Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện thanh liêm – tỉnh hà nam giai đoạn 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.94 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUN
-------------------

NGUYỄN THỊ HỊA

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG TỪ ĐẤT
NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH LIÊM – TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Quản lý đất đai
60.85.01.03
PGS.TS. Lương Văn Hinh

THÁI NGUYÊN - 2012


i

84

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai cơng bố trong một cơng
trình nào khác.


Thái Ngun, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Thị Hoà


ii

85

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm,
giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Lương Văn Hinh – người
hướng dẫn khoa học đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian
học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo, cán bộ nhân viên của Phịng Quản
lí Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy cô giáo các trường đại học, viện nghiên
cứu... đã luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Thanh
Liêm, UBND các xã, thị trấn trong huyện cùng tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tơi hồn thành Luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng xong Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo, các nhà khoa học,
đồng nghiệp và bạn bè để cơng trình nghiên cứu được hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Thị Hòa


iii
86

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ................................................................. vi
Danh mục các bảng biểu ...................................................................................... vii
Danh mục các hình, biểu đồ ................................................................................ viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ...........................................................................2
2.1. Mục đích ..............................................................................................................2
2.2. Yêu cầu ................................................................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp ..........................................3
1.1.1. Đất nông nghiệp ...............................................................................................3
1.1.2. Đất phi nông nghiệp .........................................................................................3
1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất .......................................................................................4
1.1.4. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ....................................................................6
1.1.5. Vai trị của đất đai đối với sản xuất cơng nghiệp ............................................6
1.1.6. Tính tất yếu phải chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp .......7
1.2. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững .............................9
1.2.1. Phát triển bền vững ..........................................................................................9

1.2.2. Vấn đề sử dụng đất bền vững .........................................................................10
1.3. Tình hình chuyển đổi đất nơng nghiệp của một số nước trên thế giới .......11
1.3.1. Trung Quốc ....................................................................................................11
1.3.2. Nhật Bản .........................................................................................................12
1.3.3. Đài Loan .........................................................................................................15
1.4. Hệ thống chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến
chuyển mục đích sử dụng đất ................................................................................17
1.5. Tình hình chuyển đổi đất nơng nghiệp ở Việt Nam .....................................20


iv

87

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .....................................................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................27
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: ....................................................27
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ và người dân: ...........................28
- Phương pháp chuyên gia: .......................................................................................28
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: ...........................................................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường ......30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................30
3.1.2. Các nguồn tài nguyên .....................................................................................31
3.1.3. Môi trường sinh thái .....................................................................................33
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...........................................................33
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế .........................................................................33

3.2.2. Thực trạng các vấn đề xã hội .........................................................................37
3.2.3. Thực trạng và xu thế phát triển đô thị và các khu dân cư .............................37
3.2.4. Thực trạng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật .....................................................38
3.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ...................................40
3.2.5.1. Những lợi thế và hạn chế ............................................................................40
a. Những lợi thế ........................................................................................................40
b. Những hạn chế .....................................................................................................41
3.2.5.2. Những vấn đề kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai ...........................42
3.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 - 2010
……...........................................................................................................................42
3.3.1. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai ....................42
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Liêm năm 2006 và năm 2010 .............44
* Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 .........................................................................44
* Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 .........................................................................47
3.3.3. So sánh sự biến động diện tích các loại đất giai đoạn 2006 - 2010 .............50
3.3.4. Nguyên nhân của sự thay đổi về diện tích các loại đất trên địa bàn huyện
giai đoạn 2006 – 2010 .............................................................................................52


v
88

3.4. Đánh giá kết quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
trên địa bàn huyện Thanh Liêm – Hà Nam .........................................................54
3.4.1. Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn
2006 – 2010 ..............................................................................................................54
3.4.1.1. Diện tích đất nơng nghiệp chuyển đổi sang đất phi nơng nghiệp ...............54
3.4.1.2. Diện tích đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp .....................58
3.4.1.3. Biến động diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn xã Thanh Nghị và Thanh
Hà giai đoạn 2006 - 2010 .........................................................................................60

3.4.2. Đánh giá chung về việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
trên địa bàn huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 - 2010 ...........................................61
3.4.2.1. Tính hợp lý của việc sử dụng đất ................................................................61
3.4.2.2. Mức độ thích hợp của các loại đất ..............................................................63
3.4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi đất nơng nghiệp
sang đất phi nơng nghiệp ..........................................................................................63
* Thuận lợi ...............................................................................................................63
* Khó khăn ...............................................................................................................64
3.4.3. Đánh giá tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam giai đoạn
2006-2010 đến kinh tế, xã hội và môi trường ..........................................................64
3.4.3.1. Về mặt kinh tế .............................................................................................64
3.4.3.2. Về mặt xã hội ..............................................................................................69
3.4.3.3. Tác động đến cảnh quan, môi trường ..........................................................73
3.4.3.4. Tác động đến phát triển bền vững của địa phương .....................................75
3.4.3.5. Ý kiến của hộ gia đình về chuyển đổi đất nơng nghiệp ..............................75
3.5. Một số giải pháp cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ..................................77
3.5.1. Giải pháp chính sách, chủ trương ..................................................................77
3.5.2. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất ..................................................................78
3.5.3. Giải pháp hỗ trợ và tạo việc làm cho người lao động ...................................79
3.5.4. Giải pháp về kinh tế, kỹ thuật ........................................................................80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ...............................................................................................................82
2. Đề nghị .................................................................................................................83


