MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 2 – 3 – 1963, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tỉnh Vĩnh Phúc và nói
chuyện với nhân dân tại vườn hoa Vĩnh Yên (nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Vĩnh Phúc),
Người đã dạy rằng: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn
thịnh nhất ở miền Bắc nước ta” [22, tr.6]. Thực hiện lời dạy của Người, nhân dân Vĩnh
Phúc luôn ra sức thi đua xây dựng quê hương ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trong
những năm đổi mới, Vĩnh Phúc nhanh chóng trở thành một tỉnh đi đầu trong cả nước trong
việc tận dụng và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương; mở rộng hợp tác, giao lưu,
hội nhập; thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, nhất là trong phát triển Công
nghiệp – Thương mại – Dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách tích cực.
Vĩnh Phúc khi tái lập còn là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức
rất thấp, kinh tế hàng hóa chậm phát triển, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, thu nhập
tính theo đầu người còn thấp xa so với bình quân chung của cả nước, cơ sở vật chất – kỹ
thuật yếu kém lại chưa được đầu tư. Với chủ trương quyết tâm thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu,
nhận thức rõ vị thế của một tỉnh là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý và
giao thông thuận lợi, giàu tiềm năng về du lịch, nguồn lao động dồi dào, tỉnh Vĩnh Phúc đã
đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế công nghiệp. Nhờ
có các chủ trương, chính sách đúng đắn trên, Vĩnh phúc từ một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp, đã vươn lên trở thành một tỉnh thành có nền kinh tế công nghiệp đứng thứ 7 cả
nước.
Vấn đề “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp trong những năm từ
1997 đến năm 2013” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, không những nó làm sáng tỏ
đường lối đổi mới của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề hội nhập kinh tế,
mà còn phản ánh trực tiếp những mặt tích cực và hạn chế về vấn đề tình hình kinh tế công
nghiệp của tỉnh Vĩnh phúc, qua đó nêu lên những đặc điểm và vai trò về vấn đề này.
Từ việc nghiên cứu những chủ trương, đường lối đến sự vận dụng những chủ
trương đường lối ấy của Đảng trong công tác lãnh đạo kinh tế công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc,
tôi quyết định chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp trong
những năm từ 1997 đến năm 2013”, làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc
lãnh đạo kinh tế công nghiệp trong những năm từ 1997 đến năm 2013 ở những khía cạnh
khác nhau. Đây là nguồn tư liệu quý báu và là cơ sở cho tôi tham khảo, kế thừa và làm đề
tài khóa luận này. Một số công trình có thể kể đến là:
-
“Những biến đổi kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay
(1997 – 2005) của tác giả Nguyễn Thế Trường, NXB Lao Động – Xã Hội,
-
Hà Nội, 2005.
“Vĩnh Phúc đất và người thân thiện”, do Đoàn Mạnh Phương (chủ biên
-
NXB Thông tấn – Công ty Văn hóa Trí tuệ Việt, Hà Nội, 2006.
Năm 2011, Sở Ngoại vụ Vĩnh Phúc đã cho xuất bản cuốn sách: “Vĩnh phúc
-
đổi mới – kết nối – phát triển”.
Hàng năm tỉnh Vĩnh Phúc cho ấn hành cuốn: “Niên giám thống kê”. Cuốn
sách là tập hợp các số liệu thống kê mang tính chất thời sự nhất về tình hình
kinh tế – xã hội của tỉnh trong một năm, đồng thời cũng cho ta những số liệu
chính xác về tình hình kinh tế công nghiệp qua các năm.
Cũng hàng năm, Sở công thương tỉnh Vĩnh Phúc có các báo cáo tổng kết tình hình
thực hiện nhiệm vụ năm và kế hoạch năm kế tiếp, báo cáo về kết quả hoạt động công
nghiệp. Đó là các bản báo cáo mang tính thời sự, phản ánh rõ kết quả hoạt động công
nghiệp của tỉnh. Ngoài ra, các bài viết trên báo, tạp chí về kinh tế, xã hội và những vấn đề
liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc như:
Tạp chí Vĩnh Phúc, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Vĩnh Phúc…đã phần
nào lột tả bức tranh sinh động về tình hình kinh tế công nghiệp của tỉnh từ 1997 đến năm
2013.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và toàn diện về
sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm
2013. Vì thế, thông qua khóa luận tốt nghiệp này, tác giả mong muốn cung cấp cho bạn đọc
một cái nhìn khách quan, đầy đủ và chi tiết nhất về những chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng đối với kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như tác động của nó đến
kinh tế – xã hội của tỉnh qua chặng đường từ năm 1997 đến năm 2013.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
2
Khóa luận dựng lại bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, khái quát về “Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp trong những năm từ 1997 đến năm 2013”, qua đó
làm rõ những nguồn lực, lợi thế, chính sách phát triển công nghiệp, tình hình kinh tế công
nghiệp, đặc điểm và tác động của tình hình kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc từ khi
tái lập tỉnh (1/1997) đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu rõ nguồn lực, lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển kinh tế
công nghiệp.
- Chủ trương, chính sách của Đảng để phát triển công nghiệp.
- Kết quả và hạn chế từ những chính sách của Đảng đối với kinh tế công
nghiệp ở Vĩnh Phúc.
- Đặc biểm và vai trò của tình hình kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh
Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1997 đến năm 2013.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách của Đảng đối với kinh tế công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến năm 2013.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu toàn bộ những chủ trương, chính sách của Đảng
đối với kinh tế công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác –
Lênin.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp logic để phản ánh sự kiện và nhận thức sự kiện
ấy.
- Phương pháp thống kê toán học: xử lí, thống kê, phân tích số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp và đánh giá các vấn đề.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn…
5. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp trong
những năm từ 1997 đến năm 2013 có những đóng góp về cả mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể
là:
3
Khóa luận dựng lại bức tranh lịch sử tương đối đầy đủ, có hệ thống về sự lãnh đạo của
Đảng đối với kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2013.
