LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập – cơ hội,Việt Nam đã có những bước chuẩn bị về cả tinh thần và các yếu tố pháp
lý,tạo hành lang pháp luật để các doanh nghiệp có thể thích ứng nhanh,cạnh tranh quốc tế.Với Cộng
đồng kinh tế chung ASEAN (APEC) và hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
đã được ký kết và chuẩn bị đi vào thực tiễn,cơ hội để phát triển,lớn mạnh cho các doanh nghiệp Việt
Nam là rất lớn.Tuy nhiên,bên cạnh đó vẫn có những thách thức lớn lao với các doanh nghiệp còn
thiếu sự cọ xát và non trẻ.
Theo Tổng cục Thống kê,trong năm 2014,cả nước có hơn 67,8 nghìn doanh nghiệp phá
sản,ngừng hoạt động.Bản lĩnh và kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đang được thử lửa tại
quá trình hội nhập.Điều đó cũng song hành với một số lượng rất lớn doanh nghiệp Việt Nam vì không
thể cạnh tranh mà rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán,phá sản hoặc phải ngừng hoạt động để
chờ đợi Nghị quyết từ Hội nghị chủ nợ.
Để làm rõ hơn về các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp,nhóm 3 (2a) lựa chọn đề tài :”Phân
biệt 3 tình trạng pháp lý của Doanh nghiệp : Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán,Doanh nghiệp
phá sản và Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau hội nghị chủ nợ”.
Bài làm của nhóm em gồm 3 phần :
Phần I : Một số khái niệm và phân loại
Phần II : Nội dung phân biệt
Phần III : Hậu quả pháp lý.
Do thời gian tìm hiểu cùng như vốn kiến thức còn hạn chế,bài thảo luận của nhóm chắc chắn sẽ
không tránh khỏi sai sót.Rất mong được Thầy và các bạn đóng góp ý kiến để bài của nhóm được
hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Duy Phương đã hỗ trợ,giúp đỡ rất nhiều để nhóm có thể hoàn
thành bài thảo luận này.!
1
Trường Đại học Lao động – Xã hội
I.Một số khái niệm và phân loại.
1.1.Một số khái niệm.
“Doanh nghiệp,hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp,hợp tác xã không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán” – Theo Khoản
1,Điều 4,Luật Phá sản 2014
Doanh nghiệp phá sản là “tình trạng doanh nghiệp,hợp tác xã mất khả năng thanh toán và
bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản” – Theo Khoản 2,Điều 4,Luật Phá sản 2014.
Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau hội nghị chủ nợ là doanh nghiệp được Hội nghị
chủ nợ thông qua phương án phục hồi kinh doanh cho doanh nghiệp và được Thẩm phán,Tòa án nhân
dân xét xử thủ tục phá sản công nhận Nghị quyết thông qua phương án phục hồi kinh doanh cho
doanh nghiệp của Hội nghị chủ nợ.
Tình trạng pháp lý của
Điều kiện cần
Điều kiện đủ
DN
Không “thực hiện nghĩa vụ thanh toán” trong thời hạn 03 tháng
Doanh nghiệp mất khả
kể từ ngày đến hạn (trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
năng thanh toán
Pháp Luật cho phép)
Phải mất khả năng thanh
Tòa án nhân dân quyết định
Doanh nghiệp phá sản
toán
tuyên bố phá sản.
- Phương án phục hồi kinh doanh
phải được Hội nghị chủ nợ (lần
thứ hai) thông qua và được ghi
Phải mất khả năng thanh
rõ trong Nghị quyết Hội nghị
Doanh nghiệp phục hồi toán và được Hội nghị chủ chủ nợ.
kinh doanh sau Hội nghị
nợ (lần thứ nhất) nhất trí - Nghị quyết thông qua phương
chủ nợ
thông qua cho phục hồi kinh án phục hồi kinh doanh cho
doanh
doanh nghiệp phải được Thẩm
phán,Tòa Án nhân dân xét xử
thủ tục phá sản ra quyết định
công nhận.
2
Trường Đại học Lao động – Xã hội
1.2.Mối quan hệ giữa 3 tình trạng pháp lý.
Doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán
Nộp đơn
Tòa án nhân dân xem xét đơn
Trả lại đơn
Thụ lý đơn kể từ ngày nộp
lệ phí phá sản
Tòa án quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Tuyên bố DN phá sản trong
trường hợp đặc biệt
Thông báo quyết định mở
thủ tục phá sản
Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người
mắc nợ.
