Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GPMB TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.8 KB, 59 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, lời đầu tiên em xin chân
thành cảm ơn tới những người đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong quá trình
thực tập để thực hiện đề tài này.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo ThS. Phạm Vũ
Chung - Người đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành báo cáo này.
Em xin trân trọng cảm ơn những lời khuyên, định hướng quý báu của các
thầy cô giáo trong khoa Địa lý - QLTN trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các anh, chị Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em sưu tầm tài liệu, thực hiện đề tài được tốt nhất.
Báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nên em mong nhận được
sự đóng góp chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn sinh viên để báo cáo được
hoàn thiện hơn. Đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho công việc của em sau này
Em xin chân thành cảm ơn !

Diễn Châu, tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Chu Đức Anh

1


MỤC LỤC
Trang

2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.........................................6
2.1.2. Các nguồn tài nguyên........................................................................8


2.1.3. Thực trạng cảnh quan, môi trường..................................................11
2.1.4. Đặc điểm dân cư..............................................................................12
2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.............................................13
2.1.6. Đánh giá chung về điều tự nhiên kinh tế - xã hội.........................17
2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện.............................................................................18
2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính..................................................................19
2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất...........19
2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai...............................20
2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất.................................................................................................20
2.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.........................................................22
2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai...............................................................22
2.2.8. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai..............................................22
2.2.9. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.........................................22
2.2.10. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị
trường bất động sản...................................................................................23
2.2.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất......................................................................................................23
2.2.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai..........................................23
2.2.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.......................................24
2.2.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai........................................24
2.2.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai...........................24

2



DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Viết tắt
TNMT
GPMB
UBND
QSDĐ
VPĐK
GCN
CN-TTCN
DN
TNHH

CNH,HĐH
QLNN
XHCN
HTKT
TĐC
QL 1A

Nguyên nghĩa
Tài Nguyên Môi Trường
Giải Phóng Mặt Bằng
Ủy Ban Nhân Dân
Quyền sử dụng đất
Văn phòng đăng ký
Giấy chứng nhận
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quản lý nhà nước
Xã hội chủ nghĩa
Hạ tầng kỹ thuật
Tái định cư
Quốc lộ 1A

3


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.Mục tiêu thực tập
- Mục tiêu của đợt thực tập:

(1) Vận dụng những kiến thức được học từ trên giảng đường để áp dụng vào
thực tế làm việc.
(2) Tìm hiểu các mẫu biểu bảng sử dụng trong công tác quản lý hiện hành
tại phòng TNMT huyện Diễn Châu.
(3) Nắm được một số kiến thức cơ bản về kinh tế nông nghiệp - nông thôn
tại địa bàn huyện.
(4) Tìm hiểu một số tồn tại hạn chế trong công tác quản lý đất đai ở địa
phương.
- Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu chuyên sâu:
(1) Tìm hiểu về các văn bản của Nhà nước, huyện Diễn Châu về quy trình
cũng như chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ GPMB. Qua đó giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về nội dung của hoạt động GPMB, các văn bản pháp luật như
Luật Đất đai 2013, các Nghị định, Thông tư của Chính phủ và các quyết định, văn
bản điều hành của UBND tỉnh Nghệ An về hoạt động GPMB, tình hình triển khai
các văn bản quy phạm pháp luật gặp những khó khăn, bất cập hay hạn chế gì?
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động bồi thường GPMB trên địa
bàn huyện Diễn Châu. Qua phân tích thực trạng sẽ miêu tả được những mặt đã làm
được, những hạn chế tồn tại cần khắc phục, tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây ra
những tồn tại, hạn chế trong hoạt động GPMB trên địa bàn huyện Diễn Châu.
(3) Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động bồi thường GPMB tại
huyện Diễn Châu. Giải pháp được đưa ra từ phân tích thực trạng đã nêu, trong các
nhóm giải pháp sẽ giúp cơ quan Ủy ban nhân dân huyện Diễn Châu nói riêng và các
địa bàn cấp huyện nói chung tìm ra được phương án phù hợp để đẩy nhanh hoạt
động GPMB trên địa bàn tốt hơn, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác công
khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ thực
hiện nhiệm vụ GPMB, công tác thông tin tuyên truyền có vai trò như thế nào trong
việc đẩy nhanh tiến độ GPMB.
2.Nhiệm vụ thực tập
- Nhiệm vụ thực tập:
Đi thực tập làm việc đầy đủ, đúng thời gian, tuần thủ các quy định của cơ

quan thực tập.
Hoàn thành tốt các công việc được giao và tự tìm tòi, học hỏi các công việc
chuyên nghành khác.
Hoàn thành nội dung bản báo cáo thực tập đầy đủ, chính xác sát với thực tế
tại địa phương.
- Nhiệm vụ của vấn đề nghiên cứu:

1


Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa bàn huyện Diễn Châu.
Thu thập số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu, phân tích tổng hợp số liệu.
3. Yêu cầu thực tập
Đi thực tập đầy đủ, đúng giờ, có hiệu quả.
Có thái độ thân thiện với cán bộ nhân viên nơi làm việc.
Tác phong làm việc nghiêm túc.
Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn và chính xác, tránh làm ẩu.
4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian thực tập: từ ngày 22/2/2016 đến 17/4/2016
- Địa điểm thực tập: Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất huyện Diễn
Châu.

2


PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA SINH VIÊN
1.1. Giới thiệu về cơ quan thực tập

1.1.1. Tổng quan về đơn vị thực tập
a) Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập vào ngày 17-11-2006 và phát triển cho đến nay. Là đơn vị
phục vụ cho Phòng tài nguyên môi trường huyện Diễn Châu tỉnh nghệ An về quản
lý đất đai.
b) Cơ cấu tổ chức
Có 14 người trong đó có 1 giám đốc là ông Vương Phúc Ánh, 1 phó giám
đốc là ông Nguyễn Văn Thống, 12 chuyên viên, được biên chế sự nghiệp 7 người, 7
người hợp đồng.
c) Chức năng
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Diễn Châu là đơn vị sự nghiệp
công lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về
sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa
chính theo quy định của pháp luật.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn cấp huyện đối
với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo
quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
3. Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc
tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện; gửi thông báo
chỉnh lý biến động cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Ủy ban
nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm
quyền; kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp
xã;
4. Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền

sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn
liền với đất đối với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng đồng
dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam;

3


5. Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận và các giấy tờ khác
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
6. Thực hiện trích đo địa chính thửa đất, khu đất và tài sản gắn liền với đất;
kiểm tra chất lượng tài liệu trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất cung
cấp trước khi sử dụng, quản lý;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và
cấp xã;
8. Cung cấp trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông
tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu
cầu của cộng đồng;
9. Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai,
tài sản gắn liền với đất, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa
chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;
10. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng
theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành;
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng Tài nguyên và Môi
trường giao.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách về quản lí đất đai/tài
nguyên môi trường
- Ông Vương Phúc Ánh: giám đốc, thực hiện quyền hạn của giám đốc theo
quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước UBND huyện và phòng TNMT về

toàn bộ công việc thuộc chức năng quyền hạn của mình kể cả phân công hoặc ủy
nhiệm cho phó giám đốc.
- Ông Nguyễn Văn Thống: phó giám đốc, phụ trách theo dõi một số mặt
công tác, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công. Khi giám đốc vắng mặt phó giám đốc được giám đốc ủy quyền điều
hành các hoạt động của VPĐK QSDĐ.
- Chị Nguyễn Thị Thùy Linh, kế toán, thực hiện công việc thu chi của văn
phòng.
- Chị Phạm Thị Hương, tổ trưởng tổ hành chính, phụ trách điều hành chung
của tổ hành chính, nhận nhiệm vụ do phó giám đốc và giám đốc giao cho. Chịu
trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật.
- Chị Lê Thị Thanh Minh, chuyên viên, phụ trách công tác bảo đảm giao
dịch, tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ giao dịch.
- Chị Trần Thị Thu, chuyên viên, tiếp nhận hồ sơ giao dịch của hộ gia đình,
cá nhân, bao gồm hồ sơ đăng kí, cấp GCN QSDĐ, đề nghị cung cấp trích lục bản
đồ, hồ sơ địa chính, hồ sơ đăng kí biến động, hồ sơ tách thửa đất...

