hay nhóm hàng mà họ kinh doanh và bán ra thị trường. Tùy theo mức
độ mô tả/nghiên cứu người ta có thể mô tả ở mức độ khái quát cao hay cụ thể.
Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý:

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

2


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu
vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tùy theo mức độ rộng hẹp có tính toàn
cầu, khu vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường của doanh nghiệp.
Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ
1.2.3 Các bước xác định và lựa chọn thị trường trọng điểm

Các bước nghiên cứu và xác định thị trường trọng điểm:
Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trường xác định: giới hạn địa lý, loại nhu cầu và loại sản
phẩm có thể thỏa mãn. Nhằm đảm bảo nhận dạng một cách toàn diện các cơ hội có thể
xuất hiện trên thị trường để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Bước 2: Phân tích thị trường sản phẩm chung, Xác định dòng sản phẩm có thể thỏa mãn
nhu cầu cụ thể.
Bước 3: Phân tích thị trường sản phẩm, Xác định sản phẩm cơ bản có thể thỏa mãn nhu
cầu cụ thể của họ và dòng sản phẩm cùng cách thức thỏa mãn các nhu cầu đó.
Bước 4: Phân đoạn thị trường, xác định các thị trường thành phần, Xác định các nhóm
khách hàng có nhu cầu khác biệt và thái độ của họ với sản phẩm cơ bản
Các tiêu thức thường được sử dụng để phân đoạn thị trường:
Nhóm các tiêu thức có tính khái quát.
Nhóm các tiêu thức chi tiết.
Bước 5: Quyết định thị trường trọng điểm và cách tiếp cận, Xác định sản phẩm hoàn
thiện và cách thức thỏa mãn nhu cầu cá biệt.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Devico
1.3.1 Các yếu tố môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế - công nghệ đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn, quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền
kinh tế sử dụng tiềm năng của mình và tạo cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu
hướng vận động hay thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu
hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau.

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

3


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp


GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Môi trường chính trị - luật pháp
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị - luật pháp chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ
hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của một doanh nghiệp. Sự ổn định hay
thay đổi của môi trường chính trị đều có ảnh hưởng có lợi hay kìm hãm cho doanh
nghiệp. Mức độ hòan thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh
hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp.
Môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa – xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh
hưởng đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tiêu thức ảnh hưởng đến môi
trường văn hóa xã hội như: Dân số; Xu hướng vận động của dân số; Hộ gia đình và xu
hướng vận động; Thu thập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ; Nghề nghiệp tầng lớp
xã hội; Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa.
Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với
nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ
thắng, tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp cần xác định cho mình một chiến lược cạnh
tranh hoàn hảo. Chiến lược cạnh tranh cần phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng của môi
trường cạnh tranh bao quanh doanh nghiệp.
1.3.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp
Yếu tố tài chính
Là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng
vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả
các nguồn vốn, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thông qua
các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu; Vốn huy động; Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận; Khả năng trả
nợ ngắn hạn và nợ dài hạn; Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi.
Nguồn nhân lực

Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành
công. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

4


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

dụng có hiệu quả để khai thác và vượt qua có hiệu quả. Đánh giá và phát triển tiềm năng
con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh.
Vị trí địa lý, cơ sở vất chất – kỹ thuật của doanh nghiệp
Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại khi đặt điểm bán
hàng. Cơ sở vật chất – kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy
động vào kinh doanh thiết bị, nhà xưởng, văn phòng,… phản ánh tiềm lực vật chất và liên
quan đến quy mô, khả năng, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại
tạo thông qua khả năng “bán hàng” gián tiếp của doanh nghiệp. Sức mạnh thể hiện ở khả
năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, chấp nhận và quyết định mua hàng của
khách hàng. Tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về hình ảnh và
uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mức độ uy tín của hàng hoá và mối quan hệ
xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.4 Chiến lược sản phẩm
1.4.1 Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước
muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử
dụng của người tiêu dùng.