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời; đăng ký giao dịch bảo đảm
Thủ tục phục hồi
Doanh nghiệp
phục hồi
Thủ tục thanh lý và phân chia
tài sản
Thanh lý,phân chia tài sản
Hội nghị chủ nợ
Tuyên bố DN bị phá sản
Tuyên bố DN phá sản
3
Trường Đại học Lao động – Xã hội
-
-
-
1.3.Phân loại.
1.3.1.Phân loại phá sản.
- Căn cứ vào nguyên nhân gây ra phá sản :
Phá sản trung thực : Hậu quả khách quan và trực tiếp của tình trạng kinh doanh không
đạt hiệu quả,thua lỗ... của chủ thể kinh doanh.
Phá sản gian trá : Hoàn toàn là hậu quả của những thủ đoạn,hành vi gian dối,có sự sắp
đặt từ trước của chủ thể kinh doanh mắc nợ,lợi dụng thủ tục phá sản để chiếm đoạt tài sản của các
chủ nợ.
Căn cứ vào chủ thể đệ đơn yêu cầu phá sản :
Phá sản theo yêu cầu của người có nghĩa vụ (Người đại diện DN) : Do chủ doanh nghiệp
mắc nợ và Chủ doanh nghiệp tư nhân,Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần,Chủ tịch
HĐTV của CT TNHH 2TV trở lên,Chủ sở hữu công ty TNHH 1 TV,TV Hợp danh của CT Hợp danh
làm đơn để nghị Tòa án nhân dân có thẩm quyền mở thủ tục phá sản khi thấy doanh nghiệp hoàn toàn
mất khả năng thanh toán,không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Phá sản theo yêu cầu của người có quyền : được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các chủ
nợ,người lao động/đại diện người lao động hay cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít nhất từ 20% số
cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng.
1.3.2.Phân loại về tài sản và hoạt động của doanh nghiệp.
Đ.47,Đ.48,Đ.92 Luật Phá sản 2014.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán :
Trước khi nộp đơn hoặc bị nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (DN chủ động trong vấn đề tài
sản,tài chính): Có thể Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nhưng không “thực hiện nghĩa vụ trả
nợ” vì nhiều lý do khác nhau.Hoặc có thể doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng lượng tiền mặt doanh
nghiệp dự trữ không đáp ứng kịp với hoạt động của doanh nghiệp,khả năng thanh khoản của doanh
nghiệp thấp khiến cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.Mất khả năng thanh toán không có
nghĩa là doanh nghiệp không có tiền thanh toán mà sẽ xảy ra 2 TH : Không có khả năng thanh toán
hoặc không thanh toán.
Khi đang trong thủ tục giải quyết phá sản : Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ có một số
hoạt động bị cấm và hạn chế liên quan đến tài sản và hoạt động của doanh nghiệp (Đ.48,Đ.49 Luật
Phá sản 2014)
Doanh nghiệp phá sản :(Tài sản của DN bị phát mại,kê biên và trả nợ): Sau khi Tóa án quyết
định phá sản,doanh nghiệp phải kê biên tài sản.Các Quản tài viên,Doanh nghiệp thanh lý tài sản có
trách nhiệm phát mại tài sản của Doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ.
Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau Hội nghị chủ nợ (DN hoạt động kinh doanh,sử dụng tài
sản của mình dưới sự giám sát) : Những hạn chế về tài sản,điều cấm,chịu sự giám sát đối với hoạt
động kinh doanh của Doanh nghiệp quy định tại Điều 48 và Điều 49 Luật Phá sản 2014 chấm
dứt.Tuy nhiên Doanh nghiệp vẫn phải có các báo cáo tài chính theo chu kỳ 06 tháng 1 lần cho các
chủ nợ và người hoặc tổ chức giám sát.
4
Trường Đại học Lao động – Xã hội
II.Phân biệt 3 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp : Phá sản,Mất khả năng
thanh toán,Phục hồi kinh doanh sau hội nghị chủ nợ.
-
-
-
2.1.Căn cứ pháp lý.
3 tình trạng pháp lý của doanh nghiệp được quy định,làm rõ trong Luật Phá sản 2014.
2.2.Dấu hiệu.
