Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Hoạt động nâng ngạch công chức ở UBND huyện mỹ đức, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH

BÁO CÁO THỰC TẾ
MÔN NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Đề tài: Hoạt động nâng ngạch công chức ở UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Thực hiện: Nhóm My friends
Lớp: KH12 - NS1
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý nhân sự
Khóa: 2011 – 2015
Thời gian thực tế: Ngày 18/9/2013
GV hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hồng Hoàng
Danh sách thành viên nhóm My friends
1.

Nguyễn Đức Vương (nhóm trưởng)

8. Lê Thị Hoài Thu

2.

Đỗ Thị Nhung

9. Hồ Thị Sao

3.

Võ Thị Linh Ka

10. Nguyễn Thị Vân Anh



4.

Đào Thị Thủy

11. Lê Phương Thảo

5.

Trần Thị Nhung

12. Tạ Thị Thảo Trang

6.

Phan Thị Nhung

13. ĐàmThị Thùy Linh

7.

Cao Thị Oanh

14. Trương Nhật Tùng

1


Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2013
Lời cảm ơn

Đi thực tế tại cơ quan nhà nước là một trong những nội dung quan
trọng trong chương trình đào tạo cử nhân hành chính trong quá trình học
tập. Hoạt động này thực sự bổ ích và cần thiết nhằm cung cấp hành trang,
kiến thức thực tế cho thế hệ sinh viên như chúng em để sau này đi kiến tập
hoặc thực tập.
Trong lần thực tế này bản thân nhóm em đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ của cơ quan nơi nhóm em đi thực tế, cũng như nhà trường, thầy cô,
bạn bè… để hoàn thành bài báo cáo thực tế này trong thời gian quy định.
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân sâu sắc tới Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức
đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm em tiếp cận với công việc và giúp đỡ nhiệt
tình trong thời gian thực tế cũng như việc cung cấp số liệu, thông tin cần
thiết; các thầy, cô giáo phụ trách nhóm đi thực tế và đặc biệt em xin gửi lời
biết ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Hồng Hoàng - Giảng viên khoa Tổ chức
và quản lý nhân sự đã định hướng cho nhóm em trong việc đi thực tế và
hướng dẫn nhóm hoàn thiện bài báo cáo thực tế một cách tốt nhất.
Em cũng chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn trong lớp
Nhân sự khóa 12.
Cuối cùng nhóm em xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô,
chú chuyên viên phòng Nội vụ, thư viện Học viện Hành chính đã giúp em tìm
hiểu đề tài báo cáo này.

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.

CBCC: cán bộ, công chức
BMNN: bộ máy nhà nước
HCNN: hành chính nhà nước
NN:
nhà nước
CC:
công chức
UB:
ủy ban
UBND: ủy ban nhân dân
HĐND: hội đồng nhân dân
CNH – HĐH: công nghiệp hóa – hiện đại hóa
QLNN: quản lý nhà nước

3


PHỤ LỤC
I.
Báo cáo kết quả thực tế……………………………………………….6
1. Liên hệ với cơ quan đến thực tế………………………………………….6
2. Lập kế hoạch cho chuyến đi thực tế……………………………………...6
3. Kết quả thu được…………………………………………………............6
II.

Giới thiệu về cơ quan đi thực tế………………………………………7
1. UBND huyện Mỹ Đức……………………………………………………7
2. Phòng Nội vụ…………………………………………………………...10
2.1.
Chức năng……………………………………………………………10
2.2.
Nhiệm vụ………………………………………………………….....10
2.3.
Biên chế……………………………………………………………..14
III.
Thực trạng công tác nâng ngạch công chức ở UBND huyện Mỹ

Đức……………………………………………………..……………16
1. Tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp vị trí việc làm………………………..16
1.1.
Tuyển dụng…………………………………………………………..16
1.2.
Sắp xếp vị trí việc làm………………………………………………17
2. Đào tạo, bồi dưỡng CC………………………………………………….18
3. Nâng ngạch công chức, ………….……………………………………..19
4. Kiến nghị, giải pháp…………………………………………………..30
IV.
Kết luận…………………………………………………………….31