Khóa luận đánh giá những nét cơ bản về thành tựu, kết quả về vấn đề tình hình kinh
tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2013. Qua đó khẳng
định đường lối mở cửa của Đảng ta nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là phù hợp,
đúng đắn.
Khóa luận cũng nêu bật những mặt tích cực và hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng đối
với kinh tế công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm từ 1997 đến năm 2013.
Khóa luận cũng rút một số đặc điểm và vai trò của công nghiệp Vĩnh Phúc trong
những năm 1997 – 2013.
Khóa luận đã khai thác được một nguồn tài liệu địa phương có giá trị, tập hợp các
tài liệu đó thành một hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở để phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc những năm 1997 2013.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế công nghiệp những năm năm từ
1997 đến năm 2013.
Chương 3: Đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm về phát triển công nghiệp của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
4
Chương I. CƠ SỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH
PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2013
1.1.
Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.
* Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc là một tỉnh có diện tích là 1.236,50 km theo thống kê năm 2010.Đây là
tỉnh tiếp giáp giữa trung du, miền núi Đông Bắc và đồng bằng châu thổ Sông Hồng nên tỉnh
có 3 vùng sinh thái: đó là vùng đồng bằng ở phía Nam tỉnh, vùng trung du ở phía Bắc tỉnh
và vùng núi ở huyện Tam Đảo.
Với vị trí này, Vĩnh Phúc nằm trong tọa độ địa lý từ 21 o06’ đến 21o35’ vĩ độ Bắc
và từ 106019’ đến 106048’ kinh độ Đông.
- Điểm cực Bắc tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, nằm trên vĩ tuyến 21o36’ Bắc.
- Điểm cực Nam tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh thành phố Hà Nội, nằm trên
vĩ tuyến 21006’ Bắc.
- Điểm cực Tây tại xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, nằm trên kinh tuyến 106 048’
Đông.
- Điểm cực Đông tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, nằm trên kinh tuyến
106o48’ Đông.
Xét về chiều rộng từ đông sang tây giữa hai kinh tuyến là khoảng 46 km.
Xét về chiều dài từ Bắc xuống Nam giữa hai vĩ tuyến là khoảng 49 km.
Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, danh giới là dãy núi Tam Đảo.
Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là Sông Lô. Phía nam giáp Hà Nội, ranh giới
tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.
* Địa hình
5
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng
bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia
làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400ha, đất lâm
nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô,
huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng
có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa
hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng có
diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000ha), chiếm phần lớn diện tích huyện
Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phường, xã), một phần các
huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công
nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc.
Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là
nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và
một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các
điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp [vp…,tr.24-26]
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại
hình sản xuất đa dạng.
* Giao thông
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ só 2 và tuyến đường Sắt Hà Nội – Lào Cai, là cầu nối
giữa vùn trung du miền núi phía Bắc với tủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội
Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng
nước sâu Cái Lân.
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông.
Đường bộ: Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có hơn 11.000 km đường giao thông,
trong đó có đường do trung ương, do tỉnh, do huyện và do xa quản lý.
Đường sắt: Tỉnh Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt liên vận từ thủ đô Hà Nội đến tỉnh
Lào Cai và tới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đi qua tỉnh với 6 ga, trong đó ga Phúc Yên và
ga Vĩnh Yên là hai ga chính. Đây là tuyến giao thông quan trọng trong vận tải hàng hóa,
6
hành khách đi qua tỉnh Vĩnh Phúc và được tiếp nối với các tuyến đường sắt ra cảng Hải
Phòng, đi Việt Bắc, vào miền Trung và Nam Bộ.
Đường sông: Tỉnh Vĩnh Phúc có các sông lớn chảy qua như: sông Hồng, sông Lô,
sông Phó Đáy với các cảng sông Chu Phan, Vĩnh Thịnh trên sông Hồng và cảng Như Thụy
(trên sông Lô). Đảm bảo được các phương tiện vận tải vận chuyển dưới 30 tấn. Có thể vận
chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa thiết bị, máy móc từ cảng biển Hải Phòng
(thành phố Hải Phòng) và tỉnh Quảng Ninh về tỉnh Vĩnh Phúc thuận lợi.
Đường hàng không: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa có sân bay nào. Nhưng tỉnh
Vĩnh Phúc chỉ cách sân bay quốc tế Nội Bài (thành phố Hà Nội) khoảng 30 km. Sân bay này
đang được nâng cấp và mở rộng lên quy mô 4 triệu hành khách/ năm và 90.000 tấn hàng
hóa năm. Do vậy, việc vận chuyển, đi lại rất thuận tiện đến các nơi trên thế giới và trong
nước.
Tỉnh Vĩnh Phúc vừa sát với thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, tỉnh lại có
một hệ thống giao thông đủ loại và khá thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển kinh
tế – xã hội của địa phương.
* Hành chính
Từ xưa, Vĩnh Phúc là một miền đất cổ trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau,
miền đất này diễn ra nhiều thay đổi về lãnh thổ hành chính và tên gọi khác nhau nhất là từ
thời kỳ Pháp thuộc.
Để thực hiện chính sách cai trị Bắc kỳ, thực dân Pháp cắt một số vùng đất đai của các
tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh, Thái Nguyên để thành lập các đơn vị hành chính mới - trong đó có
Vĩnh Yên, Phúc Yên.
Ngày 6/1/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Vĩnh Yên bao
gồm phủ Vĩnh Tường, 5 huyện thuộc tỉnh Sơn Tây (là Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam Dương,
Yên Lạc, Yên Lãng), huyện Bình Xuyên của tỉnh Thái Nguyên và một phần huyện Kim
Anh của tỉnh Bắc Ninh. Lỵ sở của tỉnh Vĩnh Yên đặt tại Hương Canh (Bình Xuyên) nên
nhân dân lúc bấy giờ còn gọi Vĩnh Yên là tỉnh Cánh. Tuy nhiên đến ngày 12/4/1891, Toàn
quyền Đông Dương lại ra Nghị định giải thể đạo Vĩnh Yên và giao cho tỉnh Sơn Tây. Phải
đến hơn 8 năm sau, ngày 29/12/1989, do “tình hình chống đối liên miên của dân chúng và
sự cần thiết phải can thiệp trực tiếp vào cuộc cai trị” […,tr.21], buộc thực dân Pháp lại phải
lập lại tỉnh Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Yên mới được tái lập, tỉnh lỵ đặt tại xã Tích Sơn huyện
Tam Dương. (Nguyễn Xuân Lân - Địa chí Vĩnh Phúc)
7
Ngày 6/10/1891, Chính phủ bảo hộ ra Nghị định thành lập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phù
Lỗ với cương vực mới. Huyện Yên Lãng được tách khỏi Vĩnh Yên và nhập vào Phù Lỗ
(tỉnh mới được thành lập). Từ đó, Vĩnh Yên có một phủ Vĩnh Tường và bốn huyện Yên
Lạc, Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.