vi
89

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nội dung

1

CĐMĐSDĐ

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

2

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

3

UBND

Uỷ ban nhân dân

4

TĐC

Tái định cư


5

KCN

Khu cơng nghiệp

6

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

7

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


vii
90

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 . Biến động sử dụng đất cả nước giai đoạn 2000 – 2010..........................22
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Thanh Liêm giai đoạn 2006 – 2010 ..34
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 huyện Thanh Liêm ............................44
Bảng 3.3 . Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Thanh Liêm ............................47
Bảng 3.4 . Biến động diện tích các loại đất năm 2010 so với năm 2006.................50

trên địa bàn huyện Thanh Liêm ................................................................................50
Bảng 3.5 : Diện tích một số loại đất tăng giảm do đo đạc và xác định lại loại đất giai
đoạn 2006-2010 huyện Thanh Liêm ................................................................53
Bảng 3.6 . Biến động đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Liêm, .................55
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 .........................................................................55
Bảng 3.7. Biến động đất trồng lúa trên địa bàn huyện Thanh Liêm, .......................58
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 .........................................................................58
Bảng 3.8: Biến động đất nông nghiệp của xã Thanh Nghị và Thanh Hà giai đoạn
2006-2010.........................................................................................................60
Bảng 3.9: Diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng giai đoạn 2006-2010
huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam....................................................................61
Bảng 3.10: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006-2010 của huyện Thanh Liêm.................65
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 ..................................66
của huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam ........................................................................66
Bảng 3.12. Năng suất lao động XH phân theo ngành kinh tế ...................................67
của một số ngành kinh tế huyện Thanh Liêm ...........................................................67
Bảng 3.13: Tình trạng kinh tế của các hộ gia đình được điều tra .............................68
tại 2 xã Thanh Nghị và Thanh Hà .............................................................................68
Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu xã hội giai đoạn 2006-2010 huyện Thanh Liêm ...........70
Bảng 3.15: Tình hình một số chỉ tiêu xã hội trước và sau chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp tại xã Thanh Nghị và Thanh Hà ...................................71
Bảng 3.16: Trình độ học vấn, giáo dục tại 2 xã điều tra ...........................................73
Bảng 3.17: Ý kiến của hộ gia đình về chuyển đổi đất nơng nghiệp .........................76
Bảng 3.18. Ý kiến của hộ gia đình về những tác động của các nhà máy, cơ sở sản
xuất, cơng trình cơng cộng tới môi trường sản xuất và sinh hoạt ....................77


viii91

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất của huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam
năm 2006 ..........................................................................................................46
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất của huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam
năm 2010 ..........................................................................................................49


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây
dựng kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phịng. Việt Nam có hơn 70% dân số
lao động trong các lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Vì thế việc bảo vệ
và sử dụng bền vững đất nông, lâm nghiệp giữ một vai trị vơ cùng quan trọng. Xác
định được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách đúng
đắn, phù hợp trong công tác quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên đất.
Tuy nhiên, trong điều kiện mở mang đô thị, sự phát triển của các khu công
nghiệp, các khu chế suất, nhà máy sản xuất… đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta sẽ
ngày càng giảm. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý
trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất sự mất đất mà vẫn đảm bảo sự phát
triển ổn định, bền vững.
Kinh tế càng phát triển, q trình cơng nghiệp hố nơng thơn được đẩy mạnh
góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt khác, dưới
áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của người
dân ngày càng nâng cao. Từ đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất
theo xu thế từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Hà Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, liền kề với thủ đô Hà Nội, khu

vực có mức tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Để tiếp tục thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn
theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khố IX, Hà Nam cần ưu tiên cho đầu tư
xây dựng khu công nghiệp tập trung, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề
truyền thống ở nông thôn, kết hợp với việc xây dựng một nền nơng nghiệp sản xuất
hàng hố, dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hoàn chỉnh, giảm bớt khoảng
cách giữa thành thị và nơng thơn theo hướng đơ thị hố nơng thơn. Do vậy, việc
nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất khi thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn để tìm được nguyên nhân và