1.4.2 Sản phẩm mới và định hướng phát triển sản phẩm
Khái niệm sản phẩm mới
Sản phẩm mới bao gồm những sản phẩm hiện tại nhưng đã được hoàn thiện thêm
về các chi tiết, bộ phận của nó, có thêm công năng mới hoặc bao bì mới, hoặc nhãn hiệu
mới, hình ảnh mới…
Định hướng phát triển sản phẩm
Chức năng của doanh nghiệp thương mại là mua để bán: mua của nhà sản xuất
(người cung cấp) bán cho khách hàng (người tiêu thụ). Bao gồm các yếu tố sau đây:

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

5


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Giúp khách hàng có được sản phẩm hiện vật đúng để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của
họ thông qua hoạt động tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn các sản phẩm được chế tạo bởi nhà
sản xuất
1.5 Gía cả trong chiến lược Marketing
1.5.1 Các mục tiêu định giá
Nhằm đảm bảo mức thu nhập được xác định trước
Nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Nhằm mục tiêu doanh số bán hàng
Nhằm mục tiêu phát triển các phân đoạn thị trường
Nhằm mục tiêu cạnh tranh đối đầu
Nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả
1.5.2 Các chính sách định giá

 Chính sách về sự linh hoạt của giá
Chính sách một giá
Đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng mua hàng trong cùng các điều
kiện cơ bản và cùng một khối lượng.
Chính sách giá linh hoạt
Đưa cho khách hàng khác nhau các mức giá khác nhau trong các điều kiện cơ bản
và cùng khối lượng.
 Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm
Chính sách giá “hớt váng”
Đưa ra mức giá cao nhất – cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm
tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường. Chính sách này thường áp dụng để chinh
phục nhóm khách hàng không nhạy cảm giá khi có sản phẩm hoàn toàn mới, độc đáo.
Chính sách giá “xâm nhập”
Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hóa với khối lượng lớn trên thị
trường.
Chính sách giá này quy định một mức giá thấp trong thời gian dài, thường được sử
dụng cho các sản phẩm mới nhưng mang tính chất tương tự (thay thế) hoặc sản phẩm cải
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

6


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

tiến, trên các thị trường mới và dặc biệt trên các thị trường không lý tưởng (đường cong
cầu co giãn nhịp nhàng).
Chính sách giá “giới thiệu”
Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và cách

dùng thử của khách hàng
Cính sách giá này quy định một mức giá thấp trong thời gian ngắn (tạm thời) rồi
sẽ nâng giá lên ngay sau thời kỳ đưa hàng ra và giới thiệu
Chính sách giá “theo thị trường”
Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tich giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
 Chính sách giá theo chi phí vận chuyển
Gía giao hàng theo địa điểm
Điểm giao hàng và chi phí vận chuyển liên quan đến nó là cơ sở để xem xét giá.
Loại giá này lấy địa điểm giao hàng cụ thể giữa bên bán và bên mua để làm căn cứ để xác
định mức giá hàng hóa.
Để xác định mức gia có tính đến chi phí vận chuyển, có hai trường hợp sau:
Địa điểm giao hàng được xác định trước bởi bên bán
Địa điểm giao hàng được xác định theo yêu cầu của khách
Gía giao hàng theo vùng
Gía giao hàng đồng loạt
Gía vận chuyển hấp dẫn
 Chính sách hạ giá và chiếu cố giá
Hạ giá theo khối lượng nhằm khuyến khích mua nhiều
Hạ giá theo khối lượng có tích lũy
Hạ giá theo khối lượng không tích lũy
Hạ giá theo thời vụ
Hạ giá theo thời hạn thanh toán
Bán hàng trả chậm
Bán hàng trả ngay
Hạ giá theo đơn đặt hàng trước
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

