Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

XÂY DỰNG và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập PHÁT TRIỂN sức MẠNH NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA CHO học SINH NAM lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.97 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS BIÊN GIỚI

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:

“XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC
MẠNH NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA CHO HỌC SINH
NAM LỚP 9”

Giáo viên: HÀ LƯƠNG QUYẾT

Năm học: 2012 – 2013

-1-


MỤC LỤC
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

...........

2

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................................................

3

II. GIỚI THIỆU .....................................................................................................................................

4


1. Hiện trạng

..............................................................................................................................

2. Giải pháp thay thế

............................................................................................................

4
5

3. Một số đề tài gần đây .......................................................................................................

5

4. Vấn đề nghiên cứu ..............................................................................................................

6

5. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................................

6

III. PHƯƠNG PHÁP ..........................................................................................................................

6

1. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................................

6


2. Thiết kế

.......................................................................................................................................

6

3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................

7

4. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................................................

9

5. Đo lường .......................................................................................................................................

9

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ......................

10

1. Phân tích dữ liệu .................................................................................................................

10

2. Bàn luận kết quả ....................................................................................................................

10


V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ...................................................................................................

11

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................

11

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................

13

VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................

14

PHỤ LỤC I: Kế hoạch bài học ....................................................................................
14
PHỤ LỤC II: Điểm kiểm tra trước và sau tác động .............................................. 22

-2-


KẾ HOẠCH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh nhằm
nâng cao thành tích Nhảy xa cho học sinh Nam lớp 9A Trường Trung học cơ sở
Biên Giới.

Bước
Hiện trạng
Nguyên nhân

Giải pháp thay thế
Vấn đề nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Thiết kế

Đo lường

Phân tích dữ liệu:
Kết quả

Hoạt động
Thành tích Nhảy xa của học sinh khối lớp 9 Trường
Trung học cơ sở Biên Giới còn thấp.
- Do gia đình các em hướng cho các em vào các môn
văn hóa.
- Thời gian dành cho tập luyện ít. (Tuần học 1 buổi).
- Các bài tập phát triển thể lực còn đơn điệu, nhàm
chán.
- Các em không thích học môn Nhảy xa.
Xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho
học sinh khối 9.
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức
mạnh có nâng cao được thành tích nhảy xa cho học
sinh nam khối 9 không?
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức
mạnh có góp phần nâng cao được thành tích nhảy xa

cho học sinh nam khối 9.
Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
nhóm tương đương
Kiểm tra
Kiểm tra
Nhóm
trước tác
Tác động sau tác
động
động
N1(9A) O1
X
O3
N2(9B) O2
--O4
1. Kiểm tra TT của học sinh.
2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra.
3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra.
Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ ảnh
hưởng
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức
mạnh có góp phần nâng cao thành tích Nhảy xa cho
học sinh Nam lớp 9A Trường Trung học cơ sở Biên
Giới.

Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
-3-


“XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC

MẠNH NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH NHẢY XA CHO HỌC SINH
NAM LỚP 9”
Giáo viên nghiên cứu: HÀ LƯƠNG QUYẾT
Đơn vị: Trường THCS Biên Giới - Châu Thành - Tây Ninh
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm, có sức khỏe tốt, tinh thần
minh mẫn thì làm việc gì kết quả đạt được cũng luôn luôn cao.
Trong học tập cũng vậy, muốn học tốt, tiếp tục theo học lâu dài qua hết các
cấp học …học nâng cao … “Học - Học Nữa - Học Mãi” đòi hỏi phải có sức
khỏe. Vì “Sức khỏe là vàng”.
Do vậy bồi bổ sức khỏe cho học sinh hiện nay, để làm nền tảng sau này đó là
trách nhiệm chung của toàn xã hội,của giáo viên chuyên ngành và của các em
học sinh.
Trong những năm gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác
của Bộ Giáo dục – Đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học là
một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học nhằm góp phần đào
tạo những con người tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo, có năng lực giải
quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Mục đích của giáo dục thể chất ở lứa tuổi này là nhằm hoàn thiện về cấu trúc
và chức năng cơ thể để các em phát triển thành con người toàn diện. Mặt khác,
giáo dục thể chất còn giáo dục các em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, bồi dưỡng
tinh thần tập thể, ý thức tổ chức, kỷ luật và tác phong làm việc, giáo dục thể chất
còn tạo điều kiện để các em hăng hái tập luyện từ đó phát triển nhân tài thể thao.
Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ
những nỗ lực của cơ bắp.