Lời nói đầu
Đội ngũ công chức hành chính Nhà nước có một vai trò quan trọng trong
việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội và bảo đảm nền hành
chính quốc gia hoạt động liên tục. Tuy nhiên hoạt động quản lý công chức
trong cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay
là công việc khó, cần đổi mới để thích nghi với sự phát triển kinh tế xã hội,

cũng như đánh chính xác sự đóng góp quan trọng của công chức trong các
4


cơ quan, tổ chức. Nâng ngạch công chức là vấn đề hệ trọng, phức tạp và
nhạy cảm. Nếu công tác này được chú trọng và quan tâm sẽ phát huy nội lực
trong các cơ quan hành chính nhà nước. Nó là động lực để công chức cạnh
tranh, phát huy khả năng sang tạo của mình. Đây cũng là khâu quan trọng
nhất trong công tác quản lý công chức nhưng cũng là khâu bộc lộ nhiều hạn
chế cần có giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả.
Tại Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức, qua những buổi thực tế, tích luỹ
kiến thức nhóm em đã đi sâu tìm hiểu thực tế công tác nâng ngạch công chức
ở địa phương mình và nhận thấy còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót. Dưới sự
định hướng đề tài thực tế của thầy Nguyễn Hồng Hoàng nhóm My friends đã
chọn vấn đề “ Nâng ngạch công chức tại UBND huyện Mỹ Đức, thành phố Hà
Nội” làm đề tài báo cáo thực tế của nhóm mình. Báo cáo chuyên đề thực tế với
đề tài trên gồm 4 nội dung cơ bản:
1.
2.
3.
4.

Báo cáo kết quả thực tế
Giới thiệu đôi nét về đơn vị thực tế – Phòng Nội vụ, UBND huyện Mỹ Đức.
Thực trạng hoạt động nâng ngạch công chức ở UBND huyện Mỹ Đức.

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nâng ngạch công chức.
Trong quá trình viết báo cáo không thể trách khỏi những thiếu sót, hạn

chế. Nhóm My friends rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo

và toàn thể các bạn sinh viên 2 lớp Nhân sự để bài làm của nhóm em hòan
thiện hơn về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế sau này!
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
I.
1.

Báo cáo kết quả thực tế:
Liên hệ với cơ quan đến thực tế
Ngày 14/9/2013 đại diện nhóm về UBND huyện Mỹ Đức xuất trình giấy
giới thiệu của trường xin thực tế tại đây.
5


Địa chỉ: Thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0433847233 – Fax: 0433742185
Hẹn thời gian cụ thể nhóm về thực tế.
2.

Lập kế hoạch cho chuyến đi thực tế
Để chuẩn bị cho buổi thực tế, nhóm trưởng phân công các thành viên
trong nhóm:




3.

Những người trực tiếp đi thực tế;
Chuẩn bị những nội dung, tình huống cụ thể cho buổi thực tế.
Dự đoán những khó khăn, tình huống có thể xảy ra để xây dựng


những phương án, giải pháp thực hiện.
Kết quả thu được
Qua buổi thực tế tại UBND huyện Mỹ Đức đã giúp nhóm chúng em có
những sự hiểu biết ban đầu về cách thức làm việc, cũng như có được 1
hệ thống kiến thức ban đầu về cách thức quản lý đội ngũ CBCC. Và hơn
nữa chúng em được áp dụng những gì học trên ghế nhà trường vào
thực tế.

-

Về kiến thức:
● Tìm hiểu được cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân huyện gồm
12 phòng chuyên môn và cách thức quản lý và giải quyết công


-

việc của chuyên viên Phòng Nội vụ
Bổ sung và nâng cao kiến thức về hoạt động nâng ngạch công

chức tại UBND huyện Mỹ Đức.
Về kỹ năng:
● Bước đầu rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính
nhà nước: Hoạt động đánh giá công chức để làm căn cứ cho


những quyết định thi tuyển nâng ngạch công chức.
Vận dụng các kiến thức đã được học từ các môn học như: kỹ
thuật ban hành và soạn thảo văn bản, tin học, hành chính văn

6


phòng và kiến thức trong Tâm lý học quản lý, đặc biệt là những
môn quản lý nguồn nhân lực và Nhân sự hành chính nhà nước…
-

vào trong thực tiễn công việc.
Về thái độ: có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về hoạt động nâng
ngạch công chức ở UBND huyện Mỹ Đức.

