Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đạo đức nghề nghiệp đối với nghề y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.58 KB, 7 trang )

Mỗi thành viên trong xã hội có thể có một nghề nhất định. Mỗi nghề nghiệp
do con người lựa chọn hoặc do xã hội phân công đều có những đặc điểm riêng.
Xuất phát từ đặc điểm ấy, qua thực tiễn, xã hội đặt ra những yêu cầu cụ thể
về đạo đức nghề nghiệp trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau.
Nghề nào cũng cần nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Riêng với nghề y, đạo đức
đóng vai trò quan trọng hàng đầu, bởi đây là nghề chữa bệnh cứu người.

I. Giới thiệu chung.
1. Đạo đức nghề nghiệp
- Đạo đức nghề nghiệp là những chân giá trị mà những người lao động trong nghề
phải tuân theo và hướng tới trong hoạt động hành nghề của mình
Đạo đức nghề nghiệp được duy trì dựa trên những nỗ lực của cá nhân, của tổ chức
nghề nghiệp, nhà nước và kỳ vọng của xã hội.
2. Nghề y - đạo đức nghề y
a. Nghề y
- Nghề y là 1 nghề nghiệp mang tính nhân đạo, nhân văn.
- Đây là nghề chuyên tổ chức việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho
con người.
=> Nghề y là 1 nghề cao quý
b. Đạo đức nghề y.


- Đạo đức nghề y là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là những quy tắc,
nguyên tắc tắc phẩm hạnh và các chuẩn mực phẩm hạnh của người thầy thuốc (đại
diện cho nghề y) trong quan hệ với bệnh nhân, với công việc, với y học, với đồng
nghiệp và với xã hội.
=> nhờ đó mà mọi cán bộ y tế (từ hộ lý đến bộ trưởng,..) phải tự giác điều chỉnh
hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và tiến bộ của ngành y tế.
II. Nội dung của đạo đức nghề y.
1. Tại sao phải đề cao y đức?
Đạo đức nghề y (y đức) luôn được xã hội coi trọng, nó là phẩm chất tốt đẹp của


người làm công tác y tế và có ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh nhân.
- Xã hội luôn đòi hỏi nghề y phải đề cao y đức vì xuất phát từ đặc điểm của
nghề y. Mối quan hệ giữa nghề y(người thầythuốc là đại biểu) với người bệnh là
mối quan hệ đặc biệt. Người bệnh đến với người thầy thuốc trong tâm trạng buồn
vui, tính tình, cảm xúc vừa do bệnh và nhiều yếu tố khác của cả cuộc đời chi phối.
Họ hy vọng nhiều vào sự giúp đỡ của thầy thuốc. Họ tin tưởng rằng, trí tuệ, lòng
nhân đạo cao cả của người thầythuốc sẽ cứu họ thoát khỏi sự đau đớn về thể xác,
tinh thần để trở về với gia đình, đơn vị công tác và xã hội. Ngược lại, người thầy
thuốc do chức năng, nhiệm vụ của nghề nghiệp mà đi sâu vào đời sống người bệnh
từ thể chất - tâm sinh lý một cách nhân đạo, sâu sắc. Do tính đặc thù của đối tượng
nghề y, nên một thiếu sót dù nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả lớn.
=> Xuất phát từ đặc điểm ấy, xã hội luôn yêu cầu cao đối với người thầy thuốc:
phải có lòng nhân đạo, lương tâm và trách nhiệm với người bệnh; phải có trình độ
trong các vấn đề khác nhau của y học, phải tận tụy với công việc; phải có các đức
tính cao hơn các nghề khác là yêu nghề, yêu con người, đức độ nhân từ, khiêm tốn,


đoàn kết, hoàn thiện óc quan sát khoa học, dũng cảm, lạc quan, kiên quyết trong
khi giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người bệnh

2. Một số quy định về y đức.
Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần
trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi
họ đau đơn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Lương y
phải như từ mẫu".
Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa
nhận.
1- Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng
cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ

chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.

3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí
mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và


lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội.
Không được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm
dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán
các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích
tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ
biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động
viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong
trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm
sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy
người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;
không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các

diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp
đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.


11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi
cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch
bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

III. Thực trạng ở Việt Nam
1. Thực trạng chung.
- Ở nước ta, nhiều người làm nghề y vừa có y thuật, vừa có y đức, Họ đã không
quản khó khăn, để chăm sóc sức khỏe, cứu sống người bệnh. Nhiều bác sĩ, y tá, y
sĩ bám trụ lâu năm ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng
đặc biệt khó khăn. Những thầy thuốc này đã vượt lên sự thiếu thốn về trang thiết bị
y tế, cơ sở vật chất nghèo nàn, đường xá xa xôi, nguy hiểm để tận tình cứu chữa,
chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc, cho người dân nghèo
- Tuy nhiên, trên thực tế, đội ngũ thầy thuốc ở nước ta còn thiếu và yếu, đồng thời
mất cân đối trầm trọng trong việc phân bố nhân lực của ngành y tế.
Trong khi các bác sĩ giỏi hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, thì ở các tỉnh miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ cán bộ y tế, đặc biệt là những
bác sĩ có kinh nghiệm chuyên môn còn thấp nên chất lượngdịch vụ chưa đáp ứng
được yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Bên cạnh đó còn 1 số các hiện tượng tiêu cực khác



Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 1 số tấm
gương....
2. Một số tấm gương bác sĩ có đóng góp
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ 19) là bậc đại danh y, ông đã để lại cho
hậu thế một khối lượng tri thức khổng lồ về y lý, y đức, y thuật. Tất cả đều được
dựa trên nguyên lý lấy con người làm gốc, thực hành phương châm trị bệnh cứu
người, đối xử bình đẳng trong chữa trị. Trong Tiểu dẫn y âm án, ông viết: “Thầy
thuốc là người bảo vệ sinh mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc
họa trong tay mình giữ. Vậy thì làm sao kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không
trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành động không thận trọng mà dám liều lĩnh
học đòi cái nghề cao quý đó chăng?”.

Phó Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Bách đã kế thừa và phát triển xuất sắc các thành
tựu về phẫu thuật gan, mật và tim mà người thầy cũng là người cha của ông cố
Giáo sư - Viện sĩ Tôn Thất Tùng đã để lại. Bằng " đôi tay vàng " của mình ông đã
cứu sống nhiều bệnh nhân, đúc rút được nhiều kinh nghiệm phẫu thuật để phát
triển lớn mạnh ngành phẫu thuật gan, mật và phẫu thuật tim của Việt Nam

Ngoài ra còn có các danh y như : Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu
3. Những hành vi trái với y đức
IV. Đề xuất để nâng cao y đức.




×