Luật phá sản 2014 không quy định dấu hiệu cụ thể để xác định doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán nợ đến hạn,cũng không xác định số tài sản nợ là bao nhiêu để đánh giá.Điều đó thể hiện
sự tiến bộ của Luật Phá sản,phù hợp với các thông lệ chung trên thế giới,tạo điều kiện cho việc sớm
mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy khi xem xét đến các dấu hiệu các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp ta cũng cần xem
xét ở nhiều khía cạnh.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
+ Mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản.Doanh
nghiệp có thể có rất nhiều tài sản mà vẫn mất khả năng thanh toán,chỉ vì tài sản đó không bán được
cho nên doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ.
+ Mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà
nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng,có nghĩa là không thể trả
được nợ,không có lối thoát trừ phi có sự can thiệp của tòa án hoặc sự giúp đỡ của chủ nợ.
+ Pháp luật không quy định cụ thể mất khả năng thanh toán cụ thể một khoản nợ bao nhiêu thì
coi là mất khả năng thanh toán bởi tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau.Có doanh
nghiệp nợ vài chục triệu đồng nhưng không thể trả được nợ,trong khi cũng có những có doanh nghiệp
nợ đến vài chục,vài nghìn tỷ đồng vẫn có khả năng thanh toán.
+ Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là có
trả được nợ hay không.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,nhiều doanh nghiệp không trả được nợ
nhưng điều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình
thường.Ngược lại,có những doanh nghiệp,sự trả nợ chỉ là trá hình,che đậy tình trạng tài chính tuyệt
vọng của doanh nghiệp,họ phải sử dụng nhiều cách thức gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng
lãi,thế chấp tài sản...
Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau hội nghị chủ nợ : Doanh nghiệp được phục hồi kinh
doanh sẽ phải có phương án phục hồi cụ thể trình Hội nghị chủ nợ và phải được Hội nghị chủ nợ nhất
trí thông qua cùng với quyết định công nhận đến từ Thẩm phán,Tòa án nhân dân đang xét xử,giải
quyết thủ tục phá sản.Thực tại trong thực tế thì không ông chủ nợ nào muốn tài sản,tiền của mình bị
mang đi phát mại cả.Tuy nhiên bị phát mại còn hơn là thấy tiền của mình không cánh mà bay.Doanh
nghiệp sẽ được phục hồi nếu có một phương án phục hồi cụ thể cùng mối quan hệ giữa bên nợ và chủ
nợ ở mức ổn định cùng sự quyết tâm của Doanh nghiệp.
Doanh nghiêp phá sản. (Điều 3,Nghị định 189/CP)( Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản)
+ Không trả lương cho người lao động
+ Kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến
hạn,không đủ khả năng trả lương cho người lao động theo thỏa ước và hợp đồng lao động trong
3 tháng liên tiếp.
5
Trường Đại học Lao động – Xã hội
+ Đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết để khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán
nợ đến hạn mà vẫn gặp khó khăn,không khắc phục được thì DN đã lâm vào tình trạng phá sản và
được xử lý phá sản theo quy định hiện hành của pháp luật.
+ Đã thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng
mất khả năng thanh toán.
2.3.Thời điểm.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán : 03 tháng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ kể từ ngày
nợ đến hạn.
- Doanh nghiệp phá sản : Khi Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
- Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau hội nghị chủ nợ : Sau khi được Hội nghị chủ nợ cho
doanh nghiệp phục hồi và công nhận phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp.Sau đó Thẩm
phán,Tóa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản có quyết định công nhận Nghị quyết của Hội
nghị chủ nợ sau khi đã thông qua phương án phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4.Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán,doanh nghiệp phá sản
và doanh nghiệp phục hòi sau hội nghị chủ nợ.
2.4.1.Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 5,Luật Phá sản 2014)
+ Chủ nợ không có đảm bảo,chủ nợ có đảm bảo một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.
+ Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành
lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ
ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh
nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
+ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng
thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng
thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
- Đối tượng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản : Người đại diện theo pháp luật
của Doanh nghiệp hoặc Chủ Doanh nghiệp và một số vị trí chức danh được quy định tại Khoản
3,Khoản 4,Điều 5 Luật Phá sản 2014.
2.4.2.Quyền của Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Khi đang trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản,Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
hoặc người tham gia thủ tục phá sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân áp dụng các biện pháp Bảo
toàn tài sản theo quy định tại Chương V Luật Phá sản 2014.