II.
1.

1.1.

Giới thiệu về cơ quan đi thực tế
UBND huyện Mỹ Đức
Vị trí, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
Nằm tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây là huyện Mỹ Đức trù phú,

màu mỡ, thiên nhiên phong phú và tươi đẹp, với vị trí địa lý: phía bắc giáp
huyện Chương Mỹ, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình,
phía đông giáp huyện Ứng Hòa, ranh giới là con sông Đáy. Đây có thể xem là
vị trí địa lý thuận lợi để huyện Mỹ Đức phát triển kinh tế của mình.
Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm phía nam của đồng bằng Bắc Bộ,
cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km. Huyện có diện tích 230 km 2, dân số
gần 200 nghìn người (năm 2009). Kể từ ngày 1/8/2008 tỉnh Hà Tây sáp
nhập địa giới hành chính vào thành phố Hà Nội, và từ đó huyện Mỹ Đức thuộc
thành phố Hà Nội như hiện nay. Huyện có thế mạnh là du lịch,với khu thắng

cảnh nổi tiếng là chùa Hương, hang động caxtơ đá vôi, có hồ nước lớn là Hồ
Quan Sơn.
1.2.
1.2.1.

UBND huyện Mỹ Đức
Chức năng, nhiệm vụ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003, UBND huyện

thực hiện quản lý nhà nước địa phương đối với các xã, thị trấn, các đơn vị sự
nghiệp trong toàn huyện trên tất cả các lĩnh vực.
1.2.2.

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mỹ Đức
7


Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Mỹ Đức được kết cấu chặt chẽ, thống
nhất và hoạt động theo những quy định của pháp luật, bao gồm: 1 Chủ tịch, 3
phó chủ tịch và 12 phòng chuyên môn. Về tổ chức hành chính: Huyện Mỹ Đức
gồm một thị trấn và 21 xã:
Chủ tịch UBND huyện là ông Hoàng Mạnh Sơn - người lãnh đạo và điều
hành công việc của UBND huyện, có trách nhiệm giải quyết công việc được
giao theo quy định tại Điều 126 của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003
và những vấn đề khác mà Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND huyện quyết định. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc lớn, quan
trọng có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ
của UBND huyện.
Trực tiếp điều hành công việc quan trọng có tính chiến lược trên tất cả
các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của UBND huyện: ký, xây dựng, ban

hành các chiến lược, xây dựng các kế hoạch, mục tiêu nhằm phát triển kinh
tế, xã hôi trên địa bàn của huyện.
Phó chủ tịch: Là người giúp chủ tịch giải quyết một số công việc, trong
một số trường hợp được chủ tịch ủy quyền, giao nhiệm vụ thay mặt chủ tịch
giải quyết công việc. Mỗi phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện được chủ tịch
phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước chủ
tịch UBND huyện về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4 phó Chủ tịch UBND là :
Ông Lê Văn Cành
Ông Đặng Văn Triều
Ông Nguyễn Phúc Hải
8


Ông Nguyễn Văn Hậu.












-

Các cơ quan chuyên môn thuộc huyện Mỹ Đức bao gồm:

Văn phòng UBND và HĐND
Phòng Tài chính – Kế hoạch
Phòng Tư pháp
Phòng Tài nguyên môi trường
Phòng Kinh tế
Phòng Nội vụ
Phòng Giáo dục và đào tạo
Phòng Văn hóa thông tin
Phòng Lao động thương binh xã hội
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phòng Y tế
Phòng Thanh tra
Về mặt hành chính: Huyện Mỹ Đức gồm 1 thị trấn là Đại nghĩa và 21
xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm,
Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế,
Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.