-4-


Đối với môn nhảy xa chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển sức mạnh tốc độ

của người tập. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần xen kẽ tập luyện đúng mức với
phương pháp dùng sức lớn nhất. Như vậy, trong quá trình cho học sinh tập luyện
môn nhảy xa chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức mạnh bột phát của các
nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác giậm nhảy thật nhanh, mạnh, để
đưa cơ thể bay lên cao hơn và xa hơn.
- Sức mạnh tốc độ: Dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà.
- Sức mạnh bộc phát: Dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy
(sức bật)
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất. Là giáo viên giảng dạy
bộ môn Thể Dục của trường việc phát triến tố chất thể lực cho học sinh là điều
mà tôi luôn quan tâm và lo lắng vì thế tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ
thống bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích Nhảy xa cho học
sinh Nam lớp 9”.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 9A (12 học sinh)
làm nhóm thực nghiệm; lớp 9B ( 12 học sinh) làm nhóm đối chứng. Nhóm thực
nghiệm được tiến hành giải pháp thay thế là tổ chức dạy và học có ứng dụng hệ
thống bài tập phát triển sức mạnh. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ
rệt đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình (giá trị trung bình) bài
kiểm tra của nhóm thực nghiệm là 8.75; của nhóm đối chứng là 8.25. Kết quả
kiểm chứng T-Test cho thấy p = 0.045 < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn
giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng
minh rằng: Sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh có góp phần nâng cao
được thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 9.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Những năm học vừa qua tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Thể dục tại
trường THCS Biên Giới. Qua thực tế công tác tôi nhận thấy rằng thực trạng học
-5-



sinh học môn Thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng, đa phần học
sinh chưa tích cực tập luyện, chưa xem tập luyện thể dục thể thao là cách tốt
nhất để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực. Chính vì vậy kết quả học tập môn
Thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng chưa cao nếu không muốn nói
là còn thấp.
Nguyên nhân:
- Do gia đình các em hướng cho các em vào các môn văn hóa.
- Thời gian dành cho tập luyện ít. (Tuần học 1 buổi).
- Các bài tập phát triển thể lực còn đơn điệu, nhàm chán.
- Các em không thích học môn Nhảy xa.
2. Giải pháp thay thế:
Từ thực trạng nêu trên, kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân,
của đồng nghiệp trong những năm học tập và công tác. Để đưa chất lượng giảng
dạy và học tập môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói riêng, tôi mạnh
dạn xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho học sinh khối 9.
3. Một số đề tài gần đây:
Vấn đề xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng
cao thành tích nhảy xa cho học sinh đã có nhiều người quan tâm và nghiên cứu:
- Đề tài: "Một số phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn
nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9 trường THCS Thiệu giang - Thiệu HóaThanh Hóa" - Đỗ Xuân Lợi
- Đề tài: “Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện nhảy xa cho học sinh
THCS” - Nguyễn Văn Dần – Trường THCS Ân Tường Tây – Hoài Ân – Bình
Định.
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Lựa chọn một số bài tập khắc phục những sai
lầm thường mắc phải trong học kỹ thuật chạy đà giậm nhảy của kỹ thuật
nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh khối THCS” - Đỗ Quang Hiếu - Trường PTCS
Yên Sơn – Ba Vì – Hà Nội…

Các đề tài này đều nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao
thành tích môn nhảy xa.