2.5.Các thủ tục tiến hành.
2.5.1.Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có quyền được đưa ra ý kiến về việc chấp nhận hoặc
bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Đ.20 Luật Phá
sản 2014)
- Nếu nhận được quyết định mở thủ tục phá sản,Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng
phải thông báo công khai về quyết định mở thủ tục phá sản (K.3,Đ.20,Luật Phá sản 2014)
6
Trường Đại học Lao động – Xã hội
-
- Cá nhân,cơ quan,tổ chức thông báo phải đảm bảo tính chính xác của thông báo.Trường hợp cá
nhân,cơ quan,tổ chức cố ý thông báo sai mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt
hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật (K.2,Điều 6,Luật Phá sản 2014)
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án nhân dân
để thương lượng với chủ nợ nộp đơn về việc rút đơn (Điều 37,Luật Phá sản 2014)
+ Nếu thỏa thuận thành công thì Tòa án nhân dân trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Nếu thỏa thuận không thành công hoặc hết thời hạn thương lượng (không quá 20 ngày kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ) mà các bên không thương lượng thì Tòa án
nhân dân thông báo người nộp đơn nộp lệ phí phá sản,tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản.
Khi Tòa án nhân dân quyết định mở tục phá sản,Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể
trả lại tài sản nhận đảm bảo,trả lại hàng hóa đã mua (chưa thanh toán và chưa nhận được) cùng các
biện pháp bảo toàn tài sản được quy định tại Điều 57,58,59 Luật Phá sản 2014
Tài sản của Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được quy định tại Điều 64,Luật Phá sản
2014
2.5.2.Doanh nghiệp phá sản.
Về bản chất,doanh nghiệp phá sản thì chắc chắn phải là một doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán.Tuy nhiên,một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì chưa chắc đã là một doanh nghiệp phá
sản.Một doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cần có một quyết định tuyên bố phá sản từ Tóa án
nhân dân mới có thể trở thành Doanh nghiệp phá sản.Trừ khi đã được Tòa án nhân dân tuyên bố phá
sản,tên gọi của doanh nghiệp đang làm thủ tục phá sản vẫn là doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán.Vì vậy,con đường để có tuyên bố này cũng cần phải có một trình tự,thủ tục : Thủ tục phá sản/
2.5.2.1.Nộp đơn và thụ lý đơn.
- Đổi tượng có quyền nộp đơn và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản : Được trình
bày cụ thể tại mục 2.4.1.Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Cơ quan thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản : Điều 8,Luật Phá sản 2014
+ Trình tự,thủ tục thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 1: Gửi đơn và nhận đơn (Điều 30,Luật Phá sản 2014)
Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu,chứng cứ kèm theo đến Tòa án
nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau :
• Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
• Gửi đến Tòa án nhân dân qua Bưu điện
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc
ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Bước 2.Giải quyết đơn.
•
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,Chánh án
Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ thẩm phán gồm 03 thẩm phán giải quyết đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản.Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 9,Luật Phá sản 2014.
7
Trường Đại học Lao động – Xã hội
•
•
-
-
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công,Thẩm phán phải xem xét đơn yêu
cầu và xử lý :
Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ : Thông báo cho bên nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản nộp và tạm ứng các chi phí liên quan.
Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán
thông báo cho người nộp đơn sửa đổi,bổ sung đơn.
Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân khác có thẩm quyền nếu thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;
Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp
đơn và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán biết.
Bước 3.Thương lượng giữa chủ nợ nộp đơn với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Điều 37,Luật Phá sản 2014
Bước 4.Nộp lệ phí phá sản,tạm ứng chi phí phá sản.
Điều 38,Luật Phá sản 2014
Bước 5.Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá
sản,biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản,tạm ứng chi phí
phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 6.Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn,Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn
bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,doanh nghiệp mất khả năng thanh toán,các cơ
quan,tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do các bên
cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh
nghiệp cung cấp.
Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì thời hạn 15
ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân,doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ,tài liệu sau :
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất.Trường hợp doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong toàn
bộ thời gian hoạt động.
+ Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả
thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất thanh
toán.
+ Bản kê chi tiết tài sản,địa điểm có tài sản của doanh nghiệp.
