Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG HÀ NỘI 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.48 KB, 5 trang )

Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg, ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050:
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội với mục tiêu và tầm nhìn là:
Đô thị xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại; một mô hình đô thị đa cực, kết nối bằng hệ
thống giao thông vành đai với hướng tâm, các không gian xanh, vành đai xanh…
Quy hoạch phát triển giao thông Thủ đô trong thời gian tới sẽ tập trung vào 3 vấn đề lớn.
Một là hoàn thiện lại kết cấu hạ tầng giao thông, các hệ thống cầu, tuyến đường vành đai,
tuyến đường xuyên tâm.
Hà Nội với đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt, 7 tuyến quốc lộ hướng tâm
vào Thủ đô. Sân bay Quốc tế Nội bài, từ thành phố Hà Nội có các tuyến bay tới
hơn 40 điểm đến quốc tế. Hà Nội cũng đã được xây dựng các tuyến đường lớn nối
liền với 2 cảng biển quốc tế Hải Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh)…
• Đầu tư tăng cường tuyến đường giao thông vận tải hành khách công cộng cho Thủ
đô; vừa phục vụ hành khách công cộng nội tỉnh, vừa phục vụ hành khách của Hà
Nội đến với các tỉnh bạn để đảm bảo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa để
phát triển kinh tế Thủ đô và cả nước. Theo kế hoạch, vận tải hành khách công
cộng sẽ bố trí khoảng 26% năm 2020 và 43% đến năm 2030.
• Tổ chức giao thông, xây dựng văn hóa giao thông để đảm bảo trật tự an toàn giao
thông tốt nhất, hạn chế các số vụ tai nạn giao thông…


Chiến lược phát triển xuyên suốt của Thủ đô trong những năm tới là phát triển giao thông
tạo sự liên kết giữa Hà Nội với các vùng lân cận, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các
trung tâm thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế, đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh.
Giải quyết ách tắc giao thông, gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đầu tư
xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm (khoảng
5 tuyến đường sắt vào nội đô), các công trình ngầm… Dành quỹ đất cho giao thông đô thị
khoảng 18 -20% diện tích đất đô thị (trong đó giao thông tĩnh 4-6%), riêng các quận nội
thành cũ đạt khoảng 10-12%. Hà Nội sẽ liên kết đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh bằng
đường sắt ngoại ô và xe buýt.


Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, giao thông Hà Nội đến năm 2030 tầm
nhìn năm 2050:
1. Định hướng phát triển giao thông với khu vực và cả nước:


Đường bộ: Cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu gồm các
tuyến quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm về đô thị lõi lịch sử và đường vành đai. Xây
dựng mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng; xây dựng hệ thống các nút giao cắt
khác mức; cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.
• Đường sắt: cải tạo xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song
theo hành lang vành đai IV; xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Xây mới 5 tuyến đường sắt đô thị kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt
phục vụ ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và quốc gia thông qua
các ga đầu mối.
• Đường hàng không: nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn
nhất phía Bắc, đạt 50 triệu hành khách/năm sau năm 2030; sân bay Gia Lâm
phục vụ nội địa tầm ngắn.
• Đường thuỷ: khơi thông luồng lạch, khai thác tối đa tuyến sông Hồng và các
tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng,
Quảng Ninh. Nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vục Hà Nội, Sơn
Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải
Dương, Hà Nam.
Định hướng phát triển giao thông đô thị:
Đô thị hạt nhân: chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp thành phố: 3 - 5
km/km2; tỷ lệ đất giao thông 20% - 26%; vận tải hành khách công cộng đáp ứng
45% - 55%; mạng lưới GTCC: 2,0-3,0 km/km2. Đối với trung tâm hiện hữu: hoàn
thiện tuyến vành đai II, vành đai III.
Xây dựng các tuyến đường 2 tầng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các
khu vực khó có điều kiện mở rộng hoặc nâng cấp đường. Xây dựng các nút giao
cắt khác mức trên các đường trục chính do thị. Phát triển hệ thống đường sắt vận

tải hành khách khối lượng lớn (UMRT) kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh sẽ
tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả.
Các đô thị vệ tinh: xây dựng mới hoàn toàn hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại,
phù hợp tính chất chức năng, điều kiện đặc thù của các đô thị, đảm bảo liên hệ
nhanh với đô thị trung tâm và các đô thị khác.
Tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng. Xây dựng hệ
thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai III trở vào để kết nối với
hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô để giảm tải giao thông cá nhân…
Định hướng phát triển giao thông ngoại ô:
Mạng lưới đường bộ: sử dụng các tuyến quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm hiện
hữu kết nối đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm như: QL 32, đường cao tốc Láng
Hoà Lạc, QL6, QL lA và đường cao tốc Bắc Nam, QL3 và đường cao tốc Hà NộiThái Nguyên.


2.








3.



Xây dựng mới các tuyến Tây Thăng Long, Trục Thăng Long nối tiếp từ đường
Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc, tuyến Hà Đông-Xuân Mai, tuyến Ngọc HồiPhú Xuyên,...; tuyến Đỗ Xá-Quan Sơn và các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết
hợp du lịch và vận tải thuỷ,…

• Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, kết nối các đô thị vệ tinh: trước
mắt kết nối với đô thị hạt nhân chủ yếu bằng các tuyến xe buýt nhanh (BRT).
Trong tương lai, tùy theo lưu lượng vận tải mỗi tuyến để nâng cấp lên đường sắt
hoặc loại hình vận tải khối lượng lớn hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, Thành phố
sẽ triển khai các dự án nhằm tổ chức các tuyến đường sắt ngoại ô kết nối trực tiếp
các khu đô thị mới.


Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
Theo Chiến lược được phê duyệt, mục tiêu phát triển đến năm 2020, hệ thống giao thông
vận tải nước ta cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vận tải của xã hội, bảo đảm chất lượng
ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần TNGT và hạn chế
ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý
giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại
nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020.
Về vận tải


Đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách,
trong đó đường bộ đảm nhận 86,0÷90,0%; đường sắt 1,0÷2,0%; đường thủy nội
địa 4,5÷7,5% và hàng không 1,0÷1,7%.
• Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm
nhận 65,0÷70,0%; đường sắt 1,0÷3,0%; đường thủy nội địa 17,0÷20,0%; đường
biển 9,0÷14,0% và hàng không 0,1÷0,2%.
• Phát triển phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với
chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật về an

toàn và môi trường.


Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trục dọc Bắc – Nam
Ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe.
Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến BắcNam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn
tuyến quốc lộ 1 song hành.
• Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên.
Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê
biển.
• Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp
tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp
đường sắt tốc độ cao.
• Phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình trục nan với tần suất khai thác
cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh.



Bên cạnh đó, chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cho từng
khu vực: Phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, khu vực phía Nam. Chiến lược cũng đặt
mục tiêu phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công
cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16-26%.
Đối với các thành phố lớn
Phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải
công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm để đạt tỷ lệ
đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25-30%.
• Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức quản lý giao thông đô thị một cách khoa học, sử
dụng công nghệ hiện đại như: đài điều khiển, hệ thống camera, hệ thống giao

thông thông minh (ITS)…



Về phát triển giao thông nông thôn
Đến 2020, duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
- hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê
tông xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối
với đường thôn, xóm.
• Hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các
nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui,
cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm
bảo an toàn giao thông.


Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long
Coi trọng phát triển giao thông đường thủy, đồng thời, nghiên cứu sử dụng vật liệu
tại chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng
vùng, chú trọng sử dụng ximăng trong xây dựng nâng cấp đường nông thôn.
• Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới
nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với
mức sống của đa số người dân...




×