4


- Chị Hoàng Thị Nga, chuyên viên, phụ trách luân chuyển hồ sơ cấp GCN
QSDĐ lần đầu, cấp lại GCN, hồ sơ chuyển mục đích, hồ sơ tách thửa hợp thửa đất;
trích lục đo vẽ bổ sung, trích đo địa chính thửa đất.
- Anh Nguyễn Duy Anh, tổ trưởng tổ thẩm định 3, phụ trách điều hành tổ,
nhận nhiệm vụ do giám đốc và phó giám đốc giao cho, chịu trách nhiệm trước giám
đốc và phó giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực hiện của tổ. Thẩm định hồ
sơ giao dịch 19 xã thị trấn.
- Chị Phan Thị Thanh Tâm, chuyên viên, thực hiện những nhiệm vụ của tổ
trưởng tổ thẩm định 3 phân công.
- Anh Đặng Hồng Quân, tổ trưởng tổ thẩm định 2, phụ trách điều hành

chung tổ thẩm định 2 nhận nhiệm vụ do giám đốc và phó giám đố giao cho, chịu
trách nhiệm trước giám đốc và phó giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực
hiện của tổ. Thẩm định hồ sơ giao dịch của 20 xã.
- Anh Nguyễn Ngọc Hoan, tổ trưởng tổ thẩm định 2, thực hiện nhiệm vụ của
tổ trưởng tổ thẩm định 2 phân công
- Anh Hoàng Anh Tuấn, tổ trưởng tổ thẩm định 1, Thực hiện công tác trích
đo địa chính thửa đất, khu đất phục vụ cho công tác thu hồi đất, GPMB thuộc các
dự án trên địa bàn huyện của tổ chức cá nhân, cá nhân khi có yêu cầu hoặc được
giao nhiệm vụ.
1.2. Hoạt động chuyên môn của sinh viên trong quá trình thực tập
- Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng
nhiệm vụ của đợn vị thực tập .
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đất đai ở địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu
chuyên sâu về một vấn đề trong các nội dung công tác quản lý nhà nước về đất đai
để làm đề tài báo cáo
- Kiểm tra đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ, QSH nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất. Tham gia thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Tìm hiểu thực tế về định giá đất bất động sản, công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng trên địa bàn .
- Tìm hiểu trình tự, thủ tục giao đất,cho thuê đất tại địa bàn huyện Diễn Châu
- Tìm hiểu trình tự, thủ tục, các quy định trong hoạt động GPMB.
- Hỗ trợ và làm quen công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, sắp xếp lại một
số hồ sơ, tài liệu. Kiểm tra sai sót hồ sơ, tài liệu, phân loại hồ sơ.
- Thực tế đo đạc thửa đất.

5


Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GPMB TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN DIỄN CHÂU
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Đặc điểm vị trí địa lí
Diễn Châu là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An, có
tổng diện tích tự nhiên là 30500,93 ha, với 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị
trấn, có toạ độ địa lý từ 18051'31''đến 19011'05'' Vĩ độ Bắc; 105030'13'' đến
105039'26'' Kinh độ Đông.
Phía Bắc: Giáp huyện Quỳnh Lưu.
Phía Nam: Giáp huyện Nghi Lộc.
Phía Đông: Giáp biển Đông.
Phía Tây: Giáp huyện Yên Thành.
Huyện Diễn Châu là nơi tập trung của nhiều tuyến giao thông quan trọng
như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ 538 cùng tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiều bãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của
huyện trong khai thác thế mạnh du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Thị trấn
Diễn Châu là trung tâm kinh tế - văn hoá - chính trị của huyện, cách thành phố Vinh
khoảng 33 km về phía Bắc.
Với lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai
cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội như
nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bàn huyện nói riêng và
toàn tỉnh Nghệ An nói chung.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình, địa mạo
Diễn Châu có thể chia thành 3 dạng địa hình chính: Vùng đồi núi, đồng bằng
và cát ven biển.
* Vùng đồi núi: được chia thành 2 tiểu vùng:
- Tiểu vùng núi Tây Nam: Chủ yếu là núi thấp (bình quân độ cao 200 - 300
m), đỉnh Thần Vũ cao nhất 441 m. Đây là địa bàn có độ dốc bình quân trên 150, chỉ
khoảng 20 % diện tích có độ dốc bình quân dưới 150.

- Tiểu vùng đồi thấp Tây Bắc: Gồm các dải đồi ở Diễn Lâm, Diễn Đoài có độ
cao từ 80 m đến dưới 150 m. Đa phần diện tích có độ dốc từ 15 - 200.
Do đặc điểm địa hình của vùng đồi núi tương đối dốc, độ che phủ rừng thấp
nên bị rửa trôi xói mòn mạnh, gây hiện tượng đất bị bạc màu xói mòn trơ sỏi
đá.Khu vực xã Diễn Lâm có dải đồi thấp với độ cao 20 - 80 m, 85 % diện tích có độ
dốc 8 - 150, diện tích còn lại có độ dốc dưới 80.

6


Nhìn chung đặc điểm địa hình vùng đồi núi chủ yếu thích hợp cho phục hồi
và phát triển lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.
* Vùng đồng bằng:
Đây là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao 0,5 - 3,5 m. Địa
hình thấp dần theo hình lòng chảo, khu vực thấp nhất thuộc các xã Diễn Bình, Diễn
Minh, Diễn Nguyên, Diễn Thái, Diễn Cát, Diễn Hoa. Độ cao địa hình vùng thấp
trũng từ 0,5 - 1,7 m và thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ. Đây là khu vực sản
xuất lương thực trọng điểm của huyện.
* Vùng cát ven biển:
Phân bố ở khu vực ở phía Đông Quốc lộ 1A kéo dài từ Diễn Hùng đến Đền
Cuông (Diễn Trung). Độ cao địa hình của vùng từ 1,8 - 3 m. Đây là địa bàn dễ chịu
tác động của triều cường khi có bão gây ngập mặn.
b) Khí hậu
Diễn Châu chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với một
mùa nóng, ẩm, lượng mưa lớn (từ tháng 4 đến tháng 10) và một mùa khô lạnh, ít
mưa (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Những đặc điểm chính của khí hậu thời tiết
như sau:
* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,4 0C, phân hóa theo mùa khá rõ
nét (cao nhất 40,10C và thấp nhất 5,70C). Đặc trưng theo mùa thích hợp cho việc bố