+ Danh sách chủ nợ,danh sách người mắc nợ trong đó phải ghi rõ họ tên,địa chỉ của chủ
nợ,người mắc nợ,khoản nợ,khoản cho vay có bảo đảm,không có bảo đảm,có đảm bảo một phần đến
hạn hoặc chưa đến hạn;
+ Giấy tờ,tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp.
+ Kết quả thẩm định giá,định giá giá trị tài sản còn lại.
8
Trường Đại học Lao động – Xã hội
2.5.2.2.Mở thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,Thẩm phán phải ra
một trong các quyết định :
- Quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản
Điều 42,Luật Phá sản 2014
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản,doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoat động kinh doanh
nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản.
+ Các hoạt động của doanh nghiệp bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản : Điều
48,Luật Phá sản 2014
+ Doanh nghiệp bị hạn chế hoạt động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản : Điều
49,Luật Phá sản 2014
- Nhiệm vụ của Thẩm phán :
+ Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản hoặc gửi và thông báo quyết
định tuyên bố phá sản đối với trường hợp phá sản theo thủ tục rút gọn.
+ Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản,Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài
viên hoặc doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản.
+ Ra quyết định thay đổi Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản theo quy
định.
Các biện pháp bảo toàn tài sản
+ Tuyên bố vô hiệu các giao dịch gian trá; Giao dịch bị coi là vô hiệu
+ Tạm đình chỉ,đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực
+ Kiểm kê tài sản và lập danh sách chủ nợ,người mắc nợ
+ Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
+ Đăng ký giao dịch bảo đảm
+ Giải quyết đình chỉ thi hành án dân sự và vụ việc sau khi có Quyết định mở thủ tục phá
sản.
2.5.2.3.Phục hồi kinh doanh
(Phần này sẽ được trình bày cụ thể tại mục “Thủ tục tiến hành Doanh nghiệp phục hồi kinh
doanh sau hội nghị chủ nợ”.Tuy nhiên Phục hồi kinh doanh cũng nằm trong thủ tục phá sản)
2.5.2.5.Tuyên bố phá sản
- Các trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
+ Tuyên bố doanh nghiệp phá sản theo thủ tục rút gọn khi doanh nghiệp mất khả năng
thanh toán không còn tiền,tài sản khác để nộp lệ phí phá sản,tạm ứng chi phí phá sản.
+ Tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất không thành hoặc sau
khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất đề nghị tuyên bố phá sản.
+ Tuyên bố doanh nghiệp phá sản sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội
dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau :
•
Doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn
quy định.
•
Hội nghị chủ nợ lần thứ hai không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
9
Trường Đại học Lao động – Xã hội
•
-
-
Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Thông báo và gửi quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản : Điều 109,Luật Phá sản 2014
Cấm đảm nhiệm chức vụ và trách nhiệm tài sản sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản theo
Điều 130,Luật Phá sản 2014.
2.5.2.5.Thủ tục thanh lý và phân chia tài sản.
- Thủ tục thanh lý tài sản :
Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản có trách nhiệm tiến hành thanh lý tài sản
của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản,Quản tài
viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản phải tổ chức định giá tài sản theo quy định pháp luật (Điều
122,Luật Phá sản 2014)
Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi
ích liên quan.
Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản có trác nhiệm bán tài sản của doanh
nghiệp đã bị tuyên bố phá sản.Tài sản được bán bằng hình thức bán đấu giá hoặc bán không qua thủ
tục đấu giá được quy định tại Điều 124,Luật Phá sản 2014.
Phân chia tài sản
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp được
phân chia theo thứ tự được quy định tại Điều 54,Luật Phá sản 2014.
2.5.3.Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau Hội nghị chủ nợ.
Các Thủ tục phục hồi kinh doanh hay Hội nghị chủ nợ đều nằm trong Thủ tục phá sản của
Doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nộp đơn hoặc bị nộp đơn hoặc yêu cầu Tòa án
nhân dân mở thủ tục phá sản và được Thẩm phán trực tiếp giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
quyết định mở thủ tục phá sản,doanh nghiệp sẽ có khả năng trở thành doanh nghiệp phục hồi kinh
doanh sau hội nghị chủ nợ nếu được Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất cho phép phục hồi và Hội nghị chủ
nợ lần thứ hai thông qua phương án phục hồi kinh doanh,doanh nghiệp thực hiện phục hồi kinh
doanh được theo phương án phục hồi.Trường hợp ngược lại,doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nghiệp
phá sản.