Tỉnh Phúc Yên có tên ban đầu là tỉnh Phù Lỗ. Ngày 6 tháng 1 năm 1901, chính
quyền thực dân Pháp thành lập tỉnh Phù Lỗ bao gồm phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh và một
phần huyện Đông Khê (cắt từ tỉnh Bắc Ninh) nhập với huyện Yên Lãng (cắt từ tỉnh Vĩnh
Yên), tỉnh lỵ đặt tại làng Phù Lỗ, huyện Kim Anh.
Ngày 10 tháng 12 năm 1903, tỉnh Phù Lỗ đổi tên thành tỉnh Phúc Yên (Phúc Yên là
tên ghép của hai phủ Đa Phúc và Yên Lãng), tỉnh lỵ chuyển lên làng Tháp Miếu, tổng Bạch
Trữ, phủ Yên Lãng (làng Tháp Miếu thuộc thị xã Phúc Yên ngày nay). Ngày 7 tháng 3 năm
1913, tỉnh Phúc Yên đổi thành đại lý Phúc Yên và lệ thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên. Mười năm
sau, ngày 31 tháng 3 năm 1923, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định lập lại tỉnh Phúc Yên gồm
hai phủ là Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện là Kim Anh, Đông Anh. Lúc bấy giờ, Phúc Yên
là tỉnh nhỏ nhất của xứ Bắc Kỳ.
Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, tình hình địa lý hành chính của tỉnh Vĩnh
Phúc có nhiều lần thay đổi quan trọng về địa danh và địa giới.
Tháng 3 năm 1968, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính
phủ, tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú.
Do yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế,
xã hội, ngày 15 tháng 11 năm 1996, Quốc Hội ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh
Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Như vậy sau gần 30 năm hợp nhất (từ năm 1968), tỉnh Vĩnh Phúc được
tái lập, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vĩnh Yên.
Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và bắt đầu làm việc theo đơn
vị hành chính mới.
Theo Nghị định số 36/1998/NĐ-CP ngày 9/6/1998, huyện Tam Đảo được chia
thành hai huyện Tam Dương và Bình Xuyên. Theo Nghị định số 153/2003/NĐ-CP của
Chính Phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 9/12/2003 thị xã Phúc Yên và
huyện Tam Đảo mới được thành lập. Huyện Tam Đảo mới bao gồm các xã: Yên Dương,
Đạo Trù, Bồ Lý (của huyện Lập Thạch), Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu ( của
huyện Tam Đảo), xã Minh Quang 9 (huyện Bình Xuyên) và thị trấn Tam Đảo của thị xã
Vĩnh Yên.
8
Ngày 1/12/2006, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành
nghị định số 146/2006/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Vĩnh Yên trên cơ sở toàn bộ
diện tích tự nhiên rộng hơn 50,8 km 2 và dân số hơn 122.568 người và các đơn vị hành chính
thuộc thị xã Vĩnh Yên.
Theo chủ trương của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nma về mở
rộng địa giới của thủ đô Hà Nội và theo nghị quyết số 01/2008/NQ-HĐND của kỳ họp thứ
12 Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về điều chỉnh ịa giới hành chính. Ngày 24-03-2008,
toàn bộ huyện Mê Linh sát nhập địa giới thủ đô Hà Nội.
Ngày 23-12-2008, Chính Phủ nước cộng hòa xã hội Việt Nam tiếp tục ra nghị định
só 09/NQ-CP về việc tách huyện Lập Thạch ra làm hai huyện Lập Thạch và Sông Lô.
Tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2009 gồm đơn vị hành chính là: Thành phố Vĩnh Yên
( tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Sông Lô, Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên
lạc, Bình Xuyên, Tam Đảo. Toàn tỉnh có 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã.
* Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ
trung bình năm 23,2 - 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ
nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sương
muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình
180C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ
ngơi, giải trí.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.
Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất
đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở
nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp,
nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động
thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về
thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn Sơn,
kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa.
Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m 3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng
9
Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong
phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
* Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên nước
10
Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và
Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng
loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối lượng nước khổng lồ,
đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu
m3/ngày - đêm. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác ở thành phố Vĩnh Yên và
thị xã Phúc Yên với lưu lượng 28.000 m 3/ngày đêm nhưng đòi hỏi phải xử lý tốn kém. Tại
một số vùng nông thôn, nhân dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan (với lưu lượng
khoảng 15.000 m3/ngày đêm) nhưng chất lượng hạn chế.
Mặc dù nguồn nước của tỉnh khá phong phú song phân bố không đều trong năm. Về
mùa khô vẫn có thời điểm thiếu nước, đặc biệt là các huyện vùng núi cao và trung du (Lập
Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Bình Xuyên). Để đảm bảo hài hòa nguồn nước cho phát triển
kinh tế, cần quan tâm xây dựng thêm các công trình điều tiết nước và có biện pháp khai thác
nước ngầm bổ sung.
Tài nguyên khoáng sản
Theo đánh giá sơ bộ tài nguyên khoáng sản Vĩnh Phúc có thể phân thành các nhóm
sau:
Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng một ngàn tấn ở
Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh (Sông Lô), trữ lượng khoảng
vài ngàn tấn; Than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch); Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có
trữ lượng (cấp P2) 693.600 tấn, đã được khai thác làm phân bón và chất đốt.
