Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 129 trang )



Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
*************







Nguyễn văn Dũng






Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chiến tranh du kích
chống thực dân Pháp xâm lược
(1946 - 1954)







Luận văn thạc sĩ sử học















Hà Nội - 2005


Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
****************



Nguyễn văn Dũng




Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chiến tranh du kích
chống thực dân Pháp xâm lược
(1946 - 1954)





Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số : 5. 03. 16




Luận văn thạc sĩ sử học





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Đăng Tri







Hà Nội - 2005


1
MỤC LỤC
Mở đầu 2

Chương 1 Đảng bộ các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lãnh đạochiến tranh du kích
chống thực dân Pháp xâm lược 9
trong những năm 1946 - 1949 9
1.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến
trong những năm 1945 - 1946 9
1.1.1. Vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc 9
1.1.2. Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo
vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong những năm 1945 - 1946 18
1.2.2. Lãnh đạo tiến hành chiến tranh du kích chống địch càn quét những năm
1946 - 1949 43
Chương 2 Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích trong những
năm 1950 - 1954 55
2.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng, tiến hành chiến tranh du kích những năm
1950 - 1953 55
2.1.1. Lãnh đạo xây dựng và củng cố lực lượng 55
2.1.2. Lãnh đạo tiến hành chiến tranh du kích 63
2.2. Lãnh đạo xây dựng lực lượng, đẩy mạnh chiến tranh du kích trong những
năm 1953 - 1954 81
2.2.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng 82
2.2.2. Đẩy mạnh chiến tranh du kích góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng
lợi hoàn toàn 87
Chương 3 Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu 95
3.1. Nhận xét chung 95
3.1.1. Một số đặc điểm 95
3.1.2. Những ưu điểm và hạn chế 98
3.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu 105
Kết luận 113
Danh mục tài liệu tham khảo 117
Phụ lục 126
Phụ lục 1 126

Phụ lục 2 126
Phụ lục 3 127
I. Tỉnh Vĩnh Yên 127
II. Tỉnh Phúc Yên 127
III. Tỉnh Vĩnh Phúc 127


1
Mở đầu

1.Ýý nghĩa của đề tài
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh nhân dân và kế thừa truyền thống chống giặc ngoại xâm của tổ tiên,
trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954),
Đảng ta đã phát động, lãnh đạo một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, huy
động được sức mạnh của toàn dân đánh giặc với lực lượng vũ trang 3 thứ quân,
hình thức tác chiến linh hoạt, sáng tạo đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Trong cuộc chiến tranh đó, bên cạnh tác chiến chính quy của bộ đội chủ lực thì
lực lượng vũ trang địa phương bao gồm bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự
vệ, với hình thức tác chiến du kích cũng đóng một vài trò hết sức quan trọng.
Chiến tranh du kích với nhiệm vụ tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận quân địch,
phân tán lực lượng, phá thế kìm kẹp của chúng, đánh đổ chính quyền địch ở cơ
sở, làm rối loạn thế chiến lược của chúng, bảo vệ và rèn luyện quần chúng cách
mạng, có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho chiến tranh chính quy và đấu tranh
chính trị phát triển.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta vẫn luôn xác định phải huy
động sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của từng địa phương để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, nghiên cứu về cuộc chiến tranh nhân dân nói chung, về một đảng bộ
thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, lãnh đạo nhân dân ở địa phương

tiến hành chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược nói riêng nhằm làm
rõ một vấn đề quan trọng trong lịch sử lãnh đạo chiến tranh của Đảng, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm phục vụ hiện tại là việc làm có ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn.

2
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Vĩnh Phúc có
một vị trí hết sức quan trọng, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, tiếp giáp với
căn cứ địa Việt Bắc, nơi đây là địa bàn tranh chấp ác liệt giữa ta và địch. Trong
những năm 1946 - 1949, lúc này là các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Đảng bộ hai
tỉnh đã lãnh đạo lực lượng vũ trang địa phương tiến hành chiến tranh du kích
chống lại các cuộc càn quét của thực dân Pháp bảo vệ nhân dân, bảo vệ địa bàn.
Từ năm 1950, khi hai tỉnh sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Phúc, hơn hai phần ba
diện tích của tỉnh bị thực dân Pháp chiếm đóng, lực lượng vũ trang Vĩnh Phúc
dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích, tiêu
hao một bộ phận sinh lực địch, phối hợp với các chiến trường đưa cuộc kháng
chiến đi đến thắng lợi.
Nghiên cứu chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh sẽ giúp chúng ta hiểu thêm sâu sắc về:
- Sự lãnh đạo, tổ chức của Đảng đối với cuộc chiến tranh nhân dân nói
chung và chiến tranh du kích chống thực dân Pháp nói riêng.
- Tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Vai trò của chiến tranh du kích và
lực lượng vũ trang địa phương đối với sự thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.
- Những thắng lợi, ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong lãnh đạo của
Đảng mà trực tiếp là của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với chiến tranh du kích ở địa
phương. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm phục vụ việc xây dựng thế trận quốc
phòng toàn dân nói chung và xây dựng, bảo vệ địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng hiện
nay.
Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi đã quyết định chọn

đề tài "Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích chống thực dân
Pháp xâm lược (1946 - 1954)" cho luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam, của mình.

3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh du kích của
các học giả trong và ngoài nước, trong và ngoài quân đội. ở trong nước, có thể
tổng hợp các công trình nghiên cứu và tác phẩm có liên quan đến vấn đề này
thành những nhóm cơ bản sau:
Nhóm thứ nhất, là những công trình tổng kết mang tính chất lý luận về cuộc
chiến tranh nhân dân nói chung và chiến tranh du kích nói riêng. Tiêu biểu như:
Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi và bài học do Ban
chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị tiến hành (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996); Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam
trong thời đại mới của Võ Nguyên Giáp (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975); Dân quân
tự vệ một lực lượng chiến lược của Võ Nguyên Giáp (Nxb Sự thật, Hà Nội,
1974); Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa phương và của các lực
lượng vũ trang địa phương của Võ Nguyên Giáp (Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1972)…Những tác phẩm này chủ yếu đi vào tổng kết mang tính chất lý
luận về cuộc chiến tranh nhân dân nói chung và chiến tranh du kích nói riêng mà
chưa đi sâu nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến tranh du kích.
Tỉnh đội Vĩnh Phúc năm 1963 đã xuất bản cuốn Tổng kết chiến tranh du kích
Vĩnh Phúc trong kháng chiến chống thực dân Pháp , tuy đã có một số kết luận
về cuộc chiến tranh du kích của nhân dân Vĩnh Phúc trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, nhưng do không đi sâu về sự lãnh đạo của Đảng bộ đối
với cuộc chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh, nên công trình này chưa rút ra
những kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với cuộc chiến
tranh du kích ở địa phương.
Nhóm thứ hai, là những công trình nghiên cứu về vấn đề có liên quan tới

chiến tranh du kích như: Cuốn Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng
bằng Bắc Bộ (1946 - 1954) của Tiến sĩ Vũ Quang Hiển (Nxb Chính trị quốc gia,

