Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN THỊ HOAN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
THỨC ĂN Ủ XANH ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số
: 60.62.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LIÊN

THÁI NGUYÊN - 2007


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Trần Thị Hoan



1

LỜI CẢM ƠN
Trong qúa trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ
khoa học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà
trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin trân trọng
bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:
Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa
Sau Đại học, phòng Đào tạo Khoa học và Hợp tác quốc tế và các thầy cô giáo
khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo
hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Liên và các thầy giáo: GS.TS Từ Quang Hiển,
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyên, PGS.TS Nguyễn Văn Bình...
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Công ty TNHH Thái Việt,
Ban Quản lý dự án chăn nuôi bò sữa tỉnh Thái Nguyên, Phòng Nông nghiệp,
phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lỏng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng
chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày.... tháng.... năm 2007
Tác giả

Trần Thị Hoan


2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSDT: Chỉ số dài thân
CSKL: Chỉ số khối lượng
CSTM: Chỉ số tròn mình
CSRN: Chỉ số rộng ngực
CSTX: Chỉ số to xương
ĐVT: Đơn vị tính
VCK: Vật chất khô


3

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ..................................................................... 2
2.1. Mục đích của đề tài................................................................................ 2
2.2. Yêu cầu của đề tài.................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò........................................... 3
1.1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng ........................................................... 3
1.1.1.2. Các quy luật của qúa trình sinh trưởng....................................... 3
1.1.1.3. Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng

tới sản lượng sữa của bò.............................................................. 7
1.1.2. Thức ăn ủ xanh ................................................................................. 14
1.1.2.1. Nguyên lý ủ xanh...................................................................... 14
1.1.2.2. Kỹ thuật ủ xanh ........................................................................ 17
1.1.2.3. Tác dụng của thức ăn ủ xanh .................................................... 18
1.1.2.4. Lượng thức ăn ủ xanh cần thiết ................................................ 19
1.2. Tình hình chăn nuôi trong và ngoài nước ................................................ 20
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 20
1.2.1.1. Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng........................................ 20


4

1.2.1.2. Nghiên cứu về khả năng sinh sản của bò.................................. 22
1.2.1.3. Ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng suất và chất lượng
sữa bò .......................................................................................... 24
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................... 25
1.2.2.1. Sự phát triển và phân bố đàn bò sữa trong nước ...................... 25
1.2.2.2. Các giống bò sữa nuôi tại Việt Nam......................................... 28
1.2.2.3. Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và khả năng sinh sản .... 31
1.2.2.4. Ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến sản lượng và chất lượng
sữa bò......................................................................................... 31
1.3. Một số thông tin chính về tỉnh Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ............ 33
1.3.1. Một số thông tin chính về tỉnh Thái Nguyên.................................. 33
1.3.2. Một số thông tin chính về huyện Đồng Hỷ..................................... 38
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ....................................................... 41
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 41
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu................................................................ 41
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 41

2.2.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................ 41
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 41
2.3.1. Thực trạng đàn bò sữa ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ........... 41
2.3.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng của đàn bê sữa hậu bị
và đàn bò sinh sản huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ở các lứa
tuổi từ sơ sinh đến lớn hơn 36 tháng tuổi, gồm các chỉ tiêu ............. 41
2.3.3. Nghiên cứu khả năng sinh sản và khả năng sản xuất sữa của đàn
bò sữa nuôi tại huyện Đồng Hỷ ........................................................ 42
2.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến khả năng sản
xuất của bò sữa.................................................................................. 42


5

2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 42
2.4.1. Nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên............................................................................... 42
2.4.2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng của bê và đàn bò sữa
của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên ở các lứa tuổi từ sơ sinh
đến 36 tháng tuổi, gồm các chỉ tiêu .................................................. 42
2.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn ủ xanh đến khả
năng sản xuất của bò sữa................................................................... 44
2.5. Ph−¬ng ph¸p xö lý sè liÖu ........................................................................ 46
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 47
3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của huyện Đồng Hỷ........................... 47
3.1.1. Số lượng và phân bố đàn bò của huyện Đồng Hỷ............................ 47
3.1.2. Số lượng và phân bố đàn bò sữa tại huyện Đồng Hỷ....................... 48
3.1.3. Cơ cấu đàn bò sữa theo lứa tuổi và theo hiện trạng tại các xã
điều tra ở huyện Đồng Hỷ năm 2006................................................ 49
3.1.4. Cơ cấu đàn bò sữa theo giống tại các xã điều tra của huyện

