I..Khái quát chung về doanh nghiệp
1, Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
a) Giai đoạn 1: Giai đoạn mới thành lập ( từ năm 1963 - 1976)
Giai đoạn này nước ta trong tình trạng có chiến tranh, kinh tế kém phát
triển, ngành du lịch có tiềm năng nhưng chưa được khai thác. Ngày 25/3/1963
Công ty Du lịch Hà Nội- Hanoitourist (tiền thân của Tổng công ty Du Lịch Hà
Nội) được thành lập.Khi mới được thành lập, công ty du lịch Hà Nội chỉ là một
đơn vị trực thuộc công ty Du Lịch Việt Nam, đặt dưới sự quản lý của bộ ngoại
thương. Cơ sở vật chất ban đầu chỉ có khách sạn Dân Chủ, khách sạn Hoàn
kiếm, cửa hàng Bờ Hồ với cơ sở vật chất rầt khiêm tốn.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty Du lịch Hà Nội là phục vụ các đoàn khách
quốc tế của các nước XHCN: Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani. Và khách
nội địa chủ yếu là: Bộ Đội, Công Nhân, Học sinh ... tham dự các hội nghị biểu
dương những người có thành tích trong chiến đấu, lao động và học tập. Mục
đích chủ yếu là phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh doanh du lịch
chỉ là thứ yếu.
b) Giai đoạn 2 :Giai đoạn từ năm 1976 - 1993
Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ngành du lịch tiếp
thu một số cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch từ các tỉnh phía Nam bao gồm: 1
hệ thống khách sạn, nhà hàng du lịch, đặc biệt là đội ngũ nhân viên du lịch được
đào tạo cơ bản và trưởng thành trong hoạt động lâu năm của ngành du lịch.
Công ty du lịch Hà Nội trực thuộc Tổng cục Du lịch, được giao nhiệm vụ
quản lý thêm khách sạn Hoà Bình, khách sạn Thống Nhất, khách sạn Hữu Nghị
và khách sạn Bông Sen. Các cơ sở được giao này từng bước được cải tạo nâng
cấp phục vụ du lịch.
Hoạt động kinh doanh du lịch đã có những thay đổi khi nền kinh tế
chuyển từ quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có
sự điều tiết của chính phủ. Các doanh nghiệp du lịch được thành lập ngày một
nhiều và đa dạng trong phương thức hoạt động. Cùng với sự đổi mới của đất
nước Công ty Du lịch Hà Nội đã có những thay đổi trong hoạt động kinh doanh.
Công ty đã có những nhấn mạnh trở nên lớn mạnh công tác tuyên truyền, quảng
cáo nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đã đạt
được những kết quả rất khả quan. Năm 1993 Công ty đã đón đựoc 87.000 lượt
khách, trong đó 44.000 lượt khách quốc tế, 43.000 lượt khách nội địa.
Công ty chú trọng đến việc đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất, công ty đã nâng
cấp cửa hàng Bờ Hồ thành khách sạn Metropole, trên cơ sở cải tạo và nâng cấp
khách sạn Thống Nhất thành khách sạn 5 sao, đã đi vào hoạt động từ năm 1990.
Năm 2001, doanh thu của khách sạn đạt 125.900 triệu đồng, nộp cho ngân sách
nhà nước 13.950 triệu đồng.
Cho đến năm 1993, công ty đã là thành viên chính thức của Hiệp hội Du
lịch Nhật Bản ( JATA), hiệp hội du lịch Hoa Kì (ASTA), hiệp hội du lịch các
nước châu á ( PATA), đặt quuan hệ với 55 hãng lữ hành tại 20 quốc gia trên
thế giới.
c) Giai đoạn 3 :Giai đoạn từ năm 1994 cho đến nay :
Trong giai đoạn này Công ty đã vấp phải những khó khăn không nhỏ.
Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với sự ra đời hàng loạt công ty du lịch. Thêm
vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm
1997 gay ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Công ty Du
lịch Hà Nội nói riêng. Song với những giải pháp kinh doanh nhằm khắc phục
khó khăn hiện tại Công ty đã đạt được kết quả cao trong giai đoạn 1997 - 2001.
Tổng doanh thu năm 1997 là 28,40 tỷ đồng, năm 2000 là 160 tỷ, năm 2001 là
206,7 tỷ đồng.
Năm 1998 Công ty Du lịch Hà Nội thành lập Trung tâm du lịch Hà Nội
chuyên kinh doanh lữ hành. Năm 2004 UBND thành phố Hà Nội quyết định
thành lập Tổng công ty Du lịch Hà Nội dựa trên cơ sở của Công ty du lịch Hà
Nội cũ và sắp xếp 1 số doanh nghiệp sát nhập vào. Năm 2005 Trung tâm du lịch
Hà Nội được chuyển đổi thành Công ty Lữ hành Hanoitourist chuyên kinh
doanh lữ hành quốc tế và nội địa, đại lý vé máy bay, vận chuyển du lịch.
