Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả của hệ sinh thái- rừng ngập mặn tại xã Giao An, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.96 KB, 90 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm vừa qua vùng ven biển Việt Nam đặc biệt là Nam Định, Thái
Bình, Thanh Hóa… chịu sự tác động dôn dập của các cơn bão to. Sức tàn phá
của những cơn bão không những gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội, con
người mà còn gây nỗi bang hoàng không chỉ những hộ dân ven biển mà nhân
dân trong cả nước. Tuy nhiên tại nhiều vùng (như Giao Thủy) mặc dù hệ thống
đê điều chỉ có thể chịu được những cơn bão gió cấp 6, cấp 7. Trong khi sức gió
của những cơn bão giật trên cấp 12 thì hệ thống đê Trung ương không bị vỡ, hệ
thống đê biển chỉ sạt lở và vỡ một số đoạn. Điều kì diệu này xảy ra là do những
cánh rừng ngập mặn tươi tốt đã tạo thành “bức tường xanh” ngăn chặn bàn tay
hung dữ của biển cả. Sự tồn tại im lặng bao nhiêu năm của rừng ngập mặn đến
bây giờ mới được mọi người quan tâm.
Ngoài ra trong những năm vừa qua, ngoài tác động của gió bão thì nhều
vùng nuôi trồng thủy sản bị thất thu trên diện rộng. Môi trường ao nuôi bị ô
nhiễm, tôm chết hàng loạt. Nuôi trồng hải sản không còn là “xóa đói giảm
nghèo” cho người dân mà đã biến người dân có nguy cơ trở thành con nợ. Cùng
với điều kiện nuôi như vậy thì nhiều đầm nuôi sinh thái (nuôi tôm kết hợp với
trồng rừng ngập mặn) thì nuôi trồng hải vẫn mang lại hệu quả kinh tế ổn định và
có xu hướng ngày càng tăng. Đây là bài học lớn cho các hộ nuôi hải sản. Mặt
khác theo dữ liệu thống kê từ Indonesia ước tính 20% trại nuôi tôm ở những địa
điểm vốn là rừng ngập mặn tại Vịnh Thái Lan bị phế bỏ chỉ sau từ 2 đến 4 năm,
và việc nuôi tôm ở đó cũng đang chuyển dịch sang cây trồng khác nhưng không
hiệu quả, các trang trại dịch quá về phía nam, để lại những vùng đất hoang phế
không được sử dụng. Một tình hình tương tự tiềm tàng ở Việt Nam, mà mới đây
là ở Tiền Hải (Thái Bình). Đây là một vấn đề nan giải đối với kế hoạch phát
triển thủy sản của Nhà Nước


Với những sự thiệt hại ở nhiều vùng ven biển có điều kiện khác nhau như
vậy mà đông đảo mọi người mới nhìn nhận lại tầm quan trọng của Rừng ngập


mặn là bảo vệ đê, bảo vệ mùa màng và tạo sự ổn định trong cộng đồng dân cư
sống đằng sau những cánh rừng đó.
Nhìn một cách toàn diện thì những dải cây ngập mặn đó không đơn thuần
tồn tại như một cánh rừng mà mang tính chất là một hệ sinh thái với những tầm
quan trọng trong nhiều mặt.
Hệ sinh thái- rừng ngập mặn (HST- RNM) không những có giá trị về điều
tiết sinh thái mà nhiều trong số đó gián tiếp hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế có
ích cho các cộng đồng ven biển như: cung cấp gỗ, lương thực, thuốc chữa bệnh
và nguồn hải sản dồi dào. Những sản phẩm đó của rừng ngập mặn có ý nghĩa
sống còn đối với nền kinh tế tự cung tự cấp, đồng thời cũng cung cấp 1 nền tảng
thương mại cho nền kinh tế địa phương và quốc gia.
Việc nghiên cứu ”Đánh giá hiệu quả của hệ sinh thái rừng ngập mặn” góp
phần giúp chúng ta đánh giá tốt hơn tầm quan trọng của hệ sinh thái đa dạng
nhất hành tinh này, đồng thời giúp chính quyền địa phương, các cấp các nghành
có những giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của HST- RNM về mặt kinh tếxã hội- môi trường
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ”Đánh giá hiệu
quả của hệ sinh thái- rừng ngập mặn tại xã Giao An, huyện Giao Thuỷ, tỉnh
Nam Định”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nhằm đánh giá hiệu quả của HST- RNM tại xã Giao An- Giao ThuỷNam Định
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá một số cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả của
HST- RNM.


- Đánh giá hiệu quả của HST- RNM về mặt KT- XH- MT trong địa bàn xã
Giao An.
- Đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả
của HST- RNM của xã trong thời gian tới.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Là hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường của HST- RNM mà chủ yếu
là hiệu quả về mặt kinh tế tại địa bàn xã Giao An- Giao Thuỷ- Nam Định
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi thời gian
- Số liệu thứ cấp thu thập qua 3 năm từ 2007- 2009
- Số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra phỏng vấn người dân trong xã năm
2010
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài nhằm tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Giao An huyện Giao
Thuỷ tỉnh Nam Định.
1.4.3 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu sự ra đời và phát triển của HST- RNM và hiệu quả của nó đối
với kinh tế- xã hội- môi trường của vùng


PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về HST- RNM
2.1.1.1 Khái niệm về HST- RNM
Hệ sinh thái (HST) là khái niệm chỉ về một phức hợp bao gồm thực vật,
động vật và vi sinh vật với nhân tố môi trường hợp lí của một vùng xác định mà
ở đó có sự tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường
sống thông qua các dòng năng lượng và các chu trình vật chất.
Hệ sinh thái- rừng ngập mặn (HST- RNM) là một hệ sinh thái mà trong đó
có mối quan hệ tương tác giữa các cây ngập mặn, quần xã sinh vật, loài lưỡng
cư… với môi trường ngập mặn
2.1.1.2 Đặc điểm của HST- RNM
Nằm giữa đất liền và biển, rừng ngập mặn là một hiện tượng tự nhiên, là
nguồn tài nguyên quý báu vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới.