Đồng Hỷ từ năm 2003 đến năm 2006 ............................................... 50
3.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bê sữa huyện Đồng Hỷ ........................... 51
3.2.1. Khối lượng tích luỹ của đàn bê sữa qua các độ tuổi ........................ 51
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của đàn bê sữa
huyện Đồng Hỷ ................................................................................. 53
3.2.3. Kích thước một số chiều đo cơ thể của đàn bê sữa huyện Đồng Hỷ.......55
3.2.4. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của đàn bê sữa tại huyện Đồng Hỷ.........56
3.3. Khả năng sinh trưởng của đàn bò sữa huyện Đồng Hỷ ........................... 57
3.3.1. Khối lượng tích luỹ của đàn bò sữa qua các thời kỳ ........................ 57
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bò sữa huyện
Đồng Hỷ ............................................................................................ 58


6

3.3.3. Kích thước một số chiều đo cơ thể của đàn bò sữa huyện Đồng Hỷ ......60
3.3.4. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của bò sữa tại huyện Đồng Hỷ ........ 61
3.4. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và khả năng sản xuất của bò sữa tại
huyện Đồng Hỷ...................................................................................... 62
3.4.1. Các chỉ tiêu sinh sản của đàn bò sữa ............................................... 62
3.4.2. Khả năng sản xuất và chất lượng sữa của bò sữa tại huyện Đồng Hỷ ....63
3.5. Kết quả nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng thức ăn ủ xanh
đến khả năng sản xuất của bò sữa.......................................................... 64
3.5.1. Kết quả phân tích thành phần hoá học của cỏ voi tươi và
thức ăn ủ xanh ........................................................................... 64
3.5.2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cỏ ủ xanh đến năng suất sữa
của đàn bò thí nghiệm ....................................................................... 66
3.5.3. Hiệu quả kinh tế .................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 72
1. Kết luận ....................................................................................................... 72

2. Đề nghị ........................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74


7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 45
Bảng 3.1. Số lượng đàn bò của huyện Đồng Hỷ từ năm 2003 - 2006 ............ 47
Bảng 3.2. Số lượng và phân bố đàn bò sữa tại huyện Đồng Hỷ từ năm
2003 - 2006............................................................................. 48
Bảng 3.3. Cơ cấu đàn bò sữa theo lứa tuổi và theo hiện trạng tại huyện
Đồng Hỷ năm 2006 ........................................................................ 49
Bảng 3.4. Cơ cấu đàn bò sữa của huyện Đồng Hỷ từ năm 2003 đến năm 2006 ...50
Bảng 3.5. Khối lượng của đàn bê sữa ............................................................ 51
Bảng 3.6. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của đàn bê sữa
qua các giai đoạn (từ SS -18 tháng tuổi)........................................ 53
Bảng 3.7. Kích thước một số chiều đo chính của bê sữa tại huyện Đồng Hỷ ....55
Bảng 3.8. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của đàn bê sữa ở các lứa tuổi ................56
Bảng 3.9. Khối lượng của đàn bò sữa ............................................................ 57
Bảng 3.10. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của bò sữa qua
các giai đoạn (từ 24 - lớn hơn 36 tháng tuổi)................................. 59
Bảng 3.11. Kích thước một số chiều đo chính của bò sinh sản huyện Đồng Hỷ ..61
Bảng 3.12. Một số chỉ số cấu tạo thể hình của đàn bò sữa ở các lứa tuổi ..... 61
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của đàn bò sữa tại huyện Đồng Hỷ ........62
Bảng 3.14. Khả năng sản xuất và chất lượng sữa ........................................... 63
Bảng 3.15. Kết quả phân tích cỏ voi tươi và thức ăn ủ xanh .......................... 65
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn có cỏ ủ xanh đến năng suất sữa
của đang bò .................................................................................... 66
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của khẩu phần có thức ăn ủ xanh đến chất lượng sữa

của bò ............................................................................................. 69
Bảng 3.18. Chi phí thức ăn trong thời gian thí nghiệm .................................. 70


8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của đàn bê sữa huyện Đồng Hỷ ................ 52
Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn bê sữa huyện Đồng Hỷ .............. 53
Biểu đồ 3.3: Sinh trưởng tích luỹ của bò sữa huyện Đồng Hỷ ....................... 58
Biểu đồ 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn bò sữa huyện Đồng Hỷ .............. 59
Đồ thị 3.1: Sinh trưởng tương đối của bê sữa huyện Đồng Hỷ ...................... 60
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tương đối của đàn bò sữa huyện Đồng Hỷ ............... 60
Đồ thị 3.3: Năng suất sữa của bò thí nghiệm .................................................. 68


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã ban
hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò sữa. Đặc biệt,
Quyết định số 167/2001/QĐ - TTg ngày 26/10/2001 của Chính phủ về một số
chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 được
xem như một định hướng chiến lược, là một cơ hội mới tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta. Kể từ sau khi có Quyết định
167, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Số lượng đàn
bò sữa tăng với tốc độ bình quân 26,1%; năng suất sữa của đàn bò sữa tăng
mỗi năm trung bình 3,9% (bò lai) đến 4,9% (bò thuần); sản lượng sữa tăng
bình quân 32,2%. Thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ - CP, Tỉnh Thái