Trong hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành Công ty Du lịch Hà Nội đã
trở thành một Tổng Công ty lớn mạnh gồm 38 công ty thành viên, công ty liên
doanh liên kết với nước ngoài và trong nước, công ty cổ phần, dơn vị trực
thuộc…với hơn 4000 CBCNV tham gia hoạt động trong các lĩnh vực: khách
sạn, nhà hàng, lữ hành, văn phòng c ho thuê, vui chơi giải trí, thương mại. Có
các khách sạn từ 2 sao đến 5 sao, thành lập trung tâm du lịch, trung tâm thương
mại, trung tâm xuất khẩu lao động, đoàn xe du lịch... mở thêm các chi nhánh ở
Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Móng CÁi - Quảng Ninh.
Quá trình phát triển của Công ty tuy gặp không ít khó khăn cản trở nhưng
nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể toàn công ty cùng với những chính
sách kinh doanh sang suốt mà Công ty đã đứng vững trong các thời kì khó khăn
nhất và ngày càng lớn mạnh, công ty Du lịch Hà Nội ngày càng có vị thế quan
trọng trên thị trường du lịch Việt Nam cũng như Châu Âu, Trung quốc, Đông
Nam Á… Doanh thu các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 72 tỷ đồng, 86 tỷ
đồng, 83,18 tỷ đồng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hiện
nay Công ty lữ hành Hanoitourist là 1 trong 10 hãng lữ hành top ten Việt Nam.
Nỗ lực hoạt động đã mang lại cho Tổng công ty nhiều Huân chương và
danh hiệu cao quý: Huân chương lao động hạng Ba (năm 1980 và 2010), Huân
chương Lao động hạng Hai (năm 1985), Huân chương lao động hạng Nhất năm
2002, 2 cờ Luân lưu cảu Chính phủ, 1 cờ thi đưa của bộ Văn hóa, thông tin, Thể
thao và du lcihj naem 1990, 4 cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà nội,
4 cờ thi đua của Tổng cục du lịch Việt Nam và nhiều bằng khen và danh hiệu
khác
II..Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh.
1, Chức năng, nhiệm vụ của Công ty :
Công ty lữ hành Hanoitourist là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
UBND TP Hà Nội, có tư cách pháp nhân, tự hạch toán độc lập, có con dấu
riêng, chịu sự lãnh đạo theo ngành dọc của Tổng Cục Du Lịch. Công ty lữ hành
Hanoitourist ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để tổ chức
các chương trình du lịch khách quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch Việt Nam
đi nước ngoài và trong nước.
Đến nay công ty chuyên kinh doanh những lĩnh vực du lịch là: Lữ hành,
khách sạn, vui chơi giải trí, tổ chức hội nghị, hội thảo, xúc tiến du lịch, và các
dịch vụ bổ sung. Nhằm đa dạng hoá loại hình sản xuất kinh doanh và đáp ứng
nhu cầu của khách du lịch.
Công ty còn có nhiệm vụ nghiên cứu thi trường du lịch, tuyên truyền,
quảng bá... để thu hút khách du lịch. Trực tiếp giao dịch và kí hợp đồng với các
tổ chức, hãng du lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra công ty còn nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất
kinh doanh để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ:
nghiên cứu hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính
sách, kinh doanh dựa trên cơ sở pháp luật. Đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Ngành nghề của doanh nghiệp.
- Lữ hành nội địa, inbound, outbound và các dịch vụ phục vụ khách du
lịch.
- Dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng ô tô, cho thuê phiên dịch và
hướng dẫn viên du lịch.
- Tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch
2, Cơ sở vật chất của doanh nghiệp
a, Nguồn vốn
Về nguồn vốn kinh doanh có từ nguồn vốn chính là vó kinh doanh do công ty lữ
hành cung cấp, chủ yếu là cơ sở vật chất có trong các bộ phận của công ty.
Hiện nay vốn kinh doanh của Công ty lữ hành HaNoiTourist là 13.82 tỷ
trong đó:
Vốn cố định là 8.98 tỷ đồng.
Vốn lưu động là 4.84 tỷ đồng.
•
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty lữ hành HaNoiTourist được tổng công ty giao cho toàn bộ tầng 1
gồm 7 phòng với các phương tiện làm việc hiện đại gồm: 25 máy vi tính, 6 máy
in, 30 máy điện thoại bà với mạng không dây tiên tiến nhất để phục vụ cho cán
bộ nhân viên trong công ty, 2 máy fax và nhiều thiết bị văn phòng khác…
Ngoài ra giám đốc, các trưởng phó phòng đều được trang bị máy tính sách tay
để tiện cho việc theo dõi các hoạt động của bộ phận mình, truy cập các chương
trình du lịch mốt cách nhanh nhất để kịp thời cung cấp cho khách.
•
Điều kiện về kinh tế:
Được thừa hưởng một nền kinh tế ổn định của nền kinh tế trong nước . 1
công ty nhà nước cùng với những lợi nhuận mà công ty thu được từ những hoạt
động lữ hành và các hoạt động kinh doanh khác, với những giúp đỡ hết sức
nhiệt tình của phía tổng công ty lữ hành HaNội có một nền kinh tế vững và ổn
định.
