Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn ủ chua đến năng suất, chất lượng của đàn bò sữa nuôi tại trang trại công ty cổ phần sữa TH ở xã Nghĩa Sơn - Nghĩa Đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.92 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ HUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ XANH ĐẾN
NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA
NUÔI TẠI TRANG TRẠI CTCP SỮA TH Ở
XÃ NGHĨA SƠN - NGHĨA ĐÀN
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60.42.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HỢI
Nghệ An – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ
chuyên ngành sinh học thực nghiệm, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của Nhà trường và địa phương. Qua đây tôi xin trân trọng bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới:
Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh,, phòng Đào tạo Sau
Đại học, khoa Sinh học và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy chúng tôi
hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy
giáo hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hợi
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới Công ty CPTP Sữa TH Trulmilk
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý
báu đó. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội
đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.


Nghĩa Đàn, ngày 16 tháng 10 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Huyền
MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 1
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ XANH ĐẾN 1
NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA 1
NUÔI TẠI TRANG TRẠI CTCP SỮA TH Ở 1
XÃ NGHĨA SƠN - NGHĨA ĐÀN 1
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa
của bò 15
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPĐT & XNK : Cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu
CS : Cộng sự
CSDT : Chỉ số dài than
CSKL : Chỉ số khối lượng
CSTM : Chỉ số tròn mình
CSTX : Chỉ số to xương
CTV : Cộng tác viên
CV : Cao vây
DTC : Dài thân chéo
ĐC : Đặc cấp
ĐCKL : Đặc cấp khối lượng
ĐVT : Đơn vị tính
HF : Holstein Friesian
HSSS : Hệ số sinh sữa
NN & PTNN : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
QĐ – CP : Quyết định - Chính phủ
QĐ – UB : Quyết định - Ủy Ban

SS : Sơ sinh
TB : Trung bình
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN : Thí nghiệm
TTg : Thủ Tướng
TTNT : Thụ tinh nhân tạo
UBND : Ủy Ban nhân dân
VCK : Vật chất khô
VN : Vòng ngực
CTCP : Công ty cổ phần
VO : Vòng ống
DANH MỤC CÁC BẢNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 1
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ XANH ĐẾN 1
NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA 1
NUÔI TẠI TRANG TRẠI CTCP SỮA TH Ở 1
XÃ NGHĨA SƠN - NGHĨA ĐÀN 1
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa
của bò 15
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 1
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ XANH ĐẾN 1
NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA 1
NUÔI TẠI TRANG TRẠI CTCP SỮA TH Ở 1
XÃ NGHĨA SƠN - NGHĨA ĐÀN 1
* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng sữa
của bò 15
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Việt Nam đã bắt đầu nuôi bò sữa từ 40 năm trước, nhưng chỉ đến
khi Tập đoàn TH thành công với Dự án Sữa tươi sạch TH true MILK ở
Nghĩa Đàn (Nghệ An), thì câu hỏi “Việt Nam có thể nuôi bò sữa được
không?” mới thực sự được trả lời, sau khi các doanh nghiệp (DN) lớn,
nhỏ, đặc biệt là TH thành công với Dự án Sữa tươi sạch TH true MILK”,
đã khẳng định, chăn nuôi bò sữa của Việt Nam đang đứng trước một cơ
hội có thể phát triển tốt nhất hiện nay. Năm ngoái, đàn bò sữa của Việt
Nam có 167.000 con, năm nay tăng lên 173.000 con và đang đến năm
2020, cả nước có 500.000 con bò.
Sữa là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý báu phải phát triển, chăn
nuôi bò sữa và chế biến sữa vì trí và lực của người Việt, Tiêu thụ sữa ở
Việt Nam đang có những tín hiệu đáng mừng, với bình quân 14 lít/người
vào năm 2012, nhưng một khi mức sống ngày càng cao, tốc độ tăng
trưởng mạnh, nhu cầu tiêu dùng sữa bò tiếp tục được nâng lên, thì với 90
triệu dân của nước ta, đang mở ra triển vọng lớn về thị trường nội địa
cho ngành công nghiệp sữa bò ở Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể
chăn nuôi bò sữa ở bất cứ đâu, nếu như đảm bảo được nguồn nguyên liệu
đầu vào, đặc biệt là thức ăn cho bò. Với tổng số trên 40.000 con như
trang trại TH thì việc chuẩn bị và cung cấp thức ăn đạt yêu cầu đặt ra
không phải là đơn giản, nhất là về mùa khô lượng thức ăn xanh sẽ bị
thiếu do năng suất của loại cây thức ăn xanh rất thấp. Một trong những
biện pháp khắc phục tình trạng này là dự trữ thức ăn xanh bằng phương
pháp ủ xanh. Để biết được ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến khả năng
sản xuất và chất lượng sản phẩm của bò sữa, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Ảnh hưởng của thức ăn ủ xanh đến năng suất, chất lượng
sữa của đàn bò sữa nuôi tại trang trại CTCP Sữa TH ở xã Nghĩa Sơn
- Nghĩa Đàn ” .
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng về số lượng cũng như chất lượng đàn bò

sữa của trang trại TH.
- Xác định được hiệu quả của việc thay thế thức ăn xanh bằng thức
ăn ủ chua trong khẩu phần thức ăn của bò sữa.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng đàn bò sữa tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã
Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An
6
- Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trưởng và cấu tạo thể hình của
đàn bê cái hậu bị và đàn bò tơ hướng sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCP
sữa TH ở xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An
- Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sản xuất sữa
của đàn bò sữa nuôi tại trang trại bò sữa CTCP sữa TH ở xã Nghĩa Sơn,
huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An
- Nghiên cứu ảnh hưởng của của cây ngô ủ chua đến khả năng sản
xuất của bò sữa
4. Đóng góp mới của đề tài
Việc sử dụng cây ngô ủ chua làm thức ăn chăn nuôi bò sữa không
làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản xuất sữa. Vì thế Có thể
sử dụng cây ngô ủ chua thay thế một phần thức ăn xanh cho bò sữa, góp
phần chủ động giải quyết nguồn thức ăn xanh cho bò trong vụ đông
khan hiếm thức ăn xanh tại địa phương.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của bò
1.1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng
của cơ thể và các bộ phận trong cơ thể.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn, 1992
[20]: Theo Gartner - 1992, quá trình sinh trưởng được xem trước tiên

