Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn trên rau cải xanh ngọt tại thành phố lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.48 KB, 109 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI VĂN PHÁT

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, HIỆU
QUẢ AN TOÀN TRÊN RAU CẢI XANH NGỌT TẠI THÀNH PHỐ
LÀO CAI TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN THUÝ HÀ
TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010


2

LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận


văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Vi Văn Phát


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thuý Hà và TS. Nguyễn
Đức Thạnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông
Học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Rau - Hoa - Quả Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lào
Cai; Trạm Bảo vệ thực vật, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và
Môi trường,Trạm Khuyến nông Thành phố Lào Cai; UBND các xã, phường trong
vùng trồng rau; bà con nông dân thành phố Lào Cai; cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình và người thân đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.

Tác giả luận văn

Vi Văn Phát


4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 7
1.2. Mục tiêu ............................................................................................................... 8
1.2.1.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 8
1.2.2. Yêu cầu:............................................................................................................. 8
1.3. Ý nghĩa của đề tài............................................................................................... 8
1.3.1.Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 8
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................... 9
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 10
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 10
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU....................................................................... 11
2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau. ........................................................................... 11
2.1.2. Giá trị sử dụng................................................................................................... 13
2.1.3. Giá trị kinh tế..................................................................................................... 14
2.1.4.Giá trị về mặt xã hội........................................................................................... 15
3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI ....................... 16
3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới .................................................................... 16
3.1.1. Chất lượng rau và các nguy cơ ô nhiễm sản phẩn rau trên thế giới............... 16
3.1.2. Phát triển về sản xuất rau trên thế giới ............................................................ 19
3.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam..................................................................... 23
4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG TRỪ SÂU HẠI TRÊN RAU ................. 28
4.1 Nghiên cứu về sâu hại trên rau họ hoa thập tự.................................................... 28
4.2 Một số loài sâu hại chính trên rau họ thập tự ...................................................... 29
4.2.1 Những nghiên cứu về sâu tơ (Plutella xylostella)............................................ 29
4.2.2. Những nghiên cứu về Sâu xanh bướm trắng (Piesis sapae)........................... 32
4.2.3 Những nghiên cứu về Bọ nhaỷ sọc cong (Phyllotreta vittata) ........................ 34
4.3 Nghiên cứu về các biện pháp phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự................... 35
4.3.1. Biện pháp canh tác:........................................................................................... 37
4.3.2 Biện pháp cơ giới vật lý..................................................................................... 38
4.3.3 Biện pháp sinh học:............................................................................................ 38

4.3.4. Biện pháp hoá học:............................................................................................ 40
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 42
2.1 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................... 42


5

2.2.Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................. 42
2.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 42
2.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 42
2.4.1 Nội dung ............................................................................................................. 42
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 43
2.4.2.1 Điều tra tình hình sản xuất rau tại thành phố Lào Cai.................................. 43
2.4.2.2 Phương pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân bón của nông
dân sản xuất rau tại thành phố Lào Cai...................................................................... 43
2.4.2.3 Điều tra thành phần sâu hại trên rau cải xanh ngọt....................................... 43
2.4.2.4 Điều tra tình hình diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của một số loại sâu chính trên
rau cải xanh ngọt ......................................................................................................... 44
2.4.2.5. Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học Bestox 5EC để phòng trừ một số loài
sâu hại chính trên rau cải xanh ................................................................................... 46
2.4.2.6. Ảnh hưởng thời gian cách ly thuốc Bestox 5EC đến dư lượng thuốc trên
rau cải xanh ngọt ......................................................................................................... 48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 50
3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất rau tại thành phố Lào Cai................. 50
3.1.1.Kết quả điều tra chủng loại rau tại thành phố Lào Cai .................................... 50
3.1.2 Kết quả điều tra diện tích rau theo các xã phường thành phố Lào Cai ............... 51
3.3. Kêt quả điểu tra thực trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, phân bón trên
cây rau tại thành phố Lào Cai................................................................................. 53
3.3.1 Kết quả điều tra chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trên rau tại thành phố
Lào Cai......................................................................................................................... 54

3.3.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên rau tại thành phố Lào Cai ................. 55
3.4. Kết quả điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và
thiên địch chính trên rau cải xanh ngọt vụ thu đông năm 2009 tại thành phố
Lào Cai........................................................................................................................ 59
3.4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại chính trên rau cải xanh ngọt vụ
thu đông năm 2009...................................................................................................... 59
3.5 Kết quả theo dõi diễn biến mật độ của một số sâu hại chính trên rau cải
xanh ngọt tại thành phố Lào Cai. ........................................................................... 59
3.5.1 Diễn biến mật độ gây hại của sâu tơ (Plutella xylostella) trên cải xanh ngọt. 59
3.5.2. Diễn biến mật độ gây hại của sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae) trên cải
bắp, súp lơ.................................................................................................................... 60