•
Điều kiện về công nghệ:
Ban giám đốc của công ty đã không ngững thay đổi công nghệ hiện đại
nhất có trên thị trường để phục vụ cho hoạt động của công ty như đầu từ mạng
lưới internet không dây với tốc độ cao để phục vụ cho công việc một cách tốt
nhất, thay đổi những công nghệ đã cũ như máy photo, máy điều hòa, cùng nhiều
trang thiết bị khác để phục vụ cho nhân viên , tạo điều kiện tốt nhất để nhân
viên làm việc đạt kết quả xứng đáng với danh hiệu là lá cờ đầu trong ngành du
lịch.
b, Cơ sở vật chất của công ty lữ hành Hà Nội:
Hiện nay công ty lữ hành Hanoitourist đã có một hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật khá đầy đủ. Trụ sở chính của công ty đặt tại 18 Lý Thường Kiệt và
30A Lý Thường Kiệt. Đây là một điểm mạnh của công ty mà rất ít các công ty
du lịch khác có được. Trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn có
14 khách sạn lớn đạt tiêu chuẩn từ 2- 5 sao. Đó là khách sạn dân chủ 4 sao với
số lượng phòng là 90 phòng. Khách sạn Hòa Bình 3 sao với số lượng phòng là
102 phòng. Khách sạn Hoàn Kiếm 4 sao với số lượng phòng là 120 phòng.
Khách sạn Bông Sen 2 sao với số lượng là 30 phòng. Khách sạn Sofitel với 244
phòng..
Ngoài ra công ty lữ hành Hanoitourist còn có 4 chi nhánh tại thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lạng Sơn và Móng Cái- Quảng Ninh, qua đó ta thấy
được các lĩnh vực kinh doanh của công ty rất rộng rãi, có khả năng đáp ứng
được mọi nhu cầu của khách hang.
c, Khu vực tuyến du lịch chủ yếu của công ty qua các năm.
Sản phẩm của công ty thường khai thác là các điểm du lịch có cảnh quan
thiên nhiên đẹp, có giá trị văn hóa, các di sản thiên nhiên quốc gia và thế giới:
Hà Nội, Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, biển Nha Trang, Vũng Tàu, Phố cổ
Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, đường Trường Sơn…
Ưu điểm: Công ty đã triển khai hệ thống sản phẩm phong phú đa dạng, có
nhiều tuyến điểm tham quan có giá trị về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử…
Với hy vọng và mong muốn được làm cầu nối để du khách có được
những trải nghiệm tuyệt vời của những dịch vụ hoàn hảo nhất, tiết kiệm được
thời gian, công sức và tiền bạc, thơì gian qua công ty lữ hành Hanoitourist đã
khai thác các tuyến du lịch trong nước đặc sắc, độc đáo và hết sức hấp dẫn như
sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
Hà Nôị - Hạ Long- Tuần Châu.
Hà Nôị -Bái Tử Long- Vân Đồn
Hà Nội- Đảo Ngọc Cát Bà.
Hà Nội – Trà Cổ - Móng Cái- Đông Hưng.
Hà Nội – Lào Cai- Sapa- Chinh phục đỉnh PhanXiPăng.
Hà Nội- Tam Đảo - Thiền Viện Trúc Lâm.
Hà Nội- Lào Cai- Sapa.
Hà Nội- Pác Pó- Thác bản dốc - Lạng Sơn.
Hà Nội- Mai Châu – Hòa Bình.
Hà Nội- Hà Giang- Đồng Văn- Quản Bạ- Mèo Vạc.
Hà Nội- Sơn La- Điện Biên.
Hà Nội- Lạng Sơn- Bằng Tường.
Hà Nội- Hồ Ba Bể
Hà Nội - Sầm Sơn.
Hà Nội – Bãi Lữ- Quê Bác.
Hà Nội -Cửa Lò- Quê Bác.
Hà Nội –Thiên Cầm- Ngã Ba Đồng Lộc.
Hà Nội- Huế - Chùa Thiên Mụ- Lăng tẩm Huế.
Hà Nội- Huế- Đà Nẵng - Hội An.
Hà Nội- Đà Nẵng- Biển Mỹ Khê- Bà Nà- Cù Lao Chàm- Hội An – Non nước.
II..Phương thức tổ chức quản lý các đơn vị trong doanh nghiệp.
1.
Trưởng phòng :
- Chịu trách nhiệm chung với Ban giám đốc về hoạt động kinh doanh
của phòng, quản lý nhân sự và sắp xếp công việc phù hợp với từng tổ. Xử
lý các công việc liên quan đến hoạt động chung của phòng.
- Ký nháy các hợp đồng, thanh lý, tạm ứng, thanh toán các đoàn
khách.
- Khai thác thị trường các đoàn khách inbound, Outbound và Nội địa
trong trường hợp cần thiết
2.
Phó phòng :
- Chịu sự phân công công việc của Trưởng phòng, giúp việc cho
trưởng phòng. Xử lý các công việc liên quan đến hoạt động chung của
phòng trong trường hợp Trưởng phòng đi vắng.
- Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về bộ phận khách lẻ được phụ
trách. Tham gia, góp ý những hoạt động khai thác thị trường của phòng.
- Ký nháy các hợp đồng, thanh lý hợp đồng, tạm ứng các đoàn khách (
không được ký thanh toán đoàn – trừ 1 số trường hợp đặc biệt được giao).
- Khai thác thị trường các đoàn khách inbound, Outbound và Nội địa
3. Bộ phận khách lẻ :
+ Tính giá và xây dựng chương trình Nội địa dành cho khách lẻ nội
địa.
+ Lên kế hoạch khởi hành các đoàn khách lẻ trong tháng, kết hợp với
các đơn vị gửi khách, đại lý để gom đoàn khởi hành theo đúng thời gian.