như là kết quả phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
7
Như vậy, sinh trưởng là sự tăng về kích thước, khối lượng tế bào,
mô hay bộ phận cơ quan trong cơ thể, là quá trình tích lũy các chất hữu
cơ do quá trình đồng hóa và dị hóa. Sự sinh trưởng (biến đổi về số
lượng) và sự phân hóa (biến đổi về chất lượng) tạo nên sự phát triển của
cơ thể từ bào thai đến lúc già chết.
1.1.1.2. Các quy luật sinh trưởng
Quá trình sinh trưởng tuân theo những quy luật nhất định, phổ biến
là quy luật phát triển theo giai đoạn, quy luật phát triển không đồng đều
và quy luật phát triển theo chu kỳ
* Quy luật phát triển theo giai đoạn
Sự sinh trưởng theo giai đoạn được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau. Theo tác giả Đặng Vũ Bình (2002 ) [1]: Thời gian của giai
đoạn
dài hay ngắn, số giai đoạn ít hay nhiều, sự đột biến trong sinh
trưởng của từng giống, từng cá thể trong phạm vi giống đó. Theo quy
luật này, sinh trưởng của gia súc được chia thành hai giai đoạn rõ rệt đó
là: Giai đoạn trong cơ thể mẹ và giai đoạn ngoài cơ thể mẹ. Giai đoạn
trong cơ thể mẹ : Giai đoạn này được xác định từ khi trứng được thụ tinh
(tạo hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra ngoài.
Trong giai đoạn này cả hai quá trình sinh trưởng và phát triển đều
rất mãnh liệt Bào thai được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ
thống nhau thai. Thời kỳ này thai phát triển mạnh, bình quân tăng từ
220 - 230g/ngày (thai trâu, bò).
Đối với các loài động vật khác nhau, giai đoạn trong bào thai cũng
dài ngắn khác nhau, nhưng quá trình sinh trưởng, phát dục của tất cả các
gia súc đều phải trải qua ba thời kỳ: Thời kỳ phôi, thời kỳ tiền phôi và
thời kỳ thai nhi. Giai đoạn trong thai giữ một vị trí quan trọng trong sự
phát triển của cơ thể vì chính giai đoạn này hình thành các cơ quan, hệ

thống, xác định cơ chế thích ứng của cơ thể với điều kiện ở giai đoạn
8
sau. Vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia súc mẹ trong giai đoạn
này là cần thiết. Nó sẽ đem lại hiệu quả cao cho sức sinh sản sau này.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ: Bắt đầu từ lúc con vật được sinh ra cho
đến lúc con vật già và chết. Ở giai đoạn này cơ thể vẫn tiếp tục quá trình
sinh trưởng phát dục của nó. Người ta chia giai đoạn này thành các thời
kỳ sau: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành thục, thời kỳ trưởng thành và thời
kỳ già cỗi.
Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, tốc độ sinh trưởng phát dục của cơ thể
vẫn rất mạnh, nhưng trong mỗi thời kỳ có những đặc thù riêng, chẳng
hạn trong thời kỳ mới đẻ và bú sữa các loại xương ngoại vi phát triển
mạnh, do đó con vật tăng về chiều cao. Nếu trong thời kỳ đầu khối lượng
cơ thể tăng lên do sự phát triển c ủa mô, cơ và xương thì ở kỳ sau khi
con vật trưởng thành cơ thể bắt đầu tích lũy mỡ. Ngoài ra, sự sinh trưởng
của gia súc còn tuân theo quy luật phát triển không đồng đều và quy luật
phát triển theo chu kỳ.
* Quy luật phát triển không đồng đều
Cơ thể gia súc không phải bất cứ lúc nào, hay lứa tuổi nào cũng
phát triển theo một quy luật, một sự cân đối từ đầu đến cuối. Sự sinh
trưởng phát dục của gia súc trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ
phận còn có sự thay đổi theo tuổi. Sự thay đổi này cũng khác nhau về
cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau.
Tính khác biệt trong sự phát triển đó cũng chính là quy luật phát
triển không đồng đều của gia súc và được biểu hiện ở nhiều mặt như: Sự
không đồng đều về tăng trọng, lúc gia súc còn nhỏ, khả năng tăng trọng
ít nhưng sau đó tăng trọng nhanh hơn, đến thời kỳ trưởng thành tăng
trọng lại giảm đi, rồi ổn định.
Cuối cùng nếu được nuôi dưỡng tốt gia súc sẽ tích lũy mỡ (giai
đoạn nuôi vỗ béo). So sánh trong cùng loài với nhau, thì ở bất kỳ loài gia

