ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ CHUNG
ĐẢNG BỘ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO THÀNH
PHẦN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1997-2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ CHUNG
ĐẢNG BỘ VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO THÀNH
PHẦN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1997-2010
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số:60 22 56
Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS Lê Văn Thịnh
Hà Nội-2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, không
sao chép của ai. Nội dung luận văn dựa trên kiến thức lý luận về xây dựng
hợp tác xã nông nghiệp và qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quá trình đổi
mới, chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
1997-2010 dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Lê Văn Thịnh. Các tư
liệu được trình bày có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả
trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên cứu là
trung thực chưa từng được ai công bố trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Chung
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Người thầy
giáo đáng kính: PGS. TS Lê Văn Thịnh, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo và đóng góp những ý kiến quí báu trong suốt thời gian tôi tiến hành
nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các
thầy cô giáo và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong
suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn
bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, tháng 8/2014
Nguyễn Thị Chung
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
CNTB
: Chủ nghĩa tƣ bản
CHXHCN : Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
HTX
: Hợp tác xã
Hn
: Hà Nội
LMHTX : Liên minh Hợp tác xã
Nxb
TW
UBND
: Nhà xuất bản
: Trung ƣơng
: Ủy Ban nhân dân
3
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và
cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ khi ra đời đến nay,các hợp tác xã Việt Nam đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế-xã hội. Trong
mỗi giai đoạn, các hợp tác xã đều có những dấu ấn riêng và có những đóng
góp quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, trong
sản xuất nông nghiệp, hình thức hợp tác không chỉ xuất phát từ nhu cầu tự
nhiên mà còn xuất phát từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Hợp tác trong
sản xuất nông nghiệp góp phần quan trọng đối với sự ổn định và phát triển
nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
Trong suốt tiến trình xây dựng và trưởng thành từ cuối những năm 50,
hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới, cống hiến cho sự nghiệp giải phòng miền
Nam. Tuy nhiên sau khi giải phóng đất nước, mô hình hợp tác xã kiểu cũ đã
không còn phù hợp, bộc lộ những yếu kém trong hoạt động quản lý dẫn đến
hiệu quả kinh tế thấp. Đảng đã từng bước đề ra đường lối đổi mới tìm ra lối đi
thích hợp cho kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi Hợp tác
xã là một quá trình diễn ra từ thấp lên cao, từ không chính thức đến chính
thức, từ quy mô hẹp đến rộng. Trong quá trình đó, mô hình hợp tác xã mới
từng bước được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát triển những nhân tố tích
4
cực của mô hình trước đó; mặt khác nó được bổ sung những yếu tố mới cho
phù hợp với thực tiễn và quy luật kinh tế- xã hội khách quan. Quá trình đổi
mới hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam cũng không nằm quy luật phổ biến
đó. Đặc biệt, từ khi có Luật Hợp tác xã ban hành 1/1/1997, Hợp tác xã nông
nghiệp đã thừa nhận vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình. Trong quá trình
chuyển đổi, để khắc phục những khó khăn vướng mắc, Đảng tiếp tục hoàn
thiện đường lối đổi mới hợp tác xã nông nghiệp như: Nghị quyết trung ương
V khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
thời kỳ 2001-2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) đã xác
định 5 năm (2006 - 2010): Kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã còn là
một vấn đề hết sức quan trọng trong chủ trương của Đảng. Trong quá trình
đổi mới của đất nước, đặc trưng của hợp tác xã nông nghiệp – nông thôn
trong điều kiện mới đó là liên kết hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ (kinh
tế hộ, kinh tế trang trại) đây là hạt nhân và là nền tảng cơ bản của hợp tác xã
kiểu mới được thiết lập.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều đột phá trong phát triển hợp tác xã nông
nghiệp như chính sách “khoán hộ”. Vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện
đổi mới hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Phúc đã có nhiều kinh nghiệm, nhiều
sáng tạo trong hoạt động kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.Thực hiện
chủ trương của Đảng phát triển thành phần kinh tế hợp tác trong sản xuất nông
nghiệp, từ 1997 đến 2010, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thắng lợi .