+ Lên kế hoạch quảng cáo các chương trình khách lẻ
+ Tập hợp các chương trình đi ghép khởi hành hàng ngày thành bộ
chương trình hoàn chỉnh và thống nhất giá bán.
+ Thu thập các thông tin về chương trình, giá cả của các đơn vị khác
để đưa ra chương trình và giá phù hợp với sản phẩm.
+ Đưa ra những ý kiến về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
4. Bộ phận khách đoàn:
+ Xây dựng giá và bộ chương trình hoàn chỉnh, thống nhất sử dụng
chung một bộ sản phẩm hoàn chỉnh
+ Tính giá và xây dựng chương trình nội địa dành cho khách đoàn
thành thạo.
+ Tiếp thị khách hàng mới và chăm sóc các khách hàng cũ.
+ Lên kế hoạch tiếp thị và quảng cáo theo từng thời điểm cụ thể.
+ Thu thập các thông tin về chương trình, giá cả của các đơn vị khác
trên thị trường để đưa ra chương trình và giá phù hợp.
+ Phối hợp chặt chẽ với bộ phận điều hành và các bộ phận liên quan
trong việc phối hợp thực hiện tour.
IV..Định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế,
sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty lữ hành trong và ngoài nước, để có thể
tồn tại và phát triển công ty lữ hãnh Hanoitourist không ngừng đổi mới và hoàn
thiện hoạt động kinh doanh.
Công ty không ngừng tìm kiếm thị trường mới, xâm nhập vào các thị
trường có tiềm năng. Khẩu hiệu của công ty là “ Chung sức – Chung long vì sự
hài long của khách hang”.
-
Chiến lược phát triển của doanh nghiệp:
Chiến lược của công ty là khai thác thị trường khách chủ yếu: Thị trường Thái
Lan, thị trường các nước Châu A, ngoài ra nghiên cứu và phát triển thêm các thị
trường khác. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, tăng
-
cường hợp tác với các đối tác làm ăn trong nước cũng như nước ngoài.
Trung tâm cho mọi hoạt động kinh doanh là khách hang với Slogan “ Chung
sức chung long – Vì sự hài long của khách hang” phấn đấu đưa Công ty lữ hành
-
Hanoitourist trở thành công ty lữ hành hang đầu tại Việt Nam.
Phát triển các sản phẩm mới. Xây dựng chương trình du lịch và các dịch vụ
-
khác theo yêu cầu của khách.
Cải tiến sản phẩm hiện có, không ngừng nâng cao chất lượng.
Phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống thương mại điện tử, thiết lập kênh phân phối trực tuyến bên
-
cạnh kênh truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tiếp xúc thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng của các tour du lịch bằng
thái độ nhiệt tình, phong cách làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp.
-
Tập trung vào thị trường khách du lịch ra nước ngoài. Tăng số lượng khách
-
outbound, khai thác thị trường tiềm năng này.
Tiếp tục khai thác thị trường thế mạnh của công ty, đồng thời tìm tỏi các đoạn
thị trường mới. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn đáp
ứng hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo. Mở rộng hệ thống các đại
lý đặc quyền cũng như đại lý bán lẻ khác tại nhiều thị trường, xây dựng mối
quan hệ vững chắc và lâu dài với các đối tác tin cậy và có uy tín thong qua các
-
hoạt động Marketing , xúc tiến thương mại…
Tiếp xúc hoàn thiện chương trình tập huấn phục vụ khách MICE , xây dựng ,
phát triển hệ thống thong tin của doanh nghiệp đặc biệt là hệ thống mạng
internet , xây dựng webside của doanh nghiệp, ứng dụng các phần mềm kinh
doanh trực tuyến vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2 Tìm hiểu về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp.
1
Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Để sản phẩm có thể dễ dàng được thực hiện thì vai trò của các tổ chức
công như: Đại sứ quán, hãng hang không, hội hữu nghị … là rất quan trọng. Với
công ty lữ hành , việc thiết lập quan hệ với các tổ chức như đại sứ quán các
nước tại Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam tại các nước, hãng hang không
( VietNam Airline, và các hãng hàng không các nước ), hội hữu nghị giữa Việt
Nam và các nước… đây là các cơ quan trợ giúp cho công ty trong các vấn đề
như thủ tục hải quan, các vấn đề về vận chuyển ( vé máy bay), các thong tin lien
quan đến an toàn , dịch bệnh, hiểm họa, cũng như có được sự hỗ trợ trong các
hoạt động tham gia các hội chợ du lịch, Festival, các hội thảo du lịch tầm quốc
gia và quốc tế, từ đó tạo thuận lợi cho công ty đẩy mạnh các hoạt động khai thác
thị trường khách du lịch.
Thiết kế mối quan hệ với các công ty lữ hành khác.
Việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các công ty , đại lý lữ hành khác
công ty sẽ có nhiều nguồn khách, Hoạt động này có thể được thực hiện dưới
nhiều hình thức : Tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch mà công ty có thể tìm
hiểu, đàm phán ,ký kết hợp đồng hợp tác, thong qua trang web, mail, fax công
ty chào bán sản phẩm của công ty với các đối tác, khi có tín hiệu phản hồi thì
tiến hành đàm phán,ngoài ra còn thiết lập quan hệ thong qua các quan hệ của
ban lãnh đạo công ty, các phòng trong công ty, các tour leader…
2
Hình thức tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Tổng Công ty Du lịch Hà Nội hoạt động và quản lý theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con. Công ty mẹ - Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Quyết định số
106/2004/QĐ-UB) là Công ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp
trực thuộc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
- Bộ máy tổ chức Công ty Lữ hành Hanoitourist.