9
súc nào, hệ số tăng trọng ở trong thời kỳ trong thai đều vượt xa thời kỳ
ngoài thai ( Nguyễn Đức Chuyên, 2004) [5].
Tính không đồng đều còn thể hiện ở sự phát triển ở hệ thống xương
qua các lứa tuổi khác nhau, qua sự phát triển cá thể, khi ra khỏi cơ thể
mẹ nhìn chung gia súc phát triển mạnh chiều dài tiếp theo là chiều sâu,
rộng. Sự phát triển tuần tự chiều dài, sâu, rộng cũng tuân theo quy luật
nhất định và ở từng giai đoạn cũng có khác nhau.
Các bộ phận, tổ chức trong cơ thể cũng phát triển không đều. Sự
hình thành và phát triển của từng bộ phận còn phụ thuộc vào vị trí, chức
năng và vai trò của nó. Sự phát triển không đồng đều của các bộ phận
cuối cùng dẫn đến sự phát triển cân đối của cơ thể. Vì thế, nó khẳng
định: Sự cân đối của cơ thể thay đổi theo sự phát triển.
* Quy luật phát triển theo chu kỳ
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, tính chu kỳ có ngay trong sự
tăng sinh của tế bào: Có thời kỳ phát triển mạnh, có thời kỳ yếu đi, sau
đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp đi lặp lại đó một cách nhịp
nhàng tạo nên một sự phát triển có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp
chu kỳ.
1.1.1.3. Phương pháp xác định khả năng sinh trưởng của bò
Để biết được khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta thường dùng
phương pháp cân và đo các chiều đo trên cơ thể vật nuôi. Thông qua các số
liệu cân, đo người ta xác định được tốc độ sinh trưởng của vật nuôi.
Để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi người ta căn cứ vào
các chỉ tiêu sau:
Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước của trâu bò ở các
thời điểm nhất định, đó là: Sơ sinh, 6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi. Đồ thị
biểu diễn là đường cong có hướng đi lên (tăng dần).
10
Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước của con vật tăng

lên trong một đơn vị thời gian, với khối lượng thường xác định là khối
lượng cơ thể tăng lên/ngày (g/con/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối thường
được biểu diễn bằng biểu đồ hình cột. Sinh trưởng tương đối: Là tỉ lệ
phần trăm tăng lên về khối lượng, kích thước của con vật trong một
khoảng thời gian nào đó. Sinh trưởng tương đối được biểu diễn bằng đồ
thị, đường cong có hướng đi xuống (giảm dần). (Nguyễn Văn Bình, Trần
Văn Tường, 2007) [2].
Việc đánh giá sự phát triển của vật nuôi qua xác định kích thước các
chiều đo cũng là một nội dung quan trọng, đặc biệt trong việc đánh giá
con giống theo hướng sản xuất của chúng.
1.1.1.4. Khả năng sinh sản, sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng
tới sản lượng sữa của bò
* Sinh sản và sức sản xuất
Sinh sản là một quá trình sinh lý ph ức tạp, chịu tác động của tính di
truyền và môi trường xung quanh. Hoạt động sinh dục do tuyến yên
vùng dưới đồi (Hypothalamus) điều khiển, thông qua hệ thần kinh - thể
dịch.
• Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là tuổi mà cơ quan sinh dục của bò cái đã
phát dục hoàn thiện, buồng trứng có noãn bào chín và có khả năng thụ
thai. Tuổi thành thục về tính đến sớm hơn tuổi thành thục về thể vóc.
Tuổi thành thục về tính của bò Hà Lan là 401 ngày; bò Jersey là 359,6
ngày. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2].
Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng
giống, từng loài. Ngoài ra, tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào các
yếu tố: Điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và khí hậu
• Chu kỳ tính và hiện tượng động dục.
11
Khi đã thành thục về tính cứ sau một khoảng thời gian nhất định
trong cơ thể quá trình trao đổi chất có nhiều thay đổi, trong cơ quan sinh

dục con cái cũng có sự thay đổi như: Niêm mạc tử cung, âm đạo xung
huyết, buồng trứng phát triển về khối lượng, chất lượng, trứng chín và
rụng, con cái có biểu hiện bên ngoài bất thường về trạng thái thần kinh.
Hiện tượng đó gọi là động dục
Sự động dục này mang tính chu kỳ. Thời gian từ lần động dục trước
đến lần động dục sau gọi là chu kỳ tính. Ở các loài vật nuôi khác nhau
thì chu kỳ tính là khác nhau, ví dụ như bò là 21 ± 3 ngày.
• Sự rụng trứng
Quá trình rụng trứng chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và thể
dịch, thông qua sự hoạt động của các tuyến nội tiết. Ở mỗi chu kỳ động
dục chỉ rụng 1 trứng và thay đổi giữa hai buồng trứng.
Sau khi trứng rụng chỗ bao noãn vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể
vàng tồn tại lâu hay ngắn phụ thuộc vào trứng có được thụ tinh hay chưa.
Thời gian rụng trứng của các loài vật nuôi là không giống nhau. Trong
cùng một loài gia súc nó cũng thay đổi phụ thuộc vào điều kiện nuôi
dưỡng, quản lý, nhiệt độ, khí hậu hay đặc tính cá thể. Nếu điều kiện về
dinh dưỡng, môi trường sống phù hợp thì sự rụng trứng xảy ra đều đặn
theo chu kỳ và đúng thời gian. Trong trường hợp con vật bị suy dinh
dưỡng, đường sinh dục bị viêm nhiễm, hay điều kiện khí hậu của môi
trường sống có nhiều trở ngại, dẫn đến rối loạn nội tiết thì trong chu kỳ
có thể có trứng rụng hoặc không rụng.
• Sự thụ tinh
Trong tự nhiên, khi trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên của
ống dẫn trứng và có sự hợp đồng hoá của hai giao tử để hình thành hợp
tử, tức là quá trình thụ tinh đã xảy ra (Trần Huê Viên, 2001) [38]. Quá
trình này xảy ra qua 4 giai đoạn: Phá màng phóng xạ của tế bào trứng,
Phá màng trong suốt, Phá màng nhân, đồng hóa
• Quá trình chửa:
12
Quá trình chửa của gia súc được tính từ khi trứng được thụ tinh cho