6

3.5.3 Diễn biến mật độ của bọ nhảy sọc cong (P. Striolata) trên cải xanh ngọt............ 62
3.6. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học Bestox 5EC để phòng trừ
một số loài sâu hại chính trên rau cải xanh........................................................... 65
3.6.1. Hiệu lực của thuốc Bestox 5EC đối với Sâu xanh bướm trắng (Pieris
3.6.2 Kết quả đánh giá hiệu lực của thuốc Bestox 5EC đối với sâu tơ (Plutella
xylostella) gây hại trên cải xanh ngọt. ...................................................................... 66
3.6.3 Kết quả đánh giá hiệu lực của thuốc Bestox 5EC đối với bọ nhảy sọc cong (P.
striolata) gây hại trên cải xanh ngọt. ......................................................................... 68
Hiệu lực (%) sau phun ................................................................................................ 68
3.7. Ảnh hưởng của thuốc Bestox 5EC đến năng suất và chất lượng của rau cải
xanh ngọt .................................................................................................................... 69
3.7.1 Ảnh hưởng của Bestox 5EC đến một số chỉ tiêu sinh trưởng rau cải xanh
ngọt............................................................................................................................... 70
3.7.2. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc Bestox 5EC đến năng suất rau cải xanh ngọt
...................................................................................................................................... 71

3.7.3. Ảnh hưởng của nồng độ thuốc Bestox 5EC đến dư lượng thuốc BVTV trong
rau cải xanh ngọt ......................................................................................................... 73
3.7.4. Ảnh hưởng của Bestox 5EC đến hiệu quả kinh tế rau cải xanh ngọt ............ 74
3.8 Thí nghiệm ảnh hưởng của của thời gian cách ly đến dư lượng thuốc
Bestox 5EC trong rau cải xanh ngọt. ..................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 79
I. Kết luận..................................................................................................................... 79
II. Kiến nghị................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 86


7

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thay thế được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của con người. Chúng không chỉ cung cấp các loại vitamin, li pit,
protêin mà còn cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng khác như Ca, Mg, Fe....
Ngoài ra cây rau còn cung cấp một lượng lớn chất xơ, có khả năng làm tăng nhu
mô ruột và hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, cây rau còn là nguồn dược liệu, nguyên
liệu chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngày nay, khi đời sống xã hội
được nâng lên thì nhu cầu về rau xanh an toàn đạt chất lượng cao ngày càng gia
tăng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tế, cần phải mở rộng thêm các vùng rau
chuyên canh, trên cơ sở áp dụng những kỹ thuật tiến bộ mới vào sản xuất, nhằm
tăng năng suất, sản lượng và chất lượng cây rau. Thực tế cho thấy, khi năng suất
cây trồng tăng thì sự thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra cũng ngày càng nhiều. Do
vậy, người nông dân đã sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu hoá học để phòng
trừ dịch hại. Với sự thiếu hiểu biết và chạy theo lợi nhuận trước mắt, họ không
thấy được tác hại do thuốc gây ra như: ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người

và cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái đồng
ruộng. Trầm trọng hơn cả là các độc tố gây hại cho cơ thể con người đã tồn đọng
trong nông sản thực phẩm, dẫn đến hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp
xảy ra với số lượng ngày càng nhiều. Trong thực tế để phòng trừ sâu bệnh hại
rau thì thuốc hoá học có độ độc cao vẫn được người dân sử dụng chính trong
việc phòng trừ sâu hại, tuy thuốc hoá học có ưu điểm tiêu diệt sâu nhanh, triệt
để, nhưng do hiểu biết của người dân còn hạn chế, sử dụng thuốc hoá học như
một biện pháp đối phó, tuỳ tiện. Điều này đã dẫn đến ảnh hưởng xấu đến môi
trường và hệ sinh thái, tăng chi phí sản xuất, tăng tính chống thuốc của dịch hại, làm
giảm quần thể ký sinh thiên địch có ích trong tự nhiên và quan trọng là sản phẩm rau
còn tồn dư hoá chất độc haị gây nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.


8

Đứng trước những thiệt hại do sâu hại gây ra, người nông dân đã dùng nhiều
biện pháp bảo vệ thực vật khác nhau như canh tác kỹ thuật, vật lý cơ giới, giống,
biện pháp sinh học, hoá học nhưng chủ yếu vẫn là biện pháp hoá học để bảo vệ
mùa màng. Tuy nhiên diễn biến về mật độ sâu hại trên họ thập tự biến động rất
phức tạp, bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố đặc biệt đó là diễn biến thời tiết khí
hậu... Để góp phần hoàn thiện hệ thống phòng trừ dịch hại trên rau cải xanh ngọt,
mang lại sản phẩm an toàn cho xã hội, bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, ngươì
tiêu dùng, góp phần cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
"Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn trên rau
cải xanh ngọt tại thành phố Lào Cai ”
1.2. Mục tiêu
1.2.1.Mục đích nghiên cứu: Xác định nồng độ và thời gian cách ly thuốc hoá
học thích hợp để phòng trừ sâu hại trên rau cải xanh ngọt tại Thành phố Lào
Cai- Tỉnh Lào Cai

1.2.2. Yêu cầu:
- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau
cải xanh.
- Điều tra thành phần sâu hại rau cải xanh ngọt ngoài đồng ruộng tại
phường Bình Minh thành phố Lào cai.
- Điều tra diễn biến sâu hại trên rau cải xanh ngọt ngoài đồng ruộng tại
phường Bình Minh thành phố Lào cai.
- Ảnh hưởng của thuốc hoá học trên các nồng độ khác nhau đến hiệu lực
trừ sâu, năng suất và chất lượng rau cải xanh ngọt.
- Ảnh hưởng của thời gian cách ly phun thuốc hoá học đến sự tồn đọng dư
lượng thuốc BVTV trong rau cải xanh ngọt.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định nồng độ, thời gian cách ly phun
thuốc BVTV phù hợp trước thu hoạch trong phòng trừ trên rau cải xanh ngọt.