Rừng ngập mặn là nơi cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, củi, thực phẩm,
tamin.
HST- RNM có ưu thái sinh thế đặc biệt” rừng giao hoà với biển” tạo nên
sinh cảnh độc đáo. Nơi đây quần tụ nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm tạo
nên khu hệ sinh vật đậm nét và sinh cảnh độc đáo. Cùng với sinh cảnh rừng
ngập mặn là các sinh cảnh bãi cát, bãi lầy, phù sa, mặt nước sông, nước biển là
nơi cư chú và kiếm ăn quan trọng của loài chim di cư.
Rừng ngập mặn thuộc hệ thống sinh thái tăng trưởng nhanh và đa dạng
sinh học nhất hành tinh, làm nền tảng cho các hệ thống sinh thái phức tạp và
phong phú trong sự giao diện quân cư đất, nước và biển.
Với những đặc điểm như trên HST- RNM có giá trị rất to lớn trong nhiều
mặt: đa dạng sinh học, sinh thái học, kinh tế- xã hội tuy nhiên lại là hệ sinh thái
rất nhạy cảm, và nằm trong số những hệ sinh thái bị đe doạ nhất trên trái đất và
đang suy giảm theo một tốc độ báo động. Chỉ cần chuyển sang các mục đích


kinh tế khác thì HST- RNM bị tàn phá nặng nề gây những tổn thất to lớn về môi
trường, nguồn lợi, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân chịu ảnh hưởng của
HST- RNM
2.1.1.3 Vai trò của HST- RNM
* Một là HST- RNM có vai trò quan trọng trong hình thành và phát triển
nguồn lợi hải sản
Một khi rừng ngập mặn hình thành, mùn bã do lá và các bộ phận khác của
lá rụng xuống được vi sinh vật phân huỷ là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều
động vật ở dưới nước. Mặt khác, rừng với hệ thống rễ chằng chịt đã giữ phù sa,
tạo nên môi trường sống thích hợp cho nhiều loài động vật đáy.
Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng, là
nguồn cung cấp chất hữu cơ, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng hoặc nơi sống lâu dài
cho nhiều hải sản có giá trị như tôm, cá, cua, ngao, sò, ốc, hến…Rừng ngập mặn
vừa cung cấp thức ăn trực tiếp (mùn, bã, quả rụng) vừa gián tiếp qua các động

vật ăn mùn bã làm mồi cho các loìa cá lớn và một số động vật ăn thịt khác. Do
đó thành phần hệ động vật trong rừng ngập mặn phong phú và đa dạng.
Điều đáng quan tâm là nguồn giống tôm, cua, cá trong vùng rừng ngập mặn
rất phong phú. So sánh thành phần loài các loài các và tôm trong một số vùng có
rừng ngập mặn vào các mùa vụ trong năm đều thấy số lượng ấu trùng của chúng
cao hơn hẳn so với các vùng đất, cát ở ngoài biển.
HST- RNM đã duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển
các loài sinh vật ngay trong rừng ngập mặn. Vì thế mà tại đó những dải ven biển
hình thnàh những ngư trường lớn trong đất liền.
* Hai là HST- RNM là môi trường sinh sống, cư chú của nhiều loài động
thực vật và bảo vệ nguồn gen quý hiếm
HST- RNM còn là nơi cư chú quan trọng của vô số những loài bò sát, động
vật có vú và chim, nhiều loài trong số đó bị đe doạ hoặc gần ngưỡng bị đe doạ
trên toàn cầu, và luôn đứng trước nguy cơ mất nơi ẩn náu. Những loài bò sát
trong rừng ngập mặn thuộc diện cần bảo tồn bao gồm: kỳ đà, cá sấu cửa sông…


Những vùng sình lầy dọc bờ biển này rất quan trọng đối với nhiều loài
chim đặc biệt là chim nước di trú. Những khu rừng ngập mặn vẫn còn mang nét
nguyên thuỷ chưa bị khai phá nhiều đã thành nơi và đã thu hút nhiều loài chim
mà đã từ lâu không còn xuất hiện.
Nếu HST- RNM còn duy trì và giữ được cân bằng thì sẽ trở thành nơi bảo
tồn nguồn gen quý hiếm góp phần làm tăng đa dạng sinh học cho hệ sinh thái
đầy sức sống này.
* Ba là hệ sinh thái này giúp điều hoà khí hậu, mở rộng diện tích bãi bồi,
hạn chế xói lở
Rừng ngập mặn có tác động đến điều hoà khí hậu trong vùng. Các quần xã
rừng ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối
đa và biên độ nhiệt. Nếu mất rừng ngập mặn sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa của
tiểu khu vực.

Sự phát triển của rừng ngập mặn và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá
trình luuôn luôn đi kèm nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt. Nhìn chung những
bãi bồi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, có nguồn giống đều có cây
rừng ngập mặn. Ở những vùng đất mới bồi chung ta dễ dàng nhìn thấy các thực
vật tiên phong rừng ngập mặn thuộc chi mắm, bần ổi. Sự có mặt của rừng ngập
thường làm tăng cường tốc độ lắng đọng trầm tích, mở rộng diện tích đất bồi
đồng thời hạn chế sói lở và các quá trình xâm thực bờ biển.
* Bốn là HST- RNM có vai trò bảo vệ hệ thống đê
Dải rừng càng rộng thì khả năng làm yếu lực và chiều cao của sóng càng
lớn. Kết quả nghiên cứu của Maida (1997) đối với rừng trang trồng theo các lứa
tuổi khác nhau với chiều rộng từ chân bờ đầm tôm đến bãi trống là 1,5 km cho
thấy ở chỗ bãi cát ngoài chưa trồng cây được, sóng cao 1m, khi vào đến chân bờ
đầm chỉ còn 0,05m nhờ sức cản của cây. Nếu không có rừng ngập mặn trên đó
thì chiều cao của sóng ở chân bờ đầm còn tới 0,75m và bị bờ đầm xói lở mạnh.
* Năm là HST- RNM là nơi cung cấp nhiều nguồn tài nguyên, tạo công ăn
việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư ven biển


Cuộc sống của những người dân nghèo ven biển phụ thuộc vào các hải sản
trên bãi triều. Ở những tuyến đê không có rừng ngập mặn, hàng ngày người lớn
và trẻ em ra các bãi cát đào don, vọp hoặc đào cỏ gấubiển ở bãi, thậm chí ở cả
mái đê để bán hoặc làm thuốc. Một số người đào hang ở mái đê để bắt rắn, ếch.
Do đó thường sau khi triều xuống, đất bãi cát bị cuốn trôi ra biển làm cho chân
đê bị bào mòn.
Ngược lại khi có dải rừng ngập mặn bảo vệ thì người dân có thể kiếm hải
sản ở trong rừng (ốc, vạng, cá bớp…) mà không ảnh hưởng đến chân đê. Các dải
rừng ngập mặn còn cung cấp mùn bã cho các bãi lầy ở phía trước rừng tạo môi
trường thuận lợi cho các hải sản sinh sống và người dân có thể có thu nhập ca
hơn và trẻ em có thể vừa kiếm ăn vừa đến trường. Rừng ngập mặn càng ngày
càng phát triển thì nguồn lợi hải sản càng ngày càng tăng và cư dân vào rừng