Nghiên cứu về quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo kinh tế hợp tác trong sản
xuất nông nghiệp là một vấn đề cần thiết để có một cái nhìn khái quát về tình
hình phát triển kinh tế tập thể của địa phương, cũng như thấy được tầm quan
trọng của thành phần kinh tế này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, hướng đi
mới cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp. Xuất phát từ những mô hình hợp
tác xã bậc thấp, Vĩnh Phúc- quê hương của khoán hộ đã có những ưu điểm gì
5
trong việc phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong thời đại mới. Vì vậy tác giả
đã chọn vấn đề “Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo thành phần kinh tế hợp tác
trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1997-2010” làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về sự lãnh đạo, phát triển của kinh tế hợp tác xã nông
nghiệp trong giai đoạn sau đổi mới, đã có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đề cập
đến. Chúng ta có thể chia thành những nhóm đề tài sau:
-
Ở những vấn đề chung có một số tác phẩm tiêu biểu:
“HTX nông nghiệp Việt Nam lịch sử - vấn đề - triển vọng” (1992) của
Chử Văn Lâm (chủ biên), Nxb Sự thật. Tác phẩm trình bày lịch sử phong trào
hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam, quá trình từng bước cơ chế quản lý
HTX nông nghiệp và đánh giá phong trào tập thể hóa nông nghiệp.
“Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam” (1991) của
Trương Thị Tiến, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày quá trình hình
thành, phát triển các HTX nông nghiệp, mô hình tổ chức quản lý, quá trình
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, rút ra một số kinh
nghiệm từ góc độ lịch sử.
“Kinh tế hợp tác- hợp tác xã Việt Nam thực trạng và định hướng phát
triển” (2001) của Tác giả Nguyên Văn Bích, Chu Tiến Quang, Nxb Chính trị
quốc gia: viết về thực trạng kinh tế hợp tác của nước ta từ năm 1986 đến năm
2000 và những giải pháp đổi mới phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã nước
ta trong thời kỳ mới.
Và một số công trình nghiên cứu khác như: “ Một số vấn đề kinh tế của
hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam” (1991) của Giáo sư Phạm Như Cương
6
(chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ; “ Kinh tế nông hộ và kinh
tế hợp tác trong nông nghiệp” (1995) của Lâm Quang Huyên, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội …
Cùng với một số bài viết trên các tạp chí: “Đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta” của Võ Chí
Công, tạp chí cộng sản tháng 6 năm 1993.
- Nghiên cứu về HTX nông nghiệp ở địa phương cũng có một số công
trình như:
Luận văn về “Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp,
nông thôn Thanh Hóa 1986-2010” của Lê Thị Thảo, Luận văn về “ Sự chỉ
đạo đổi mới quản lí hợp tác xã nông nghiệp của đảng bộ Vĩnh Phú từ năm
1968 đến năm1986” của Nguyễn Quỳnh Phương, khóa luận tốt nghiệp của tác
giả về “ Bước đẩu tìm hiểu Hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Phúc 1958-1968”
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc 1930-2005” (2007) của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Chính trị quốc gia trình bày về vị trí địa
lý, truyền thống văn hiến của nhân dân Vĩnh Phúc; quá trình hình thành các
cơ sở Đảng, Đảng bộ tỉnh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền,
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ và chi viện miền Nam cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc cùng với công cuộc đổi mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
7
Đề tài nghiên cứu khoa học của Phan Văn Phóng- Trưởng ban tuyên giáo
tỉnh ủy Vĩnh Phúc về Hợp tác xã nông nghiệp trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn ở Vĩnh Phúc. Tác phẩm này trình bày về quá trình phát triển
hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2000-2010.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình riêng biệt nào
nghiên cứu, khái quát về chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong
quá trình đổi mới phát triển thành phần kinh tế hợp tác trong sản xuất nông
nghiệp. Chủ yếu mới được đề cập mô ̣t cách khái quát qua các Nghi ̣quyế t , các
báo cáo hàng năm c ủa Tỉnh ủy, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Vĩnh Phúc. Đây là nguồ n tài liê ̣u quan tro ̣ng, cung cấ p cơ sở lý luâ ̣n, tư liê ̣u và
cả những gợi ý khoa học để tác giả thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các vấn đề thuộc về lý luận và thực
tiễn về hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc, trong đó có các chủ
trương của Đảng bộ Vĩnh Phúc về vấn đề đổi mới hợp tác xã nông nghiệp. Đề
tài cũng làm rõ vai trò của HTX nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa
hiện đại hóa của tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thành phần kinh
tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp 1997-2010” hướng đến giải quyết
những nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài bao gồm các chủ
trương, chính sách của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về đổi mới quản lý
HTX nông nghiệp, các báo cáo của các cấp, các ngành có liên quan đến quản
lý HTX nông nghiệp Vĩnh Phúc.
8
Thứ hai, mô tả lại một cách khách quan, toàn diện những chủ trương,
chính sách và quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đổi mới quản lý HTX nông
nghiệp từ năm 1997 đến 2010.