1.2.3.

Quy chế làm việc
UBND huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và bảo đảm

phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể UBND, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân
của Chủ tịch, các Phó chủ tịch và Uỷ viên UBND huyện. Giải quyết công việc
theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố Hà
Nội; bảo đảm sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện và Quy
chế làm việc của UBND huyện. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc
chỉ giao cho 1 cơ quan, đơn vị hoặc 1 người phụ trách và chịu trách nhiệm
chính, tránh đùn đẩy trách nhiệm và chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Cấp
trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc

của cá nhân và ngược lại. Thủ trưởng cơ quan được giao công việc phải chịu
9


trách nhiệm về tiến độ và kết quả thực hiện công việc được phân công. Tuân
thủ quy định của quy chế, nếu vi phạm căn cứ tính chất, mức độ hậu quả xảy
ra sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định pháp luật CBCC.
Phòng nội vụ
2.1. Chức năng:
2.

Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức năng
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà
nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức
phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp
vụ của Sở Nội vụ.
2.2.


Nhiệm vụ:
1. Trình Ủy ban nhân dân huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội



vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

2. Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được



giao.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo



dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về tổ chức, bộ máy:

10


a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn huyện theo hướng
dẫn của Ủy ban nhân dân cấp thành phố;
b) Trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định hoặc để Ủy ban nhân dân
huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể
các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
c) Xây dựng Đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp
trình cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành
lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo
quy định của pháp luật.



5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu
biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;
b) Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử
dụng biên chế hành chính, sự nghiệp.
c) Giúp Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy
định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên
môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Về công tác xây dựng chính quyền:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức
thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân
theo phân công của Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của Ủy ban
nhân dân thành phố;

11


b) Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn
các chức danh lãnh đạo của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; giúp Ủy ban
nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn các chức
danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dựng đề án thành lập
mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để Ủy ban
nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình
các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ
sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
d) Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải
thể, sáp nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của tổ dân
phố (thôn, bản), trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác

cho Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố, (Trưởng, Phó thôn, bản). Giúp Ủy
ban nhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


8. Về cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử
dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính
sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý
đối với cán bộ, công chức, viên chức;
b) Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực
hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách
xã, thị trấn theo phân cấp



9. Về cải cách hành chính:

12


a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ
quan chuyên môn cùng cấp và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
công tác cải cách hành chính ở địa phương;
b) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biện pháp
đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện;
c) Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo Ủy ban
nhân dânhuyện và thành phố.



10. Giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức



và hoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
11. Về công tác văn thư, lưu trữ:
a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp
hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;



b) Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên



địa bàn huyện và lưu trữ huyện;
12. Về công tác tôn giáo:
a) Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của
Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.



13. Về công tác thi đua, khen thưởng:
a) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các phong

trào thi đua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng

13


và Nhà nước trên địa bàn huyện;làm nhiệm vụ thường trực của Hội
đồng Thi đua – Khen thưởng huyện;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng
Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật.


14. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi



phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dânhuyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai



công tác nội vụ trên địa bàn.
16. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công



tác nội vụ trên địa bàn.

17. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp
vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của
Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban



nhân dân huyện.
18. Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp



luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
19. Giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các
lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và



2.3.

theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân
dân huyện.
Tổ chức biên chế

a. Tổ chức
14



Phòng Nội vụ có một trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng, 2 phó phòng
chuyên môn và các công chức chuyên môn.
- Trưởng phòng nội vụ chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân, chủ tịch
UBND huyện, và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt đông của phòng .
- Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số
công việc, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phan công. Khi trưởng phòng vắng mặt một phó trưởng
phòng được trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng
- Việc bổ nhiệm, điều động luân chuyển, khen thưởng, kỉ luật, miễn
nhiệm từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với trưởng phòng và phó
trưởng phòng do chủ tịch UBND huyện quyết định theo quy định của pháp
luật.
b. Biên chế:
Biên chế của phòng nội vụ do UBND huyện quyết định trong tổng biên
chế hành chính của huyện .
c. Chế độ làm việc:
-