7



Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Hạ giá ưu đãi
Hạ giá tiêu thụ hàng tồn kho
Hạ giá theo truyền thống
Các chinh sách chiếu cố giá
1.5.3 Các phương pháp tính giá
 Các yếu tố chính cần nghiên cứu khi tính giá
Nhu cầu khách hàng
Nhu cầu là yếu tố đầu tiên xét đến khi định giá. Nhìn chung, giá càng thấp thì nhu
cầu càng cao và ngược lại. Gía và nhu cầu tỷ lệ nghịch với nhau.
Chi phí
Chi phí là một yếu tố đặc biệt quan trọng cần được xem xét khi xác định mức giá.
Trong các điều kiện bình thường mức giá – dù tinh theo cách nào cũng đều phải đảm bảo
lớn hơn chi phí để có lợi nhuận. Cần đặc biệt nghiêm túc phân tích chi phí kinh doanh khi
làm giá.
 Phương pháp tính giá theo chi phí
Đối với nhà sản xuất
Các nhà sản xuất, các nhà thầu xây dựng có thể xác định mức giá theo chi phí định
hướng bằng cách cộng them vào chi phí bình quân (hay dự toán chi phí) cho một sản
phẩm một “khoản tăng giá” (lợi nhuận dự kiến) có thể giải thích được để có giá công bố.
Công thức tinh giá:
P = Cbq + Ktg
Trong đó:

P: Giá công bố
C: Chi phí bình quân trên 1 sản phẩm
K: Khoản tăng giá (lợi nhuận dự kiến) trên 1 sản phẩm


Tính chi phí bình quân (C)
Cbq = +
Tính khoản tăng giá (Ktg)

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

8


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Khoản tăng giá (Ktg) còn gọi là khoản phụ trội chuẩn đại diện cho khoản lợi
nhuận “có lý” được chờ đợi của doanh nghiệp.Có hai phương pháp tính khoản tăng giá
thông dụng:
Tính khoản tăng giá theo doanh số bán
Theo cách này, Ktg sẽ được xác định bằng tỷ lệ% trên doanh số bán. Khi đó mức
giá công bố sẽ được tính bằng công thức :
P=
Tính khoảng tăng giá theo vốn đầu tư
Theo cách này, khoảng tăng giá được xác định theo định hướng mục tiêu lợi
nhuận nhằm đảm bảo tỷ suất lợi nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư. Khoản tăng giá K tg sẽ
được tính Ktg là:
Ktg =
Khi đó giá công bố được tính theo công thức
P = Cbq +
1.6 Địa điểm và phân phối hàng hóa trong chiến lược Marketing
1.6.1 Lựa chọn và thiết kế kênh phân phối

 Các dạng kênh phân phối
Kênh phân phối trực tiếp
Trong dạng kênh này doanh nghiệp không sử dụng người mua trung gian để phân
phối hàng hóa. Lượng bán hàng của doanh nghiệp (kể cả đại ký có hợp đồng) chịu trách
nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận người sử dụng hàng hóa.

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

9


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Doanh nghiệp

Người

sử

dụng

Lực

lượng

bán

hàng


của

doanh

nghiệp
Khách hàng (người sử dụng)
Kênh phân phối gián tiếp
Là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp “bán” hàng của mình cho người sử
dụng thông qua các người mua trung gian (nhà buôn các cấp/nhà bán lẻ).
Doanh nghiệp

Đại lý

Lực lượng bán hàng
của doanh nghiệp

Các người mua trung gian

Khách hàng (người sử dụng)