Sơ đồ 2.3 Bộ máy quản lý tại Công ty Lữ hành Hanoitouris
Tổng Công Ty Du Lịch Hà Nội
Công ty Lữ Hành Hanoitourist
Bam Giám Đốc
Phòng TTQT
Phòng DLNN Phòng DLNĐ Phòng Maketing Phòng NC TT Phòng TCKT Phòng TC HC
Bộ máy tổ chức công ty Lữ hành Hanoitourist.
Ban lãnh đạo : Giam đốc công ty và Phó giám đốc
Giam đốc công ty : Chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực của công ty. Phụ
trách đối ngoại và ủy quyền cho các phó giám đốc khi cần thiết , là người phát
ngôn chính của công ty và điều hành trực tiếp các phó giám đốc làm việc.
Phó giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực mình
phụ trách, thay mặt giám đốc đàm phán với các đối tác. Ngoài ra còn có trách
nhiệm cùng với giám đốc sắp xếp bảo vệ nguồn nhân sự, tài chính sao cho phù
hợp để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.
-
Tổ chức bộ máy:
• Phòng Thị trường Quốc tế: Tổ chức khai thác nguồn khách, bán
các chương trình du lịch, dịch vụ du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và nối
các chương trình du lịch sang các nước khác (nếu có).
• Phòng Du lịch nước ngoài: Tổ chức khai thác và thực hiện các
chương trình du lịch đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư trú và làm việc
tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
• Phòng Du lịch nội địa: Tổ chức khai thác và thực hiện các chương
trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt
Nam đi du lịch trong nước, tổ chức chương trình du lịch kết hợp tổ chức hội
nghị hội thảo trong nước.
• Phòng Tài chính - Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc về công tác
tài chính, kế toán, thống kê, kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn. Theo dõi
việc quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty.
• Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về công
tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền lương, thi đua, đào tạo, văn thư tổng hợp,
hành chính quản trị của Công ty.
• Phòng Nghiên cứu thị trường (phòng marketing): chịu trách nhiệm
nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm.
Mối liên hệ giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Ban giám đốc có quyền ra mệnh lệnh xuống các
phòng ban và các phòng ban thực hiện, Còn các phòng ban thì có mối lien hệ
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, thường xuyên trao đổi thong tin
với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ của ban giám đốc giao phó.
1.3 Tìm hiểu về cơ chế quản lý SXKD được áp dụng.
Công ty lữ hành Hanoitourist là đơn vị hạch toán kinh tế trực thuộc Tổng
công ty du lịch Hà Nội, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty du lịch Hà
Nội, hoạt động theo kế hoạch thống nhất của Công ty theo mô hình công ty mẹ công ty con, được mở tài khoản tại ngân hang và có con dấu riêng. Đây là kiểu
hạch toán độc lập không hoàn toàn.
Công ty có chức năng chính là kinh doanh dịch vụ lữ hành trong nước và
quốc tế với 3 mảng kinh doanh chủ yếu là thị trường quốc tế , du lịch lữ hành
nước ngoài, và du lịch lữ hành nội địa.Công ty tập trung phát triển kinh doanh
dịch vụ lữ hành bằng các hoạt động khai thác, trao đổi khách du lịch với các
hang, các tổ chức du lịch trong và ngoài nước.
Qúa trình xây dựng thực hiện 1 tour du lịch Inbuond có sự tham gia của
các bộ phận trong công ty được bắt đầu từ việc xây dựng, thiết kế tour du lịch.
Đây là công việc chủ yếu của phòng nghiên cứu thị trường và phương Inbuond ,
có sự phối hợp của các phòng ban khác như phòng điều hành hướng dẫn… Sau
khi đã xây dựng được 1 tour du lịch Inbuond hoàn chỉnh , sản phẩm sẽ được đưa
vào bán cho khách du lịch. Ở giai đoạn này, hoạt động tiếp thị, quảng cáo giới
thiệu sản phẩm được xúc tiến với ngân sách đã được dự tính trước từ phòng tài
chính và kế toán tài vụ, chịu trách nhiệm công việc sẽ do phòng nghiên cứu và
phát triển đảm nhận. Sản phẩm dịch vụ sau khi được giới thiệu với khách du
lịch có nhu cầu, thì quá trình thỏa thuận , giao dịch để tiến hành bán tour sẽ
được thực hiện với nhiệm vụ chính thuộc về phòng thị trường quốc tế trong việc
tiếp nhận và kí kết hợp đồng dịch vụ. Hợp đồng sau khi được kí kết sẽ đến giai
đoạn đặt trước các dịch vụ theo nội dung của tour đã được thiết kế và phòng
điều hành hướng dẫn kết hợp với phòng thị trường quốc tế sẽ tiến hành việc đặt
dịch vụ cho tour cũng như bố trí, sắp xếp hướng dẫn viên theo đoàn. Qúa trình
thực hiện tour được diến ra theo đúng nội dung của tour đã giới thiệu bán cho
khách. Mọi sự thay đổi phát sinh trong quá trình diễn ra tour đều được thong
báo về phòng điều hành hướng dẫn để có biện pháp giải quyết trong thời gian
nhanh nhất. Kết thúc tour du lịch, hướng dẫn viên theo đoàn sẽ thu thập lại ý
kiến nhận xét, đánh giá của khách du lịch về nội dung chuyến đi, về chất lượng
dịch vụ…Nhằm làm cơ sở cung cấp cho phòng nghiên cứu phát triển thị trường
hoàn thiện và xâu dựng các tour du lịch với chất lượng ngày 1 tốt hơn.