Phòng Nội Vụ huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của

UBND huyện xây dựng quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan
và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó. Trưởng phòng chịu trách
nhiệm về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các
công việc được UBND giao, chủ tịch UBND huyện phân công hoặc ủy quyền;
thực hành tiết kiệm chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi xảy ra tình trạng
tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của
15



mình. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND huyện
và sở quản lý ngành lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo
công tác trước HĐND và UBND huyện khi được yêu cầu; phối hợp với người
đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp giải
quyết những vấn đề lien quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
d. Mối quan hệ công tác
- Với UBND huyện
Phòng Nội Vụ chịu sự chỉ đạo toàn diện, trực tiếp của UBND huyện, là cơ quan
chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện QLNN lĩnh vực, ngành trên địa bàn.
Phòng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động, khó khăn, vướng mắc
đồng thời đề xuất giải pháp giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, tiếp nhận và triển
khai nhanh chóng các chỉ thị của UBND huyện về lĩnh vực QLNN được phân
công


Với các Sở chuyên ngành
Phòng chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và chịu sự



giám sát của Sở về công tác chuyên môn.
Có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động, khó khăn,
vướng mắc của cơ sở, công tác của Phòng và kiến nghị các biện pháp

-

giải quyết thuộc thẩm quyền của Sở.
Với phòng ban khác thuộc UBND huyện


Các phòng có mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ bình đẳng, bảo đảm tính thống
nhất giúp UBND huyện QLNN trên địa bàn.
-

Với UBND xã, phường, trị trấn

Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ giúp UBND cấp xã thực hiện chủ
trương, chính sách, pháp luật, quy định của Nhà nước, thành phố, huyện; chỉ
đạo về chuyên môn đối với cán bộ quản lý ngành của địa phương.

16


III.

Thực trạng công tác nâng ngạch công chức, viên chức ở UBND

huyện Mỹ Đức
1. Tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp vị trí việc làm:
1.1.
Tuyển dụng:
Tuyển dụng công chức là hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền tiến hành. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên
chế. Hoạt động tuyển dụng thường dựa theo những căn cứ được quy định tại
Luật cán bộ Công chức 2008.


Tại Điều 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 Mục II của Luật cán bộ, công chức
(Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội) quy định về tuyển dụng công




chức.
Tại Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 Chương II
của nghị định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức
trong cơ quan nhà nước (Số: 117/2003/NĐ-CP) quy định về tuyển



dụng công chức.
Tại Điều 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 Chương I của THÔNG TƯ
( số: 13/2010/TT-BNV ) quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và
nâng nghạch công chức của nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 3 năm 2010 của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và



quản lý công chức.
Tại điều 1 Thông tư số (05/2012/TT-BNV) về sửa đổi, bổ sung một số
điều của thông tư số 13/2010/TT-BNV quy định chi tiết một số điều về
tuyển dụng và nâng nghạch công chức của nghị định số 24/2010/NĐCP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của chính phủ quy định về tuyển dụng,



sử dụng và quản lí công chức.
Tại điều 5, 6, 7 Mục I; Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 Mục II; Điều 15, 16, 17,
18 Mục III, Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 Mục IV của nghị định số Số:
116/2003/NĐ - CP của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản
lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
17



Đây là những cơ sở, căn cứ pháp lý giúp cho phòng Nội vụ của UBND
huyện Mỹ Đức tuyển chọn một cách chính xác đội ngũ công chức bổ sung
cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.
1.2.