2

ảnh hưởng của quá trình này đã và đang tác động như thế nào tới q trình phát
triển nơng nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế - xã hội - mơi trường hướng tới
phát triển bền vững, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem
lại hiệu quả cao và bền vững là rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết
quả chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên
địa bàn huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010”
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang
đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
- Đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đến phát triển
nông nghiệp, nông thôn về các mặt: kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn huyện
Thanh Liêm.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp theo
hướng bền vững đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa

phương.
2.2. Yêu cầu
- Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu điều tra trung thực, chính xác, đảm bảo
độ tin cậy và phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Việc phân tích, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học, có định tính, định lượng
bằng các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
- Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất những giải pháp, kiến nghị trong việc sử
dụng đất bền vững trên cơ sở tuân thủ Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trường và một
số Luật có liên quan. Đồng thời việc phát triển phải phù hợp với điều kiện tự nhiên
kinh tế xã hội của địa phương nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo tính ổn
định, bền vững trong q trình phát triển.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp
Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 [7], đất nông nghiệp là
đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác.
Theo Điều 13, Luật Đất đai 2003 [24], căn cứ vào mục đích sử dụng, đất nông
nghiệp được phân loại như sau:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi,
đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phịng hộ;

- Đất rừng đặc dụng;
- Đất ni trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
1.1.2. Đất phi nơng nghiệp
Theo Thơng tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 [7], đất phi nông nghiệp
là đất đang được sử dụng khơng thuộc nhóm đất nơng nghiệp; bao gồm đất ở, đất
chun dùng, đất tơn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sơng, ngịi,
kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác.
Theo Điều 13, Luật Đất đai [24], căn cứ vào mục đích sử dụng, đất phi nơng
nghiệp được phân loại như sau:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự nghiệp;
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh;


4

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây
dựng các cơng trình văn hố, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi
ích cơng cộng; đất có di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng
các cơng trình cơng cộng khác theo quy định của Chính phủ.
- Đất do các cơ sở tơn giáo sử dụng.
- Đất có cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
- Đất phi nơng nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.

1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến
lược quan trọng có tính tồn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu sản
xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc
dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người
Mỹ đều có cách phát ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người
Mỹ cịn nhấn mạnh “...đất khơng phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtôni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất cịn q hơn có vàng”. Người Hà Lan
coi “mất đất cịn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thối đất tồn
cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con
người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với
“Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Tồn lục địa
trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta có
khả năng canh tác. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh,
khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do


5

hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác
của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu
héc-ta đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp
lực tăng dân số, sự phát triển đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật.
Bình qn diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23
ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam
chỉ còn 0,11 ha. Theo tính tốn của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình
độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi

người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ cịn bị thối hóa, hoặc ơ
nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thối hóa,
trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện
có 16,7 triệu héc-ta bị xói mịn, rửa trơi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng
mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu
héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngồi ra tình trạng ơ nhiễm do phân bón,
hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,
sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động.
Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ
qt, đất trượt, sạt lở đất, thối hóa lý, hóa học đất...
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nơng nghiệp phải được tiến hành trên
đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho
canh tác nơng nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy,
mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc
kỹ để khơng rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt [2].


6

1.1.4. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Có nhiều tiêu chí tiếp cận khác nhau về chuyển đổi mục đích sử dụng đất
(CĐMĐSDĐ):
Về mặt nội dung cơng việc thì CĐMĐSDĐ bao gồm các bước cụ thể sau: thu
hồi đất đai để phục vụ cho các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
hoạch; bồi thường, hỗ trợ cho các đối tượng có đất bị thu hồi; giải toả các cơng
trình, tài sản có trên mặt đất; thực hiện các chính sách tái định cư (TĐC) như: chỗ ở,
việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống; giao đất, cho thuê đất cho các chủ dự án để

họ sử dụng theo các mục đích đã được phê duyệt.
Về mặt mục đích thì CĐMĐSDĐ tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển. Ở
nước ta hiện nay đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống đô thị là xây dựng
những trung tâm kinh tế của một địa phương, một vùng lãnh thổ hay trên phạm vi
cả nước; chuyển từ sản xuất nông nghiệp với năng suất và hiệu quả thấp sang những
ngành nghề mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Nếu tiếp cận theo tiêu chí “tính chất”, thì CĐMĐSDĐ khơng chỉ đơn thuần là
q trình mang tính chất kỹ thuật: tạo mặt bằng cho quá trình triển khai xây dựng
cơng trình…mà đó là một q trình mang tính kinh tế, chính trị, xã hội rộng lớn.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát thì CĐMĐSDĐ là quá trình từ việc Nhà
nước ra các quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã
giao, đến việc giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư để sử dụng theo các mục
đích mới và giải quyết hậu quả các vấn đề phát sinh trong q trình đó bằng các
hình thức và phương pháp thích hợp (bao gồm bồi thường đất, bồi thường và giải
toả các cơng trình trên mặt đất; TĐC, hỗ trợ, đào tạo giải quyết việc làm mới; hỗ
trợ, ổn định đời sống của người bị thu hồi đất) nhằm mục tiêu thực hiện tốt kế
hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân,
góp phần thực hiện tốt mục tiêu xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh [19].
1.1.5. Vai trị của đất đai đối với sản xuất công nghiệp
Theo luật đất đai 1993, đất đai là một tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là


