Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm vườn quốc gia xuân sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

 ---------

TRẦN QUANG HƯNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA QUẢN LÝ RỪNG CỦA
CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------- ---------

TRẦN QUANG HƯNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA QUẢN LÝ RỪNG CỦA
CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA
XUÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ:


60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Nhâm

THÁI NGUYÊN, NĂM 2010

2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu
trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2010
TÁC GIẢ

Trần Quang Hưng

3


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện làm luận văn tốt nghiệp trong
chương trình đào tạo Thạc sỹ Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học tại Khoa Đào
tạo sau đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự
ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình quý báu của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình

và bạn bè.
Nhân dịp này cho tôi được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, tổ chức
và cá nhân:
Khoa Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu và toàn thể các thầy cô
giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn
thành khoá đào tạo.
PGS.TS Vũ Nhâm, giáo viên hướng dẫn khoa học của luận văn đã
định hướng và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ, Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Sơn,
các ban ngành huyện Tân Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi
thực hiện luận văn.
Uỷ ban nhân dân xã Xuân Đài và người dân của các khu hành chính
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện PRA xây
dựng quản lý rừng cộng đồng.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian, nhân lực và các điều kiện nghiên cứu
nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những
đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2010
TÁC GIẢ

Trần Quang Hưng
4


Mục lục
Nội dung

Trang


Mở đầu

01

Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

04

1.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu

04

1.1.1. Cộng đồng địa phương và quản lý rừng cộng đồng

04

1.1.2. Vùng đệm và quy chế quản lý vùng đệm ở Việt Nam

05

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới

07

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam

09

1.3.1. Quá trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam


09

1.3.2. Những nghiên cứu chính về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam

13

1.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam

16

Chương II: Quan điểm, mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương
pháp nghiên cứu

17

2.1. Quan điểm nghiên cứu

17

2.2. Mục tiêu nghiên cứu

17

2.2.1. Mục tiêu tổng quát

17

2.2.2. Mục tiêu cụ thể

17


2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

18

2.4. Nội dung nghiên cứu

18

2.4.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý và mức độ tham gia của cộng
đồng trong công tác quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH ở địa phương

18

2.4.2. Nghiên cứu vai trò của cộng đồng, những nguyên nhân cản trở
hoặc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng

18

2.4.3. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng cùng
tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và ĐDSH tại vùng đệm VQG

19

2.5. Phương pháp nghiên cứu

19

2.5.1. Phương pháp luận


19
5


2.5.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu, thông tin

22

2.5.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

26

Chương III: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

27

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

27

3.1.1. Vị trí địa lý, hành chính

27

3.1.2. Địa hình, địa mạo

27

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn


29

3.1.4. Thổ nhưỡng, đất đai

31

3.1.5. Tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất

32

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

33

3.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội các xã vùng đệm

33

3.2.2. Tình hình kinh tế xã hội xã Xuân Đài

35

3.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội

40

3.3.1. Thuận lợi

40


3.3.2. Khó khăn

40

Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

42

4.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý tài nguyên rừng, ĐDSH ở địa
phương và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rừng

42

4.1.1. Các hình thức quản lý rừng khu vực nghiên cứu

42

4.1.2. Thực trạng hoạt động bảo vệ, sử dụng rừng tại địa phương

43

4.1.3. Hoạt động khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở địa phương,
những nguy cơ và thách thức

47

4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý rừng ở khu vực
nghiên cứu

59


4.2. Nghiên cứu vai trò của cộng đồng, những nguyên nhân cản trở và thúc
đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

62

4.2.1. Các tổ chức cộng đồng ở địa phương và vai trò của cộng đồng
trong quản lý tài nguyên rừng

62

6


4.2.2. Những yếu tố cản trở và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và
quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

70

4.3. Đề xuât một số giải pháp thu hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên
rừng

76

4.3.1. Giải pháp tổ chức quản lý rừng dựa vào cộng đồng

76

4.3.2. Những giải pháp về kinh tế


82

4.3.3. Những giải pháp về xã hội

86

4.3.4. Những giải pháp về khoa học công nghệ

90

Kết luận, tồn tại và khuyến nghị

94

5.1. Kết luận

94

5.2. Tồn tại

96

5.3. Khuyến nghị

97

Tài liệu tham khảo

98


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Số liệu khí hậu của khu vực nghiên cứu