đến khi đẻ. Quá trình chửa được chia làm hai thời kỳ.
- Thời kỳ phôi: Từ lúc thụ thai đến 1/3 thời gian đầu của toàn bộ
thời gian chửa.
- Thời kỳ thai: Là 2/3 thời gian chửa còn lại. Thời kỳ này chia làm
hai giai đoạn là: Giai đoạn phát triển và phân hóa mô, phủ tạng và giai
đoạn làm tăng nhanh khối lượng tuyệt đối của thai. Thời gian chửa của
bò kéo dài 280 - 285 ngày.
• Sức sản xuất sữa:
Dưới tác động của hormone, nhũ tuyến phát triển và hoạt động sinh
sữa, thải sữa. Sữa được tạo thành trong các nang nhũ tuyến từ chất dinh
dưỡng của thức ăn. Để tăng lượng sữa, từ lúc còn nhỏ phải thường xuyên
xoa bóp bầu vú, đầu vú để kích thích nhũ tuyến phát triển. Ngay lúc gia
súc có mang và lúc vắt sữa cũng phải th ường xuyên xoa bóp vú.
Ở những năm đầu sản lượng sữa bò tăng dần lên: Sản lượng sữa lứa
thứ nhất bằng 75 - 80% lứa 3, lứa 2 bằng 85 - 90% lứa 3. (Dương Mạnh
Hùng, 2004) [15].
* Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của bò
Để kiểm tra và đánh giá khả năng sinh sản của bò cái người ta
thường dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản sau:
• Tuổi động dục lần đầu
Khi gia súc thành thục về tính sẽ có biểu hiện động dục. Tuổi động
dục lần đầu là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phản ánh tính dục và khả năng
sinh sản sớm hay muộn, có liên quan chặt chẽ với số lứa đẻ của một đời
con vật.
Tuổi động dục của các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. Nó
ụphụ thuộc vào giống, trong cùng một giống thì các cá thể khác nhau có
tuổi động dục cũng khác nhau. Ngoài ra, các điều kiện về nuôi dưỡng,
chăm sóc và môi trường cũng ảnh hưởng đến tuổi động dục lần đầu.
13
Bê cái hậu bị nuôi để sinh sản và lấy sữa nếu được nuôi dưỡng tốt

sẽ có tuổi động dục lần đầu vào 14 - 16 tháng tuổi. Tuy nhiên chưa nên
phối giống cho chúng ngay lần động dục đầu vì chúng chưa đủ thành
thục về thể vóc để bắt đầu cho quá trình sinh sản.
• Tuổi phối giống lần đầu
Mặc dù có thể bê hậu bị có tuổi thành thục về tính sớm nhưng
không nên phối giống cho chúng quá sớm hoặc quá muộn. Chỉ nên phối
giống khi khối lượng cơ thể của chúng đạt 70% khối lượng trưởng thành.
Trong thực tế, nên phối giống cho bê hậu bị nuôi dưỡng tốt vào 18 tháng
tuổi.
• Tuổi đẻ lứa đầu
Đây là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, phản ánh thời gian
bắt đầu đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Tuổi đẻ lứa đầu chủ
yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (về tính và thể vóc), phụ thuộc vào
việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống. (Nguyễn Văn Bình, Trần
Văn Tường, 2007) [2].
• Khoảng cách lứa đẻ
Là khoảng thời gian giữa lần đẻ trước và lần đẻ tiếp theo. Khoảng
cách này chủ yếu là do thời gian có chửa lại sau khi đẻ quyết định, bởi vì
thời gian mang thai là một hằng số sinh lý không thể thay đổi và rút ngắn
lại được. Đối với bò sữa, thông thường thời gian khai thác sữa là 10
tháng, sau đó là 2 tháng cạn sữa, do đó khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12
tháng. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2].
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:
Giống, thức ăn dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý.
• Tỷ lệ sống của bê
Nâng cao tỷ lệ sống của bê sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn
nuôi trâu bò sinh sản, tỷ lệ nuôi sống của bê phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
14
Điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý, tình hình bệnh tật và tác động
của ngoại cảnh.

* Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới sản
lượng sữa của bò
Sản lượng sữa: Là toàn bộ lượng sữa mà cơ thể bò mẹ tiết ra trong
một chu kỳ khai thác sữa.
Sức sản xuất sữa: Người ta quy về sữa tiêu chuẩn để đánh giá khả
năng sản xuất sữa của bò. Sữa tiêu ch uẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4% và
sữa tiêu chuẩn = 0,4S + 15F (Dương Mạnh Hùng, 2004) [15].
Trong đó: S: sản lượng sữa thường (kg)
F: sản lượng mỡ của sữa thường (kg)
• Các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng sữa:
Nhân tố giống: Các giống khác nhau cho sức sản xuất sữa khác
nhau. Các giống chuyên dụng hướng sữa cho sức sản xuất cao nhất. Bò
Hà Lan cho sản lượng sữa trung bình từ 4000 - 5000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ
sữa: 3,2 - 3,8%; Các giống kiêm dụng có sức sản xuất sữa thấp hơn:
Sản lượng sữa trung bình của bò Kostrom từ 3500-4500kg/chu kỳ,
tỷ lệ mỡ sữa: 4 ,5 - 4,7%; Các giống bò chuyên thịt, lao tác, khả năng
sản xuất sữa thấp, chỉ đủ nuôi con. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường,
2007 ) [2].
Yếu tố di truyền: Qua nghiên cứu cho thấy các tính trạng chất lượng
như: Tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa… có hệ số di truyền cao, trong khi đó các
tính trạng số lượng như: Sản lượng sữa, khối lượng cơ thể… có hệ số di
truyền thấp hơn. Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007[2], hệ
số di truyền của một số tính trạng ở bò sữa như sau:
Các tính trạng. Hệ
số di truyền (h
2
)
Sản lượng sữa 0,32 - 0,44
Tỷ lệ mỡ sữa 0,60 - 0,78
15