Thứ ba, nêu lên những kết quả đạt được, rút ra nhận xét, đánh giá và bài
học kinh nghiệm trong đổi mới HTX nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những chủ trương và giải pháp của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc vận dụng các chủ trương, đường lối của
Đảng trong xây dựng và phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
những năm từ 1997 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Các tổ hợp tác, HTX trong sản xuất nông nghiệp thuộc thành phần kinh
tế tập thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đề
tài tập trung nghiên cứu các vấn đề như:
- Về tổ chức HTX bao gồm: tiêu chuẩn, quyền lợi của các xã viên, bộ
máy của HTX
- Về nội dung hoạt động, hầu hết các HTX nông nghiệp sau khi đổi mới
đều hướng vào phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế hộ, chủ yếu là các
hoạt động dịch vụ.
- Về tài chính, toàn bộ giá trị tiền vốn của HTX bao gồn vốn cố định và
vốn lưu động.
9
5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu
Thực hiê ̣n đề tài này , luâ ̣n văn ch ủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Các văn kiện của Đảng về vấn đề HTX nông nghiệp cùng các Chủ
trương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về đổi
mới quản lý HTX nông nghiệp
- Các Báo cáo tổng kết của các sở, ban, ngành có liên quan tới vấn đề
HTX nông nghiệp.
- Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu được đăng tải trên
các tạp chí của Trung ương và địa phương.
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh mà chủ yếu là phép duy vật biện chứng và dựa trên cả
những chủ trương, đường lối phát triển HTX nông nghiệp của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc,
ngoài ra còn sử dụng phương pháp đố i chiế u , phân tích, phê phán, so sánh,
tổng hợp để làm sáng tỏ vấn đề luận văn cần trình bày.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hê ̣ thố ng hóa nh ững chủ trương, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về tiếp tục đổi mới HTX nông
nghiệp những năm 1997 đến 2010.
10
- Trên cơ sở các nguồ n tư liê ̣u lich
̣ sử , đặc biệt là nguồn tư liệu gốc, luận
văn đã trình bày quá trình Đảng bô ̣ tỉnh Vĩnh Phú c chỉ đạo tiếp tục đổi mới
quản lý HTX nông nghiệp và nêu những nhận xét cùng một số bài học kinh
nghiệm của Đảng bô ̣ tỉnh trong đổi mới quản lý HTX nông nghiệp những năm
1997-2010.
- Thông qua nghiên cứu đề tài này làm rõ tính chủ động, sáng tạo của
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong đổi mới HTX nông nghiệp những năm 19972010. Qua đó thấy được để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp thì phải phát triển kinh tế hợp tác ở nông thôn, phát huy sức mạnh của
kinh tế thị trường.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thành phần kinh tế
hợp tác trong sản xuất nông nghiệp 1997-2000
Chƣơng 2: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo đổi mới và phát triển
hợp tác xã nông nghiệp 2000-2010.
Chƣơng 3: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu
11
Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO THÀNH PHẦN KINH
TẾ HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2000
1.1 Tình hình phát triển HTX nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Vĩnh
Phú trƣớc năm 1997.
1.1.1 Điều kiện kinh tế- xã hội.
Vĩnh Phúc là tỉnh có cả đồng bằng và vùng núi, là nơi chuyển tiếp giữa
các tỉnh miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng.
Phía đông và phía nam giáp thủ đô Hà Nội; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía
bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang. Vĩnh Phúc có vị trí quan
trọng cả về kinh tế và quân sự trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ
tháng 2- 1968 hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ hợp nhất thành tỉnh Vĩnh Phú.