9

Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho việc chỉ đạo phòng trừ sâu hại rau cải xanh
của địa phương theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở cho việc phát triển rau
an toàn (về mặt kỹ thuật, sản xuất).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của các xã, phường trồng rau trên
địa bàn thành phố Lào Cai, tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người
tiêu dùng, bảo vệ cộng đồng, môi trường sinh thái.



10

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Quần thể sâu hại rau hệ thống trồng trọt chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các
yếu tố môi trường như thời tiết khí hậu, nhiệt độ, ẩm độ ... trong đó tác động của
con người có ảnh hưởng mạnh đến chúng thông qua việc bố trí thời vụ gieo
trồng, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều
khiển quần thể sinh vật theo hướng có lợi cho con người dựa vào sự hiểu biết
đầy đủ về đặc điểm sinh học của sâu hại chính cũng như các qui luật tương tác
trong quan hệ của chúng với các nhân tố môi trường xung quanh. Số lượng cá
thể của nhiều loài côn trùng thường có sự dao động lớn từ thế hệ này sang thế hệ
khác (Phạm Bình Quyền, 1994 [32]).
Với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp nói chung, nghề trồng rau
nói riêng đã tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây hại phát sinh, là mối hiểm
hoạ, thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Để bảo vệ cây trồng trước sự
phá hoại của các loài dịch hại, con người đã sử dụng nhiều biện pháp tác động,
trong đó biện pháp hoá học (BPHH) được coi là biện pháp chủ lực. Các nước
Châu Âu và Châu Mỹ đã dần hình thành thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) như là một biện pháp không thể thiếu được trong qui trình canh tác
nhiều loại cây trồng. Đặc biệt để trừ sâu hại trên rau đã có hàng nghìn chế phẩm
thuốc trừ sâu đã được khảo nghiệm và sử dụng rộng rãi. Để trừ sâu tơ trên rau
mỗi vụ nông dân Philippin đã phun thuốc ít nhất 7 – 10 lần, nông dân Costa
Rica phải phun đến 16 lần (Keith, Andrew et al., 1985 [40], Andrew et al.,
1990 [39]).
Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV đã tạo điều kiện cho dịch hại nói chung,
sâu hại nói riêng hình thành tính kháng thuốc, điều này buộc người nông dân
phải tăng nồng độ thuốc, khiến cho việc phòng trừ chúng đã khó khăn ngày càng
trở nên khó khăn hơn.



11

Mặt khác sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên và liên tục đã dẫn đến việc
tiêu diệt phần lớn các loài thiên địch, khiến cho chúng không còn đủ khả năng
khống chế sự phát triển của sâu hại nên sâu hại càng phát sinh với mật độ cao
hơn trước. Đồng thời nhiều loài sâu hại thứ yếu phát triển trở thành đối tượng
gây hại chủ yếu.
Sử dụng thuốc trừ sâu còn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con
người, kể cả người sản xuất và người sử dụng sản phẩm thu hoạch. Trong quá
trình sử dụng một phần thuốc BVTV bị rửa trôi thấm sâu vào đất, nguồn nước
sinh hoạt,… gây ô nhiễm độc với môi trường. Trong quá trình sử dụng vì chạy
theo lợi nhuận kinh tế nhiều người dân đã không quan tâm tới thời gian cách ly
của thuốc, phun thuốc trước khi thu hái sản phẩm 1 – 2 ngày, đây là nguyên
nhân dân đến các vụ ngộ độc do ăn phải rau có dư lượng thuốc BVTV vượt quá
qui định cho phép.
Như vậy, việc cần phải có những nghiên cứu cụ thể về thành phần và diễn
biến của các loài sâu hại chủ yếu cũng như các ảnh hưởng của việc dùng thuốc
bảo vệ thực vật để phòng trừ các loài sâu hại này trên cơ sở đó có các biện pháp
phòng trừ hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho người sản xuất cũng như
người tiêu dùng là vấn đề cần thiết.
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU
2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau.
Một số nhà dinh dưỡng học của Việt Nam cũng như của thế giới nghiên
cứu về khẩu phần thức ăn cho người Việt Nam đã tính rằng hàng ngày chúng ta
cần khoảng 1300- 1500 calo năng lượng để sống và hoạt động, tương đương với
lượng rau dùng hàng ngày trung bình cho một người vào khoảng 250 – 300gr/
ngày (tức khoảng 7,5 – 9kg/ người/tháng). Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp,
ông Dorolle (1942) đã cho biết : lượng rau phải cung cấp trung bình/người

khoảng 360gr/ ngày, (tức khoảng 10,8kg/tháng/người) (dẫn theo Trần Khắc Thi,
Nguyễn Ngọc Hùng) [36].