29

Bảng 3-2: Thực trạng giáo dục xã Xuân Đài

36

Bảng 3-3: Cơ cấu sử dụng đất xã Xuân Đài

38

Bảng 4-1: Đánh giá tỷ trọng các sản phẩm

48

Bảng 4-2: Nguồn thu tiền mặt của các hộ gia đình

49

Bảng 4-3: Xu hướng pháp triển của một số loài động vật chủ yếu

52

Bảng 4-4: Cơ cấu trưởng thôn và già làng trong thôn bản

67

Bảng 4-5: Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loài lâm sản


83

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3-1: Cơ cấu dân tộc các xã

33

Biểu đồ 3-2: Cơ cấu dân tộc xã Xuân Đài

35

Biểu đồ 3-3: Cơ cấu sử dụng đất xã Xuân Đài

38

7


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Ảnh 4-1: Khai thác Măng tại thôn Dụ

50

Ảnh 4-2: Khai thác gỗ Sâng tại vùng đệm

51

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4-1: Mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng của xã Xuân Đài


44

Sơ đồ 4-2: Hệ thống kiến thức bản địa và thể chế

54

Sơ đồ 4-3: Cơ cấu tổ chức của ban quản lý rừng cộng đồng khu hành chính

77

Sơ đồ 4-4: Tổ chức quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng

80

Sơ đồ 4-5: Phương pháp tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên

89

8


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên


BV&PTR

Bảo vệ và phát triển rừng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

LNCĐ

Lâm nghiệp cộng đồng

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PGS. TS

Phó giáo sư. Tiến sỹ

PRA

Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân

QĐ-TTg

Quyết định- Thủ tướng


RRA

Đánh giá nhanh nông thôn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

WWF

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới

9


MỞ ĐẦU
Hệ thống 3 loại rừng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Hệ thống rừng đặc dụng được coi là
chiến lược bảo tồn thiên nhiên lâu dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các
loài động, thực vật đang bị đe doạ. Năm 1962, khu rừng cấm quốc gia đầu tiên
Cúc Phương đã được thành lập. Hệ thống rừng đặc dụng chính thức được thành
lập theo Quyết định số 194/TTg ngày 9/8/1986 của Hội đồng bộ trưởng (nay là
Thủ tướng Chính phủ) với 86 khu được chia làm 3 loại: Vườn quốc gia (VQG),
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN), khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường. Ngày
17/9/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu
BTTN Việt Nam đến năm 2010 có tổng diện tích 3.029.321 ha, chiếm trên 9%

diện tích tự nhiên toàn quốc với 133 khu rừng đặc dụng trong đó có 32 VQG, 58
khu dự trữ thiên nhiên, 28 khu bảo tồn loài, nơi cư trú và 21 khu bảo tồn cảnh
quan. [3]
Do rừng bị thu hẹp, ĐDSH bị đẩy lùi tới những vùng núi nên hầu hết các
khu rừng đặc dụng phân bố ở vùng sâu xa, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số
sinh sống. Mỗi một khu rừng đặc dụng có những đặc điểm đặc trưng riêng biệt
nhưng thường có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, kinh tế
xã hội chưa phát triển, dân cư thưa thớt. Đặc điểm này đã gây ra không ít khó
khăn và trở ngại cho công tác quản lý các khu rừng đặc dụng trong những năm
qua. Lực lượng quản lý về lâm nghiệp mỏng, nhiều nơi không đủ điều kiện
thành lập ban quản lý rừng đặc dụng. Trình độ hiểu biết về ĐDSH cũng như tổ
chức quản lý rừng đặc dụng còn hạn chế. Tuy đã được Chính phủ và Chính
quyền các cấp quan tâm nhưng kinh phí giành cho các hoạt động BTTN vẫn rất
hạn hẹp. Nhiều khu rừng đặc dụng chỉ tồn tại trên danh nghĩa, không đầu tư,
không chủ quản lý. Cũng có nhiều khu tuy đã có ban quản lý nhưng lực lượng
mỏng, hoạt động kém hiệu quả. Những đặc điểm này là nguyên nhân dẫn đến
rừng và ĐDSH của các khu rừng đặc dụng vẫn tiếp tục bị tác động và suy giảm.

10


Từ trước tới nay, việc xây dựng các khu rừng đặc dụng cũng như xây
dựng kế hoạch quản lý và hoạt động vẫn thường được tiếp cận từ trên xuống,
chưa quan tâm đến người dân sống trong và gần các khu rừng đặc dụng. Điều
này đã đặt người dân với vai trò là người ngoài cuộc trong công tác bảo vệ rừng
và BTTN. Tiềm năng to lớn của người dân về lực lượng, về những hiểu biết và
kinh nghiệm lâu đời trong quản lý, sử dụng tài nguyên chưa được khai thác ứng
dụng. Trong khi đó, BTTN thường mâu thuẫn với những lợi ích của người dân
vốn sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Nhiều nơi, thay vì tham
gia quản lý bảo vệ tài nguyên, người dân đã đối đầu với lực lượng quản lý bảo