Đến ngày 1.1.1997 theo Nghị quyết về việc chia tách một số tỉnh của Quốc
hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập sau gần 29 năm hợp
nhất. Tính đến năm 2010, sau nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, tỉnh
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố Vĩnh Yên, 1 thị xã
Phúc Yên và 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên
Lạc, Tam Đảo, Bình Xuyên. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.231,76 km2,
trong đó đất nông nghiệp chiếm 45,3% diện tích (2008). Trong thời kỳ xây
dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Trung ương
Đảng, nhân dân Vĩnh Phúc đã cần cù, đoàn kết, sáng tạo nhằm khắc phục khó
khăn, xây dựng Vĩnh Phúc ngày một tươi đẹp, đáp ứng yêu cầu của quá trình
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Cho đến nay mọi người vẫn nhắc đến
phương pháp “ khoán hộ” trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc vào cuối những
12
năm 70 của thế kỷ XX, coi đó là những bước đột phá trong đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, Đảng bộ Vĩnh
Phúc đã lãnh đạo nhân dân phát huy tối đa nội lực đồng thời tích cực chủ
động tranh thủ ngoại lực, tìm tòi những bước đi thích hợp, tạo nên sức mạnh
tổng hợp đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh trong câu lạc bộ
1.000 tỷ đồng từ năm 2013. Từ đó đến nay Vĩnh Phúc luôn là một trong 8 tỉnh
tự cân đối thu chi ngân sách và có đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Trong 10 năm 1986 - 1996, tình hình kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc phải
đối mặt với những trở ngại nhất định: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, những
bộ phận còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tiếp tục gặp khó
khăn về nhiều mặt và khả năng khắc phục không bền vững. Kinh tế nhà nước
có trình độ công nghệ lạc hậu và chậm chuyển đổi về cơ chế quản lý nên hiệu
quả sản xuất kinh doanh thấp, sản phẩm đơn điệu và không đáp ứng tốt yêu
cầu sử dụng, chất lượng sản phẩm không được cải thiện, khả năng cạnh tranh
kém. Vào những năm cuối của thời kỳ này, phần lớn các doanh nghiệp nhà
nước sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh đều không phát triển thực sự,
thậm chí bị thua lỗ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1990, ngay sau khi Luật Doanh
nghiệp tư nhân, Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần xuất
hiện, một vài doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ở Vĩnh Phúc, dần khẳng định
vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế địa phương và là động lực phát
triển cho giai đoạn sau này.
Vùng đồng bằng Vĩnh Phúc nằm ở phía nam tỉnh thuộc các huyện Vĩnh
Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên và một số xã của huyện Bình Xuyên, Tam
Dương... Vùng đồng bằng Vĩnh Phúc có tiềm năng để phát triển nền nông
nghiệp thâm canh năng suất cao. Giữa vùng miền núi và đồng bằng là vùng
trung du với địa hình đồi gò xen kẽ từ đông sang tây. Tổng diện tích khu vực
13
này là 24,9 nghìn hecta, trong đó đất nông nghiệp chiếm 14 nghìn hecta. Đây
là vùng có quỹ đất đai dồi dào, đặc biệt là đất đồi, thích hợp trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô công
nghiệp, trang trại. Vì vậy, vùng này có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ
cấu trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Để phát triển
nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh ủy tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống
thủy lợi. Một trong những điểm sáng của sự phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh
Phú trong thời kỳ này là tốc độ xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
nhanh chóng. Khá nhiều công trình công cộng kiên cố của các địa phương
như thủy lợi, trường học, trạm điện, đường giao thông đã được xây dựng
trong thời gian 1986- 1996.
Tuy vậy, sau 10 năm Đổi mới, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh nghèo, thuần
nông với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. GDP bình quân đầu người chỉ
bằng 48% so với bình quân chung của cả nước. Kinh tế hàng hóa phát triển
chậm. Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm 52,5% giá trị
GDP toàn tỉnh. 90% dân số vẫn sống tập trung ở nông thôn. Công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa tương xứng với yêu cầu; các tiềm năng
du lịch chậm được khai thác. Kinh tế hợp tác chậm đổi mới, quy mô. Kinh tế
ngoài quốc doanh còn nhỏ bé, nguồn tài nguyên chưa được khai thác một
cách có hiệu quả. Trong khi đó, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nghèo nàn,
nguồn tài chính hạn hẹp, thu ngân sách chưa đạt 100 tỷ đồng.
1.1.2 Tình hình phát triển thành phần kinh tế hợp tác trong sản xuất
nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trước năm 1997
Trong quá trình phát triển kinh tế Hợp tác xã, mô hình HTX do Nghị
quyết Trung ương lần thứ 16 khóa II ( 1959) xây dựng đã bộc lộ nhiều nhược
14
điểm, kìm hãm phát triển sản xuất. Chính vì vậy Chỉ thị 100/ TW, ngày
13/1/1981 của Ban bí thư TW ra đời là một quyết định mang tính đột phá mở
đầu công cuộc đổi mới kinh tế hợp tác, mà trước hết là HTX nông nghiệp. Và
đây chính là điểm mở đầu cho việc ra đời Nghị quyết 10 của Bộ chính trị khóa
VI (4/1988), đã đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của mô hình
HTX kiểu cũ, cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời của Luật
HTX năm 1996, tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản để HTX hoạt động phù hợp với
thực tiễn đặt ra.