7

địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hố xã hội, an ninh
quốc phịng.
Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Khơng có đất
thì khơng có một ngành sản xuất nào, khơng có một q trình lao động nào diễn ra,

khơng thể có sự tồn tại của xã hội lồi người.
Trong cơng nghiệp, đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng, làm địa điểm, làm cơ
sở của các nhà máy, cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, cơng trình cơng nghiệp,
giao thơng, thủy lợi.... Ngành cơng nghiệp khơng thể hình thành, hoạt động và phát
triển khi khơng có đất đai, khơng có địa điểm hoạt động. Khơng những thế, đất đai
còn cung cấp một số yếu tố đầu vào trực tiếp cho các ngành công nghiệp như: các
tài nguyên trong lòng đất, trên bề mặt trái đất. Đất đai còn cung cấp một số nguyên
liệu đầu vào gián tiếp cho công nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất nơng
nghiệp. Đất đai cịn là nơi xây dựng các cơng trình, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt
động của ngành công nghiệp: hệ thống điện, nước, giao thơng, thơng tin liên lạc...
Sự phát triển nhah chóng của các ngành cơng nghiệp địi hỏi mở rộng quy mơ, diện
tích cho các nhu cầu này.
1.1.6. Tính tất yếu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
Khoa học công nghệ ngày nay phát triển nhanh như vũ bão, kinh tế tri thức
đang đi vào cuộc sống, toàn cầu hố là xu thế tất yếu, cơng nghiệp hố là con đường
giúp các nước chậm phát triển rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Cơng
nghiệp hố là nhân tố quyết định làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất,
chuyển nền kinh tế từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phương thức sản xuất
mới, hiện đại nền kinh tế dựa trên nền đại công nghiệp và dịch vụ chất lượng cao.
CNH, HĐH phản ánh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển
mạnh khu vực công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng u
cầu cơng nghiệp hố, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh
lao động làm nơng nghiệp. Cơng nghiệp hố diễn ra đồng thời với phát triển các
vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp tập trung, các trung tâm
dịch vụ lớn. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm thay đổi cơ
cấu sử dụng đất theo hướng thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp, mở rộng diện


8


tích đất phi nơng nghiệp. Đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH sử dụng đất phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của vùng, địa
phương góp phần phát triển mạnh nền kinh tế, xã hội.
Hiện nay, mức độ CNH, HĐH ở nước ta vẫn còn ở mức thấp để trở thành
nước công nghiệp, cơ cấu kinh tế chủ yếu phải là cơng nghiệp và dịch vụ và kéo
theo nó, đại bộ phận lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ.. Năm
2007, lao động làm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chiếm tới 50,2% tổng số lao động.
Vì vậy, đẩy nhanh hơn nữa quá trình CNH, HĐH là một yêu cầu khách quan và cấp
bách nhất của sự phát triển.
CNH, HĐH ở nước ta là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ. Để làm được công việc này, tất yếu phải phân bổ lại
các nguồn lực phát triển kinh tế, trong đó, trước hết là nguồn nhân lực, đất đai và
lao động, phải chuyển một bộ phận đất nông nghiệp sang phục vụ cho việc xây
dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy và cơ sở hạ tầng. Như một
quy luật tất yếu, CNH, HĐH kéo theo q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang
đất phi nông nghiệp. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của q
trình CNH, HĐH, cơng nghiệp hoá ở nước ta cũng đang diễn ra theo chiều rộng và
chiều sâu. Trong những năm gần đây và cho đến năm 2020, khi nền kinh tế nước ta
cơ bản trở thành một nền kinh tế công nghiệp, công nghiệp hoá ở nước ta đã và sẽ
tiếp tục diễn ra với quy mô lớn. Một bộ phận đất đai, mà chủ yếu là nơng nghiệp sẽ
được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất,
các nhà máy và cơ sở hạ tầng. Đồng thời phải chuyển một bộ phận quan trọng lực
lượng lao động của khu vực nơng nghiệp là khu vực có năng suất lao động thấp,
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ là những khu vực có năng suất lao động cao hơn.
CNH, HĐH là một quá trình tất yếu đối với bất cứ một dân tộc nào, một quốc
gia nào trong quá trình xây dựng và phát triển. Quá trình cơng nghiệp hố cũng là
q trình biến đổi sâu sắc về cơ cấu sản xuất, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu tổ chức
sinh hoạt xã hội với rất nhiều thay đổi diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn
hố. Trong q trình đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang
đất phi nơng nghiệp diễn ra mang tính quy luật, góp phần đẩy mạnh CNH – HĐH,