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

10


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi


 Thiết kế hệ thống kênh phân phối
Nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối
Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối
Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối
Lựa chọn và phát triển các phần tử trong kênh phân phối
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp
Người mua trung gian trong kênh phân phối
Xác định dạng người mua trung gian
Lựa chọn người mua trung gian cho kênh phân phối
Điều chỉnh hệ thống kênh phân phối
1.6.2 Tổ chức và điều khiển quá trình phân phối hiện vật
 Điều phối hàng hóa vào các kênh phân phối
Điều phối hàng hóa là quá trình xác định các kế hoạch và tổ chức thực hiện kế
hoạch đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa cho các kênh phân phối của doanh nghiệp.
Các kế hoạch phân phối hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của từng kênh
phân phối trong mối liên hệ với toàn hệ thống phân phối của doanh nghiệp về các yếu tố:
Danh mục hàng hóa vận động trong kênh
Khối lượng hàng hóa và từng loại hàng hóa trong kênh
Thời gian xuất phát, dịch chuyển hàng hóa trong kênh
Nguồn hàng và địa điểm giao nhận hàng hóa trong kênh
 Lựa chọn phương án vận chuyển hàng hóa trong các kênh
Lựa chọn dùng phương án vận chuyển cho phép đáp ứng tốt các yêu cầu về thời
gian, địa điểm có ích và giảm chi phí trong bán hàng.
Về địa điểm: địa điểm có ích của khách hàng là yêu cầu khách hàng từ phía khách
hàng của doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thỏa mãn tốt yêu cầu về
địa điểm có ích của khách hàng nếu muốn bán được hàng.
Về thời gian: các loại phương tiện vận chuyển và mối lên hệ kết nối giữa các loại
phương tiện vận chuyển có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo thời gian hữu ích cho
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A


11


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

khách hàng. Cần phải lựa chọn các phương án sử dụng các loại phương tiện vận chuyển
như thế nào trong hệ thống kênh phân phối để có thể đáp ứng yêu cầu về thời gian của
khách hàng trong mối quan hệ với khối lượng và chi phí cũng như khả năng chấp nhận
giá của khách hàng trong điều kiện có cạnh tranh.
Về chi phí vận chuyển trong phân phối hiện vật: nên chọn phương án vận chuyển
hàng hóa sao cho có khả năng đáp ứng ở mức độ hợp lý cho tát cả các mục tiêu – trừ các
yêu cầu đực biệt từ các khách hàng.
 Lựa chọn dự trữ trong hệ thống kênh phân phối
Phương án dự trữ được phải định đúng về:
Địa điểm: nên đặt dự trữ ở đâu? Có thể tại kho doanh nghiệp, tại các nhà trung
gian hoặc đẩy dự trữ về phía khách hàng.
Doanh mục: các loại sản phẩm khác nhau có yêu cầu dự trữ khác nhau, cần đảm
bảo tính hợp lý của từng loại.
Khối lượng: số lượng dự trữ được xác định cho toàn hệ thống và từng điểm chủ
chốt trong hệ thống phân phối theo từng loại sản phẩm cụ thể.
1.7 Tầm quan trọng của xúc tiến trong Marketing
1.7.1Khái niệm xúc tiến
Xúc tiến thương mại là các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing của
các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
thương mại. Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động như: quảng cáo, khuyến mại,
hội chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch
trương khác.
Khái niệm xúc tiến Trong từng giai đoạn, phát triển khác nhau, vị trí của xúc tiến

trong marketing hỗn hợp có thể là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chiến lược
marketing cũng như điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp, chương trình xúc tiến của
đối thủ cạnh tranh trong từng giai đoạn.

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

12


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

1.7.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến đối với hoạt động kinh doanh thương mại
của các doanh nghiệp
Xúc tiến có một số vai trò quan trọng như: kích thích hiệu quả của lực lượng bán
hàng hoặc giữ nguyên giá mà tăng chất lượng sản phẩm.
Hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển
các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong nước cũng như các bạn hàng ở nước
ngoài.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu trong công việc chiếm lĩnh thương mại
và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường.
Hoạt động xúc tiến thương mại là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh
phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng.
Xúc tiến thương mại là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau, đặc biết
nhờ nghệ thuật của xúc tiến thương mại, hoạt động này kích thích người tiêu dùng mua
sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Giúp cho doanh nghiệp thương mại muốn đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra thì
vấn đề không thể thiếu được là phải tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại.