Nguyên là một trong 28 Tỉnh trong cả nước đã xây dựng dự án phát triển chăn
nuôi bò sữa và UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án này tại Quyết
định số 2019/QĐ - UB ngày 28/8/2003. Các huyện và thành thị là: Thành phố
Thái Nguyên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công, Phú Bình, Phổ Yên đã triển khai
thực hiện dự án này. Trong các huyện, thị nói trên, Đồng Hỷ là địa bàn duy
nhất thuộc khu vực miền núi. Địa hình của Huyện chủ yếu là đồi và núi thấp,
diện tích đất bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp và đất để trồng cỏ không
nhiều. Dân trí cũng như trình độ chăn nuôi của người dân so với 4 huyện thị
còn lại cũng thấp hơn. Những kỹ thuật ở nơi khác có thể đã áp dụng từ nhiều
năm trước đây, nhưng ở Đồng Hỷ, người dân vẫn chưa được tiếp cận; ví dụ
như kỹ thuật ủ xanh thức ăn để dự trữ thức ăn cho gia súc trong vụ đông.
Huyện Đồng Hỷ đã nhập bò sữa và nuôi từ năm 2003. Với những lý do
nêu trên, đàn bò sữa phát triển như thế nào? Cần có những biện pháp kỹ thuật
nào để khuyến cáo cho nông dân dự trữ thức ăn xanh cho bò trong vụ đông.


2

Để góp phần giải đáp những vấn đề trên, đồng thời góp phần phát triển
chăn nuôi bò sữa ở huyện Đồng Hỷ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu thực trạng và ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến
năng suất, chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi tại huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên"
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá được thực trạng về số lượng cũng như chất lượng đàn bò sữa
của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên, đồng thời xác định được hiệu quả của
việc thay thế thức ăn xanh bằng thức ăn ủ xanh trong khẩu phần thức ăn của
bò sữa, trên cơ sở đó khuyến cáo cho người chăn nuôi ủ xanh thức ăn để dự
trữ thức ăn cho bò vào vụ đông.

2.2. Yêu cầu của đề tài
Các số liệu thu được phải trung thực, khách quan và có ý nghĩa thực
tiễn, chúng có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học
và thực tiễn sản xuất.


3

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò
1.1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng
Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực, 1975 [21], Trần
Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Vởn, 1992 [22] cho biết một số
nhận xét đánh giá của một số nhà khoa học về qúa trình sinh trưởng như sau:
F.S.Lee (1898) cho rằng, sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá
trình: tế bào phân chia, thể chất tăng lên và hình thành các chất giữa các tế
bào, trong đó hai quá trình đầu là quan trọng nhất. Thêm vào khái niệm chỉ ở
phạm vi tế bào, W.roux (1892), H.Driech (1900) cho rằng, sinh trưởng là sự
tăng thể tích và khối lượng cơ thể do các khoang và thể khối của cơ thể đều
tăng. Theo Gartner - 1992, qúa trình sinh trưởng được xem trước tiên như là
kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
Như vậy, sinh trưởng là sự tăng về kích thước, khối lượng tế bào, mô
hay bộ phận cơ quan trong cơ thể. Đó là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do
quá trình đồng hóa và dị hóa của gia súc. Sự sinh trưởng (biến đổi về số
lượng) và sự phân hóa (biến đổi về chất lượng) tạo nên sự phát triển của cơ
thể từ bào thai đến lúc già chết.
1.1.1.2. Các quy luật của qúa trình sinh trưởng

Trong chăn nuôi muốn đánh giá đúng sự phát triển của gia súc, cần
nắm được quy luật chung về sinh trưởng, phát dục cũng như nhu cầu về chất
dinh dưỡng của cơ thể và những yếu tố tác động của ngoại cảnh ảnh hưởng
đến quá trình này.
Hiểu biết thực chất của quá trình sinh trưởng, đi sâu vào quy luật của
quá trình này, biết điều khiển sự phát triển của cá thể sẽ tạo ra nhiều sản phẩm