1.4 Một số chỉ tiêu phản ảnh kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
của 3 năm gần đây.
3
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
Bảng: KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2010 , 2011 VÀ 2012
So sánh 11/10
Chỉ tiêu
1. Doanh thu BH &CCDV
2. Các khoản giảm trử
doanh thu
3. Doanh thu thuần
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
8. Chí phí bán hang
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10. Lợi nhuận thuần
2010
2011
2012
143.012.541.340
134.563.949.881
122.969.144.665
-8.448.591.459
So sánh 12/11
CC
(%)
CL (đồng)
CL (đồng)
-5,91
-11.594.805.216
-8,62
-5,91
-5,69
-12,89
-11.594.805.216
-11.104.901.389
-489.903.827
-8,62
-8,49
-12,81
143.012.541.340
138.623.316.135
4.389.225.205
134.563.949.881
130.740.678.926
3.823.270.955
122.969.144.665
119.635.777.537
3.333.367.128
-8.448.591.459
-7.882.637.209
-565.954.250
125.341.682
115.412.315
211.001.286
-9.929.367
-7,92
95.588.971
82,82
356.151.281
1.412.351.812
312.738.222
1.249.970.834
303.675.379
1.047.599.080
-43.413.059
-162.380.978
-12,19
-11,5
-9.062.843
-202.371.754
-2,9
-16,19
1.251.351.351
1.105.594.009
1.024.439.868
-145.757.342
-11,65
-81.154.141
-7,34
1.494.712.443
1.270.380.205
1.168.654.087
-224.332.238
-15,01
-101.726.118
-8,01
11. Thu nhập khác
-
-
12. Chi phí khác
-
-
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận KTTT
15. Thuế TNDN hiện hành
16. Lợi nhuận sau thuế
17. Giá vốn /DT (%)
CC (%)
1.494.712.443
373.678.111
1.121.034.332
96,93
1.270.380.205
317.595.051
952.785.154
97,16
1.168.654.087
292.163.522
876.490.565
97,29
-224.332.238
-56.083.060
-168.249.179
-15,01
-15,01
-15,01
-101.726.118
-25.431.530
-76.294.589
-8,01
-8,01
-8,01
18. LNST/DT (%)
0,78
0,71
0,71
4
Các chỉ tiêu về lao động, năng suất lao động, tiền lương bình quân và
thu nhập bình quân.
a) Các chỉ tiêu về lao động.
Lao động là yếu tố quan trọng, không thể thiếu quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong công ty, đặc biệt những ngành kinh doanh dịch vụ
như du lịch.
Hiện tại công ty lữ hành Hanoitourist có 70 người làm việc ở các
phòng chức năng khác nhau và phân rõ chức năng bộ phận của từng phòng
nhằm chuyên biệt hóa các bộ phận như: thị trường, điều hành, hướng dẫn
riêng biệt. Từ đó tạo ra sự chuyên nghiệp trong từng bộ phận.
Bảng số lượng lao động của công ty trong 3 năm gần đây (2010-2012)
Năm
Tổng số lao
động
Lao động nam
Số lượng
Lao động nữ
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
2010
55
32
58
22
42
2011
63
30
47.6
33
52.4
2012
70
35
50
35
50
Số người lao động của công ty năm 2010 là 55 người. Nam chiếm 58%,
Nữ chiếm 42%
Năm 2011 là 63 người. Nam chiếm 47.6%, Nữ chiếm 52.4%.
Năm 2012 là 70 người. Nam chiếm 50%, Nữ chiếm 50%.
Tỷ lệ lao động nam và nữ tương đương nhau phân bổ đều ở các phòng và
các bộ phận như bảng trên là phù hợp với đặc điểm kinh doanh hiện tại của
công ty đảm bảo đủ số lao động đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình
thực tế. Cụ thể
-
Đối với lao động là nam giới chủ yếu được phân công những công việc
chịu áp lực cao, đi công tác dài ngày và tham gia các hoạt động tổ chức tour cho
khách hàng.
-
Đối với lao động là nữ: do những hạn chế và sức khoẻ nên nữ giới thường
được bố trí những công việc như giao dịch với khách hàng, các bộ phận hỗ trợ
cho 3 phòng kinh doanh chính và những công việc tại văn phòng
2.3. Bảng trình độ lao động của công ty trong năm 2012
Chỉ tiêu
Tổng
Nam
Nữ
Nam
Nũ
Người
Người
(%)
(%)
70
35
35
100
50
50
Trung cấp
5
3
2
7,2
4,3
2,9
Cao đẳng
9
4
5
12,8
5,7
7,1
Đại học
52
30
22
74,2
42,8
31,4
Thạc sĩ
3
2
1
4,2
2,8
1,4
Tiến sĩ
1
1
0
1,6
1,6
0
năm
Tổng
(%)
2012
Tổng số
CBCNV
Nguồn: Phòng TCHC công ty lữ hành Hanoitourist
Số người lao động của công ty năm 2010 là 55 người. Nam chiếm
58%, Nữ chiếm 42%
Năm 2011 là 63 người. Nam chiếm 47.6%, Nữ chiếm 52.4%.