1.7.3 Nội dung của hoạt động xúc tiến
 Quảng cáo
Quảng cáo là biện pháp truyền bá thông tin của các doanh nghiệp
Quảng cáo là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
truyền bá thông tin đến người nhận tin
Đối tượng quản cáo thương mại là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng công
nghiệp, khách hàng để bán lại…
Quảng cáo thương mại không phải là sự truyền bá cá nhân.
Nội dung quảng cáo là thông tin về hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh.
Biện pháp quảng cáo thương mại là thông qua vật môi giới quảng cáo.
Mục đích quảng cáo thương mại là tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ đó thu lợi nhuận.
Các phương tiện quảng cáo
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

13


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng
Báo chí: báo hàng ngày, báo tuần, tạp chí, tạp chí chuyên ngành, các ấn phẩm
không phải trả tiền…
Truyền hình
Quảng cáo ngoài trời: biểu ngữ trên tường, bảng chắn đường, quảng cáo trên các
phương tiện thông tin vận tải, quảng cáo dọc đường giao thông.
Các phương tiện thông tin khác như: băng video, internet…
Quảng cáo trực tiếp
Catalogue gửi qua đường bưu điện.

Mang các tờ rơi quảng cáo bỏ vào thùng thư cá nhân hoặc đưa vào tận nhà các hộ
dân cư ở địa bàn nào đó.
Quảng cáo tại nơi bán hàng
Tùy theo từng loại quảng cao mà người ta sử dụng các hình thức và phương tiện khác
nhau cho phù hợp.
Đối với quảng cáo gây tiếng vang
Truyền hình, tạp chí chuyên ngành, báo chí
Đối với quảng cáo sản phẩm
Truyền hình, Tạp chí, Quảng cáo ngoài trời, Quảng cáo qua điện thoại…
Quảng cáo hàng công nghiệp
Quảng cáo trên các tạp chí thương mại;
Quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành;
Quảng cáo qua catalo;
Quảng cáo qua thư thương mại;
Quảng cáo qua điện thoại;
Quảng cáo qua các trang vàng của niên giám điện thoại.
 Khuyến mại
Khuyến mại là hành vi thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc bán hàng,
cung ứng dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của thương nhân bằng cách giành những lợi
ích nhất định cho khách hàng.
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

14


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Vai trò của khuyến mại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp:

Là công cụ khá quan trọng trong các công cụ xúc tiến
Là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo
Kích thích hành vi mua sắm mua sắm của khách hàng
Các hình thức khuyến mại chủ yếu
Giảm giá
Phân phát mẫu hàng miễn phí
Phiếu mua hàng
Trả lại một phần tiền
Thương vụ có chiết khấu nhỏ
Thi – cá cược – trò chơi
Phần thưởng cho các khách hàng thường xuyên
Dùng thử hàng hóa không phải trả tiền
Phần thưởng
Tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo
Đối với các trung gian phân phối, các công ty còn có thể sử dụng một số hình thức
xúc tiến bán hàng khác nữa:
Chiết khấu: giảm giá so với giá bán ghi trên hóa đơn trong từng trường hợp mua
hàng hoặc trong từng thời kỳ. Cách này khuyến khích các khách hàng là đại lý, người
bán lẻ mua nhiều hàng hóa hơn, tích bán hàng cho công ty hơn.
Thêm hàng hóa cho khách mua hàng với lượng hàng nhất định.
 Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác
Quan hệ công chúng là những quan hệ quần chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới
các giới dân chúng khác nhau ở trong và ngoài nước như: nói chuyện, tuyên truyền, quan
hệ với cộng đồng, đóng góp từ thiện…
Các hoạt động khuyếch trương khác có thể có như: hoạt động tài trợ, hoạt động
họp báo, tạp chí của công ty.
Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng hiện tại hay tiềm ẩn
đến khả năng thành công của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiên của mình.
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A