12

Rau là nguồn thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài các chất khoáng
như : Magiê, Can xi, Photpho, Chì... là những chất tạo lên máu và xương thì rau
còn cung cấp các chất quan trọng cho cơ thể như: protein, lipit, axit hữu cơ và
các chất thơm... Đặc biệt trong rau còn chứa các vitamin A, B, C, E và PP... có
tác dụng trong quá trình phát triển cơ thể và hạn chế bệnh tật.
Theo bác sỹ Paul Talalay trường Đại học John Hopkin ở bang Marylan
(Mỹ) (dẫn theo Đường Hồng Dật ) [11] cho biết: trong mầm cây súp lơ có chất
Sulphoraphan có tác dụng phòng bệnh ung thư ở người. Ngoài cung cấp dinh
dưỡng, rau còn cung cấp các chất xellulo có tác dụng khử chất độc và
cholesterol thừa ra khỏi ống tiêu hoá, nên ăn rau, quả hàng ngày, đặc biệt các
loại rau lá xanh và quả, củ màu vàng (đu đủ, cà rốt, bí ngô...) là những thực
phẩm chứa nhiều β- caroten là chất có khả năng phòng chống ung thư. Đặc biệt
đối với trẻ em và người già, rau có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình
tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng của màng ruột, phát triển và ngăn ngừa tình trạng
lão hoá của các tế bào, các mô bào trong cơ thể. Trong một số loại rau có chứa
chất dầu và Ancoloit, đó là các chất kháng sinh, chất diệt khuẩn giúp bảo vệ con
người chống lại sự xâm nhiễm và gây bệnh của nhiều loại vi sinh vật. Mức đảm
bảo 300gam rau/người/ngày hoặc 10kg rau/người/tháng. Tuy nhiên việc tiêu thụ
rau quả của Việt Nam cũng còn rất thấp, khoảng 100gam/người/ngày, kể cả ở vùng
nông thôn cũng ăn rất ít rau (Hội khoa học đất Việt Nam)[17]. So với các loại
cây trồng chủ đạo khác thì rau có khả năng cung cấp dinh dưỡng trên một
diện tích đất lớn hơn nhiều lần.



13

Bảng 1.1. Lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng
β-

Năng suất tiêu
thụ (tấn/ha)

Protein
(kg/ha)

caroten(g/ha)

VitaminC
(kg/ha)

Lúa

5,6

414

0

0

Đậu tương

2,5


167

1,9

0,28

Khoai lang

24,6

216

116,9

6,7

Khoai tây

23,9

345

-

4,8

Cải

39,7


707

537,0

20,6

Súp lơ

23,9

229

6,6

8,0

Hành

59,5

941

-

2,8

Tỏi

9,5


565

0

0,6

Cà chua

60,1

535

299,0

20,2

Cây trồng

(Nguồn : Cẩm nang trồng rau Trần Văn Lài, Lê Thị Hà 2002) [38].
2.1.2. Giá trị sử dụng
Rau có giá trị sử dụng rộng rãi, đa dạng và phong phú trong ẩm thực:
- Rau dùng để ăn tươi như những loại rau ăn lá (xà lách, các loại cải, rau
gia vị...), rau ăn quả (cà chua, ớt xanh, dưa leo, mướp đắng...).
- Rau dùng ăn xào, nấu: hầu hết các loại rau đều có thể ăn xào, nấu được.
- Rau là nguyên liệu của ngành công nghệ thực phẩm như bánh, kẹo, mứt
(bí xanh, cà rốt, khoai tây...), giải khát (cà chua, cà rốt, nước bí xanh, củ cải
đỏ...), hương liệu (hạt mùi ta), công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, măng
tây...).



14

- Rau còn là dược liệu vô cùng quý báu như hành, tỏi chứa nhiều chất diệt
khuẩn như Alicelin. Hành có thể kích thích hoạt động của tim, thận và đường
tiêu hoá, hành còn có thể chữa đau mắt, viêm tai, viêm khớp. Tỏi ta lá vị thuốc
trong y học cổ truyền của các nước trên thế giới (Theo: Đường Hồng Dật) [11].
Ngoài ra, rau còn là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ cho chăn nuôi trong gia
đình cũng như trong các trang trại lớn.
2.1.3. Giá trị kinh tế
Hiện nay sản xuất rau luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so
với những loại cây trồng khác. So với lúa, trên một diện tích, cây rau có giá trị
sản xuất cao hơn từ 2-3 lần, thậm chí có loại cao gấp 3-5 lần (Phạm Văn Lầm).
Mặc dù rau là loại cây yêu cầu thâm canh cao, công lao động nhiều, thời vụ
nghiêm ngặt nhưng rau có tỷ xuất hàng hoá cao hơn nhiều so với những loại cây
trồng khác, là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao [26]. Cây rau có thời gian
sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm nên sản lượng trên một đơn
vị diện tích trong năm cao.
Mức đầu tư sản xuất rau không lớn, có thời gian sinh trưởng ngắn, quay
vòng được đất sản xuất nên giá thành sản xuất hầu hết các loại rau thấp hơn giá
bán, do vậy sản xuất rau nhìn chung là có lãi.
Hiệu quả kinh tế sản xuất rau còn cao hơn nhiều lần nếu sản phẩm rau
được chế biến. Tác giả Nguyễn Tiến Mạnh cho biết, khi sản xuất 1 ha dưa chuột
và chế biến theo kiểu chẻ 4 dầm dấm thì lợi nhuận từ 18 – 20 triệu đồng, chế
biến cà chua cô đặc lợi nhuận tăng từ 4,5 – 6,5 triệu đồng. Theo Ngô Quang
Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi, tại Vĩnh Long, khi sản xuất mướp
đắng trái vụ, nông dân lãi từ 40- 44 triệu đồng/ ha. Tại huyện Dĩ An tỉnh Bình
Dương khi gieo trồng dưa leo trái vụ, bà con nông dân lãi được trên 30 triệu
đồng [25].