Năm 2012 là 70 người. Nam chiếm 50%, Nữ chiếm 50%.
Tỷ lệ lao động nam và nữ tương đương nhau phân bổ đều ở các phòng
và các bộ phận như bảng trên là phù hợp với đặc điểm kinh doanh hiện tại
của công ty đảm bảo đủ số lao động đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình
hình thực tế.
b) Tiền lương và thu nhập bình quân.
Cách thức trả lương
Đơn giá tiền lương
Là một căn cứ quan trọng để tính tiền lương sản phẩm cho cán bộ công
nhân viên. Hàng năm Tổng công ty căn cứ vào kết quả kinh doanh của các
năm trước sẽ giao đơn giá tiền lương cho năm tiếp theo. Do công ty lữ hành
Hanoitourist là 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc xây dựng 1 đơn giá tiền lương
theo tỷ lệ 78%/ 22%, trong đó nộp về Tổng công ty 22% để chi trả tiền lương
cho bộ máy văn phòng Tổng công ty, Hội đồng quản trị, Đảng đoàn thể ở
Tổng công ty.
Nguyên tắc trả lương
Nguyên tắc trả lương của công ty là đảm bảo lợi ích hợp pháp, chính
đáng của người lao động, trả lương gắn với kết quả lao động và hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Đảm bảo tính công bằng, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động
và phù hợp với chế độ tiền lương của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quy trình thanh toán lương
Trong một tháng sẽ trả lương làm 1 lần căn cứ vào báo cáo kết quả
kinh doanh hàng tháng có đối chiếu với các phòng kinh doanh được giao chỉ
tiêu. Nếu các cá nhân hoặc các bộ phận vượt chỉ tiêu sẽ được thưởng tính vào
thu nhập của cá nhân đó vào đợt trả lương tháng kế tiếp.
a. Trả lương theo thời gian
Công ty lữ hành Hanoitourist áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian, tiền lương hàng tháng của cán bộ công nhân viên dựa vào kết quả kinh
doanh của công ty. Mức tiền lương được hưởng của mỗi người phụ thuộc vào
tiền lương cơ bản, tiền lương bổ sung và số ngày làm việc thực tế trong tháng
theo quyết định số: 03/2009/CTLH/QĐ của công ty mức lương trên sẽ được
nhân thêm với một hệ số, hệ số này tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh
doanh của công ty, tùy thuộc vào trách nhiệm và mức độ đóng góp của từng
đối tượng nhận lương mà công ty quy định hệ số trách nhiệm cụ thể:
Giám đốc : 5,8
Phó giám đốc và trưởng phòng TCKT: 3,5
Trưởng phòng: 2,5
Phó phòng: 2,0
Tổ trưởng và tương đương: 1,9
Nhân viên: từ 1,2 đến 1,7
b.
Cách tính lương tại công ty
Công ty lữ hành Hanoitourist đang dựa trên cơ sở tính lương và trả
lương theo quy định của công ty. Cụ thể như sau:
TNNLĐ = LCB + AT + LNS + TH
TNNLĐ : Thu nhập của người lao động
LCB: Lương cơ bản
AT: tiền ăn trưa
LNS: Lương năng suất
TH: Thưởng ( nếu có – căn cứ vào hiệu quả kinh doanh theo báo cáo
hàng tháng)
-
Lương cơ bản dựa theo hệ số cấp bậc, vị trí theo quy định của bộ luật
-
lao động
Ăn trưa là khoản ăn giữa ca được tính trên cơ sở ngày công lao động x
-
đơn giá
Lương năng suất: dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng sau
-
khi trừ lương cơ bản, các chi phí
Thưởng: Là khoản trích lập quỹ khen thưởng 5% của cả công ty để
thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể hoàn thành vượt mức chỉ tiêu
được giao.
Lương cơ
bản tháng
Ăn trưa
Hệ số
lương
theo
cty
3.402.000
620.000
3,24
9.086.526
3.108.000
620.000
2,96
2.457.000
620.000
3.108.000
KPCĐ
BHTN
( 7%)
BHYT
(1,5%)
( 1%)
( 1%)
13.108.526
238.140
51.030
34.020
34.020
563.132
9.557.996
13.285.996
217.560
46.620
31.080
31.080
583.966
2,34
5.336.191
8.413.191
171.990
36.855
24.570
24.570
620.000
2,96
7.200.643
10.928.643
217.560
46.620
31.080
31.080
348.230
2.457.000
620.000
2,34
8.229.306
11.306.306
171.990
36.855
24.570
24.570
392.832
2.457.000
620.000
2,34
8.229.306
11.306.306
171.990
36.855
24.570
24.570
392.832
Lương
Năng suất
Tổng cộng
BHXH
TNCN
2.457.000
620.000
2,34
6.300.563
9.377.563
171.990
36.855
24.570
24.570
199.958
2.457.000
620.000
2,34
7.157.782
10.234.782
171.990
36.855
24.570
24.570
285.680
2.457.000
620.000
2,34
5.014.733
8.091.733
171.990
36.855
24.570
24.570
2.457.000
620.000
2,34
7.372.087
10.449.087
171.990
36.855
24.570
24.570
307.110
2.457.000
620.000
2,34
6.514.867
9.591.867
171.990
36.855
24.570
24.570
221.388
29.274.00
0
6.820.00
0
28
80.000.00
0
116.094.000
2.049.18
0
439.11
0
292.740
3.295.12
8
292.740
9.975.009
Bảng tổng hợp lương Công ty lữ hành Hanoitourist
5
Các chỉ tiêu về vốn và hiệu suất sử dụng vốn.