vệ rừng và chính quyền địa phương.
Để giảm bớt các áp lực đối với các khu rừng đặc dụng, chia sẻ gánh nặng
đối với chính quyền địa phương các cấp trước tình trạng trên thì việc tham gia
của người dân trong công tác BTTN là rất cần thiết. Sự tham gia của người dân
không chỉ dừng lại ở mức độ thụ động, mà cần phải nâng cao hơn nữa như được
giao đất, giao rừng, chủ động tham gia vào quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Từ
đó mới đánh giá đúng đắn vai trò của người dân trong công tác bảo vệ rừng và
BTTN, sử dụng và chia sẻ lợi ích. Trên cơ sở đó người dân mới thực sự tự
nguyện tham gia vào công tác bảo tồn, cũng như những hiểu biết và kinh
nghiệm của người dân mới được ứng dụng ngay trên mảnh đất hàng ngày họ
đang sinh sống.
Trước tình hình đó, Nhà nước đã triển khai một số chương trình, dự án hỗ
trợ cho người dân vùng đệm với số tiền không nhỏ. Tuy nhiên các dự án này
chưa thực sự có tác dụng nhiều trong việc thu hút người dân địa phương vào bảo
vệ rừng và BTTN tại các VQG, khu BTTN trên cả nước.
VQG Xuân Sơn được thành lập theo Quyết định 49/2002/QĐ-TTg, ngày
17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 32 VQG có trên lãnh thổ Việt
Nam, là địa bàn không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà
còn là hành lang giao lưu phát triển kinh tế nối liền vùng Tây Bắc và Đồng bằng

11


Bắc bộ. Với diện tích tự nhiên là 33.687 ha bao gồm vùng lõi là 15.048 ha và
vùng đệm 18.639 ha trong đó diện tích rừng núi đá vôi chiếm khoảng 10%, độ
che phủ của rừng chiếm 60,5%. VQG Xuân Sơn nằm trong dãy núi liên hoàn
phía Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, đồng thời là lá phổi xanh của tỉnh Phú
Thọ, rừng đầu nguồn sông Bứa và các chi lưu của sông Đà, sông Hồng. Nơi đây
còn nổi tiếng với vùng rừng núi có nhiều cảnh quan tự nhiên đa dạng kỳ thú, làm
nền tảng cho sự hình thành phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên.[22]

VQG Xuân Sơn cũng như các VQG và khu BTTN khác trong cả nước
đang đứng trước thách thức rất lớn về áp lực tác động trực tiếp của người dân
vùng đệm lên tài nguyên rừng của VQG, mặt khác chưa có nghiên cứu cụ thể
nào về sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm của VQG Xuân
Sơn, chưa tìm được những nguyên nhân cản trở người dân tham gia bảo vệ tài
nguyên rừng.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
vùng đệm VQG Xuân Sơn từ đó đề xuất các giải pháp thu hút cộng đồng địa
phương tham gia bảo vệ tài nguyên rừng góp phần giảm áp lực của cộng đồng
dân cư sống trong vùng đệm tới VQG, luận văn tiến hành nghiên cứu với tựa đề:
“Nghiên cứu sự tham gia quản lý rừng của cộng đồng tại vùng đệm
Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ”

12


Chương I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Cộng đồng địa phương và quản lý rừng cộng đồng:
Theo Darcy Davis Case (1990), cộng đồng địa phương là nhóm người
cùng sống trên một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung,
các luật lệ xã hội chung hoặc có quan hệ gia đình với nhau. [16]
Phạm Xuân Phương (2001) [12], trong báo cáo hội thảo quốc gia “Khuôn
khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam” được tổ chức tại Hà
Nội tháng 11/2001 cho rằng: “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống
thành một xã hội có những điểm tương đồng về mặt văn hoá truyền thống, có
mối quan hệ sản xuất, đời sống gắn bó với nhau và thường có danh giới không
gian trong một làng bản”.
Theo điều 3 của Luật bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) năm 2004

[14], thì cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong
cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.
Như vậy, cộng đồng có thể là cộng đồng dân cư thôn, làng bản, cộng đồng
các dòng họ, các nhóm người có những đặc điểm và lợi ích chung,… trong
phạm vi nghiên cứu này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa cộng đồng địa phương
là thôn, xóm.
Quản lý rừng cộng đồng là quản lý tài nguyên rừng mà trong đó phát huy
được năng lực nội sinh của cộng đồng cho hoạt động quản lý. Những giải pháp
quản lý rừng cộng đồng luôn chứa đựng những sắc thái của phong tục tập quán,
ý thức tôn giáo, nhận thức, kiến thức của người dân, đặc điểm quan hệ gia đình,
họ hàng, làng xóm, chính sách pháp luật,… trong khi các nước công nghiệp phát
triển đề cao vai trò cá nhân, thì các nước đang phát triển đặc biệt là vùng Châu
Á - Thái Bình Dương vấn đề gia đình và cộng đồng lại được đánh giá cao.