4
Hà Nội, 2001), có đề cập tới quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng
bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Công trình đã nghiên cứu
quá trình hình thành và phát triển căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc bộ, qua đó tác
giả đưa ra một số nhận xét về thành công, hạn chế trong quá trình xây dựng, đặc
điểm hình thành và phát triển, vị trí chiến lược của căn cứ du kích ở đồng bằng
Bắc bộ và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Công trình nghiên cứu này cũng có
đề cập đến sự hình thành và phát triển của một số căn cứ du kích trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc;
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Duy Hưng với đề tài “Đảng bộ Nam Định
lãnh đạo chiến tranh du kích ở địa phương (1946 – 1954)”, nghiên cứu về sự
lãnh đạo chiến tranh du kích của Đảng bộ Nam Định trong kháng chiến chống
thực dân Pháp…
Nhóm thứ ba, là những cuốn sách lịch sử và lịch sử Đảng bộ các địa phương
ở Vĩnh Phúc như:
Vĩnh Phú lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954)
do Tỉnh đội Vĩnh Phú biên soạn và được Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vĩnh Phú xuất
bản năm 1989; Cuốn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân
tỉnh Vĩnh Phúc (1945 - 1954) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, xuất bản
năm 1999; Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú, tập 1 (1930 - 1945) do Ban
Tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn và xuất bản năm 1985; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phúc, tập 1 (1928 - 1968) do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc biên soạn
và xuất bản năm 2000; Lịch sử Đảng bộ Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Bình
Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Thị xã Vĩnh Yên, Tam Dương, Lập Thạch; Lịch
sử Đảng bộ các xã trong huyện thời kỳ 1946 - 1954…
Những cuốn sách này đã ghi lại cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền, kháng
chiến chống thực dân Pháp của quân dân tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 1945 – 1954


5
một cách toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh chứ không đi sâu nghiên
cứu về cuộc chiến tranh du kích.
Như vậy, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình, tác phẩm đề cập đến
chiến tranh du kích nói chung và chiến tranh du kích của quân dân Vĩnh Phúc
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) nói riêng,
nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa được làm rõ như:
- Sự lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc đã lãnh đạo nhân dân xây dựng lực
lượng, tiến hành chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh.
- Vai trò của chiến tranh du kích trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong việc cản
bước tiến công của thực dân Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc, cũng như sự phối hợp
của Vĩnh Phúc với các chiến trường khác.
- Những hạn chế trong lãnh đạo xây dựng lực lượng, và tiến hành chiến
tranh du kích của Đảng bộ Vĩnh Phúc.
- Đặc điểm và một số kinh nghiệm về lãnh đạo chiến tranh du kích của Đảng
bộ Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu nói trên và theo yêu cầu nhiệm vụ đề tài, luận
văn có nhiệm vụ là:
- Làm rõ sự lãnh đạo xây dựng lực lượng và tiến hành chiến tranh du kích
trên địa bàn tỉnh của Đảng bộ Vĩnh Phúc thời kỳ 1946 - 1954 trên cơ sở quán
triệt, thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Liên khu uỷ Việt Bắc.
- Nhận xét những ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong lãnh đạo chỉ đạo
xây dựng lực lượng, tổ chức chiến tranh du kích chống thực dân Pháp của Đảng
bộ Vĩnh Phúc.
- Nêu lên một số đặc điểm và rút ra các kinh nghiệm trong lãnh đạo của
Đảng bộ Vĩnh Phúc đối với việc xây dựng lực lượng và tổ chức chiến tranh du
kích chống thực dân Pháp thời kỳ 1946 – 1954 để góp phần phục vụ nhiệm vụ


6
xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân nói chung và xây dựng lực lượng, bảo vệ
địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo xây dựng lực lượng, tiến hành
chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng bộ Vĩnh Phúc.
- Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu của luận văn là địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
(1946 – 1954). Đối chiếu với vị trí địa lý hiện nay là bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh
Phúc và địa bàn huyện Sóc Sơn và Đông Anh (thuộc Thành phố Hà Nội).
- Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, tác giả cũng đề cập đến
những vấn đề có liên quan đến đề tài như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế,
chính trị, dân cư, truyền thống lịch sử,…của Vĩnh Phúc, cũng như bối cảnh
chung của cuộc kháng chiến trên chiến trường chính Bắc bộ, trong toàn quốc
nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ của đề tài đặt ra.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả dựa vào các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Những tác phẩm của C. Mác, F. Ăngghen, V.I. Lênin viết về chiến tranh
cách mạng, chiến tranh du kích.
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến đề tài được in
trong Văn kiện Đảng, toàn tập, từ tập 8 đến tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
- Các tư liệu gốc là các Báo cáo, Nghị quyết của Liên Khu uỷ Việt Bắc, Tỉnh
uỷ Vĩnh Yên, Phúc Yên, Vĩnh Phúc về những vấn đề có liên quan đến đề tài
hiện lưu tại Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp …nói về chiến tranh
nhân dân, chiến tranh du kích.