2.5.3.1.Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
- Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ : Điều 75,Luật Phá sản 2014.
- Quyền và nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ : Điều 77,78 Luật Phá sản 2014.
- Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ : Điều 79 Luật Phá sản 2014.
- Nội dung,trình tự và kết quả của Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất : Điều 81,83,84 Luật Phá sản
2014
Trường hợp không đồng ý với Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ,trong vòng 05 ngày kể từ ngày
nhận được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ,người có quyền,nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ được
quy định tại Điều 77,78 Luật phá sản có quyền gửi đơn đề nghị,Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có
quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của
Hội nghị chủ nợ theo Điều 85 Luật Phá sản 2014.
10
Trường Đại học Lao động – Xã hội
-
Nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra
quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản theo K.1,Điều 86 Luật Phá
sản 2014.
2.5.3.2.Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Điều kiện áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được Hội nghị chủ nợ (Lần thứ nhất) thông qua Nghị
quyết về việc phục hồi hoạt động kinh doanh.
Trong thời hạn 30 ngày,doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán,chủ nợ,Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý
tài sản cho ý kiến.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán được Hội nghị chủ nợ (lần 2) thông qua phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh.Sau đó,Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị
chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán.Nghị quyết này có hiệu lực với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.
Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thì những hoạt động bị cấm,bị hạn chế ( Điều 48,49
Luật Phá sản 2014) đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,hợp tác xã chấm dứt.
Tòa án nhân dân gửi quyết định công nhận nghị quyết của hội nghị chủ nợ thông qua phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán,chủ nợ,Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 89,Luật
Phá sản 2014.Theo đó :
+ Thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác
xã mất khả năng thanh toán theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh.
+ Trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông
qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phục hồi,quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản,chủ nợ giám sát
các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Sáu tháng một lần,doanh nghiệp phải lập báo cáo về tình
hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho Quản tài viên,doanh
nghiệp quản lý,thanh lý tài sản.Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản có trách nhiệm
báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.
Trong quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt độngk kinh doanh,các chủ nợ và doanh
nghiệ có quyền thỏa thuận về việc sửa đổi,bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
Trong quá trình phục hồi,Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau :
+ Doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.Trường hợp
này,doanh nghiệp được coi là không còn mất khả năng thanh toán.Thẩm phán phụ trách giải quyết
11
Trường Đại học Lao động – Xã hội
yêu cầu mở thủ tục phá sản có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của Quản tài viên,doanh nghiệp quản lý,thanh lý tài sản.
+ Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết
thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất khả năng
thanh toán.Trường hợp này,Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.Sau khi tuyên
bố phá sản,mọi tài sản của doanh nghiệp sẽ được quyết định theo tình trạng của doanh nghiệp phá
sản.
Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
12
Trường Đại học Lao động – Xã hội
III.Hậu quả pháp lý
3.1.Hậu quả pháp lý.
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán : Trong trường hợp mở thủ tục phá sản,doanh nghiệp
mất khả năng thanh toán vẫn tiến hành mọi hoạt động kinh doanh bình thường nhưng sẽ bị hạn
chế,giám sát.
- Doanh nghiệp phá sản :
+ Tài sản bị kê biên,phát mại.
+ Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp phá sản; đình chỉ giao dịch liên quan đến doanh
nghiệp; chấm dứt thực hiện nghĩa vụ tính lãi đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; giải quyết hậu quả của
giao dịch bị đình chỉ; tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu; chấm
dứt hợp đồng lao động với người lao động, giải quyết quyền lợi của người lao động theo Điều 108
Luật Phá sản 2014.
+ Chấm dứt quyền hạn của đại diện doanh nghiệp.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ và trách nhiệm tài sản.
-Doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau Hội nghị chủ nợ :
+ Trường hợp Doanh nghiệp thực hiện thành công phương án phục hồi kinh doanh thì doanh
nghiệp được coi là không còn mất khả năng thanh toán. Thẩm phán phụ trách giải quyết yêu cầu mở
thủ tục phá sản có trách nhiệm ra thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
+ Trường hợp Doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn mất
khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Luật Phá sản 2014 được coi là một văn bản Luật mở,có khá nhiều điểm mới so với Luật Phá
sản 2004. Bà Bùi Thị Dung Huyền - Trưởng phòng nghiên cứu pháp luật dân sự, thương mại (Viện
Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao) cho biết đây sẽ là tiền đề thuận lợi hơn cho các doanh
nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn, thua lỗ có cơ hội để rút khỏi
thị trường một cách “trật tự”, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư.