4

của gia súc. Quá trình sinh trưởng tuân theo những quy luật nhất định, phổ
biến là quy luật sinh trưởng theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục
không đồng đều, quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ. Trong đó quy luật
quan trọng nhất là quy luật sinh trưởng theo giai đoạn. Tính chất giai đoạn
của sự sinh trưởng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý, điều đó đã xác định
đây là một hiện tượng được xác định rõ rệt (Trần Đình Miên, 1975) [19] (trích
dẫn bởi Dương Thị Khang, 2001) [19].
* Quy luật sinh trưởng theo giai đoạn
Sự sinh trưởng theo giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Theo tác giả Nguyễn Ân và CTV (1983) [1] đã cho rằng: Thời gian của
giai đoạn dài hay ngắn, số giai đoạn ít hay nhiều, sự đột biến trong sinh
trưởng của từng giống, từng cá thể trong phạm vi giống đó. Hơn nữa, tính giai
đoạn không phải là đặc trưng của cả cơ thể nói chung mà là của từng bộ phận
trong cơ thể. Theo quy luật này, sinh trưởng của gia súc được chia thành hai
giai đoạn rõ rệt đó là: Giai đoạn trong bào thai và giai đoạn ngoài bào thai.
- Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ khi trứng
được thụ tinh (tạo hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài. Trong giai
đoạn này cả hai quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mãnh liệt. Bào thai
được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống nhau thai. Thời kỳ này
thai phát triển mạnh, bình quân tăng từ 220 - 230g/ngày (thai trâu, bò).

Đối với các loài động vật khác nhau, giai đoạn trong bào thai cũng dài
ngắn khác nhau, nhưng quá trình sinh trưởng, phát dục của tất cả các gia súc
đều phải trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi và thời kỳ thai
nhi. Giai đoạn trong thai giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của cơ
thể vì chính giai đoạn này hình thành các cơ quan, hệ thống, xác định cơ chế
thích ứng của cơ thể với điều kiện ở giai đoạn sau. Vì vậy, việc chăm sóc,
nuôi dưỡng tốt gia súc mẹ trong giai đoạn này là cần thiết. Nó sẽ đem lại hiệu
quả cao cho sức sinh sản sau này.


5

- Giai đoạn ngoài thai: Bắt đầu từ lúc con vật được sinh ra cho đến lúc
con vật già và chết hay bị giết thịt. Ở giai đoạn này cơ thể vẫn tiếp tục quá
trình sinh trưởng phát dục của nó. Người ta chia giai đoạn này thành các thời
kỳ sau: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ
già cỗi.
Ở giai đoạn ngoài bào thai tốc độ sinh trưởng phát dục của cơ thể vẫn
rất mạnh, nhưng trong mỗi thời kỳ có những đặc thù riêng, chẳng hạn trong
thời kỳ mới đẻ và bú sữa các loại xương ngoại vi phát triển mạnh, do đó con
vật tăng về chiều cao. Nếu trong thời kỳ đầu khối lượng cơ thể tăng lên do sự
phát triển của mô, cơ và xương thì ở thời kỳ sau khi con vật trưởng thành cơ
thể bắt đầu tích lũy mỡ.
Nói chung, sự phân chia giới hạn của các thời kỳ trong từng giai đoạn
còn phụ thuộc vào sự tác động của con người. Tính giai đoạn trong sự phát
triển không những biểu hiện ở đặc tính chung như tăng sinh, tăng khối mà còn
biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần. Thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ kia,
liên tục và không đi ngược lại.
Cùng với quy luật sinh trưởng phát dục nêu ở trên, sự sinh trưởng của
gia súc còn tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và quy

luật sinh trưởng, phát dục theo chu kỳ.
* Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
Cơ thể gia súc không phải bất cứ lúc nào, hay lứa tuổi nào cũng phát
triển theo một quy luật, một sự cân đối từ đầu đến cuối. Sự sinh trưởng phát
dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận còn có sự
thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về cường độ, tốc độ ở các
lứa tuổi khác nhau. Tính biệt trong sự phát triển đó cũng chính là quy luật
phát triển không đồng đều của gia súc và được biểu hiện ở nhiều mặt như: Sự
không đồng đều về tăng trọng: lúc gia súc còn nhỏ, khả năng tăng trọng ít


6

nhưng sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng trọng lại
giảm đi, rồi ổn định. Cuối cùng nếu được nuôi dưỡng tốt gia súc sẽ tích lũy
mỡ (giai đoạn nuôi vỗ béo).
So sánh trong cùng loài với nhau, thì ở bất kỳ loài gia súc nào, hệ số
tăng trọng ở trong thời kỳ trong thai đều vượt xa thời kỳ ngoài thai (trích
Nguyễn Đức Chuyên, 2004) [7].
Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển của hệ thống xương
qua các lứa tuổi khác nhau, qua sự phát triển cá thể, khi ra khỏi cơ thể mẹ
nhìn chung gia súc phát triển mạnh chiều dài tiếp theo là chiều sâu, rộng. Sự
phát triển tuần tự chiều dài, sâu, rộng cũng tuân theo quy luật nhất định và ở
từng giai đoạn cũng có khác nhau.
Các bộ phận, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển không đều. Sự hình
thành và phát triển của từng bộ phận còn phụ thuộc vào vị trí, chức năng và
vai trò của nó. Sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cuối cùng dẫn
đến sự phát triển cân đối của cơ thể. Vì thế, nó khẳng định: Sự cân đối của cơ
thể thay đổi theo sự phát triển.
* Quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ

Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng
lạ. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh
của tế bào: Có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ
phát triển mạnh lại. Sự lặp đi lặp lại đó một cách nhịp nhàng tạo nên một sự
phát triển có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ (Nguyễn Ân và cộng
sự, 1983) [1].
Vì vậy có thể nói: Sự phát triển của cơ thể gia súc không những chỉ tuân
theo hai quy luật, quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển
không đồng đều mà còn tuân theo quy luật mang tính chu kỳ nữa. Điều đó có
thể thấy ở một số mặt sau:


7

Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: Hoạt động của thần kinh
đi theo một nhịp độ và cường độ nhất định. Tính chu kỳ trong hoạt động của hệ
thần kinh biểu hiện ở trạng thái khi thì hưng phấn khi thì ức chế. Sự ức chế và
hưng phấn đó cũng liên quan đến qúa trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể.
Trong chăn nuôi việc hiểu rõ chu kỳ rất quan trọng, từ đó lên kế hoạch
thụ tinh cho gia súc, điều khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh
cho gia súc...
Tính chu kỳ trong qúa trình tăng trọng của gia súc: Quá trình trao đổi
chất cũng được thể hiện rõ ràng và được minh họa trong các đồ thị về tăng
trọng của gia súc, gia cầm. Hoặc qúa trình đồng hóa và dị hóa trong trao đổi
chất, việc chuyển hóa đường thành năng lượng... là ví dụ điển hình chứng
minh tính chu kỳ lặp lại không ngừng và tính chu kỳ ở sinh vật là một quy
luật khách quan.
1.1.1.3. Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản
lượng sữa của bò
* Sinh sản và sức sản xuất


Sinh sản là một quá trình sinh lý phức tạp, chịu tác động của tính di
truyền và môi trường xung quanh. Hoạt động sinh dục do tuyến yên điều
khiển, thông qua một loạt các tuyến nội tiết và hệ thần kinh thể dịch.

• Sự thành thục về tính
Trên cơ sở di truyền cơ thể bò cái khi sinh ra đã có đầy đủ các bộ phận
sinh dục. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, tích lũy protein đến giai
đoạn thành thục về tính, bộ máy sinh dục bắt đầu hoạt động. Khi đó cơ quan
sinh dục bắt đầu sản sinh ra các tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh. Đồng
thời dưới tác động của hormone, các đặc điểm sinh dục phụ xuất hiện, bò có
những phản xạ về tính.


8

Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng
giống, từng loài. Ngoài ra, tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào các yếu
tố: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và khí hậu.
Bò cái thành thục về tính lúc 8-12 tháng tuổi, bò đực 12-18 tháng tuổi.
Tuổi thành thục về tính thường đến sớm hơn so với tuổi thành thục về thể
vóc. Đối với bò, tuổi thành thục về thể vóc có thể kéo dài đến 5 năm.

• Chu kỳ tính và hiện tượng động dục.
Khi đã thành thục về tính cứ sau một khoảng thời gian nhất định trong
cơ thể quá trình trao đổi chất có nhiều thay đổi, trong cơ quan sinh dục con cái
cũng có sự thay đổi như: Niêm mạc tử cung, âm đạo xung huyết, buồng trứng
phát triển về khối lượng, chất lượng, trứng chín và rụng, con cái có biểu hiện
bên ngoài bất thường về trạng thái thần kinh. Hiện tượng đó gọi là động dục.
Sự động dục này mang tính chu kỳ. Thời gian từ lần động dục trước

đến lần động dục sau gọi là chu kỳ tính. Ở loài vật nuôi khác nhau thì chu kỳ
tính là khác nhau, ví dụ như bò là 21 ± 3 ngày.

• Sự rụng trứng
Quá trình rụng trứng chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương,
thông qua sự hoạt động của các tuyến nội tiết. Ở mỗi chu kỳ động dục chỉ
rụng 1 trứng và thay đổi giữa hai buồng trứng.
Sau khi trứng rụng chỗ bao noãn vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng
tồn tại lâu hay ngắn phụ thuộc vào trứng có được thụ tinh hay chưa. Thời gian
rụng trứng của các loài vật nuôi là không giống nhau. Trong cùng một loài gia
súc nó cũng thay đổi phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, nhiệt độ,
khí hậu hay đặc tính cá thể. Nếu điều kiện về dinh dưỡng, môi trường sống
phù hợp thì sự rụng trứng xảy ra đều đặn theo chu kỳ và đúng thời gian.
Trong trường hợp con vật bị suy dinh dưỡng, đường sinh dục bị viêm
nhiễm, hay điều kiện khí hậu của môi trường sống có nhiều trở ngại, dẫn đến
rối loạn nội tiết thì trong chu kỳ trứng rụng hoặc không rụng.