Bổ nhiệm, sắp xếp vị trí:
Sau khi kết thúc kì thi tuyển, xét tuyển công chức để thực hiện việc sử

dụng công chức thì công việc trước tiên đặt ra cho các nhà tuyển dụng là
bổ nhiệm và sắp xếp vị trí làm việc cho công chức mới. Căn cứ để bổ nhiệm,
sắp xếp vị trí cho công chức được quy định tại các điều của các Luật Cán
bộ công chức 2008:
Tại Điều 51 Mục 5 Luật cán bộ, công chức số: 22/2008/QH12 quy định
về bổ nhiệm công chức.
Tại điều 25, 27, 28 Mục 1 Chương III Nghị định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý số Số: 29/2012/NĐ - CP quy định về bổ nhiệm viên chức.
Tại huyện Mỹ Đức - Hà Nội có 21 xã và 1 thị trấn, với 117 công chức.
So với năm 2008, số lượng công chức tăng thêm 10 người. Năm 2013,
UBND huyện tuyển dụng thêm 3 công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Trong số 117 công chức thì có 95 công chức cấp xã và 22 công chức cấp
huyện.
2.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Bất kỳ nền công vụ nào cũng đều chú trọng đến công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ đảm bảo
thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong thời gian qua công

tác đào tạo, bồi dưỡng đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao
chất lượng đội ngũ công chưc, viên chức và công tác cải cách hành chính.

18


Đào tạo cán bộ, công chức được hiểu là một quá trình có kế hoạch làm
biến đổi thái độ, kiến thức hoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để
làm việc có hiệu quả trong một hoạt động hay trong một loạt các hoạt động
nào đó. Mục đích của nó, xét theo tình hình công tác ở tổ chức, là phát triển
nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai
của cơ quan.
Tại Điều 47, 48, 49 Mục 4 Luật cán bộ, công chức số số: 22/2008/QH12
quy định về Đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Hằng năm, UBND huyện Mỹ Đức trích từ ngân sách ra khoảng 200
triệu VNĐ phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức.
Khoá đào tạo, bồi dưỡng cho công chức lãnh đạo diễn ra 6 tháng 1 lần (15
ngày/lần)
Việc đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, cấp dưới diễn ra 3 tháng 1 lần vào
thứ 7, chủ nhật tuần thứ 4 của tháng.
Đánh giá.
Tuyển dụng, bổ nhiệm, sắp xếp vị trí và chính sách đào tạo bồi dưỡng
công chức là cơ sở, căn cứ để có thể đánh giá đúng năng lực, vị trí công việc
để đảm bảo được tính khách quan trong việc xét tuyển hoặc thi tuyển để nâng
ngạch.
Hàng năm huyện Mỹ Đức tổ chức đánh giá công chức theo quy trình đánh
giá định kỳ hàng năm:
-

Công chức viết bản tự nhận xét.


-

Tập thể công chức tham gia ý kiến vào bản tự nhận xét cá nhân và ghi
phiếu phân loại công chức.
19


Thủ trưởng phụ trách trực tiếp đánh giá công chức thông báo ý kiến

-

đánh giá công chức đến từng đơn vị.
Gửi ý kiến đánh giá công chức đến bộ phận quản lí nhân sự (phòng Nội

-

vụ)
Hình thức nâng ngạch gồm có 2 hình thức: thi tuyển và không qua thi tuyển.
3.

Nâng ngạch công chức:
Công chức sau khi trải qua quá trình thi tuyển dụng vào các cơ quan nhà

nước, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Mỹ Đức sẽ được sắp
xếp vào các vị trí việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn, nguyện vọng.
Theo định kỳ hàng năm, công chức trong các cơ quan, tổ chức sẽ được đánh
giá, xếp loại. Sau khi đánh giá công chức căn cứ vào điều 44, 45 mục 3
Chương IV Luật cán bộ, công chức năm 2008 phòng Nội vụ sẽ xem xét xem
nếu công chức, nào có đủ điều kiện nâng ngạch thì sẽ được sắp xếp nâng

ngạch trong năm tiếp theo sau kì đánh giá.
Căn cứ, nguyên tắc và tiêu chuẩn để nâng ngạch công chức:

3.1.

3.1.1.