7

- Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, tập 1 (1928 - 1968), Lịch sử đảng bộ các
huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 1946 – 1954; Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phú, tập 1 (1930 - 1945) do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ biên soạn và xuất bản
năm 1985; Lịch sử đảng bộ các xã trên địa bàn tỉnh, đặc biệt những xã nằm
trong vùng tạm chiếm; Các tổng kết về chiến tranh du kích và các sách lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp của Tỉnh đội Vĩnh Phúc, Ban Tuyên giáo Tỉnh
uỷ Vĩnh Phúc.
- Những nhân chứng lịch sử hiện đang còn sống. Nguồn tư liệu này chủ yếu
để tham khảo, đối chiếu nhằm củng cố thêm nguồn tư liệu thành văn.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bầy luận văn, tác giả đã vận dụng hai
phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. Ngoài ra,
còn sử dụng phương pháp thống kê, phân loại, so sánh và một số phương pháp
khác trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, luận văn có thể có các đóng góp như sau:
- Trình bày có hệ thống về sự lãnh đạo chiến tranh du kích chống thực dân
Pháp xâm lược (1946 - 1954) của Đảng bộ Vĩnh Phúc bằng những nguồn tư liệu
phong phú, đáng tin cậy.
- Nêu lên một số đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ Vĩnh Phúc
trong việc lãnh đạo chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược (1946 –
1954). Qua đó, rút ra được các kinh nghiệm góp phần vào việc xây dựng và bảo
vệ địa bàn ở các địa phương trong toàn quốc nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng
hiện nay.
- Tập hợp, hệ thống hoá các tư liệu để dùng cho việc nghiên cứu, giảng dạy,
học tập lịch sử truyền thống địa phương ở Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của luận văn

8
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

có 3 chương:
Chương 1. Đảng bộ các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lãnh đạo chiến tranh du
kích chống thực dân Pháp trong những năm 1946 - 1949
Chương 2. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chiến tranh du kích trong
những năm 1950 - 1954
Chương 3. Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

Chương 1
Đảng bộ các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lãnh đạo
chiến tranh du kích chống thực dân Pháp xâm lược
trong những năm 1946 - 1949

1.1. Lãnh đạo xây dựng lực lượng, bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng
chiến trong những năm 1945 - 1946
1.1.1. Vài nét về tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay được thành lập trên cơ sở 2 tỉnh Vĩnh Yên, Phúc
Yên. Hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên được thành lập dưới thời thuộc Pháp.
Ngày 20/ 10/ 1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo
Vĩnh Yên bao gồm:
- Huyện Bình Xuyên tách từ phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên sang.
- Toàn bộ phủ Vĩnh Tường gồm 5 huyện: Bạch Hạc, Lập Thạch, Tam
Dương, Yên Lạc và Yên Lãng từ tỉnh Sơn Tây sang.
Đến ngày 12/4/1891, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định bãi bỏ đạo
Vĩnh Yên, đưa địa bàn đạo Vĩnh Yên chuyển về tỉnh Sơn Tây.
Hơn 8 năm sau, ngày 29/12/1899, Toàn quyền Đông Dương lại ra Nghị định
lập lại tỉnh Vĩnh Yên trên cơ sở địa bàn của đạo Vĩnh Yên cũ. Tỉnh lị đặt tại làng
Tích Sơn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên chính thức ra đời và đi vào hoạt
động từ năm 1900. Sau đó không lâu, Yên Lãng tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Yên để

9

nhập vào tỉnh Phù Lỗ (1901). Từ 1901, tỉnh Vĩnh Yên còn lại một phủ là Vĩnh
Tường và 4 huyện là Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch.
Còn đối với tỉnh Phúc Yên, ngày 6/10/1901, Toàn quyền Đông Dương ra
Nghị định thành lập tỉnh Phù Lỗ. Địa bàn tỉnh Phù Lỗ bao gồm 3 huyện cắt từ
tỉnh Bắc Ninh sang là phủ Đa Phúc, huyện Kim Anh và huyện Đông Khê (năm
1903 huyện Đông Khê đổi tên là huyện Đông Anh); phủ Yên Lãng cắt từ tỉnh
Vĩnh Yên sang. Tỉnh lị đặt tại làng Phù Lỗ huyện Kim Anh nên tỉnh có tên gọi
là Phù Lỗ.
Ngày 18/2/1904, tỉnh lị rời lên làng Tháp Miếu thuộc tổng Bạch Trữ phủ
Yên Lãng và từ đó tên của tỉnh là Phúc Yên.
Tháng 3/1913, chính quyền thực dân đưa tỉnh Phúc Yên xuống cấp đại lý, lệ
thuộc vào tỉnh Vĩnh Yên. Hai năm sau, tháng 12/1915, chúng xoá bỏ cấp đại lý,
lập lại tỉnh Phúc Yên gồm hai phủ là Đa Phúc, Yên Lãng và hai huyện là Kim
Anh, Đông Anh, đây là tỉnh nhỏ nhất xứ Bắc Kỳ.
Sau cách mạng tháng Tám, thực hiện chủ trương của Chính phủ, các tỉnh
đều bỏ cấp tổng, các làng xã nhỏ hợp nhất thành xã lớn và bỏ tên phủ, gọi chung
là huyện. Tháng 2/1950, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp nhất thành một tỉnh
lấy tên là tỉnh Vĩnh Phúc. Đến tháng 2/1968, hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ đã
hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú.
Tháng 10/1977, các huyện trong tỉnh đều hợp nhất thành huyện lớn. Trên
phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc cũ, hai huyện Đa Phúc và Kim Anh hợp nhất thành
huyện Sóc Sơn; huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc hợp nhất thành huyện Vĩnh Lạc;
hai huyện Tam Dương, Lập Thạch hợp nhất thành huyện Tam Đảo; hai huyện
Yên Lãng, Bình Xuyên hợp nhất thành huyện Mê Linh trong đó có thị trấn Phúc
Yên.

10
Tháng 3/1979, toàn bộ tỉnh Phúc Yên cũ gồm hai huyện Sóc Sơn và Mê
Linh chuyển về thành phố Hà Nội. Tháng 10/1991, huyện Mê Linh lại tách về
Vĩnh Phú.