13


Trong nhiều trường hợp, quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng đã
đem lại những hiệu quả to lớn cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường
sinh thái.[20]
Quản lý rừng cộng đồng là hoạt động quản lý rừng được thực hiện trên
diện tích được giao cho các hộ gia đình, các nhóm hộ, các tổ chức chính trị xã
hội ở thôn bản, hay cho cả thôn bản. Trên cơ sở giao đất lâm nghiệp, các tổ chức
lâm nghiệp của Nhà nước hỗ trợ cộng đồng thôn bản tự quản lý một cách bền
vững tài nguyên rừng dựa trên sự phối hợp và hợp tác giữa các thành viên trong
cộng đồng cũng như giữa cộng đồng với tổ chức chính quyền địa phương. Quản
lý bền vững nguồn tài nguyên rừng tại cộng đồng nhằm đạt được các mục tiêu
tăng thu nhập, tăng các sản phẩm lấy từ rừng, tăng độ che phủ của rừng, cải
thiện nguồn nước nhưng không trái pháp luật của Nhà nước. Như vậy, quản lý
rừng cộng đồng là tất cả các hoạt động quản lý rừng do người dân thôn bản (hộ

gia đình, nhóm hộ, thôn, bản) thực hiện trên diện tích đất lâm nghiệp được giao
và khoán trên cơ sở hợp tác giữa các thành viên trong cộng đồng với các tổ chức
ngoài cộng đồng.[1]
1.1.2. Vùng đệm và quy chế quản lý vùng đệm ở Việt Nam:
Gần đây nhất, khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyết định
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Chính phủ. Một lần nữa vùng đệm được
xác định nằm ngoài VQG, Quyết định này đã đề cập một cách tương đối toàn
diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các
bên liên quan trong việc phát triển kinh tế, xã hội vùng đệm.
Theo Quyết định này [19]. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng
đất có mặt nước nằm liền kề với VQG và khu BTTN bao gồm toàn bộ hoặc một
phần các xã, phường, thị trấn nằm sát ranh giới với VQG và khu BTTN. Vùng
đệm được xác lập nhằm ngăn chặn, giảm nhẹ sự xâm hại của con người tới VQG
và Khu BTTN. VQG và khu BTTN phải xây dựng vùng đệm cho khu rừng. Ban
quản lý khu rừng đặc dụng tổ chức cho cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia
14


các hoạt động bảo vệ, bảo tồn, sử dụng hợp lý lâm sản và các tài nguyên tự
nhiên, các dịch vụ du lịch sinh thái để góp phần nâng cao thu nhập gắn sinh kế
của người dân với các hoạt động của khu rừng đặc dụng. Cơ quan chính quyền
Nhà nước trên địa bàn vùng đệm lập dự án đầu tư phát triển sản xuất và cơ sở hạ
tầng nông thôn để ổn định cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đồng thời thiết lập
quy chế trách nhiệm của cộng đồng dân cư với từng hộ gia đình trong việc bảo
vệ và bảo tồn khu rừng đặc dụng. Diện tích vùng đệm không tính vào diện tích
của khu rừng đặc dụng.
Như vậy tất cả các VQG, khu BTTN đều phải có vùng đệm, đây là chiếc
nôi, là vành đai bao quanh có tác dụng bảo vệ vùng lõi VQG, khu BTTN. Vì
vậy, đầu tư xây dựng và quản lý vùng đệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Đầu tư phát triển vùng đệm nhằm giảm nhẹ nguy cơ, thách thức và những

khó khăn trong việc bảo vệ ĐDSH. Mọi cố gắng đầu tư xây dựng và quản lý
vùng đệm là để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển nông
thôn. Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có hàng loạt các biện pháp tổng
hợp: Kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, thông tin truyền thông và phải huy
động nội lực của nhiều ngành khác nhau. Yêu cầu quan trọng của việc quản lý
vùng đệm là phải thu hút được sự tham gia của các bên liên quan. Trong đó, đặc
biệt đề cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của người dân trong cộng đồng địa
phương.
Quản lý vùng đệm được nhìn nhận như là một hành động can thiệp dài
hạn nhằm đạt được tính bền vững về sinh thái, xã hội, tổ chức kinh tế.
Để phát huy vai trò của vùng đệm đối với bảo tồn và phát triển, trước hết
cần phải giải quyết những vấn đề sau:
- Phải có quy hoạch vùng lõi và vùng đệm rõ ràng, có mốc giới kiên cố.
- Xác định cơ chế chia sẻ lợi ích có hiệu quả. Người dân được hưởng lợi
gì từ khu BTTN hoặc VQG.