Căn cứ:

-

Căn cứ vào Điều 44, 45 Luật Cán bộ công chức 2008;

-

Căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức

được quy định cụ thể tại Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010
của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Đây là những
căn cứ pháp lý để phòng Nội vụ huyện Mỹ Đức dựa vào đó để đánh giá và lập
danh sách những công chức có thành tích, hoặc đủ điều kiện thi nâng ngạch.
Tiếp đó phòng Nội vụ sẽ gửi danh sách này lên sở Nội vụ để chuẩn bị cho các
đợt thi nâng ngạch hàng năm.
20


-

Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 3/6/2008 của Bộ Nội vụ hướng


dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức, viên
chức đã có thông báo nghỉ hưu.
3.1.2.
-

Nguyên tắc và tiêu chuẩn thi nâng ngạch công chức:

Nguyên tắc xét thi nâng ngạch:



Bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, rõ ràng;
Chỉ thực hiện đối với các ngạch trong cùng ngành chuyên môn nghiệp


-

vụ và chỉ áp dụng nâng lên ngạch trên liền kề.
Không kết hợp việc nâng ngạch với nâng bậc lương.
Điều kiện và tiêu chuẩn xét thi nâng ngạch cán bộ, công chức quy định
tại khoản 1 mục I Thông tư này được xét nâng ngạch khi có đủ các tiêu



chuẩn và điều kiện sau:
Có cống hiến lâu dài cho sự nghiệp cách mạng, có thời gian công tác
liên tục trong các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, của Đảng, đoàn thể
và lực lượng vũ trang (kể cả thanh niên xung phong) từ trước ngày 30




tháng 4 năm 1975;
Trong quá trình công tác luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ
được giao; không bị kỷ luật trong thời gian 10 năm cuối trước khi có



thông báo nghỉ hưu;
Đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định số
143/2007/NĐ- CP ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định
về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cản bộ, công chức đủ điều kiện
nghỉ hưu;

Về trình độ đào tạo:
Đối với các ngạch công chức phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
Đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối
cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ.
21


3.2.
Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền xét thi nâng ngạch
3.2.1. Hồ sơ xét nâng ngạch gồm:
➢ Đơn đề nghị xét nâng ngạch của cán bộ, công chức

(trong đó nêu quá

trình công tác; những thành tích, cống hiến trong thực hiện nhiệm vụ,



công vụ);
Bản nhận xét quá trình công tác của người đứng đầu cơ quan sử dụng
trực tiếp cán bộ, công chức (có xác nhận không bị kỷ luật từ hình thức
khiển trách trở lên trong thời gian 10 năm cuối trước khi có thông báo



nghỉ hưu);
Công văn đề nghị xét nâng ngạch đối với cán bộ, công chức của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên
chức (trong đó nêu rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của người được đề
nghị nâng ngạch; chức vụ, chức danh, cơ quan, đơn vị đang công tác
thời gian bắt đầu tham gia công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị
của nhà nước; ngạch công chức đang giữ; thời gian giữ bậc lương cuối
cùng trong ngạch hoặc % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng;



ngạch, bậc công chức hoặc đề nghị bổ nhiệm và xếp lương);
Bản tóm tắt lý lịch, quá trình diễn biến lương và bản chụp Quyết định



lương gần nhất;
Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học; các văn bằng,

chứng chỉ có liên quan, thông báo nghỉ hưu của cán bộ, công chức.
3.2.2. Trình tự xét nâng ngạch:
Căn cứ vào hồ sơ đề nghị xét nâng ngạch của cán bộ, công chức, người
đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức có văn bản đề nghị (kèm

hồ sơ nâng ngạch) gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, xem
xét (Vụ Tổ chức cán bộ đối với Bộ, ngành hoặc Sở Nội vụ đôi với Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3.2.3.

Thẩm quyền xem xét, quyết định nâng ngạch
22


Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính và tương đương:

-

Đối với cơ quan nhà nước: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương căn cứ vào hồ sơ xét nâng ngạch, nếu nhất trí với đề nghị của cơ
quan sử dụng cán bộ, công chức thì ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp
lương đối với cán bộ, công chức vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương
đương theo phân cấp hiện hành.
-

Về việc bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Cơ quan,

đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có văn bản đề nghị (có hồ sơ
kèm theo) gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, quyết định.