15

Tại Trà Vinh, với 1 ha dưa dấu trái vụ với kỹ thuật trồng bằng màng phủ
nông nghiệp, bà con nông dân đã thu lãi được 14 triệu đồng [25], với giống bí đỏ
trồng tại huyện Cầu Ngang –Trà Vinh vào mùa trái vụ nông dân có thể thu được
lợi nhuận 17 triệu đồng [25].
Với kinh nghiệm trồng bí đỏ giống tại địa phương, trong năm 2000 ông
Lê Chí Thắng ấp Giàn Dừa, xã Sơn Kiờn, Hũn Đất lói được 33 triệu đồng /ha.
Ngoài ra rau là loại cây trồng được đưa vào sản xuất có thể nâng cao hệ số
sử dụng ruộng đất, thay đổi cơ cấu luân canh, nâng cao vòng quay vốn trong sản
xuất nông nghiệp
2.1.4.Giá trị về mặt xã hội
Cây rau đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân.
Rau không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày mà các sản
phẩm được chế biến từ rau với hình thức đẹp mắt và hương vị lôi cuốn khác
nhau tạo một cảm giác sảng khoái, tươi mát cho người sử dụng. Ngoài ra rau còn
góp phần tạo lên nét đẹp văn hoá đặc thù cho từng vùng, miền dân tộc.
Cây rau còn là nhịp cầu nối cho nông dân tiếp cận với các chương trình khuyến
nông, tiếp cận với khoa học kỹ thuật để mở mang kiến thức trồng trọt, làm cho
các nhà sản xuất rau xích lại gần nhau hơn, hoàn thiện hơn. Ngoài ra cây rau còn
góp phần tạo công ăn việc làm, giúp nâng cao năng suất và tinh thần lao động
cho người dân. Trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam, khi các ngành công nghiệp
và dịch vụ mới chỉ thu hút một phần nhỏ sức lao động, thì việc tạo công ăn, việc
làm cho người dân từ việc sản xuất rau có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt kinh
tế mà còn về mặt xã hội và các quan hệ khác. Thông qua việc sản xuất rau,
người nông dân đã có nhiều cơ hội hơn trong việc hoà mình với thế giới bên
ngoài, tăng cường kỹ năng sản xuất, kỹ năng thị trường và khả năng giao
tiếp .v.v...



16

Sản xuất rau thu hút nhiều loại hình lao động, nhiều lao động thất nghiệp
có tính thời vụ trong nông thôn .
Sản xuất rau bước đầu giúp người nông dân hình thành thói quen sản xuất
nông nghiệp hàng hoá, gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ.
3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
3.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
3.1.1. Chất lượng rau và các nguy cơ ô nhiễm sản phẩn rau trên thế giới
Ở các nước trên thế giới, nghề trồng rau rất phát triển và đã có một quá
trình lịch sử lâu đời, vì vậy họ rất quan tâm đến chất lượng sản phẩn, năng suất
và hiệu quả kinh tế.
Chất lượng rau được đánh giá qua 2 chỉ tiêu : hàm lượng dinh dưỡng và
độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau. Gía trị dinh dưỡng cơ bản của
sản phẩm rau phụ thuộc vào các loại rau và các bộ phận thu hái khác nhau, kỹ
thuật thâm canh và đặc tính di truyền của chúng .
Có 4 tiêu chí để xác định độ an toàn của rau: hàm lượng nitrate, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu (dưới mức quy
định của FAO, WHO và Việt Nam) và các vi sinh vật gây hại không được
phép tồn dư trên rau. Nếu 1 trong 4 tiêu chí trên không đạt, loại rau đó
không phải an toàn.
* Ảnh hưởng tồn dư chất bảo vệ thực vật (BVTV)
Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loại chất hoá học với hàng nghìn tên
thương phẩm khác nhau được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Do có chứa
các gốc, nhóm gây độc (vô cơ, hữu cơ) nên khi chúng tiếp xúc hoặc xâm nhập
vào cơ thể con người thường gây ra sự rối loạn các quá trình sinh hóa hoặc phá
huỷ các cơ quan của cơ thể. Chúng có thể gây ra trúng độc cấp tính cho cơ thể


17


khi ở liều lượng cao và gây độc mãn tính khi ở liều lượng thấp.
Thường thì sau khi sử dụng, các hoá chất bảo vệ thực vật sẽ để lại trên bề
mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước một lượng chất lắng gọi là dư lượng ban
đầu. Theo thời lượng tồn dư còn lại lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào loại thuốc sử
dụng, liều lượng sử dụng và thời gian cách ly.
Đa số hoá chất bảo vệ thực vật phân huỷ trong nước rất chậm (từ 6 -24
tháng), tạo ra dư lượng đáng kể trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng
thuốc trừ sâu được phun rớt xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất – cây trồng động vật - người. Theo Lichtentei (1961) một năm sau khi phun DDT còn 80%,
Lindan 60%, Andrin còn 20%, sau 3 năm DDT còn 50% (Dẫn Theo Lê Thị Kim
Oanh) [29].
Từ các nghiên cứu về sự phân huỷ của các hoá chất bảo vệ thực vật trong
sản phẩm rau, quả cũng như khả năng bài tiết các chất này ra khỏi cơ thể con
người mà các cơ quan y tế, lương thực, thực phẩm của các nước trên thế giới và
của liên hợp quốc đã liên tục đưa ra những quy định về mức giới hạn tồn dư tối
đa cho phép của các hoá chất bảo vệ thực vật trên từng loại sản phẩm rau, quả.
Theo quy định của FAO/WHO năm 1994 về mức dư lượng tối đa của một số
loại thuốc bảo vệ thực vật trên rau tươi đã được đưa ra.


18

Bảng 1.2. Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của một số thuốc BVTV
trên rau tươi (Theo FAO/WHO năm 1994)
Tên hoạt chất
MRL
Tt
Tên thương phẩm (Trade names)
(Common names) (mg/kg)
1 Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu...