trí cơ cấu cây trồng đa dạng.
Tổng tích ôn lớn hơn 8.0000C, cho phép phát triển nhiều vụ cây trồng ngắn
ngày trong năm.
* Chế độ mưa,lượng bốc hơi, độ ẩm không khí:
+ Diễn Châu có lượng mưa bình quân 1.690 mm/năm nhưng phân bố không
đều: Thời kỳ mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm khoảng
11% lượng mưa cả năm. Đây là thời kỳ gây khô hạn trên những chân đất cao. Mùa
mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) lượng mưa chiếm tới 89% cả năm, tập trung vào các
tháng 8, 9, 10 dễ gây úng ngập ở những khu vực trũng thấp.
+ Lượng bốc hơi bình quân của vùng 986 mm/năm. Các tháng từ tháng 12
đến tháng 2 năm sau và lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa từ 1,9 đến 2 lần gây khô
hạn trong vụ đông xuân. Các tháng 4, 5, 6 lượng bốc hơi tuy không lớn nhưng là
thời kỳ có nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng, gây hạn trong vụ xuân hè.
+ Độ ẩm không khí bình quân cả năm 85%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp tập
trung vào mùa khô và những ngày có gió Tây Nam khô nóng (độ ẩm không khí có
thể xuống tới 56%) hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.
* Chế độ gió, bão:
+ Hứng chịu tác động của 2 hướng gió chủ đạo: Gió mùa Đông Bắc và gió
mùa Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau kèm
theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh. Gió Tây Nam xuất hiện từ trung tuần tháng 4 tới

7


đầu tháng 9 với tần suất 85% của năm, kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp,
mỗi đợt kéo dài 10 - 15 ngày.
+ Diễn Châu là địa bàn thường chịu tác động đáng kể của bão (bình quân
mỗi năm có 7 đến 8 cơn bão đổ bộ vào đất liền ở Nghệ An). Bão thường kèm theo
triều cường và mưa lớn gây ngập úng, làm nhiễm mặn vùng diện tích ven các cửa
sông.

c) Thuỷ văn
Chế độ thuỷ hệ của huyện chịu ảnh hưởng chính của con sông Bùng và các
con kênh nối với nó như; kênh Vách Bắc, kênh Nhà Lê...Sông chảy trên địa hình
tương đối bằng phẳng và đổ ra con sông Lạch Vạn có cửa biển Lạch Vạn nên thời
gian ngập úng ngắn.
- Kênh Vách Bắc bắt nguồn từ huyện Yên Thành với tổng chiều dài khoảng
4,2 km, cung cấp nước cho xã Diễn Hồng, Diễn Phong và Diễn Vạn.
- Kênh Biên Hoà bắt nguồn từ huyện Yên Thành chảy vào Diễn Châu nối với
con Sông Bùng là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho các xã Diễn Nguyên, Diễn Bình,
Diễn Quảng, Diễn Cát, Diễn Phúc, Diễn Thành, Diễn Hoa, Diễn Kỷ.
- Kênh Nhà Lê chảy từ xã Diễn Hùng đến Diễn Vạn nhập với sông Bùng,
chảy qua các xã Diễn Kỷ, Diễn Hoa, Diễn Thành, chảy lên phía Tây cầu Đò Đao, từ
đây kênh Nhà Lê chảy qua các xã Diễn Cát, Diễn Phúc, Diễn Thọ, Diễn Lộc và
Diễn An.
- Sông Lạch Vạn chịu tác động của chế độ thuỷ triều nên chủ yếu làm nhiệm
vụ tiêu nước và phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài ra còn có các hồ đập như: Hồ Bài Gia, Hồ Xuân Dương... Hệ thống
này cung cấp nguồn nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong
huyện.
2.1.2. Các nguồn tài nguyên
2.1.2.1. Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Diễn Châu là 30.500,93 ha trong đó, diện
tích đất nông nghiệp là 22.821,58 ha chiếm 74,82%, diện tích đất phi nông nghiệp
là 6.963,46 ha chiếm 22,83%, còn lại 2.35% là diện tích đất chưa sử dụng.
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, huyện Diễn Châu có các
nhóm đất chính sau:
- Đất cồn cát trắng: Diện tích khoảng 1.345 ha, phân bố chủ yếu ở các xã
Diễn Hùng, Diễn Kim.
- Đất cát biển: Diện tích khoảng 8.618 ha, phân bố ở các xã ven biển từ Diễn
Hùng đến Diễn Trung.

- Đất mặn nhiều: Diện tích khoảng 442 ha, phân bố ở địa hình thấp ven biển,
ven sông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều nên thường bị ngập.
- Đất mặn trung bình: Diện tích khoảng 48 ha, phân bố ở địa hình vàn, vàn
cao.

8


- Đất mặn ít: Diện tích 691 ha, phân bố ở địa hình cao hơn đất mặn trung
bình.
- Đất phù sa không được bồi, không có tầng Glây và loang lổ: Diện tích
khoảng 6.735 ha, phân bố ở các xã Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Xuân, Diễn
Đoài…
- Đất phù sa Glây: Diện tích khoảng 1.870 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Diễn
Yên, Diễn Trường, Diễn Đoài, Diễn Hạnh, Diễn Liên.
- Đất phù sa ngập úng: Diện tích khoảng 1.600 ha, phân bố dọc theo sông
Bùng.
- Đất đỏ vàng trên đá sét: Diện tích khoảng 4.354 ha.
- Đất vàng nhạt trên cát: Diện tích khoảng 300 ha.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 120 ha.
- Đất xám bạc màu.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: Diện tích 1.395 ha.
- Đất dốc tụ: diện tích khoảng 40 ha.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích khoảng 1.557 ha.
...
2.1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt quan trọng nhất trên địa bàn huyện được cung cấp bởi hệ
thống sông ngòi và lượng mưa hàng năm. Tuy nhiên khả năng sử dụng nguồn nước
mặt cho tưới không lớn. Do hệ thống sông thường dốc và ngắn nên trong mùa mưa

nước thường tập trung nhanh và thoát nước chậm thường gây úng ngập cho các
vùng trũng ven sông, vào mùa khô, mực nước thấp lại bị nhiễm mặn khá sâu nên
hạn chế đáng kể khả năng sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và đời
sống của nhân dân.
b. Nguồn nước ngầm
Tuy chưa được thăm dò khảo sát toàn diện nhưng qua số liệu thu thập được
cho thấy nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào. Mức độ nông, sâu thay đổi
tùy theo địa hình và lượng mưa trong mùa, thường vùng đồng bằng và ven biển có
mực nước ngầm nông, vùng đồi núi nước ngầm sâu hơn và dễ bị cạn kiệt vào mùa
khô. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, có thể sử dụng trong sinh hoạt và
sản xuất. Tuy nhiên ở khu vực ven biển thường bị nhiễm mặn về mùa khô, do thuỷ
triều lên.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình trong huyện đang sử dụng nguồn nước ngầm
mạch nông ở độ sâu 4 - 10 m để phục vụ cho sinh hoạt, lưu lượng nước 0,7 - 1,8
lít/s. Qua khoan thăm dò khảo sát sơ bộ cho thấy lượng nước ngầm tương đối dồi
dào, phân bố theo tầng thành tạo hệ địa chất.