Tỷ lệ protein trong sữa 0.50 - 0,70
Tỷ lệ đường sữa 0,36
Khối lượng bò cái 0,37
Chi phí thức ăn 0,2 - 0,48
Tuổi có thai lần đầu: Tuổi thành thục về tính thường đến sớm hơn
tuổi thành thục về thể vóc, do đó trong trường hợp phối giống quá sớm
sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cơ thể và sự phát dục của tuyến sữa, các
tuyến bào phát triển kém, sức sản xuất thấp. Vì vậy, nên phối giống lần
đầu cho trâu, bò vào 16 - 18 tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt
65 - 70% khối lượng trưởng
thành.
Tuổi của trâu bò cái: Trâu bò cái hướng sữa cho sản lượng sữa cao
nhất ở lứa đẻ 4-5 và ổn định trong 2-3 năm, sau đó lại giảm. Những bò
cái thành thục sớm, sản lượng cao nhất vào 6 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ
4), trong khi đó ở những bò cái thành thục muộn thì sản lượng sữa cao
nhất vào 8 - 9 năm tuổi (chu kỳ sữa thứ 5-6) (Nguyễn Văn Bình, Trần
Văn Tường, 2007 )
[2]
Dinh dưỡng: Các nguyên liệu để hình thành sữa có nguồn gốc từ
các chất dinh dưỡng trong thức ăn, do đó mức độ dinh dưỡng có ảnh
hưởng rõ rệt tới sản lượng sữa. Theo thí nghiệm của Makengli: Khi giảm
thấp tỷ lệ protein tiêu hóa từ 15 - 20% so với tiêu chuẩn thì chưa có ảnh
hưởng tới khả năng sản xuất sữa, nhưng khi giảm thấp hơn nữa hoặc
bằng 34% (75 - 77g/1ĐVTA) thì dẫn tới làm giảm sức sản xuất sữa đến
251,3 kg/chu kỳ, ngược lại khi nâng cao mức prôtêin tiêu hóa lên quá
cao đến 122% so với tiêu chuẩn thì sản lượng sữa cũng bị giảm tới 9%.
Theo Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 [2].
Khối lượng cơ thể: Trong cùng một giống, những con có khối lượng
cao hơn thì năng suất sữa sẽ cao hơn. Có thể tính hệ số sinh sữa (HSSS),
hệ số này thể hiện năng suất sữa/100kg khối lượng. Các giống bò sữa

thường có HSSS = 8-10. Ví dụ: Bò Hà Lan có khối lượng cơ thể trung
16
bình là 500- 600kg sẽ đạt sản lượng sữa trung bình 4500-5000kg/chu kỳ.
(Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007 ) [2].
Ảnh hưởng của môi trường: Sức sản xuất của vật nuôi chịu ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp của điều kiện môi trường như: Nhiệt độ, ẩm
độ, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa Những nhân tố này ảnh hưởng
thông qua năng suất và phẩm chất cây thức ăn và ảnh hưởng trực tiếp
qua sự kích thích hệ thống thần kinh - thể dịch và hệ thống enzym. Đối
với sản lượng sữa, sự tổng hợp phụ thuộc vào sự cung cấp liên tục các
hormone và sản phẩm trao đổi chất vào tuyến sữa. Sản lượng sữa ở các
loài có vú phụ thuộc vào thời vụ: Ở nhiệt độ từ 5 - 21
0
C thì sản lượng sữa
của bò không bị ảnh hưởng, nhưng nhiệt độ thấp hơn 5
0
C hoặc lớn hơn
21
0
C thì sản lượng sữa giảm từ từ, và khi nhiệt độ lớn hơn 27
0
C thì sản
lượng sữa giảm rõ rệt. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường, 2007) [2].
Thời gian từ khi đẻ đến khi phối lại: Khi có thai sản lượng sữa của
bò giảm 15 - 20% và giảm nhiều hơn khi chửa trên 5 tháng. Do đó, cần
xác định thời gian của một chu kỳ sữa, thời điểm phối giống lại cho trâu
bò hợp lý để đạt được chỉ số ổn định về năng suất sữa. Qua nghiên cứu,
các nhà chăn nuôi đã thống nhất thời gian thích hợp cho một chu kỳ tiết
sữa là 270 - 300 ngày, bò cái cần được phối lại sau khi đẻ từ 60 - 80
ngày.

Kỹ thuật vắt sữa: Vắt sữa bằng máy tốt hơn vắt sữa bằng tay vì vắt
sữa bằng máy là vắt đồng thời bốn vú một lúc là phù hợp với phản xạ
thải sữa của bò, vì sự điều hòa thần kinh thể dịch với phản xạ thải sữa là
đồng thời cho toàn bộ bầu vú. Nếu vắt bằng tay thì áp dụng phương thức
vắt luân phiên đôi vú trước rồi đến đôi vú sau hoặc trước sau vắt chéo
không nên áp dụng phương thức vắt luân phiên phải trái cùng một bên.
Phải vắt kiệt sữa để kích thích tiếp phản xạ tiết sữa vào bể sữa, nếu vắt
không kiệt sẽ làm giảm phản xạ tiết sữa, tăng tỷ lệ sót sữa ở bò. Ngoài
17
ra số lần vắt sữa/ngày cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất sữa, ở bò sữa
người ta thường áp dụng vắt sữa 2 lần/ngày là hợp lý.
Bệnh tật: Những trâu bò mắc bệnh thường kém ăn, thể trạng yếu
dẫn đến khả năng tạo sữa kém. Đối với bò sữa thường bị mắc bệnh sản
khoa (60 -70%), nhất là bệnh viêm vú, do đó chúng ta cần phải quan tâm
thường xuyên, phòng và điều trị kịp thời. (Nguyễn Văn Bình, Trần Văn
Tường, 2007 ) [2].
1.1.2. Thức ăn ủ chua
Thức ăn ủ chua là loại thức ăn được tạo ra thông qua qúa trình dự
trữ các loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua.
Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong một thời gian
dài. Theo Vũ Duy Giảng, 1997 [10 ]: Ủ xanh là một quá trình lên men,
thông qua đó để bảo quản thức ăn xanh trong thời gian dài mà giá trị
dinh dưỡng của thức ăn xanh này thay đổi ít. Ủ xanh là một qúa trình
đấu tranh sinh tồn giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại.
1.1.2.1. Tác dụng của thức ăn ủ chua
Thức ăn ủ chua, các chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn các phương
pháp chế biến khác, thí dụ các loại cỏ đem phơi khô trong điều kiện bình
thường, chất dinh dưỡng bị tổn thất trên dưới 30%, nếu phơi trong điều
kiện thời tiết xấu thì tổn thất có thể lên tới 40 - 50%. Nhưng nếu đem ủ
chua đúng phương pháp chất dinh dưỡng chỉ tổn thất không quá 10%,