Nhóm khoáng sản kim loại: Gồm chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở các
huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên. Nhìn chung, nhóm khoáng sản này nghèo và
cũng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nên chúng chưa phục vụ được cho phát triển kinh tế
của tỉnh.
11
Nhóm khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là cao lanh,
nguồn gốc phong hóa từ các loại đá khác nhau, tại đây có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với
trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Cao lanh của
Vĩnh Phúc là nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cho cao
su, cho giấy ảnh, giấy in tiền... Các mỏ cao lanh được khai thác từ năm 1965, mỗi năm tiêu
thụ hàng ngàn tấn. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 6 mỏ Puzolan, tổng trữ lượng 4,2 triệu
tấn.
Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ lượng 51,8
triệu m3, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát sỏi lòng sông và bậc
thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75 triệu m 3, đá xây dựng và đá ốp lát
(granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng 307 triệu m 3, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng
49triệu m3; Fenspat có 1 điểm, chưa đánh giá được trữ lượng.
Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên
rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao
gồm một số loại như:đá xây dựng, cao lanh, than bùn…song trữ lượng không lớn và điều
kiện khai thác hạn chế. Tuy nhiên, tất cả các tài nguyên này đều phân bố không tập trung ở
các vùng núi. Tỉnh có tài nguyên đất là đáng kể nhất, với 40% là đồng bằng, đất ở trung du
và đồi núi có diện tích lớn, có đặc tính cơ lý tố thuận lợi cho việc phát triển nông lâm
nghiệp, nhất là khu công nghiệp.
Tài nguyên du lịch
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có
Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung dài 50 km, rộng 10 km với phong cảnh thiên nhiên đẹp,
khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận
thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên
vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa
thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị
Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh... Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du
lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực
quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc.
12
Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với
Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến
trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số,
các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh
Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của
vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Đồng thời,sự phát triển các tuyến hành
lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung
tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, QL2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc,
hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định
trong phát triển kinh tế – xã hội:
– Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần Thành phố Hà Nội nên có
nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật... nhưng
cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều phía.
– Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là những
tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả nước và
quốc tế.
Song với vị trí địa lý và diện tích đất đai trên, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ, tiếp cận nhanh với các
thành tựu khoa học kỹ thuật và thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng như
trong nước.
* Mạng lưới cấp điện
13
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ
lưới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng
bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các khu công nghiệp của tỉnh.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh đã cùng
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư
phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Chất lượng cung cấp điện đã được nâng lên rõ rệt: sự cố và số lần cắt điện sửa chữa
giảm nhiều.
Tỉnh vĩnh Phúc đang không ngừng đầu tư phát triển mạng lưới điện. Hiện tại tỉnh có
6 trạm 110 KV với tổng dung lượng 375 MVA và trạm 220 KV tại Hương Canh để nâng
cấp cho riêng trạm biến áp 11 KV Thiện Kế. Tiêu biểu là các trạm sau đây:
- Trạm 11 kv vĩnh yên có công suất 1034 MVA gồm 1 máy 63 MVA và 1 máy 40
-
MVA.
Trạm 11o KV Vĩnh Yên có công suất 80 MVA gồm 2 máy 40 MVA.
Trạm 110 KV Vĩnh Tường có công suất 50 MVA với 2 máy 25 MVA.
Trạm 110 KV Lập Thạch có công suốt 32 MVA với 2 máy 16 MVA.
Trạm 110 KV Quang Minh có công suất 126 MVA với 2 máy 63 MVA.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã có hệ thống chuyền tải điện trên 1.000 km với các đường dây 22
KV và 35 KV và trạm biến áp trải đều trên toàn tỉnh, 100% các xã trên địa bàn tỉnh đã được
phủ điện lưới quốc gia. Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh đang lập kế hoạch
xây dựng 2 trạm nguồn khác nhau để đảm bảo điện sử dụng lien tục cho các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp […,tr.265].
*Mạng lưới cấp, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về nguồn nước. Nguồn nước mặt, nước ngầm tự nhiên
dồi dào đủ để cung cấp cho hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi trên địa
bàn. Tuy nhiên, hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp còn chưa
được đầu tư lớn.
Cấp nước:
14
Hiện nay Vĩnh Phúc có một số nhà máy nước cung cấp nước sạch cho sinh hoạt:
Nhà máy nước Vĩnh Yên, công suất cấp nước 16.000 m 3/ngày-đêm với 17 giếng khoan và 1
nhà máy xử lý chất lượng nước; Nhà máy nước Phúc Yên (do Công ty cấp thoát nước môi
trường số II quản lý) có công suất 12.000 m 3/ngày-đêm với 5 giếng khoan, trong đó, nước
cấp cho sản xuất công nghiệp 3.174 m3/ngày-đêm.
Ngoài các nhà máy trên, còn có các dự án nhỏ cấp nước sạch ở thị trấn Tam Đảo (công
suất 5.000 m3/ngày - đêm), Yên Lạc, Lập Thạch và thị trấn Vĩnh Tường với công suất 3.000
m3/ngày - đêm. Dự kiến đến hết năm 2010 đạt 8/9 huyện lỵ (ngoại trừ huyện lỵ Sông Lô mới
thành lập) có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
Hiện nay, tỉnh đang triển khai và kêu gọi đầu tư một số dự án cấp nước lớn lấy nước
từ Sông Lô: Dự án JBIC, công suất dự kiến 100.000 m 3/ngày - đêm, tổng vốn 120 triệu
USD; đang kêu gọi nhà đầu tư (Hà Lan) dự án 500.000 m3/ngày - đêm.
Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh cho đến nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ cho
nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho sản xuất. Cung cấp nước đô thị chưa tốt và chất
lượng nước chưa đạt yêu cầu.
Thoát nước:
Hiện nay, hầu hết trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn chỉnh, một số
khu vực đô thị mới chỉ được đầu tư xây dựng cống, rãnh thu gom nước thải, các công trình
được đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính chắp vá, cục bộ. Ngay cả các đô thị lớn như Thành phố
Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên cho đến nay vẫn chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập
trung. Nước thải mới chỉ được xử lý cục bộ bằng hệ thống bể tự hoại của các hộ gia đình,
sau đó thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước mưa và nước thải.