Tháng 11/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 đã thông qua nghị quyết về
việc chia tách một số tỉnh, trong đó có tỉnh Vĩnh Phú chia tách thành hai tỉnh là
Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc
đã tái lập và đi vào hoạt động từ 1/1/1997. Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 9 đơn vị
hành chính là 2 thị xã là Vĩnh Yên và Phúc Yên và 6 huyện: Lập Thạch, Vĩnh
Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo và Mê Linh [12, 18,19].
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong phạm vi
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).
Vì vậy, phạm vi nghiên cứu bao gồm địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và hai
huyện Sóc Sơn, Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội.
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du ở Bắc Bộ nằm bên tả ngạn sông Hồng, là cửa
ngõ nối liền các tỉnh đồng bằng Bắc bộ với Việt Bắc. Phía bắc giáp Thái
Nguyên, Tuyên Quang. Phía đông giáp Bắc Ninh, Bắc Giang. Phía Nam giáp
Sơn Tây, Hà Đông (nay thuộc Hà Tây), Hà Nội. Phía tây giáp Phú Thọ. Tổng
diện tích của Vĩnh Phúc khi sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên (2/1950) là
1.715 km
2
.
[12, 19].
Phía bắc của Vĩnh Phúc là một vùng rừng núi từ tây bắc Đa Phúc qua bắc
Kim Anh, Bình Xuyên, Tam Dương tới tây bắc huyện Lập Thạch, hình thành
một tam giác lệch. Đặc biệt phía đông bắc có dãy núi Tam Đảo chạy từ tây bắc
Đa Phúc lên đông bắc Lập Thạch dài 32 km, như bức thành ngăn Vĩnh Phúc với
Tuyên Quang, Thái Nguyên. Trong kháng chiến, ở đây là vùng căn cứ địa của
Vĩnh Phúc, nơi tập trung cơ quan chỉ đạo, kho tàng, công xưởng, đồng thời cũng
là nơi cho bộ đội tập kết, huấn luyện, làm công tác chuẩn bị rất tốt.

11
Sau lưng rừng núi là một dãy đồi núi cao thấp xen lẫn với làng mạc thành
một dải nằm giữa tỉnh chạy từ đông sang tây dài chừng 42 km, rộng chừng 10

km, diện tích chung chừng 452 km
2
ngăn cách vùng rừng núi phía bắc với vùng
đồng bằng phía nam. Đặc điểm của nó hầu hết là đồi núi trọc, ở giữa có các đỉnh
núi cao, phía nam thấp dần thành một dộ thoai thoải, đất pha lẫn đá sỏi, cấu trúc
công sự hoặc nguỵ trang khó khăn. Trên các mỏm đồi cao đều có một tầm kiểm
soát được xa và rộng, có nhiều điều kiện tốt phát huy được hiệu lực của vũ khí
kỹ thuật. Vì vậy trong kháng chiến, địch đã chiếm dải đồi trọc này thiết lập
thành tuyến phòng ngự vững chắc ngăn cách vùng tự do với vùng địch hậu [89,
8].
Trên địa bàn tỉnh có 2 đường quốc lộ chạy qua. Quốc lộ 2 (Hà Nội - Hà
Giang) chạy qua Vĩnh Phúc hơn 50 km. Đường này chạy song song với đường
sắt Hà Nội - Lào Cai qua Vĩnh Phúc dài hơn 40 km. Quốc lộ số 3 (Hà Nội đi
Cao Bằng) qua Vĩnh Phúc dài 16 km. Đường này chạy song song với đường sắt
Hà Nội - Thái Nguyên qua Vĩnh Phúc dài 16 km. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ
như: đường 12, 129,23, 40, 35, 131, [12, 23]
Phí nam và tây nam còn có hai con sông lớn là sông Hồng (trên địa phận
tỉnh dài 57 km), sông Lô (dài 37 km), một phần sông Đuống bao bọc. Ngoài ra
còn có các sông nhỏ như sông Cầu (dài 24 km), sông Phó Đáy (dài 38 km), sông
Cà Lồ (dài 28 km). Riêng sông Hồng và sông Lô, các mùa đều có thể lưu thông
rất thuận tiện. Còn các sông khác, chỉ có thể vận chuyển vào mùa nước, nhưng
khúc khuỷu, nước chảy xiết, mùa khô có chỗ lại cạn, thuyền bè không qua lại
được. Riêng sông Đáy, từ Tuyên Quang chảy qua huyện Lập Thạch, bắc huyện
Vĩnh Tường, ra Việt trì, cắt đôi huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch. Do
vậy cũng tạo thêm cho xăn cứ huyện Lập Thạch có thế vững chắc.
Sông Cà Lồ từ cống Lồ (Yên Lạc) chạy qua tây Yên Lãng, nam Kim Anh ra
sông Cầu, cho nên đã chia cắt địa hình giữa nam Bình Xuyên với tây Yên Lãng;

12
giữa nam Kim Anh với tây Đông Anh. Mùa nước, gây nên khó khăn trong khi

vận động tác chiến.
Ngoài ra, còn có nhiều đầm lạch rải rác trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở phía
nam. Có đầm lạch rất rộng và sâu như: đầm Đồng Mật rộng 536 mẫu, đầm Vạc
rộng 437 mẫu
Chạy dọc theo sông Hồng là một con đê lớn dài 63 km ôm lấy toàn bộ địa
hình phía nam trong tỉnh. Trong kháng chiến, địch đã lợi dụng chiếm con đê này
tổ chức thành tuyến chiếm đóng.
Ven sông Hồng còn có bãi sậy tự nhiên phía đông nam huyện Yên Lãng dài
13 km, rộng 2 km. Đây là địa hình thuận lợi để cho ta trú quân và làm căn cứ
trong địch hậu.
Về đặc điểm dân cư, do địa hình chia thành 2 miền của một tỉnh trung du,
nên hình thái làng mạc mỗi miền cũng có những đặc điểm khác nhau:
Vùng đồng bằng, làng mạc đông đúc, hình thành từng tuyến, từng khu vực,
tập trung nhiều trên dọc sông, dọc đường giao thông và xung quanh các khu đầu
mối giao thông. Làng ở ven sông Hồng thường dài, bờ tre xung quanh làng xen
lẫn nhiều soan, chuối bao bọc. Trong làng ít tường ngăn cách, có nhiều cây cối
kín đáo, hầu hết là nhà lá vách đất. Xung quanh là cánh đồng ruộng đất bãi pha
cát phù sa, mùa trồng màu có nhiều bãi ngô, mía kín đáo thuận tiện cho hoạt
động du kích chiến tranh. Nhưng mùa nước, đất lở, nhiều cánh đồng bị ngập
nước, đi lại khó khăn.
Làng mạc trong đồng đến quốc lộ 2, 3, hình thái dài - rộng cân đối, xung
quanh làng có bờ luỹ đắp đất và hào từng đoạn kiên cố. Trong làng có nhiều
tường ngăn cách, chia thành nhiều ngõ nhỏ, ngoài làng thường là những cánh
đồng bằng phẳng, thuận lợi cho hoạt động du kích chiến tranh.