9


2.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015 toàn huyện có: 7.405,30 ha đất rừng,
trong đó:
- Rừng sản xuất: 6.055,71ha, chiếm 81,78% diện tích đất lâm nghiệp.
- Rừng phòng hộ: 1.349,59 ha, chiếm 18,22% diện tích đất lâm nghiệp.
Tiềm năng tài nguyên rừng ở Diễn Châu còn khá lớn về cả diện tích lẫn trữ
lượng, cho phép có thể phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tại chỗ. Đây chính
là một trong những lợi thế, là chỗ dựa giúp huyện trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội.
2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo về chủng loại, ít về trữ lượng. Theo
kết quả khảo sát sơ bộ, khoáng sản chính của huyện là Titan, phân bố chủ yếu dọc
theo bờ biển. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số loại đá phục vụ cho xây
dựng, tương đối phong phú như vỏ sò, đất sét, đá sa, phiến thạch,... Trữ lượng
nguồn vật liệu xây dựng đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của địa phương.
2.1.2.5. Tài nguyên biển
Với 25 km bờ biển và ngư trường khá rộng, nguồn lợi thủy hải sản khá
phong phú và đa dạng, tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản quanh năm rất thuận lợi
cho việc khai thác và nuôi trồng. Theo điều tra của các nhà Hải Dương học, trong
vùng biển Diễn Châu có khoảng 267 loài cá, thuộc 90 họ, trong đó có 60 loài có giá
trị kinh tế cao, 20 loài tôm và nhiều loài nhuyễn thể khác như sò; mực,...Trữ lượng
cá đáy ở khu vực này khoảng 9.000 tấn, cá nổi khoảng 8.000 tấn, trữ lượng tôm
khoảng 100 tấn, trữ lượng mực khoảng 600 - 700 tấn. Đây là nền tảng lớn để phát
triển các trung tâm nghề cá ở khu vực ven biển của huyện.
2.1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Nằm ở trung tâm vùng văn hóa xứ Nghệ, Diễn Châu từng là lỵ sở nhiều năm
của đất Châu Diễn. Diễn Châu cũng là vùng đất cư trú của của người Việt cổ, qua
bao thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay Diễn Châu vẫn là một trong những
trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Nghệ An. Đặc biệt con người
Diễn Châu rất hiếu học, có truyền thống khoa bảng: Trạng nguyên Bạch Liên, Trần
Cả, Ngô Trí Tri, Ngô Trí Hòa, Đặng Văn Thụy, Nguyễn Xuân Ôn, Cao Xuân
Dục..., Những người nổi tiếng như: Võ Mai-Bí thư xứ ủy Trung Kỳ; Bộ trưởng
Thương mại Tiến sỹ Trương Đình Tuyển; Anh hùng LLVT, cán bộ lão thành: tướng
Phùng Chí Kiên; Giáo sư kinh tế Cao Cự Bội; Giáo sư Lê Duy Thước; Giáo sư Triết
học Cao Xuân Huy; Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc; Nguyên chủ
tịch tỉnh Nghệ An Chu Mạnh; Hoa hậu Ngô Phương Lan - Phó viện trưởng Viện
Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI); giáo sư Đặng Ngọc Long.
Trải qua chiều dài lịch sử đấu tranh xây dựng và phát triển, nhân dân trong
huyện luôn đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm, đóng góp nhiều


10


công sức cùng nhân dân cả nước giành được thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ.
Ngày nay trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh
đạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Diễn Châu luôn thể hiện tinh thần
đoàn kết, tương thân tương ái, cần cù sáng tạo trong lao động, sản xuất. Đã đạt được
những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội. Kế thừa
những thành quả đã đạt được, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền thống vốn có, Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân huyện, cùng với tỉnh Nghệ An và cả nước vượt qua
những khó khăn thách thức thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
2.1.3. Thực trạng cảnh quan, môi trường
2.1.3.1. Cảnh quan
Diễn Châu là huyện có đầy đủ các yếu tố địa hình: Đồi, rừng, đồng bằng và
biển, qua đócảnh quan môi trường của huyệnrất đa dạng và phong phú, với khoảng
25 km bờ biển, trong đó có nhiều bãi biển và cồn cát đẹp như ở Diễn Hải, Diễn
Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh…nhiều di tích, danh lam thắng cảnh cảnh như Đền
Cuông, Lèn Hai Vai, Hồ Xuân Dương…
Đối với khu vực đồng bằng được tập trung các khu dân cư với hệ thống cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vừa mang tính truyền thống văn hóa kết hợp với
sự phát triển kinh tế xã hội trong những thập kỷ gần đây với những cấu trúc hiện đại
văn minh, bên cạnh đó là những cánh đồng lúa, màu rộng lớn kết hợp với những
khu vực vùng địa hình cao đồi núi với những cánh rừng xanh thắm tạo nên một bức
tranh rất đẹp và sinh động về cảnh quan môi trường của Diễn Châu.
2.1.3.2. Môi trường
Môi trường ở Diễn Châu chưa bị ô nhiễm nặng, tuy nhiên, có một số nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường của huyện đó là:
- Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, do người dân

quá lạm dụng trong việc sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu đã gây nên sự ô
nhiễm trực tiếp tới nước, đất và môi trường không khí, ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái, gây hại cho các vi sinh vật trong đất dẫn đến làm giảm quá trình phân huỷ
chất hữu cơ và giảm độ phì của đất.
- Nguồn ô nhiễm từ các nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất thức ăn gia súc,
các khu, làng nghề chế biến hải sản, điển hình là ở xóm Ngọc Văn, Đông Lộc, Ngọc
Minh thuộc xã Diễn Ngọc.
- Nguồn gây ô nhiễm từ dân sinh: Đó là những chất thải từ vật nuôi, từ sinh
hoạt hàng ngày của nhân dân chưa được xử lý kịp thời. Đặc biệt hệ thống tiêu thoát
nước còn thiếu, nước thải sinh hoạt đổ ra hầu như ngấm trực tiếp xuống đất.
- Môi trường đất, nước, không khí các xã phía Bắc huyện Diễn Châu đang có
dấu hiệu bị ô nhiễm do khí thải và nước thải của nhà máy sắn huyện Yên Thành gây
ra.

11


Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khoẻ cho người dân, trong thời gian
tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát
triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh
hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn, xóm và cộng đồng.
Ngoài những tác động của con người, thiên nhiên và hậu quả của chiến tranh
cũng gây ra những áp lực đối với vấn đề môi trường. Do địa hình bị chia cắt, lượng
mưa tương đối lớn, độ che phủ của hệ thực vật còn thấp nên đất đồi núi, đặc biệt là
đất trống đồi núi trọc, luôn bị rửa trôi bề mặt, làm cho đất bị chai cứng, chua, nghèo
chất dinh dưỡng và xói mòn trơ sỏi đá trở thành hoang trọc. Hiện tượng lũ lụt, nắng
nóng xâm nhập thuỷ triều vẫn thường xẩy ra đã làm cho một số diện tích đất bị sạt
lở, ngập úng, khô hạn, nhiễm mặn... gây khó khăn trong sản xuất và đời sống. Vì
vậy cần phải dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục
ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi

trường sinh thái trong khu vực.
2.1.4. Đặc điểm dân cư
2.1.4.1. Dân số
Theo thống kê, dân số trung bình của huyện 266.686 người chủ yếu là dân
tộc Kinh. Do sự gia tăng dân số đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện
như tăng cường nguồn lao động, nhưng cũng do dân số tăng đã làm cho nhu cầu đất
ở, đất xây dựng, đất canh tác tăng theo tạo nên sức ép mạnh mẽ lên tài nguyên đất
vốn đã hạn hẹp của huyện. Mật độ dân số toàn huyện là: 874 người/km 2 nhưng lại
phân bố không đều. Dân số tập trung chủ yếu ở Thị trấn với mật độ là: 6.309
người/km2 và thấp nhất là xã Diễn Lâm 360 người/km 2. Dân cư tập trung cao chủ
yếu ở các xã ven Quốc lộ 1A, đây là những địa bàn đang ngày càng gia tăng sức ép
về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai. Tỷ lệ dân số nông nghiệp 68% và dân số
phi nông nghiệp là 32%.
2.1.4.2. Lao động và việc làm
Năm 2015 lao động của huyện là: 150265 lao động. Trong đó lao động nữ là
76.450 lao động, lao động nam là: 73815 lao động. Lao động trong độ tuổi của
huyện là 154.100 lao động, chiếm 57.78% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm - ngư nghiệp chiếm 68% còn lại là 32% là lao động phi nông nghiệp. Số lao
động thiếu việc làm ở nông thôn chiếm khoảng 25-30% tổng số lao động. Số lao
động được đào tạo 35.000 người, năm 2015 đã giải quyết việc làm cho 4.800 lao
động, giảm 12,7% so với cùng kỳ.
Nhìn chung cơ cấu lao động thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng tích
cực hơn song còn chậm, vẫn nhiều bất cập, số lao động nghành nông - lâm - ngư
nghiệp nhìn chung chưa đồng đều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, lại tập trung
chủ yếu ở Thị trấn Diễn Châu.

12


2.1.4.3. Thu nhập và mức sống
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân

cũng đã được cải thiện đáng kể. Năm 2015 GDP bình quân đầu người đạt 385
USD/người/năm. Đời sống dân cư làm việc trong các nghành thương nghiệp, mức
thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư nghành nông - lâm nghiệp, thủy sản mặc
dù trong những năm gần đây đã cải thiện hơn so với các huyện trên địa bàn tỉnh
những vẫn nhiều khó khăn và hạn chế.
Giải quyết cơ bản kịp thời chế độ chính sách cho các đối tượng chính sách,
người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội.
Tổng số hộ nghèo hiện nay có 8416 hộ, tỷ lệ hộ nghèo 13% giảm 0,77% so
với năm trước. Hiện nay 100% số xã trong toàn huyện được sử dụng lưới điện Quốc
gia. Số nhà kiên cố và bán kiên cố tăng lên, đời sống nhân dân đang từng bước được
cải thiện.
2.1.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.5.1. Về kinh tế
a) Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp
* Nông nghiệp:
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 2.005 tỷ đồng, bằng 102,8% cùng
kỳ năm 2014. Trong đó, trồng trọt 1.268,9 tỷ, bằng 103,8% cùng kỳ. Chăn nuôi
736,5 tỷ, bằng 101,2% cùng kỳ.
+ Trồng trọt: Diện tích lúa năm 2015 18.442 ha; diện tích lạc 3.062 ha. Năng
suất lúa cả năm đạt 60,9 tạ/ha. Năng suất ngô cả năm đạt 55,48 tạ/ha. Năng suất lạc
cả năm đạt 27,1 tạ/ha.
- Kết quả gieo trồng vụ Đông 2015: Toàn huyện đã gieo trồng được 2.873 ha
ngô; lạc 480,7ha; 738 ha rau màu. Ngô trên đất 2 lúa đạt 438 ha.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 136.850 tấn, trong đó thóc 112.397
tấn. Sản lương ngô đạt 24.453 tấn. Sản lượng lạc 8.293 tấn.
- Vẫn còn tình trạng bỏ hoang đất trồng lúa vụ Hè Thu tại một số xã, như
Diễn Tháp 120 ha, Diễn Hồng 50 ha, một số diện tích nhỏ bỏ hoang do đất cao,
thiếu nước cục bộ tại các xã Diễn Phong, Diễn Lâm, Diễn Kim, Diễn Lợi và Diễn
Tân,...
+ Chăn nuôi: Tổng đàn trâu 5.700 con, tổng đàn bò 29.000 con. Tổng đàn

lợn: 57.500 con. Tổng đàn gia cầm 1,680 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất
chuồng 19.490 tấn.
Làm tốt công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm. Công tác phòng, chống dịch
được quan tâm. Tuy vậy, kết quả tiêm phòng định kỳ vẫn chưa cao.
* Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp ước đạt 21,492 tỷ đồng.
Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng, trồng rừng tập trung được quan tâm.
Công tác điều tra, theo dõi, phòng trừ sâu bệnh hại rừng được thực hiện thường
xuyên. Thực hiện tốt công tác trồng rừng mới, đã trồng được 376 ha tại các xã Diễn

13


Lâm, Diễn Đoài, Diễn Phú, Diễn Thắng, Diễn Trung và Diễn An (do các hộ dân tự
đầu tư trồng rừng).
* Thủy sản: Giá trị sản xuất năm 2015 đạt 660 tỷ đồng. Tổng sản lượng năm
2015 đạt 36.475 tấn. Trong đó, sản lượng đánh bắt 30.700 tấn; Sản lượng nuôi trồng
5.775 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 2100 ha.
- Tổng số phương tiện tàu thuyền trên địa bàn huyện đến tháng 11/2015 có
1.446 cái (trong đó: Loại trên 400CV có 4 cái, Loại từ 90CV đến dưới 400 CV: 137
cái; dưới 20 CV: 855 cái, từ trên 20 CV đến dưới 90 CV 321 cái). Từ đầu năm đến
nay đã đóng được 20 tàu cá trên 90 CV. 01 tàu được vay vốn theo Nghị định
67/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
+ Diêm nghiệp: Sản lượng muối cả năm ước đạt 8.600 tấn.
b) Thủy lợi:
- Năm 2015 đã đảm bảo tưới, tiêu an toàn toàn bộ diện tích sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn. Cụ thể lúa: 18.442 ha, ngô: 4.430 ha, lạc: 3.062 ha, rau các loại:
2.387 ha,...
Trong năm UBND tỉnh đã hỗ trợ để sửa chữa, nạo vét 06 tuyến kênh và 02
công trình phục vụ chống hạn, 01 công trình phòng chống lụt bão.
c) Xây dựng Nông thôn mới:

- Các xã tiếp tục tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, dân
sinh bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và đóng góp của nhân dân. Tiếp tục xây
dựng đường GTNT theo chỉ tiêu hỗ trợ xi măng đợt 4 của tỉnh.
- Ngoài 05 xã đã được công nhận năm 2014, đến ngày 24/12/2015 có thêm
09 xã: Diễn Thành, Diễn Lộc, Diễn Thọ, Diễn Phong, Diễn Hoa, Diễn Kỷ, Diễn
Nguyên, Diễn Hạnh và Diễn Thái đã được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn
mới.
d) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:
- Giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2015 ước đạt 1.225,347 tỷ đồng.
- Tình hình sản xuất tại Cụm CNN Diễn Hồng, cụm CN Tháp - Hồng - Kỷ
ổn định. Đến nay đã có 25/31 doanh nghiệp đầu tư xây dựng (tăng 13 doanh nghiệp
so với năm 2014), trong đó có 18 dự án đi vào hoạt. Lao động tại Nhà máy may
NamSung Vina (Hàn Quốc) tăng hơn 800 người so với năm 2014, đến nay đã có
trên 2.000 lao động.
- Các sản phẩm chủ lực vẫn đạt mức tăng trưởng cao, như: Chế biến bột cá
xuất khẩu, sản xuất phân bón, may công nghiệp, hải sản xuất khẩu....
- Nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, như: Chế biến gỗ, thợ nề, làm
trống, bún bánh, đóng tàu thuyền, chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm...; 17
làng nghề duy trì hoạt động sản xuất bình thường; các làng nghề mây tre đan xuất
khẩu hầu hết không còn hoạt động.