trong đó prôtêin hầu như không bị hao hụt, các loại vitamin cũng giữ
được nhiều hơn so với phương pháp phơi khô. Thức ăn đem ủ chua có tỷ
lệ tiêu hóa tương đối cao. Sau khi ủ, tuy một số chất dễ hòa tan bị hao
hụt nhưng những chất khó tiêu (như chất xơ), sau quá trình lên men lại
mềm ra hoặc chuyển sang trạng thái khác mà gia súc dễ tiêu hóa hơn.
Thức ăn ủ chua có thể dự trữ được trong một thời gian tương đối dài
mà không sợ bị biến chất, ủ chua còn là phương pháp chủ yếu để dự trữ
thức ăn trong suốt mùa đông. Chế biến, dự trữ bằng phương pháp ủ chua
18
rất ít bị phụ thuộc vào điều kiện khí hậu nên có thể làm vào bất cứ mùa
nào cũng được và tránh được những tổn thất (có khi rất lớn) do điều kiện
khí hậu gây ra. Phơi khô nếu bị mưa không những chất dinh dưỡng bị
mất nhiều mà còn có thể bị mốc hoặc lên men, thối, hỏng.
- Thức ăn ủ chua có thể diệt trừ được sâu bệnh và nấm mốc.
- Về mặt kinh tế thì làm hố ủ chua chi phí thấp hơn làm nhà kho.
Dung tích chứa thức ăn ủ chua nhỏ hơn dung tích chứa thức ăn phơi khô
rất nhiều (2 - 2,5 lần): Phơi khô 1m
3

có khoảng 60kg vật chất khô, ủ
chua 1m
3
có khoảng 150 kg vật chất khô.
1.1.2.2. Nguyên lý ủ chua
Thực chất của việc ủ chua là xếp chặt thức ăn tươi vào hố ủ kín
không có không khí. Nhờ kết quả của tác dụng lên men vi sinh vật sản
sinh các loại axit hữu cơ chủ yếu là axit lactic. Chính những axit hữu cơ
này là "thuốc bảo tồn" thức ăn, vì với nồng độ nhất định nó có thể ngăn
ngừa sự phân giải của thực vật do tác dụng của vi sinh vật. (Nguyễn Thị
Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18]. Trong quá trình ủ chua, các vi

khuẩn phân giải đường dễ tan như
glucoza, sacaroza, fructoza … thành
axit lactic và các axít hữu cơ khác, axit được tạo ra trong quá trình này
đã nhanh chóng làm giảm PH của khối ủ
xuống 3,8 - 4,5. Ở độ pH này
hầu hết các loài vi khuẩn và enzym của thực vật đều bị ức chế. Do vậy,
thức ăn ủ chua có thể bảo quản được trong thời gian dài, khi ủ chua thức
ăn diễn ra các quá trình sau :
* Hai quá trình xảy ra trong ủ xanh:
- Quá trình sinh lý thực vật:
Sau khi thức ăn được đưa vào hố ủ, sự hoạt động của tế bào thực vật
không phải là đã ngừng, nó vẫn tiếp tục sống và hô hấp sử dụng ôxy còn
lại trong hố ủ. Quá trình này xảy ra sự ôxy hóa chất hữu cơ. Sản phẩm
cuối cùng của quá trình hô hấp này là CO
2
và H
2
O
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
→ 6CO
2
+ 6H
2

O + 674 Kcal
19
Vì vậy, hiện tượng đầu tiên của quá trình này là nhiệt độ tăng cao.
Quá trình này xảy ra tương đối mạnh và kéo dài trong khoảng 6 - 8 giờ
sau khi ủ.
Khi đã sử dụng hết oxy trong hố ủ, tế bào thực vật chưa bị chết
ngay, mà nhờ có quá trình hô hấp đặc biệt nên tế bào vẫn có thể sống
thêm một thời gian nữa. Trong quá trình này, chất đường tích lũy trong
thức ăn tiếp tục bị phân giải cho ra rượu và axit hữu cơ.
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
→ 2CO
2
+ 2C
2
H
5
OH + 25 calo
C
2
H
5
OH + 2O
2

→ C
2
H
4
O
2
+ H
2
O
Những sản phẩm này tích lũy dần trong tế bào, cuối cùng làm cho tế
bào chết. Lượng đường và lượng nước trong thức ăn ủ chua càng nhiều.
Quá trình hô hấp yếm khí trong tế bào càng lâu. Nhưng số lượng
các a xit hữu cơ sản sinh ra trong quá trình này cũng vẫn rất ít nên không
có tác dụng bảo tồn thức ăn.
Một hiện tượng khác xảy ra trong qúa trình sinh lý thực vật là sự
phân giải protit. Nguyên nhân phân giải đó là: Sự hoạt động của vi khuẩn
và tác dụng của men thực vật. Trong môi trường trung tính, toan hoặc
kiềm yếu thì nguyên nhân phân giải protit chủ y ếu là vi khuẩn. Đặc
điểm sản phẩm phân hủy của nó là tính độc, ảnh hưởng đến sức khỏe của
gia súc.
- Quá trình lên men vi sinh vật:
Đây là quá trình quan trọng nhất của thời kỳ ủ chua. Sau khi vi sinh
vật cùng với thức ăn được đưa vào hố ủ thì thời kỳ đầu chúng có sự sản
sinh rất nhanh. Tới ngày thứ 5 thì sự phát dục tới độ cao nhất, sau đó số
lượng giảm dần.
Nhờ quá trình ủ chua mà những phần cứng của thân cây
bị mềm ra và làm cho nó nở lên dễ dàng đồng hoá. (Nguyễn Thị Liên,
Nguyễn Quang
Tuyên, 2000) [18].
* Vi khuẩn lactic:

20
Có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng hình thành axit la ctic.
Nhưng với ủ chua thì vi khuẩn lactic đóng vai trò quan trọng. Sự sinh
trưởng của nó cần rất ít protit, mà dựa vào sự phân giải đường để bổ
sung cho nhu cầu về nhiệt năng . Đặc điểm trao đổi chất của các loại vi
khuẩn này là tiêu hao ít chất dinh dưỡng mà hình thành được nhiều axit
lactic, hình thành các loại vật chất khác ít. (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn
Quang Tuyên, 2000) [18].
* Vi khuẩn butyric:
Sự phân bố của nó khá rộng trong thiên nhiên, nó cùng đất, thức ăn
đi vào hố ủ. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của loại vi khuẩn này cũng
giống như yêu cầu của vi khuẩn lactic. Nó cũng thuộc loại yếm khí kiềm
tính. Trong điều kiện thiếu ô xy sự sinh trưởng rất mạnh, khả năng chịu
đựng tới một phạm vi nhất định; khi PH giảm thấp tới dưới 4,2 thì sự
sinh sản bị gặp trở ngại, nếu axit lactic có nồng độ cao hơn chút nữa thì
chúng sẽ chết.
Khác với vi khuẩn lactic thì vi khuẩn butyric có khả năng phân giải
protit tạo nên các sản vật phân giải trung hòa phản ứng toan tính. Vi
khuẩn này còn phá hoại chất diệp lục. Kết quả là hình thành các điểm
màu vàng ở mức độ khác nhau trên thức ăn ủ chua. Vi khuẩn butyric còn
có khả năng hình thành bào tử, trong điều kiện bất lợi nó không bị chết,
khi pH thấp tới khoảng 4,2 bào tử vẫn được bảo tồn. Bào tử của loại vi
khuẩn này không chết khi đi qua đường tiêu hóa và do đó theo phân thải
ra ngoài dễ nhiễm bẩn vào sữ
Vì vậy cần tránh sự hình thành axit butyric, trước hết là phải tạo
điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển. Điều kiện trước tiên là phải có đủ
chất dinh dưỡng bởi vì sự phát dục của bào tử để hình thành vi khuẩn
butyric là khá chậm. Điều kiện thích hợp cho loại vi khuẩn này là
21
35 - 40

o
C, vì vậy cần tránh nhiệt độ cao như vậy và ủ chua nên tiến hành ở
nhiệt độ 25 - 30
o
C (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18].
* Vi khuẩn axetic: Không có tác dụng lớn trong qúa trình ủ chua,
bởi vì sự lên men của nó phần lớn là cần có không khí. Thức ăn ủ chua
có nhiều axit axetic sẽ không tốt bởi vì nó cũng giống như axit butyric
vậy, làm giảm giá trị dinh dưỡng, giảm phẩm chất thức ăn ủ chua.
(Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên, 2000) [18].
1.1.2.3. Kỹ thuật ủ chua cây ngô làm thức ăn gia súc
* Địa điểm: Chọn địa điểm làm hố ủ đảm bảo khô ráo, đất phải
chắc, không bị vỡ lở.
* Chuẩn bị hố ủ: Tốt nhất là theo hình tròn để tránh được các khe
hở ở các góc và thức ăn ủ chua dễ nén chặt.
Thu hoạch cây ngô để ủ: Thời điểm cắt ngô để ủ chua được xác
định tuỳ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có mặt trong toàn bộ
cây ngô. Thời điểm lý tưởng để cắt ngô ủ chua là khi có 50% số bắp trên
thửa ruộng có hạt đạt tới giai đoạn chín sáp.
* Kỹ thuật ủ chua: Ngô sau khi cắt cần trải xuống đất, phơi nắng
làm cho cây ngô mất bớt nước. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một
lần để cây khô héo đều. Để xác định trạng thái lý tưởng của ngô, người
ta có thể dùng phương pháp sau: khoảng 4 - 6 giờ sau khi cắt lấy ngẫu
nhiên 3 hoặc 4 lần lá ngô đang phơi (mỗi lần một lá), nắm chặt trong
lòng bàn tay, sau đó mở bàn tay ra và quan sát các nếp trên lá: nếu các
nếp để lại các đường không rõ ràng và ẩm (khi đó độ ẩm của ngô khoảng
65 - 70%) nhưng không rỉ nước hoặc lá không bị gẫy nát thì đó là trạng
thái lý tưởng để thái ngô đem ủ. (Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân
Trạch, 2003) [26].
Bước tiếp theo là tiến hành băm thái ngô thành mẩu nhỏ 3 - 5 cm

(trong trường hợp chăn nuôi trang trại dùng máy thái), vì như vậy mới dễ
22
nén và dễ lên men. Sau đó chất ngô vào hố ủ, để đảm bảo nén cho tốt,
chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp ngô dầy 10 - 15cm rồi tiến hành nén ngay bằng
cách dậm chân hoặc dùng đầm, cho lần lượt đến khi đầy hố ủ. (chú ý
việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ phải được tiến hành trong
cùng một ngày). Cho thêm rỉ mật đường: Trong các loài cây thức ăn
nhiệt đới, lượng đường không đủ để sản sinh ra đủ lượng axit lactic, làm
chua cho toàn khối thức ăn. Do vậy cần bổ sung thêm rỉ mật đường để
tạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic. Một hố ủ 1,5m
3
bổ sung 10 lít
dung dịch rỉ mật đường, cách làm như sau: dùng một ô doa có dung tích
10 lít, lấy 5 lít rỉ mật đường hoà vào 5 lít nước sạch, tưới đều cho mỗi
lớp 15 cm cây ngô thức ăn đã thái nhỏ và đã chất vào trong hố ủ trước
khi nén dậm lên. Cần định lượng tưới 10 lít dung dịch rỉ mật đều cho tất
cả các lớp thức ăn trong hố ủ. Đối với cây ngô sau khi thu hết bắp mà
đem ủ chua thì cần phải bổ sung 10 lít rỉ mật đường. Nếu không có rỉ
mật đường có thể dùng bột sắn thay thế (trích Phùng Quốc Quả ng,
Nguyễn Xuân Trạch, 2003) [26]. Theo Vũ Duy Giảng, 1997 [10], hàm
lượng đường tối thiểu là lượng đường cần thiết đảm bảo cho hoạt động
của vi khuẩn lactic hình thành axit lactic cần thiết để đạt nhanh pH = 4,2,
yếu tố quan trọng để bảo quản thức ăn ủ xanh.
Cỏ Pangola (Dgitaria decumbens) tỉ lệ đường tối thiểu là 5,0 lít. Cỏ
voi (Pennisetum pupuraum), tỉ lệ đường tối thiểu là 3,7 lít. Cỏ Ghine
(Panicum maximum), tỉ lệ đường tối thiểu là 6,0 lít. Để dễ ủ chua nên
hỗn hợp các loại cỏ nhiều đường cùng với các loại cỏ ít đường.
Đóng hố ủ: Sau khi toàn bộ thức ăn đã được nén chặt thành từng lớp
cho đến khi gần đầy hố, ta tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một lớp
rơm có độ dày 5 cm lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dày tối thiểu 30