13
Vùng rừng núi, làng mạc thường ở rải rác ven đồi, ven rừng, đại bộ phận là
làng nhỏ, ở phân tán. Cũng có những nơi tương đối tập trung như ven sông Lô,
sông Đáy và một số khu vực tiếp giáp với đồng bằng.[89, 9,10]
Như vậy, xét toàn bộ vị trí địa lý trên đây, chúng ta thấy được Vĩnh Phúc giữ

một vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa đồng bằng Bắc bộ với căn cứ
địa Việt Bắc. Vì vậy, trong kháng chiến, Vĩnh Phúc là địa bàn giành giật rất
quyết liệt giữa ta và địch, là nơi phải đương đầu với nhiều trận càn quét ác liệt
của thực dân Pháp nhằm củng cố và mở rộng vùng chiếm đóng.
Dân số của Vĩnh Phúc tính đến 1950 khoảng 47 vạn người, bao gồm 14 dân
tộc anh em, đông nhất là người Kinh (chiếm 98,4%). Đồng bào các dân tộc thiểu
số sống rải rác ở 17 xã dọc dãy Tam Đảo, Sáng Sơn của 5 huyện Tam Dương,
Bình Xuyên, Lập Thạch, Kim Anh và Đa Phúc. Đại bộ phận nhân dân theo đạo
Phật, có gần 2 vạn người theo đạo Thiên Chúa sống rải rác ở 72 xã, 2 thị xã,
trong đó có 26 thôn công giáo toàn tòng [12, 19].
Nhân dân Vĩnh Phúc chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng. Ngay từ thời đế
quốc Pháp cai trị, toàn tỉnh không có một cơ sở công nghiệp nào. Ngoài khu nhà
máy hoả xa Đông Anh với vài trăm công nhân chuyên sửa chữa các bộ phận của
đầu máy xe lửa, nhưng không trực thuộc vào tỉnh Phúc Yên lúc đó mà là một bộ
phận của nhà máy hoả xa Gia Lâm.
Thủ công nghiệp cũng có một số cơ sở nhưng không tập trung vào một khu
vực nào mà rải rác ở một số huyện như: ép dầu ở Yên Lạc; 7 xưởng làm giấy ở
Vĩnh Tường, Lập Thạch; một số lò kéo mật làm đường ở Yên Lạc, Bình Xuyên,
Vĩnh Tường; đúc lưỡi cày, cang chĩnh, nồi đất ở Bình Xuyên, Tam Dương; một
số khung cửi dệt vỉa ở Yên Lạc, Vĩnh Tường và một số nghề phụ như: làm nón,
áo tơi, đan lát rải rác ở một số nơi. Nhưng dưới ách thống trị của đế quốc Pháp,
thuế má nặng nề, nguyên liệu thiếu thốn, nên những nghề đó không được phát
triển.

14
Như vậy, nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đã giữ một địa vị chủ yếu nhất. Với diện
tích toàn tỉnh là 1.792 km2 bao gồm có 246.000 mẫu ruộng, 99.130 mẫu rừng
cây, 133.242 mẫu đồi trọc, 18.445 mẫu thổ cư và 11.759 mẫu hồ ao (mẫu Bắc
Bộ). Số đất còn lại là sông ngòi, đường giao thông, bãi hoang, đền chùa (theo số
liệu thông kê năm 1958). Nếu tính ruộng cày cấy và trồng trọt được, bình quân

nhân khẩu toàn tỉnh mỗi người được trên 4 sào (sào Bắc Bộ). Nhưng do sự phân
bố dân cư và ruộng đất không đều nên có vùng mỗi người có tới trên dưới một
mẫu [89, 14].
Dưới ách thống trị của đế quốc, phong kiến, ruộng đất phần lớn nằm trong
tay bọn chúng. Có địa chủ như: Trần Viết Soạn, Đỗ Đình Đạo, Vương Văn Mão,
dương Đức Hợi mỗi tên chiếm đoạt hàng ngàn mẫu. Theo thống ke sửa sai cải
cách ruộng đất 1957 thì địa chủ, nhà chung và ngoại kiều chiếm mất gần 50%
ruộng đất trong toàn tỉnh [89, 14].
Trong kháng chiến, Vĩnh Phúc bị chia cắt làm hai vùng là vùng tạm chiếm
và vùng tự do. Hầu hết vùng đồng bằng, nơi đông người nhiều của, ruộng đất tốt
lại là nơi bị địch chiếm đóng, làm cho Vĩnh Phúc gặp rất nhiều khó khăn cho
nền kinh tế tự túc. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Vĩnh Phúc vẫn
bám chặt lấy đồng ruộng, ra sức sản xuất, bảo vệ sản xuất, đồng thời ra sức vỡ
hoang biến đồi núi thành những nương sắn, ngô, khoai và các hoa màu khác,
phát triển các nghề phụ. Do đó đã đảm bảo được một nền kinh tế tự cung tự cấp
suốt trong những năm kháng chiến.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dưới bất kỳ ách thống trị nào của bè lũ
phong kiến, thực dân, đế quốc, nhân dân các dân tộc Vĩnh Phúc cũng đoàn kết
một lòng, đấu tranh kiên cường bất khuất để dựng nước và giữ nước.
Ngay từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, Thục Phán An Dương Vương đã
chọn đất Cổ Loa (Đông Anh) để xây dựng kinh đô của nước Âu Lạc. Tại đây,
ông cha ta đã xây dựng một căn cứ quân sự nổi tiếng mà dấu vết còn đến ngày

15
nay đó là thành Cổ Loa. Trên địa bàn của tỉnh, vào những năm 40 sau Công
nguyên, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thu hút hàng vạn dân binh từ khắp
mọi miền quê về đây tụ nghĩa và đã làm nên thắng lợi vẻ vang.
Thế kỷ thứ VI, nhân dân Vĩnh Phúc đã nổi dậy theo Lý Bí chiến đấu chống
quân xâm lược nhà Lương mà dấu tích là Hồ Điển Triệt vẫn còn đến ngày nay ở
vùng Tứ Yên (Lập Thạch).