15


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Công chúng là một lực lượng có thể thúc đẩy hoặc quá trình thực hiện mục tiêu
của doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp luôn phải tìm cách thu hút sự ủng hộ
của công chúng. Bộ phận làm nhiệm vụ quan hệ với công chúng luôn phải theo dõi thái
độ của công chúng, tìm cách giao tiếp, thông tin với công chúng để tạo ra uy tín cho
doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng và các hoạt động khuyếch trương khác cũng là một trong
những công cụ xúc tiến khá quan trọng trong các doanh nghiệp. Làm tốt công tác này sẽ
góp phần giúp cho doanh nghiệp có khả năng đặt được mục tiêu xúc tiến đề ra.
 Hội chợ triễn lãm thương mại
Khái niệm
Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày
hàng hóa hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy
tiêu thụ hàng hóa.
Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến hàng hóa tập trung trong một thời gian
và một địa điểm nhất định. Doanh nghiệp trưng bày hàng háo của mình nhằm mục đích
tiếp thị, kí kết hợp đồng mua bán.
Tác dụng của việc tham gia hội chợ triễn lãm của doanh nghiệp
Góp phần thực hiện chiến lược marketing của doanh nghiệp
Cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình
Trình bày giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với người tieeud ùng nói chung
và khách hàng mục tiêu nói riêng.
Củng cố danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có cơ hội thu thập thông tin cần thiết về nhu cầu của khách hàng, về

đối thủ cạnh tranh
Cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường
Hoàn thiện thêm chính sách xúc tiến của doanh nghiệp
Tăng cường hiệu quả của xúc tiến bán hàng
Xúc tiến hợp tác đầu tư
Quy trình tham gia hội chợ triễn lãm
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

16


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Các hoạt động trước hội chợ triễn lãm
Xác định mục tiêu của doanh nghiệp cần đạt tới nói chung và mục tiêu marketing
của doanh nghiệp
Xây dựng các mục tiêu chi việc tham gia hội chợ triễn lãm
Lựa chọn hội chợ triễn lãm để tham gia
Dự trù kinh phí, chuẩn bị yếu tố con người cho việc tham gia hội chợ triển lãm
Chuẩn bị các yếu tố vật chất cho triển lãm
Tổ chức thiết kế xây dựng gian hàng tại hội chợ triển lãm
Các công việc phải làm trong hội chợ triển lãm
Giới thiệu hàng hóa
Giao tiếp và bán hàng tại hội chợ triển lãm
Các hoạt động diễn ra sau thời gian tham gia hội chợ triển lãm
Đánh giá kết quả đạt được khi tham gia hội chợ triển lãm
Quan hệ với khách hàng sau thời gian hội chợ triển lãm


SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

17


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DEVICO
2.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần Đầu tư Devico
2.1.1 Mô tả về doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DEVICO
Tên giao dịch: DEVICO.,JSC
Mã số thuế: 0102399714
Giấy phép kinh doanh: 0102399714 – Ngày cấp: 29/10/2007
Trụ sở chính: 408 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 35.737.721
Chi nhánh tại TP.HCM: 2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1,
thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: (08) 39.103.609
Email: hoặc
Website: hoặc
Logo công ty:

2.1.2 Cấu trúc pháp lý doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Đầu tư Devico được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0102399714 do Sở Công Thương Hà Nội cấp ngày 29/10/2007.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
Tên người đại diện pháp lý: Tổng giám đốc Ông Nguyễn Vũ Nghĩa

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
2.2.1 Lịch sử hình thành
Được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102399714 do Bộ Kế hoạch và đầu
tư cấp ngày 29/10/2007 với tên đăng ký: Công ty Cổ phần Đầu tư Devico.
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