14


- Công tác khuyến công, hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm chỉ đạo, năm
2015 được UBND tỉnh hỗ trợ 372 triệu đồng cho công tác chuyển giao công nghệ,
đào tạo nghề.
- Công tác đào tạo nghề TTCN: Đào tạo trên 730 lao động gồm các nghề:
May công nghiệp, mộc dân dụng, gò hàn, làm chổi đót,…
- Về điện nông thôn: Hoàn thành việc bàn giao lưới điện cho ngành điện

quản lý.
e) Các ngành dịch vụ:
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2015 đạt 2.486 tỷ đồng. Tổng mức hàng
hóa bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 3.524 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2014.
- Doanh thu các ngành dịch vụ trên địa bàn như: Vận tải, viễn thông, tài
chính ngân hàng, thương mại, du lịch,... tăng trưởng ổn định, bình quân từ 8- 10%.
Tổng nguồn vốn của 10 Quỹ tín dụng ước cả năm đạt: 941,514 tỷ (Trong đó: Vốn
huy động 718,549); tổng dư nợ cho vay ước cả năm đạt: 784,468 tỷ, bằng 122,6%
so với năm 2014. Vốn huy động của 12 chi nhánh ngân hàng ước cả năm: 2.886,128
tỷ đồng; tổng dư nợ đạt: 3143,218 tỷ đồng. Hoạt động của các Quỹ tín dụng và các
chi nhánh ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn trong sản xuất kinh doanh và phát
triển kinh tế hộ gia đình.
f) Tình hình sản xuất - kinh doanh và phát triển doanh nghiệp:
- Trong năm 2015 có 74 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh, nâng tổng số
doanh nghiệp trên địa bàn huyện đến nay là 556 doanh nghiệp. Trong đó có 131
doang nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh chờ giải thể (còn lại 425 DN). Có 175/425
doanh nghiệp (41,2%) không phát sinh số thuế GTGT phải nộp trong năm.
g) Xây dựng cơ bản:
Giá trị XDCB năm 2015 ước đạt 2.370 tỷ. Do thực hiện Luật Đầu tư công
nên các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tạm dừng cho chủ trương đầu tư
mà chủ yếu chỉ thực hiện các dự án chuyển tiếp. Công tác quản lý Nhà nước về đầu
tư XDCB được tăng cường. Quản lý dự án đầu tư có hiệu quả hơn từ khi có Ban
quản lý các dự án đầu tư của huyện. Triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư công.
- Về các dự án chuyển tiếp: Tiếp tục thực hiện các công trình chuyển tiếp từ
năm 2014, như: Xây dựng đường GT trục chính Khu du lịch biển Hòn Câu, Diễn
Hải; Gói thầu số 02, dự án: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đê biển Trung - Thịnh Thành; Đường Nhân thành Chợ Chùa; Đập Khe Rọ, đập Bàu Gáo, Diễn Lâm; Đập
Bàu Diễn Phú và Diễn Lợi; Trạm bơm Cồn Mý, Diễn An; Đường trục trung tâm
thương mại Bắc - Nam đô thị Diễn Châu mở rộng,..
- Về các dự án triển khai mới trong năm: Sửa chữa đầu mối Trạm bơm Tây
Tháp xã Diễn Liên, Cầu Diễn Quảng thuộc dự án Đường 205 đoạn từ Quốc lộ 7A

đến xã Diễn Tháp; Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Truông, Diễn Lâm; Sửa
chữa đường vào Cụm CN Tháp - Hồng - Kỷ,..Đường giao thông chống ngập úng
nối các xã Diễn Thịnh, Diễn Lộc, Diễn Thọ và Diễn Lợi; sửa chữa, nâng cấp tuyến

15


kênh vùng muối Vạn Nam, xã Diễn Vạn; Sửa chữa, nâng cấp Trạm bơm Đông Thọ
xã Diễn Thọ; Sửa chữa, nâng cấp hệ thống trạm bơm và kênh tưới xã Diễn Lộc;
Đường giao thông quy hoạch mở rộng Cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ;...
- Trong năm 2015 đã thẩm định, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành cho
43 công trình (trong đó có 04 công trình tồn đọng), giá trị thẩm tra, phê duyệt/giá trị
chủ đầu tư trình giảm bình quân 3,58%. Số dự án, công tình tồn đọng chưa quyết
toán giảm nhiều so với năm 2014, hiện còn 14 công trình, dự án tồn đọng (trong đó
12 công trình chủ đầu tư chưa nộp hồ sơ; 02 cái đang xử lý) .
2.1.5.2. Về văn hóa- xã hội
a) Văn hoá - TDTT; Thông tin - Truyền thông:
Xây dựng thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia. 27 xã có thiết chế VHTT đạt
chuẩn, bằng 69,2% (tăng 02 xã so với năm 2014). Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 83%.
Tu sửa 21, làm mới 01 nhà văn hóa xóm; 311 xóm đạt danh hiệu VH (tăng 28 xóm
so với năm 2014); 22/39 xã đã có Đài Truyền thanh không dây (tăng 02 đài); 37 di
tích đã được xếp hạng (tăng 01 di tích). Cổng Thông tin điện tử và hệ thống Đài
truyền thanh cơ sở hoạt động có hiệu quả.
b) Giáo dục và đào tạo:
Kết thúc năm học 2014 - 2015, ngành giáo dục đạt đơn vị tiên tiến xuất sắc
cấp tỉnh và là năm thứ 13 liên tiếp đạt danh hiệu này.
Năm học 2014 - 2015: Kết quả học sinh hoàn thành Chương trình Tiểu học
lớp 5 đạt 99,9%; TN THCS đạt 98,4%; TN THPT đạt 97%. Công nhận thêm 02
trường chuẩn QG (THCS Diễn Tân, MN Diễn Quảng) và 01 trường chuẩn QG mức
độ 2 (Tiểu học Diễn Hoa), nâng tổng số trường chuẩn QG toàn huyện đến 15/11 lên

93 trường trong đó có 20 trường đạt chuẩn mức 2 và là huyện có số lượng trường
chuẩn cao nhất tỉnh. Dự kiến từ nay đến cuối năm có thêm 2 trường đạt chuẩn, bằng
73,39% tổng số trường.
c) Y tế; Dân số - KHH gia đình:
+ Y tế:
- Tích cực xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, có thêm 04 xã Diễn
Phong, Diễn Thọ, Diễn Mỹ và Diễn Phú đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, nâng tổng
số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế toàn huyện lên 29 xã.
- Công tác ATVSTP, hành nghề y dược tư nhân chuyển biến tích cực; các chỉ
tiêu về y tế trong năm đều đạt kế hoạch và cao hơn cùng kỳ. Số bác sỹ tăng từ 3,6
bác sỹ/vạn dân năm 2014 lên 4 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiểm
đủ các loại vác xin đạt 99%. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,5% so
với năm 2014, xuống còn 12,%. 100% trẻ em dưới 36 tháng và bà mẹ sau sinh 6
tháng đầu được uống VitaminA. Tại các bệnh viện, trạm Y tế các xã, thị trấn chất
lượng khám bệnh, chữa bệnh ngày càng được cải thiện; đã thực hiện đúng quy trình
kỹ thuật, quy chế chuyên môn.