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống dưới triều Lý, nhân dân
vùng Kim Anh, Đa Phúc đã tích cực tham gia xây thành, đắp luỹ, tạo nên tuyến
phòng ngự chạy dài từ sườn đông bắc dãy Tam Đảo đến sườn tây nam dãy núi
Nham Biên (Bắc Ninh), góp phần cùng quân dân cả nước giành thắng lợi.
Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII, nhân dân Vĩnh
Phúc đã tham gia nghĩa quân, chiến đấu kiên cường cùng quân đội nhà Trần ở
Bình Lệ Nguyên (Tam Canh - Bình Xuyên), ở cầu Phù Lỗ thu thắng lợi ròn rã.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trên đất Vĩnh Phúc từ 1885 đến 1893,
hưởng ứng phong trào Cần Vương, các văn thân, thổ hào trong tỉnh đã dấy binh
nổi lên chống bọn thực dân được nhân dân các phủ huyện tham gia đông đảo.
Các vùng đất thuộc Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, nhất là vùng ven Tam
Đảo trở thành căn cứ của nhiều tướng lĩnh như Đốc Khoát, Đốc Giang, Đốc
Huỳnh, Đốc Thành. ở vùng Kim Anh, Đa Phúc có nghĩa quân của Đốc Két,
Tuần Bốn, Lãnh Giang hoạt động. Sau đó, nhân dân còn tích cực tham gia
nghĩa quân của Đề Thám từ vùng Yên Thế chuyển về Tam Đảo [42, 17].
Cuộc binh biến Thái Nguyên do Đội Cấn (tức Trịnh văn Cấn - người làng
Vũ Di huyện Vĩnh Tường) chỉ huy, sau bị đàn áp ông đã đưa nghĩa binh về hoạt
động vùng rừng núi Tam Đảo và nhiều nơi khác như Liễn Sơn, Đạo Trù, Hoàng
Xá Hạ, Thường Lệ, Cổ Bài, Đa Phúc
Vào những năm 1927 - 1930, nhiều người dân Vĩnh Phúc đã tham gia tổ
chức quốc Dân Đảng, một tổ chức theo xu hướng quốc gia tư sản tiến bộ yêu

16
nước do Nguyễn Thái Học (người làng Thổ Tang - Vĩnh Tường) khởi xướng và
lãnh đạo [42, 18].
Từ khi ra đời (2/1930) đến năm 1939, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát
động và lãnh đạo được hai cao trào rộng lớn trong cả nước là cao trào 1931 –
1931 và cao trào Dân chủ 1936 – 1939. Vĩnh Yên, Phúc Yên tuy chưa có Đảng
bộ, nhưng các đảng viên và các chi bộ đảng ra đời vào thời kỳ này đã lãnh đạo
nhân dân trong tỉnh đấu tranh theo chủ trương của Trung ương Đảng đề ra. Đến

tháng 3/1940, Ban vận động liên tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập. Tiếp đó là Ban
cán sự tỉnh Vĩnh Yên thành lập (8/1940), Ban cán sự tỉnh Phúc Yên thành lập
cuối năm 1941, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong phong trào cách
mạng và công tác xây dựng đảng ở Vĩnh Phúc.
Khi thời cơ khách quan thuận lợi cho việc khởi nghĩa giành chính quyền
trong toàn quốc đã đến, Trung ương Đảng đã họp Hội nghị toàn quốc từ 13 đến
15/8/1945 tại Tân Trào chủ trương lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa. Thực hiện
chủ trương của Trung ương, trong một tuần lễ (từ 17 đến 24/8/1945), dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ hai tỉnh, hàng chục vạn đồng bào các dân tộc Vĩnh Yên,
Phúc Yên đã nhất tề vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Quá trình khởi
nghĩa diễn ra vô cùng gay go quyết liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ,
cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi ở tất cả các phủ huyện và thị xã
Phúc Yên. Chính quyền từ tỉnh đến làng xã đã về tay nhân dân. Xiềng xích
phong kiến hàng ngàn năm và ách thực dân đè nặng hơn 60 năm đã bị đập tan.
Nhân dân Vĩnh Phúc từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ vận mệnh của
mình. Trang sử vàng cách mạng tháng Tám mãi mãi là niềm tự hào đối với
Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc.
Nhìn chung, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh vì sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Nhân dân Vĩnh Phúc đã hi sinh nhiều của cải, xương
máu cho sự nghiệp ấy. Nhưng chỉ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt

17
Nam, sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân cả nước nói
chung và nhân dân Vĩnh Phúc nói riêng mới thu được thắng lợi trọn vẹn.
1.1.2. Đảng bộ hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên lãnh đạo xây dựng lực lượng,
bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong những năm 1945 - 1946
Sau cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền dân chủ nhân dân non
trẻ phải đương đầu với những khó khăn cực kỳ to lớn, vừa phải giải quyết những
tàn dư nặng nề của chế độ cũ, vừa phải giải quyết những vấn đề cấp thiết trước
mắt, đặc biệt là sự đe doạ cướp chính quyền và xâm lược của tay sai trong nước

và đế quốc bên ngoài.
Cũng như cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Yên, Phúc Yên
đứng trước những thử thách nghiêm trọng. Nạn đói làm chết hàng vạn người còn
tiếp tục đe doạ. Nạn đê vỡ, ngập lụt gây thiệt hại lớn đến của cải và mùa màng
của nhân dân chưa được ngăn chặn. Nông nghiệp tiêu điều, thủ công nghiệp
đình đốn. Bộ máy chính quyền còn trứng nước. Cán bộ còn thiếu kinh nghiệm
trong việc quản lý kinh tế - xã hội
Trên những vị trí quan trọng của tỉnh như thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên, hơn
một vạn quân Tưởng kéo vào chiếm đóng. Chúng liên tiếp gây ra những hoạt
động nhằm làm rối loạn tình hình an ninh xã hội như: khiêu khích, cướp bóc,
thậm chí có hành động cướp vũ khí của tự vệ (ở thị xã Vĩnh Yên), bao vây uy
hiếp cơ quan chính quyền (huyện lị Bình Xuyên); giúp đỡ bọn Việt Quốc, Việt
Cách chiếm đóng, lập chính quyền phản quốc ở thị xã Vĩnh Yên. Bọn tay sai của
Tưởng lập ra các tổ chức phản động như Mặt trận quốc gia, Việt Nam thanh niên
đoàn, Quốc dân binh, rồi bắt cóc, tống tiền, cướp bóc của dân chúng. Tháng
10/1945, chúng đem quân đánh chiếm thị trấn Bạch Hạc và các làng Bồ Sao,
Diệm Xuân, nhằm từng bước biến Vĩnh Yên thành "Đệ tam, đệ nhất chiến khu",
chống đối ta lâu dài [42, 48].