khai thác cũng vì thế tăng cao. Không cần tập trung nhiều lao động, vốn như
đánh bắt ngoài khơi, khai thác hải sản trong rừng ngập mặn mở rộng cơ hội
kiếm sống cho tất cả mọi người: phụ nữ, trẻ em, người trung tuổi, người ít vốn
lẫn người nhiều vốn. Ngoài ra người dân còn có thể kiếm củi gỗ, khai thác
nguồn mật hoa, dược liệu, cũng nhưcác giá trị sử dụng khác từ những cây ngập
mặn trong rừng. Một giá trị kinh tế quan trọng mà rừng ngập mặn đem lại là tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển nuôi trồng hải sản giúp nhiều hộ dân thoát
nghèo, tăng thu nhập một cách nhanh chóng. Địa phương nào có kế hoạch đầu
tư thì có thể phát triển du lịch sinh thái góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ.
2.1.1.4 Một số chủ trương chính sách của Đảng, Chính Phủ về rừng ngập mặn
Việt Nam đã ban hành nhiều luật liên quan đến quyền sở hữu đất đai, tài
nguyên rừng và việc bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên, trong đó có tài
nguyên rừng. Các luật chủ yếu là:
Luật đất đai ban hành năm 1988, sửa đổi bổ sung năm 1993, 1998, 2003
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, sửa đổi năm 2004 đề cập tới
quyền sở hữu rừng của công đồng
Luật bảo vệ môi trường năm 1993


Dưới luật có các nghị định, quyết định quan trọng chủ yếu của Chính phủ
như:
Quyết định số 01/CP ban hành năm 1995 về việc giao khoán đất nông,
lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.
Nghị định só 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất và cho thuê đất
lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục tiêu lâm nghiệp.
Quyết định số 611/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm
vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Quyết định số 08/2001/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ về qui chế quản
lí các loại rừng là: rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản

xuất.
Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyền
hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán
rừng và đất lâm nghiệp.
Các văn bản, quy định này chỉ áp dụng cho rừng nói chung còn với rừng
ngập mặn thì lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó các địa phương có
rừng ngập mặn phải vận dụng cho phù hợp. Chính sách lâm nghiệp này rất quan
trọng đối với lợi ích người dân tham gia bảo vệ phát triển vốn rừng nói chung và
vốn rừng ngập mặn nói riêng.
2.1.3 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả
2.1.3.1 Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường
a/ Khái niệm hiệu quả
Danh từ “hiệu quả” được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống, nói đến
hiệu quả người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt, tiết kiệm nguồn lực nói
chung. Hoạt động sản xuất của con người và quá trình khai thác tài nguyên đều
có mục đích là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy
nhất đạt được về mặt kinh tế mà còn tạo ra nhiều kết quả liên quan tới đời sống


xã hội của con người. Những kết quả đó chính là cải thiện đời sống và giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định tình hình chính trị và xã
hội, trật tự trị an, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, cải tạo
môi trường sống… Mặt khác, một hoạt động kinh tế hay một biện pháp nào đó
có thể mang lại HQKT cho một cá nhân, một doanh nghiệp. Nhưng xét trên
phạm vi rộng lớn hơn nó có thể gây ra một hậu quả xấu. Do đó, khi đánh giá
hiệu quả cần phân định và làm rõ mối quan hệ giữa các loại hiệu quả để rút ra
những nhận xét chính xác. HQKT là một phạm trù chung nhất, nó phản ánh một
chất lượng của quá trình sản xuất đồng thời nó liên quan trực tiếp đến quá trình
sản xuất với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.

b/ Khái niệm và phân loại hiệu quả kinh tế
Quan điểm chung cho rằng hiệu quả kinh tế là 1 phạm trù kinh tế phản
ánh mặt chất của các hoạt động sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thàn của toàn xã hội, khi nguồn lực sản
xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là 1
đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Mục tiêu lâu dài của người sản
xuất kinh doanh là không ngừng tìm mọi biện pháp để tối đa hoá lợi nhuận.
Muốn đạt được mục tiêu trên các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm tới hiệu quả
kinh tế. Vấn đề hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm riêng của các nhà
sản xuất, mà là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Khi bàn về hiệu quả kinh tế
có nhiều quan điểm khác nhau nhưng có 1 số quan điểm chủ yếu sau:
*) Quan điểm 1: HQKT là chỉ tiêu tông hợp nhất về chất lượng ủa sản xuất
kinh doanh. Nội dung của nó so sánh kết quả sản xuất đạt được với chi phí bỏ ra.
Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các
nguồn lực, xem xét được 1 đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết
quả, hoặc 1 đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực, giúp so sánh
được hiệu quả sản xuất ở các quy mô khác nhau.


*) Quan điểm 2: HQKT trên quan điểm thị trường
Hầu hết các nguồn lực sản xuất đều thuộc dạng khan hiếm, trong khi đó
nhu cầu của con người không ngừng tăng nhanh về cả số lượng và chất lượng.
Do vậy vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm nguồn lực, từng bước nâng cao hiệu quả
sử dụng các nguồn lực nói chung, trước hết mỗi quá trình sản xuất phải lựa chọn
đầu vào tối ưu. Nâng cao HQKT có nghĩa là nâng cao trình độ sử dụng nguồn
lực, nó quan hệ chặt chẽ với việc tổ chức sử dụng năng lực sản xuất hiện có.
Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi mức sản xuất nằm trên đường cong
năng lực sản xuất. Điểm có hiệu quả nhất là điểm cho phép sản xuất tối đa các
hàng hoá theo yêu cầu của thị trường và sử dụng đầy đủ, hợp lí năng lực sản
xuất của doanh nghiệp.

*) Quan điểm 3: Trên quan điểm của kinh tế học vi mô, các doanh nghiệp
tham gia thị trường đều đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Trong ngắn hạn,
nguyên tắc chung lựa chọn sản lượng tối ưu (Q*) để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận là MR= MC (MR: doanh thu biên, MC: chi phí biên). Như vậy doanh
nghiệp tăng sản lượng sản xuất đến chừng nào doanh thu biên còn lớn hơn chi
phí biên chi phí biên (MR> MC) đến khi có MR= MC thì dừng lại. Tại đây sản
lượng sản xuất là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận.
Bên cạnh đó các tác giả có quan điểm này còn khẳng định rằng HQKT
không chỉ xem xét đến nội dung tiết kiệm chi phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản
phẩm, mà còn phải xét tới khía cạnh thoả mãm nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cho
xã hội. (Vũ Thị Hằng,2006).
Như vậy HQKT theo quan điểm kinh tế học vi mô:
- Tất cả những quy định sản xuất nằm trên đường cong giới hạn năng lực
là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực của doanh nghiệp.
- Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, số lượng, chất lượng hàng hoá theo nhu
cầu thị trường, trên giới hạn của đường cong năng lực sản xuất, đạt được hiệu
quả kinh tế cao nhất.