Diazinon
0,7
Supracide, Suprathion...
Methidathion
0,2
Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon...
Trichlofon
0,2
Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin
0,1
Crackdown, Decis, K- Obiol, K- Othrin...
Deltamethrin
0,5
Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva...
Fenvalerate
10,0
Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin...
Pemethrin
5,0
2 Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu...
Diazinon
0,5
Factor, Forwothion, Sumithion, Visumit...
Fenotrothion
0,5
Pyxolone, Saliphos, Zolone...
Posalon
1,0
Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon...
Trichlofon

0,5
Actellic...
Pirimiphos- Methyl 5,0
Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin
2,0
Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva...
Fenvalerate
2,0
Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin...
Pemethrin
2,0
3 Comet, Sebaryl, Sevin, Vibaryl...
Carbaryl
5,0
Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu...
Diazinon
0,5
Bi 58, Dimecide, Nogor, Vidithoate
Dimethoate
0,5
Supracide, Suprathion...
Methidathion
0,1
Pyxolone, Saliphos, Zolone...
Posalon
1,0
Actellic...
Pirimiphos- Methyl 0,05
Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin
0,5

Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva...
Fenvalerate
0,1
Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin...
Pemethrin
0,1
4 Comet, Sebaryl, Sevin, Vibaryl...
Carbaryl
3,0
Cardan, Padan, Tigidan, Vicarp...
Cartap
0,2
Azinon, Basudin, Diaphos, Vibasu...
Diazinon
0,5
Factor, Forwathion, Sumithion, Visumit...
Fenitrothion
0,05
Pyxolone, Saliphos, Zolone...
Posalon
1,0
Chlorophos, Dipterex, Sunchlorfon...
Trichlofon
0,2
Carmethrin, Cyperan, Punisx, Sherpa, Visher... Cypermethrin
0,2
Fenkill, Sagomicin, Sumicidin, Vifenva...
Fenvalerate
0,2
Ambush, Fukill, Peripel, Map- Permethrin...

Pemethrin
0,5
Appencarb Super, Bavistin, Cadazim, Derosal Carbendazim
0,5
Apron, Foraxyl, No mildew, Ridomil...
Metalaxyl
0.5
(Nguồn : Theo FAO/WHO )


19

3.1.2. Phát triển về sản xuất rau trên thế giới
Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích
đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và
bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh
tế cao (Châu Á cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất
trên thế giới hiện nay). Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhất lớn
châu lục, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế
nước này [1].
Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăng
trưởng trung bình trên 6%/ năm. So với mặt bằng chung của các nước đang phát
triển trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơn tới
3%/năm [1].
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt
2,8 %/ năm, cao hơn 1,05% /năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái, 1,33%/
năm sao với cây lấy dầu, 2,36%/ năm so với cây lấy rễ, 2,41%/ năm so với cây
họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương
ứng là 0,45%/ năm và 1,82%/năm.
Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) [27], do tác động của

các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân
cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là
các loại rau ăn lá. USDA cho rằng nếu như nhu cầu tiêu thị rau diếp và các loại
rau xanh khác tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác
sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ
tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai
tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2002-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/ năm. Các nước phát
triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các
nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán
cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ [27].


20

Bảng 1.3. Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 19992003 (1000 USD)
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Mehico
2.145.740 2.177.340 2.330.802 2.244.340 2.613.682
Trung Quốc 1.520.732 1.544.583 1.746.170 1.883.286 2.180.735
Hoa Kỳ
1.786.431 1.890.211 1.869.025 1.927.826 2.045.684
EU 15*
1.290.816 1.203.329 1.307.123 1.751.691 1.996.556
Canada

1.012.444 1.133.427 1.186.231 1.093.157 1.277.580
Tổng số
10.328.118 10.307.853 11.024.076 11.842.019 13.187.927
(Nguồn : Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc)
* : Chưa tính 10 nước mới gia nhập.
Bảng 1.4. Các nước nhập khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ năm 19992003 (1000 USD).
Năm
Hoa Kỳ
EU 15*
Nhật Bản
Canada
Thuỵ Sỹ
Tổng

1999
2000
2001
2002
2003
2.572.523 2.649.443 2.961.114 3.137.699 3.608.033
2.655.180 2.497.698 2.595.432 2.616.852 3.020.397
2.057.448 2.027.249 1.962.375 1.683.568 1.762.682
974.688 1.083.313 1.118.506 1.250.723 1.337.656
360.325
329.157
342.805
365.265
437.631
11.300.643 11.369.621 12.242.632 12.959.504 13.703.054
(Nguồn : Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc)

* : Chưa tính 10 nước mới gia nhập.

Đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU15*, hàng năm
phải nhập một lượng rau tươi khổng lồ thì chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm rau quả là điều quan tâm hàng đầu. Vì vậy, từ những năm sau chiến tranh
thế giới lần thứ 2, quân đội Mỹ đã xây dựng một quy mô lớn ở Nhật Bản để sản
xuất rau an toàn trong dung dịch, năng suất cao gần gấp 3 lần so với trồng trên
đất và năng suất hành cao gấp 2 lần so với trồng đất.
Từ năm 1983-1984 ở Nhật Bản người ta đã trồng rau an toàn với công
nghệ không dùng đất tăng khoảng 500 ha, năng suất cà chua đạt 130-140


21

tấn/ha/năm, dưa leo 250 tấn/ha/năm và xà lách đạt 700 tấn/ha/năm (Theo Hồ
Hữu An) [14].
Ở Pháp, từ năm 1975 người ta đã ứng dụng công nghệ này không những
trồng rau mà còn trồng hoa với quy mô 300 ha.
Tại Gabông với kỹ thuật trồng không dùng đất, năng suất dưa tây đạt 3
kg/m2 sau trồng 75 ngày, dưa chuột 7 kg/ m2 sau trồng 90 ngày.
Tại Anh, người ta xây dựng một hệ thống kỹ thuật màng mỏng dinh
dưỡng sử dụng nhiệt thừa của nhà máy điện với diện tích 8,1 ha để trồng cà
chua [14].
Hà Lan là nước có nền công nghiệp phát triển, diện tích việc áp dụng
trồng cây không dùng đất trong mấy năm qua tăng đáng kể. Từ 515 ha (1982)
lên 800 ha (1983), 1000 ha (1984), 2000 ha (1986) và 3000 ha (1991) [14]
Ở Singapore, người ta đã trồng các loại rau diếp, bắp cải, cà chua, su hào
và một số loại rau ôn đới khác với kỹ thuật Aeroponic. Trước đây, loại rau ôn
đới trồng ở Singapore rất khó khăn, nhưng với kỹ thuật mới này thì các loại rau
hiện nay được trồng tương đối dễ dàng. Có các loại rau ôn đới nếu được trồng

theo kỹ thuật Aeroponic thì chỉ tốn một nửa thời gian sinh trưởng so với trồng
trên đất tự nhiên.
Ở Bắc Âu, năm 1991 đã có 4000 ha trồng rau trong dung dịch, ở Mỹ có
220 ha trồng trong nhà kính, trong đó có 75% diện tích rau được trồng bằng
công nghệ không dùng đất. Ở Hà Lan có 3600 ha và Nam Phi có 400 ha trồng
rau trong dung dịch [14].
Hiện nay, công nghệ sản xuất rau an toàn : Trồng rau không dùng đất theo
kiểu công nghiệp ở Mỹ đã đã được nhiều tiểu bang áp dụng. Cà chua có thể
trồng quanh năm với diện tích khoảng 266,4 ha, năng suất đạt 500 tấn/ha/năm
(18kg/cây), thời gian cho thu hoạch từ 7-8 tháng. Dưa chuột đạt 700
tấn/ha/3vụ/năm [14].


22

Theo thực nghiệm của Hồ Hữu An cùng Jesen M.H. Patrica A. Rorabaugh
tại trường Đại học tổng hợp AZ (Mỹ), năng suất dưa chuột đạt 212,8 tấn/ha/vụ,
(nếu trồng 3 vụ/năm có thể đạt 640 tấn/ha/năm).
Phải thừa nhận rằng tuy chi phí đầu tư ban đầu đối với sản xuất theo công
nghệ cao là lớn hơn rất nhiều so với sản xuất rau ngoài đồng, nhưng sản xuất
theo công nghệ cao đã có lợi thế hơn hẳn. Đặc biệt là sản xuất rau trong nhà
kính, với một không gian được thu hẹp hơn nhiều lần so với sản xuất ngoài
đồng, người ta dễ dàng hơn trong công tác bảo vệ thực vật, chăm sóc tốt hơn
cùng với hệ số vòng quay của đất cao đã dẫn đến năng suất rau trong nhà kính
cải thiện hơn nhiều nên đã góp phần hạ giá thành sản phẩm. Quan trọng hơn, sản
xuất rau theo công nghệ cao phần lớn đã đẩy lùi được nguy cơ gây ô nhiễm sản
phẩm rau do giảm nhiều được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật so với sản
xuất ngoài đồng. Dinh dưỡng, phân bón cho sản xuất được quản lý , bên cạnh đó
người ta đã chủ động bố trí sản xuất rau tránh xa các tác nhân gây ô nhiễm do
khói bụi, nước thải và Vi sinh vật gây bệnh cho người.

Trong 20 năm qua với sự gia tăng về dân số, nhu cầu tiêu dùng của con
người ngày càng cao nên sản lượng rau trên toàn thế giới không ngừng tăng.
Năm 1990 sản lượng rau trên thế giới là 441 triệu tấn đến năm 2000 đã đạt 602
triệu tấn. Lượng rau tiêu thụ bình quân theo đầu người là 78kg/năm. Riêng Châu
Á, sản lượng rau hàng năm đạt khoảng 400 triệu tấn với mức tăng trưởng
3%/năm (khoảng 5 triệu tấn/năm). Trong đó các nước đang phát triển như: Trung
Quốc đạt sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm, Ấn Độ đứng thứ 2 với sản
lượng 65 triệu tấn/năm (FAO,2001). Ở Châu Á, lượng rau trên đầu người bình quân
đạt 84 kg/người/năm, nhưng thay đổi đáng kể tuỳ theo từng nước.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật tiên
tiến trong sản xuất rau như : kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trong điều
kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nông
nghiệp...) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo qui trình sản xuất nghiêm ngặt
đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.