9

cơng nghiệp, dịch vụ, tăng lượng hàng hố được sản xuất trong nước, giảm nhập
khẩu những mặt hàng thiết yếu thoả mãn nhu cầu hàng hoá của người dân, xây dựng
các khu công nghiệp, thu hút được hàng trăm dự án đầu tư ở trong và ngoài nước
với hàng chục tỉ USD và hàng ngàn tỷ đồng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đi liền với quá trình
nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các cơng trình phục vụ phát triển kinh
tế – xã hội và an ninh quốc phòng, phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia mà
bắt đầu bằng hệ thống giao thơng, tiếp theo đó là hệ thống cấp điện, thốt nước, hệ
thống thơng tin liên lạc, trung tâm thương mại, dịch vụ. Tốc độ phát triển các khu
cơng nghiệp càng nhanh thì hệ thống cơ sở hạ tầng và các cơng trình cơng cộng
càng hiện đại.
Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp làm tăng diện tích đất
phi nơng nghiệp kéo theo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp tạo
điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với thu nhập
tương đối khá, giúp họ từng bước cải thiện điều kiện và nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần của bản thân và gia đình, tăng tỉ lệ lao động trong ngành công
nghiệp, dịch vụ, giảm dần lao động trong ngành nông nghiệp nông thôn. Thực tế
cho thấy các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất đi vào hoạt động thu hút một lượng
lớn lao động vào làm việc trong các xưởng sản xuất. Trước đây lao động trong nông
nghiệp chiếm đến 70%-80% tổng số lao động cả nước, lượng đất nơng nghiệp có
hạn, cảnh đất chật người đơng, thu nhập cả năm trông chờ vào 2 vụ lúa và phụ
thuộc nhiều vào thời tiết nên cuộc sống rất bấp bênh. Khi vào làm trong các nhà
máy, xí nghiệp thu nhập sẽ ổn định hơn. Họ sẽ được đào tạo trình độ cũng như tay
nghề, tiếp xúc với những phương thức sản xuất mới tiên tiến, mơ hình chung làm
tăng trình độ dân trí cho người dân địa phương [22].

1.2. Lý luận về phát triển bền vững và sử dụng đất bền vững
1.2.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển
về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai


10

xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi
quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để
hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó [17].
1.2.2. Vấn đề sử dụng đất bền vững
Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nơng nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất
thấp) cho các mục đích phi nơng nghiệp. Điều hịa giữa áp lực tăng dân số và tăng
trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững. Quản lý hệ thống
nơng nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì
nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương
mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thối hóa
đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài
của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh
tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây
dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông
- lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp... Quản lý lưu vực để
bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái nhằm duy trì sự
tác động hỗ trợ lẫn nhau giữa đồng bằng và vùng đồi núi. Phát triển các cây lâu năm
có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất trên vùng đất dốc như:
chè, cà-phê, cao-su, cây ăn quả. Áp dụng quy trình và cơng nghệ canh tác thích hợp
theo từng vùng, tiểu vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây trồng. Phát triển ngành
cơng nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thơng qua viêc phối

hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vơ cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả
nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong
canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và
theo chiều sâu.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất.
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa


11

đói, giảm nghèo và bảo đảm an tồn lương thực. Phát động quần chúng làm công
tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế
trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo
vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững [17].
1.3. Tình hình chuyển đổi đất nơng nghiệp của một số nước trên thế giới
1.3.1. Trung Quốc
Trong quá trình phát triển của Trung Quốc, chính sách sử dụng đất nơng
nghiệp, chính sách đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đã có những đóng góp quan trọng
vào tăng trưởng kinh tế. Ngay sau khi Cách mạng thành công, Nhà nước Trung
Quốc đã tiến hành cải cách ruộng đất. Đây là một bước vĩ đại cơng bằng hóa đời
sống nơng thôn, 46 triệu ha tước đoạt của địa chủ được chia cho 300 triệu nông
nghèo, tạo nên động lực sản xuất to lớn, đáo ứng nguyện vọng ngàn đời của nông
dân, thu nhập của nông dân tăng dần, thu hẹp khoảng cách với cuộc sống thành thị.
Sau thời kỳ “nhảy vọt”, Trung Quốc theo hướng tập thể hóa đã làm mất đi
hiệu quả của cải cách ruộng đất, đất đai và các tư liệu sản xuất chính mà sinh hoạt
và kinh tế gia đình cũng bị tập thể hóa; đây là thời kỳ bình qn trong thiếu thốn
của nơng thơn.
Trong giai đoạn đầu của cải cách kinh tế (từ năm 1978-1984) các chính sách
mới trong nơng nghiệp (phi hợp tác hóa) được coi như một bước mới của “cải cách

ruộng đất”. Nông dân được trao quyền sử dụng đất trong 15 năm và quyền này được
phép thừa kế. Thu nhập bình qn nơng hộ tăng 10%/năm, nhanh hơn mức thu nhập
của hộ thu gia đình ở thành phố.
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc cải cách, hàng loạt các chính sách cải cách
về nông nghiệp được áp dụng: thị trường nông sản tự do hơn, chấm dứt độc quyền
trong kinh doanh phân bón... đặc biệt là cơng nghiệp hương trấn (do địa phương:
huyện, xã, thị trấn quản lý) phát triển mạnh, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho
nông dân. Từ năm 1980-1989 đã tạo được 80 triệu việc làm mới ở nông thôn, thu
nhập của nông dân tăng đều từ 2-3%/năm.
Q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang các loại đất khác (chủ yếu là đất
công nghiệp và đất ở) của Trung Quốc tăng đã làm cho diện tích đất canh tác ngày