-6-


Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu thực tế hơn và quan trọng hơn đó là
sản phẩm, là thành quả lao động của chính mình, nghiên cứu cụ thể trên chính
học sinh trường THCS Biên Giới. Để qua đó có giải pháp giảng dạy phù hợp
hơn cho đối tượng học sinh mà bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn.
4. Vấn đề nghiên cứu:
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh có nâng cao được
thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 9 không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh có góp phần nâng
cao được thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 9.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
1.1. Khách thể nghiên cứu:
Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho
học sinh nam khối 9.
1.2. Đối tượng nghiên cứu:
Lớp 9A và 9B của trường THCS Biên Giới đều do tôi trực tiếp giảng dạy nên
hiểu khá rõ đối tượng học sinh. Tôi đã chọn nhóm học sinh (12 nam) lớp 9A là
nhóm thực nghiệm và nhóm học sinh (12 nam) lớp 9B là nhóm đối chứng.
Hai nhóm được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về
thành tích học tập, độ tuổi và hình thái thể lực.
2. Thiết kế:
Chọn hai nhóm của 2 lớp: nhóm học sinh lớp 9A là nhóm thực nghiệm và
nhóm học sinh lớp 9B là nhóm đối chứng. Tôi cho học sinh chạy đà tự do nhảy
xa để kiểm tra thành tích trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung
bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng TTest để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi
tác động.

Kết quả:
-7-


Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:

Giá trị trung bình

Đối chứng

Thực nghiệm

7.42

7.33

p

0.380

p = 0.380 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi
là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 2. Thiết kế nghiên cứu:

Nhóm
Thực nghiệm
(9A)

Đối chứng
(9B)

KT trước


Tác động

KT sau


O1

Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho
học sinh khối 9.

O3

O2

Không

O4

3. Quy trình nghiên cứu:
Qua nghiên cứu lý luận của các tác giả đi trước và thực tiễn trong giảng dạy,
tôi đã hệ thống được 8 bài tập: (Có độ tin cậy)
1 - Lò cò 15 - 20m.
2 - Bật lò cò tại chỗ đổi chân, mỗi chân 15 - 20 lần.
3 - Bật cao tại chỗ 15 lần.

4 - Bật bục cao 25 lần.
5 - Nhảy dây nhanh 30s.
6 - Bật cóc 15 - 20m.
7 - Chạy lên, xuống cầu thang.
8 - Bật cao tại chỗ 7 lần chạy 30m tốc độ cao.

-8-


Tôi lên kế hoạch tập luyện 12 tiết trong 6 tuần cho cả hai nhóm. Trong đó
nhóm đối chứng (9B) học tập bình thường theo PPCT của Bộ giáo dục và Đào
tạo. Nhóm thực nghiệm tôi áp dụng các bài tập mà tôi đã đúc rút trong quá trình
giảng dạy.
Cụ thể:
Tiết 1: Ôn phối hợp chạy đà 3 - 5 bước-giậm nhảy - bật cao; chạy đà tự do
nhảy xa. Kiểm tra: chạy đà tự do nhảy xa (Thành tích trước tác động).
Tiết 2: Ôn Chạy đà 3 - 5 bước phối hợp giậm nhảy, trên không. Một số động
tác bổ trợ: Bật lò cò tại chỗ đổi chân, mỗi chân 15 - 20 lần; Chạy lên, xuống cầu
thang.
Tiết 3: Ôn phối hợp chạy đà 5 - 7 bước giậm nhảy,“bước bộ” trên không và
tiếp đất bằng chân lăng. Một số động tác bổ trợ: Bật cóc 15 - 20m; Nhảy dây
nhanh 30s.
Tiết 4: Ôn Chạy đà - giậm nhảy - trên không - tiếp đất bằng hai chân. Một số
động tác bổ trợ: Bật lò cò tại chỗ đổi chân, mỗi chân 15 - 20 lần; Lò cò 15 20m; Bật cao tại chỗ 15 lần.
Tiết 5: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Bật bục
cao 25 lần; Nhảy dây nhanh 30s. Hoàn thiện các giai đoạn kĩ thuật của nhảy xa
kiểu “ngồi”.
Tiết 6: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Lò cò 15 20m. Bật cao tại chỗ 7 lần chạy 30m tốc độ cao. Hoàn thiện các giai đoạn kĩ
thuật của nhảy xa kiểu “ngồi”.
Tiết 7: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Nhảy dây