3.2.Một số điểm mới của Luật Phá sản 2014
Luật Phá sản 2014 đã dùng khái niệm “mất khả năng thanh toán” thay cho khái niệm “lâm
vào tình trạng phá sản” của Luật Phá sản 2004.Đây là một thay đổi rất rõ ràng và cụ thể.Theo đó
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản
nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn.
Luật Phá sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp,
hợp tác xã không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính... Như vậy, chỉ cần xác định là
có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã
vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Bên cạnh đó, Luật Phá sản 2014 cũng không quy định giới hạn các khoản nợ. Điều này có thể
hiểu là bất kỳ khoản nợ nào dù là nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp
đồng... thì chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã.
13
Trường Đại học Lao động – Xã hội
Khi yêu cầu mở thủ tục phá sản,chủ nợ không cần phải chứng minh đã có yêu cầu thanh
toán.Đối với doanh nghiệp,con nợ nếu không trả nợ đúng hạn,con nợ không chỉ chịu nguy cơ bị khởi
kiện dân sự mà còn có thể bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.Luật Phá sản 2014 đã bảo vệ quyền lợi của
chủ nợ một cách tối đa hơn so với Luật Phá sản 2004.
Trong khi tiến hành thủ tục phá sản,bên chủ nợ hoặc phía doanh nghiệp cũng có những biện
pháp để bảo toàn tài sản của mình bằng các biện pháp như : Giao dịch vô hiệu,trường hợp bán hàng
khẩn cấp,có thể xem xét lại các giao dịch đáng ngờ và hủy hợp đồng đang thực hiện...
Doanh nghiệp cũng có thể giải quyết thủ tục phá sản rút gọn khi không còn tiền hoặc tài sản
để nộp lệ phí phá sản.Khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Thẩm phán quyết định mở thủ tục
phá sản,Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có 2 khả năng : hoặc được phục hồi hoặc bị phá
sản.Phân chia tài sản được tiến hành theo quy định và là bước cuối cùng trong thủ tục phá sản sau khi
doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
14
Trường Đại học Lao động – Xã hội
KẾT LUẬN
Với sự thay đổi ngày càng theo hướng tích cực và định hướng của pháp luật Việt Nam,đã có
rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập tạo nên một nền kinh tế sôi động,đang trên đà phát
triển.Tuy nhiên,sức bền,sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp dẫn đến tình trạng
rất nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động,phá sản.
Luật pháp Việt Nam hiện tại tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khá rắc rối với sự thay đổi
thường xuyên,chồng chéo giữa các văn bản Luật dẫn đến tình trạng người lao động,doanh nghiệp khó
tiếp cận hoặc bị động trong các vấn đề liên quan đến tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.Tập thể
nhóm 3(2a) mong rằng với bài thảo luận của mình có thể làm rõ được phần nào 3 tình trạng pháp lý
của Doanh nghiệp : Mất khả năng thanh toán,Phá sản và Phục hồi kinh doanh sau Hội nghị chủ nợ
được quy định trong Luật Phá sản 2014.
Do khả năng cho phép và thời gian tìm hiểu hạn chế,nên bài viết của nhóm sẽ không thể tránh
khỏi những thiếu sót.Rất mong được Thầy góp ý để bài viết của nhóm được hoàn thiện hơn.
Nhóm 3(2a) xin chân thành cảm ơn.!
15
Trường Đại học Lao động – Xã hội
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Đề cương môn học Luật Kinh tế,bộ môn Luật,Trường Đại học Lao động – Xã hội.
2.Bài giảng Luật Kinh tế
3.Luật Phá sản 2014.
4.Nghị định 189/CP hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp.
5.Đức Duy, Những điểm mới trong Luật Phá sản 2014,Tạp chí Tài chính số ra ngày
10/11/2014 được lấy về từ : />6.TS.Bùi Đức Giang,Thủ tục phá sản theo quy định mới,Thời báo Kinh tế Sài Gòn online số
ra ngày 20/7/2014 được lấy về từ : />
16
Trường Đại học Lao động – Xã hội