18
Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ Vĩnh Yên, Phúc Yên đã lãnh đạo nhân
dân tích cực đối phó với tình hình, tập trung vào nhiệm vụ chống đói, sản xuất
và tiết kiệm chống nạn mù chữ, lạc hậu; từng bước xây dựng và củng cố nền
móng của chế độ mới, để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà chúng ta biết trước là không thể tránh
khỏi.
Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm đã nhanh chóng trở thành một phong
trào rộng lớn, thu hút mọi thành phần xã hội tham gia. Những khẩu hiệu như:
"Tấc đất, tấc vàng", "Hũ gạo cứu đói", "Ngày đồng tâm" đã biểu lộ ý chí thống
nhất toàn dân trong những ngày tháng khó khăn. Chỉ qua ba vụ sản xuất dưới

chế độ mới, diện tích và sản lượng lương thực, hoa màu đã tăng lên rất nhanh.
“So với vụ mùa năm 1944 đạt 115.000 mẫu Bắc Bộ, tăng 92%; sản lượng đạt
57.500 tấn, tăng 187%” [42, 49]. Bằng một loạt các biện pháp sản xuất và tiết
kiệm, cuối cùng nạn đói ở Vĩnh Yên, Phúc Yên đã bị đẩy lùi, đời sống của nhân
dân bước đầu được ổn định.
Cùng với phong trào "Diệt giặc đói" là cuộc vận động "Diệt giặc dốt", bài
trừ các tệ nạn xã hội cũ, nâng cao trình độ dân trí. Cuộc vận động "Bình dân học
vụ" thu hút được mọi tầng lớp, lứa tuổi tham gia. Tính đến năm 1946, cả hai tỉnh
đã thanh toán xong nạn mù chữ cho trên một chục vạn người.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, ngay sau ngày khởi nghĩa,
Đảng Bộ hai tỉnh đã có nhiều chủ trương biện pháp tích cực xây dựng và hoàn
thiện bộ máy chính quyền các cấp.
Cuối năm 1945 và đầu 1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp đã diễn ra trong cả nước nói chung và Vĩnh Yên, Phúc Yên nói
riêng. Khi tiến hành bầu cử trên địa bàn hai tỉnh ta đã vấp phải sự phá hoại,
khiêu khích của quân Tưởng và bọn Việt quốc, Việt Cách, Đại Việt. Một số nơi
không tiến hành bầu cử được do sự phá hoại của chúng (một số làng thuộc ngoại

19
vi thị xã Vĩnh Yên). Song trên toàn tỉnh, cuộc bầu cử Quốc hội khoá đầu tiên
vẫn thành công tốt đẹp, 90% cử tri các dân tộc đã đi bỏ phiếu, 11 đại biểu do
Mặt trận Việt Minh giới thiệu đã trúng cử với số phiếu cao. Kết quả đó là biểu
thị sự nhất trí cao của toàn dân về chính trị, tinh thần, đồng thời là đòn đánh
mạnh vào âm mưu chia rẽ, xâm lược của kẻ thù. Tiếp sau bầu cử Quốc hội là
thành công của bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
Trong hoàn cảnh có nhiều trở ngại lớn sau cách mạng, bọn Tưởng và bè lũ
tay sai lợi dụng lấn tới bằng nhiều thủ đoạn, hành động thâm hiểm và trắng trợn,
hòng lật đổ chính quyền dân chủ. Chống thù trong giặc ngoài, giữ vững thành
quả cách mạng là nhiệm vụ cấp bách số một. Đối với giặc ngoài, Đảng chủ
trương tránh phải đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù và lợi dụng mâu

thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc Mỹ - Tưởng và Anh - Pháp để có những đối
sách phù hợp. Với chủ trương đó, Đảng thực hiện sách lược "Hoà với Tưởng" để
tập trung toàn lực chống kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược.
Theo tinh thần hoà hoãn "Hoa - Việt thân thiện", khi Tưởng mới đến, ta tổ
chức đón tiếp, cung cấp lương thực và thực phẩm, bố trí nơi đóng quân, giải
quyết phương tiện đi lại chu đáo. Để tranh xung đột, mắc mưu khiêu khích của
địch, Đảng Bộ Vĩnh Yên, Phúc Yên giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân bình
tĩnh, tỉnh táo, giữ nghiêm kỷ luật, đồng thời cho rút các cơ quan ở những nơi
Tưởng đóng quân về nông thôn. ở thị xã, Ban Liên kiểm được thành lập theo đề
nghị của Tưởng gồm đại diện của Việt Minh, của Tưởng và Việt Nam Quốc dân
đảng.
Về mặt ngoại giao, ta khéo léo đấu tranh vạch trần âm mưu của Tưởng, đòi
chúng phải chấm dứt khiêu khích, phá hoại, chấm dứt sự đồng loã với bọn tay
sai phản quốc và tôn trọng cam kết. Về chính trị, ta tổ chức đấu tranh dưới hình
thức biểu dương lực lượng. Các cuộc mít tinh, biểu tình có hàng vạn quần chúng
tham gia diễn ra liên tiếp ở các địa phương, nhất là gần những khu vực đóng

20
quân của Tưởng. Quần chúng nhân dân hai tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên đã giương
cao khẩu hiệu: "Nước Việt Nam của người Việt Nam", "ủng hộ chính phủ Hồ
Chí Minh" Nắm được chỗ yếu của Tưởng là hậu cần, ta khống chế việc cung
cấp tiếp tế từ bên ngoài, đồng thời phá hoại bằng cách cắt dây điện thoại, làm
hỏng cầu đường, vận động nhân dân nơi chúng đóng quân sơ tán tài sản. Phối
hợp làm chỗ dựa cho các hoạt động ấy, các đơn vị vệ quốc đoàn được lệnh bố trí
xung quanh các thị xã, thị trấn, bao vây bí mật kiềm chế các hoạt động của địch.
Bằng tất cả những hành động phối hợp chặt chẽ, ta đã buộc quân Tưởng phải
co lại, xuống thang từng bước. Cuối cùng chúng phải cử người giao thiệp với đại
diện chính quyền ta, hai lần phải trả lại tự do cho cán bộ Việt Minh bị chúng
giam giữ từ trước, các hoạt động phá hoại và khiêu khích giảm đi.
Với các đảng phái phản động tay sai, ngay từ đầu tháng 9, Đảng bộ Vĩnh