9

• Sự thụ tinh
Khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng và
có sự đồng hoá của hai giao tử để hình thành hợp tử, tức là quá trình thụ tinh
đã xảy ra. Quá trình này xảy ra qua 4 giai đoạn:
- Phá màng phóng xạ của tế bào trứng
- Phá màng trong suốt
- Phá màng nhân
- Đồng hóa

• Quá trình chửa:

Quá trình chửa của gia súc được tính từ khi trứng được thụ tinh cho đến
khi đẻ. Quá trình chửa được chia làm hai thời kỳ.
- Thời kỳ phôi: Từ lúc thụ thai đến 1/3 thời gian đầu của toàn bộ thời
gian chửa.
- Thời kỳ thai: là 2/3 thời gian chửa còn lại. Thời kỳ này chia làm
hai giai đoạn là: Giai đoạn phát triển và phân hóa mô, phủ tạng và giai
đoạn làm tăng nhanh khối lượng tuyệt đối của thai. Thời gian chửa của bò
kéo dài 280-285 ngày.

• Sức sản xuất sữa:
Dưới tác động của hormone, như tuyến phát triển và hoạt động sinh
sữa, thải sữa. Sữa được tạo thành trong các nang nhũ tuyến từ chất dinh
dưỡng của thức ăn. Để tăng lượng sữa, từ lúc còn nhỏ phải thường xuyên xoa
bóp bầu vú, đầu vú để kích thích nhũ tuyến phát triển. Ngay lúc gia súc có
mang và lúc vắt sữa cũng phải thường xuyên xoa bóp vú.
Trong quá trình sản xuất sữa người ta phân biệt:
- Chu kỳ cho sữa: Thời gian từ khi đẻ đến khi cạn sữa : 300 hay 305 ngày.
- Thời gian khô sữa: Sữa ngừng tạo thành, gia súc ngừng tiết sữa.
- Thời gian nghỉ đẻ: Từ lúc nghỉ vắt sữa đến khi đẻ lứa mới (ở bò
thường 2 tháng).


10

- Thời gian thuần sữa: Thời gian từ lúc đẻ đến khi phối giống thụ thai
lứa tiếp theo (chỉ có nhu cầu sản xuất sữa mà không có nhu cầu nuôi thai).
Ở những năm đầu sản lượng sữa bò tăng dần lên: Sản lượng sữa lứa thứ
nhất bằng 75 - 80% lứa 3, lứa 2 bằng 85- 90% lứa 3. (Dương Mạnh Hùng,
2004) [7].
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò


Để kiểm tra và đánh giá khả năng sinh sản của bò cái người ta thường
dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản sau:

• Tuổi động dục lần đầu
Khi gia súc thành thục về tính sẽ có biểu hiện chu kỳ động dục. Tuổi
động dục lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh tính dục và khả
năng sinh sản sớm hay muộn, có liên quan chặt chẽ với số lứa đẻ của một đời
con vật.
Tuổi động dục của loài gia súc khác nhau thì khác nhau. Nó phụ thuộc
vào giống, trong cùng một giống thì các cá thể khác nhau có tuổi động dục
cũng khác nhau. Ngoài ra, các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc và môi
trường cũng ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu.

• Tuổi phối giống lần đầu: Là tuổi mà bò cái tơ động dục được phối
giống lần đầu. Tính trạng này phụ thuộc vào tuổi động dục lần đầu cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến nó, nhưng không phải tương ứng với một tuổi động
dục lần đầu sẽ có tuổi phối giống lần đầu tương ứng. Thông thường người ta
bỏ qua một vài chu kỳ động dục rồi mới cho phối giống.

• Tuổi đẻ lứa đầu
Tuổi đẻ lứa đầu cũng là một tính trạng có liên quan chặt chẽ tới tuổi
phối giống lần đầu và kết quả của nó là tỷ lệ thụ thai.
Tuy nhiên, tỷ lệ thụ thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm
phối giống, kỹ thuật phối, chất lượng sinh dục, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng và thời tiết khí hậu.


11


• Khoảng cách lứa đẻ
Khoảng cách lứa đẻ phản ánh khả năng sinh sản của toàn đàn cũng như
giá trị kinh tế cơ bản của đàn giống. Nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
giống, thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý.