3.3.

Nâng ngạch công chức:


Như Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng thừa nhận: Trong bộ máy
Nhà nước có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo
kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc
nào.
Tại phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII diễn ra
ngày 26/3, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi
đồng của Quốc hội Lê Như Tiến trích dẫn kết quả điều tra trình độ công chức
tại một số tỉnh phía Nam. Theo đó, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 200
cán bộ ở cơ sở thuê người học hộ, thi hộ và kết quả của một khảo sát chưa
đầy đủ cho thấy, chỉ có khoảng 30% số cán bộ sau tuyển dụng làm được việc,
30% phải “cầm tay chỉ việc”, hơn 30% còn lại “cầm tay chỉ việc” vẫn không
biết cách làm.
Nhiều người cho rằng, đó là hệ lụy của “yếu tố lịch sử”. Tuy nhiên, có ý
kiến phản bác lại là, đành rằng, trong số nhiều cán bộ, công chức của cơ quan
Nhà nước, có nhiều người đang hoặc sắp đến tuổi về hưu (đã được vào biên
chế từ hàng chục năm trước) với kiến thức và kỹ năng không thể đáp ứng kịp
với sự đòi hỏi của công việc thì phần lớn công chức hiện nay đang ở tuổi
trung niên hoặc thậm chí rất trẻ. Nhiều người trong số đó không đủ năng lực,
trình độ để đáp ứng yêu cầu của cơ quan, công việc.
23


3.3.1.

Thi nâng ngạch:

Dựa vào danh sách các công chức của huyện Mỹ Đức đủ điều kiện, tiêu
chuẩn thi nâng ngạch gửi về Sở Nội vụ tiến hành lập danh sách thí sinh dự thi
nâng ngạch công chức. Căn cứ vào Điều 30,31,32,33,34 của Nghị định
24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và

quản lý công chức, cơ quan tổ chức thi nâng ngạch công chức sẽ tiến hành lập
Hội đồng thi nâng ngạch.
Hàng năm thành phố Hà Nội tổ chức các kỳ thi nâng ngạch công chức.
Tại lễ khai mạc, các thí sinh được nghe công bố các quyết định của UBND
thành phố về thi nâng ngạch công chức năm 2012, quy chế thi và nội quy
phòng thi. Các thi sinh sẽ thi 4 môn gồm: thi viết kiến thức chung về bộ máy
nhà nước, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức
HĐND&UBND; thi trắc nghiệm chuyên môn nghiệp vụ về Luật cán bộ, công
chức, Thông tư 01/2011/TT-BNV về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình
bày văn bản hành chính, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch cán sự, chuyên viên;
thi ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B; thi trắc nghiệm tin học văn phòng. Các
công chức, viên chức của huyện Mỹ Đức trúng tuyển các kỳ nâng ngạch phải
đảm bảo yêu cầu nêu trong điều 33 của Nghị định 24/2010/NĐ – CP:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được
chấm theo thang điểm 100;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
này, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có
tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ
tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của cơ quan quản lý công chức;

24


d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng
ngạch cuối cùng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan tổ
chức thi nâng ngạch có văn bản trao đổi với cơ quan quản lý công chức để
quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.
+


Trường hợp số người trúng tuyển theo quy định tại khoản 1 Điều này

chưa đủ chỉ tiêu được nâng ngạch của cơ quan quản lý công chức thì cơ quan
tổ chức thi nâng ngạch công chức không tổ chức thi nâng ngạch tiếp cho số
chỉ tiêu này.
+

Công chức không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại

khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi
nâng ngạch lần sau.

3.3.2.

Nâng ngạch không qua thi tuyển:

Bên cạnh hình thức nâng ngạch phổ biến đó là thi nâng ngạch, thì
ngoài ra trên địa bàn huyện Mỹ Đức còn có một số trường hợp được nâng
ngạch công chức mà không phải trải qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định
của pháp luật.

25


×