15


- Xác định rõ ràng mục tiêu phát triển vùng đệm và có các dự án để thực
hiện mục tiêu đó.
- Phối hợp tốt các chương trình, dự án của các cấp, các ngành khác nhau
trên cùng 1 địa bàn.
- Xây dựng cơ chế phối hợp cùng tham gia giữa các bên liên quan.
Trong các vấn đề trên thì sự tham gia và hỗ trợ của người dân địa phương
là hết sức quan trọng. Các mục tiêu của dự án phải phù hợp với nguyện vọng
của người dân. Người dân phải thực sự làm chủ trong vùng đệm về tài nguyên,
công việc và quyền lợi. Chỉ khi họ trở thành người chủ đích thực thì họ sẽ có
trách nhiệm với chính nơi mà họ đang sinh sống.
Vùng đệm có vai trò hết sức quan trọng đối với bảo tồn và phát triển, song

việc quản lý vùng đệm gặp nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi phải có nhiều
biện pháp tổng hợp về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tuyên truyền và phải
huy động nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau lâu dài, liên tục. Các bên
liên quan trong quản lý vùng đệm và VQG phát huy vai trò, trách nhiệm của
mình đối với bảo tồn và phát triển.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới:
Trong giai đoạn hiện nay quản lý rừng cộng đồng đang được xem như là
một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hỗ trợ giải
quyết tình trạng suy thoái tài nguyên, đã có không ít những mô hình quản lý tài
nguyên cộng đồng được hình thành ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippine,... Đây
là những bài học quý giá cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý bền
vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.
Ở Canada, trong bài viết của Sherry, E,1999 [26] về quản lý rừng cộng
đồng ở VQG Vutut vừa là một khu BTTN vừa là khu di sản văn hoá của người
thổ dân ở vùng Bắc Cực. Ban quản lý VQG đã phối hợp với chính quyền và thổ
dân huy động lực lượng đã làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã

16


và tăng các giá trị của VQG. Sự tham gia quản lý rừng cộng đồng đã kết hợp
được các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý
VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển
kinh tế xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Quản lý rừng
cộng đồng đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và
bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác
bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Quản lý rừng cộng đồng tại
VQG Vutut được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để
“kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” Nhà nước văn minh và cộng đồng
thổ dân.

Ở Nam Phi, Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, 2000 [23]. Trong báo
cáo “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi” đã nghiên cứu các hoạt động
hợp tác quản lý tại VQG Richtersveld là khu vực giàu có về tài nguyên thiên
nhiên và mỏ kim cương. Các cộng đồng dân cư ở đây là những người di cư từ
tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai thác kim cương. Tuy nhiên đời sống của
người dân vẫn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong
các hầm mỏ nguy hiểm. Người dân nhận thức chưa cao về BTTN, trong khi đó
công việc của họ là ảnh hưởng tới ĐDSH. Ban quản lý VQG đã phải nghiên cứu
phương thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm 1991 mới chính thức tìm
ra được phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này
chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên (Contractual Agreement).
Trong đó người dân cam kết bảo vệ ĐDSH trên địa phận của mình, còn chính
quyền và Ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các
điều kiện kinh tế xã hội khác.
Theo báo cáo của Oli Krishna Prasad 1999 [24], tại khu bảo tồn Hoàng
gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với
một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục vụ cho du lịch. Lợi
ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% lợi

17


nhuận thu được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát
triển kinh tế, xã hội của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức thu
hút cộng đồng vào quản lý tài nguyên rừng để phục vụ cho du lịch ở vùng đệm.
Thái Lan là một nước châu Á được đánh giá đã đạt được nhiều thành tựu
trong công tác xây dựng các chương trình quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng
đồng. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường
rất thành thạo khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc tham gia quản lý khu Bảo
tồn. Poffenberger, M. và McGean, B. 1993 [25]. trong báo cáo “Liên minh cộng