Trong kinh tế tập thể, Vĩnh Phúc là cái nôi của “khoán hộ”, tích cực
trong “khoán 100” và cũng đi đầu trong “khoán 10”. Trong quá trình chuyển
sang cơ chế thị trường, định hướng XHCN 1986- 1996, phong trào HTX của
Vĩnh Phúc cũng gặp rất nhiều khó khăn, cũng có giai đoạn thoái trào. Không ít
xã “trắng” HTX, có nhiều HTX chuyển đổi, tồn tại một cách hình thức. Vai trò
của các hợp tác xã nông nghiệp giảm sút, nhiều hợp tác xã chỉ còn tồn tại trên
danh nghĩa, nhất là từ khi thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27- 9- 1993 của
Chính phủ về giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân và cá nhân vào
mục đích sản xuất nông nghiệp.
Nền kinh tế nông nghiệp cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 tiếp tục phát
triển. Phần lớn là nhờ có sự phát triển năng động của kinh tế nông hộ. Các
HTX rút dần sự can thiệp trực tiếp vào quyền chủ động sản xuất kinh doanh
của hộ xã viên. Tình trạng chính quyền hóa HTX cũng dần dần bị xóa bỏ. Khi
kinh tế nông hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, mô hình hợp tác hóa, tập thể
hóa không còn cơ sở để tồn tại (HTX không còn quyền quản lý đất đai, bố trí
sản xuất, điều động lao động, phân phối sản phẩm…), HTX đứng trước những
thử thách nghiêm trọng. Trong khi đó yêu cầu hợp tác ở các vùng nông thôn
ngày càng cao, nhất là khi kinh tế hàng hóa phát triển. Để đáp ứng yêu cầu này
15
vấn đề đặt ra cho các HTX là phải tự đổi mới. Cụ thể các HTX phải chấn chỉnh
lại bộ máy tổ chức, chuyển sang làm chức năng dịch vụ đầu vào- đầu ra cho sản
xuất nông nghiệp, áp dụng các phương thức quản lý theo cơ chế thị trường để
trợ giúp đắc lực cho kinh tế hộ tự chủ. Đổi mới theo yêu cầu trên là một nhiệm
vụ hết sức nặng nề đối với các HTX nông nghiệp kiểu cũ. Nguyên nhân chính
là do các HTX cần có vốn, trong khi hầu hết vốn của các HTX đã bị các xã viên
chiếm dụng. Thứ 2 là phải có đội ngũ cán bộ năng động, biết thích ứng với cơ
chế thị trường, trong khi hầu hết cán bộ đã quen với nếp bao cấp tồn tại trong
nhiều thập kỷ. Vì vậy rất ít các HTX thực hiện thành công quá trình lột xác này.
Do đó hàng loạt các HTX , tập đoàn sản xuất tự giải thể. Các HTX còn tồn tại
chủ yếu ở miền Bắc.
Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới kinh tế nông nghiệp và căn cứ
vào Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, hội nghị trung ương lần thứ
5, BCH Trung ương khóa VII năm 1993 đã ra Nghị quyết về “ Tiếp tục đổi mới
và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn”. Trong đó Nghị quyết đã đưa ra các giải
pháp cụ thể về đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt Nghị
quyết chủ trương phải đổi mới kinh tế hợp tác xã, phát huy vai trò tự chủ của
kinh tế hộ xã viên; đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích
phát triển kinh tế cá thể, tư bản tư nhân.
Mặc dù có những hướng đi như vậy nhưng sự chuyển đổi từ HTX nông
nghiệp kiểu cũ sang tổ chức hợp tác kiểu mới là vô cùng khó khăn. Theo số liệu
thống kê, thời điểm HTX phát triển nhất 1980-1987 cả nước có 17.022 HTX và
36.352 tập đoàn sản xuất nông nghiệp, thu hút 93% số hộ nông dân vào HTX
nông nghiệp. Nhưng chỉ trong giai đoàn từ 1988- 1994, xã viên đã tự quyết
định giải thể 2.958 HTX và 33.804 tập đoàn sản xuất, chiếm 93% số tập đoàn
16
sản xuất trong cả nước. Đầu năm 1995, cả nước còn 2.548 tập đoàn sản xuất và
16.243 hợp tác xã, bao gồm 64% số hộ nông dân.[86, tr.4].