12

càng giảm, diện tích canh tác bình qn đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/3
mức trung bình trên thế giới. Cạnh tranh giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất
công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng nhanh về tài nguyên tự nhiên làm cho giá
thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh; tốc độ tăng thu nhập của nông
thôn giảm dần (từ 3,09% năm 1980 xuống 2,47% năm 1997), ngày càng tụt hậu so
với mức tăng ngày càng nhanh của thu nhập cư dân thành phố. Khoảng cách chênh
lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa nhau. Năm 1978, cư dân
thành phố chiếm 18% dân số cả nước có thu nhập chiếm 34% tổng thu nhập cả
nước; năm 1996 tỷ lệ dân số thành phố là 28% nhưng chiếm tới 50% thu nhập cả
nước. Thu nhập bình quân đầu người ở 10 thành phố lớn của Trung Quốc từ năm
1997 đến 1999 tăng từ 2.490 USD lên 2.670 USD/năm; trong khi thu nhập bình
qn đầu người ở nơng thơn cùng giai đoạn giảm từ 966 USD xuống cịn
870 USD/năm.
Đối với đất nơng nghiệp, Luật đất đai của Trung Quốc quy định: “Nhà nước
bảo hộ đất canh tác, khống chế nghiêm ngặt chuyển đất canh tác thành phi canh

tác”. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc năm 1994 rất thấp so với thế giới.
Như vậy, mỗi giai đoạn thăng trầm của lịch sử kinh tế, chính trị, xã hội Trung
Quốc đều ẩn chứa sự thành bại bởi tác động của một cơ chế, chính sách về nơng
nghiệp nói chung và sử dụng đất nơng nghiệp nói riêng. Song, những hậu quả tác
động của q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất công nghiệp là đất ở đến
đời sống xã hội Trung Quốc là rất lớn. Chính sách “...khống chế nghiêm ngặt
chuyển đất canh tác thành phi canh tác tại Trung Quốc ra đời chậm hơn so với một
số nước trong khu vực song đã thu được nhiều thắng lợi trên con đường cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [25].
1.3.2. Nhật Bản
Nhật Bản là một nước tiến hành cải cách kinh tế sớm nhất ở châu Á, quá độ từ
nền kinh tế phong kiến tiểu nơng lên cơng nghiệp hóa. Như nhiều quốc gia Âu. Mỹ
trước đây, q trình cơng nghiệp hóa của Nhật Bản bắt đầu bằng một thời gian dài
tăng trưởng nhanh sản xuất nông nghiệp, nhưng khác là sự tăng trưởng nông nghiệp
của Nhật Bản không gắn với quá trình tái cơ cấu tổ chức sản xuất làm phá sản hàng


13

loạt các hộ tiểu nơng, tập trung hóa đất đai vào các trang trại lớn và công ty nông
nghiệp hay mở mang các vùng đất mới. Trải qua một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã
trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại, nhưng đơn vị sản xuất nông nghiệp
chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm tính chất của nền văn hóa lúa nước, đặc
điểm này rất giống với Việt Nam.
Trước công cuộc duy tân, như mọi nước châu Á, nền kinh tế của Nhật Bản là
nền nông nghiệp sản xuất nhỏ tiểu nông phong kiến, năng suất thấp, địa tô cao. Như
Việt Nam, Nhật Bản luôn bị giới hạn bởi tài nguyên đất đai ngày càng ít và dân số
ngày càng tăng. Diện tích trung bình 1 hộ nơng dân Nhật Bản năm 1878 là 1 ha,
năm 1962 là 0,8 ha. Mặc dù lĩnh vực công nghiệp phát triển rất nhanh nhưng mức
độ thu hút lao động rất hạn chế. Từ năm 1878 đến 1912 là thời kỳ công nghiệp tăng