đồng quản lý rừng ở Thái Lan” đã có nghiên cứu điểm tại VQG Dong Yai nằm ở
Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Đó là những
vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn ĐDSH, đồng thời cũng là những vùng
có nhiều điểm độc đáo về kinh tế xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng
người dân địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Tại
Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tự tổ chức
các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây
dựng quản lý hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái
cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng
dân cư cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng
định rằng nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và chuyển giao quyền lực
thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá
mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và tác động tới môi trường.
Quản lý rừng cộng đồng ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý
báu cho Việt Nam, bởi Thái Lan cũng là một nước vùng Đông Nam Á, có một
số đặc điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội.
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam:
1.3.1. Quá trình phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam:
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu tố quan trọng tạo nên
cơ sở cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát triển tài
18


nguyên rừng. Vì vậy, vấn đề phát huy vai trò của các cộng đồng để quản lý
nguồn tài nguyên này là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống, vừa có
thể tạo ra một cách quản lý tài nguyên có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp
với xu hướng phát triển của thế giới. [13]
Ngày nay ở Việt Nam, quản lý rừng cộng đồng đã được nhận thức như
một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng cao.
Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được tham gia vào quá

trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và hình thành giải
pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ, phát triển và sử
dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh của mỗi gia đình
và cộng đồng.
Các giai đoạn phát triển chính sách lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ). [11]:
Giai đoạn trước năm 1954:
Thừa nhận sự tồn tại của rừng cộng đồng. Lâm nghiệp thuộc địa, phong
kiến thừa nhận rừng cộng đồng truyền thống. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên
các hương ước và luật tục truyền thống.
Giai đoạn 1954 - 1975:
Không quan tâm đến rừng cộng đồng nhưng tôn trọng cộng đồng đang
quản lý những khu rừng theo truyền thống. Lâm nghiệp hộ gia đình được xác
định là kinh tế phụ. Trong khi đó, ở miền Nam, giống thời kỳ trước năm 1954.
Giai đoạn 1976 - 1985:
Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể, rừng
do cộng đồng quản lý bị thu hẹp. Lâm nghiệp quốc doanh và lâm nghiệp tập thể
phát triển ở quy mô lớn theo cơ chế kế hoạch hóa, tập trung cao độ. LNCĐ và
lâm nghiệp hộ gia đình không được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, một số
nơi ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự
công nhận nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lỏng lẻo.

19


Quyết định 184 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1982 và Chỉ thị 29 của Ban
bí thư năm 1983 về giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế quốc doanh và
tập thể, bắt đầu chú ý đến hợp đồng khoán rừng cho hộ gia đình.
Giai đoạn 1986 - 1992:
Đề cập làng bản là chủ rừng hợp pháp đối với rừng truyền thống.
Năm 1986, Chính phủ bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới bằng việc

thừa nhận 5 thành phần kinh tế. Năm 1988 và năm 1991 lần đầu tiên ra đời Luật
đất đai và Luật BV&PTR cho phép giao đất, giao rừng cho tổ chức, cá nhân và
hộ gia đình. Lâm nghiệp hộ gia đình được thừa nhận.
Ngày 17/1/1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ra Nghị định số 17/HĐBT về việc thi hành Luật BV&PTR xác nhận làng,
bản có rừng trước ngày ban hành Luật BV&PTR là chủ rừng hợp pháp.
Giai đoạn 1993 - 2002:
Tăng cường quá trình phi tập trung hoá trong quản lý rừng, quan tâm đến
xã hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với LNCĐ chưa rõ ràng.
Ở các địa phương thực hiện nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng nhưng
ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất thí điểm. Bộ NN&PTNT thành lập Tổ
công tác Quốc gia về LNCĐ để triển khai một số nghiên cứu và tổ chức nhiều
hội thảo quốc gia về LNCĐ. Nhiều chương trình, dự án quốc tế quan tâm đến
phát triển LNCĐ. Nhưng về cơ bản LNCĐ chưa được thể chế hóa rõ ràng.
Luật đất đai (sửa đổi) năm 1993, Nghị định 02/CP năm 1994 và Nghị định
163/CP năm 1999 về giao đất lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối
tượng cộng đồng. Luật Dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là
một chủ thể kinh tế có tư cách pháp nhân.
Trong giai đoạn này nhiều địa phương đã vận dụng một số văn bản của
Nhà nước và của ngành cho phát triển LNCĐ như Nghị định 01/CP năm 1995
về giao khoán đất lâm nghiệp, Nghị định số 29/CP năm 1998 về Quy chế thực
20


hiện dân chủ ở xã, Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm
của Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Thông tư 56/TT năm 1999
của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ phát triển rừng
trong cộng đồng, Quyết định 08/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quy chế quản lý 3
loại rừng, Quyết định 178/2001/QĐ-TTg năm 2001 về quyền hưởng lợi và nghĩa
vụ khi tham gia quản lý rừng.