18


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Trụ sở chính công ty đặt tại 408 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ thành lập là 6.000.000.000đ từ các nhà đầu tư cá nhân, công ty đi vào
hoạt động chính thức từ tháng 10 năm 2007.
2.2.2 Qúa trình phát triển
Tháng 10/2007 công ty được thành lập từ 6 Cổ đông với vốn điều lệ 6 tỷ đồng.
Trong đó Tổng giám đốc ông Nguyễn Vũ Nghĩa làm đại diện pháp lý cho công ty. Trụ sở
chính đặt tại 408 Xã Đàn, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Tháng 5/2008 Công ty mở chi nhánh đầu tiên tại địa chỉ 41 Nguyễn Phong Sắc,
quận Đống Đa, Hà Nội.
Từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2011 công ty mở thêm 5 chi nhánh mới tại địa chỉ:





115 Ngô Gia Tự, quận Long Biên, Hà Nội

93 Đông Anh, quận Cầu Giấy, Hà Nội
234 Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội
406 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội

Đầu năm 2012 đến cuối năm 2013 công ty mở thêm chi nhánh tại các tỉnh lân cận
Hà Nội như:





302 – 304 Lạch Tray, TP. Hải Phòng
188 Lê Thanh Nghị, TP. Hải Dương
265 Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng
267 Quang Trung, TP. Uông Bí, Quảng Ninh

Năm 2013, Công ty Cổ phần Đầu tư Devico bắt đầu mở rộng chi nhánh vào miền
Nam, đầu tiên tại TP.HCM:






2Bis Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1
158 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1
492 Trường Chinh, P.13, Quận Tân Bình
583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q. 10
220 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Thuận, Q.7


Và mở 1 chi nhánh tại Đà Nẵng:
• 469 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

19


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Cuối năm 2014 công ty bắt đầu mở chi nhánh tại các tỉnh miền Đông và miền Tây
Nam bộ:






226 đường 3/2, P. Hưng Lợi, Ninh Kiều, TP. Cần thơ
43 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, An Giang
273 Đại lộ Bình Dương, P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
643 Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Gía, Kiên Giang
287-289 Thống Nhất, P.8, TP. Vũng Tàu

Đồng thời mở thêm 4 chi nhánh mới nhất:






329 -331 Trần Phú, P. Ba Đình, TP. Thanh Hóa
314 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. Vinh, Nghệ An
1606 Hùng Vương, TP. Việt Trì, Phú Thọ
Số 9, đường 4, TTTM-Vincom MegaMall Times City, 458 Minh Khai, Q.
Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Đầu tư Devico có tổng cộng 25 chi
nhánh đang hoạt động và phát triển từ Bắc vào Nam.
 Giới thiệu chinh nhánh 158 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1
Tháng 3/2015 Công ty Cổ phần Đầu tư Devico khai trương chi nhánh đầu tiên tại
miền Nam, địa chỉ số 158 Hai Bà Trưng, P. Đa Kao, Quận 1
Văn phòng công ty đại diện khu vực miền Nam được đặt tại chinh nhánh này.
2.2.3 Cấu trúc pháp lý
Công ty Cổ phần Đầu tư Devico thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0102399714 do Sở Công Thương thành phố Hà Nội cấp ngày 29/10/2007
Loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh công ty là Công ty Cổ phần
Tên người đại diện pháp lý công ty là Tổng Giám đốc Nguyễn Vũ Nghĩa
2.3 Hệ thống tố chức bộ máy công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Devico được tổ chức theo mô hình công ty Cổ phần,
đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám
đốc.
Theo mô hình này thì công ty chú trọng chuyên môn hóa và yêu cầu phối hợp chặt
chẽ giữa các phòng ban với các đơn vị trực thuộc, đảm bảo chức năng, nhiệm vụ không
bị chồng chéo
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

20



Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
Bộ máy công ty được tổ chức theo sơ đồ 1.1 sau đây:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Cổ phần Đầu tư Devico
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