• Tỷ lệ sống của bê
Bê là kết quả cuối cùng của mọi quá trình hoạt động sinh sản của bò
cái. Bởi vậy, việc nâng cao tỷ lệ sống của bê sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của
chăn nuôi bò sinh sản, tỷ lệ nuôi sống của bê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sức
sống của giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, tình hình bệnh tật và
tác động của ngoại cảnh.
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản
lượng sữa của bò

- Sản lượng sữa: Là toàn bộ lượng sữa mà cơ thể bò mẹ tiết ra trong
một chu kỳ khai thác sữa
- Sức sản xuất sữa: Người ta quy về sữa tiêu chuẩn để đánh giá khả
năng sản xuất sữa của bò. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% và sữa
tiêu chuẩn = 0,4S + 15F
Trong đó: S: sản lượng sữa thường (kg)
F: sản lượng mỡ của sữa thường (kg)

• Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa:
- Nhân tố di truyền
Qua nghiên cứu cho thấy các tính trạng như: Tỷ lệ mỡ sữa, protit sữa
có hệ số di truyền cao, sản lượng sữa có hệ số di truyền thấp hơn. Theo
Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2004 [3], hệ số di truyền của một số tính
trạng ở bò sữa như sau:



12

Các tính trạng

Hệ số di truyền (h2)

Sản lượng sữa

0,32 - 0,44

Tỷ lệ mỡ sữa

0,60 - 0,78

Tỷ lệ protein trong sữa

0.50 - 0,70

Tỷ lệ đường sữa

0,36

Khối lượng bò cái

0,37

Chi phí thức ăn

0,2 - 0,48


- Nhân tố giống:
Các giống khác nhau cho sức sản xuất sữa khác nhau. Các giống
chuyên dụng hướng sữa cho sức sản xuất cao nhất. Bò Hà Lan cho sản lượng
sữa trung bình từ 4000 - 5000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa: 3,2 - 3,8%; Các giống
kiêm dụng có sức sản xuất sữa thấp hơn: sản lượng sữa trung bình của bò
Kostrom từ 3500 - 4500kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa: 4,5 - 4,7%; Các giống bò
chuyên thịt, lao tác, khả năng sản xuất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con. (Nguyễn
Văn Bình, Trần Văn Tường, 2004) [3].
- Tuổi có thai lần đầu: Tuổi thành thục về tính thường đến sớm hơn tuổi
thành thục về thể vóc, do đó trong trường hợp phối giống qúa sớm sẽ kìm
hãm sự sinh trưởng của cơ thể và sự phát dục của tuyến sữa, các tuyến bào phát
triển kém, sức sản xuất thấp. Vì vậy, nên phối giống lần đầu cho trâu, bò vào
16 - 18 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 65 - 70% khối lượng trưởng thành.
- Tuổi của bò cái: bò cái hướng sữa cao nhất ở lứa đẻ 4 - 5 và ổn định
trong 2 - 3 năm, sau đó lại giảm.
Những bò cái thành thục sớm, sản lượng cao nhất vào 6 năm tuổi (chu
kỳ sữa thứ 4), trong khi đó ở những bò cái thành thục muộn thì sản lượng sữa
cao nhất vào 8 - 9 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 5 - 6).


13

- Dinh dưỡng: Các nguyên liệu để hình thành sữa có nguồn gốc từ các chất
dinh dưỡng trong thức ăn, do đó mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt tới sản
lượng sữa.
Theo thí nghiệm của Makengli: Khi giảm thấp tỷ lệ protein tiêu hóa từ
15 - 20% so với tiêu chuẩn thì chưa có ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa,
nhưng khi giảm thấp hơn nữa hoặc bằng 34% (75 - 77g/1ĐVTA) thì dẫn tới
làm giảm sức sản xuất sữa đến 251,3 kg/chu kỳ, ngược lại khi nâng cao mức
protein tiêu hóa lên quá cao đến 122% so với tiêu chuẩn thì sản lượng sữa

cũng bị giảm tới 9%.
- Khối lượng cơ thể: Trong cùng một giống những con có khối lượng
cao hơn thì năng suất sữa sẽ cao hơn.
- Ảnh hưởng của môi trường: Sức sản xuất của vật nuôi chịu ảnh hưởng
trực tiếp và gián tiếp của điều kiện môi trường như: nhiệt độ, ẩm độ, gió, bức
xạ mặt trời, lượng mưa... Những nhân tố này ảnh hưởng thông qua năng suất
và phẩm chất cây thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp qua sự kích thích hệ thống
thần kinh - thể dịch và hệ thống enzym.
- Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại: Khi có thai sản lượng sữa của bò
giảm 15 - 20% và giảm nhiều hơn khi chửa trên 5 tháng. Do đó, cần xác định
thời gian của một chu kỳ sữa, thời điểm phối giống lại cho bò hợp lý để đạt
được chỉ số ổn định về năng suất sữa. Qua nghiên cứu, các nhà chăn nuôi đã
thống nhất thời gian thích hợp cho một chu kỳ tiết sữa là 270 - 300 ngày, bò
cái cần được phối lại sau khi đẻ từ 60 - 80 ngày.
- Kỹ thuật vắt sữa: Quá trình tổng hợp và phân tiết sữa chịu sự điều tiết
của thần kinh - thể dịch, do đó khi thời gian tiết sữa kéo dài, oxytoxyl kém
hiệu lực, vắt sữa không đúng quy định thì sẽ ức chế qúa trình tiết sữa, tăng tỷ
lệ sữa sót. Số lần vắt sữa/ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất sữa.