Giai đoạn từ 2003 đến nay:
Hình thành khung pháp lý cơ bản cho lâm nghiệp cộng đồng.
Theo Luật Đất đai mới năm 2003, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước
giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử
dụng đất. Luật BV&PTR mới năm 2004 có một mục riêng quy định về giao
rừng cho cộng đồng dân cư thôn, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn
được giao rừng.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ
về thi hành Luật đất đai quy định cộng đồng dân cư thôn được giao đất rừng
phòng hộ với các quyền chung như hộ gia đình và cá nhân được giao đất lâm
nghiệp nhưng cộng đồng dân cư thôn không được chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử đụng đất.
Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng.
Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình
thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và
cùng quản lý, sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.
Luật BV&PTR năm 2004 quy định cộng đồng dân cư thôn là một trong
những chủ thể có quyền nhận rừng. Với tư cách trên thì cộng đồng dân cư thôn
được nhà nước giao rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng. Luật BV&PTR
năm 2004 cũng định nghĩa rất rõ ràng về quyền sử dụng rừng và quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng cũng như việc công nhận các quyền đó đối với các
21


chủ rừng. Theo Luật BV&PTR thì giao rừng là việc nhà nước ra quyết định
hành chính để trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng. Chủ rừng là cộng đồng
dân cư thôn cũng được nhà nước giao rừng không thu tiền đối với rừng sản xuất
và rừng phòng hộ.
Về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn cũng được quy định

trong Luật BV&PTR, thể hiện ở một số điểm rõ ràng là: Ngoài các quyền và
nghĩa vụ chung được quy định: Không được phân chia rừng cho các thành viên
trong thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế
chấp, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,
giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
Như vậy, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản
cho quản lý rừng cộng đồng, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất
đai năm 2003, Luật BV&PTR năm 2004 và các văn bản chính sách khác. Tuy
nhiên các văn bản chính sách này không quy định các quyền hưởng lợi cho cộng
đồng quản lý rừng.
1.3.2. Sự tham gia quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam:
Kể từ khi VQG Cúc Phương được thành lập năm 1962 cho tới nay nước ta
đã có 32 VQG và 126 khu BTTN trải đều trên khắp lãnh thổ.
Vùng đệm của các khu BTTN và VQG chính thức được đề cập khi có
Quyết định số 194-CT ngày 9/8/1986 quy định danh mục 73 khu rừng cấm và
quyết định số 1171-CT ngày 30/11/1986 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&
PTNT) ban hành các loại quy chế rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
quy định về vùng đệm các VQG và khu BTTN, tuy nhiên cho đến nay việc thực
hiện quản lý vùng đệm còn rất hạn chế.
Quản lý rừng cộng đồng được xây dựng dựa trên phong tục tập quán của
người dân địa phương. Có những phong tục tập quán phù hợp với yêu cầu của
quản lý bền vững tài nguyên rừng. Nhưng cũng có những phong tục tập quán
ngược lại với yêu cầu của quản lý bền vững tài nguyên rừng. Vì vậy, quản lý
22


rừng cộng đồng phải hướng người dân vào phát huy được những phong tục tập
quán có lợi và giảm dần những phong tục tập quán cản trở hoạt động quản lý
bền vững tài nguyên rừng. Tuy nhiên, phong tục tập quán, nhận thức, kiến thức
của người dân không phải là bất biến. Chúng thay đổi không ngừng cùng sự tiến

bộ của xã hội. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng cộng đồng không chỉ phù
hợp với đặc điểm nhận thức và kiến thức của người dân mà còn phải hướng đến
làm thay đổi chúng theo chiều hướng có lợi cho hoạt động quản lý bền vững tài
nguyên rừng. [16]
Ngày nay ở nước ta, quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng đã được
nhận thức như một trong những giải pháp hiệu quả để quản lý tài nguyên thiên
nhiên vùng cao. Đó là cách quản lý mà mọi thành viên cộng đồng đều được
tham gia vào quá trình phân tích đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và
hình thành giải pháp để phát huy mọi nguồn lực của địa phương cho bảo vệ,
phát triển và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì sự phồn thịnh
của mỗi gia đình và cộng đồng.
Trần Ngọc Lân và các đồng sự (1995 - 1998) [10], đã tiến hành nghiên
cứu tại vùng đệm khu BTTN Pù Mát và dựa trên nghiên cứu này, cuốn sách
“Phát triển bền vững vùng đệm khu BTTN và VQG” được ra đời năm 1999.
Nghiên cứu đã đánh giá áp lực của vùng đệm lên khu bảo tồn và hệ thống nông
hộ tại vùng đệm Pù Mát. Tác giả kết luận rằng các nông hộ trong vùng đệm Pù
Mát có sự gắn bó chặt chẽ với rừng, nguồn thu nhập từ khai thác lâm sản và
canh tác nương rẫy chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu nhập của mỗi nông hộ.
Hiện tại, các nông hộ đang có sự chuyển đổi về sinh kế, song mới chỉ rất ít ở các
nông hộ có sự hiểu biết và có vốn đầu tư.
Nguyễn Huy Dũng cùng cộng sự (1999) [7], đã nghiên cứu các hình thức
quản lý rừng cộng đồng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà tỉnh Cao Bằng. Tác
giả đã đi sâu vào nghiên cứu về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và lợi ích
của quản lý mang lại cho cộng đồng người dân trong thôn bản. Nghiên cứu này

23


đã chỉ ra rằng quản lý rừng cộng đồng ở đây được hình thành tự phát bởi cộng
đồng dân bản trước thực tế và nhu cầu cuộc sống về lâm sản và sử dụng lâm sản.