HÀNH

MARETIN

TÀI

KINH

ĐIỀU

CHĂM

CHÍNH -


G

CHÍNH -

DOANH

PHỐI

SÓC

HÀNG

KHÁCH

HÓA

HÀNG

NHÂN SỰ

KẾ TOÁN

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

21


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi


2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Hội đồng quản trị
Chức năng
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng
năm của công ty.
Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này.
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo
quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty.
Nhiệm vụ
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định;
quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều
hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập
công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp khác;
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập
họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
 Bộ phận hành chính - nhân sự
Chức năng

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A


22


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Tham mưu, giúp giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ
chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc
sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty.
Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế công ty.
Nhiệm vụ
Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng hợp thông tin. Xử lý các
thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng.
Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến công ty,
xử lý các thông tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình.
Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động.
Giải quyết các chính sách đối với người lao động theo luật định và quy chế công
ty và pháp luật Nhà nước.
Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công nhân viên tại công ty.
 Bộ phận marketing
Chức năng
Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu.
Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng hồ sơ
thị trường và dự báo doanh thu
Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong
muốn (thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm, xây dựng nhà hàng,….)
Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái,

và đôi khi là hồi sinh.

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

23


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả,
phân phối, chiêu thị; 4C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin. Đây là kỹ năng tổng
hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.
Nhiệm vụ
Chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động hàng ngày của Phòng
Marketing, bao gồm các công tác nghiên cứu và tổng hợp từ các nguồn thông tin thị
trường.
Lập kế hoạch marketing hỗn hợp, nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo mục
tiêu đề ra về tổng hợp và khai thác thông tin. Trên cơ sở đề xuất kế hoạch hành động
cho từng giai đoạn phát triển.
Chủ động trong công tác tổng hợp nghiên cứu thị trường, đánh giá hiệu quả của
các sản phẩm thị trường, loại hình dịch vụ, tham mưu cho Tổng Giám đốc định hướng
phát triển và đầu tư của Công ty.
Đề xuất chiến lược marketing sản phẩm bao gồm các kế hoạch hành động cụ
thể, ngân sách thực thi,…..
Phối hợp và hỗ trợ Phòng kinh doanh trong quá trình làm việc nhằm thúc đẩy
hoạt động kinh doanh có hiệu quả (thông qua tư vấn giao tế, phát ngôn, ….).
Thực hiện và đánh giá các bước triển khai của kế hoach marketing tổng thể
Quản lý và giám sát công tác in ấn, xuất bản mọi tài liệu liên quan đến

marketing, nhằm đảm bảo thống nhất theo quy chuẩn về thiết kế của bộ thương hiệu
Phân phối các ấn phẩm quảng cáo và truyền thông để quảng bá hoạt động của
công ty cũng như cung cấp và định hướng thông tin cho công chúng;

SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

24


Báo cáo thực tập Tốt nghiệp

GVHD: Ths Nguyễn Uyên Chi

Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các chiến dịch truyền thông và quảng bá
thương hiệu nhằm khuyếch trương hình ảnh công ty.
Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác và
cộng đồng.
Quản lý và lưu giữ tranh ảnh, tài liệu báo chí cũng như các bộ phim, video về
hoạt động nhằm đưa ra được bức tranh về hoạt động của nhóm Công ty.
Xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông, báo chí tạo hình ảnh
tốt đẹp của công ty trước công chúng để đảm bảo hình ảnh Công ty được thể hiện một
cách tốt nhất ra công chúng.
Xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa công ty, tổ chức sự kiện công ty, xây
dựng phong trào tập thể nhằm nâng cao tinh thần sáng tạo, đoàn kết và chia sẻ của
toàn bộ các thành viên trong công ty.
Tổ chức hệ thống thông tin nội bộ nhằm cập nhật tình hình hoạt động của các
phòng ban và xây dựng hình ảnh công ty tới tất cả các cán bộ nhân viên trong Công
ty.
 Phòng tài chính - kế toán
Chức năng

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
Công tác tài chính.
Công tác kế toán tài vụ.
Công tác kiểm toán nội bộ.
Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.
Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty.
Quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công
ty.
SVTH: Lê Thị Ngọc Ngà – QT8A

25


×