Hiện tại chỉ có hai dự án thoát nước đang được triển khai tại thành phố Vĩnh Yên:
+ Dự án thoát nước mưa khu vực phía Nam Vĩnh Yên: dự kiến hoàn thành vào năm
2010.
+ Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống thoát nước thải khu vực Vĩnh Yên: dự kiến
hoàn thành trong năm 2012.
Xử lý nước thải trong các khu công nghiệp vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Hiện
tại, có 11,11% khu công nghiệp có hệ thống nước thải tập tập trung đạt tiêu chuẩn môi
trường.
15
Hệ thống xử lý rác thải:
+ Đối với rác thải sinh hoạt:
Tỉnh đã triển khai xây dựng các trạm xử lý rác thải thành phân vi sinh tại thị trấn
Thanh Lãng, xã Đại Đồng, xã Đồng Cương, thị trấn Lập Thạch. Đến nay cơ bản các công
trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Công suất xử lý của mỗi trạm là 10 tấn rác hữu
cơ/tháng. Tính đến nay, tỷ lệ chất thải sinh hoạt khu vực thành thị được xử lý là 65%, nông
thôn là 52%.
+ Đối với xử lý rác thải công nghiệp, rác thải rắn:
Việc xử lý rác thải công nghiệp là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Một lượng lớn
chất thải này được tái sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành khác, một phần
được xử lý đơn giản bằng phương pháp thiêu đốt hoặc chôn lần. Hiện nay chất thải, rác thải
tỉnh đang tìm địa điểm và kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải.
* Mạng lưới thông tin và truyền thông
16
Mạng phục vụ Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp
ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Theo thống kê, đến năm 2008, tất cả các xã đã có điểm
phục vụ, với 176 điểm phục vụ, trong đó có 27 bưu cục và 123 điểm bưu điện văn hoá xã
(BĐVHX). Bán kính phục vụ bình quân là 1,7 - 1,5 km/điểm, số dân bình quân được phục
vụ bởi một bưu cục 5.764 người/1 bưu cục. Toàn tỉnh có 211 thùng thư được đặt ở tất cả các
xã, phường, thị trấn.
Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương với mức
trung bình cuả khu vực. Các tổng đài độc lập có dung lượng trên 5000 số đang từng bước
được thay thế bằng các tổng đài vệ tinh hoặc thiết bị truy nhập V5.x. Tất cả các xã đều có
truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom
hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc - Việt Trì.
Truyền dẫn nội tỉnh do viễn thông tỉnh quản lý; kết nối giữa các tổng đài thường sử
dụng từ 2 đến 5 luồng 2Mb/s. Các tuyến viba nội tỉnh thường sử dụng 2 luồng 2Mb/s. Về
mạng ngoại vi, cáp ngầm thường sử dụng các loại cáp từ 200 đến 600 đôi, các tuyến cáp
treo dưới 200 đôi và trên 1000 km cáp đi trong cống. Có 80.000 đôi cáp gốc và bán kính
phục vụ thường từ 4 - 7 km. Do đặc thù địa lý của tỉnh là diện tích không lớn và địa hình
trung du nên mạng viễn thông nông thôn sử dụng cáp đồng.
Trong tỉnh có đầy đủ các mạng điện thoại di động hiện có trong nước như:
Mobifone, Vinaphone, Viettel Mobile, E - Telecom, Vietnamobile, G-Tel... Tất cả các
huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng. Đến cuối năm 2008 toàn tỉnh có khoảng 432 trạm
BTS, cơ bản đảm bảo thông tin thông suốt trên địa bàn.
Về mạng Internet và VoIP, tại Vĩnh Yên có 1 POP của VDC cung cấp dịch vụ truy
nhập Internet và VoIP. Mạng Internet của Vĩnh Phúc đã triển khai 2 thiết bị DSLAM cung
cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tại Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đường truyền băng
thông rộng ADSL, truyền hình cáp cũng đang được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ triển
khải đầu tư lắp đặt thiết bị.
17
Nhìn chung, cùng với sự phát triển nhanh của mạng lưới thông tin trong cả nước,
mạng lưới bưu chính, viễn thông, thông tin trong tỉnh tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu thông
tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân. Mạng thông tin phục vụ công
tác quản lý ngày càng hiện đại đã đáp ứng được đầy đủ và kịp thời công tác thông tin phục
vụ yêu cầu chỉ đạo, điều hành quản lý của các cấp lãnh đạo. Hạ tầng viễn thông, thông tin
của Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển mạnh, mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh được
trang bị tổng đài hiện đại, đáp ứng tốt các dịch vụ và có khả năng nâng cấp, cung cấp các
dịch vụ mới. Về mặt phổ cập dịch vụ, 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có máy
điện thoại, mật độ điện thoại, đến năm 2010 đạt 84,5 máy/100 dân. Tuy nhiên, so với cả
nước, mức sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet của Vĩnh Phúc vẫn thấp hơn.
* Hệ thống ngân hàng
Ngành ngân hàng Vĩnh Phúc không ngừng vươn lên từng bước xây dựng và trưởng
thành. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành một hệ thống Ngân hàng gồm:
Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Tỉnh có đầy đủ các chi nhánh ngân hàng lớn
nước ta như: Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng đầu tư các chi nhánh Á Châu, Ngân hàng
ngoại thương, Ngân hàng công thương, Ngân hàng chính sách xã hội…quỹ tín dụng nhân
dân và một số công ty bảo hiểm.