Đây là một mô hình, hình thức quản lý dựa trên các luật tục của cộng đồng cho
hiệu quả tốt trong phát triển kinh tế và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên rừng.
Hiện nay ở một số địa phương như Sơn La và Lai Châu, thuộc vùng hoạt
động của dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (Chương trình hợp tác kỹ thuật Việt
Nam - Cộng hoà Liên bang Đức) [6], đã xây dựng nên các mô hình quản lý rừng
cộng đồng. Dự án đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh (Chi cục Kiểm lâm,
chi cục Lâm nghiệp và chính quyền địa phương cấp huyện, xã) trong việc tiến
hành giao quyền sử dụng rừng và đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, các đoàn
thể và cộng đồng, hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất, xây dựng các quy ước quản lý
bảo vệ rừng thôn bản. Tiếp sau đó, một bước đột phá trong hoạt động quản lý
rừng cộng đồng là dự án đã tiến hành xây dựng và áp dụng “Phương pháp đánh
giá tài nguyên rừng có sự tham gia và lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng” cho
các thôn bản trong vùng dự án. Đây là phương pháp được các nhà khoa học đầu
ngành đánh giá là rất tốt cho việc quản lý sử dụng rừng trên các diện tích đã giao
quyền sử dụng cho các hộ, các tổ chức và cộng đồng.
Vũ Hoài Minh và Hans Warfvinge (2002) [27], đã tiến hành đánh giá về
thực trạng quản lý rừng tự nhiên bởi các hộ gia đình và cộng đồng địa phương ở
3 tỉnh Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tiến hành tìm hiểu
về sự hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề hưởng lợi, quyền sở hữu
và các chính sách liên quan đến hình thức quản lý này. Trong 5 mô hình quản lý
rừng cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng đồng địa phương (hình thức
quản lý của các đồng bào dân tộc thiểu số như Mường, Thái) và được chính
quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra các quy định, quản lý, sử dụng lâm
sản cũng như các hoạt động xây dựng và phát triển rừng. Hình thức quản lý ở
Thuỷ Yên Thượng (cộng đồng là người kinh) được xây dựng dựa trên sự hợp tác
giữa chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) với sự hỗ trợ của dự án quốc tế.

24



Trong hội thảo “Mạng lưới lâm nghiệp Châu Á” (Asia Forest Network)
tháng 9/2003 tại Cao Bằng, Việt Nam [9]. Các nước thành viên đã thảo luận về
các bước lập kế hoạch và xây dựng quy ước quản lý rừng cộng đồng (đánh giá
tài nguyên có sự tham gia, các chương trình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cơ
sở cộng đồng, thu nhập qua quản lý rừng cộng đồng, chương trình đánh giá và
giám sát, các chính sách về quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng,…) các nước
thành viên tham dự đi đến thống nhất các hoạt động thảo luận và đi đến thoả
thuận hợp tác trong các lĩnh vực quản lý rừng cộng đồng. Đây là một thành công
của hội thảo và là bước ngoặt cho công tác quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng
đồng của các quốc gia trong khu vực.
1.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.
Từ những kết quả trên có thể rút ra những bài học chủ yếu cho quản lý
rừng cộng đồng ở Việt Nam như sau:
- Quản lý rừng cộng đồng là phương thức quản lý dựa vào những tổ chức,
luật lệ cộng đồng. Nó cần thiết cho cả quản lý rừng thuộc sở hữu của Nhà nước,
sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân và đặc biệt có ý nhĩa ở vùng sâu, vùng xa,
nơi mà ý thức chấp hành pháp luật còn chưa cao và nhận thức của người dân về
rừng còn hạn chế.
Quản lý rừng cộng đồng sẽ thành công khi nó đảm bảo chia sẻ hợp lý các
hoạt động từ hoạt động quản lý. Cộng đồng sẽ không thể tích cực tham gia quản
lý rừng khi không nhìn thấy lợi ích của chính mình trong quản lý rừng.
Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa Nhà nước với cộng đồng,
giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của
quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Quản lý rừng cộng đồng cần phải được phối hợp với các phương thức
quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý đựa vào chính sách và thể chế
Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng của các hộ gia đình.

25



×