Yên chủ trương thanh toán chúng ở thị xã và ấp Tam Lộng. Nhưng chưa kịp làm
thì quân Tưởng kéo sang, bọn tay sai đã cấu kết chặt chẽ với quân Tưởng, nên
việc trấn áp chúng phải theo sách lược như đối với Tưởng. Thực hiện việc này,
trong thời gian đầu, ta rút vào bao vây bí mật chúng, chấp thuận cho chúng đặt
trụ sở ở thị xã Phúc Yên (về sau sợ lộ lực lượng chúng không dám đặt). Nhưng
để ngăn chặn, tiến tới phá tan âm mưu phá hoại của chúng, ta chủ động tiến
công trên nhiều mặt. Nêu cao trách nhiệm chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc, ta
kêu gọi chúng hợp tác, thống nhất lực lượng chống Pháp. Nhưng không những
chúng không chấp thuận, chúng còn ỷ thế Tưởng trắng trợn chống phá Việt
Minh. Tháng 10/1945, chúng đem quân cướp phá các làng Đông Đạo, Bảo Sơn
bắt giữ cán bộ chính quyền ở một số nơi Trước thái độ ngoan cố ấy, một mặt ta
vạch trần bộ mặt giả cách mạng, chỉ cho nhân dân thấy rõ bản chất tay sai phản
nước hại dân của Quốc dân đảng. Mặt khác ta tranh thủ lôi kéo những người bị
ép buộc hoặc lầm tưởng theo địch, cô lập bọn đầu sỏ Lê Khang, Đỗ Đình Đạo

21
Phối hợp với đấu tranh chính trị, ta tổ chức bao vây kinh tế, vận động nhân
dân trong khu vực chiếm đóng bất hợp tác, kiểm soát chặt chẽ các đường giao
thông, bắt bọn giả danh Tưởng cướp tầu, cướp chợ và bố trí lực lượng vũ trang
chặn đánh một số cuộc hành quân của chúng ở Đông Đạo, Bảo Sơn
Trước những đòn tấn công ấy, bọn tay sai bị cô lập về chính trị và khốn đốn
về kinh tế, cuối cùng buộc phải liên lạc ngồi nói chuyện với ta. Trong các cuộc
tiếp xúc giữa đại diện chính quyền tỉnh và đại biểu của chúng tại Vĩnh Yên, bọn
Quốc dân đảng phải chịu cam kết thực hiện những điều khoản đã ký kết như:
không nói xấu chính phủ, không công kích Việt Minh, thành lập một chính
quyền liên hiệp, sử dụng quân đội vào mục đích chống xâm lược bảo vệ tổ quốc.
Những điều khoản trên là sự mở đường cho chúng trở về với nhân dân, ổn định
tình hình cho kháng chiến và kiến quốc, tránh được những xung đột nội chiến
bất lợi.
Nhưng chữ ký chưa ráo mực, bọn Quốc dân đảng đã phản bội. Chúng đã cho

quân vây bắt cán bộ và nổ súng đánh úp bộ đội Vệ quốc đoàn. Hành động tráo
trở của bọn tay sai đã đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân ta đến chỗ quyết liệt.
Đầu năm 1946, theo sự dàn xếp của Mĩ - Anh, với mục đích để Pháp tái
chiếm Đông Dương, thay quân Anh và quân Tưởng ở Việt Nam. Trước tình
hình đó, Đảng ta chủ trương hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Tưởng về nước,
đồng thời tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp.
Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa Chính phủ ta và Pháp.
Theo tinh thần Hiệp định, Tưởng phải rút quân về nước. Với sự kiện này ta đã
loại được một kẻ thù nguy hiểm, tránh được thế bất lợi cùng một lúc đối phó với
nhiều kẻ thù. Nhưng cố tình trì hoãn thời hạn rút quân để gây thêm khó khăn cho
ta, mãi tới 6/1946, chúng mới cuốn gói khỏi Vĩnh Yên, Phúc Yên. Mất chỗ dựa,
bọn tay sai hốt hoảng tìm đường theo quan thầy.

22
Song không ăn được thì đạp đổ, bọn Quốc dân đảng trước khi rút chạy còn
cố tình tháo dỡ máy móc ở nhà máy, cướp bóc tài sản và khủng bố nhân dân.
Tình hình đã đến lúc cho phép ta thanh toán bọn tay sai phản quốc. Lực lượng
vũ trang Vĩnh Yên, Phúc Yên được lệnh phối hợp với Vệ quốc đoàn nổ súng
tiêu diệt chúng.
ở Vĩnh Yên, trung tuần 6/1946, khi quân Tưởng rút khỏi Bạch Hạc, quân ta
lập tức tấn công bọn Quốc dân đảng ở đây. Bạch Hạc và các làng Bồ Sao, Diệm
Xuân được giải phóng, hơn 100 thanh niên trước đây bị chúng giam giữ được
cứu thoát. Hoảng hốt, bọn phản động ở ấp Tam Lộng vội rút quân về hợp với
bọn Quốc dân đảng ở thị xã Vĩnh Yên. Cuối tháng 6/1946, khi Tưởng rút khỏi
Vĩnh Yên, bọn Quốc dân đảng mất chỗ dựa buộc phải chấp nhận thống nhất
hành chính, thống nhất quân đội với ta, thực chất là chấp nhận sự đầu hàng cách
mạng. Ngày 30/8/1946, ta tổ chức tiếp nhận gần 2 tiểu đoàn Quốc dân đảng vào
Vệ quốc đoàn. Chính quyền cách mạng dưới hình thức liên hiệp được thành lập
ở thị xã Vĩnh Yên.
Như vậy, đến cuối tháng 8/1946, quân Tưởng và bọn phản động tay sai đã bị

quét sạch trên đất Vĩnh Yên, Phúc Yên. Thắng lợi to lớn đó là kết quả của việc
vận dụng linh hoạt chủ trương của Trung ương Đảng thời kỳ 1945 - 1946 trong
hoàn cảnh cụ thể của địa phương. trong cuộc đấu tranh này, Đảng bộ các tỉnh
luôn đứng vững trên lập trường bảo vệ chủ quyền và độc lập, song mềm dẻo về
sách lược, có lúc phải nhân nhượng nhưng là sự nhân nhượng cần thiết, đồng
thời biết sử dụng những hình thức đấu tranh thích hợp chống lại sự phá hoại trực
diện của kẻ thù trên cơ sở vừa kiên quyết về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách
lược. Đối với bọn tay sai của Tưởng, mục tiêu của ta là hợp tác, đoàn kết chống
xâm lược. Nhưng luôn cảnh giác đề phòng sự phản bội của chúng, ta kiên quyết
dùng lực lượng quân sự tiêu diệt khi chúng ra mặt chống phá cách mạng. Những

×