nhanh 30s. Chạy lên, xuống cầu thang. Hoàn thiện các giai đoạn kĩ thuật của
nhảy xa kiểu “ngồi”.
Tiết 8: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Bật lò cò
tại chỗ đổi chân, mỗi chân 15 - 20 lần. Bật cóc 15 - 20m. Hoàn thiện các giai
đoạn kĩ thuật của nhảy xa kiểu “ngồi”.

-9-


Tiết 9: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Nhảy dây
nhanh 30s: Lò cò 15 - 20m. Hoàn thiện các giai đoạn kĩ thuật của nhảy xa kiểu
“ngồi”.
Tiết 10: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Nhảy dây
nhanh 30s; Chạy lên, xuống cầu thang. Hoàn thiện các giai đoạn kĩ thuật của
nhảy xa kiểu “ngồi”.
Tiết 11: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Bật cao
tại chỗ 15 lần; Lò cò 15 - 20m. Hoàn thiện các giai đoạn kĩ thuật của nhảy xa
kiểu “ngồi”.
Tiết 12: Một số bài tập, động tác bổ trợ phát triển sức mạnh chân: Nhảy dây
nhanh 30s; Bật cao tại chỗ 7 lần chạy 30m tốc độ cao. Hoàn thiện các giai đoạn
kĩ thuật của nhảy xa kiểu “ngồi”.
Tiết cuối: Kiểm tra kết thúc môn (Thành tích sau tác động).
Qua 6 tuần áp dụng dạy cho hai nhóm theo các bài tập mà tôi đã lựa chọn.
Thêm vào đó trong quá trình giảng dạy tôi luôn nhắc nhở động viên các em về
nhà tập luyện. Trong giờ dạy tôi luôn áp dụng luân phiên các phương pháp tập
luyện gây hứng thú cho học sinh, phát huy được tính tích cực của học sinh trong
tập luyện nhảy xa.
4. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.

Trước thực nghiệm cả hai nhóm đều được kiểm tra để xác định trình độ ban
đầu.
Sau 6 tuần học tập chúng tôi tiến hành kiểm tra để tìm hiểu mức độ phát triển
thể lực và thành tích nhảy xa ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu nhằm xác định
tác dụng của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh, bằng cách so sánh kết quả
trước và sau thực nghiệm của hai nhóm để làm sáng tỏ hiệu quả của các bài tập
đã được lựa chọn.
5. Đo lường:
Xây dựng biểu điểm kiểm tra thành tích trước và sau tác động
- 10 -


Bảng 3. Biểu điểm:
Thành tích(cm)
430
400
370
340
310
280

Điểm
10
9
8
7
6
5

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

1. Phân tích dữ liệu:
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Giá trị P của T- test
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)

Đối chứng
8.25
0.62

Thực nghiệm
8.75
0.75
0.0453
0.81

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả
p = 0.0453 cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng là có ý nghĩa; tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn
ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.81. Điều đó cho thấy mức độ
ảnh hưởng của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh cho học sinh của nhóm thực
nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức
mạnh có góp phần nâng cao được thành tích nhảy xa cho học sinh nam khối 9”
đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận kết quả:


- 11 -


Kết quả giá trị trung bình kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 8.75;
của nhóm đối chứng là 8.25. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.5; Điều đó
cho thấy điểm giá trị trung bình của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự
khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.81. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-Test giá trị trung bình sau tác động của hai nhóm là
p=0.045 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giá trị trung bình của hai
nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trong quá trình áp dụng những thực nghiệm trên, tôi nhận thấy điều cơ bản
nhất trong mỗi tiết dạy là giáo viên phải tích cực, nhiệt tình và phải truyền đạt
chính xác, ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung, yêu cầu kĩ thuật.
Thường xuyên nhắc nhở, động viên, biểu dương, khích lệ tinh thần các em,
giúp các em có động cơ, thái độ đúng đắn, một nề nếp tốt trong học tập.
Trong quá trình giảng dạy môn thể dục nói chung và nội dung nhảy xa nói
riêng, muốn nâng cao được chất lượng giảng dạy và thành tích của học sinh,
trước hết người giáo viên phải có kế hoạch cụ thể; xây dựng được hệ thống bài
tập phù hợp với đối tượng học sinh, với thực tế cơ sở vật chất hiện có.
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh có góp phần nâng
cao thành tích Nhảy xa cho học sinh Nam lớp 9A Trường Trung học cơ sở Biên
Giới.
2. Khuyến nghị:
Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi

mới phương pháp dạy học để các giáo viên như tôi được tìm hiểu sâu hơn các
phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực.
- 12 -


Do thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu tham khảo và phương tiện kỹ thuật
chuyên môn còn hạn chế, nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong thầy cô đồng nghiệp góp ý xây dựng để đề tài có
tính hiệu quả và ứng dụng thực tế cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất cho học sinh.
Xin chân thành cảm ơn!
Biên Giới, ngày 10 tháng 03 năm 2013
XÁC NHẬN CỦA BGH

Người viết

HÀ LƯƠNG QUYẾT

- 13 -


VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. GS.TS Trịnh Trung Hiếu - Phương pháp huấn luyện thể dục thể thao,
NXBTDTT Hà Nội 1991.
2. Lý luận TDTT chủ biên Phạm Danh Tốn.
3. Các yếu tố vận động của môn điền kinh chủ biên giáo sư Kim Minh.
4. Sách GV thể dục, tài liệu hướng dẫn giảng dạy TDTT trong trường THCS.
5. Tài liệu tập huấn Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt –
Bỉ, Bộ GD và ĐT
6. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình

giáo dục phổ thông môn Thể dục.
7. Mạng Internet: /> />
- 14 -


- 15 -


- 16 -


- 17 -


- 18 -


- 19 -


- 20 -


- 21 -


PHỤ LỤC II
- 22 -



ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
* Lớp thực nghiệm (9A)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Họ và tên
Hồ Minh Chí
Trần Hoài Hậu
Trần Thanh Huy
Trần Văn Hứng
Tôn Tuấn Kiệt
Nguyễn Văn Linh
Lương Văn Luân
Lê Hoàn Mỹ
Nguyễn Hữu Nghĩa
Nguyễn Hoài Phong
Liêu Văn Quy
Phạm Quốc Thanh


Điểm kiểm tra
trước tác động
8
7
7
8
7
8
7
8
8
6
7
7

Điểm kiểm tra sau
tác động
9
8
8
9
9
10
8
9
10
8
9
8


Điểm kiểm tra
trước tác động
8
8
7
8
6
8
7
8
7
7
8
7

Điểm kiểm tra sau
tác động
8
9
8
9
7
8
8
8
8
9
9
8


* Lớp đối chứng (9B)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Họ và tên
Nguyễn Văn An
Trần Chí Cường
Nguyễn Minh Duy
Tôn Linh Dương
Tăng Văn Đặng
Phạm Văn Huyền
Nguyễn Duy Khánh
Hồ Văn Linh
Đào Thanh Luân
Đinh Hồng Ngọc
Lê Chí Phương
Lữ Ngọc Thùy

- 23 -




×