16


- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,2%/1% KH (Tăng 0,14% so với năm 2014); tỷ
lệ sinh con thứ 3+: 25%/22%KH (Tăng 2% so với năm 2014); Số xóm không sinh
con thứ 3 trong năm là 90 xóm/100 xóm (giảm 02 xóm). Tình trạng mất cân bằng
giới tính khi sinh có chiều hướng giảm, năm 2015 tỷ số giới tính khi sinh nam/nữ:
109/100.
d) Lao động- Thương binh & Xã hội:
- Xét duyệt chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy định, cấp mới, gia
hạn thẻ BHYT cho 65.479 nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước bảo đảm; đào
tạo nghề cho lao động nông thôn 18 lớp với 610 lao động.
- Giải quyết việc làm mới cho 3.100 lao động, trong đó xuất khẩu lao động

1.058 người. Phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc chấp hành Luật Lao
động, Luật BHXH và Luật Công đoàn tại 03 doanh nghiệp. Công tác bình đẳng
giới, vì sự tiến bộ phụ nữ và phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em tiếp tục được quan
tâm.
2.1.6. Đánh giá chung về điều tự nhiên kinh tế - xã hội
2.1.6.1. Những thuận lợi
- Về vị trí địa lý: Diễn Châu ở vị trí địa lý có nhiều thuận lợi, 08 xã nằm
trong khu kinh tế Đông Nam; trên địa bàn có núi, có đồng bằng, có biển, có nguồn
tài nguyên đất đai đa dạng và phong phú đảm bảo cho phát triển một nền kinh tế đa
dạng nhiều ngành nghề như: Nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công
nghiệp, dịch vụ và du lịch.
- Cảnh quan thiên nhiên: Diễn Châu có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông
và là huyện có sự hội ngộ đầy đủ sông, núi, biển và đồng bằng, có bờ biển tương
đối dài và bằng phẳng đã tạo cho Diễn Châu có một phong cảnh hữu tình. Tạo điều
kiện phát triển du lịch biển, tạo thành những điểm nghỉ mát lý tưởng thu hút khách
du lịch thập phương.
- Tài nguyên biển: Huyện Diễn Châu có đường bờ biển dài, có 6 xã ven biển
gồm: Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Kim, Diễn Hải, Diễn Hùng. Tài
nguyên biển ở đây đa dạng phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá
trị kinh tế cao như mực, tôm, sò… Vùng biển Diễn Châu còn có thế mạnh đặc biệt
về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề. Có bãi biển Diễn Thành
đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng thu hút dược nhiều du khách đến tham quan,
nghỉ dưỡng.
- Cơ sở hạ tầng: Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng huyện đã được đầu tư
nâng cấp, xây dựng bằng nguồn vốn từ trong và ngoài nước, tạo cơ sở cho nền kinh
tế huyện Diễn Châu phát triển. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất
và tinh thần của người dân được nâng lên. Công tác giáo dục đào tạo có nhiều
chuyển biến tích cực; mạng lưới trường học được củng cố cơ bản đáp ứng nhu cầu
học tập cho các đối tượng. Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên được tăng cường bồi
dưỡng và sắp xếp lại hợp lý hơn.


17


- An ninh trật tự: Tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn tương đối ổn
định. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật được chú trọng. Phong trào
quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, an ninh nông thôn được giữ
vững, công tác phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội được tập trung cao,
góp phần ngăn ngừa, hạn chế các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
Lãnh đạo khối công an, quân sự, tư pháp phối hợp tốt trong công tác kiểm
tra, thanh tra, điều tra xử lý các vụ vi phạm pháp luật, đơn thư khiếu nại tố cáo của
công dân.
2.1.6.2. Những hạn chế
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì huyện cũng có những hạn chế về điều
kiện tự nhiên - kinh tế xã hội như sau:
- Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo cả về
chủng loại và trữ lượng nên khả năng khai thác công nghiệp nặng kém phát triển,
nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
- Địa hình: Địa hình phức tạp, đối với vùng màu nguồn nước tưới thiếu về
mùa khô và dễ ngập úng về mùa mưa. Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến cây
trồng, vật nuôi và đời sống của nhân dân.
- Khí hậu thời tiết: không được thuận lợi về mùa mưa do thường kéo dài
nhiều ngày, có lúc cường độ mưa tập trung cao, trong mùa mưa đôi lúc có bão, áp
thấp nhiệt đới, thảm thực vật rừng còn ít, đất trống còn nhiều, địa hình dốc nên
thường gây lũ lớn làm hư hại công trình, ngừng trệ hoạt động sản xuất, gây nhiều
thiệt hại về người, tài sản,... mùa khô kéo dài gây thiếu nước có ảnh hưởng, thiệt hại
đến sản xuất, sinh hoạt.
- Cơ sở hạ tầng: Tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu phát triển nhất là giao thông, cấp nước, thoát nước, môi trường.
- Chất lượng lao động: Nhiều lao động trẻ có chất lượng cao phần lớn làm

việc ở các thành phố, ít trở về quê làm việc, lực lượng lao động tại chỗ xuất thân từ
nông nghiệp ít thích vào làm công nhân công nghiệp, chuyên môn kỹ thuật hạn chế,
tính kỷ luật không cao. Vì vậy lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ ít được phát
huy.
2.2. Thực trạng công tác quản lí đất đai ở địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện
Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới Luật, UBND
huyện Diễn Châu đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện. Trong đó có một số văn bản nổi bật
như:
Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2010 của UBND huyện
Diễn Châu về việc thành lập Ban quản lý dự án lập quy hoạch sử dụng đất đến năm

18


2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp huyện và cấp xã huyện Diễn
Châu.
Công văn số 822/UBND-TNMT ngày 28 tháng 12 năm 2010 của UBND
huyện Diễn Châu về việc hướng dẫn quy trình thực hiện, tổ chức kiểm kê đất đai,
tài sản cây cối hoa màu trên đất thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A
đoạn qua huyện Diễn Châu.
Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2011 của UBND huyện
Diễn Châu về việc ban hành đề án xử lý rác thải trên địa bàn huyện.
Công văn số 520/UBND-TNMT ngày 08 tháng 9 năm 2011 của UBND
huyện Diễn Châu về việc hướng dẫn việc tách thửa, hợp thửa đất ở trên địa bàn
huyện Diễn Châu.
Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2012 của UBND
huyện Diễn Châu về việc ban hành quy định về công nhận lại quyền sử dụng đất,

tách thửa, hợp thửa chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Diễn Châu.
Công văn số 405/UBND-TNMT ngày 13 tháng 5 năm 2013 về việc tập trung
cấp giấy CNQSD đất.
Quyết định số 1605/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 về việc thành lập
tổ công tác kiểm tra, rà soát hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân.
2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT, ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ
trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ) Diễn Châu đã cùng các huyện lân cận tiến
hành xác định mốc giới hành chính trên cơ sở hiện trạng, được các bên nhất trí và
thông qua bằng văn bản. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính được thực hiện tốt và đúng theo các quy định của pháp luật đất đai.
Hiện nay huyện có tổng diện tích tự nhiên là 30.500,93 ha. Hồ sơ địa giới hành
chính của huyện gồm:
- Bản đồ địa giới hành chính.
- Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính của huyện.
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính.
- Phiếu thống kê các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính.
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính.
Bản đồ hành chính các cấp trên địa bàn huyện đều được thực hiện hồ sơ địa
giới 364/CT với tỷ lệ 1/25.000; các xã, thị trấn được lập tỷ lệ 1/2000 - 1/5000.
2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Công tác khảo sát, đo đạc và lập bản đồ địa chính trên địa bàn huyện được
đặc biệt quan tâm, tuy nhiên do tình hình sử dụng đất trong những năm gần đây có