cm lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ.
Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nước mưa thấm vào
trong hố ủ, đồng thời giúp cho việc nén thức ăn được tốt hơn. Cần che hố
23
ủ bằng nilông, bằng tôn hoặc fibrô - xi măng để tránh nước mưa. Sau 5
đến 7 tuần có thể dùng để làm thức ăn bổ sung cho gia súc. (Nguồn:
Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2008) [36].
Chú ý sau khi ủ xong, trong vòng một tuần đầu (nhất là 2 - 3 ngày
sau khi ủ) thức ăn thường xẹp xuống làm cho lớp đất phủ bị nứt thì ta
phải đắp lại ngay.
1.1.2.4. Đánh giá phẩm chất thức ăn ủ chua
Dùng 2 phương pháp để đánh giá thức ăn ủ chua
Giám định trực tiếp: Đây là cách giám định trực quan của người
giám định thông qua một số chỉ tiêu cảm quan.
Màu sắc: Nếu thức ăn có màu sắc xanh tươi như thức ăn chưa ủ là
tốt nhất, còn nếu thức ăn chuyển sang màu vàng đó là thức ăn đã bị mất
nhiều caroten, còn thức ăn chuyển sang màu đen hay tối sẫm thì thức ăn
ủ đó đã hỏng hay không còn giá trị sử dụng nữa.
Mùi: Thức ăn ủ chua có chất l ượng tốt phải có mùi của hoa quả
chín, mùi thơm do có nhiều axit lactic. Còn thức ăn ủ chua có chất lượng
kém có rất nhiều mùi khác nhau như: mùi chua như dấm thì trong thức
ăn có nhiều axit axetic, mùi thối thì trong thức ăn ủ có nhiều vi khuẩn
thối hoạt động.
Độ cứng: Thức ăn ủ có chất lượng tốt phải có độ cứng tương đương
như cỏ. Nếu thức ăn ủ chua mềm nhũn chứng tỏ thức ăn ủ đã bị thối
hỏng không còn khả năng sử dụng nữa.
Phân tích thành phần hoá học trong phòng thí nghiệm: Phân tích
thành phần hoá học và tỷ lệ các chất đặc biệt là các axit để đánh giá chất
lượng ủ.
1.1.2.5. Lượng thức ăn ủ chua cần thiết

Theo Nguyễn Thị Liên, 2000 [18]: Đối với bò sữa một ngày cho ăn
7 - 15kg, bò giống 4 - 7kg, bò cày kéo, bò thịt 5-10kg, bê 2,8 - 3,5kg, lợn
1 - 1,5kg, lừa và ngựa 5 - 7kg, dê và cừu 0,6 - 1,2kg.
24
Thức ăn ủ chua có thể sử dụng thay thế thức ăn thô xanh hoặc thay
thế một nửa trong khẩu phần ăn. Theo Phùng Quốc Quảng, Nguyễn
Xuân Trạch, 2003 [26]. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế một
phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 - 20 kg. Đối với bò sữa, nên cho
ăn sau khi vắt sữa để tránh cho sữa có mùi cỏ ủ. Khi thức ăn ủ chua đã bị
hỏng ta phải loại bỏ hoàn toàn để tránh gây ngộ độc. Không nên cho gia
súc ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn lẫn các loại thức ăn khác
(Nguyễn Xuân Trạch, 2005) [ 34].
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2.1.1. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của bò
Theo các tác giả nước ngoài, qúa trình sinh trưởng của gia súc chịu
sự tác động 2 yếu tố chính đó là: Đặc điểm di truyền của giống và môi
trường chăm sóc nuôi dưỡng và chọn lọc.
Trong thực tế cho thấy các giống khác nhau thì có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Những giống bò thịt như Santa Gertrudis, Hereford
có tốc độ sinh trưởng nhanh, đạt 1000 - 1200 g/con/ngày, trong khi các
giống kiêm dụng thịt - sữa như Redsindhi chỉ có thể đạt tốc độ sinh
trưởng 600 - 800 g/con/ngày.
Eward Sasimonshi (1987) [43] có nhận xét khối lượng của động vật
phụ thuộc vào bản chất di truyền của loài, giống và các yếu tố: Tuổi, tính
biệt, yêu cầu thức ăn và thời tiết khí hậu.
Mensikova. H và Braner.P (1994) [56] khi nghiên c ứu về năng suất
sinh trưởng của 71 bò cái tơ giống Czech pied và 91 con lai Red và
White Holstein x Czech pied; 79 con lai Ayrshirớe iv Czech pied thấy
tăng khối lượng/ngày đêm

Từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi của chúng có sự sai khác là 883g, 927g
và 835g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng tương ứng là
2,23; 2,01; 2,23.
25

×