23

Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật công
nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối. Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồng vẫn
chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng có gì
thay thế được hình thức sản xuất này. Chẳng hạn như sản xuất rau trong nhà
kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trong khi
sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảm bảo và
giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào đó ngày
nay, với các công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thể dự trữ và
cung cấp rau ăn cho cả mùa đông.
3.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Việt Nam ta trải dài trên 15 vĩ độ, với địa hình không bằng phẳng bị chia
cắt, nên hình thành nhiều vùng sinh thái nông nghiệp mang những nét đặc trưng

riêng. Đối với nghề trồng rau, Việt Nam đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ
rệt [11].
- Vùng khí hậu á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Vùng này có mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 4-5 0C đôi khi xuống dưới 00C,
rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ôn đới.
- Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du và miền
núi phía Bắc với khí hậu chia thành 4 miền rõ rệt, cho phép trồng rau quanh
năm. Vụ Xuân Hè phù hợp cho việc trồng trọt các loại rau chịu nóng và ưa nước,
vụ Thu Đông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn, đặc biệt vụ Đông ở các
tỉnh đồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía bắc có thể trồng trọt các loại rau
có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như xu hào, cà chua, cải bắp,...
- Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng bao gồm các tỉnh cực nam Trung
bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận... Phù hợp với sản xuất một số loại rau đặc thù như
các loại dưa và hành tây.
- Vùng nhiệt đới điển hình : Các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia thành 2
mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp nhiều khó
khăn hơn cả.


24

Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phú
và đa dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đông. Có thể nói đây là thế
mạnh của sản xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Sản lượng rau trên đất nông nghiệp được hình thành từ 2 vùng sản
xuất chính:
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 3840 % và 45- 50 % sản lượng [8]. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu dùng
của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú và năng
suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn thực phẩm rau xanh ở đây lại thấp
hơn so với các vùng sản xuất khác.

- Vùng rau hàng hoá được luân canh với cây lương thực trong vụ đông
tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tại tỉnh Lâm
Đồng. Sản phẩm rau tươi của vùng này ngoài cho tiêu dùng trong nước còn là
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu sang các nước có mùa
đông lạnh không trồng được rau. Nếu phát huy được lợi thế này, ngành sản xuất
rau sẽ có tốc độ nhảy vọt.
Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng
rau gia đình bình quân 30m2/ hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản lượng
rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh sản xuất
tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/ người/ năm (tiêu thụ 80 kg)
như kế hoạch đề ra năm 2005 chúng ta mới chỉ đạt chỉ tiêu về khối lượng rau
cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu.
Diện tích đất trồng rau ở nước ta, theo thống kê có khoảng 445 nghìn ha
vào năm 2000, tăng 70% so với năm 1990, bình quân mỗi năm tăng 18,4 nghìn
ha (mức tăng 7%/năm). Năm 2001 là 450.000 ha, so với năm 1991 diện tích
trồng rau cả nước tăng 224% bình quân mỗi năm tăng 31.450 ha (ở mức
24,4%/năm). Trong đó các tỉnh phía bắc chiếm 56% diện tích (249.200 ha) và
các tỉnh phía nam chiếm 44% (196.000 ha) diện tích canh tác (Cục thống kê Hà
Nội) [9].


25

Năng suất rau Việt Nam nhìn chung không ổn định. Năm có năng suất cao
nhất (1998) đạt 14,48 tấn/ha, bằng 80% so với năng suất trung bình toàn thế giới
(xấp xỉ 18 tấn/ha). Năng suất rau năm 2001 là 13,8 tấn/ha, so với năng suất năm
1991 (11,55 tấn/ ha) thì năng suất bình quân cả nước trong mười năm chỉ tăng
2,25 tấn/ha [9]. Sản lượng rau năm 2001 đạt 6,2 triệu tấn so với sản lượng rau
1991 (3,21 triệu tấn) tăng 93%. Mức tăng sản lượng trung bình hàng năm (19912001) là 0,299 triệu tấn [9]
Bảng 1.5. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại phân theo

vùng (1995- 2005)
ĐVT: DT- 1000ha; NS- tạ/ha; SL- 1000 tấn
SS DT hiện trạng
Diện tích
Năng suất
Sản Lượng
với QĐ 182 của
Stt
Vùng
CP
1995 2005 1995 2005 1995
2005
2010
%
Cả nước 459.6 635,1 126,0 151,8 5792,2 9640,3
550
115,5
1
ĐBSH
126,7 158,6 157,0 179,9 1988,9 2852,8
130
112,0
2 TDMNBB 60,7
91,1 105,1 110,6 637,8 1008,0
75
121,5
3
BTB
57,7
68,5

81,2 97,8 427,8 670,2
60
114,2
4
DHNTB
30,9
44,0 109,0 140,1 336,7 616,4
60
73,3
5
TN
25,1
49,0 177,5 101,7 445,6 988,2
30
140,0
6
ĐNB
64,2
59,6
94,2 129,5 604,9 772,1
70
85,1
7
ĐBSCL
99,3 164,3 136,6 166,3 1350,5 2732,6
120
136,9
(Nguồn : Niên giám thống kê toàn quốc 2005)
Qua bảng thống kê trên, so với các miền trồng rau trên cả nước, thì năng
suất rau của Tây Nguyên là cao nhất (201,7 tạ/ha), nhưng sản lượng rau của Tây

Nguyên còn thua nhiều so với sản lượng rau của một số vùng trong nước (đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long).
Theo thống kê của Bộ Thương mại, trong những năm vừa qua, kim ngạch
xuất khẩu rau quả của Việt Nam liên tục tăng trưởng, từ mức 151,5 triệu USD
vào năm 2003 lên 235,5 triệu USD vào năm 2005, trong 11 tháng 2005 đã đạt
210 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ, cao gần gấp rưỡi tốc độ chung, ước
tính cả năm đạt 230 triệu USD. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau


×