Hệ thống ngân hàng Vĩnh Phúc phát huy tốt vai trò phân phối, điều tiết và phân
phối vốn đầu tư cho sản xuất của mình. Hệ thống cũng không ngừng đổi mới công nghệ,
tăng cường cơ sở vật chất, thực hện nối mạng thanh toán giữa các ngân hàng trong nước và
quốc tế, luôn đảm bảo vốn cho nhu cầu vay của các thành phần kinh tế.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
a, Nông nghiệp
Vĩnh Phúc được cả nước biết đến là tỉnh đi đầu về các chính sách đầu tư cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Từ việc đổi mới tư duy, cách tổ chức sản xuất trong
phong trào khoán hộ, trồng cây ngô đông trên nền đất ướt đến Nghị quyết 03, tạo điểm nhấn
quan trọng đưa Vĩnh Phúc dẫn đầu miền Bắc về sản xuất 3 vụ ổn định trong năm.
Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cũng
như nhiều địa phương khác của miền Bắc, Vĩnh Phúc bắt tay vào thời kỳ khôi phục, cải tạo
xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương với, chồng chất khó khăn; nhiều
vùng bị địch tàn phá nặng nề, ruộng vườn phần lớn bị hoang hóa, các công trình thủy lợi bị
18
hư hỏng nhiều, làm cho sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn. Nạn đói xảy ra trên diện rộng.
Trước tình hình đó, tháng 10/1954, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã họp hội nghị mở rộng bàn về
những biện pháp khôi phục kinh tế sau chiến tranh, trong đó nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm là
khôi phục nền kinh tế ở địa phương để chống đói, nâng cao đời sống nhân dân. Theo đó, từ
tháng 10 đến tháng 12/1954, nhân dân các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Tam Dương,
Yên Lạc và Bình Xuyên đã huy động 7 vạn ngày công tu bổ toàn bộ hệ thống nông giang
Liễn Sơn, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Nhờ vậy 70% diện tích ruộng
đất hoang hóa được đưa vào sản xuất.
Sau khi xây dựng thí điểm thành công HTX nông nghiệp ở xóm Suôi, xã Chấn
Hưng (Vĩnh Tường), Vĩnh Phúc tiếp tục xây dựng thêm 4 HTX mới, nâng tổng số lên 5
HTX nông nghiệp bậc thấp với 80 hộ nông dân tham gia. Từ đó, phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp ở Vĩnh Phúc được mở rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh. Tính cuối năm
1960, tỉnh đã thành lập được 1.350 HTX, thu hút trên 10 vạn hộ nông dân (chiếm 92,6%)
vào HTX. Nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến cả nước về sản xuất, chăn nuôi, trồng cây
giỏi, được Bác Hồ về thăm, khen ngợi như HTX Lai Sơn (Thanh Vân), HTX Lạc Trung
(Bình Dương)... Qua đó, các phong trào thi đua trồng cây, làm thuỷ lợi, chăn nuôi, làm
phân…phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa sản lượng lương thực quy thóc năm 1963 đạt
231.312 tấn, tăng 3,18% (bằng 7.133 tấn) so với năm 1962, trong đó riêng sản lượng thóc
tăng 2,33%. Đây là thắng lợi có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với nhân dân trong tỉnh mà
còn lan toả tới nhiều địa phương khác trong vùng.
Đặc biệt, ngày 10-9-1966, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết số 68- NQ/TU “Về
một số vấn đề quản lý lao động trong HTX nông nghiệp hiện nay” đánh dấu sự ra đời
“Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc, tạo nên nguồn sinh khí mới, động lực mới, làm thay đổi căn bản
đời sống của người nông dân trong tỉnh, từng bước thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát
triển. Năm 1967, tuy chiến tranh ác liệt, hạn hán nặng nhưng toàn tỉnh có hơn 70% số HTX
đạt năng suất lúa bình quân từ 5-7 tấn/ha/năm. Tổng sản lượng lương thực qui thóc của tỉnh
đạt 222.000 tấn, tăng 4.000 tấn so với năm 1966.
Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, kinh tế nông nghiệp của tỉnh liên tục có
bước tăng trưởng khá và vững chắc. Để nông nghiệp phát triển một cách toàn diện và bền
vững, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, có tốc độ tăng trưởng nhanh, chuyển mạnh
19
sang sản xuất hàng hoá. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, giai đoạn 2001-2005
đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn là một trong 10 chương
trình kinh tế- xã hội lớn của tỉnh. Chương trình đã được cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 10
của BCH Tỉnh uỷ và Đề án số 2103 của UBND tỉnh. Một trong những nét mới của chương
trình là đề cao yếu tố thị trường.
Từ điều kiện thực tế của tỉnh, kết hợp với thông tin, dự báo thị trường, tỉnh ta đã xác
định: Cùng với việc phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững, cần tập trung ưu tiên đầu
tư phát triển “6 cây + 3 con”. Nhờ hướng đi đúng, giai đoạn 2001-2005, giá trị sản xuất
nông-lâm nghiệp- thuỷ sản của tỉnh tăng trưởng bình quân đạt 7,1%. Trong đó, chăn nuôi
tăng 13,02%/năm, thủy sản tăng 19,95%/năm. Sản xuất nông nghiệp đã thoát khỏi thế độc
canh, chuyển sang đa canh và từng bước sản xuất hàng hoá. Đời sống nông dân được nâng
lên; xóa được hộ đói, giảm hộ nghèo từ 2-3%/năm; diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.