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh
nghiệp là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho sự ra đời và hoạt động của tất cả
các doanh nghiệp. Tài sản của công ty được hình thành chủ yếu là cơ sở vật
chất và con người từ đó tạo điều kiện cho công tác quản lý và hạch toán tài
sản cần phải xem xét toàn bộ tài sản của công ty theo hai hình thức biểu hiện
giá trị là giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản.
TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CÔNG TY LỮ HÀNH HANOITOURIST
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
17,565,939,579
16,059,527,99
7
I. TSNH
So sánh 11/10
CL (đồng)
CC (%
9,845,101,114
(1,506,411,582)
(8.58
14,957,358,390
13,970,782,15
2
7,704,441,030
(986,576,238)
(6.60
1. Tiền
6,085,893,822
6,411,723,693
3,060,055,346
325,829,871
5.35
2. Các khoản phải thu
7,625,123,540
5,073,024,771
4,280,655,177
(2,552,098,769)
(33.4
a. Phải thu khách hàng
356,026,512
283,634,148
1,097,725,242
(72,392,364)
(20.3
b. Trả trước cho người bán
5,523,004,571
4,427,789,810
2,559,273,776
(1,095,214,761)
(19.8
3. TSNH khác
1,246,341,028
2,486,033,688
363,730,507
1,239,692,660
99.4
II. TSDH
2,608,581,189
2,088,745,845
2,140,660,084
(519,835,344)
(19.9
1. TSCĐ
1,283,428,143
893,424,949
888,805,393
(390,003,194)
(30.3
2. TS dài hạn khác
1,325,153,046
1,195,320,896
1,251,854,691
(129,832,150)
(9.80
TSNH/ Tổng tài sản (%)
85
87
78
TSDH/ Tổng tài sản (%)
15
13
22
B/ NGUỒN VỐN
17,565,939,579
16,059,527,99
7
9,845,101,114
(1,506,411,582)
(8.58
12,732,551,892
11,175,807,49
6
5,009,474,115
(1,556,744,396)
(12.2
1. Nợ ngắn hạn
12,567,128,350
11,070,955,98
7
4,922,367,856
(1,496,172,363)
(11.9
a. Phải trả người bán
654,242,135
661,909,046
-
7,666,911
1.17
b. Người mua trả tiền trước
10,324,628,440
9,317,547,757
3,382,826,871
(1,007,080,683)
(9.75
2. Nợ dài hạn
165,423,542
104,851,509
87,106,259
(60,572,033)
(36.6
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
4,833,387,687
4,883,720,501
4,835,626,999
50,332,814
1.04
1. Vốn chủ sở hữu
4,750,351,687
4,800,684,501
4,752,590,999
50,332,814
1.06
A/ TÀI SẢN
I. Nợ phải trả
2. Quỹ khác
83,036,000
83,036,000
83,036,000
NPT/ Tổng nguồn vốn (%)
72
70
51
NVCSH/ Tổng nguồn vốn (%)
28
30
49
-
-
-
(Nguồn:
Qua bảng trên ta thấy : Tài sản và nguồn vốn là chỉ tiêu đánh giá năng lực
phát triển của doanh nghiệp, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh. Việc phân bổ cơ cấu tài sản phù hợp với ngành nghề
sản xuất kinh doanh có tác dụng trong quá trình sử dụng hợp lý vốn của doanh
nghiệp.
Qua bảng 1 thể hiện tổng nguồn vốn của công ty giảm đi rấ nhiều qua 3
năm.
Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 giảm 8.58% là do nợ ngắn hạn giảm
11.91% tương ứng 1,496,172,363 đồng vốn chủ sở hữu tăng 1.04% tương ứng
50,332,814 đồng. Năm 2012 so với năm 2011 nợ ngắn hạn giảm tương đối
nhiều giảm 56% tương đương 6,148,588,131 đồng các khoản phải trả người bán
công ty thanh toán hết. Vốn chủ sở hữu giảm 1% tương ứng 48,093,502 đồng.
Cho ta thấy mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn lấy chữ
tín để phục vụ khách hàng, thanh toán các khảon công nợ dứt điểm. Mặt khác,
nhìn vào 2 chỉ tiêu NPT/ Tổng nguồn vốn và NVCSH/ Tổng nguồn vốn tỷ trọng
NPT trong tổng nguồn vốn đã giảm xuống 51%. Như vậy, Công ty quản lý tốt
nguồn tài chính của mình.