19



nhiều biến động nên hiện nay bản đồ địa chính của các xã đã có nhiều thay đổi so
với thực tế sử dụng, mặc dù hàng năm các xã có làm thống kê và điều chỉnh biến
động, một số xã đang được đo đạc lại, tuy vậy thực tế trên cũng đã gây hạn chế
nhiều đến công tác quản lý nhà nước về đất đai của các xã cũng như của toàn
huyện.
Năm 2000, 2005, 2010, 2015 thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ
về việc tổng kiểm kê đất đai, UBND huyện đã tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Năm 2010 Diễn Châu tiến hành xây dựng Quy hoạch
sử dụng đất thời kỳ 2010-2020, năm 2015 xây dựng điều chỉnh Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020, do đó theo phương án quy hoạch huyện đã xây dựng bản đồ hiện
trạng, bản đồ quy hoạch và bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo các giai
đoạn quy hoạch.
2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
- Quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu đã được xây dựng cho giai
đoạn 2010 - 2020, năm 2015 tiến hành xây dựng Điều chỉnh quy hoạch, qua đó tạo
cơ sở để phục vụ công tác quản lý đất đai trong toàn huyện theo quy định của pháp
luật, bảo vệ tài nguyên đất, cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng
đất bền vững. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đất đai có nhiều biến động, công
tác lập quy hoạch sử dụng đất kỳ trước có nhiều định hướng không sát với thực tế
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, nhiều chỉ tiêu dự báo ban đầu không khả thi,
bên cạnh đó đội ngũ cán bộ chuyên môn cấp xã còn thiếu và yếu, huyện có nhiều
đơn vị hành chính, công tác tuyên truyền chủ trương chính sách về đất đai chưa
được làm thường xuyên sâu rộng, vì vậy, việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trong thời gian từ đó đến nay gặp nhiều khó khăn.
- Về kế hoạch sử dụng đất: hàng năm UBND huyện đều xây dựng kế hoạch
sử dụng đất, tuy nhiên, do thiếu vốn và sự quản lý còn nhiều bất cập cũng như ý
thức chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân chưa cao nên kế hoạch sử dụng đất
hàng năm thực hiện còn nhiều chỉ tiêu chưa đạt và đúng so với kế hoạch được
duyệt.

2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất thực hiện theo đúng quy định của
Luật Đất đai. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất các dự án được triển khai
khá nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như sử dụng quá diện tích được giao,
được thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc mới chỉ san lấp mặt bằng chưa
tiến hành xây dựng, tiến độ thu hồi và quá trình tổ chức thực hiện việc thu hồi đất
nhiều công trình còn chậm và còn bất cập. Những vấn đề trên đã ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, việc giao đất, cho thuê đất đã cơ bản
đáp ứng được việc xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh và của huyện, tạo

20


điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất phát triển sản xuất kinh
doanh.
Thực hiện các Nghị định và Chỉ thị của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất,
thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất, đến nay diện tích đất đai của huyện đã
được giao, cho thuê như sau:
- Đất nông nghiệp:
+ Hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng 14.534,46 ha, chiếm 63,69% diện
tích đất nông nghiệp.
+ UBND huyện sử dụng là 1.397,37 ha, chiếm 6,12% diện tích đất nông
nghiệp.
+ Tổ chức kinh tế huyện sử dụng là 2.254,31 ha, chiếm 9,88% diện tích đất
nông nghiệp.
+ Cơ quan đơn vị nhà nước sử dụng là 109,80 ha, chiếm 0,48% diện tích đất
nông nghiệp.
+ UBND huyện quản lý, sử dụng 4.510.77 ha, chiếm 19,76% diện tích đất

nông nghiệp
+ Đất cộng đồng dân cư quản lý là 16,31 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích đất
nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp:
+ Hộ gia đình cá nhân sử dụng (đất ở) là 1.496,78 ha, chiếm 21,49% diện
tích đất phi nông nghiệp.
+ UBND huyện sử dụng là 254,96 ha, chiếm 3,66% tổng diện tích đất phi
nông nghiệp.
+ Tổ chức kinh tế huyện sử dụng là 439,95 ha, chiếm 6,32% tổng diện tích
đất phi nông nghiệp.
+ Cơ quan đơn vị của nhà nước 149,25 ha, chiếm 2,14% tổng diện tích đất
phi nông nghiệp.
+ Tổ chức khác sử dụng là 11,43 ha, chiếm 0,16% tổng diện tích đất phi
nông nghiệp.
+ Tổ chức kinh tế sử dụng 125,83 ha, chiếm 1,80% tổng diện tích đất phi
nông nghiệp.
+UBND huyện quản lý là 3.588,47 ha, chiếm 51,53% tổng diện tích đất phi
nông nghiệp.
+ Tổ chức khác quản lý là 1.011,99 ha, chiếm 14.53% tổng diện tích đất phi
nông nghiệp.
- Chuyển mục đích sử dụng đất: UBND huyện giao cho các cơ quan chuyên
môn có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, UBND cấp xã và người sử dụng
đất đăng ký làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đúng theo quy định của pháp
luật đất đai hiện hành của từng thời điểm áp dụng. Tuy nhiên, trong những năm qua,
đặc biệt là trước năm luật đất đai sửa đổi 2003 chưa ban hành, tình trạng tự ý

21


chuyển mục đích, chuyển sai mục đích sử dụng, sai diện tích và thẩm quyền còn

diễn ra nhiều, điều đó đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn.
2.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
- Lập và quản lý hồ sơ địa chính: Hồ sơ địa chính của huyện bao gồm: sổ địa
chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đất đai, sổ đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cụ thể là:
+ Đất sản xuất nông nghiệp đã cấp được 60.026 giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
+ Đất lâm nghiệp đã cấp được 2.137 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản đã cấp được 66 giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất;
+ Đất ở cấp được 65.466 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Trên địa bàn hiện nay đã cấp được 112 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
các tổ chức.
2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai
Đây là công tác được tiến hành theo định kỳ: Hàng năm đều tiến hành thống
kê đất đai và 5 năm thực hiện tổng kiểm kê theo đúng tinh thần của luật đất đai quy
định.
Hồ sơ thống kê và kiểm kê đất đai của huyện được các đơn vị, tổ chức, các
phòng ban chức năng và UBND cấp xã được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện
theo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn hiện hành.
Năm 2015, UBND huyện đã thực hiện tốt công tác kiểm kê đất đai trên địa
bàn, với tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 30.500,93 ha.
2.2.8. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
Hiện đã có cổng thông tin điện tử của huyện về quản lí đất đai. Với cơ sở dữ
liệu đã và đang xây dựng đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như của cơ
quan quản lý trong lĩnh vực đất đai.
2.2.9. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật, dựa trên căn cứ các văn bản của tỉnh, của huyện để tổ chức thực
hiện.
Trong năm 2015, huyện đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất được 507 lô,
tổng diện tích 11,2 ha. Tổng số tiền thu 110 tỷ đồng.
Giá đất của huyện đã được niêm yết với tất cả các xã trong huyện và được
cập nhật theo từng năm theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

22


×