Vĩnh Phúc là một tỉnh có phong trào khá về hợp tác hóa nông nghiệp với
những điển hình HTX sản xuất giỏi và khoán hộ về cây màu và chăn nuôi như
HTX Lai Sơn- Thanh Vân huyện Tam Dương, HTX Lạc Trung xã Bình
Dương, HTX Thôn Thượng xã Tuân Chính huyện Vĩnh Tường, HTX Đại Tự
huyện Yên Lạc, HTX Văn Quán huyện Mê Linh… Trong thời gian 1968- 1996
tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Thực hiện Nghị
quyết 10 năm 1988 của Bộ chính trị và Nghị quyết đại hội lần thứ VII của Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phú, trong 2 năm 1991-1992 các cấp ủy chỉ đạo phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp toàn diện, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khoán 10 ở địa
phương. Nhờ những biện pháp chỉ đạo tích cực và sự nỗ lực của toàn dân , sản
xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển mới. Năm 1992, tổng diện tích gieo
trồng toàn tỉnh đạt trên 230 nghìn ha, tăng 16,8% so với năm 1988. Sản lượng
lương thực trước khoán 10 đạt 24 tạ/ha, sau khoán 10 đạt trên 25,6 tạ/ha.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, quá trình thực hiện
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã bộc lộ những khó khăn và tồn tại mới về vấn
đề đất đai, cơ chế quản lý của hợp tác xã. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị 26
ngày 01/08/1990 về việc chấn chỉnh công tác quản lý trong hợp tác xã nông
nghiệp theo Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Đặc biệt trong vấn đề xem xét,
đánh giá, phân loại các hợp tác xã, gắn liền với tổ chức bộ máy quản lý HTX
gọn nhẹ với nhiệm vụ và trách nhiệm của ban quản lí đối với việc tổ chức sản
xuất kinh doanh của HTX và xã viên; vấn đề quản lí, sử dụng các loại đất đai.
Một số chính sách của Trung ương cũng như tỉnh ủy ban hành những năm
trước đây đã có nhiều điểm không còn phù hợp với cơ chế mới.
17
Để khắc phục tình trạng trên, đầu năm 1992, Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 04
về việc tiếp tục đổi mới quản lý HTX nông nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Sau khi có Nghị quyết, các
huyện, thành, thị đã khẩn trương tổ chức thực hiện. Hầu hết các nghị quyết, đề
án hoặc chương trình kế hoạch của các huyện, thành, thị đã bám sát tinh thần
Nghị quyết của Tỉnh ủy, tập trung giải quyết 2 vấn đề cơ bản đó là: Điều chỉnh
đất đai, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ xã viên; Đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của các ban quản lý hợp tác xã.
Năm 1993, toàn tỉnh có 536/730 hợp tác xã và tập đoàn sản xuất điều
chỉnh xong đất đai theo quyết định số 450 của UBND tỉnh, trong đó huyện Lập
Thạch, Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên đã làm xong, huyện Mê Linh có 53/61 hợp
tác xã đã điều chỉnh xong. Qua tổng hợp ở 536 hợp tác xã đã được duyệt
phương án điều chỉnh tổng quỹ đất canh tác, quỹ đất 1 chiếm 82,74%, quỹ đất 2
chiếm 17,53%. Về đối tượng được giao đất, có 80,9% số hộ được giao đủ định
suất tiêu chuẩn.[106, tr.2]. Nhìn chung, bình quân diện tích đất ở các hợp tác
xã đều thấp, đạt mức bình quân 419,8m2/người. Vĩnh Yên chỉ đạt
362m2/người, Vĩnh Lạc 370m2/người. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mới chỉ làm được ở 253/414 xã, phường, thị trấn với trên 20% số hộ
và diện tích.
Về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hợp tác xã, các địa
phương đã thống nhất ba tiêu thức chủ yếu để phân tích, đánh giá hợp tác xã.