14

- Bệnh tật: Những bò mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếu dẫn đến
khả năng tạo sữa kém.
1.1.2. Thức ăn ủ xanh
Theo Vũ Duy Giảng, 1997 [13]: Ủ xanh là một quá trình lên men, thông
qua đó để bảo quản thức ăn xanh trong thời gian dài mà giá trị dinh dưỡng của
thức ăn xanh này thay đổi ít. Ủ xanh là một qúa trình đấu tranh sinh tồn giữa
vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại.
1.1.2.1. Nguyên lý ủ xanh

Thực chất của việc ủ xanh là xếp chặt thức ăn tươi vào hầm hố ủ kín
không có không khí. Nhờ kết quả của tác dụng lên men vi sinh vật sản sinh
các loại axit hữu cơ chủ yếu là axit lactic. Chính những axit hữu cơ này là
"thuốc bảo tồn" thức ăn, vì với nồng độ nhất định nó có thể ngăn ngừa sự
phân giải của thực vật do tác dụng của vi sinh vật. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn
Quang Tuyên, 2000) [20].
* Hai quá trình xảy ra trong ủ xanh:
- Quá trình sinh lý thực vật:
Sau khi thức ăn được đưa vào hố ủ, sự hoạt động của tế bào thực vật
không phải là đã ngừng, nó vẫn tiếp tục sống và hô hấp sử dụng oxy còn lại
trong hố ủ. Quá trình này xảy ra sự oxy hóa chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng
của quá trình hô hấp này là CO2 và H2O
C6H12O6 + 6O2 -> 6CO2 + 6H2O + 674 Kcal
Vì vậy, hiện tượng đầu tiên của quá trình này là nhiệt độ tăng cao. Quá
trình này xảy ra tương đối mạnh và kéo dài trong khoảng 6-8 giờ sau khi ủ.
Khi đã sử dụng hết oxy trong hố ủ, tế bào thực vật chưa bị chết ngay,
mà nhờ có quá trình hô hấp đặc biệt nên tế bào vẫn có thể sống thêm một thời
gian nữa. Trong quá trình này, chất đường tích lũy trong thức ăn tiếp tục bị
phân giải cho ra rượu và axit hữu cơ.


15

C6H12O6 + 6O2

-> 2CO2 + 2C2H5OH + 25 calo

C2H5OH + 2O2

->


C2H4O2 + H2O

Những sản phẩm này tích lũy dần trong tế bào, cuối cùng làm cho tế
bào chết. Lượng đường và lượng nước trong thức ăn ủ xanh càng nhiều, quá
trình hô hấp yếm khí trong tế bào càng lâu. Nhưng số lượng các axit hữu cơ
sản sinh ra trong qúa trình này cũng vẫn rất ít nên không có tác dụng bảo tồn
thức ăn.
Một hiện tượng khác xảy ra trong qúa trình sinh lý thực vật là sự phân
giải protit, nguyên nhân phân giải đó là: Sự hoạt động của vi khuẩn và tác
dụng của men thực vật. Trong môi trường trung tính, toan hoặc kiềm yếu thì
nguyên nhân phân giải protit chủ yếu là vi khuẩn. Đặc điểm sản vật trao đổi
của nó là tính độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia súc.
- Quá trình lên men vi sinh vật: Là quá trình quan trọng nhất của thời
kỳ ủ xanh. Sau khi vi sinh vật cùng với thức ăn được đưa vào hố ủ thì thời kỳ
đầu sự sản sinh rất nhanh. Tới ngày thứ 5 thì sự phát dục tới độ cao nhất, sau
đó số lượng giảm dần. Số lượng những loại vi khuẩn này trong thức ăn rất
lớn. Thí dụ: Trong 1cm3 cỏ tươi, đậu 3 lá, có tới 5 triệu vi khuẩn axetic và các
loại vi khuẩn gây thối khác.
* Vi khuẩn lactic:
Có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng hình thành axit lactic. Nhưng
với ủ xanh thì loại vi khuẩn lactic điển hình là tốt nhất. Sự sinh trưởng phát
dục của nó chỉ cần rất ít protit, mà chỉ dựa vào sự phân giải đường để bổ sung
cho nhu cầu về nhiệt năng. Đặc điểm trao đổi chất của các loại vi khuẩn này
là tiêu hao ít chất dinh dưỡng mà hình thành được nhiều axit lactic, hình thành
các loại vật chất khác ít. Axit lactic sản sinh ra nồng độ hơi cao một chút cũng
không ảnh hưởng gì tới phát dục của vi khuẩn này. Nhưng nếu nồng độ này
đạt tới một giới hạn nào đó thì vi khuẩn lactic cũng có thể bị chết.



×