- Kết quả thu được trên 1 đơn vị chi phí càng lớn, hoặc chi phí trên 1 đơn
vị kết quả càng nhỏ thì HQKT càng cao.
Trong nền kinh tế quốc dân gồm rất nhiều doanh nghiệp, mỗi doanh
nghiệp lựa chọn sản xuất, có HQKT cao thì nền kinh tế quốc dân sẽ đạt được
hiệu quả cao, tốc độ phát triển kinh tế cao và ổn định
Tóm lại, HQKT là 1 phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của quá
trình sản xuất và được thể hiện bằng việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra, đồng thời nó liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất với tất cả các
phạm trù và các qui luật kinh tế khác
Để làm rõ hiệu quả kinh tế, ta có thể phân loại chúng theo những tiêu thức
nhất định như sau:

* Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân thành 3 loại: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Chúng có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau:
+ Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay, một giải
pháp kĩ thuật quản lí có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương
quan tương đối giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Khi xác định HQKT phải
xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tương đối và
đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng tổng giá trị sản phẩm,
tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, mối quan hệ đầu vào - đầu ra.
+ Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh về mặt xã hội như: tạo công
ăn việc làm, tạo thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội trong cộng đồng, cải
thiện đời sống ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo v.v…
+ Hiệu quả môi trường: đánh giá sự tác động của phương án sản xuất đến
tài nguyên và môi trường sinh thái. Xem xét việc sử dụng taì nguyên và các
ngoại ứng của hoạt động sản xuất trong mối quan hệ vừa đảm bảo nhu cầu trước
mắt mà không làm phương haị đến khả năng bảo đảm nhu cầu cho thế hệ tương
lai. Hiệu quả môi trường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính như: sự đa


dạng về sinh học, sự cân bằng sinh thái, độ xói mòn của đất, lũ lụt, độ che phủ
mặt đất…
Trong các loại hiệu quả được xem xét thì hiệu quả kinh tế là trọng tâm và
quyết định nhất. HQKT được nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ
nhất khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất và hướng tác động vào sản
xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành các loại:
+ Hiệu quả sử dụng đất đai
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động

+ Hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên khác
+ Hiệu quả của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật
* Theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu, có thể chia thành các loại sau:
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: là tính toán, xem xét hiệu quả kinh tế chung
cho toàn bộ nền kinh tế. Dựa vào chỉ tiêu này, chúng ta đánh giá một cách toàn
diện tình hình sản xuất và phát triển sản xuất của nền kinh tế, hệ thống luật
pháp, chính sách của nhà nước tác động đến phát triển kinh tế nối chung. Khi
đánh giá chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện, nhìn nhận nền kinh tế
quốc dân là một chỉnh thể thống nhất.
+ Hiệu quả kinh tế ngành: Trong nền kinh tế quốc dân gồm nhiều ngành,
lĩnh vực sản xuất, mỗi ngành lại được phân thành nhiều ngành nhỏ. Trong hiệu
quả kinh tế ngành, người ta tính toán hiệu quả kinh tế riêng cho từng ngành sản
xuất
+ Hiệu quả kinh tế vùng là phản ánh hiệu quả kinh tế của 1 vùng, có thể là
vùng kinh tế, vùng lãnh thổ.
+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức sản xuất có nhiều loại quy mô, quy
mô lớn, vừa và nhỏ. Mỗi quy mô sản xuất có ưu thế, thế mạnh riêng, ví dụ quy
mô lớn có nhiều ưu thế trong cạnh tranh, song quy mô nhỏ lại có ưu thế là gọn
nhẹ, tổ chức chặt chẽ, thoả mãn những lỗ hổng” cơ cấu của thị trường”.


* Khi đề cập tới hiệu quả các nguồn lực, thông thường người ta nói tới hiệu
quả kinh tế và việc sử dụng các nguồn lực đó. Hiệu quả sản xuất đã được nhiều
nhà kinh tế bàn tới và đều thống nhất là phải phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về
hiệu quả:
+ Hiệu quả kĩ thuật: Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được
trên 1 chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng trong sản xuất với những điều kiện
cụ thể về kĩ thuật hay công ngệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật thường
được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất, nó liên quan tới phương tiện
vật chất của sản xuất, chỉ ra rằng 1 đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại

bao nhiêu đơn vị sản phẩm, hoặc tăng thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm
+ Hiệu quả phân bổ: Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu
tố giá sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán, để phản ánh giá trị sản
phẩm thu thêm trên 1 đơn vị chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất
của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào
và giá đầu ra. Việc xác định hiệu quả phân bổ giống như xác định các điều kiện
về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm
phải bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tô giá
trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng
nguồn lực đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới
đạy hiệu quả kinh tế. Sự khác nhau về hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp có
thể do sự khác nhau giữa hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ.
Như vậy, qua phân tích và các cách phân loại như trên, chúng ta thấy rằng
tuy có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở
bản chất của nó. Người sản xuất muốn thu được lợi nhuận thì phải bỏ ra những
chi phí nhất định như nhân lực, nguyên vật liệu, vốn…, so sánh kết quả đạt được
và chi phí bỏ ra để đạt kết quả sẽ có kiệu quả kinh tế, chênh lệch càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn. ( Vũ Thị Hằng, 2006).


2.1.3.2 Bản chất của HQKT
HQKT được xem xét trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội, hiệu quả môi
trường và phát triển bền vững, với hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Trong
mối quan hệ với hiệu quả xã hội thì HQKT chu yếu là phản ánh về mặt hiệu quả
sản xuất còn hiệu quả xã hội phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả đạt được
về mặt xã hội với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Những hiệu quả đạt
được về mặt xã hội bao gồm các vấn đề như: Tạo việc làm cho người lao động,
cải thiện đời sống, giải thích thỏa đáng các lợi ích trong xã hội cải thiện điều