Qua phân tích, đánh giá ở các huyện, thành, thị, trong số 690 hợp tác xã tham
gia phân loại có 554 hợp tác xã có thể chuyển đổi (chiếm 80,28%), 136/690
hợp tác xã không có khả năng chuyển đổi (chiếm 19,72%). Song trên thực tế,
số hợp tác xã có đủ tiềm lực về vốn, năng lực, cán bộ biết kinh doanh dịch vụ,
có điều kiện chuyển đổi chỉ chiếm 30-40% tổng số hợp tác xã. Từ năm 1988
18
đến 1993 do chia tách HTX, số HTX trong tỉnh (riêng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc)
tăng từ 215 HTX lên 298 HTX trong đó có 289 HTX nông nghiệp. [106, tr.5]
Sau việc sắp xếp lại, bộ máy Ban quản lý Hợp tác xã được tổ chức lại
gọn nhẹ, nhiều hợp tác xã tổ chức dịch vụ được nhiều khâu bước đầu có hiệu
quả. Vốn quỹ, tài sản hợp tác xã được kiểm kê xác định lại, thực hiện khoán
bảo tồn sử dụng vốn và cơ sở phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, kết quả đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết
số 04 của Tỉnh ủy ở cơ sở không đều, còn 200 hợp tác xã chưa duyệt phương
án điều chỉnh đất với huyện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
hộ xã viên còn chậm. Nhiều hợp tác xã lúng túng trong đổi mới chức năng,
nhiệm vụ của Ban quản lý, tổ chức dịch vụ còn đơn điệu. Hợp tác xã chưa tạo
điều kiện tác động cho kinh tế hộ phát triển.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, tháng 6 năm
1993, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp Hành Trung ương khóa VII ra nghị quyết
về “ Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”. Hội nghị đã nhấn
mạnh quan điểm phải đặt sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hóa, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Quán triệt
tinh thần Nghị quyết Trunh ương 5 khóa VII và vận dụng vào điều kiện cụ thể
của địa phương, ngày 5/8/1993, Tỉnh ủy Vĩnh Phú có đề án số 08 hướng dẫn
các huyện, thành, thị ủy tổ chức triển khai Nghị quyết trung ương. Tỉnh ủy đã
triển khai Hội nghị cán bộ chủ chốt học tập nghị quyết và thảo luận đề án 08
của Tỉnh ủy. Sau đó quán triệt cho các cấp cơ sở nắm vững các quan điểm của
Đảng, xây dựng đề án, tổ chức thực hiện.
19
Các địa phương đã tập trung phát triển sản xuất lương thực và mở rộng
gieo trồng những cây có hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ. Đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khẩn trương thực hiện giao đất, giao rừng
ổn định lâu dài cho hộ cho nông dân và cá nhân sử dụng vào mục đích nông
nghiệp. HTX nông nghiệp không còn quản lý, sử dụng ruộng đất để điều hành
như cơ chế cũ. Vì vậy số lượng HTX tiếp tục giảm sút, nhiều HTX không thích
ứng với cơ chế mới dẫn tới thua lỗ , giải thể hoặc không hoạt động. Để phát
huy vai trò của HTX trong phát triển kinh tế xã hội, Tỉnh ủy Vĩnh Phú có Nghị
quyết số 02/ NQ-TU ngày 10/10/1996 về đổi mới phát triển HTX. Cuối năm
1996 đầu năm 1997, một số huyện thị như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo,
Lập Thạch đã triển khai làm thí điểm một số HTX nông nghiệp thực hiện đổi
mới và phát triển theo Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy. Tính đến đầu năm 1997 toàn
tỉnh Vĩnh Phúc có 348 HTX trong đó có 308 HTX nông nghiệp trong đó chỉ có
286 HTX đang hoạt động. Đánh giá về tình hình thực trạng HTX nông nghiệp
chung của tỉnh Vĩnh Phúc thời điểm này: “ Số HTX năng động chuyển sang
làm dịch vụ chỉ chiếm 25%... còn phần đông HTX tồn tại chỉ là hình thức”.
[107, tr.1].
Giai đoạn 1986-1996 được tác động từ các chính sách (Nghị quyết 10,
luật đất đai ban hành vv...). Cơ chế quản lý HTX có sự thay đổi, HTX không
quản lý tập trung đất đai, lao động, tư liệu sản xuất mà giao cho hộ xã viên,
hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Thời gian này Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có sự thay đổi về bản
chất so với loại hình HTX cũ ( từ năm 1985 trở về trước), HTX chuyển sang
làm dịch vụ cho hộ xã viên, tự hạch toán kinh tế để có tích lũy và trả thù lao
cho bộ máy hoạt động, xóa bỏ bao cấp trong HTX, quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý, quan hệ phân phối đã được phân định rõ ràng giữa HTX và xã viên.
Hai chủ thể kinh tế có sự bình đẳng, đối lập trong mối quan hệ kinh tế.
20
Tuy có sự đổi mới về quản lý kinh tế song các HTX nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh hoạt động trong giai đoạn giao thời này giữa cơ chế bao cấp và
cơ chế thị trường cũng gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Nhiều HTX chưa thích
ứng với cơ chế mới hoạt động cầm chừng, làm ăn thua lỗ. Một số HTX làm
ăn năng động chiếm khoảng 25% còn phần đông là các HTX hoạt động trì trệ,
tồn tại hình thức.
Đóng góp của HTX nông nghiệp giai đoạn này là bắt đầu chuyển đổi
cơ chế quản lý kinh tế HTX thích ứng dần với cơ chế thị trường bước đầu cho
một số kinh nghiệm hoạt động dịch vụ, đáp ứng kinh tế cho hộ xã viên phát
triển.