trưởng nhảy vọt, nhưng tổng số lao động nơng nghiệp chỉ giảm rất ít, từ 15,5 triệu
xuống 14,5 triệu người. Công nghiệp tăng trưởng gần như chỉ thu hút phần lao động
thêm ra do tăng dân số tự nhiên.
Giống như các nước đang phát triển, ở thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa, cần có
lương thực cung cấp cho đô thị, giai đoạn chuyển tiếp khi nơng sản hàng hóa dư
thừa, nơng nghiệp bắt đầu co lại nhanh, Chính phủ Nhật Bản có chủ trương một nền
“kinh tế liên kết”, kiên trì chính sách nơng nghiệp phát triển song song công nghiệp
từ thời kỳ công nghiệp hóa thời Minh Trị thế kỷ XIX đến năm 1960. Khi kinh tế
Nhật Bản đạt đến điểm chuyển biến căn bản trong cơ cấu thì nơng nghiệp bắt đầu
thu hẹp, chuyển tài nguyên nhanh sang các ngành khác (tỷ lệ lao động nông nghiệp
giảm tới 32% và bắt đầu giảm nhanh, nơng nghiệp đóng góp cho GDP cịn 13%,
năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm lại so với công nghiệp).
Do chính sách phi tập trung hóa cơng nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về
nông thôn làm cho cơ cấu kinh tế nơng thơn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành
phi nông nghiệp trong thu nhập cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 là
29%, năm 1990 là 85%). Năm 1990 phần thu nhập từ phi nông nghiệp cao hơn 5,6
lần phần từ nông nghiệp. Song thu nhập từ nơng nghiệp của nơng dân khi đó lại cao
gấp 9 lần so với năm 1950 là do Chính phủ trợ giá nơng sản (mức hỗ trợ nơng dân
tính bình qn theo 01 ha đất nơng nghiệp thời kỳ 1997-1999 của Nhật Bản từ


14

10.600-11.800 USD. Đây là mức cao nhất trong các nước OECD). Tính cả thu nhập
từ nơng nghiệp và phi nơng nghiệp của nơng dân khi đó, theo bình qn đầu người
hay bình quân hộ đều cao hơn thu nhập hộ công nhân đô thị.
Về sự gắn kết giữa nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn và thành thị của Nhật
Bản, cho rằng: “Một trong những bài học quan trọng nhất trong “sự thần kỳ Nhật
Bản” là sự liên kết hài hòa giữa nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị
trong q trình cơng nghiệp hóa”.

Nhật Bản khơng như nhiều nước Âu, Mỹ, quá trình chuyển dân ra thành thị
gắn với chuyển đổi tổ chức sản xuất quyết liệt, làm phá sản nơng dân, vơ sản hóa
lao động’ mà Nhật Bản chuyển dần một cách nhẹ nhàng lao động thừa ra do tăng
dân số tự nhiên ở nông thôn ra thành phố, giữ nguyên kết cấu hộ tiểu nông ở nông
thôn và quan hệ gia tộc, địa phương với người lao động ở đô thị.
Công nghiệp đã tạo nên nhu cầu cao và thị trường ổn định cho nông nghiệp,
thu nhập của người dân Nhật Bản tăng nhanh trong quá trình cơng nghiệp hóa.
Cơng nghiệp phát triển tạo nên kết cấu hạ tầng (giao thông, thông tin, đào tạo,
nghiên cứu...) hồn chỉnh, thúc đẩy nơng nghiệp tăng trưởng, tạo nên năng suất đất
đai cao... Đồng thời, công nghiệp đã tạo việc làm cho lao động nông thôn rất lớn.
Mặc dù dân số Nhật Bản có mức tăng khá thấp (0,7-1,5%); song, do đất chật nên
sức ép dư thừa lao động luôn là gánh nặng cho việc cải thiện hiệu suất nông nghiệp.
Một mặt phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, một mặt Chính
phủ Nhật Bản phân bổ các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn.
Cuối những năm của thập kỷ 1960, mức phát triển nhanh của cơng nghiệp hóa
của Nhật Bản đã thu hút hết lao động dư thừa ở nông thôn. Tuy nhiên, cơng nghiệp
nặng làm tăng chi phí chống ơ nhiễm mơi trường, mặt khác, lệ thuộc nước ngoài về
năng lượng, nguyên liệu thì phát triển cơng nghiệp nặng và hóa chất sẽ không bền
vững; Nhật Bản đã chuyển hướng sang phát triển công nghiệp quy mô nhỏ, thu hút
nhiều chất xám, sử dụng nhiều vốn.
Đến đầu thập kỷ 1970, Nhật Bản hồn tất cơng nghiệp hóa và hướng kinh tế
sang dịch vụ hóa, các doanh nghiệp chính của Nhật Bản chuyển sang đầu tư ra nước
ngoài. Năm 1988, Nhật Bản trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới.


15

Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP dần dần “nhường chỗ” cho cơng nghiệp
và dịch vụ phát triển; từ đó kết cấu kinh tế Nhật Bản đã chuyển dịch nhanh và vững
chắc sang cơng nghiệp.