kiện môi trường. HQKT xét trong mối quan hệ với hiệu quả môi trường và phát
triển bền vững được tạo ra với những tác động tích cực để tạo được tốc độ tăng
trưởng kinh tế thỏa mãn yêu cầu của xã hội, phải đảm bảo các lợi ích về mặt xã
hội nhưng phải bảo vệ môi trường ở cả hiện tại và tương lai. HQKT trong mối
quan hệ với hiệu quả về mặt kĩ thuật và hiệu quả về mặt phân bổ được tạo ra khi
đã thỏa mãn cả hai hiệu quả này. Trong đó hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản
phẩm có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào hoặc các nguồn lực được sử dụng
vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kĩ thuật
phụ thuộc vào bản chất công nghệ được áp dụng, khả năng của người lao động
và môi trường kinh tế xã hội mà ở đó kĩ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân bổ
là các chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố đầu vào và giá đầu ra được xét đến
để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm khi tăng thêm một đồng chi phí về đầu
vào. Thực chất đây là hiệu quả kĩ thuật có thể xét đến tác động của yếu tố giá cả.
Nói tóm lại là việc xác định các yếu tố này gần như là xác địnhu các điều kiện
càn và đủ để có lý thuyết biên về tối đa hóa lợi nhuận.
2.1.3.4 Tiêu chuẩn đánh giá HQKT
HQKT được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu do đó tiêu chuẩn để đánh giá
HQKT rất phức tạp và chưa được thống nhất ý kiến. Tuy vậy các nhà kinh tế
học đều cho rằng tính cơ bản và tổng quát để đánh giá HQKT là mức độ đáp ứng
nhu cầu của xã hội và tiết kiệm lớn nhất về chi phí, tiêu hao các tài nguyên.


Tiêu chuẩn KT là các nguyên tắc đánh giá hiệu quả trong nđiều kiện cụ thể
ở một gia đoạn nhất định. Do đó nâng cao HQKT là mục tiêu lựa chọn các chỉ
tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã chọn ở mỗi gia đoạn. Từng
thời kì phát triển kinh tế- xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá HQKT cũng
khác, mỗi nội dung của hiệu quả sẽ có tính chất đánh giá HQKT quốc dân,
HQKT đơn vị. Bên cạnh đó còn có nhiều loại: Nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả
năng thanh toán và nhu cầu mong muốn chung. Như vậy, có thể coi thu nhập tối
đa trên một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá HQKT hiện nay, tiêu chuẩn

đánh giá HQKT của các tiến bộ kinh tế ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp nói
chung là mức tăng them các kết quả sản xuất và mức tiết kiệm về chi phí lao
động xã hội.
2.1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT HST- RNM
Với cách tính HQKT là H= Q/C dễ dàng nhận ra có hai nhóm yếu tố làm
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đó là: nhóm yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến tử
số (Q) và nhóm yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến mẫu số (C).
- Nhóm yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến tử số (Q)
Nhóm này thể hiện giá trị sản phẩm của 1 quá trình sản xuất, nó phụ thuộc
vào giá bán và sản lượng hàng hóa sản xuất ra.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: Thị phần của sản phẩm, chất
lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, quy cách,
tính chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu của người tiêu
dung, chính sách phát triển của đất nước cũng như các đối thủ cạnh tranh…
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: Hình thức và rủi ro
trong vận chuyển, điều kiện tự nhiên (đặc biệt là đối với sản phẩm ngành thủy
sản), thị trường tiêu thụ và hình thức bảo quản…
- Nhóm yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến mẫu số (C)
Trong quá trình sản xuất, đây là tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu
vào và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lực đó. Các chi phí cơ bản phục vụ sản
xuất thường có: nguyên vật liệu, sức lao động, nhà xưởng và công nghệ… tuy


nhiên chi phí cho mỗi nguồn lực lại chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác
nhau, cụ thể là:
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: Đặc điểm vùng
sinh thái, tính hiện đại của công nghệ, giá thành lắp ráp, thời gian sử dụng, nhà
cung cấp…
+ Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
Sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo lao

động của nhà sản xuất…
+ Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Chính sách thuế
của nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản phẩm của
doanh nghiệp…
Như vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Mức độ ảnh
hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và cơ chế quản lí của
quốc gia, trình độ năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao động, mức độ phát
triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dung… Vì vậy việc đnáh giá chính
xác các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, các yếu tố cấu thành và tác động
đến đầu vào đầu ra của quá trình sản xuất.
Một số chú ý khi xét về hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế luôn biến động chỉ thể hiện tương đối chính xác mối
quan hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và giá trị các sản phẩm đầu ra trong một
giai đoạn nhất định.
+ Bất kì thời điểm nào HQKT cũng nằm trong một trong ba khả năng, đó
là: H<1, H= 1, H> 1. Trong trường hợp H<1 hay H= 1, khi chi phí các yếu tố
đầu vào lớn hơn hay bằng giá trị các sản phẩm sản xuất ra (lỗ hay hòa vốn),
trường hợp này không đạt HQKT. Như vậy, chỉ có trường hợp H> 1 mới đạt
HQKT. Do đó bất cứ nhà sản xuất nào cũng cố gắng áp dụng khoa học tiên tiến
để tiết kiệm nguyên liệu và hao phí lao động; áp dụng chiến lược tiếp thị, quan
hệ hợp tác để tiêu thụ và mua nguyên vật liệu được nhiều hơn, rẻ hơn và bán sản
phẩm với giá đắt nhất. Tất cả các cố gắng đó chỉ nhằm đạt được HQKT cao hơn.


2.1.3.6 Ý nghĩa của việc nâng cao HQKT
Nâng cao HQKT là cơ hội để tăng được lợi nhuận từ đó làm cơ sở để nhà
sản xuất tích lũy vốn và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng. Nâng cao HQKT sẽ
làm thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. Đây chính là cái gốc
để giải quyết mọi vấn đề.
Đối với ngành nuôi trồng thủy sản thì nâng cao hiệu quả về mặt kinh tế- xã

hội- môi trường có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn nâng cao HQKT thì một trong
những vấn đề cốt lõi là phải tiết kiệm nguồn lực.
Nâng cao HQKT là tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy nhiên ở các địa vị
khác nhau thì có những quan tâm khác nhau. Đối với người sản xuất thì nâng
cao hiệu quả chính là giúp họ tăng lợi nhuận, đối với người tiêu dung thì tăng
hiệu quả chính là họ được sử dụng sản phẩm hang hóa với giá thành ngày càng
hạ và chất lượng ngày càng được tốt hơn. Nâng cao hiệu quả sẽ làm cả xã hội có
thuận lợi hơn, lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng được
tăng lên.
Tóm lại, nâng cao HQKT nói chung và HQKT của HST- RNM có ý nghĩa
rất quan trọng. Đây là vấn đề trọng tâm của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả giúp
cho cả xã hội có lợi hơn. Người sản xuất và người tiêu dùng có lợi nên họ dều
quan tâm chú ý
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1 Tình hình phát triển của HST- RNM trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình phát triển của HST- RNM trên thế giới
Rừng ngập mặn có thể mọc tốt ở những vùng có khí hậu nóng và ẩm,
không sống được ở vùng lạnh.
Trên thế giới có khoảng 16.667.000 ha rừng ngập mặn với hơn 100 loài
cây, trong đó ở châu Á nhiệt đới và châu Úc là 7.487.000 ha (Hồng, Sản, 1995).
Hai nước có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất thế giới là Indonesia và Brazil,
kích thước cây cũng rất lớn. Ở Ecudor (Nam Mĩ) có cây cao đến 64m. Ở các
nước Đông Nam Á như Malaysia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam rừng ngập mặn