Về cơ bản nhờ có những chính sách phù hợp với kinh tế nông lâm
nghiệp phát triển toàn diện, kết quả quan trọng nhất là bước đầu giải quyết
được lương thực, chuyển dịch được cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng. Năng
suất lúa trong 5 năm 1991-1995 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tăng bình quân từ
26,3-30 tạ/ha, năm 1996 đạt 32,06 tạ/ha.Bình quân lương thực trên đầu người
của tỉnh đạt 310kg/năm, qua đó giảm tỉ lệ hộ nghèo đói xuống còn 14,7%.[5,
tr.105]
1.2 Chủ trƣơng của Đảng về kinh tế hợp tác trong sản xuất nông
nghiệp và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1997 đến
năm 2000.
1.2.1 Chủ trương của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ Vĩnh Phúc.
Trong báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng năm 1996 đã nêu rõ:
“Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện
của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với
sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất,
kinh doanh và đời sống.
21
Phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng, từ thấp đến cao, từ
tổ nhóm hợp tác đến hợp tác xã; tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,
cùng có lợi, quản lý dân chủ.
Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao
động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần,
mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung”.[44, tr.5].
Đến cuối năm 1996, trước khi thực hiện Luật hợp tác xã và các nghị định
của Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp, cả nước có 13.664 hợp tác xã và
được phân làm 3 loại: Loại khá chiếm 18% tổng số HTX nông nghiệp, HTX
trung bình chiếm 44% tổng số HTX nông nghiệp, HTX yếu kém chiếm 38%
tổng số- là những HTX chủ yếu còn tồn tại dưới danh nghĩa. Vì vậy trong
phương hướng phát triển khu vựa kinh tế hợp tác giai đoạn 1996-2000,
Đảng xác định: Tổng kết, rút kinh nghiệm và mở rộng các hình thức kinh tế
hợp tác đa dạng của người lao động trong các ngành nghề trên cơ sở góp cổ
phần và lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và
theo cổ phần, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện và cơ chế quản lý dân chủ,
công khai về tài chính và kinh doanh. Thực hiện tốt Luật hợp tác xã. Nhà
nước khuyến khích, giúp đỡ kinh tế hợp tác phát triển có hiệu quả. Tranh thủ
nguồn vốn tài trợ quốc tế cho khu vực kinh tế này.[44, tr.7].
Để xây dựng một mô hình hợp tác mới trong nông thôn, nông nghiệp nói
riêng và trong nền kinh tế nói chung, ngày 20/3/1996, Quốc hội nước
CHXHCN Việt nam khóa IX, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật hợp tác xã và
tháng 4 năm 1996, chủ tịch nước đã ký công bố Luật Hợp tác xã. Hợp tác xã đã
được khẳng định là tổ chức kinh tế tự chủ, tự nguyện, cùng góp vốn, góp sức
lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của
từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất,
22
kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế- xã hội
của đất nước. Hợp tác xã đã được thành lập theo nguyên tắc: xã viên tự nguyện
gia nhập, quản lý dân chủ và bình đẳng, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi,
chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của hợp tác xã, hợp
tác và phát triển cộng đồng.
Sau nhiều năm tiến hành củng cố, hoàn thiện tổ chức và quản lý khu
vực HTX bằng các văn bản chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ Luật
HTX ra đời và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1997 đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên
cho quá trình đổi mới mạnh mẽ tư duy về bản chất của loại hình tổ chức kinh
tế này. Điểm cơ bản nhất mà Luật HTX năm 1996 đã đổi mới tư duy về bản
chất HTX được thông qua định nghĩa: “HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do
những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp
sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và
của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã
hội của đất nước...”.[112, tr.6]
Định nghĩa này khẳng định những người lao động có nhu cầu và tự
nguyện tuân thủ các nguyên tắc HTX đều có thể thành lập và tham gia HTX.
Các nguyên tắc cơ bản để thành lập và phát triển HTX là: Tự nguyện gia nhập
và ra HTX; Quản lý dân chủ và bình đẳng; Tự chịu trách nhiệm và cùng có
lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng.
Với sự khẳng định HTX là "tổ chức kinh tế tự chủ" thì HTX là tổ chức
kinh tế của chính những người thành lập và tham gia là xã viên, HTX không
phải do Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị-xã hội nào đó lập ra. Sự khẳng
định này đã từng bước giúp các HTX cũ thoát khỏi tư duy xem HTX nặng về
chức năng xã hội, đồng thời giúp các HTX được giải phóng khỏi những can
23