Với quan điểm lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng và có điều kiện đầu tư trở
lại phục vụ nông nghiệp, năm 2006, Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển
nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân với phương châm “Giảm đóng góp,
tăng đầu tư, phát triển nông thôn toàn diện”, trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm là tập
trung xây dựng các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch nông thôn; đẩy
mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất; đẩy mạnh công
tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ chế chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ
và chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Theo đó, trong 4 năm (2007-2010), tỉnh đã bố trí 315,828 tỷ đồng từ ngân sách để
hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó 219,738 tỷ đồng cho miễn thủy lợi; 18,5 tỷ đồng cho
chương trình giống cây trồng, vật nuôi; 32,92 tỷ đồng xây dựng vùng trồng trọt sản xuất
hàng hóa; 44,67 tỷ đồng đầu tư hạ tầng khu sản xuất chăn nuôi tập trung. Cơ cấu cây trồng,
mùa vụ chuyển dịch mạnh theo hướng hàng hóa từng bước gắn sản xuất với chế biến và thị
trường tiêu thụ; các tiến bộ kỹ thuật tiếp tục được áp dụng rộng rãi; cơ giới hóa được đưa
vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, đã tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao chất
lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Sản lượng lương thực có hạt tăng dần qua các năm,
từ 20,44 nghìn tấn (năm 1997) lên 39,2 nghìn tấn năm 2011. Đã hình thành các vùng sản
20
xuất hàng hóa quy mô lớn như Lúa chất lượng cao (Yên Lạc, Vĩnh Tường), bí đỏ, bí xanh
(Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Dương), dưa chuột, cà chua, dưa hấu (Tam Dương, Bình
Xuyên, Vĩnh Tường), su su (Tam Đảo), Thanh long ruột đỏ (Lập Thạch)...Chăn nuôi từng
bước khẳng định là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh với
tốc độ phát triển đàn nhanh với gần 7.000 con bò sữa, tăng gần 75% so với năm 2013, là
tỉnh có quy mô đàn bò sữa đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực đồng bằng Sông
Hồng...góp phần đưa giá trị sản xuất toàn ngành (theo giá so sánh 1994) giai đoạn 19972011 tăng bình quân 6,44%/năm; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 6,43%/năm; thuỷ sản
tăng 10,7%/năm. Giá trị thu nhập bình quân trên một ha diện tích đất canh tác năm 2014 đạt
130 triệu đồng/ha.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn được đầu tư nâng cấp; diện mạo
nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Tính đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 20 xã đạt 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, so với cả nước đứng thứ nhất về tỷ lệ và đứng thứ nhì về số xã đạt chuẩn. Có 45 xã đạt
10 - 17 tiêu chí, 47 xã đạt 5 - 9 tiêu chí; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Bình quân chung
toàn tỉnh đạt 11,27 tiêu chí/xã, so với năm 2010 tăng 4,61 tiêu chí/xã. Năm 2014, tỉnh có
thêm 20 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã hoàn thành nông thôn mới lên 40 xã.
Những thành tựu đạt được của ngành nông nghiệp là cơ sở, tiền đề để tỉnh thực hiện
có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với mục tiêu đến
năm 2015 có 56 xã đạt chuẩn và đến năm 2018, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.
b, Công nghiệp
Lật giở lại niên giám thống kê những năm đầu tái lập tỉnh mới thấy ngành công
nghiệp chiếm vị trí khiêm tốn đến mức nào trong GDP của tỉnh. Khi đó, ngành này vẫn
được coi là “em út” của nền kinh tế, bởi tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP năm
1997 chỉ chiếm hơn chục phần trăm trong khi dịch vụ là 37,36%, nông-lâm nghiệp-thủy sản
chiếm tới 44,04%. Toàn tỉnh chỉ có một khu công nghiệp và 136 doanh nghiệp cỡ vừa và
nhỏ, đóng góp ở mức vài phần trăm trong tổng thu ngân sách của tỉnh.
Sau ngày tái lập tỉnh, mọi thứ còn ngổn ngang với rất nhiều công việc phải bắt tay
vào làm cùng một lúc thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng vai trò chủ đạo trong
khôi phục và phát triển kinh tế. Những ngày khó khăn ấy, Công ty Honda Việt Nam – doanh
21
nghiệp FDI đầu tiên đầu tư vào tỉnh trở thành ngọn cờ đầu, đi tiên phong trong công cuộc
thúc đẩy nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp Vĩnh Phúc nói riêng đi lên mạnh mẽ.
Không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu với mức đóng góp lớn và ổn định vào ngân sách tỉnh,
Honda Việt Nam còn trở thành điểm sáng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định
đời sống vật chất và tinh thần cho gần chục ngàn lao động tại nhà máy và hàng chục nghìn
lao động khác tại các công ty vệ tinh, hệ thống cửa hàng ủy quyền.
Khắc phục mọi khó khăn, tận dụng hết mức những thời cơ và phát huy lợi thế về vị
trí địa lý, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính
sách, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư. Nhờ
vậy, sau 17 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã trở thành điểm dừng chân, nơi “ăn nên, làm ra”
của hàng ngàn doanh nghiệp, góp phần làm cho giá trị sản xuất công nghiệp –xây dựng tăng
vọt theo từng năm. Đặc biệt, từ năm 2005 đến nay, Vĩnh Phúc liên tục nằm trong tốp đầu
các địa phương có tốc độ tăng trưởng công nghiệp và thu ngân sách cao nhất cả nước.
Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 6.100 doanh nghiệp, tăng 5.964 doanh nghiệp, có
nghĩa là tăng tới gần 99,9% số lượng doanh nghiệp so với năm 1997. Sự phát triển mạnh về
số lượng, quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp đã tạo đà cho cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp- thủy sản giảm từ 44,04% năm
1997 xuống còn 9,8% năm 2014; công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,85% lên 62,5%. Giá trị
sản xuất ngành công nghiệp năm 2014 đạt gần 117 ngàn tỷ đồng, tăng 116 lần so với năm
1997, 32 lần so với năm 2010. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế
như: ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, gạch ốp lát, may mặc…có sức cạnh tranh cao và ngày
càng chiếm thị phần lớn trong nước, khu vực và thế giới. Các ngành công nghiệp phụ trợ
bước đầu phát triển. Tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống được quan tâm quy
hoạch, đầu tư, khôi phục và phát triển. Công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp ngày càng hiện đại, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp theo hướng giảm lao
động ngành nông nghiệp, tăng cho ngành công nghiệp và dịch vụ - thương mại.
Những ngày cuối năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại
khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên diễn ra thật sôi động. Thay vì sản xuất
cầm chừng, hầu hết các doanh nghiệp đã tăng ca, vận hành hết công suất để hoàn thành kế
hoạch năm và cho ra lò những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng. Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006, 8 năm qua, với vị trí địa lý thuận lợi,
hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, khu công nghiệp này đang là điểm dừng chân của 60 doanh
22
nghiệp, trong đó, trên 90% là doanh nghiệp FDI. Đặc biệt, đáp ứng nhu cầu mở rộng nhà
xưởng của các doanh nghiệp, năm 2013, Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc đã
thuê thêm 20 ha của huyện Bình Xuyên, nâng diện tích toàn khu lên 198,85ha.