phát triển vì nơi đây có nhiều điều kiệnn thuận lợi như nhiệt độ cao, ít biến
động, lượng mưa dồi dào, bãi lầy rộng, giàu chất mùn và phù sa.
Hiện nay dân số tăng quá nhanh nhất là ở những nước đang phát triển rừng
ngập mặn bị khai thác quá mức để sử dụng trong sinh hoạt hoặc dùng vào các
mục đích kinh tế khác. Do vậy mà diện tích rừng trên thế giới đang bị thu hẹp

dần. Rừng ngập mặn tự nhiên chỉ còn ở một số nước như Mĩ, Brazil, Nhật
Bản… Một số nước cũng thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên, khu bảo vệ các loài động vật, thực vật, nơi nghiên cứu, học tập, du lịch
tròng vùng rừng ngập mặn.
2.2.1.2 Tình hình phát triển của HST- RNM tại Việt Nam
Con người Việt Nam từ xa xưa đã có những hoạt động chinh phục thiên
nhiên, quai đê lấn biển lấy đất sản xuất nông nghiệp và lập ra những làng xã
mới. Những người dân ở vùng ven biển đã trồng loài trang để bảo vệ đê biển, có
thể coi đây là những thực vật tiên phong có vai trò quan trọng trong việc cải tạo
đất, tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây ngập mặn khác đến định cư như sú,
ôro, bần chua… Bãi lầy có thảm thực vật ngập mặn không chỉ là nơi ở, kiếm ăn
của nhiều loài động vật, thực vật vùng triều mà còn là môi trường thích hợp cho
nhiều loài di cư.
Mặc dù diện tích rừng ngập mặn trồng trong những năm gần đây được gia
tăng đáng kể, tuy nhiên tổng diện tích rừng ngập mặn trên toàn quốc bị suy giảm
một cách rõ rệt
Năm 1943 cả nước có 400.000 ha (100%) đến 1962 còn lại 290.000 ha
(72,5%), năm 1982 có 252.000 ha (63%) đến năm 2000 là 155.290 ha (38,8%).
Như vậy là, sau gần 60 năm rừng ngập mặn nước ta đã bị suy giảm mất gần 2/3
diện tích
Sự biến động về diện tích rừng ngập mặn do nhiều nguyên nhân khác nhau
như sự huỷ diệt của chất độc hoá học trong chiến tranh, sự khai thác lạm phát
gỗ, củi và các nguyên liệu khác cho cuộc sống hàng ngày của cư dân. Đặc biệt là
sự phát triển tôm thiên về lợi ích kinh tế trước mắt không kiểm soát được đã làm


cho rừng ngập mặn, hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao nhưng
cũng rất nhạy cảm vớí tác động của thiên nhiên và con người đã bị xáo trộn và
suy thoái nghiêm trọng, cản trở việc gây trồng và phục hồi lại rừng.
2.2.2 Vai trò của HST- RNM đối với hiệu quả KT- XH- MT ở Việt Nam

2.2.2.1 Đánh giá chung về giá trị kinh tế của HST – RNM
Do những vai trò quan trọng mà HST- RNM đem lại mà việc đánh giá giá
trị kinh tế trực tiếp và gián tiếp sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về
tầm quan trọng của HST- RNM. Theo Phan Nguyên Hồng, Hoàng Thị Sản
(1984- 1993) các loài cây ngập mặn ở Việt Nam đã được thống kê và sắp xếp
theo các giá trị trực tiếp sau:
1 loài cây cho đường để sản xuất nước giải khát và cồn
30 loài cây cho than, gỗ, củi
14 loài cây cho Tamin
24 loài cây cho phân xanh, cải tạo hoặc giữ đất
21 loài cây làm cây dược liệu
9 loài cây làm chủ thả cánh kiến đỏ
21 loài cây cho mật nuôi ong
Hiện nay những giá trị trực tiếp của rừng ngập mặn đối với nền kinh tế cua
Việt Nam chủ yếu là: than, củi sau đó mới đến gỗ. Tại miền Bắc Việt Nam, rừng
ngập mặn sinh trưởng xấu hơn ở miền Nam rõ rệt, cây ngập mặn ở trong rừng
thường không cao quá 10m, nên giá trị trức tiếp của rừng ngập mặn chư yếu chỉ
là củi với năng suất không cao.
Trong những năm 1936- 1940 trên diện tích là 150000 ha rừng ngập mặn ở
bán đảo Cà Mau đã có 8 khu kinh doanh ổn định với tổng diện tích là 149982
ha, cung cấp hàng năm 1035000 stere củi, 72903 tấn than và 10040 m3 gỗ
(Maurand, 1943).
Từ năm 1985 trở về trước, ở miền Nam đã sản xuất Tamin từ vỏ cây đước
và cây đâng, ở miền Bắc để cung cấp cho ngành thuộc da. Từ năm 1985 trở lại


đây, công việc sản xuất Tamin từ vỏ cây ngập mặn hầu như không còn hoạt
động nữa.
Rừng ngập mặn cung cấp cho con người những ngư trường lớn trong đất
liền ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Một mối quan hệ tương

tác diễn ra giữa qui mô rừng ngập mặn và hải sản, ước tính một hecta rừng ngập
mặn có thể đánh bắt được 450 kg hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Cây ngập
mặn gắn bó mật thiết với các điều kiện của các rạng san hô và các thảm thực vật
đáy biển, gần hai phần ba tổng số cá thu được hàng năm lệ thuộc vào tình trạng
các vùng đất ẩm ướt, lầy lội trong những giai đoạn phát triển của chúng. Tại các
tỉnh phía bắc Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Tiền Hải thu hoạch hàng năm trên mỗi ha
ở các vùng có con nước ròng được từ 330- 730 kg các động vật vỏ cứng thân
mềm.
Nghề nuôi ong lấy mật ở nhiều tỉnh ven biển miền Bắc lại phát triển, như
khu rừng ngập mặn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định người ta đã di chuyển các
đàn ong đến lấy mật hoa của rừng trang và sú trên diện tích 7200 ha rừng từ
tháng 4 đến tháng 7 trong năm và mỗi năm thu được từ 20 đến 50 tấn mật ong.
Ngoài những giá trị trực tiếp trên, rừng ngập mặn còn có những giá trị gián
tiếp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân như: ảnh hưởng đến sản lượng của
ngành thủy sản ven biển, giảm thiệt hại do giá bão, bảo tồn đa dạng sinh học,
phát triển ngành du lịch sinh thái. Mỗi năm tình trung bình Việt Nam phải chịu
từ 5 đến 7 cơn bão. Bảo vệ các khu vực ven biển vốn dễ bị tổn thương chống lại
tác động của các cơn bão là hết sức quan trọng về phương diện kinh tế xã hội.
Việt Nam có một hệ thống đê dọc sông và ven biển dài 8000 km rất quan trọng
đối với việc bảo vệ cơ sở hạ tầng và đồng ruộng, hàng năm ngân sách của Chính
phủ phải chi trả hàng tỉ đồng vào việc gia cố bảo vệ các tuyến đê. Năm 2001,
các thảm họa thiên nhiên cướp mất 560 sinh mạng, thiệt hại vật chất lên tới
33000 tỷ đồng. Cũng trong năm đó, cơn bão số 4 đổ bộ vào Hà Tĩnh- tại các khu
rừng ngập mặn, đê điều được an toàn, những nơi không có cây ngập mặn càng
lớn thì càng giảm được chi phí bảo vệ đê biển.