Với chính sách tiết kiệm đất triệt để, chính sách bảo hộ sản xuất nơng nghiệp
đồng nghĩa với sự hạn chế tối đa chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công nghiệp
và đất ở; các cơ chế chính sách uyển chuyển phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế-xã hội của Nhật Bản [25].
1.3.3. Đài Loan
Cải cách ruộng đất ở Đài Loan được tiến hành từ năm 1949-1953 chia làm 3
thời kỳ: thời kỳ đầu nhằm hình thành tầng lớp tá điền chiếm đa số dân cư nơng
thơn, nhưng địa tơ cịn rất cao (khoảng 50-70% sản lượng cây trồng); thời kỳ thứ 2,
Chính phủ bán cho nơng dân những mảnh đất cơng có diện tích nhỏ tịch thu của địa
chủ, 20% nơng hộ được nhận đất, chiếm 8% tổng diện tích đất canh tác; thời kỳ thứ
3 là thời kỳ quan trọng nhất, kết thúc năm 1953 với khẩu hiệu “đất cho người cày”,
toàn bộ địa chủ có quy mơ vượt q 2,9 ha được mua lại bằng công trái công cộng.
Công trái này có mức lãi 4% trong thời hạn 10 năm và là cổ phẩn của các doanh
nghiệp Nhà nước. Tổng số diện tích đất mua lại chiếm 14,6% diện tích đất canh tác
của toàn lãnh thổ và được chia cho 195.000 nơng dân khơng có đất (chiếm 28%
tổng số nơng hộ tồn lãnh thổ). Khi đó, đại địa chủ ở nơng thơn có lượng vốn lớn
chuyển sang đầu tư vào cơng nghiệp và kinh doanh, hình thành hàng loạt doanh
nghiệp nhỏ ở các thị trấn nông thôn, làm cho kinh tế nông thôn chuyển đổi mạnh.
Cuối những năm 1960, kinh tế nông nghiệp Đài Loan đạt đến điểm huy động
hết lao động sẵn có ở nơng thơn. Thu nhập nơng hộ được bổ sung một phần lớn từ
thu nhập phi nông nghiệp, chính sách phân phối thu nhập cơng bằng ở nơng thơn
được thực hiện, hiện tượng phân hóa giàu nghèo được giải quyết; cơ giới hóa được
áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp tăng nhanh, xuất khẩu
nơng sản phát triển. Đó cịn là thời kỳ Đài Loan chuyển nền kinh tế nơng nghiệp
sang cơng nghiệp hóa thành công với việc phát triển khởi đầu từ công nghiệp chế
biến nông sản.


16


Nông thôn là nguồn cung cấp lao động ra thành phố. Trong giai đoạn đầu cơng
nghiệp hóa, cơng nghiệp phát triển chậm, Đài Loan thực hiện khẩu hiệu “ly nông
bất ly hương” như Trung Quốc, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn đã
thu hút hầu hết lao động tăng thêm hàng năm. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,5%/năm
xuống còn thấp hơn 3%/năm và giữ ở mức này cho đến nay. Khi tốc độ cơng nghiệp
hóa chậm lại (sau năm 1971), kinh tế nơng thơn có vai trị điều tiết, giữ lao động
tăng thêm hàng năm ở lại nông thôn. Khi kinh tế tăng trưởng trở lại (cuối thập kỷ
1980) lại thu hút lao động ra thành phố.
Do năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với công nghiệp
(72% so với 132% giai đoạn 1952-1970), Đài Loan đã tập trung các nhà máy về
nông thôn, cung cấp tín dụng nơng thơn, trợ cấp cho cơ giới hóa nơng nghiệp, thu
hút lao động vào các ngành dịch vụ và công nghiệp để tăng nông sản lao động, tăng
thu nhập phi nông nghiệp cho nông thôn. Nhờ đó, đến năm 1972, Đài Loan và một
số nước châu Âu là những nước có nền kinh tế cân bằng thu nhập nhất trên thế giới.
Trong suốt 30 năm công nghiệp hóa (bắt đầu từ năm 1949), Đài Loan tập
trung phát triển cơ sở hạ tầng (hệ thống: giao thông đường bộ, đường sắt, thủy lợi,
thông tin liên lạc, mạng lưới điện...) và hoàn thành vào cuối thập kỷ 1980. Chính
phủ nắm 100% vốn kinh doanh sản xuất điện, thực hiện điện khí hóa tồn quốc. Hệ
thống cơ sở hạ tầng hồn chỉnh, cho phép phân bổ sản xuất cơng nghiệp trên tồn
lãnh thổ. Nhờ đó, phân tán mạnh cơng nghiệp về nơng thơn. Từ đó, giai đoạn năm
1956-1966, tỷ lệ lao động công nghiệp ở thành phố đã giảm từ 43% xuống cịn
37%. Vào thời điểm đó, là một hiện tượng hiếm có trên thế giới. Các doanh nghiệp
đầu tư xây dựng nhà máy tại vùng nông thôn được Chính phủ khuyến khích, lại
được thu hút lao động, giá đất đai rẻ. Năm 1971, 61% hàng tiêu dùng công nghiệp
được sản xuất bên ngoài 5 thành phố lớn. Một số lớn nhà máy liên doanh với nước
ngoài được đầu tư để tận dụng nguồn nhân công rẻ. Đây là những yếu tố quyết định
tạo nhiều việc làm ở nông thôn.
Giữa Đài Loan và Trung Quốc, về lịch sử, chung một cội nguồn, song, với
chính sách sử dụng đất khác nhau, các tác động của các chính sách này đã mang lại
hiệu quả hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất công



×