Tương tự như khu công nghiệp Khai Quang, hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp: Bình Xuyên, Bá Thiện 1, Bá Thiện 2…cũng sôi
động không kém. Với hạ tầng đồng bộ, các khu công nghiệp này đã “kéo” hàng loạt dự án
lớn vào đầu tư, góp phần tạo nên diện mạo mới cho ngành công nghiệp Vĩnh Phúc. Từ một
địa phương có quy mô công nghiệp ở dạng sơ khai, đến nay, Vĩnh Phúc đã hình thành 20
khu công nghiệp, với quy mô 6.000 ha, trong đó có 8 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động
với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 70%, thu hút 757 dự án DDI, FDI. Trong đó, có 375 dự án đã đi
vào hoạt động, hằng năm đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách tỉnh.
Năm 2014, dù tình hình kinh tế chung còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường tiêu
thụ các sản phẩm công nghiệp chủ lực như: ô tô, xe máy, gạch ốp lát, may mặc..tại tỉnh ta
vẫn có chiều hướng tốt, ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ cột của nền kinh tế.
Trong chỉ số tăng trưởng chung của nền kinh tế 6,11%, ngành công nghiệp – xây dựng đóng
góp tới 5,29%. Nhiều dự án FDI của các tập đoàn kinh tế lớn như: Tập đoàn Piaggio (Italia),
Foxconn, Fullpower (Đài Loan), YCH (Singgapo), G.o.Mar, Kumho, Lotte (Hàn Quốc) hoạt
động ngày càng hiệu quả đã tạo điều kiện cho Vĩnh Phúc hình thành một số ngành công
nghiệp mũi nhọn là công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp cơ khí chính
xác… Từ đó thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Cùng với phát triển các khu công nghiệp, đến hết 30/11/2014, Vĩnh Phúc đã hình
thành 16 cụm công nghiệp, với diện tích 343,39 ha. Trong đó, có 8 cụm tiểu thủ công
nghiệp làng nghề với diện tích hơn 81ha; thực hiện các đề án hỗ trợ, nhân cấy phát triển
nghề. Nhờ vậy, một số làng nghề truyền thống đã và đang dần được khôi phục, phát triển
như: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, Lũng Hạ, Minh Tân, đan lát
Triệu Đề, gốm Hương Canh; ươm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu như: Nguyệt Đức,
Trung Kiên, An Tường, Bắc Bình, Liễn Sơn… tạo thu nhập và giải quyết việc làm cho trên
7.000 lao động địa phương.
Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, UBND
tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 20 khu công nghiệp, 43
cụm công nghiệp, với diện tích 6.900ha. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 1323
14%/năm. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu này, ngoài đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
đầu tư, cải cách hành chính, Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt các cơ chế chính sách về phát triển
thị trường, huy động vốn, khoa học công nghiệp, phát triển các vùng nguyên liệu, đào tạo và
sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là làm tốt hơn nữa hoạt động chăm sóc các nhà
đầu tư tại chỗ, để họ luôn cảm thấy mình là công dân của Vĩnh Phúc.
c, Thủ công nghiệp
Quan điểm phát triển thủ công nghiệp của Tỉnh Vĩnh Phúc đó là:
– Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là trách nhiệm của toàn dân dưới sự hỗ
trợ và quản lý của nhà nước; phải huy động mọi nguồn lực để đảm bảo phát triển bền vững
và ổn định;
– Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội của địa phương, đặt trong mối quan hệ tương hỗ với quy hoạch phát triển các
ngành, quy hoạch đô thị, kết hợp hài hòa nhiều loại hình kinh tế với công nghệ, thiết bị thích
hợp, kết hợp hiện đại với truyền thống, thiết bị tiên tiến với tay nghề thủ công, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm;
– Kết hợp hài hòa với phát triển sản xuất nông nghiệp trên cơ sở khai thác hiệu quả
nguồn lao động, tài nguyên đất, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, gắn liền với du lịch làng
nghề…nhằm không ngừng nâng cao mức sống của cư dân nông thôn, giảm dần sự cách biệt
giữa nông thôn và thành thị;
– Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có lợi thế cạnh tranh, phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu, giúp khu vực nông thôn phá được thế thuần nông, hướng tới các
ngành có năng suất và thu nhập cao hơn;
– Bảo tồn, phát huy được những nét văn hóa truyền thống của địa phương, của dân
tộc và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhằm xóa đói,
giảm nghèo cho các vùng sâu, vùng xa; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân nông
thôn; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn; hướng tới phát triển bền vững,
24
bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, góp
phần thực hiện mục tiêu được xác định tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV:
Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế
kỷ XXI.
a
1.1.3. Điều kiện xã hội
* Dân số
Quy mô dân số:
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 có khoảng 1003,0 ngàn người. Trong
đó: dân số nam khoảng 497 ngàn người (chiếm 49,5%), dân số nữ khoảng 506 ngàn người
(chiếm 50,5%). Dân số trung bình năm 2010 khoảng 1010,4 ngàn người.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây khá cao, năm 2008 là
14,92‰, năm 2009 là 14,13‰, năm 2010 là 14,1‰
Trong những năm gần đây, mặc dù có sự phát triển kinh tế xã hội khá nhanh, của
công nghiệp và dịch vụ kéo theo đó là cơ hội việc làm mới, nhưng tỷ lệ tăng cơ học không
đáng kể. Điều này cho thấy công tác giải quyết việc làm của tỉnh là rất tích cực.
Bảng 1Phát triển dân số tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005- 2010
T
Chỉ tiêu
T
Dân số trung bình
1
2
độ tuổi
Đ
ơn vị
2
005
008
1
03 ng.
‰
Dân số lao động trong
1
03 ng.
25
9
74,9
Tỷ lệ tăng tự nhiên
2
009
9
95,2
1
2,05
50
1
1
88
1
010,4
1
4,13
6
2
010
003,0
4,92
6
2
1
4,1
7
03
7
18