Tác dụng gián tiếp về kinh tế của rừng ngập mặn ở Việt Nam đã chứng tỏ
rừng ngập mặn rất quan trọng và có giá trị rất lớn hơn rất nhiều lần so với các
giá trị kinh tế trực tiếp. Việc phân tích các giá trị kinh tế của rừng ngập mặn để

giúp các hộ trong cộng đồng ven biển hiểu rõ quyền lợi của họ dù là trực tiếp
khai thác hay lợi ích gián tiếp dưới dạng phúc lợi xã hội đều gắn liền với việc
phát triển bền vững nguồn lợi và họ sẽ thấy rõ trách nhiệm của mình hơn trong
các hoạt động này.
2.2.2.2 Vai trò cuả HST- RNM đối với hiệu quả KT- XH- MT ở Việt Nam.
Các vùng ven biển rừng ngập mặn thường là nơi xa đô thị, thị trấn, đất thấp,
lầy lội, nhiều muỗi, đường xá giao thông trắc trở, dân cư phân bố thưa,trình độ
dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém. Tất cả các tính chất trên đã ảnh hưởng đến
nhận thức và sự hiểu biết nông cạn về giá trị tài nguyên và môi trường. con
người dựa vào sức lao động của mình khai thác tự nhiên một cách tùy tiện vì lợi
ích trước mắt. Không những thế tại các vùng này hình thức phát triển theo chiều
rộng – tăng sản lượng nhờ khai thác ngày càng nhiều tài nguyên đã đưa các tài
nguyên này đến giới hạn khai thác khác.
Điển hình như trước đây hàng loạt rừng ngập mặn bị phá đi làm đầm muối
nhưng sau một vài năm thu nhập từ muối rất thấp chỉ từ 80.000-100.000đ. Và
người dân đã bổ hàng loạt đồng muối đi. Những đồng đó bị măn hóa quá trở
thành đồng hoang khó có thể đưa vào chuyển đổi sang hướng khai thác khác.
Khi có phong trào phá rừng nuôi tôm thì rừng ngập mặn càng bị thu hẹp.
việc khai hoang nuôi tôm mỗi năm cướp đi hàng ngàn ha rừng ngập mặn ở Cà
Mau. Tôm sống được vài vụ thì cả một vùng sinh thái bị tàn phá. Mâu thuẫn gay
gắt giữa nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và nhu cầu khai thác ngày càng
tăng.
Các vùng ven biển trong đó có rừng ngập mặn đã đóng góp 1% trong tổng
thu nhập quốc dân. Điều này khiến chúng ta nhìn nhận vai trò của các hộ dân.
Nhưng nếu trước đây nguồn lợi tử HST – RNM không đem lại nguồn thu nhập
chính cho các hộ thì tử năm 1997 sau hàng loạt dự án trồng rừng ngập mặn do


Hội chữ thập đỏ Đan Mạch, Nhật Bản, Quỹ nhi đồng Anh… tài trợ thì vai trò
của nó trong thu nhập của hộ ngày càng được khẳng định.

Phục hồi và trồng rừng ngập mặn đã góp phần xóa đói giản nghèo cho
người dân ven biển. Trong mấy năm, dự án trồng rừng ngập mặn đã giải quyết
công ăn việc làm, cải thiện đời sống (từ trồng cây, chăm sóc, bảo vệ rừng) cho
1500 hộ nghèo ven biển tỉnh Nghệ An. Những cánh rừng ngập mặn được phục
hồi tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân ven biển đánh bắt tôm, cua giống.
Chỉ tính việc bắt cua giống, người dân trong vùng mỗi ngày có thu nhập từ
20.000-50.000đ và bình quân mỗi năm thu về từ hải sản trong rừng từ 4 đến 5
triệu đồng.
Dự án rừng ngập mặn được trồng lại nhiều nhất là ở tỉnh Nam Định với
diện tích 2000 ha. Dự án này của Đan Mạch đã thu hút 1958 hộ tham gia và có
265 hộ từ nghèo đói triền miên vươn lên cuộc sống ổn định. Dự án đã bình chọn
những gia đình nghèo, có lao động, có tinh thần trách nhiệm tham gia trong dự
án. Tiền công trồng rừng ngập mặn 380.000đ/ha đối với cây trang, 330.000đ/ha
đối với cây bần, 208.000đ/ha cây đước. Bình quân mỗi hộ tham gia dự án nhậ từ
1-3 triệu đồng, cá biệt có hộ 6-7 triệu đồng. Có tiền hộ đầu tư phát triển kinh tế
gia đình. Việc trồng rừng ngập mặn đã mang lại ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống
nghèo ven biển. Nó không chỉ mang lại kinh phí tạm thời cho người dân tham
gia công tác trồng và bảo vệ rừng mà còn là nơi kiếm sống hàng ngày của người
dân nghèo không có công ăn việc làm ổn định. Sự tăng lên về thu nhập từ những
cánh rừng trồng và phục hồi này đã khiến người dân nhìn lại tầm quan trọng của
HST- RNM này và thốt lên “ tất cả là từ rừng ngập mặn mà ra”.
Ngoài ra, hàng năm các địa phương có rừng ngập mặn giảm được 15% chi
phí tu bổ đê điều. Nhiều vùng nuôi trồng hải sản phía ngoài đê biển, phía trong
rừng ngập mặn, những hộ sản xuất nông nghiệp cũng yên tâm sản xuất không
còn phải lo những tai họa bất ngờ ập xuống. HST-RNM đã đảm bảo cho nguồn
thu nhập cho tất cả người dân trong vùng ven biển. Do đó việc nhận thức đúng
đắn vai trò của HST- RNM tới hiệu quả KT- XH- MT là chìa khóa để nâng cao
mức sống cho người dân vùng ven biển có rừng ngập mặn ở nước ta.



PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Giao An là một xã đồng bằng ven biển thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam
Định cách trung tâm huyện 12km về phía Tây và có vị trí tiếp giáp sau:
- Phía Bắc giáp xã Giao Thanh
- Phía Tây giáp xã Giao Lạc
- Phía Đông giáp xã Giao Thiện
- Phía Nam giáp Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Giao An nằm trong khu vực cửa sông Ba Lạt và được phù sa sông Hồng bồi
đắp quanh năm. Địa hình nơi đây gồm 2 phần: đồng bằng ven biển và bãi triều.
Đồng bằng ven biển được cấu tạo bởi trầm tích sông biển. Đồng bằng bên ngoài
nhìn bằng phẳng đơn điệu nhưng lại có những điểm phức tạp có lịch sử phát
triển khác nhau nên bao gồm 3 loại đất: đất trung, đất cao, đất thấp do sự bồi đắp
không đều. Bãi triều được hình thành từ đê Trung ương, bao gồm: Cồn Ngạn,
thềm biển, lạch sông, lạch triều.
3.1.1.3 Đặc điểm thời tiết, khí hậu thuỷ văn
Vùng ven biển xã Giao An nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân
thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ thánh 4 đến tháng 10 trùng với mùa mưa. Mùa
lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau trùng với mùa khô.
- Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 24 độ C, nhiệt độ cao nhất trong
mùa hè 40,3 độ C, nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông 6,8- 8 độ C, độ ẩm trung
bình 84%.
- Lượng mưa trung bình năm 1700- 1800mm; số ngày mưa trong năm là
133 ngày



- Về chế độ gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là
hướng Đông sau chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió vào mùa đông là
3,2-3,9m/s; vào mùa hè từ 4,0-4,5m/s; tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão,
giông tố lên tới 45-50m/s (trên cấp 12).
Vùng ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới, bão
mạnh vào tháng 6 đến tháng 9, bình quân 2-3 cơn bão/ năm. Như vậy nhiệt độ,
gió và bão đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng
thuỷ sản nơi đây.
- Về thuy văn: Ven bờ các bãi có độ mặn biến đổi rất lớn từ 11-33 phần
nghìn. Sự biến thiên của độ mặn còn thuỳ thuộc vào các tháng trong năm và
không gian cụ thể của từng vùng bãi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mùa
vụ trong sản xuất nông nghiệp (hiếm có vụ đông) và mùa vụ nuôi trồng hải sản
(chỉ có 1 vụ tôm 1 năm).
Thuỷ triều thộc chế độ nhiệt triều, chu kì trên dưới 23 giờ, biên độ triều
trung bình khoảng 150- 180cm; lớn nhất là 3,3m nhỏ nhất là 0,25m. Với đặc
điểm như vậy mà Giao An có lợi thế là tưới tiêu trong nội đồng là hoàn toàn tự
động bằng thuỷ triều nên rất thuận lợi và kinh tế.
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Giao An
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế được. Việc phân bổ và sử dụng đất vào các mục đích khác nhau có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Qua bảng ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm không đổi là
820,56 ha trong đó bao gồm 4 loại đất chính: đất nông nghiệp, đất chuyên dùng,
đất ở và đất chưa sử dụng.
Trong nông nghiệp đất chia làm 3 loại chính: đất trồng cây hàng năm, đất
vườn tạp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp chiếm trên 70%
và đều biến đổi qua các năm. Năm 2008 với diện tích đất là 632 ha tăng lên 19
ha hay tăng 3,9%. Đây là sự biến đổi thích hợp so với sự gia tăng của dân cư và
diện tích đất canh tác/ khẩu. Sự tăng của đất nông nghiệp nguyên nhân là do sự



khai thác đất chưa sử dụng đem vào làm đất nông nghiệp, cụ thể là đưa vào sử
dụng trồng cây lâu năm, lúa. Đất trồng cây hàng năm có diện tích rất lớn 443 ha
chiếm 72,7% và không thay đổi nhiều trong năm 2009, tốc độ tăng bình quân
chung là 2,1%.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm 2 loại đất chính là đất trồng lúa và đất
trồng cây hàng năm khác, trong đó diện tích đất lúa chiếm 100% năm 2007.
Trước đây Giao An còn rất nhiều đất chưa sử dụng đến năm 2008 đã đưa vào cơ
cấu trồng lúa. Đây là điều rất quan trọng khi mà diện tích đất nông nghiệp đang
ngày càng giảm dần. Trong năm 2008 ngoài 7,2 ha tăng lên trong diện tích trồng
lúa còn 10,1 ha đất chưa sử dụng vào trồng cây hàng năm. Những diện tích
ngoài lúa mới đưa thêm này chủ yếu sang trồng cây cảnh và cây hoa hòe đều là
những cây có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên diện tích trồng lúa vẫn chiếm 97,8%
tương ứng 450,3 ha năm 2008, diện tích trồng cây hàng năm khác (như 1 số diện
tích nhỏ trồng rau vụ đông: bí xanh, súp lơ, cà chua) từ không có nay đã chiếm
2,2% và qua năm 2009 không có sự biến động Đất có mặt nước nuôi trồng thủy
sản chiếm tỉ lệ tương đối lớn rất phù hợp với các vùng ven biển. Qua 2 năm
2007- 2008 không đổi vẫn giữ nguyên là 115 ha chiếm trên 18%. Đến năm 2009
thì 6,7 ha đất mặt nước chưa sử dụng được đưa vào nuôi trồng thủy sản. Và đây
là loại đất có tốc độ tăng cao nhất qua các năm trung bình 2,8% và cao nhất năm
2009 tăng 5,8%. Đây là kết quả tất yếu của công cuộc chuyển đổi cơ cấu đất đai
sang mục đích sử dụng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong tổng diện tích tự nhiên thì đất chuyên dùng và đất ở tăng nhẹ ở năm
2008 và ổn định ở năm 2009.
Đất chưa sử dụng trước đây phần lớn là đồng cỏ và mặt nước, nếu như năm
2007 còn chiếm tương đối lớn 4,6% tương ứng 37 ha. Nhưng đến năm 2008 nhờ
chuyển dịch cơ cấu sang trồng lúa và trồng cây hàng năm đã giảm mạnh 57,1%
xuống 16 ha. Đến năm 2009 thì lại giảm đi chỉ còn 9 ha chiếm 1,2%, bình quân
mỗi năm giảm 49,9%. Đây là sự chuyển hướng tích cực nhất trong khi diện tích

đất không đổi mà dân số tăng quá nhanh.


×